7 LỊCH SỬ HỘI THÁNH 

Tác giả: Donald D.Smeeton

Giới Thiệu Giáo Trình

Hội Thánh: Từ Lễ Ngũ Tuần đến Cuộc Cải Chánh.
Lịch sử đã kể một câu chuyện. Kể về ai, điều gì, nơi đâu, khi nào và vì sao của thời quá khứ. Lịch sử Hội thánh là câu chuyện của Cơ Đốc giáo.
Trong tài liệu này, chúng tôi bàn về từ ngữ “lịch sử” và “Hội Thánh”, quan điểm của Cơ Đốc nhân về lịch sử, và công tác của sử gia. Chúng ta bắt đầu câu chuyện này với sự khai sinh của Hội thánh vào ngày Lễ ngũ Tuần, và theo dõi sự phát triển của Hội thánh cho đến cuộc cải chánh năm 1517. Từ những ngày đầu của cơn bắt bớ của các thế lực bên ngoài đến cuối thời Trung Cổ của Tôn Giáo Pháp Đình, Hội thánh đã truyền bá Tin lành một cách can đảm. Với việc xuất hiện và sa sút của quyền lực chế độ Giáo hoàng, Hội thánh đã luôn lập lại việc tìm kiếm sự cải tổ và đổi mới thuộc linh. Mặc cho các trở lực từ các tranh chấp trong giáo lý và đạo đức đồi bại trong giới tăng lữ, Hội thánh vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Bạn sẽ thích thú trong việc nghiên cứu lịch sử Hội thánh, thậm chí còn thích thú hơn nữa nếu bạn tưởng tượng mình đang sống trong mỗi hoàn cảnh ấy. Hãy xem xét các yếu tố đã dẫn đến một hệ thống thánh lễ tôn ti thật tỉ mỉ. Hãy nghiên cứu mối tương quan của Hội thánh với quốc gia, những cuộc đụng độ với các tà thuyết, các Hội nghị Cộng đồng quá trình đi ra truyền giáo của Hội thánh. Hãy đánh giá cẩn thận các sự đóng góp công sức của các nhà lãnh đạo chính yếu, sự phát triển của chủ nghĩa tu viện và chủ nghĩa kinh viện, ảnh hưởng của thời kỳ phục hưng và của chủ nghĩa. Khi bạn sống trở lại thời quá khứ, bạn sẽ thấy chính mình được chuẩn bị tốt hơn để sống trong hoàn cảnh lịch sử hội thánh ngày nay.

Mô Tả Giáo Trình
Hội Thánh : Từ Lễ Ngũ Tuần đến Cuộc Cải Chánh Là môn học giới thiệu về lịch sử Cơ Đốc giáo từ ngày khai sinh cho đến những ngày đầu của cuộc cải chánh. Tài liệu này cung cấp phần giới thiệu về lịch sử như là một môn học và nhấn mạnh tầm quan trọng của lịch sử trong mối tương quan với đức tin Cơ Đốc. Tài liệu đề cập đến Hội thánh thời các sứ đồ, các giáo phụ đầu tiên, các Hội nghị cộng đồng, sự xuất hiện nền thần học Trung cổ và nghi thức giáo hội, cũng như buổi đầu thời kỳ phục hưng tại Âu châu. Nội dung của giáo trình gồm có phần suy xét về những đóng góp của các nhà thần học Cơ Đốc chính yếu, mối liên hệ giữa nhà nước và giáo hội, và sự xuất hiện của chủ nghĩa Tu viện và chủ nghĩa Kinh viện. Tài liệu cũng lần theo sự bành trướng của Cơ Đốc giáo theo địa dư. Mười hai bài học được tổ chức để giúp bạn có thể đem các sự sáng suốt đã được học áp dụng vào các tình huống hiện nay.
Các Mục Tiêu của Giáo Trình
Khi học xong môn này, bạn sẽ có thể:
1. Định nghĩa bản chất của lịch sử và tầm quan trọng của lịch sử đối với Cơ Đốc giáo.
2. Mô tả và đánh giá các phong trào thần học chính yếu trong thời kỳ này.
3. Nhận ra những sự đóng góp của các nhà tư tưởng và các nhà lãnh đạo Cơ Đốc chính yếu.
4. Theo dõi và giải thích sự bành trướng về mặt địa dư của Cơ Đốc giáo.
5. Đánh giá cao bản chất toàn cầu của Hội thánh.
6. Nhận ra công tác của DCT giữa vòng nhân loại.
7. Dùng lịch sử làm phương tiện phát triển những nhận thức đúng đắn về vai trò của Hội thánh ngày nay.

Các sách Giáo Khoa
Bạn sẽ dùng tài liệu Hội Thánh: Từ Lễ Ngũ Tuần đến cuộc Cải Chánh Sách Giáo Khoa Nghiên Cứu Độc Lập của Donald vừa làm sách giáo khoa, vừa làm tài liệu hướng dẫn cho môn học này. Kinh Thánh là sách duy nhất khác bạn cần phải có. Các câu tham khảo trích từ Bản New International Version.

Thời Gian Học:
Thời gian bạn thật sự cần cho mỗi bài học tuỳ thuộc vào kiến thức của bạn về đề tài này và vào học lực của bạn trước khi bạn bắt đầu môn học này. Thời gian học cũng tùy thuộc vào mức độ bạn tuân theo các lời chỉ dẫn và triển khai các kỹ năng cần thiết cho việc tự nghiên cứu. Hãy hoạch định thời khóa biểu học tập của bạn để bạn đầu tư đủ thời gian đạt được các mục tiêu do tác giả giáo trình đề ra cũng như các mục tiêu riêng của bạn.
Cách Tổ Chức Bài Học và Cách Học
Mỗi bài học gồm có: 1. Tựa bài, 2. Đoạn mở đầu, 3. Dàn bài, 4. Mục tiêu bài học, 5. Sinh hoạt học tập, 6. Các từ then chốt, 7. Khai triển bài học, bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, 8. Bài tự kiểm tra và 9. Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu.
Dàn bài và mục tiêu bài học sẽ nêu khái quát về đề tài, giúp bạn tập trung vào những điểm quan trọng nhất đang khi nghiên cứu và giúp bạn biết bạn cần phải học điều gì.
Phần khai triển bài học sẽ giúp bạn dễ dàng học thấu suốt tài liệu này. Bằng cách nghiên cứu bài học theo từng phần nhỏ, bạn sẽ tận dụng được những khoảng thời gian ngắn vào bất cứ lúc nào thay vì phải chờ đến lúc bạn có đủ thời gian học toàn bài một lúc. Những lời giải thích, các bài tập và các câu trả lời đều đã được soạn nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu của bài học.
Một số các câu hỏi nghiên cứu trong phần khai triển bài học, bạn có thể trả lời vào khoảng trống có sẵn trong tài liệu. Một số câu khác đòi hỏi bạn trả lời vào vở của bạn. Khi trả lời vào vở, bạn cần ghi rõ số thứ tự và tựa bài. Hãy viết câu trả lời theo đúng số thứ tự trong sách. Điều này sẽ giúp bạn khi ôn bài để làm các phần đánh giá theo từng đơn vị.
Đừng bao giờ xem trước câu trả lời cho đến khi bạn đã trả lời xong. Nếu bạn tự trả lời, bạn sẽ nhớ bài tốt hơn. Sau khi trả lời, hãy kiểm tra câu trả lời với phần giải đáp ở cuối bài học. Sau đó, hãy sửa những phần nào bạn trả lời sai. Câu giải đáp không nằm theo thứ tự bình thường để bạn không tình cờ thấy phần giải đáp cho câu hỏi tiếp theo.
Các câu hỏi này rất quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn phát huy và hoàn thiện kiến thức vào sự hầu việc Chúa của bạn. Các sinh hoạt gợi ý cũng sẽ giúp bạn đi từ lý thuyết đến thực hành.

Phương Pháp Nghiên Cứu
Hãy đọc cẩn thận các lời chỉ dẫn về phương pháp nghiên cứu trong tập Học viên của bạn. Chúng sẽ giúp bạn biết ICI mong bạn nghiên cứu bài học, ôn bài để làm phần đánh giá tiến bộ theo Đơn vị (bài kiểm tra), và chuẩn bị thi cuối khóa bằng cách nào. Nếu bạn không thường xuyên nghiên cứu theo cách ICI đã chỉ dẫn, thì vấn đề quan trọng là bạn nên soạn phương pháp nghiên cứu của bạn sao cho thích hợp để bạn đạt được thành công cao nhất.
Các cách Nghiên Cứu Giáo Trình này
Nếu bạn tự nghiên cứu giáo trình ICI này, bạn có thể hoàn tất mọi công việc của mình bằng thư từ. Mặc dù ICI đã soạn giáo trình này để bạn tự học, bạn vẫn có thể nghiên cứu trong một nhóm hoặc một lớp. Trong trường hợp này, người hướng dẫn sẽ chỉ dẫn thêm cho bạn ngoài những hướng dẫn đã có sẵn trong giáo trình. Hãy theo sát các lời hướng dẫn của hướng dẫn viên.
Có lẽ bạn sẽ thích thú khi dùng giáo trình này để nghiên cứu trong một nhóm học Kinh Thánh tại gia, hoặc trong một lớp học tại nhà thờ, hoặc trong Trường Chúa Nhựt. Bạn sẽ thấy cả phần nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu của đề tài này đều xuất sắc để dùng vào các mục đích này.

Chứng Chỉ Cho Môn Học Này
Để nhận được chứng chỉ của ICI cho môn học này, bạn phải thi đậu kỳ thi cuối khóa. Bài thi này phải được viết ra trước sự hiện diện của một giám thị do ICI cử đến. Bởi vì chúng tôi có nhiều giám thị tại các quốc gia, nên có lẽ bạn không khó khăn gì trong việc gặp gỡ vị giám thị trong khu vực của bạn. Hướng dẫn viên sẽ giúp bạn biết thêm chi tiết.
Môn học này cũng có thể chỉ dùng cho việc thực hành, và không cần chứng chỉ. Nếu vậy, bạn không cần gởi đi bài làm hoặc bài thi cuối khóa. Việc nghiên cứu bài học này sẽ làm đời sống bạn thêm phong phú, dù bạn có lấy chứng chỉ hay không.

Chứng Chỉ qua Kỳ Thi
Bạn có thể nhận được chứng chỉ của môn này mà không cần nghiên cứu các tài liệu này, bằnmg cách bạn thi đậu kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên, vì sách giáo khoa nghiên cứu độc lập và các bài tự trắc nghiệm được soạn để chuẩn bị cho bài thi cuối khoá, có lẽ bạn cần nghiên cứu tài liệu này. Hãy hỏi ý kiến Giám đốc quốc gia ICI của bạn để biết thêm chi tiết.
Xếp Hạng Cuối Khóa
Việc xếp hạng cuối khóa được dựa vào bài thi cuối khoá có giám định của bạn. Việc xếp hạng được liệt kê như sau: A hạng ưu; B trên trung bình; C trung bình; D dưới trung bình; U không được cấp chứng chỉ cao đẳng; Inc…không hoàn tất kỳ thi; WP cho phép rút lại kết quả thi; WU không cho phép rút lại kết quả thi.

Tập Học Viên
Tập học viên bạn nhận được kèm theo giáo trình này gồm những lời chỉ dẫn để làm phần Đánh Giá Tiến Bộ đơn vị và Bài Thi Cuối Khóa. Tập học viên cũng có phần đánh giá Tiến Bộ Theo Đơn Vị, các tờ bài làm và các biểu mẫu quan trọng khác. Hãy dùng bảng danh sách trên bìa tập học viên là phần cho bạn biết các tài liệu nào bạn phải đệ trình, và khi nào phải đệ trình cho hướng dẫn viên. Bạn cũng sẽ thấy phần giải đáp các bài tự trắc nghiệm trong tập học viên.
Phần Đánh Giá Tiến Bộ theo Đơn Vị và Bài Thi Cuối Khóa
Mặc dù điểm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, các bài tự trắc nghiệm và các phần Đánh Giá Tiến Bộ Theo Đơn Vị sẽ không tính vào điểm của khóa học, bạn nên gởi các tờ bài làm của phần Đánh Giá Tiến Bộ theo Đơn Vị cho hướng dẫn của bạn. Sau đó, bạn có thể xem lại các tài liệu trong sách giáo khoa cũng như trong Kinh Thánh về những điểm bạn thấy khó. Việc ôn lại các mục tiêu bài học, bài tự trắc nghiệm, các bài Đánh Giá Tiến Bộ theo Đơn Vị sẽ giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa.

Tác Giả Của Tài Liệu Nghiên Cứu Sách Này
Dầu Donald Dean Smeeton đã sinh trưởng tại Florida, ông đã sống hầu hết thời thanh xuân tại Âu Châu. Ông hiện là một trưởng khoa trong ban giáo sư của ICI, và trước khi giữ chức vụ này, ông đã dạy dỗ chín năm tại Cao Đẳng Kinh Thánh ở Brussels. Ông cũng đã hầu việc Chúa trong vai một mục sư trẻ tại Mt. Prospect, và trong vai nhà truyền giáo lưu động cho tổ chức Teen Challenge tại Đức và Bỉ. Tiến sĩ Smeeton đã lập gia đình và có hai con. Ông thích đọc, viết lách và đi bộ.
Ngoài hai bằng cấp trong thời sinh viên, Tiến sĩ Smeeton còn có bằng Cao học của trường Assembly of God Graduate School và một bằng Cao học của trường Trinity Evangelical Divinity School. Học vị tiến sĩ của ông ở trong ngành Lịch Sử Thần học của trường Catholic University ở Louvain, Bỉ.

Hướng Dẫn Viên ICI Của Bạn
Hướng dẫn viên ICI của bạn sẽ rất vui giúp bạn tận tình. Hãy nêu rõ bất cứ thắc mắc nào của bạn cho hướng dẫn viên trong việc sắp xếp ký thi cuối khóa để có đầy đủ thời gian phù hợp cho các kế hoạch, hãy yêu cầu hướng dẫn viên sắp xếp dặc biệt cho nhóm học tập.
Nguyện Chúa ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu nghiên cứu Hội Thánh Từ Lễ Ngũ Tuần Đến Cuộc Cải Chánh. Mong rằng tài liệu này sẽ làm phong phú cuộc sống và chức vụ của bạn, giúp bạn làm trọn chức năng của mình trong thân thể Đấng Christ một cách hữu hiệu hơn.