PHẦN 17

HỘI THÁNH BÀNH TRƯỚNG

Từ ban đầu Hội Thánh đã vâng lệnh Chúa Christ đi rao Tin Lành ‘cho đến cùng trái đất’ (Cong Cv 1:8). Trước khi Hoàng Đế Constantine ban sắc lệnh Milan, những nhà truyền giáo Cơ-Đốc cũng đã đặt chân lên hầu hết Đế Quốc La Mã và còn đi xa hơn nữa. Như ta đã biết, vào cuối thế kỷ thứ hai Tin Lành đã được giảng cho Anh Quốc khi còn là thuộc địa La Mã. Người tử đạo đầu tiên tại Anh là Alban, ông tử đạo trong thời kỳ Hoàng đế Diocletian hành hại tín đồ. Năm 314 có 3 Giám Mục người Anh đến dự hội nghị ở Arles (Pháp).
Về phía Đông có xứ Armenia, một vương quốc chịu phục dưới quyền đế quốc La Mã. Xứ này là xứ đầu tiên nhận Cơ-Đốc Giáo làm quốc giáo. Gregory được gọi là ‘người soi sáng’ đã khuyên vua Tiridates tin Chúa và làm phép Báp Têm cho vua vào năm 301, việc này xảy ra 11 năm trước khi Constantine chiến thắng ở cầu Milvian, dưới những cơ mang dấu hiệu Cơ-Đốc.
Phía Bắc sông Danube, có Ulfilas (311 – 383) mệnh danh là ‘Sứ Đồ của người Goth’ đã kêu gọi được nhiều ngời Visigoth trở lại tin Chúa. Ông này tin Chúa tại Constantinople và năm 341 được phong làm Giám Mục lưu hành. Vì ngôn ngữ Goth chưa có chữ viết nên Ulfilas phải dựa vào chữ Hy Lạp và La Tinh mà sáng tác ra một cách chép vần Gothic để dịch Kinh Thánh ra tiếng Gothic. Đến thế kỷ thứ 5, một Linh Mục có học ở Armenia, tên là Mestrop cũng gặp một tình trạng như vậy. Ông cũng phải sáng chế ra một cách dịch Kinh Thánh cho Hội thánh Armenia. Trong tập khảo cứu về lịch sử Cơ-Đốc, tác giả Kenneth Scott Latourette kết luận :’Nhiều ngôn ngữ đã được chuyển ra chữ viết bởi công của các nhà truyền giáo Cơ-Đốc, nhiều hơn bất cứ các cơ quan nào khác hợp chung lại’.
Ulfilas tôn kính bản văn xưa nên ông dịch sát nghĩa, gần như dịch từng tiếng, nhưng ông e ngại về tinh thần sách ‘Các Vua’, nên không dịch, sợ rằng đọc sách này dân chúng trong nước ông lại nổi máu chiến tranh. Vào thế ký thứ 6 người ta có chép lại những sách Tin Lành đã dịch ra tiếng Gothic, gọi là quyển Codex Argenteus chép bằng bạc và vàng trên giấy tím, hiện nay tàng trữ tại trường đại học Uppsala, Thụy Điển.
Nhờ công lao của những người truyền giáo như Ulfilas nên khi các giống dân Visigoth, Ostrogoth, Vandal, Burgundian và Lombard vượt qua bờ cõi đế quốc trong thời các bộ lạc di dân, có nhiều người đã tin Chúa rồi. Cả những bộ lạc không biết Chúa cũng bỏ những thần ngoại đạo cũ của họ khi họ đến định cư giữa dân chúng La Mã, vì họ cho rằng văn minh và Cơ-Đốc Giáo đồng nghĩa với nhau và họ sốt sắng tiếp nhận cả hai.
Những bộ lạc Celtic ở Ai Nhĩ Lan, từ lâu đời vẫn là ngoại đạo, được ông Patrick (389 – 461) hướng dẫn đến niềm tin Cơ-Đốc. Ong này là thế hệ thứ ba từ khi Cơ-Đốc Giáo vào đất Anh. Khi còn nhỏ, những toán cướp từ Ai Nhĩ Lan đến phá phách nông trại của cha ông có lẽ bây giờ ở xứ Wales, họ bắt ông và đem về đất Ai Nhĩ Lan ngoại đạo. Ong ở đó 6 năm làm nô lệ chăn bầy chiên cho chủ. Theo lời ông nói, ông đã cầu nguyện ‘mỗi ngày 100 câu, mỗi đêm cũng gần số đó, khi phải ở trong rừng trong núi’. Một đêm kia, trong giấc mơ, ông nghe tiếng nói :’Chiếc tầu của anh đã sửa soạn xong’, ông bèn chạy vội ra bờ biển và thuyết phục chủ tàu cho ông về quê hương. Sau đó ông lại nghe tiếng nói giống Ai Nhĩ Lan có vẻ như van nài ông :’Hỡi con trẻ thánh, hãy trở lại và đi giữa chúng tôi một lần nữa’. Ong theo học tại một tu viện ở Gaul (pháp) được phong chức Giám Mục vào năm 432 và trở lại Ai Nhĩ Lan. Tại đây ông tiếp những người cầm đầu bộ lạc tin Chúa, lập những giáo phận và đặc biệt thành công trong việc thành lâp các tu viện trên các đất đai mà các người cầm đầu bộ lạc dâng hiến. Sau 29 năm truyền giáo, Ai Nhĩ Lan đã trở thành như một xứ Cơ-Đốc Giáo.
Clovis (466 – 511) khi 15 tuổi đã nối ngôi vua của dân Salian Franks, và đem bộ lạc gốc Đức này đánh thắng quân La Mã ở Bắc và Trung nưóc Pháp (Gaul). Không bao lâu sau đó ông kết hợp được toàn dân Frank chịu quyền cai quản của ông. Vợ ông là Clotilda, một công chúa Burgundian, vì thuộc về dòng La Mã chứ không phải giòng Arian, nên khuyên ông nên theo đạo của bà, tức là Cơ-Đốc Giáo. Do đó năm 496 tại Rheims, vua và 3000 người theo ông đã chịu Báp Têm. Clovis được lòng tất cả dân chúng La Mã, được các Giám Mục ủng hộ nên đã mở mang được bờ cõi từ sông Rhine đến chặng núi Pyrénées, gây thiệt hại cho những bộ lạc Đức khác đã theo thuyết Arius từ trước. Bởi vậy Clovis đã thành người lập quốc cho nước Pháp. Ông lấy Paris làm kinh đô, xây nhà thờ của Các Thánh Đồ, sau này gọi là Nhà thờ St. Genevieve. Vì có những người có quyền trong đám dân Franks ngả theo niềm tin chính thống tức là niềm tin chung của dân La Mã, nên những bộ lạc Đức khác cũng đã bỏ chủ thuyết Arius và trở về Cơ-Đốc Giáo chính thống, vì vậy Tây Au có một sự thóng nhất khó có thể đạt được bằng bất cứ cách nào khác.
Trong thế ký thứ tư và thứ năm (300 – 500), những câu chuyện điển hình này đã chứng tỏ là hội thánh đã tiến trên nhiều ‘mặt trận’, vậy nên đến đầu thời Trung ổ, Hội thánh đã bắt đầu giúp dân ngoại quay về niềm tin thật và tiến lên địa vị có uy quyền thế lực.