BÀI HỌC 1: Giới Thiệu về Lịch Sử Hội Thánh
Mỗi chúng ta đều có một di sản độc đáo của gia đình. là Cơ Đốc nhân chúng ta thừa hưởng một di sản chung trong lịch sử Hội thánh, bất kể địa vị trong xã hội của chúng ta, địa danh chúng ta đang sống, hoặc mức độ trưởng thành trong việc phục sự Chúa có ra sao đi nữa, mỗi chúng ta đều có thể nhận được ích lợi khi học hỏi về sự hình thành của Cơ Đốc Giáo gần 2000 năm trước và sự bành trướng và phát triển của Hội thánh kể từ lúc đó.
Vậy thì, lịch sử là gì và Hội thánh là gì? chúng ta định nghĩa các từ này và những từ khác nữa trong bài học mở đầu này để thiết lập một nền tảng cho việc nghiên cứu lịch sử Hội thánh của chúng ta, kể từ lúc Hội thánh hình thành cho đến cuộc Cải Chánh vào cuối thế kỷ mười sáu. Chúng tôi cũng đưa ra một nền tảng cho quan điểm của Cơ Đốc nhân về lịch sử. Sau đó, chúng tôi sẽ bàn luận vắn tắt về công tác của sử gia và nhu cầu để được quân bình cả trong đời sống riêng tư của mỗi chúng ta và cả trong Hội thánh.
Khi bắt đầu nghiên cứu về di sản Cơ Đốc của bạn, mong rằng bạn sẽ am hiểu được sự lớn lao của Đức Chúa Trời (thậm chí còn hơn thế nữa), là Đấng đã sáng tạo muôn vật và ngày nay, vẫn tiếp tục thực hiện công tác của Ngài trong thế giới này.

Định nghĩa “Lịch Sử”
Kết quả và tiến trình
Quan điểm của Cơ Đốc nhân về lịch sử.
Định nghĩa “Hội Thánh”
Bên Trong
Bên Ngoài
Công tác của Sử Gia
Chứng cớ
Sự Phân Chia Thời Gian
Nguyên Nhân Lịch Sử
Sự Quân Bình trong Hội Thánh

Bức ảnh về mảnh giấy Papirus . Thư viện Chester Beatty , Dublin , cho phép đăng .

Học xong bài này, bạn sẽ có thể:
Định nghĩa “Lịch Sử” và quan điểm của Cơ Đốc nhân về lịch sử.
Định nghĩa “Hội Thánh” cả về phương diện bên trong lẫn bên ngoài
Mô tả công việc của sử gia
Giải thích nhu cầu để được quân bình trong sinh hoạt học tập.

  1. Đọc phần tài liệu hướng dẫn nghiên cứu này. Hãy lưu ý các mục tiêu chung cho việc nghiên cứu trong khóa học này. Tất cả các mục tiêu này đều quan trọng, nhưng có lẽ một số mục tiêu nào đó sẽ nổi bật để đối với bạn. Hãy viết chúng vào vở của bạn. Bạn có những mục tiêu nào khác ngoài những mục tiêu đã đề ra không? Bạn cũng hãy ghi chúng vào vở.
    2. Hãy nghiên cứu phần Dàn Bài và phần Mục Tiêu Bài Học. Chúng sẽ giúp bạn tìm thấy những vấn đề bạn cần phải cố gắng học biết khi nghiên cứu bài này.
    3. Tham khảo phần từ vựng ở cuối tập tài liệu hướng dẫn này để xem các định nghĩa của những từ then chốt được nêu ra dưới đây.
    4. Hãy học phần Khai Triển Bài Học trong tập tài liệu này, tham khảo Kinh Thánh khi cần để trả lời các câu hỏi. Trong tập tài liệu này, bất cứ chỗ nào không có chừa khoảng trống để bạn trả lời, bạn hãy ghi câu trả lời vào vở riêng. Phải biết chắc là bạn đã ghi số và tựa của bài học ở đầu trang, rồi số của mỗi câu trả lời để bạn có thể dễ dàng khiểm tra và ôn lại chúng. Bạn sẽ nhận được nhiều ích lợi hơn từ giáo trình này nếu bạn thực hành bằng cách viết ra điều gì đó trước khi xem câu giải đáp. Sau khi viết ra câu trả lời, hãy lật đến phần giải đáp cuối bài học. Hãy đọc phần giải đáp và các lời giải thích hữu ích.
    5. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài học này, và cẩn thận kiểm tra các câu trả lời của bạn với phần giải đáp trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu trả lời nào bạn làm sai.
    Hiểu được các từ then chốt chúng tôi liệt kê ở đầu mỗi bài học sẽ giúp bạn khi nghiên cứu. Bạn sẽ thấy các từ then chốt được liệt kê theo thứ tự ABC và được định nghĩa trong phần từ vựng ở cuối tập tài liệu hướng dẫn nghiên cứu này. Nếu nghi ngờ ý nghĩa của bất cứ một từ then chốt nào, bạn có thể tìm hiểu chúng ngay hoặc khi bạn bắt gặp chúng trong bài.
    Của ngành khảo cổ
    Quân bình
    Nhập thể
    Cơ thể
    Tổ chức
    Trên danh nghĩa

ĐỊNH NGHĨA “LỊCH SỬ”
Kết Quả và Tiến Trình
Trước khi đọc phần này, bạn hãy viết một câu định nghĩa về từ “lịch sử” theo như bạn hiểu.
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Nếu định nghĩa của bạn có những từ “trong quá khứ” hay điều gì đó tương tự thì đề xuất của bạn rất hay. Khó khăn trong việc viết ra định nghĩa về “lịch sử” ấy là nó có ít nhất hai ý nghĩa. Trước hết, nó có thể nói đến những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Có lẽ bạn đã từng nghe nói: “Điều đó hoàn toàn là chuyện lịch sử!”. “Lịch sử” cũng có thể định nghĩa là “bộ môn nghiên cứu về quá khứ”. Theo ý nghĩa này, nó nói đến tiến trình học hỏi bằng việc nghiên cứu về những gì đã xảy ra, các nguyên nhân và các ý nghĩa của những điều đã xảy ra.
Tóm lại, từ “lịch sử” có thể mang ý nghĩa “những điều đã xảy ra” hoặc “việc nghiên cứu về những điều đã xảy ra”.
2. Sắp xếp cho phù hợp từng phương diện của lịch sử (bên phải) với định nghĩa của nó (bên trái)
…a. Những sự kiện thực tiễn trong quá khứ
…b. Việc nghiên cứu các sự kiện trong quá khứ.

Từ ngữ “lịch sử” ra từ chữ Hy Lạp historeo. Thật thú vị khi lưu ý đến cách dùng từ này trong Tân ước. Sứ đồ Phao Lô đã dùng một hình thức của từ này trong lời làm chứng của ông ở GaGl 1:18 “Kế đó mãn ba năm, tôi lên thành Giêrusalem đặng làm quen với (historiasia) Sêpha và tôi ở với người mười lăm ngày”. Theo mạch văn của câu này và sự việc Phao Lô đã ở lại mười lăm ngày, chúng ta phỏng định rằng đây không phải là một cuộc viếng thăm tình cờ. Từ ngữ Hylạp historasi có nghĩa là “học hỏi về, hoặc viếng thăm để làm quen với…” Phao lô muốn lập một cuộc điều tra nghiêm túc về đức tin mới mẻ của ông.
Cần phải phân biệt rõ ràng giữa các sự kiện trong quá khứ với việc điều tra về các sự kiện đó. Lịch sử là các sự kiện thì không thể bị thay đổi, dù cho chúng ta có khám phá ra các chứng cớ mới, các nguyên nhân mới hoặc là ý nghĩa mới liên quan đến các sự kiện đó.
3. Giả sử bạn đang dạo trong rừng. Bạn thấy một con thú chết trên lối đi, bạn nghĩ: “Người thợ săn đã bắn chết nó”. Tuy nhiên, sau khi xem xét con vật, bạn không thấy một vết thương nào. Sau đó, bạn khám phá ra một con suối gần đó đã bị bỏ thuốc độc. Hãy phân loại từng phương diện sau của sự việc này theo 1) Lịch sử như là kết quả hoặc 2) Lịch sử như là một tiến trình
…a. Sự khám phá tình cờ xác con thú
…b. Cái chết của con thú
…c. Phán đoán đầu tiên của bạn, cho là con thú bị thợ săn giết chết.
MỘT TRIẾT GIA HY LẠP
Quan Điểm của Cơ Đốc Nhân
Ý nghĩa mà bạn tìm thấy trong các sự kiện thời quá khứ có liên hệ với quan điểm của bạn về thế giới này – triết lý sống của bạn. Đối với nhiều người, lịch sử trình bày một bản liệt kê ngày tháng và nhân vật dài dằng dặc. Đối với nhiều người khác, lịch sử (hay chính cuộc sống) chẳng mang một ý nghĩa gì cả. Một Văn sĩ người Anh nói rằng: “Lịch sử là một đống xương tàn vĩ đại”. Một nhà kỹ nghệ người Mỹ đã nói rằng: “Lịch sử chẳng là cái thá gì cả”. Dường như ông ta đang nói rằng lịch sử không có chút giá trị nào cả.
Đối với Cơ Đốc nhân, lịch sử rất quan trọng vì nó bày tỏ sự giao tiếp của Đức Chúa Trời đối với con người. Chúng ta tin Đức Chúa Trời đã trở nên người tại một địa điểm cụ thể và vào một số năm cụ thể. Đức Chúa Trời bày tỏ bản tánh của Ngài bằng cách sai Chúa Jesus Christ, Con Ngài bước vào cõi thời gian và không gian. Công cuộc cứu rỗi nhân loại nhờ vào sự chết và của lễ chuộc tội của Chúa Jesus là sự minh họa quan trọng nhất cho sự giao tiếp của Đức Chúa Trời với con người.
Khi một người tin Chúa Jesus Chrisat, người đó thực sự tự kết ước với Đấng đã thực sự được sinh ra tại Bếtlêhem, lớn lên ở Naxarét, đã dạy dỗ trong xứ Galilê, và đã bị giết tại thành Giêrusalem. Vì cớ Chúa Jesus đã thực sự sống lại từ trong mồ mả, chúng ta có thể tin cậy nơi Ngài trong cõi đời này và cõi đời đời.
Sự nhập thể của Đấng Christ đã là tuyệt điểm trong sự chuyển động tuyến tính hướng về một mục tiêu thiên thượng. Trong quan điểm của Cơ Đốc nhân, lịch sử đang chuyển động từ SaSt 1:1 “Ban đầu”, đến lời hứa của Đấng Christ “Ta sẽ trở lại”. Quan điểm này phủ nhận quan điểm cho rằng lịch sử hay thời gian tự nó chỉ mang tính chu kỳ hay lập lại mà thôi.
4. Hãy đọc GiGa 1:14, sau đó đọc câu 1-13 của 1:1-51. Theo phân đoạn này, ý nghĩa của việc nghiên cưú lịch sử đối với Cơ Đốc nhân là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
5. Giả sử có người đề xuất rằng, dù cho Chúa Jesus có thực sự sống lại từ trong kẻ chết hay không, điều đó cũng chẳng quan trọng gì. Sau khi đọc ICo1Cr 15:17, bạn hãy viết ra câu trả lời cho đề xuất này.
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
6. Nếu sự Phục sinh của Đấng Christ không thực sự đã xảy ra, điều này sẽ tác động như thế nào đến những người truyền đạo (Xem 15:14)?
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
Tôi nhớ đến những suy nghĩ khi còn nhỏ “Con người xây nhà bằng gạch. Các nhà máy tạo ra gạch nung từ đất sét, đất sét do Đức Chúa Trời dựng nên. Thế ai dựng nên Đức Chúa Trời? Bây giờ thì tôi hiểu được không ai dựng nên Đức Chúa Trời cả. Đức Chúa Trời luôn luôn hiện hữu. Mặc dù Ngài vận hành trong cõi thời gian, nhưng Ngài vượt trên cõi thời gian. Theo EsIs 57:15, Đức Chúa Trời hằng sống, hay “ở nơi đời đời vô cùng”, theo bản Kinh Thánh K.J.V.
Thánh Kinh là một bản ký thuật được soi dẫn, chép về các hoạt động của Đức Chúa Trời trong thế giới này. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy mối tương quan của Đức Chúa Trời đối với tạo vật của Ngài. Lịch sử hội thánh là bản ký thuật về những người nam và những người nữ đồng đi cùng với Đức Chúa Trời trong cõi thời gian và không gian. Vì Ngài là Đấng Toàn Năng, Ngài nắm quyền điều khiển toàn thế giới này. Có lẽ chúng ta dễ dàng thấy bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời trong những điều tốt lành đã xảy ra hơn là trong những điều tồi tệ, nhưng cả hai đều nằm trong ý định thiên thượng. Công việc của Đức Chúa Trời là bí mật. Ẩn dụ về cỏ lùng và lúa mì của Đấng Christ trong Mat Mt 13:24-30 giúp giải thích cho mùa gặt giống tốt và giống xấu trong suốt lịch sử.
Trong bài 2, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời vận hành như thế nào qua Thánh Linh Ngài trong Hội thánh đầu tiên thời Tân ước. Kể từ đó, trong mọi thế hệ, bất kể những trở lực hay tình trạng hư hỏng, thối nát, Thánh Linh vẫn đang vận hành trong Hội thánh. Đức Thánh Linh đang hành động trong những sự kiện để đem vinh hiển cho Đức Chúa Trời… Một ngày kia, Đức Chúa Trời sẽ đem tất cả lịch sử trong cõi thời gian đến điểm chung kết. (ICo1Cr 15:24)
7. Hãy đọc SaSt 1:1-5IIPhi 2Pr 3:8, sau đó hãy so sánh “cõi đời đời” với “cõi thời gian”.
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
8. Đọc Eph Ep 1:9-10RoRm 11:36. Dựa theo những câu này và những gì chúng ta đã nói về bàn tay tể trị của Đức Chúa Trời trong lịch sử, Cơ Đốc nhân cần phải có thái độ nào đối với việc nghiên cứu lịch sử.
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
9. Dựa vào nội dung của phần này, hãy tìm mỗi câu sau là câu 1) chính xác hoặc 2) không chính xác.
……a. Đối với sử gia Cơ Đốc, bản ký thuật về thời quá khứ phần lớn bao gồm các niên hiệu và nhân vật.
……b. Lịch sử Hội thánh là câu chuyện về công tác của Đức Chúa Trời trong cõi thời gian.
……c. Không có gì khác nhau về ý nghĩa của lịch sử giữa giới Cơ Đốc và giới phi Cơ Đốc.
10. Hãy xem định nghĩa của bạn về lịch sử trong câu hỏi số 1. Bây giờ, hãy chuẩn bị viết một định nghĩa mới về lịch sử, bao gồm những gì bạn đã học được trong phần này. Hãy viết câu trả lời vào vở của bạn.

ĐỊNH NGHĨA “HỘI THÁNH”
Bên Trong
Chúng ta nói gì về nghĩa của từ “Hội Thánh”? Như chúng ta đã thấy về nghĩa của từ “lịch sử”, một số từ có thể có nhiều ý nghĩa. Khi một người nói: “Họ đang sơn Hội thánh màu trắng”, người đó đang dùng từ “Hội Thánh” để nói đến một tòa nhà (nhà thờ). Khi một người nói: “Hội thánh Anh Quốc Giáo tin nơi Đức Chúa Trời”, từ “Hội Thánh” mang ý nghĩa một giáo phái hay một nhóm tín đồ. Khi chúng ta nói: “Hội Thánh bắt đầu nhóm vào lúc 10 giờ sáng Chúa nhựt” chúng ta dùng chữ “Hội Thánh” để nói đến một công tác phục vụ hay một buổi nhóm thuộc về tôn giáo.
MỤC TIÊU 4:
Trong tựa của giáo trình này, từ “Hội thánh” không nói về một tòa nhà, (ngôi nhà thờ), hay là một buổi nhóm thờ phượng. Chúng tôi sẽ không truy tìm sự phát triển của một ngôi nhà thờ, một lời tuyên xưng đơn thuần hay là một kiểu thờ phượng. Chúng ta sẽ truy nguyên một ý nghĩa quan trọng hơn mà chúng ta tìm được trong từ “Hội Thánh”
“Hội Thánh được dùng trong Tân ước nhiều lần để nói đến “một hội chúng”. Chúa Jesus nói về hội chúng của Ngài hay Hội Thánh của Ngài là một nhóm tín hữu địa phương (Mat Mt 18:17) và cũng như là một hội trên toàn cầu (phổ thông) của những Cơ Đốc nhân (16:18). Dù có thể đã nhiều lần chúng ta xem Hội thánh như là một hội chúng địa phương, mối quan tâm chủ yếu của chúng ta sẽ là xem Hội thánh như là một Hội chung trên toàn cầu.
11. Giả sử có người tuyên bố rằng Hội thánh của người ấy là hội duy nhất của những người tin Chúa thật lòng. Người ấy nói rằng nhóm của mình sẽ là nhóm duy nhất ở trên thiên đàng. Người ấy đã thiếu đi phương diện nào của Hội thánh?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
12. Sứ đồ Phao Lô sử dụng nhiều từ gợi hình để mô tả Hội thánh, nhưng một trong hình ảnh được yêu mến nhất được tìm thấy trong Eph Ep 1:22-23. Trong phân đoạn này, Hội thánh được mô tả bằng hình ảnh gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………
Hình ảnh của Hội thánh như là thân thể của Đấng Christ phác họa Hội thánh như là một cơ thể. Cơ thể là một hữu thể sống động được tạo nên từ nhiều phần khác nhau, mang những chức năng khác biệt nhưng phụ thuộc hổ tương với nhau. Hình ảnh về một thân thể của Đấng Christ tạo ra ý nghĩa bên trong của từ “Hội Thánh”. Phao Lô đã triển khai chi tiết vấn đề này ở trong ICo1Cr 12:1-31
13. Hãy đọc 12:1-31 và tóm tắt ngắn gọn ý nghĩa bên trong của Hội thánh như là thân thể của Đấng Christ. Hãy viết vào vở của bạn.
Bên Ngoài
Ngoài việc được xem xét như là một cơ thể, Hội thánh cũng được xem như là một tổ chức hay là một thể chế. Theo ý nghĩa đó, Hội thánh có cấu trúc thuộc thể, các hình thức thuộc về nghi lễ, các chức vụ, và các đặc trưng bên ngoài khác nữa mà thế gian có thể thấy được trong khi Hội thánh bề trong hoặc Hội thánh sống động không thể được nhìn thấy bằng cách đó. Môn nghiên cứu lịch sử Hội thánh của chúng ta tự nhiên sẽ bao gồm cả phương diện bên ngoài lẫn bên trong của Hội thánh. Chúng ta sẽ thấy Hội thánh như là một nhân chứng sống và có thể nhìn thấy được để chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đang hành động giữa con người. Tuy nhiên, chúng ta không được sai lầm mà qui các sự thất bại của Hội thánh cho Đức Chúa Trời thánh khiết của chúng ta.
Hai từ ngữ khác thường được áp dụng cho Hội thánh: Hữu hình và vô hình. Dù các từ ngữ này có những nhược điểm, nhưng chúng vẫn hữu ích cho việc phân biệt giữa những người thật sự tin cậy vào ân điển của Chúa Jesus Christ và những người chỉ là thành viên của một “nhóm Cơ Đốc nhân” trên danh nghĩa mà thôi. Đức Chúa Trời biết tấm lòng của mọi người (Cong Cv 1:24). Trong vòng những người ủng hộ cho một Hội thánh hữu hình (một thể chế), có những người không thật tâm. Họ chỉ tuyên xưng ở bề ngoài mà thôi. Ngược lại, tất cả những người thuộc về Hội thánh vô hình đều có một mối tương quan đặc biệt với Đức Chúa Trời bằng một đức tin riêng tư và chủ động.
Tất nhiên trong giáo trình lịch sử Hội thánh này, chúng ta sẽ dành nhiều thì giờ cho Hội thánh hữu hình đã được thể chế hóa. Chúng ta sẽ lần theo sự bành trướng của Hội thánh với thế gian này. Trải qua suốt sự phát triển của Hội thánh, từ lúc Đấng Christ nhập thể, chịu chết và phục sinh cho đến hiện nay, phương diện vô hình của Hội thánh đã và đang thực hiện việc thúc đầy, nhắc nhở Hội thánh hữu hình tìm cách cải tổ và đổi mới. Thực ra, lịch sử Hội thánh phác họa tình trạng căng thẳng giữa Hội thánh vô hình (dân sự của Đức Chúa Trời được sanh bởi Đức Thánh Linh) và Hội thánh hữu hình (một tổ chức của con người).
14. Hãy so sánh Hội thánh như là một cơ thể với Hội thánh như là một tổ chức. Hãy viết vào vở của bạn.
15. Khi Hội thánh như là một tổ chức bên ngoài, thất bại trong việc bày tỏ bản tánh yêu thương của Đấng sáng lập Hội thánh, sự thất bại đó là lỗi của ai?
…………………………………………………………………………………………………………………………
16. Nhiều học giả hiểu ẩn dụ lúa mì, cỏ lùng trong Mat Mt 13:24-30 có ý nói đến Hội thánh trong thời đại này. Nếu đúng như vậy, ẩn dụ này dạy gì về “Cỏ Lùng” ở trong Hội Thánh?
…………………………………………………………………………………………………………………………
17. Hãy xếp các phương diện của Hội thánh (bên phải) phù hợp với những câu nói về Hội thánh (bên trái)
…..a. John thuộc về Hội thánh Methodist
…..b. Hội thánh của Đấng Christ là Hội thánh vinh hiển.
…..c. Hội thánh của Đấng Christ ở trong mọi dân tộc và không có một sự thất bại nào.

CÔNG TÁC CỦA SỬ GIA
Chứng Cớ
Công tác của sử gia là phải đánh giá chứng cớ còn lại để bởi các sự kiện. Trước tiên, sử gia thu thập các nguồn tài liệu. Điều này có thể là một bản ký thuật của một nhân chứng trực tiếp là người đã thật sự quan sát hoặc đã tham dự vào sự kiện đó.
Điều này sẽ là thông tin của nguồn chính yếu. Một nguồn thứ yếu sẽ là bản ký thuật về những gì mà ai đó đã nói về các sự kiện nầy dựa trên sự nghiên cứu, tìm tòi của mình. Nói chung, đối với một sử gia, một nguồn chính yếu quan trọng hơn một nguồn thứ yếu. Sử gia cũng sử dụng các khám phá của khảo cổ học như là các đồng tiền, các tượng đài kỷ niệm hoặc các toà nhà. Từ các đầu mối đó, sử gia cố xác định xem điều gì đã xảy ra.
Ông ta đánh giá các chứng cớ này bằng cách nêu các câu hỏi như: “Ai đã viết ra điều đó?” và “nó có căn cứ, thẩm quyền như thế nào?”. Dù cho ông ta biết thông tin có thể không được hoàn hảo, đầy đủ, ông vẫn làm việc như một khoa học gia đang thu thập thông tin để dựa vào đó mà rút ra kết luận của mình.
Ngoài việc thu thập chứng cớ, sử gia còn phải tìm cách giải thích, bằng cách cung cấp những mẫu hình và sự tổng hợp, so sánh, đối chiếu, và các nguyên nhân và hậu quả. Sự giải thích của sử gia là kết quả của sự tận tâm và trí tưởng tượng của chính người ấy. Vì vậy, sử gia kết hợp các kỹ năng của nhà khoa học, của triết gia, và của nghệ sĩ vào trong công tác ghi chép sử của mình.
18. Giả sử bạn cần phải chuẩn bị soạn lịch sử phong trào Ngũ Tuần trong khu vực của bạn. Một số tài liệu mà bạn sẽ sử dụng là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
19. Hãy chỉ ra các tài liệu nào trong câu trả lời 18 của bạn thích hợp với các loại sau:
a. Nguồn chính yếu …………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Nguồn thứ yếu …………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………..
c. Của Khảo cổ học …………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
LƯU Ý: Danh sách tài liệu bạn nêu ra trong câu 18 có lẽ hơi khác với danh sách chúng tôi đã cung cấp, nhưng chắc chắn là bạn phải hiểu vì sao chúng tôi phân loại tài liệu này theo cách chúng tôi làm trong câu giải đáp 19.
20. Có thể bạn đã đọc trong một cuốn sách nào đó nói rằng nơi bạn sinh sống, không có một tín đồ Ngũ Tuần nào cả, tuy nhiên, bạn đã trò chuyện với những tín hữu Ngũ tuần trong khu vực bạn ở. Điều chứng cớ nào là chính yếu, chứng cớ nào là thứ yếu, và bạn sẽ chấp nhận chứng cớ nào là đúng?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Một sử gia không thể nào viết ra những gì mà mình mong nó đã xảy ra hoặc thậm chí không thể viết những gì có thể đã xảy ra. Ông ta phải đề cập đến toàn bộ những gì đã xảy ra. Những biến cố hoặc những thời kỳ nào đó trong lịch sử, ví dụ như sự suy tàn của Đế Quốc Lamã có thể khiến cho người ta nói rằng (giống như sử gia Edward Gibbon): “Thực ra, lịch sử còn kém quan trọng hơn cả cuốn sổ ghi chép các tội phạm, các hành động ngu xuẩn, và những nỗi bất hạnh của nhân loại”. Tuy nhiên, sử gia Cơ Đốc biết tìm ra giải pháp. ông ta hiểu rằng Đức Chúa Trời sai Con Ngài xuống thế gian vào một thời điểm cụ thể để giải phóng nhân loại thoát khỏi “những tội phạm, những hành động ngu xuẩn, những nỗi bất hạnh” này (GiGa 3:16-17)
21. Nếu có người nói: “Tôi không thích nghiên cứu lịch sử, vì những người ác trong đó làm cho tôi thất vọng”, bạn sẽ trả lời cho người này như thế nào? hãy viết vào vở của bạn.
Sự Phân Chia Thời Gian
Nhiều sử gia Hội thánh đã nhận định rằng lịch sử Cơ Đốc Giáo giống như chiếc áo dài không có đường may của Đấng Christ. Điều họ muốn nói ấy là có một dòng các sự kiện liên tục không bị ngắt đoạn. Một sự kiện này dẫn đến một sự kiện khác. Các biến cố trong cuối thế kỷ này góp phần vào các sự kiện trong thập niên vừa qua. Các biến cố trong mười năm trước tác động đến những điều đang diễn ra trong năm nay.
Để giúp chúng ta hiểu và nhớ các sự kiện, các sử gia cố gắng sắp xếp chúng thành từng nhóm thời gian. Các sử gia không đồng ý với nhau về cách phân chia nào là tốt nhất. Thực ra, các sự kiện trong quá khứ có thể được chia ra theo niên đại (theo thời gian), theo địa dư (theo không gian), hoặc theo đề tài. Hình sau đây được một số sử gia Hội thánh gợi ý trình bày thứ tự các biến cố theo niên đại.
33 100 313 590 1054 1305 1517
Hãy xem bảng mục lục ở phần đầu tập tài liệu nghiên cứu này. Bạn sẽ thấy các đơn vị được chia theo niên đại. Hãy chú ý nơi các sự phân chia theo địa dư hoặc theo chủ đề được gợi ý bằng những tựa bài hoặc những tiêu đề riêng lẻ.
LƯU Ý: Đôi khi đặc biệt trong những ngày đầu của Hội thánh, những niên hiệu về ngày sinh hoặc tử kông thể xác định chính xác được. Chúng tôi cho biết những niên hiệu gần đúng bằng chữ C.
22. Hãy sắp xếp những vấn đề lệ thuộc (bên trái) phù hợp với phương pháp thích hợp trong việc sắp xếp (bên phải)
…a. Phong trào chung theo thời gian từ Đấng Christ đến hiện nay.
…b. Sự bành trướng của Cơ Đốc Giáo bắt đầu từ Giêrusalem hay từ Rôma
…c. Các nhà lãnh đạo khác nhau của Hội thánh đầu tiên.
Nguyên Nhân Lịch Sử
Sử gia luôn đề cập đến nguyên nhân và ảnh hưởng lịch sử khó dẫn đến kết luận về quá khứ. Ông ta phải cẩn thận trong việc phỏng định rằng sự kiện thứ nhất là nguyên nhân cho sự kiện thứ nhì chỉ vì cớ sự kiện thứ nhì xảy ra sau sự kiện thứ nhất. Điều này dường như là một khuynh hướng chung trong chúng ta. Nếu có người nói “Tôi đi ra ngoài trời và trời mưa”, chúng ta sẽ không kết luận rằng việc người đó đi ngoài trời gây cho trời mưa. Tuy vậy, chúng ta thường có những phỏng định sai lầm như thế đối với nhiều loại sự kiện khác.
Sử gia phải nhớ rằng Đức Chúa Trời đang điều khiển thế giới của Ngài, và vì vậy, Ngài gây nên các sự kiện. Đúng hơn là Ngài sử dụng sự can thiệp cách phi thường hay một cách siêu nhiên. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời thường hành động qua các nguyên nhân thuộc thể bình thường. Có thể Đức Chúa Trời sử dụng một tình trạng kinh tế đặc biệt để đem lại một kết quả thuộc linh chẳng hạn. Cong Cv 3:1, 4 cho chúng ta biết các Cơ Đốc nhân lánh khỏi Giêrusalem vì cơn bắt bớ (nguyên nhân), nhưng họ đã đem Tin lành đi mọi nơi (kết quả). Sử gia phải công nhận rằng có thể có một số các nguyên nhân góp phần vào một phản ứng đặc biệt hoặc một ảnh hưởng đặc biệt cuối cùng, sử gia phải xem xét ảnh hưởng của ý chí tự do của con người trên quá trình xảy ra các sự kiện.
23. Giả sử bạn đang làm chứng cho một người nói rằng người ta trở thành Cơ Đốc nhân vì họ nghèo. Bạn sẽ trả lời như thế nào? Hãy viết vào vở của bạn.
24. Hãy định nghĩa nguyên nhân lịch sử và các mối nguy hiểm cần phải tránh khi cố gắng xác định các nguyên nhân.

SỰ QUÂN BÌNH TRONG HỘI THÁNH
Đời sống của Hội thánh, giống như đời sống của một cá nhân tín đồ, phải có sự quân bình. Hội thánh phải làm cho thỏa mãn nhu cầu về cảm xúc, hành động, và lý trí. Hình vẽ sau thể hiện mức quân bình cần thiết.

ĐẦU TAY TIM
Trái tim là chiếc ngai của cảm xúc. Đây là phần vô hình trong đời sống Cơ Đốc của chúng ta. Nó gồm có lòng thành kính, sự cầu nguyện và sự ca ngợi của cá nhân. Nó gồm có sự đầu phục Đức Chúa Trời của chúng ta và sự vâng phục Đức Thánh Linh. Nó nhắm vào từng trải cảm xúc của chúng ta.
Đầu là ngai của lý trí, trí tuệ. Đây là phần vô hình trong đức tin Cơ Đốc của chúng ta. Nó nói đến lý trí của chúng ta tuyên ngôn về thần học của chúng ta, và luận lý của chúng ta. Nó tập trung vào những gì chúng ta suy nghĩ về Đức Chúa Trời.
Tay tượng trưng cho hành động. Đây là sự phục vụ hay công việc mang tính chủ động của chúng ta vì cớ Chúa. Đời sống, đạo đức và chức vụ hầu việc của chúng ta là các phương diện trong sự phục vụ của chúng ta. Bằng hành động, chúng ta (Hội thánh) phải chứng tỏ và tuyên bố đức tin của Phúc Âm.
Luôn luôn có mối nguy hiểm của sự mất quân bình xảy ra khi một người nhấn mạnh đến từng trải cảm xúc do bị mất đi nội dung thần học hay sự phục vụ tích cực. Tương tự, cũng có mối nguy hiểm của sự mất quân bình đối với những Cơ Đốc nhân sống bằng lý trí và các chi tiết trong nền thần học của mình, nhưng thất bại trong việc sống một đời sống đạo đức hay sống đầu phục Chúa. Cuối cùng, sự mất quân bình được tạo ra do người nói rằng những gì mà mình tin về Chúa và từng trải của mình với Ngài là không quan trọng bằng công tác phục vụ Cơ Đốc. Dù đang bận rộn phục vụ người khác, người này vẫn thất bại trong việc đạt đến một đời sống tráng kiện quân bình để làm sáng danh Chúa. Chúng ta không thể thiếu một phần nào trong đời sống Cơ Đốc, cũng không thể quá nhấn mạnh một phần nào mà bỏ mất đi các phần khác. Đức Chúa Trời cần hết thảy chúng ta! Đức Chúa Trời cần sức lực của chúng ta như cần sức mạnh của tinh thần và sức mạnh tình cảm của chúng ta.
Khi chúng ta cùng nghiên cứu lịch sử Hội thánh, chúng ta sẽ khám phá ra những con người hoặc những phong trào đã nhấn mạnh hoặc đã thiếu sót một hay nhiều phương diện này trong đời sống Cơ Đốc: Đầu, Tim, Tay. Ví dụ: Một số các phong trào phục hưng đã nhấn mạnh đến phương diện tim (cảm xúc) và thiếu sót phương diện đầu (giáo lý, hay thần học). Thường thường, sự tăng trưởng và hiệu quả của Hội thánh đã phải chịu điều này. Sự công nhận cuộc đấu tranh không ngừng này để được quân bình sẽ đem lại cho bạn bí quyết để giúp bạn hiểu và giải thích lịch sử Hội thánh một cách tốt hơn.
25. Giả sử bạn được yêu cầu phát biểu cho những nhóm giáo viên trong nhiều Hội thánh khác nhau. Mỗi nhóm đều thiếu quân bình. Hãy xếp lĩnh vực cần được quân bình (bên phải) cho phù hợp với mỗi nhóm giáo viên (bên trái)
…..a. Họ hăng hái phục vụ trong Hội thánh nhưng đa số luôn phê bình lẫn nhau.
…..b. Họ rất thông thạo Kinh Thánh, nhưng miễn cưỡng dâng hiến thời gian của họ để dạy dỗ.
……c. Dường như họ quan tâm nhiều đến học viên nhưng có rất ít biến đổi trong kiến thức của học viên về Kinh Thánh
26. Một số Cơ Đốc nhân cảm thấy họ phải rút lui khỏi mọi mối giao tiếp với thế giới này để dâng mình vào sự cầu nguyện, nghiên cứu Kinh Thánh và thần học. Điều nào không quân bình đối với những người này
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
Trong bài học này, chúng ta đã lập nền tảng để xác định những gì chúng ta muốn nói về từ “lịch sử” và lịch sử liên quan thế nào đến đức tin của chúng ta nơi Chúa Jesus Christ. Chúng ta đã xác minh rằng Hội thánh là gồm cả thân thể của Đấng Christ và cả tổ chức thuộc thể bao gồm (nhưng không phải toàn bộ là) Hội thánh như cơ thể bên trong. Chúng ta đã thiết lập một số quy tắc cho chứng cớ lịch sử, việc phân chia của lịch sử và nguyên nhân lịch sử. Cuối cùng, chúng ta thấy tầm quan trọng của sự quân bình giữa lý trí, cảm xúc, hành động của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Đức Chúa Trời đem đời sống chúng ta vào trong sự quân bình đẹp lòng Ngài.

Bài tự trắc nghiệm.

Sau khi đã ôn lại bài này, hãy làm bài tự trắc nghiệm. Sau đó, kiểm tra câu trả lời của bạn với phần giải đáp đã cho trong tập học viên. Hãy ôn lại bất cứ câu hỏi nào bạn trả lời không đúng.
TRẢ LỜI NGẮN . Hãy trả lời các câu hỏi sau càng ngắn càng tốt .
1. Cho biết sự khác biệt giữa lịch sử như là kết quả với lịch sử như là tiến trình?
2. Sự việc Đức Chúa Trời sai Chúa Jêsus Con Ngài bước vào cõi thời gian và không gian trong một số năm cụ thể tác động như thế nào đến thái độ của Cơ Đốc Nhân đối với lịch sử?
CÂU CHỌN LỰA . Mỗi câu hỏi có một câu trả lời đúng nhất . Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời bạn chọn.
3. Trái với giới Phi Cơ Đốc Giáo, giới Cơ đốc bao hàm điều sau đây vào trong định nghĩa của họ về lịch sử.
a. Đó là bản ký thuật về các sự kiện trong quá khứ.
b. Đó là một bản ký thuật về những mối giao tiếp của Đức Chúa Trời và loài người.
c. Đó là môn nghiên cứu về các sự kiện trong quá khứ.
d. Đó là thời gian đang tự lặp lại.
4. Ý nghĩa của từ “Hội thánh” không nằm trong Kinh Thánh ấy là:
a. Một tổ chức.
b. Một cơ thể.
c. Một ngôi nhà thờ.
d. Tất cả các câu trên.
5. Giáo trình này sẽ nhấn mạnh đến Hội Thánh như là một:
a. Nhóm trên toàn cầu.
b. Hội chúng địa phương.
c. Một giáo phái riêng biệt.
d. Tất cả các câu trên.
6. Các sử gia nghiên cứu qua việc sử dụng các thông tin thâu thập từ:
a. Các nguồn chính yếu.
b. Các nguồn thứ yếu.
c. Các đầu mối của ngành khảo khổ.
d. Tất cả các câu trên.
7. Các chứng cớ chính yếu liên quan đến lịch sử mâu thuẫn với chứng cớ thứ yếu, cách tốt nhất thường chấp nhận chứng cớ đúng chính là:
a. Chứng cớ thứ yếu.
b. Chứng cớ chính yếu.
c. Không chấp nhận chứng cớ nào cả.
d. Chứng cớ nào được bạn thâu nhận trước nhất.
8. Hãy sắp xếp các phương diện của Hội Thánh (bên phải) phù hợp với các đặc tính (bên trái)
…a Một cơ thể sống.
…b Bản chất hữu hình.
…c Hình thức tổ chức.
…d Bản chất vô hình.
…e Thân thể của Đấng Christ.
9. Hãy xếp loại (bên phải) phù hợp với phương pháp thích hợp trong việc phân chia các sự kiện trong quá khứ (bên trái)
…a Theo không gian
…b Theo chủ đề
…c Theo thời gian
10. Hãy sắp xếp các biểu tượng (bên phải) phù hợp với các phương diện trong đời sống của một cá nhân và của Hội thánh cần được quân bình (trái)
…..a phục vụ tích cực
…..b từng trãi trong cảm xúc
…..c những suy nghĩ của lý trí
Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu .

  1. Câu trả lời của bạn. Là một cơ thể, Hội Thánh đang sống, đang tăng trưởng, chủ động và sinh sản. Là một tổ chức, Hội thánh được xem như là một tổ chức hữu hình, thuộc thể và có cấu trúc.
    1. Câu trả lời của bạn.
    15. Đó là lỗi của những người không đồng đi cùng Đức Chúa Trời mà đáng ra, họ đã phải đồng đi với Ngài.
    2. a. 2) Kết quả
    b. 1) Tiến trình.
    16. Cỏ lùng sẽ bị loại ra khỏi lúa mì trong sự đoán xét của Đức Chúa Trời.
    3. a 2 (Toàn bộ những phần trong một tiến trình không nhất thiết phải được dự tính trước.)
    b 1
    c 2
    17. a 1) Bên ngoài
    b. 2) Bên trong.
    c. 3) Cả hai.
    4. Các câu này mô tả khởi đầu của lịch sử. Cơ đốc giáo tin rằng các sự kiện đó thực sự đã xảy ra. Chúng là lịch sử. Cơ đốc nhân rất xem trọng lịch sử vì Đấng Christ là một phần của lịch sử.
    18. Câu trả lời của bạn có thể gồm các buổi chuyện trò với các bậc trưởng lão, các cuộc phỏng vấn nam hoặc nữ tín hữu sau thế hệ tín đồ đầu tiên của phong trào Ngũ Tuần, các tư liệu do các nhà lãnh đạo soạn ra, các bài viết trong các tác phẩm hoặc các tạp chí nói về đề tài này, và các lời bản ký thuật về các bia mộ ghi ngày tháng năm sinh và qua đời của các tín hữu. (Danh sách này chưa đầy đủ.)
    5. Nếu sự phục sanh của Đấng Christ không xảy ra, sứ điệp Cơ đốc vô nghĩa, đức tin hoá ra vô hiệu, và sự cứu chuộc không thể thực hiện được. Điều quan trọng là Đấng Christ có sống lại từ kẻ chết hay không.
    19 a. Trò chuyện với các bậc trưởng lão, các tư liệu do các nhà lãnh đạo soạn ra.
    b. Phỏng vấn những người nam hoặc người nữ trong thế hệ tín hữu đầu tiên của phong trào Ngũ tuần, các bài viết trong các tác phẩm hoặc trong các tạp chí nói về đề tài này.
    c. Các bản ký thuật từ các bia mộ ghi lại ngày tháng năm sinh và sự qua đời của các tín hữu.
    6. Cơ đốc nhân sẽ không có sứ điệp về Tin Lành; sẽ không thể có những nhà truyền giáo.
    20. Chứng cớ chính yếu là những cuộc trò chuyện với các tín hữu trong khu vực của bạn: chứng cớ thứ yếu là tác phẩm kia. Bạn sẽ phải chấp nhận chứng cớ chính yếu là đúng sự thật.
    7. Cõi đời đời và cõi thời gian (những năm) khác nhau đến nỗi không thể nào đem so sánh với nhau được. (câu trả lời của bạn phải tương tự, nhưng không nhất thiết phải giống nhau từng lời.)
    21. Câu trả lời của bạn. Có thể bạn đề xuất Cơ đốc nhân nhìn biết rằng có nhiều người ác trong thế gian này, nhưng Đấng Christ đã chết thay cho người ác. Đức Chúa Trời đang hành động qua những sự kiện để đến cuối cùng đem lại vinh hiển cho chính Ngài.
    8. Cơ đốc nhân cần phải có thái độ rất tích cực vì Đức Chúa Trời đã tạo ra muôn vật, hành động trong muôn vật và sẽ qui muôn vật về vinh hiển Ngài trong Đấng Christ.
    22. a 1) Theo niên đại
    b. 2) Theo địa dư
    c. 3) Theo đề tài.
    9. a. 2
    b.1
    c.2
    d.1
    23. Câu trả lời của bạn. Dù có một số người trở thành Cơ đốc nhân vì động cơ kinh tế, thì cũng có những người giàu có trở thành Cơ đốc nhân. Tình trạng nghèo nàn không phải là nguyên nhân duy nhất. Người ta đến với Đấng Christ vì họ có nan đề tội lỗi mà chỉ có Đấng Christ mới có thể giải quyết cho họ được.
    10. Câu trả lời của phải bao gồm ý nói rằng lịch sử là bản ký thuật về sự giao tiếp của Đức Chúa Trời với con người trong cõi thời gian và không gian. Sự giao tiếp này của Đức Chúa Trời được minh họa rõ nhất trong công cuộc cứu chuộc do Chúa Jêsus Christ đem đến.
    24. Nguyên nhân lịch sử liên quan đến việc xác định xem các biến cố hoặc hoàn cảnh nào dẫn đến những sự kiện hay những kết quả nào khác. Người ta phải tránh việc vội vàng đi tới kết luận, phải nhớ rằng Đức Chúa Trời đang tể trị, công nhận rằng có nhiều nguyên nhân, và xem xét ảnh hưởng của ý chí tự do.
    11. Người ấy thiếu xót trong phương diện phổ thông, vì Hội thánh gồm có những người tin Chúa thật lòng từ trong tất cả mọi nhóm.
    25. a 1) Tim
    b 2) Tay
    c. 3) Đầu.
    12. Hội thánh là thân thể của Đấng Christ.
    26. Câu trả lời của bạn. Họ đang bỏ qua sự chăm sóc phục vụ người khác để có được tri thức và sự công bình của bản thân họ. Thiếu tình yêu thương và sự quan tâm đến người khác cho thấy rằng họ có sự quan tâm quân bình thích hợp giữa tay và tim.
    13. Hội thánh là thân thể của những kẻ tin, là những người có nhiều chức năng riêng biệt nhưng tùy thuộc vào người khác, phục dưới Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm đầu Hội thánh. Câu trả lời của bạn sẽ tương tự như câu này.