PHẦN 20

HỌC THUẬT VÀ TRIẾT LÝ CƠ-ĐỐC THỜI TRUNG CỔ

Hệ thống tư tưởng phát sinh từ các trường học đầu tiên tổ chức trong các tu viện và nhà thờ, hoạt động trí thức đưọc thức tỉnh sau nhiều thế kỷ mê man, thụ động. Đó là hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc trong thời Trung Cổ. Hệ thống này căn cứ trên uy quyền Kinh Thánh, các Giáo phụ và cả Aristotle nữa. Hệ thống này khởi thủy từ Anselm, Viện trưởng tu viện ở Bec, sau làm Tổng Giám mục tại Canterbury vào năm 1093. Ông đưa ra ý kiến nói rằng vì trí óc con người có thể quan niệm về một Thượng Đế hoàn hảo, chẳng có ai hơn, vậy thì chính đó là bằng chứng thật có một Đức Chúa Trời. Khẩu hiệu của Anselm là Fides Quaerens Intelligentiam’ nghĩa là ‘Niềm tin tìm thông hiểu’ nói lên điều mà các học giả tin quyết, ấy là lẽ phải và luân lý có thể giúp hiểu sâu hơn và làm sáng tỏ niềm tin và các giáo thuyết của Hội Thánh.
Nhiều triết gia thời Trung Cổ cho rằng đức tin và lý trí là hai phần của một toàn bộ, và họ tin rằng trí óc con người có thể dung hòa hai phần ấy. Trong thời con người còn mê tín dị đoan và sự tin kính thường khi vô lý, những người theo hệ thống tư tưởng mới tìm cách đạt một nền móng hợp lý cho Cơ-Đốc Giáo. Những cuộc tranh luận của họ có khi đi vào chi tiết đến độ như ‘chẻ sợi tóc làm đôi’. Họ đặt những câu hỏi như là : Có bao nhiêu thiên sứ có t hể đứng trên đầu một mũi kim? Tuy nhiên vì họ muốn tìm ra một niềm tin hợp lý nên lòng ham học càng trở nên sốt sắng, lời nói cần được minh bạch hơn và tư tưởng cần chính xác hơn. Kết quả là vô số sinh viên kéo nhau đến các đại học mới, đặc biệt là tại Paris và Oxford, cả hai buổi đầu đều nổi danh vì có nhiều thầy giỏi về triết học và thần học. Thời đó, Kinh Thánh là một trong những đề tài chính trong chương trình học. Trường Đại học Paris, thành lập thế kỷ thứ 12, là một trung tâm dẫn đầu việc nghiên cứu tư tưởng Aristotle, triết lý của ông đã gia nhập Tây Phương giữa các năm 1120 – 1220 nhờ sách của 2 tác giả: Triết giaAvarres gốc Tây Ban Nha Ả Rập,và học giả Maimonides gốc Do Thái. Các giáo sư đã thu hút nhiều sinh viên từ khắp Au Châu đến các trung tâm học vấn lớn nhất trên, trong thế kỷ 12 là các ông Peter Abelard, William of Champeaux, Hugh of St. Victor, và Peter Lombard.
Đến thế kỷ 13, hệ thống tư tưởng này đạt đến độ phát triển cao nhất nhờ học giả Dominican và Franciscan dạy ở Paris và Oxford. Hai vị thầy Dominican xuất sắc là Albertus Magnus (c. 1280) một trong những học giả đầu tiên nghiên cứu tư tưởng Aristotle và học trò của ông là Thomas Aquinas (1274). Người ta nói ông này đã ‘Cơ-Đốc hóa Aristotle’. Ông ta là một bậc trí thức lớn rất lỗi lạc thời đó. Ông viết bộ Summa Theologiae vào năm 1265 để dung hòa lý trí với tôn giáo. Thi sĩ Dante xúc động sâu sắc vì quyển sách nổi tiếng trên nên viết vở kịch Divine Comedy, ông sáng tác ra một lối trình bày độc đáo về ý niệm triết học và thần học của Aquinas.
Ngày nay, quyển Summa của Thomas Aquinas là căn bản thần học của Giáo hội Công giáo La Mã. Người ta gọi hệ thống thần học của ông là Thomism.
Dòng Franciscan có khuynh hướng chống đối thuyết Thomism. Ông Bonaventura (1274) người viết tiểu sử St. Francis và quản lý dòng Franciscan, không đồng ý với Thomas Aquinas, người bạn và đồng sự của mình tại đại học Paris. Ông tranh cãi là vì ông sợ rằng lý luận nhiều quá sẽ làm mất niềm tin. Ông chỉ chấp nhận sự dạy dỗ của Aristotle đến độ những lời dạy dỗ này phù hợp với sự khải thị và truyền thống Cơ-Đốc mà thôi.
Nhưng người Franciscan ở Oxford lại chống ông Aquinas xa hơn nữa. Một trong những người này, Roger Bacon (1294) một học giả rất giỏi, đi trước thời đại của mình về khoa học thiên nhiên, chỉ trích những học giả chỉ tin tưởng vào Aristotle để mở rộng kiến thức. Ông không muốn đọc những bản dịch La Tinh vụng về nói về Aristotle, (Chính ông biết tiếng Do Thái và Hy Lạp), ông khuyên các học giả nên thí nghiệm với những vật có thật vì ông tin rằng, nếu nghiên cứu ra những nguyên tắc chỉ huy những vật đó, thì sẽ có ngày con người bay được, đi xe không cần ngựa kéo, đi t ầu biển không cần buồm hay chèo!
Duns Scotus (1308) thuộc về nhóm Franciscan ở Oxford là một nhà tư tưởng, luân lý xuất sắc, ông đề ra một hệ thống tư tưởng thần học mới cho rằng mặc dầu thần học dành nhiều chỗ cho sự hoài nghi triết học nhưng triết gia phải chấp nhận uy quyền của Hội Thánh. Đến đây thì kiến thức của hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc có cầu kỳ hồi đó bắt đầu nứt rạn.
Sau rốt, William of Ockham (1349) học trò của Duns Scotus, cũng như thầy dạy học tại Oxford, thuộc phái Franciscan, nói rằng đức tin khải thị ra những chân lý vượt quá tầm lý trí và thần học Cơ-Đốc không thể kết hợp được với hình thức ngoại đạo của triết học Aristotle được. Thế là hệ thống tư tưởng Scholasticism bị hoàn toàn suy sụp. Ockham dạy rằng người tín đồ dựa vào uy quyền Kinh thánh mà thôi, không dựa vào quyết định của Giáo Hoàng hay giáo hội nghị, đó là một sự dạy dỗ mà sau này ông Martin Luther ca ngợi, tôn ông Ockham là’ thấy yêu quý’
Dù hệ thống tư tưởng Cơ-Đốc thời trung cổ (Scholasticism) không giải thích được một cách hữu lý tất cả các giáo thuyết của Hội Thánh, nhưng hệ thống ấy cũng đã tạo nên một khuôn mẫu tư tưởng thời trung cổ, cũng hùng hồn, phong phú, tỉ mỉ, tế nhị như kiến trúc Gothic phát hiện thời ấy, hơn nữa, tuy không đạt được mục tiêu, hệ thống này cũng thành công ở chỗ dạy con người biết suy tư và giải thoát Au Châu khỏi đêm dài tối tăm.