PHẦN 21
CHẾ ĐỘ GIÁO HOÀNG
Chế độ Giáo Hoàng từ thời Trung Cổ đã phát triển thành một trong những cơ cấu đặc sắc nhất. Lúc ban đầu, các Giám Mục và Linh Mục đều được gọi là ‘pope’ từ từ ngữ La Tinh ‘Papa’ (cha). Nhưng từ thế kỷ thứ 6 danh hiệu ‘Pope’ đã chỉ dành cho Giám Mục La Mã. Phải đến thế kỷ thứ 9, Gregory VII mới ra lệnh rõ ràng là từ đây chỉ Giám Mục đương nhiệm tại La Mã mới được gọi là Giáo Hoàng thôi.
Sự ưu việc của Hội Thánh La Mã được căn cứ trên tục truyền rằng Sứ Đồ Phi-e-rơ đã sáng lập Hội Thánh này, chính Phi-e-rơ cũng làm Giám Mục đầu tiên, sau nữa là theo 3 đoạn sách Tin Lành Mat Mt 16:18-19; LuLc 22:32; GiGa 21:15-17 người ta có thể cho rằng những đoạn này như có hàm ý là ông Phi-e-rơ đưọc Chúa giao cho chức vụ lãnh đạo toàn thể Hội Thánh.
Thế kỷ thứ 5, Giám Mục Leo the Great (400 – 461) người đã giải cứu La Mã khỏi Attila cầm đầu rợ Hung (Hun) nói rằng địa vị cao hơn hết của Phi-e-rơ đối với các Sứ Đồ về phương tiện đức tin cũng như quản trị, phải thuộc về những người nối tiếp Phi-e-rơ làm Giám Mục La Mã.
Năm 445, Leo yêu cầu được Hoàng Đế Valentinian III ban sắc lệnh truyền các Giám Mục và hàng giáo phẩm mới phải vâng lời Giám Mục tại La Mã, vì vị này có ‘uy quyền của Phi-e-rơ’
Địa vị của chế độ Giáo Hoàng được Gregory the Great (540 – 604) củng cố, ông này là người đầu trong số 16 người cùng mang tên Gregory. Ông có tài quản trị và có lòng xây dựng một xã hội La Mã trật tự tôn trọng luật pháp nên đã thành công trong sứ mạng lãnh đạo tinh thần của ông. Ông sinh trưởng trong một gia đình thượng thư giàu có; khi ông t rở thành thầy tu ông đã thành lập 7 tu viện Benedictine t rên đất của gia đình. Câu chuyện sau được nhiều người biết: Một ngày kia Gregory thấy có nhiều thiếu niên tóc hung bị rao bán làm nô lệ ở chợ La Mã. Ông hỏi: ‘Chúng là ai?’ người ta trả lời ông đó là dân Angle ở Anh đó, ông nói :’Sao lại bán người Angle, mặt họ như mặt thiên sứ, thì họ phải đồng kế tự với các thiên sứ trên trời mới đúng’. Ông nóng lòng muốn đem những người Angle trở lại cùng Chúa, ông định lên đường đến tận quê hương họ nhưng sau 3 ngày Giáo Hoàng kêu ông trở lại.
Năm 590 ông được bầu làm Giáo Hoàng. Ông nhận chức vụ tuy có bệnh lâu năm không khỏi. Ông là một thầy tu đầu tiên trở thành Giáo Hoàng. Ngồi chức vụ cao như vậy đang lúc quyền cai trị trong nước sút kém, ông mộ quân đánh người Lombard, ra lệnh cho các tướng tá, cắt đặt tỉnh trưởng, sửa lại các ống dẫn nước, nuôi kẻ nghèo khó bằng hoa lợi ruộng đất của Hội Thánh và bang giao với các vua ở Au Châu. Từ đó có những hoạt động thế gian của chức vụ Giáo Hoàng.
Giáo Hoàng có nhiệm vụ duy trì kỷ luật chặt chẽ trong hàng giáo phẩm. Ông cũng nhấn mạnh là uy quyền của Giáo Hoàng phải ở trên những quyết định của Giáo Trưởng tại Constantinople. Năm 596, vì còn muốn rao truyền Tin Lành cho Anh Quốc, ông Gregory sai bạn mình sau này mang tên là Augustine ở Canterbury cùng với 40 thầy tu xuất thân từ tu viện của chính ông thành lập tại La Mã, đi mang sứ điệp của Chúa cho người Anglo Saxon. Những người truyền giáo đầu tiên lên bờ ở Kent, đặt căn cứ ở Canterbury và bắt đầu công việc kêu gọi dân Anh trở lại cùng Chúa.
Trên nhiều phương diện, ông Gregory là vị Giáo Hoàng tài ba hơn hết trong các vị Giáo Hoàng thời trung cổ. Tác giả Williston Walket viết như sau trong quyển ‘lịch sử Hội Thánh Cơ-Đốc’. Hội Thánh đã phát triển theo những đường hướng mà chính ông Gregory đă nhằm. Ông tự lấy tên là Servus Servorum Dei,’ người hầu việc các tôi tớ của Đức Chúa Trời’. Ông còn là một nhà lãnh đạo xuất sắc nhờ tài nghiên cứu và giảng dạy nữa. Ông viết sách phổ biến những chủ thuyết của Augustine, vị Giám Mục nổi danh ở Hippo. Thời đó ca nhạc thờ phượng rất khác nhau ở nhiều Hội Thánh rải rác khắp đó đây, đe dọa tính chất thống nhất của sự thờ phượng và cả đến niềm tin nữa. Ông Gregory bèn lập ra một loại nhạc Cơ-Đốc duy nhất cho Lễ Mi Sa. Loại nhạc này gọi là điệu ca Gregory hay là Plain Song, tức là một kiểu như vừa hát vừa nói.
Thời Trung Cổ cũng là thời hay xảy ra những vụ tranh chấp bất đồng trong những mối liên hệ giữa Giáo Hoàng và chính quyền trong nước. Pepin the Short con của Charles Martel và bố của Charlemagne, muốn được Giáo Hội cho phép trước khi ông truất phế vị vua vô quyền cuối cùng của triều đại Merovingian và tự mình nhận chức vua của dân Frank. Do đó, ông nhờ Giáo hoàng Zacharias giúp. Zacharias vội vàng chuẩn y ngay, nói rằng :’Thà để người có quyền cai trị được làm vua, hơn là giữ kẻ chỉ xưng vua mà không có khả năng’. Trong lễ phong vương cho vua Đức, những nhà quý tốc Frank nâng cao cái khiên mà Pepin đứng trên đo, nhưng đến năm 751 mới được xức dầu và đội vương miện, vua tự do lấy tên là Gratyia Dei Rex Francorum, ‘Vua dân Frank bởi ân điển Đức Chúa Trời’. Một ý niệm mới về tước vua nảy sinh ra từ đó, theo lời sứ giả người Anh Edward Gibbon ‘Một trưởng bộ lạc Đức nay hóa thành một người được xức dầu của Chúa’. Một vua, ‘bởi ơn của Đức Chúa trời từ nay sẽ được coi như đại diện của Đức Chúa Trời trên đất, và việc thần dân tuân lệnh vua trở thành như một nhiệm vụ tôn giáo.
Mặt khác, Pepin nhẫn ức dầu và đội vương niệm với sự đồng ý của Giáo Hoàng, cho nên từ đó lập ra nguyên tắc Giáo Hoàng có quyền cho phép hay rút lại ngôi tước, một nguyên tắc làm đầu mối cho nhiều vụ bất bình và tranh chấp giữa các Giáo Hoàng và các nhà cai trị thời Trung Cổ.
Vị giáo hoàng kế tiếp Zacharias là Stephen II lại làm vững thêm uy tín của danh hiệu Pepin, khi ông đến thăm viếng Hội thánh St. Denis gần Paris và đội vương miện cho Pepin lần nữa! Ông cũng xức dầu cho Pepin và các con trai của Pepin, ban cho chúng một danh hiệu “nhà quý tộc cai trị Đế quốc La Mã’. Để báo ơn Giáo Hoàng, Pepin tiến quân qua ý và đánh bại quân Lombard. Để công nhận yêu cầu của các Giáo Hoàng được quyền thừa kế đế quốc tại La Mã, Pepin tặng cho Giáo Hoàng lãnh thổ Ravenna đã chiếm được của đế quốc Byzantine. Vụ này gọi là ‘qùa tặng của Pepin’ vào năm 756 và có hậu quả lâu dài về sau : nó đặt nền móng cho các phần đất thuộc Giáo Hoàng và khơi mào cho quyền thế gian của Giáo Hoàng, một quyền được duy trì mãi đến năm 1870.
Con của Pepin là Charlemagne Đại đế (742 – 814) mở rộng lãnh thổ hơn gấp đôi di sản của cha mình và vì có công tái tạo được một Đế Quốc nên gây ra ý niệm một Đế quốc La Mã Thánh. Charlemagne là một nhân vật kỳ tài, một chiến sĩ, một nhà hành chánh một người đỡ đầu cho nền học vấn và giáo dục, lại là một người con tin kính của Hội Thánh, ông là một trong những người lãnh đạo được ngợi khen nhất thời Trung Cổ. Charlemagne cũng chịu Giáo Hoàng phong chức cho giống như cha mình.
Ngày Giáo hoàng Leo III đặt vương miện lên đầu ông, khi ông quỳ tại Thánh đường St. Peter ở La Mã vào dịp Giáng Sinh năm 800, thì tất cả mọi người quen với ý nghĩ Hội Thánh và quốc gia là hai phương diện tương liên chặt chẽ của nước Đức Chúa Trời. Vì đã nghiên cứu sách ‘thánh Đức Chúa Trời’ của Augustine, Charlemagne nghĩ rằng ông chính là người được cầm quyền một đế quốc thuộc Đức Chúa Trời.
Trong một thư cho Leo, Charlemagne ví Giáo Hoàng như A-rôn và chính mình như Môi-se. Mục tiêu của Charlemagne là cộng tác với Giáo hoàng, ủng hộ Giáo Hoàng chứ không phải vâng lệnh Giáo Hoàng.
Trong cuộc tranh chấp giữa giáo hội và nhà nước hồi thế kỷ 11, có những hoàn thân thế lực muốn kiểm soát Hội Thánh, còn các Giáo Hoàng thì đòi quyền đứng trên các nhà cai trị. Đến một thời điểm suy thoái của lịch sử Giáo Hội, sự tham nhũng lan tràn và chức Giáo Hoàng bị trắng trợn bán mua, thì một vị Giáo Hoàng mạnh nhất và đáng kể nhất trong các Giáo hoàng Trung Cổ xuất hiện. Đó là ông Hildebrand, ông sinh tại Tuscany, học tại La Mã trong một tu viện dòng Cluny (Xem chương 17). Năm 1073 trong lúc đám tang Giáo Hoàng Alexander II cử hành tại nhà thờ St. John Lateran, dân chúng tôn Hildebrand làm Giáo Hoàng và mặc dầu trước đó ông đã hai lần từ chối, họ cũng bắt ông về nhà thờ St. Peter và tôn ông lên ngôi vị.
Ông lấy tên hiệu là Gregory VII (1220 – 1085) và lập tức cải cách khiến cho Giáo hội vượt lên trên quyền cai trị trong nưóc và làm cho quyền vị Giáo hoàng đứng cao trên hết. Trong nổ lực này, người ta thấy ông không vì cao vọng cá nhân mà chỉ dốc lòng làm tròn trách nhiệm thiêng liêng là chăn bầy chiên Cơ-Đốc giữa một thời đại vô luật pháp và lòng người độc ác đến dã man. Ông tin rằng quyền thế của Giáo Hoàng là một sự ban cho từ trời và chỉ vì mục đích cứu chuộc các linh hồn và thay đổi các tổ chức của loài người theo những nguyên tắc Cơ-Đốc. Ong đòi hỏi hàng giáo phẩm, dân chúng và nhà cầm quyền, phải tuyệt đối vâng theo lệnh luật của Giáo Hoàng. Ông cảnh cáo các Vua Pháp, Anh, Đức phải bỏ đường tà và vâng theo lời khuyên bảo của ông. Ông giải nghĩa cho William the Conqueror biết rằng quyền của Giáo Hoàng lớn hơn quyền của vua vì đến ngày sau rốt, Giáo Hoàng chịu trách nhiệm cho vua. Hoàng Đế Henry IV ở Đức vì chống lại nên bị dứt thông công. Henry IV muốn xin ân đó nên tìm đến Giáo Hoàng ở Canossa, ông đi chân trên tuyết như một tội phạm, quang cảnh này nói lên sự hạ mình thấp nhất của quyền thế gian đứng trước quyền Giáo Hội.
Thế kỷ 13, Giáo Hoàng Innocent III (1198 – 1216) một Giáo Hoàng tài giỏi, có học thức và tài cai trị, nâng quyền thế gian của Giáo Hoàng lên độ cao nhất. Ong tin rằng nếu những vấn đề thuộc linh đứng trên những vấn đề thuộc thể, và nếu Hội Thánh quản trị tâm linh và các vua thế gian quản trị thân thể thì các vua thế gian phải lệ thuộc Giáo Hoàng. Hành động theo lý thuyết quyền tối cao của Giáo Hoàng, ông dành được và thi hành quyền ấy trên các vương quốc ở Au Châu để :
‘Hoặc nhổ, hoặc phá
Hoặc diệt, hoặc đổ
Hoặc dùng, hoặc trọng (Gie Gr 1:10)
Trong các việc chính trị của ông, ông ra lệnh chọn người cầm quyền tại Đế Quốc La Mã thánh và phong tước cho Otto ở Brunswick làm Hoàng Đế. Sau khi Otto sai lời ước hẹn với Giáo Hoàng, ông dứt thông công với Otto và chọn Frederick II nối ngôi. Khi Innocent III chọn Stphen Langton làm Tổng giám mục tại Canterbury (Anh) trái với ý muốn của vua John, vua này làm khó cho hàng giáo phẩm Anh và tịch thu đất của Hội Thánh. Giáo Hoàng trả đũa bằng cách khai trừ, bởi vậy trong 6 năm chuông nhà thờ không vang, cửa nhà thờ đóng không cho tín hữu ra vào.
Cuối cùng Giáo Hoàng dứt thông công với vua John và xui người Pháp đặt kế hoạch xâm lăng Anh quốc. Thấy tình hình bất an, vua John đầu phục Giáo Hoàng như một sứ quân vào năm 1213 và ưng thuận nạp số thuế lớn hàng năm. Mọi giao hảo mới giữa Giáo hoàng và vua gây hoảng hốt cho Tổng giám mục Stephen Langton, ông sợ hậu quả khó lường được. Ông này hợp sức với các bá tước Anh tìm cách ngăn chặn quyền độc tài áp bức của vua bằng cách ép vua phải ký giao ưóc Magna Charta tại Runnymede, công nhận quyền hạn của họ, và Tân Giáo Hoàng lên án giao ước này.
Để củng cố thêm uy quyền của mình, Giáo Hoàng Innocent III triệu tập đại hội đồng Lateran lần thứ tư, năm 1215, một hội đồng nổi tiếng, ra luật ấn định những ý tưởng của Giáo Hoàng đối với Hội Thánh và thiết lập vững vàng một quan điểm về quyền tối cao của Giáo hoàng, quan niệm này kéo dài đến cuối thế kỷ.
Mặc dầu quyền thế nói trên của Giáo Hoàng đã lên đến tột đỉnh ở thế kỷ 13, sau đó quyền ấy bắt đầu đi xuống nhanh chóng. Từ 1309 đến 1377 các Giáo hoàng người Pháp, sống tại Avignon trên bờ sống Rhone. Cũng nhờ lời thuyết phục của 2 bà phụ nữ đức hạnh là Bà Catherine người thành Siena và bà Bridget người Thụy Điển chức vị Giáo Hoàng dần dần được hồi phục và trở lại La Mã. Tuy nhiên ngay sau đó lại có những tranh chấp nội bộ, từ 1378 đến 1417, có khi 2,3 người tranh nhau chức vị Giáo Hoàng.
Giáo hội nghị Constance tìm cách chấm dứt những tranh chấp này, đổi thể chế Giáo Hoàng từ độc tài sang lãnh đạo theo hiến pháp nhưng cũng không đi đến đâu. Mặc dầu dưới ‘triều ‘ các Giáo hoàng ở thế kỷ 15 các nghệ sĩ đại tài của Tây Phương đã được nâng đỡ, biến la Mã thành một kinh đô lộng lẫy của thời Phục Hưng, nhưng về phương diện thuộc linh, chế độ Giáo hoàng đã xuống quá thấp, có những người như Alexandria VI giữ quyền vị, dân chúng phản kháng ầm ĩ đưa dần đến cuộc Cải Chánh “Tin Lành’