PHẦN 19
CHẾ ĐỘ TU VIỆN
Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ thì lối sống tu viện xuất hiện từ thế kỷ thứ ba và thứ tư đã ăn sâu vào đức tin cá nhân và sự hết lòng hết ý hầu việc Chúa Christ này trở thành sức mạnh của Hội thánh. Thoạt đầu, nếp sống lý tưởng trong tu viện cốt dành cho những người đơn độc, nhưng về sau nó cũng ảnh hưởng đến lối sống của các người ngoại. Tu viện có thể là nơi ẩn náu cho những ai muốn lánh khỏi những cơn rối loạn chính trị và xã hôi thời trung cổ. Không những thế, tu viện còn là nơi học hỏi, huấn luyện những thầy tu đi rao truyền Phúc Âm cho các dân man rợ. Có nhiều dòng tu cổ võ việc lao động tay chân, vả lại phần lớn các dòng tu phải tự túc nên họ huấn luyện cả nghề trồng trọt cày cấy để sinh hoa lợi mà sống. Các thầy tu dọn cỏ, dẫn nước vào những mảnh đất của họ, trồng hoa màu, chia khu trồng cây ăn trái vườn nho, nuôi bò, cừu, gà và lập những trang tại kiểu mẫu, và do đó lao động được đề cao. Họ cũng tiếp tục làm tròn trách nhiệm quản trị thiên n hiên theo lối dạy trong đoạn một sách Sáng Thế Ký.
Chính các tu viện đã có công lớn bảo vệ được kho tàng kiến thức thời xưa. Cassiodorus (480 – 575) là một nhà văn, một thầy tu và một nhà chính trị giỏi, đã lập 2 tu viện tại đất của nhà ở miền Nam nưóc Ý. Khi xong nghiệp chính trị, làm thư ký cho đại đế Theodoric, ông rút về tu viện ở Vivarjim, tại đây ông thu góp sách, lập nên một thư viện dạy các tu sĩ học và chép lại kinh điển xưa, dịch sách Hy Lạp ra tiếng La Tinh. Ông cũng nhuận chánh bản Vulgate La Tinh của Jerome căn cứ vào những bản văn chép tay khả tin nhất, là vì trong khoảng 150 năm sau khi sách này được dịch ra những người chép lại đã chép sai nhiều chỗ. Như vậy khắp nơi các tu viện vẫn làm các công việc hàn gắn xây dựng nói trên ngay đang thời các thế kỷ tối tăm hắc ám bao trùm cả Tây Au.
Ông Benedict ở Nursia (480 – 547) là nhà cải cách nổi danh, tác giả quyển luật dòng Benedictine đã ngăn ngừa phong trào tu viện Tây Au khỏi sự khổ hạnh quá độ cũng như những điều kiện thiếu sáng suốt khác. Năm 529 ông thành lập tu viện mẫu, dòng Benedictine trên đồi Monte Cassino, khoảng giữa La Mã và Naples. Ở đây, các học viên được thử sống một năm đời sống tu viện, sau đó mới tuyên thệ sống thanh bần chịu vâng phục và tiếp tục ở lại cộng đồng dưới sự hướng dẫn của một viện trưởng được bầu lên. Tuy ông Benedict tin rằng thờ phượng là nhiệm vụ đầu tiên của tu sĩ, ông cũng buộc học viên phải học và làm việc đồng áng cũng như tiểu công nghệ vì ông nói : ‘Nhàn hạ là kẻ thù của linh hồn’. Suốt dòng lịch sử, phái Benedictine đã cung cấp 24 giáo hoàng, 200 tổng giám mục và khoảng 15.000 văn sĩ và học giả cho Hội Thánh.
Chế độ tu viện Celtic (vùng Bắc Pháp) khác với chế độ Benedictine vì có tính cách huyền nhiệm hơn và cũng khắc khổ hơn. Tại những tu viện do Patrick sáng lập sau 432, những con trai và con gái các gia đình lớn ở Ai Nhĩ Lan thường ở trong những căn lều, vách làm bằng cành cây đan, xung quanh có tường đất. Ơ đó họ được yên ổn phần nào vì khắp nơi các bộ lạc nổi lên tranh hùng tranh bá.
Công việc truyền giáo cũng như lòng ham học là những đặc điểm của chế độ tu viện Ai Nhĩ Lan khởi đầu từ ông Finnian khi ông sáng lập một tu viện và trường học tại Clunard vào năm 520. Tu viện này trở thành mẫu mực cho các tu viện Clomacnois, Bangor, Derry, Durrow và Kells. Thế kỷ thứ 6 và thứ 7 là thời vàng son của nền học vấn tu viện Ai Nhĩ Lan, các trường học tại tu viện dạy đủ môn : La Tinh, Hy Lạp, toán số, hình học, thiên văn học, địa dư, âm nhạc, thu hút nhiều học giả các nơi từ Au Châu đến và ảnh hưởng vào sự phục hưng nền học vấn thời các vua Carolingian tại Pháp (từ 751 trở đi)
Năm 563, Columba là học trò của Finnian, cùng 12 đồng bạn dùng những thuyền nhỏ bọc da thú khởi hành từ Scotland đi truyền giáo hải ngoại. Họ cập bến bờ biển phía Tây Tô Cách Lan (đảo Iona, thuộc quần đảo Inner Hebrides). Tại đây họ thành lập một tu viện, sau này trở thành trung tâm Cơ-Đốc Giáo Celtic. Từ đó họ rao truyền danh Chúa khắp Tô Cách Lan đến tận vùng đông Bắc là Northumbria. Ông Adamnan sau này làm viện trưởng tu viện Iona có viết tiểu sử Columba, và trong tập này lần đầu tiên có nói đến con quái vật hồ Loch Ness. Sách chép rằng quái vật đã đe dọa một người bơi và nó lui đi khi ông Columba làm dấu thập tự.
Năm 634, Aidan, một thầy tu ở Iona lập một tu viện t rên đảo Lindisfarne ngoài bờ biển Đông Bắc nước Anh. Từ trung tâm này, Cơ-Đốc Giáo lan truyền khắp Northumbria, ở đây bao nhiêu dấu tích của Cơ-Đốc Giáo La Mã trước kia đều bị những người Anglo Saxon xâm lăng mới đến bôi xóa hết. Những thầy tu Ai Nhĩ Lan cũng sang Châu Au lập tu viện St. Gall ở Thụy Sĩ, tu viện Bobbio ở Bắc Ý. Thời Trung Cổ những nơi này nổi tiếng vì các thư viện và đời sống văn hóa tại đó.
Trong các tu viện Ai Nhĩ Lan, người ta luôn luôn chép lại các bản văn xưa và cách trang trí sách về chữ đầu trang trở nên một nghệ thuật có giá trị. Một trong những ví dụ đặc sắc của nghệ thuật Celtic (Tây Bắc Au) là quyển sách Tin Lành tiếng La Tinh chép tay, trang trí bằng những nét quăn cuốn với nhau và những hình người, hình thú rất đẹp, goi là sách của tu viện Kells. Sách có lẽ làm xong hồi thế kỷ thứ 8, thứ 9, nhưng được đem về Kells ở Ái Nhĩ Lan t rong thời gian quân Bắc Au cướp phá. Bây giờ sách nói trên được lưu giữ tại thư viện Đại Học Ba Ngôi (Trinity) tại Dublin. Những sách khác có dấu tích nghệ thuật Celtic là quyển sách của tu viện Dorron (thế kỷ thứ 7) cũng được lưu giữ ở thư viện nói trên ; và quyển Tin Lành Lindisfarne, sách này được để tại thư viện Anh ở London. Những trang trí trong quyển này đẹp và hoa mỹ đến độ người xem có thể ngờ là thiên sứ họa chứ không phải tay người họa được.
Trong n hững người Anh Quốc được huấn luyện tại tu viện rồi sang truyền giáo tại lục địa nổi tiếng có ông Infrid (Winfrith) là người gốc Anglo Saxon ở Devonshire, xuất thân từ tu viện Benedictine gần Winchester. Giáo hoàng Gregory III đặt tên ông là Boniface (680 – 754). Vị ‘Sứ Đồ Đức Quốc’ này (người đồng thời gọi ông như vậy) làm việc cho Charles Martel (ông của Charlemagne). Nhiều người tin Chúa tại các vùng Thuringia, Hesse, Franconia và Bavaria qua công cuộc truyền giáo của ông. Trong các tu viện ông lập nên để ủng hộ niềm tin mới, có trung tâm Benedictine lớn, dạy học và huấn luyện truyền giáo tại Mainz vào năm 746, ông Boniface, với tư cách là người có chức vụ hơn cả, tổ chức lại Hội thánh và duy trì kỷ luật giữa một thời kỳ rối loạn. Lúc về già ông trở lại Friesland (Hòa Lan) nơi ông khởi đầu sứ mạng. Tại đây sau này ông bị tử đạo dưới tay bọn ngoại đạo thờ thần Notan.
Một số người nam và nữ có trình độ khá nhất đã gia nhập các tu viện. Họ cầu nguyện, thờ phượng và giữ niềm tin sống động. Họ giúp đỡ người nghèo, người bệnh và người đói. Vì họ có tài nghiên cứu nên lo việc dạy học và giáo dục, và vì họ tin vào một thế giới trật tự do Đức Chúa Trời cai trị, Ngài là Đấng đáng tin cậy và không lầm lẫn nên họ đặt được nền móng cho khoa học hữu lý phát triển. Thế giới bấy giờ, chính trị rối ren ‘như tơ vò’, loạn lạc kh ông ngừng gây nhiều khốn khó, những học giả chỉ có cách ẩn vào tu viện mới được yên ổn và có thì giờ nghiên cứu viết lách. Ơ trong đó ít nhiều không bị xâm phạm quấy rối, người ta chép kinh điển và những sách t hánh khác, các nghệ sĩ sáng tạo những trang trí chữ, họa phẩm kiến trúc, điêu khắc phẩm, âm nhạc, thêu, làm đồ kim khí, thủy tinh, thảy đều phục vụ cho Cơ-Đốc Giáo và vinh quang Đức Chúa Trời.
Các tu viện càng ngày càng được ưu chuộng vì có hiệu quả tốt, nên càng trở nên giàu có và có uy quyền. Nay lại lôi cuốn những kẻ lười biếng là những ai chỉ muốn tránh những gian nan và lo lắng của đời sống. Và khi kỷ luật trong tu viện lỏng lẻo, lòng sốt sắng giảm sút, tất nhiên phải có những phong trào cải cách.
Năm 910, công tước xứ Aquitaine là William the Pious lập một tu viện tại Cluny, nơi này sau trở thành trung tâm tôn giáo và văn hóa quan trọng nhất ở Âu Châu hồi thế kỷ 10 và 11. Hai ông viên trưởng đầu tiên là Berno và Odo đã thiết lập những cải cách mà cả ngàn nhóm cộng đồng dưới quyền họ quản trị đều bắt chước rầm rập. Kết quả phong trào Cluny là có nhiều nhà thờ được xây cất, nghi lễ được tô bồi, nhiều trường được thành lập và các phòng học, phòng chép sách được mở rộng.
Dòng Cluny cũng hơi đi quá trớn trên phương tiện xa xỉ và kiến trúc quá cầu kỳ, nên lại có dòng Cistercian được thành lập năm 1098 trong rừng Citeaux gần Dijon. Đây là một dòng khác đã có nhiều ảnh hưởng trong thế kỷ 12. Vị viện trưởng thứ 3 gốc Anh Quốc, tên là Stephen Harding (1134), tổ chức nếp sống khổ hạnh trong cộng đồng. Những tu sĩ để ít thì giờ thờ phượng nhưng ra công phát cỏ, nhặt đá tháo nước vùng lầy mở mang được nhiều đất trồng trọt tốt. Chính là các tu sĩ dòng này đã nhập cảng nghề len vào Anh quốc và nhiều kỹ thuật nông trại vào Au Châu, cả hai điều này đã mang lại lợi lớn về kinh tế. Trong vòng 150 năm, có hơn 600 tu viện xin gia nhập vào hệ thống tu viện Citeaux, nhận sự lãnh đạo của viện trưởng. Một trong những tu viện trưởng là St. Bernard (1090 – 1153) nổi tiếng thời Trung Cổ, sáng lập tu viện Clairvaux và làm viện trưởng nhiều năm.
St. Bernard thích âm nhạc và trong một thư ông viết ông có nói : âm nhạc phải ‘chiếu ra’ chân lý Cơ-Đốc, và làm vui tai để cảm động lòng người. Âm nhạc nếu giữ được thế quân bình giữa sự bừa bãi và sự khắc khổ, tất nhiên sẽ ảnh hưởng vào bản chất con người. Những bản văn và những bài giảng ông viết ra, luôn luôn phản ảnh lời cũng như lối viết ra tư tưởng kinh điển nên ta thấy rõ ông rất tinh thông sách Thánh. Ông khuyên mọi người nên quay về nghiên cứu Kinh Thánh nhưng nói rằng đổi được lòng người quan trọng hơn là giảng Kinh Thánh. Nhiều người biết danh ông, như một giảng sư bậc nhất thời đó lại là người lãnh đạo tôn giáo có thế lực nhất ở Tây Au, ông kêu gọi cuộc Thánh chiến thứ hai, chẳng may thất bại.
Sự sinh hoạt thành thị đến thế kỷ thứ 13 đưọc hồi phục lại, nay cần một lối sinh hoạt mới. Cho đến bây giờ Hội Thánh chỉ chăm sóc cho dân chúng các làng mạc thôn quê, nay xuất hiện những dòng khất sĩ, mục đích của họ là đáp ứng nhu cầu cho dân chúng thành thị. Tu sĩ (Tiếng Hy Lạp là Monachs đơn độc) là người ở riêng biệt, những khất sĩ (tiếng La Tinh Franter, tiếng Anh xưa : Frere : anh em) không ở trong tu viện kín mà đi ra giảng dạy nơi nào có dân ở.
Dòng black Friar cũng gọi là Dominican là do ông Dominic gốc (1170 – 1221) ở nhà thờ Castile (Tây Ban Nha) sáng lập. Ông cùng đồng bạn, đều sống thanh bần truyền giáo tại vùng Languedoc (Pháp) vừa giảng vừa học, những tu sĩ Dominican đến dạy học tại những trường đại học mới mở. Những ngày đi hành khất họ mang theo một cái túi, nay đã đổi thành ‘giải áo’ của những người tốt nghiệp đại học.
Một người khác, sáng lập dòng Grey Friar thường gọi là dòng Franciscan, ai cũng yêu mến và biết đến, đó là Francis of Assisi (1182 – 1126) ông vui tính, giản dị, chỉ biết hầu việc Chúa, tôn trọng mọi vật sống như anh chị em, ông biểu hiện cho những lý tưởng thuộc linh cao nhất thời trung cổ. Ông được cảm hứng sáng lập dòng Friars đi chân không, khi một sáng kia vào giờ lễ, một Linh Mục đọc đoạn Kinh Thánh Mat Mt 10:5-14 Chúa sai 12 môn đồ đi rao giảng Tin Lành. Dòng Franciscan thu hút đưọc những bộ óc thông minh và tâm thầ cao quý nhất thời đó và đóng góp được 4 giáo hoàng và nhiều học giả.
Sau đây chúng ta sẽ thấy phần lớn hai dòng khất sĩ Dominican và Franciscan, nhờ có nhiều học giả thông thái, đã đóng góp nhiều hệ thống luân lý học, triết học và thần học thời Trung Cổ và nhờ đó các trường đại học được mở mang.