PHẦN 18
(Năm 500 Đến 1500)
TÌNH HÌNH HỘI THÁNH SAU KHI ĐẾ QUỐC LA MÃ SUY SỤP
Đến thế kỷ thứ sáu, thế giới cổ xưa đã đạt một cao độ trật tự và nếp sống văn minh, nhưng sau đó thì mất năng lực sáng tạo và bắt đầu tan rã. Những dân tộc man rợ xung quanh liên tiếp tấn công bờ cõi đế quốc, La Mã tuy có quân đội đồn trú cẩn mật nhưng cũng không chống lại được từng đợt xâm lăng tiến xuống Tây và Nam vượt qua sông Danube, sông Rhine, và Bắc Hải, rồi chèo thuyền theo giòng sông vào tận miền quê không phòng thủ.
Những trận xâm lăng lớn bắt đầu vào thế kỷ thứ năm. Khoảng giữa các năm 410 – 442, sau khi đã chiếm đóng hơn 300 năm, những đoàn quân La Mã rút khỏi Anh Quốc, để lại số dân chúng đã chịu ảnh hưởng La Mã làm cớ cho những tranh chấp nội bộ và những toán cướp từ mọi phía kéo vào: từ phía Tây có bọn cướp Ai Nhĩ Lan, từ phía Bắc có bọn Pick, từ phía Đông có bọn Jut, Angle và Saxon. Ở nưóc Ý sau khi vua Alaric và quân Visigoth cướp phá thành La Mã vào năm 410, một đạo quân xâm lăng mới lại đến thành vào năm 452, đó là đạo quân Hung Nô của Attila. Đoàn quân thiện chiến này từ Trung Á kéo đến, lẽ ra đã chiếm được thành La Mã nếu Giáo Hoàng Leo I, một nhà lãnh đạo vĩ đại thời đó, không đích thân ra gặp Attila, không b iết ông đã thuyết phục Attila cách nào mà Attila rút lui. Hành vi can đảm này nâng uy tín chức vụ của ông, vì nó chứng tỏ khi các quan cai trị và các tướng tá bỏ trách nhiệm thì Hội thánh sẵn sàng bước ra lấp chỗ trống do chính quyền để lại.
Vào năm 476 là năm Đế Quốc La Mã kể như ‘sụp đổ’, quân Ostrogoth hạ bệ vị Hoàng Đế La Mã cuối của phương Tây, còn ở phương Đông, dù quân Ba Tư có tiến hành đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ sáu, quân Hồi Giáo tấn công vào thế kỷ thứ 7, đế quốc còn tồn tại được một nghìn năm, mãi đến ngày quân Thổ tràn chiếm vào năm 1453. Những đoàn quân của các bộ lạc xâm lăng tiến đánh Tây Phương đã gây ra nhiều cuộc chém giết, loạn ly ghê gớm đến nổi nay nhắc đến mấy thế kỷ đầu thời Trung Cổ người ta còn gọi thời đó là ‘thời tăm tối’. Một số dân man rợ, khi chiếm được đất mới họ ao ước, liền gấp rút học theo lề lối sống địa phương. Nhưng phần lớn vì muốn đoạt ngay kết quả một nền văn hóa cao, đã mạnh tay cướp lấy bất cứ những gì chúng ước muốn, nên vô tình đã hủy phá tan tành một hệ thống văn minh chúng tưởng là dễ chiếm lấy, những thật ra chúng không hiểu và không bảo tồn được. Đường sá, hải cảng không được chăm sóc nữa trở thành hư hỏng, làm trở ngại giao thông và thương mãi. Dân chúng sợ sệt cho hiện tại, kinh hãi tương lai, không dám có kế hoạch dài hạn. Những thợ xây và các thợ khéo trong các nghề khác chẳng có công việc để sử dụng những kiến thức tài năng chạm trổ trên đá đã làm nổi danh dân La Mã. Cả đến việc xây gạch cũng không còn vì người ta chỉ cần những chỗ t rú tạm bợ mộc mạc, những ống máng dẫn nước khi đã hư hỏng thì cứ để hư luôn. Một thành phố như thành La Mã, đã có cả triệu dân nay chỉ còn khoảng 50.000, vì thiếu nước uống. Tai hại hơn cả, những trung tâm học thuật ở La Mã, Alexandria, Carthage, Milan bị hủy hoại và các thư viện bị đốt. Trong những điều kiện như thế thì kiến thức cũng như tư tưởng sáng tạo phải ngưng lại. Nền giáo dục tiêu biến, ngoại trừ trong các tu viện còn sót lại ít người biết đọc hay biết viết, kể cả nhóm thầy tu.
Vào thế kỷ thứ 6 ông Gregory, Giám Mục tại Tours, đã nói : ‘nghiên cứu sách vở đã chết hẳn giữa chúng tôi rồi’
Trong thời rối loạn này, khi các quân man rợ và sự ngu dốt đã tiêu diệt hết những thành quả của thời kỳ Hy Lạp – La Mã, chính Cơ-Đốc Giáo đã cứu vãn được những gì còn vớt vát được của nền văn minh hấp hối. Hội thánh nhờ có niềm tin chung, và uy quyền tập trung nơi Giám Mục La Mã, nên đã duy trì được nhiều ý niệm La Mã về vấn đề trật tự và bảo vệ được phần nào hệ thống trong Đế Quốc. Nhờ Kinh Thánh và nghi lễ, Hội thánh còn giữ gìn đưọc ngôn ngữ La Tinh và công trình nghiên cứu học hỏi của người đi trước. Trong thời loạn lạc tuyệt vọng, Hội Thánh vẫn giảng cho dân chúng sự bình an đời đời, niềm phước hạnh mà dù cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội có vô luật pháp đến đâu cũng không xâm phạm được.
Cuối cùng, Hội Thánh là nguồn năng lực thiêng liêng đem về sự hiêp một và sức mạnh cho nền văn minh mới. Thời kỳ lộn xộn dù lâu dài cũng chấm dứt và một nền an sinh tương đối vững hơn xuất hiện. Cơ-Đốc Giáo dấy lên như kẻ tranh đấu cho văn minh Tây Phương. Thời đại những sự kiện này xảy ra có thể gọi là thời đại của niềm tin. Thành phố nào cũng có nhà thờ, các tu viện mọc lên như nấm. Học vấn lại phục hồi, và những nhà thờ là những công trình tiêu biểu nhất thời trung cổ để lại, chúng nó vẫn còn đứng sừng sững như là những biểu hiện niềm tin của các vua, các Giám Mục, và dân chúng, nhắc cho mọi người rằng nước Đức Chúa Trời là một thực tại.