Xa-cha-ri 13:2-9
“Đức Giê-hô-va vạn quân phán rằng: Cũng trong ngày đó, Ta sẽ trừ bỏ các danh của các thần tượng khỏi đất này, người ta sẽ không ghi nhớ đến nữa; Ta cũng sẽ khiến các tiên tri và ô uế ra khỏi đất này” (câu 2).
Câu hỏi suy ngẫm: Những tiên tri giả sẽ như thế nào? Bản thân họ nghĩ gì? Người chăn bị đâm ở đây là ai? Những người theo người chăn sẽ gặp phải những điều gì? Những lời tiên tri trong Kinh Thánh giúp gì cho chúng ta? Trong lịch sử Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, vai trò tiên tri rất quan trọng. Trong Cựu Ước, có giai đoạn Ít-ra-ên có những trường đào tạo các tiên tri để phát triển ân tứ nói tiên tri và khích lệ các môn sinh duy trì lối sống khác biệt của các tiên tri (câu 4, 6). Những tiên tri khác không được đào tạo từ trường lớp là những người bình thường cho đến khi Đức Chúa Trời kêu gọi họ và truyền cho họ những sứ điệp mà họ phải rao báo cho vài người hoặc cho cộng đồng người Ít-ra-ên.Vấn đề là làm thế nào phân biệt đâu là lời tiên tri đến từ Đức Chúa Trời. Luật pháp mạnh mẽ lên án những tiên tri đẩy mạnh việc thờ thần tượng. Những tiên tri như thế sẽ ngã chết bởi bàn tay của những người thân trong gia đình họ (Phục Truyền 13:5-9). Tuy nhiên, ở đây có một số tiên tri thật đã chết bởi những người nghe họ công bố sứ điệp từ Đức Chúa Trời. Câu 2 nói rõ rằng không tiên tri giả nào có thể tồn tại trong vương quốc tương lai của Đức Chúa Trời. Bản thân của những tiên tri giả cũng xấu hổ về sự giả trá của họ và chẳng dám xưng mình là tiên tri dù trên cánh tay của họ có dấu ấn của sự tấn phong làm tiên tri (câu 4-6). Trong thời kỳ này, một số người đã đi quá xa bằng cách ngăn cấm mọi lời tiên tri và làm hại cả những tiên tri thật. Trong thời kỳ giữa Cựu và Tân Ước, các thầy dạy luật cũng ảnh hưởng bởi điều này khi dạy rằng các tiên tri phải yên lặng để Lời Kinh Thánh được người ta nghe thấy. Vì thế sự xuất hiện của Giăng Báp-tít tượng trưng cho hồi phục của thời kỳ tiên tri (Ma-thi-ơ 11:7-10). Phân đoạn này đề cập đến một người bị đâm là người chăn và là bạn hữu của Đức Chúa Trời. Điều kỳ lạ là chính Ngài ra lệnh đâm người này và khiến cho những người theo người này bị tản lạc và chịu nhiều thử thách. Những tình tiết này giúp chúng ta hiểu rằng người này không ai khác hơn là Chúa Giê-xu. Vai trò của lời tiên tri trong Kinh Thánh nhằm hướng chúng ta đến Đấng Chăn Nhân Lành, Ngài biết rõ tên của mỗi người trong chúng ta và giúp mỗi người tiếp tục giữ vững đức tin. Không chỉ có ngày xưa mới có những tiên tri giả rao giảng những sứ điệp giả hiệu, ngày nay cũng vậy. Hãy suy nghĩ về những điều giảng dạy sai lạc trong Hội Thánh ngày nay. Bạn được chuẩn bị như thế nào để đối mặt với sự giảng dạy như thế? Điều gì giúp bạn nhận ra những sự giảng dạy sai lạc?
Lạy Chúa, thật là vui mừng và là khích lệ lớn lao vì Ngài biết tên con. Xin giúp con trung tín tra xem Lời Ngài để con có thể chống lại những điều giảng dạy sai lầm và trở thành chứng nhân ngay lành, trung tín.
Đúng Sự Thật
Đọc: 1 Phi-e-rơ 1:3-12
Tôi viết đôi dòng để khích lệ và làm chứng với anh em rằng đây là ân sủng thật của Đức Chúa Trời, trong đó anh em đang đứng vững. – 1 Phi-e-rơ 5:12
Một trong những món thú vị nhất treo trên tường văn phòng gia đình chúng tôi là Giấy Chứng Nhận TínhTrung Thực [Certificate of Authenticity]. Trên đó có biểu tượng chuyến bay Con Thoi 110 của Cơ quan Không Gian Hoa Kỳ, được phóng vào tháng Tư 2002. Trên tàu Atlantis trong chuyến bay đó có Đặc Nhiệm Rex Walheim, người mang vào không gian một bài viết trong Bánh Hằng Sống của chúng ta, có tựa đề “Nhìn Thấy Vinh Quang Đức Chúa Trời.” Trung tá Walheim gửi cho tôi chứng chỉ minh chứng trang bồi linh này thực sự đã rời khỏi khí quyển của trái đất. Đôi khi chúng ta cần những thứ như vậy – tức những tư liệu xác minh sự thật. Nếu tôi cần cho ai đó xem bài đọc này, và nói, “Bài này đã từng bay trên phi thuyền Con Thoi Không gian,” người ta có thể nghi ngờ tôi, vì không có bằng cớ. Nhưng khi Walheim gửi cho tôi Giấy Chứng Nhận Tính Trung Thực đó, ông đã xác minh hộ tôi. Trong 1 Phi-e-rơ, Si-môn Phi-e-rơ đưa ra lời Chứng nhận tính Trung thực cho sứ điệp của ông về ân sủng Đức Chúa Trời. Trong chương 5, ông viết, “Tôi viết đôi dòng để khích lệ và làm chứng với anh em rằng đây là ân sủng thật của Đức Chúa Trời” (c.12). Phi-e-rơ muốn bảo đảm với độc giả rằng nhiều sứ điệp của ông – những chủ đề về hi vọng, can đảm và ngay cả khổ đau – tất cả đều trung thực và bày tỏ ân sủng Đức Chúa Trời. Tìm kiếm chứng cớ về ân sủng Đức Chúa Trời chăng? Hãy đọc 1 Phi-e-rơ , và tin tưởng rằng lời dạy trong đó là đúng sự thật. – Dave Branon
To trust God is to trust in His holy Word.
Tin cậy Đức Chúa Trời tức là tin Lời thánh của Ngài.
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com