PHẦN 32
TÌNH HÌNH SAU CUỘC CẢI CHÁNH
Sau cuộc cải chánh, bản đồ Cơ-Đốc Giáo thay đổi tòan diện. Mặc dầu vẫn còn sự phân cách giữa các Hội Thánh chính thống miền Đông và Hội Thánh Công Giáo miền Tây, nhưng tại phương Tây còn có những chia rẽ mới. Như chúng ta đã thấy, sự hiệp một của Hội Thánh Công Giáo thời Trung Cổ không còn nữa khi Au Châu theo Tin Lành và Anh quốc theo Anh giáo. Tô Cách Lan, các nước Bắc Au, Phần Lan, Estomia, Latvia, những xứ thuộc miền Bắc nước Đức, những quận thuộc miền Tây Thụy Sĩ, Cộng Hòa Hòa Lan đều rút khỏi thế lực của Giáo Hội Công Giáo La Mã để thành lập các Giáo Hội Tin Lành quốc gia. Giáo Hội La Mã còn tồn tại ở Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bohemia, Hung, Bồ Đào Nha, Pháp, Nam Hòa Lan, Nam Đức, tại Pháp và Ai Nhĩ Lan, nhưng ảnh hưởng Giáo Hội Công Giáo ở những nơi khác đã sụt đến tối thiểu. Tuy nhiên, nói chung tình hình tại Tây Au như đã mô tả trên đây tương đối được vững an từ 1600 đến nay. Ta cũng đã thấy, nhờ có phong trào cải cách mà Hội Thánh Công Giáo La Mã đã trổi dậy mạnh mẽ hơn và sốt sắng hơn để hồi sinh Cơ-Đốc Giáo. Các tệ đoan phổ thông nhất đã được bài trừ, cương vị thần học được Giáo hội ấn định rõ ràng, những dòng tu mới phục vụ dân chúng một cách thiết thực hơn nhờ đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ, vì vậy Hội Thánh Công Giáo La Mã bước vào thời đại mới một cách vững chắc. Tại những nước chịu ảnh hưởng Tin Lành, đời sống thuộc linh của nhiều người được thức tỉnh. Nhiều người đọc Kinh Thánh, lòng tin kính nẩy nở, người ta biết quan tâm đến đồng loại và lo về sự cứu rỗi của linh hồn họ. Nhưng Tin lành cũng bị yếu vì chia rẽ. Ngoài những hệ thống Lutheran, Cải Cách (Calvinitic) và Hội thánh Anh (Anglican), lại còn có những phong trào độc lập khác, nhỏ hơn khiến cho các cơ cấu Tin Lành lớn cũng gặp khó khăn t rong lý thuyết và thực hành.
Tại Anh, có nhóm Thanh Giáo (puritan) chống lại một số hình thức trong Hội Thánh Anh, mà họ coi là mê tín Công Giáo còn sót lại, nên họ muốn thanh tẩy những nghi lễ và giáo thuyết cho hoàn hảo. Họ tin rằng Kinh Thánh phải là uy quyền căn bản của Cơ-Đốc Giáo, chứ không phải Họi Thánh. Vì họ cổ võ quan niệm mọi tín đồ đều là thầy tế lễ, nên họ đồng ý việc các Mục Sư mặc áo lễ, dường như đặt mình ra một lọai người riêng biệt. Họ đề cao một đức tin sốt sắng nhưng đơn giản, không có những nhà thờ hào nhoáng, nhưng có một nếp sống đạo đức cao, một xã hội cải cách. Đời sống của người Puritan được mô tả đầy đủ trong sách ‘Thiên Lộ Lịch Trình’ (the Pilgrim’s Progress) của John Buyan; ở thế kỷ thứ 17 những người chống lại Hội Thánh được nhiều người theo, trong nước họ thường bị bác bỏ vì không có tự do tín ngưỡng và sự nhường nhịn nhau cũng hiếm. Tại Au Châu, duy có Hòa Lan có một trình độ tự do và nhân nhượng về tôn giáo khá rộng rãi, do đó nhiều người bị bắt bớ chỗ khác chạy đến Hòa Lan ẩn náu, trong số này có nhóm Separatist Puritan, nhóm Hội Chúng (Congregationalist) Anh, sau này cũng theo chân nhóm những người hành hương tự do (pilgrim Fathers) đến định cư tại Tân Thế giới vào năm 1620.