CHƯƠNG 2 

SỰ LIÊN HIỆP: Ngài ở với họ

Nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn ( Mat Mt 28:20)
Sau khi đã kêu gọi một số người của Ngài, Chúa Giê-xu thường ở cùng họ. Đây là yếu tính của chương trình huấn luyện – Ngài chỉ cần để cho họ theo mình.
Nếu chúng ta bình tâm suy nghĩ về điều đó, thì phương pháp ấy thật là giản dị không tưởng tượng được. Chúa Giê-xu không có trường để đào tạo, không có chủng viện, không vạch sẵn chương trình giảng huấn, không có các lớp học định kỳ để thu nhận học viên theo Ngài. Trong chức vụ của Ngài. Chúng ta không thấy bất cứ một phương thức nào trong số các phương thức vốn được xem là tối cần thiết ngày nay. Thật là lạ lùng, bởi tất cả những gì Chúa Giê-xu đã làm để dạy phương pháp của Ngài cho những kẻ thuộc về Ngài chỉ là kéo họ đến gần Ngài. Chính Ngài là trường học, là chương trình học.
Lối dạy dỗ tự nhiên, không có hình thức tổ chức của Chúa Giê-xu đã hoàn toàn tương phản với phương pháp chuộng hình thức và gần như bác học của nhóm thông giáo. Các giáo sư tôn giáo vào thời của Ngài đã đòi hỏi đồ đệ của họ phải nghiêm chỉnh tuân giữ một số nghi lễ và công thức, để nhờ đó mà họ phân biệt được với những người khác, trong khi Chúa Giê-xu bảo các mộn đệ theo Ngài. Tri thức của Thầy đã không được truyền lại dười hình tức luật lệ, giáo điều, nhưng trong cá tính sống động của Đấng đang bước đi giữa vòng họ. Các đồ đệ của Ngài không phải được nhận ra nhờ việc rập mẫu một vài nghi thức nào đó, nhưng nhờ đã ở với Ngài, do đó đã thấm nhuần giáo lý của Ngài (GiGa 18:19).
BIẾT NGHĨA LÀ Ở VỚI
Nhờ sự thông công đó, các mộn đệ đã được “biết nhũng sự mầu nhiệm về nước Đức Chúa Trời” (LuLc 8:10). Họ đã biết nhờ được liên hiệp với Ngài trước khi được giải thích để thông hiểu. Điểm nầy đã được diễn tả rõ rệt nhất khi có người trong bọn hỏi rằng “làm thế nào chúng tôi biết đường được?”, phản ánh sự khó hiểu của họ đối với lẽ đạo Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu đã lập tức trả lời: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống” (GiGa 14:5, 6), nghĩa là vấn đề đặt ra đã được giải đáp, nếu các môn đệ bằng lòng mở mắt ra để chiêm nghưỡng phần thuộc thể thuộc linh đã mặc lấy thân xác và đang ở giữa họ.
Phương pháp đơn giản này đã phát lộ ngay từ đầu, lúc Chúa Giê-xu mời gọi những người Ngài muốn hướng dẫn. Giăng và Anh-rê đã được mời “hãy đến xem” nơi Chúa Giê-xu ở (1:39). Theo phần ký thuật thì không có một lời nào khác nữa. Nhưng thật ra, còn biết bao nhiêu điều phải nói thêm. Một khi đã vào nhà với Chúa Giê-xu họ có thể trò chuyện về điều nọ điều kia, thân mật nhìn thẵng vào bản tính và chức vụ của Ngài. Phi-líp cũng đã được ngỏ lời theo cùng một lối đơn giản tương tự, “Hãy theo ta” (1:43). Rõ ràng là vì cớ cảm động bởi lối làm quen giãn dị đó, Phi-líp lại cũng mời Na-tha-na-ên hãy “đến xem” Chúa (1:46). Một bài giảng sống còn đáng giá hơn hàng trăm câu giải thích. Sau đó Chúa Giê-xu đã gặp Gia-cơ, Giăng, Phi-e-rơ và Anh-rê đang vá lưới, Ngài bèn nhắc nhở họ cũng bằng một câu thông thường tương tự “Các người hãy theo Ta” và chỉ lần này Ngài mới thêm vào lý do của lời kêu gọi đó: “Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay lưới cứu người” (Mac Mc 1:17 xem thêm 4:19; LuLc 5:10). Cũng môt thể ấy, Ma-thi-ơ đã được mời y như vậy khi ông đang ngồi tại sở thuế: “Hãy theo Ta” (Mac Mc 2:14; Mat Mt 9:9; LuLc 5:27).
NGUYÊN TẮC PHẢI GIỮ
Hãy xem chiến lược ấy đã phi thường như thế nào. Đáp lại lời kêu gọi đầu tiên đó, tự nhiên những người tin Chúa đã tự nguyện ghi tên mình vào học đường của Ngài. Tại đó, tri thức họ mở mang và đức tin họ được cũng cố. Chắc chắn đã có nhiều điều mà những người nầy không hiểu, tức là chính họ đương nhiên chấp nhận trong khi cùng đi với Ngài. Nhưng tất cả những vấn đề đó đều có thể được giải quyết khi họ đi theo Ngài. Trong hiện diện Ngài, họ có thể học biết được tất cả những gì họ cần biết.
Nguyên tắc này vốn tiềm ẩn ngay từ lúc bắt đầu, lại được trình bày cách đặc biệt về sau, khi Chúa Giê-xu chọn mười hai sứ đồ giữa một nhóm người đông hơn, “để họ có thể ở với Ngài” (Mat Mt 3:14 xem thêm LuLc 6:13). Cố nhiên là Ngài còn nói thêm rằng Ngài sẽ sai họ đi ra “giảng đạo và có quyền đuổi qủy” nhưng chúng ta thường không nhận thức được điều gì xảy ra trước đó. Chúa Giê-xu đã cho chúng ta thấy rõ rằng trước khi những người ấy “giảng đạo” hay “đuổi quỷ”, họ đã phải “ở với Ngài”. Thật ra, việc chỉ định cá nhân để họ luôn luôn kết hợp với Ngài đã dự phần lớn lao vào công việc họ được tuyển lập để giao phó thẩm quyền rao giảng Tin Lành. Chắc chắn điều đó còn quan trọng hơn cho hiện tại, bởi vì nó là sự chuẫn bị cần thiết cho giai đoạn sau.
CÀNG GẦN GŨI HƠN KHI GIAI ĐOẠN HUẤN LUYỆN SẮP CHẤM DỨT
Chúa Giê-xu đã quyết định tìm cách kiện toàn việc ủy nhiệm là điều thật rõ ràng nếu chúng ta đọc qua những câu chuyện tiếp theo sau đó của các sách Tin Lành. Trái với điều chúng ta mong đợi, khi bước sang năm thứ hai thứ ba của chức vụ Ngài, Chúa Giê-xu càng dành nhiều thì giờ hơn cho các mộn đồ đã được tuyển chọn của Ngài, chứ không phải là giảm bớt đi1.
Ngài thường đưa họ ra nơi vắng vẻ riêng với mình, đến miền núi tương đối ít có người biết Ngài để tìm cách lánh mặt đám đông càng xa càng hay. Thầy trò cùng đi với nhau đến thành Ty-rơ và Si-đôn thuộc miền Tây Bắc (Mac Mc 7:24; Mat Mt 15:21) đến “bờ cỏi xứ Đê-ca-bô-lơ” (Mac Mc 7:31 cũng xem Mat Mt 15:39), và “ nhiều vùng xứ Đa-ma-nu-tha” thuộc miền Đông Nam xứ Ga-li-lê (Mac Mc 8:10; Mat Mt 15:39), và đến “những làng thuộc xứ Sê-sa-rê Phi-líp” ở miền Đông Bắc (Mac Mc 8:27; Mat Mt 16:13). Những cuộc du hành một phần là do việc bị người Pha-ra-si chống đối và bị Hê-rốt đố kỵ, nhưng trước hết là do Chúa Giê-xu cảm thấy cần được ở riêng với các môn đệ của mình. Sau đó, Ngài còn ở nhiều tháng với các môn đệ tại Bê-rê thuộc miền Đông sông Giô-đanh (LuLc 13:22; 19:28, GiGa 10:40; 11:54; Mat Mt 19:1; 20:34; Mac Mc 10:1-52). Khi sự chống đối nỗi lên tại đó, Chúa Giê-xu không tỏ mình rõ ràng trong vòng dân Giu-đa nữa; song Ngài đi trong miền gần đồng vắng, nơi một thành gọi là Ép-ra-im và ở lại tại đó với các môn đồ.(LuLc 22:41 Sau cùng, khi đến lúc Ngài phải đi Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-xu đã làm một việc đầy ý nghĩa là đem mười hai môn đồ riêng ra” khỏi số còn lại, rồi họ chậm chạp tiến vào thành(Mac Mc 10:32; Mat Mt 20:17).
Xem thế, chúng ta không lấy làm lạ là trong tuẫn lễ thương khó, Chúa Giê-xu đã chẳng một giờ phút nào rời các môn đệ. Ngay khi Ngài cầu nguyện một mình trong vườn Ghết-sê-ma-nê, các môn đệ Ngài cũng chỉ ở cách Ngài một khoảng chừng liệng một cục đá (LuLc 22:14). Phải chăng đây là cách thức nên có trong gia đình khi thì giờ chia tay sắp đến gần? Mỗi phút đều đáng quý bởi vì ai cũng biết rằng sự gần gũi trong phần xác thịt sắp không còn kéo dài được nữa. Những lời nói thốt ra vào lúc ấy luôn luôn rất quý báu. Thật ra, không phải các môn đệ của Đấng Christ phải đợi đến giờ phút chót mới được chuận bị thu thập các ý nghĩa sâu nhiệm về sự hiện diện của Ngài với họ (GiGa 16:4). Chắc chắn là việc nầy giải thích lý do tại sao các tác giả viết sách Tin Lành đã bị bắt buộc phải chú tâm rất nhiều vào những ngày cuối cùng đó. Trong phần ghi lại mọi việc về Chúa Giê-xu, trọn phân nữa đã xảy ra vào mấy tháng cuối cùng của đời sống Ngài, và tuần lễ chót đã chiếm hầu hết câu chuyện.
Đường lối Chúa Giê-xu đã chọn & noi theo suốt đời đã được mô tả tỉ mỉ trong những ngày sau khi Ngài sống lại. Điều thú vị đáng chú ý là trong mười lần Đấng Christ hiện ra cho những người theo Ngài sau khi Ngài phục sanh, lần nào Ngài cũng đặc biệt hiện ra với các môn đồ của Ngài đặc biệt là cho những sứ đồ đã được chọn2. Như Kinh Thánh đã chứng minh không có một người vô tín nào được phép trông thấy Chúa vinh hiển. Nhưng điều đó không có gì đáng làm lạ. Ngài không cần kích động đám quần chúng bằng việc tự tỏ mình ra cách diệu kỳ cho họ thấy. Điều đó náo có ích gì đối với họ? Nhưng các đồ đệ đã chạy trốn và tuyệt vọng sau khi Ngài bị đóng đinh cần được phục hồi đức tin và được chứng quyết trong sứ mạng của họ đối với thế gian. Cả chức vụ của Ngài đã được diễn tiến chung quanh họ.
Và mọi việc đã tiến chuyển như thế. Thì giờ Chúa Giê-xu đã dành cho một số ít môn đệ đó thật ra là rất nhiều so với thì giờ dùng cho nhữ khác, cho nên chúng ta phải xem đó là một chiến lược đã được nghiền ngẫm trước. Ngài đã thực sự dành nhiều thì giờ cho các môn đệ Ngài hơn là tổng số thì giờ Ngài đã dùng cho tất cả mọi người trong thế gian. Ngài cùng ăn, cùng ngủ, cùng trò chuyện với họ trong phần lớn thời gian Ngài thi hành chức vụ. Thầy trò đã cùng song bước bên nhau trên những quãng đường vắng vẻ, đã cùng ở bên nhau khi đến thăm các thành phố đông dân Cựu Ước. Ngài đã cùng họ đi thuyền đánh cá trên biển Ga-li-lê, cùng nhau cầu nguyện trong sa mạc và trên núi cao, và họ đã có nhau trong những giờ thờ phượng trong các Nhà Hội cũng như Đền thờ.
NHƯNG VẪN LO CHO QUẦN CHÚNG
Chúng ta không nên quên rằng cae trong lúc Chúa Giê-xu bận lo cho những người khác, thì các môn đệ vẫn luôn ở bên Ngài. Dầu Ngài ngỏ lời cùng đám quần chúng đang lấn ép Ngài, đàm luận với các thầy thông giáo và người Pha-si-ri đang tìm cách gài bẫy Ngài, hay trò chuyện với một người ăn xin cô đơn nào đó bên đường thì các môn đệ của Ngài vẫn ở bên Ngài để quan sát và lắng nghe. Theo cách đó, Chúa Giê-xu đã làm được hai việc một lúc. Ngài luôn duy trì chức vụ đối với các đồ đệ bằng cách giữ họ ở bên mình, những vân không bỏ qua chức vụ thường xuyên đối với những người đói khổ. Như thế, họ có lợi là thu góp được mọi điều Ngài phán ra cho kẻ khác, đồng thời với những câu giải thích, khuyên bảo cho chính họ.
TỐN THÌ GIỜ
Thật ra, sự kết hợp chặt chẽ và thường xuyên như vậy hầu như có nghĩa là Chúa Giê-xu không còn thì giờ rãnh rỗi nào gọi là Chúa Giê-xu không còn thì giờ rỗi rãnh nào gọi là thuộc riêng về Ngài nữa. Cũng như đàn con nhỏ luôn đòi hỏi cha mình để ý đến mình. Các môc đệ đã luôn lân quẫn bên chân Ngài. Ngay đến thì giờ Ngài đã dành riêng để tách rời họ và đi cầu nguyện một mình cũng bị làm gián đoạn bởi nhu cầu của các môn đệ (Mac Mc 6:46-48 cũng xem LuLc 11:1). Nhưng Chúa Giê-xu đã không muốn làmkhác hơn. Ngài muốn ở với họ. Họ là những người con cái tuộc linh của Ngài (Mac Mc 10:24; GiGa 13:33; 21:5), mà phương pháp độc nhất để một người cha trưởng dưỡng con cái mình xứng hợp hơn hết là phải luôn ở với gia đình mình.
NỀN TẢNG CỦA SỰ GÂY DỰNG
Không có gì rõ ràng hơn cũng như thường bị lãng quên hơn là việc áp dụng nguyên tắc này. Tự trong bản chất nó không quyến rũ để chúng ta chú ý đến chính nó, và người ta vẫn thường có khuynh hướng không thèm để ý đến những gì có vẻ tầm thường. Dầu vậy, Chúa Giê-xu đã không để cho các môn đệ của Ngài bỏ qua điều đó. Trong những ngày cuối cùng của cuộc hành trình, Ngài đã đặc biệt cảm thấy là phải cô đọng lại trong tâm trí họ những gì Ngài đã làm. Thí dụ, có lần Chúa Giê-xu đã quay lại với những người từng theo mình suốt ba năm và bảo: “Các người sẽ làm chứng về ta vì các ngươi đã ở cùng với ta từ lúc ban đầu” (GiGa 15:27). Ngài đã không tuyên bố rùm beng mà thiên hạ cũng không có ai để ý, khi Ngài nói rằng mình đã huấn luyện người để làm chứng nhân cho Ngài một khi Ngài đã ra đi. Và phương pháp Ngài làm việc đó rất giãn dị, ấy là Ngài “ở với họ”. Thật ra, có một lần khác, Ngài đã bảo là vì cớ “họ đã ở với Ngài” trong những cơn cám dỗ cho nên họ được tuyển lập làm lãnh tụ trong Nước đời đời của Ngài. Tại đó họ sẹ được ăn uống chung bàn với Ngài, và ngự ngôi để xét đoán mười hai chi phái của Y-sơ-ra-ên. (LuLc 22:28-30).
Tuy nhiên, nếu vẫn quả quyết rằng nguyên tắc gây dựng cá nhân này chỉ được dành riêng cho những người trong nhóm các sứ đồ thì thật là sai lầm. Chúa Giê-xu đã chú tâm đặc biệt đến số ít người chọn lọc đó, nhưng Ngài vân chú tâm đến những người khác đã theo Ngài y như vậy. Dầu có phần hơi kém hơn và theo điều mức đọ khác nhau. Thí dụ Ngài đã vào nhà Xa-chê sau khi ông ăn năn tin Chúa trên phố Giê-ri-cô (19:7) và Ngài ở lại với ông ít lâu trước khi Ngài rời khỏi thành đó. Sau khi người đàn bà Sa-ma-ri ăn năn tin Chúa bên miệng giếng, Ngài đã ở thêm hi ngay ở Si-kha để dạy dỗ dân thành đó, là những người “đã tin Ngài vì lời làm chứng của người đàn bà” . Nhờ chính Ngài đã gần gủi với họ mà “nhiều người khác trở lại tin Ngài” . Không phải vì lời làm chứng của người đàn bà, nhưng vì chính họ trực tiếp nghe Ngài (GiGa 4:39-42). Thường thì người nào đã được Chúa Giê-xu giúp đỡ đều được phép gia nhập đoàn người theo Chúa như Ba-ti-mê chẳng hạn (Mac Mc 10:52; Mat Mt 20:34; LuLc 18:43). Nhiều người đã nhập đoàn với các sứ đồ theo cách ấy như sô 70 môn đồ đã ở với Ngài trong chức vụ về sau tại sứ Giu-đê đã chứng minh (10:1, 17). Tất cả số tín hữu đó đều đã được Ngài chăm sóc riêng biệt, nhưng sự quan tâmoó không thể nào sánh được với sự quan tâm đối với 12 sứ đồ.
Chúng ta cũng phải chú ý một số những người đàn bà trung tín đã dùng của cải để phục vụ Ngài, như Ma-ri và Ma-thê (10:38-42). Ma-ri Ma-đơ-len, Gian-nơ, Su-san-nơ và nhiều người khác (8:1-3). Một vài người trong số các bà này đã ở với Ngài cho đến cùng. Chắc chắn là Ngài đã không từ chối lòng tốt của họ vàthường lời dụng dịp tót để dạy dỗ họ trong đức tin. Tuy nhiên Chúa Giê-xu vẫn ý thức giới hạn về vấnđề nam nữ, dầu Ngài vui nhận sự giúp đỡ của họ. Ngài đã không cố gắng kết nạp các bà này vào nhóm môn đệ chọn lọc của mình. Trong việc gây dựng mỗi người chúng ta phải nhìn nhận là có những giới hạn thuộc về loại vừa kể .
Nhưng ngoài phép xã giao để thích nghi với hoàn cảnh, Chúa Giê-xu đã không có thì giờ để săn sóc thường xuyên từng người một, cả nam lẫn nữ, trong toàn thể đám dân chúng đông đảo ấy. Ngài đã làm tất cả những gì mình có thể làm, và chắc chắn là điều đó có dụng ý khi khắc vào tâm não các môn đệ của Ngài phải lập tức chăm sóc cho từng người mới tin Chúa nhưng Ngài tự biệt riêng mình ra để trước hết lo gây dựng một số người, hầu cho họ sẽ chăm sóc riêng biệt cho nhiều người khác nữa.
HỘI THÁNH VỚI TƯ CÁCH LÀ MÔI TRƯỜNG THÔNG CÔNG LIÊN TỤC
Thật vậy, cả vấn đề chăm sóc cho từng cá nhân tín hữu chỉ được giải quyết nhờ sự am hiểu thấu đáo bản chất và sứ mạng của Hội Thánh. Ơ đây, cần chú ý rằng nguyên tắc chủ yếu là khiến cho Hội Thánh quây quần chung quanh Chúa Giê-xu, nhờ đó mỗi tín hữu được đưa vào sự thông công với tất cả các tín hữu khác. Đó là phần lớn những điều Chúa Giê-xu đã thực hiện với 12 sứ đồ 3 . Chính Hội Thánh là phương tiện dùng gây dựng cho tất cả những người the oc, nghĩa là nhóm tín hữu đã trở thành thân thể Đấng Christ, và như thế, phục vụ lẫn nhau một cách vừa ca nhân vừa tập thể.
Mỗi thuộc viên của cộng đồng đức tin phải dự phấn vòa việc đó khi chính họ được huấn luyện và cảm thúc. Trọn thời gian Chúa Giê-xu đã ở với họ trong xác thịt, Ngài đã lãnh tụ của họ, như ng sau đó, những người trong Hội Thánh phải đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo đó. Một lần nữa, điều nầy có ngaa là Chúa Giê-xu phải huấn luyện họ làm việc đó, và trách nhiệm này bao gồm việc chính Ngài phải luôn luôn kết hợp với số người đã được chọn lọc kia.
VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA
Bao giờ Hội Thánh mới được bài học này? Giảng cho đám đông dầu cần thiết cũng sẽ chẳng bao giờ là một công tác đầy đủ trong việc chuẫn bị cấp lãnh đạo cho công cuộc phổ biến Tin Lành. Những buổi cầu nguyện bất thường cũng như các lớp huấn luyện chấp sự cũng không hoàn tất được công tác đòi hỏi. Gây dựng người không phải dể nó đòi hỏi chúng ta phải đích thân lưu ý đến từng người một, như sự chăm sóc mà người cha dành cho con cái mình. Đó là một cái gì không có một tổ chức nào, một lớp học nào thực hiện được. Chúng ta không thể nào trưởng dưởng con cái mình bằng cách giao chúng cho người khác. Tấm gương của Chúa Giê-xu dạy cho chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ có thể làm viêc jđó bằng cách ở ngay bên cạnh những người mình muốn tìm cách hướng dẫn.
Rõ ràng là Hội Thánh đã thất bại ở điểm này và đã thất bại thảm thương. Trong Hội Thánh, người ta vẫn hay nói đến việc truyền bá và gây dựng tín đồ, nhưng rất ít người quan tâm đến việc gần gủi để thông cảm với từng cá nhân trong khi rõ ràng là việc đó đòi hỏi sự hisinh về quyền lợi các nhân. Lẽ tất nhiên là phần đông các Hội Thánh đều nhấn mạnh rằng phải thêm nhiều thuộc viên mới bằng một thứ lớp học để minh xác đức tin của tín đồ, thường được mở mỗi tuần một giờ trong thời gian một tháng chẳng hạn. Nhưng ngoài những thì giờ đó, người mới tin chẳng bao giờ được tiếw xúc với một chương trình huấn luyện tín đồ nhất định nào, ngoại trừ việc ngườiấy có thể tham dự những buổi thờ phượng của Hội Thánh và Trường Cháu Nhật. Trừ khi người tín đồ mới đã thực sự được cứu đó có cha mẹ hay là bạn lấp đầy khoảng trống một cách thức tế người ấy hoàn toàn bị boe rơi, và tự mình phải tìm cách giải quyết vô số các vấn đề thực tiễn mà mình phải đối đầu trong đời sống, và mỗi một vấn đề trong số đó đều có thể tai hại đến đức tin của con người đó.
Với cách gây dựng tín hữu phó mặc may rủi như thế, chúng ta không nên lấy làm lạ khi có phân nửa số người đã xưng nhận và nhập vào Hội Thánh, cuối cùng đã ngã hoặc mất đi ánh sáng cả từng trải làm tín đồ. Số người lớn lên trong sự thông biết đầy đủ và trong ân điển để thặc sự phục vụ cho Nước Trời lại càng hiếm hoi hơn nữa. Nếu các buổi nhóm thờ phượng ngày Chúa Nhật và những lớp huấn luyện tín đồ là tất cả những gì một Hội Thánh đã làmđể gây dựng người mới tin thành một tín đồ trưởng thành, thì họđã bị thất bại trong chính ý định của mình vì đã tham gia vào sự bảo đảm giả tạo, và nếu có người lại theo gương lười biếng đó, thì cuối cùng nó có hại hơn là có lợi. Thật ra, không có cách nào khác thay thế vào đó trong việc gây dựng người, và nếu chúng ta tưởng rằng có mọt cách nào đó kém hơn, trừ ra phép lạ, thì chẳng có cách nào khác để gây dựng những Cơ Đốc Nhân có tài lãnh đạo. Sau cùng, là nếu Đức Chúa Giê-xu là con một Đức Chúa Trời còn phải luôn ở gần các môn đệ Ngài suốt ba năm trờng thế mà vẫn có một người trong họ đã bị hư mất, thì làm thế nào một Hội Thánh lại muốn làm việc đó một cách tắc trách bằng chỉ vài ngày trong một năm?
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG NGÀY NAY
Rõ ràng là về điểm này, chính sách của Chúa Giê-xu dạy chúng ta là bấtcứ dùng phương pháp nào để gây dựng Hội Thánh thì phương pháp ấy phải căn cứ trên việc chú tâm đến cá nhân của những kẻ đã được giao phó cho ta. Làm khác đi, tức là phó mặc những người mới tin Chúa cho ma quỷ.
Điểm này có nghĩa là chúng ta phải tìm ra một phương thức để cung ứng cho mỗi người mới tin Chúa một người bạn là Cơ Đốc Nhân, cho đến lúc người ấy có thể hướng dẫn một người mới tin khác. Người hướng dẫn phải ở với người mới tin càng nhiều càng hay để cùng cầu nguyện, học Kinh Thánh với nhau, lúc nào cũng giải đáp những thắc mắc, làm sáng tỏ lẽ thật, và tìm cách gíup đỡ nhiều người khác nữ. Nếu Hội Thánh nào chưa có những người hướng dẫn sẵn sàng nhận công tác giao pho như thế thì phải huấn luyện là đưa ra một người lãnh đạo cho họ noi theo.
Phần này giải đáp cho câu hỏi phải thực hiện việc ấy như thế nào nhưng bây giờ cần thiết phải biết rằng phương pháp ấy như thế nào nhưng bây giờ cần phải biết rằng phương pháp ấy chỉ đoạt được mục đích nếu những kẻ noi theo chịu thực hành điều họ đã học được. Cho nên chúng ta còn phải thấu triệt một nguyên tắc căn bản khác nữa trong chiến lược. Cho nên nhúng ta còn phải thấu triệt một nguyên tắc căn bản khác nữa trong chiến lược của Chúa Giê-xu.
CHÚ THÍCH
1 Một số học giả, như Henry Latham, đã chủ trương rằng trước ngày phong tước cho các sứ đồ, mối quan tâm trước hết của Đức Chúa Giê-xu là lo cho đám quần chúng, rồi sau đó mới chuyển qua cho các môn đồ, và đặc biệt là 12 người . Chủ trương ấy có được Kinh Thánh chứng minh cho không thì chúng ta không rõ, nhưng sự thật hiển nhiên là Đức Chúa Giê-xu mỗi ngày một hết sức lo cho nhóm sứ đồ của Ngài.
2 Sự kiện này đã được các môn đồ nhìn nhận một cách cảmđộng như chúng ta đã thấy lờicủa Phi-e-rơ nói trong Cong Cv 10:40, 41.
3 Đọc đến đây người ta không thể nào không chú ý rằng trong các sách Tin Lành thường đề cập đến “các môn đồ” như một đoàn thể nhiều hơn là nhắc đến một môn đồ cá nhân nào đó. T.Ralph Morton còn nhận xét rằng phần nhiều những lần đề cập đến những cá nhân đều chỉ nói đến những thất bại của họ, trong khi ấy thì những lần đề cập đến tập thể thì thường nói đến sự vui mừng, hiểu biết và thành công.