Vào thế kỷ thứ 18, ở Anh quốc có một bác sĩ nổi tiếng về khoa phẫu thuật, tên là John Hunter. Bác sĩ Hunter được Hoàng đế Anh George Đệ III chọn làm bác sĩ của hoàng gia, nhưng ông thường bị đau nhói trong ngực.
Sau khi khám phá ra mình bị chứng đau thắt ngực (angina pectoris), và nhận thấy mỗi khi nổi giận thì tim đau nhói, bác sĩ Hunter đã than rằng: “Mạng sống của tôi nằm trong tay người nào cố tình chọc cho tôi tức “.
Lời than nầy đã trở thành sự thật, vì trong một cuộc họp của ban quản trị bệnh viện St. George ở Luân Đôn, bác sĩ Hunter nổi nóng, lớn tiếng cãi cọ với một thành viên ban quản trị, rồi tức giận bỏ phòng họp đứng dậy đi ra. Nhưng chỉ vừa qua đến phòng bên cạnh, bác sĩ Hunter đã ngã ra chết.
Thế giới y học đã có rất nhiều công bố về tương quan giữa những cảm xúc giận dữ và sức khỏe. Trong lãnh vực thuộc linh, bản thân sự phẫn nộ không phải là tội lỗi, vì chính Đức Chúa Trời cũng có sự phẫn nộ. Nhưng phẫn nộ vì điều gì, và hành động thế nào trong cơn phẫn nộ, đó mới là vấn đề. Chúa có giận, nhưng là Đấng chậm giận. Khi Ca-in ganh tức với A-bên vì của lễ của người không được chấp nhận, Đức Chúa Trời hỏi người rằng: “Cớ sao ngươi giận?” (Sáng 4:6)
Phần lớn những gì làm chúng ta giận, thường là không chính đáng. Vì ta không thể nhìn thấy được tất cả mọi động lực của hành động, mọi nguyên nhân của sự việc, chúng ta nhận định vấn đề chỉ theo một chiều hướng của riêng mình. Mỗi lúc như thế, hãy nhớ lời Chúa đã nói với Ca-in, để xem lại nguyên do của cơn giận. “Ngươi giận có nên chăng?” – Có một cơn giận mà không phạm tội, đó là cơn giận với tội lỗi. Song, hãy hành động thế nào để bày tỏ được cơn giận bởi tình yêu, cơn giận của lòng thương xót.
“Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận; Vì cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Đức Chúa Trời.” Gia-cơ 1:19, 20
Đức Tin
“Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài …” (Hê-bơ-rơ 11:6)
Đức tin đối lập với lương tri (*) một cách hăng say thì đó chính là một sự nhiệt tâm sai lầm và ích kỷ, và lương tri đối lập với đức tin chứng tỏ đó là một sự tin cậy sai lầm dùng lý luận làm căn bản cho lẽ thật. Đời sống đức tin phải đưa cả hai sự kiện nầy vào cùng một mối tương quan đứng đắn. Lương tri và đức tin hoàn toàn khác nhau cũng như sự khác nhau giữa đời sống thiên nhiên và đời sống thuộc linh, và cũng như giữa sự ngẫu hứng và nguồn cảm hứng. Không có một điều nào mà Chúa Jêsus Chirst đã phán thuộc về lương tri, nhưng tất cả đều có ý nghĩa của sự khải thị, và được trọn vẹn, trong khi đó lương tri luôn luôn có sự thiếu sót. Tuy nhiên đức tin phải được thử nghiệm và thực hành trước khi nó trở nên một sự thật trong đời sống bạn. “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời …” (Rô-ma 8:28) như vậy mặc cho bất cứ điều gì xảy ra, quyền năng biến cải của Đức Chúa Trời trong sự dự phòng thuộc linh sẽ biến đổi một đức tin trọn vẹn trở nên một sự thật trong thực tế. Đức tin phải luôn luôn được thực hiện qua đường lối cá nhân, bởi vì mục đích của Đức Chúa Trời là thấy được chính đức tin trọn vẹn đó trở nên có thật trong con cái Ngài.
Trong đời sống, mỗi chi tiết của sự hiểu biết tự nhiên đều có một lẽ thật Đức Chúa Trời đã tiết lộ mà nhờ đó chúng ta có thể chứng minh qua kinh nghiệm thực tế cá nhân về thể nào mà chúng ta tin Đức Chúa Trời. Đức tin là một nguyên tắc sống động phi thường đến đỗi luôn luôn đặt Chúa Jêsus Christ ở hàng đầu. Một đời sống đức tin sẽ nói lên, “Lạy Chúa, Chúa đã nói điều đó, và nghe dường như rất vô lý, nhưng tôi sẽ bước ra cách can đảm, tin cậy nơi Lời của Ngài” (ví dụ, xem Ma-thi-ơ 6:33). Biến một niềm tin của lý trí trở thành thuộc sở hưũ của cá nhân chúng ta luôn luôn là một cuộc tranh đấu, chứ không phải chỉ thỉnh thoảng thôi. Đức Chúa Trời đưa chúng ta vào một hoàn cảnh đặc biệt để dạy dỗ chúng ta về đức tin, bởi vì bản chất của đức tin là làm cho mục tiêu của đức tin trở nên có thật trong chúng ta. Cho đến khi chúng ta biết rõ Chúa Jêsus, Đức Chúa Trời hầu như chỉ là một khái niệm đối với chúng ta, và chúng ta không thể nào có đức tin trong Ngài. Nhưng một khi chúng ta nghe Chúa Jêsus phán, “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” (Giăng 14:9) lập tức chúng ta nhận được một điều gì có thật, và đức tin chúng ta trở nên không giới hạn. Đức tin có nghĩa là trọn vẹn con người đó có một tình tương giao tốt đẹp với Đức Chúa Trời xuyên qua quyền năng của Thánh Linh của Cưú Chúa Jêsus Christ.
Thanks, God!
Read: Psalm 105:1-5
Oh, give thanks to the Lord! – Psalm 105:1
At RBC Ministries, our human resources team has developed an effective and encouraging program that centers around gratefulness. When an employee notices something good another employee does here at the office, he or she can take a special “Thank You” card provided by human resources and write a note of appreciation. It’s a good feeling to walk into your office and find one of those cards on your desk. Isn’t it great to be thanked for a job well done? Doesn’t a good, hearty “thank you” brighten your day? And doesn’t it make your relationships a little more specialjust to know that your work is not being taken for granted? Everybody loves to be thanked. Even God. Our heavenly Father finds pleasure in our expression of thanks to Him. It’s His will that we tell Him “Thank You.” “Give thanks in all circumstances,” Paul said, “for this is God’s will for you in Christ Jesus” (1 Thess. 5:18 niv). The writer of Hebrews took it a step further by saying, “Let us be thankful, and so worship God” (12:28 niv). Keep looking for ways to improve your relationship with God. Don’t forget what may be the most basic way to worship and honor Him: Tell Him “Thanks.” – Dave Branon
Then let us adore and give Him His right, All glory and power, all wisdom and might, All honor and blessing, with angels above, And thanks never ceasing for infinite love. – Wesley
Cảm Tạ Đức Chúa Trời!
Đọc: Thi Thiên 105:1-5
Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va! – Thi Thiên 105:1
Đội ngũ nhân lực của RBC chúng tôi đã triển khai được một chương trình hiệu quả rất khích lệ xoay quanh lòng biết ơn. Khi nhìn thấy có nhân viên nào làm điều gì tốt trong văn phòng ở đây, thì một nhân viên có thể dùng tấm thiệp “Cám ơn” đặc biệt do phòng nhân sự cung cấp, rồi ghi vào đó lời cám ơn. Khi bước vào phòng làm việc mà nhìn thấy tấm thiệp như vậy nằm trên bàn, hẳn bạn cảm thấy khoan khoái. Được cám ơn về việc tốt mình đã làm, há chẳng tuyệt sao? Lời “cám ơn” chân thành, lịch sự, chẳng làm cho ngày của bạn tươi sáng lên sao? Và chẳng làm cho các mối liên hệ của bạn trở thành đặc biệt hơn saonhờ biết rằng công việc làm của mình không bị cho là đương nhiên phải làm? Ai cũng thích được nghe lời cám ơn. Kể cả Đức Chúa Trời. Cha trên trời của chúng ta vui mừng khi chúng ta dâng lời cảm tạ Ngài. Ngài muốn chúng ta thưa “Con cám ơn Ngài.” Phao-lô nói, “Hãy cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời đối với anh em trong Chúa Giê-xu Cơ Đốc” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:18, NIV). Tác giả thư Hê-bơ-rơ còn tiến xa hơn một bước, khi nói rằng “Chúng ta hãy biết ơn, và vì vậy mà thờ phượng Đức Chúa Trời” (12:28, NIV).
Hãy tiếp tục tìm cách cải thiện mối liên hệ giữa bạn với Đức Chúa Trời. Đừng quên điều căn bản nhất để thờ phượng và tôn cao Ngài: Dâng lên Ngài “Lời Cảm Tạ.” – Dave Branon
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com