CHƯƠNG 3 

SỰ DÂNG MÌNH: Ngài đòi hỏi sự vâng phục

Hãy gánh lấy ách của Ta ( Mathio 11:29)
Chúa Giê-xu muốn cho những người được Ngài ở với vâng lời Ngài. Ngài không đòi hỏi họ phải lanh lợi, nhưng họ phải trung thành. Đó là đặc điểm để ta nhận ra họ. Họ được gọi là “môn đồ” Ngài, nghĩa là họ là “học trò” của Ngài. Phải khá lâu về sau nầy người ta mới bắt đầu gọi họ là Cơ Đốc Nhân (Cong vu 1:26), nhưng điều không thể tránh được là những người học trò biết vâng phục vẫn luôn luôn phải bắt chước hành vi cữ chỉ của người lãnh đạo mình.
Bài học nhập môn đơn gĩan này rất lạ, nếu chúng ta không muốn bảo là khiến người ta kinh ngạc. Không một môn đệ nào của Chúa đã bị đòi hỏi một câu xưng nhận đức tin hay chấp thuận một bài tín điều nhất định ngay từu đầu, dầu chắc chắn là họ đều nhận biết Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si-a (Giang 1:41, 45, 49; Luca 5:8). Lúc đó, họ chỉ bị đòi hỏi một điều duy nhất là theo Chúa. Tóm lại, trong lời mời gọi đầu tiên rõ ràng có ẩn tàng một lời kêu gọi hãy có đức tin nơi thân vị Đấng Christ và vâng theo lời Ngài. Nếu họ chưa hiểu được điều đó từ đầu, thì họ phải ý thức khi họ tiếp tục đi theo Thầy. Không một ai có thể đi theo một người mình không tin cậy, cũng như người đó sẽ không bao giờ thành thật bước đi bằng đức tin nếu không sẵn lòng tuân hành những gì kẻ lành đạo mình nói ra.
CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ 
Thoạt đầu, việc đi theo Chúa Giê-xu xem ra có vẻ dễ dàng, những sở dĩ như thế là vì họ đãchưa theo Ngài thật xa. Chẳng bao lâu, họ thấy rõ là làm môn đệ của Đấng Christ bao gồm là một cái gì nhiều hơn là việc vui mừng nhận lấy lời hứa về Đấng Mê-si-a nó có nghĩa là đặt cả đời sống mình để vâng phục quyền tể trị tuyệt đối của Thầy. Không thể có sự dung nhược được: “không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được, vì sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ này mà khinh dễ chủ kia. Các ngươi khôngthể đã làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi ma môn nữa”. (16:13). Phải dùng hoàn toàn từ bỏ tội lỗi. Những mẫu mực tiêu chuẫn cũ, những thói quen và vui thú thế gian sẽ bị vứt bỏ để sống phù hợp với những kỷ luật mới của Nước Đức Chúa Trời ( Mathio 5:1-7:29; Luca 6:20-49). Tiêu chuẫn duy nhất để hành động bây giờ là tình yêu trọn ven ( Mathio 5:48), và tình yêu ấy phải tự biêu hiện trong việc vâng phục Đấng Christ (Giang 14:21, 23), thể hiện trong việc tận tụy đối với những người Ngài đã chịu chết để cứu chuộc ( Mathio 25:31-36). Có một thập tự giá trong việc nầy đó là tự ý từ bỏ bản ngã vì cớ kẻ khác (Mac 3:34, 38; 10:32-45; Mathio 16:24-26; 20:17-28; Luca 9:23-25; Giang 12:25, 26; 13:1-20).
Đây là một lời dạy dỗ mạnh bạo. Đã có rất ít người học nổi. Họ thích kể vào số người theo Chúa khi Ngài dùng bánh và cá khién họ no nê, nhưng khi Chúa Giê-xu bắt đầu đề cập đến đức hạnh thuộc linh thực sự cần thiết cho Nước Trời và sự và sự hi sinh để hoàn thành Nước ấy (6:25-59), thì nhiều môn đệ Ngài đã “trở lui, không đi với Ngài nữa” (6:66), họ cho rằng “ Lời dạy đó thật khó ai nghe được?” (6:60). Điều đáng ngạc nhiên là Chúa Giê-xu đã không chạy theo họ để cố giữ họ lại trong danh sách những kẻ thuộc về Ngài. Ngài đang huấn luyện các cấplãnh đạo Nước Trời, và nếu họ vốn là những bình xứng đáng được sử dụng, thì họ phải trả một giá.

PHẢI TRẢ MỘT GIÁ 
Như thế, những người không thể đi suốt con đường đã ngã xuống bên đượng rất đúng lúc. Họ đã tự mình tách rời khỏi số người được chọn vị cớ lòng vị kỹ của họ. Gui-đa người đã bị gọi là ma quỉ (Giang 6:70) vẫn bám sát cho đến cùng, nhưng rồi lòng tham của ông ta cũng đã bộc lộ ( Mac  14:10, 11, 43, 44; Mathio 26:14-16, 47-50; Luca 22:3-6, 47-49; Giang 8:2-9). Không thể nào theo Chúa Giê-xu trong suốt cả đời Ngài mà không chịu xây bỏ thế gian, và những ai giả bộ thẻo Ngài kiểu ấy chỉ chuốc lấy đau buồn và thảm họa cho linh hồn mình ( Mathio 27:3-10; Cong vu 1:18, 19).
Có lẽ vì lý do đó, Chúa Giê-xu đã nghiêm khắc phán cùng thầy giáo đã đến và nói “Thưa thầy, thầy đi đâu tôi sẽ theo đó!” . Ngài đã thành thật bảo với người có vẻ muốn tình nguyện phục vụ ấy rằng điều không phải là dể dàng. “Con cáo có hang, chim trời có tổ, song con người không có chỗ gối đầu” ( Mathio 8:19, 20; Luca 9:57, 58). Một môn đệ khác đã muốn từ chối việc bị bắt buộc phải trực tiếp vâng phục Ngài băngd cách viện cớ mình phải trở về nhà lo cho cha già, nhưng Chúa Giê-xu đã không cho phép bất cứ một sự trì hoãn nào. Ngài phán: “Hãy theo Ta, và để kẻ chết chôn kẻ chết. Còn người, hãy đi rao giảng Nước Đức Chúa Trời” (Mathio 8:21, 22; Luca 9:59, 60). Một người khác nữa tỏ ra rằng mình muốn theo Chúa Giê-xu nhưng theo điều kiện của riêng mình. Người ấy muốn giã từ gia đình trước khi đi, Có lẽ nghĩa rằng làm việc đó thì mình có nhiều thì giờ vui sướng. Nhưng Chúa Giê-xu đã nói thẳng với người ấy rằng: “ Ai đã ra tay cầm cày, còn ngó lại đằng sau, thì không xứng đáng với Nước Đức Chúa Trời” (9:62). Chúa Giê-xu không có thì giờ cũng như không muốn có những nguời muốn làm đồ đệ của Ngài nhưng theo điều kiện riiêng của họ.
Cho nên người nào muốn làm đồ đệ thì phải trả một giá “Vì trong các ngươi có ai là người muốn xây dựng một cái tháp mà trước hết không ngồi tính phí tổn cho biết mình có đủ của đặng làm cho xong việc cùng chăng, hay sao?” (14:28). Nếu không àlm như vậy tức là chuốc lấy sự chê cười của thế gian về sau. Điều này cũng đúng cho trường hợp môt vị vua đi đánh giặc nhưng không cịu tính trước khi gây chiến. Chúa Giê-xu đã tóm tắt lại như sau : Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình co, thì không được làm môn đồ Ta” (14:33 cũng xem Mac  10:21; Mathio 19:21; Luca 18:22
ÍT NGƯỜI CHỊU TRẢ GIÁ
Thật ra, khi bọn người thoạt đầu lìa bỏ Ngài tại Ca-bê-na-um bởi vì Ngài không chịu thõa mãn những điều thông thường mà họ muốn, Chúa Giê-xu chỉ có một số rất ít người theo mình. Ngài đã quay lại 12 môn đệ và hỏi: “ Còn các ngươi cũng muốn lui chăng?” (Giang 6:67). Đay là một câu hỏi vô cùng quan trọng. Nếu số ít người đó cũng bỏ, không theo Ngài nữa thì còn gì chúc vụ Ngài? Nhưng Si-môn Phi-e-rơ đã trả lời: “Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời. Chúng tôi đã tin nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời” (Giang 6:68, 69). Mấy lời này của vị sứ đồ đã an ủi Thầy mình rất nhiều, vì từ đó về sau, Chúa Giê-xu đã bắt đầu nói cho các môn đệ cách tỏtường thẵng thắn hơn.
VÂNG LỜI LÀ HỌC BIẾT
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các môn đệ đã hiểu ngay được tất cả mọi điều Chúa phán. Trái lại, khảnăng tiếp thu các Lẽ thật sâu xa hơn về chức vụ cứu chuộc của Chúa vẫn bị hạn chế bởi đủthứ giới hạn của thể xác con người hạn chế. Sau lời xưng nhận hệ trọng tại Sê-sa-rê Phi-líp, khi Chúa Giê-xu bảo cho các môn đồ biết rằng Ngài sẽ bị các lãnh tụ tôn giáo tại Giê-ru-sa-lem giếp chết thi Phi-e-rơ đã trách Ngài rằng: “Hởi Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy, sự đó sẽ không sảy đến cho Chúa đâu!” ( Mathio 16:22 xem thêm Mac 8:32). Như thế chưa phải là hết. Chúa Giê-xu cảm thấy buộc phải lặp đi lặp lại nhiều lần về sự chết của Ngài và ý nghĩa của sự chết ấy cho họ; nhưng thực sự họ vẫn không hiểu cho đến khi Ngài bị nộp vaog tay những kẻ thù địch Ngài.
Tự nhiên vì không hiểu rõ sứ điệp của Thập tự giá, nên ban đầu họ phân vân, không biết rõ địa vị của chính họ trong Nước của Chúa. Thật là khó khăn cho họ tiếp nhận lời dạy dỗ về sự hạ mính phục vụ kẻ khác (Luca 22:24-30; Giang 23:1-20). Họ cãi nhau về vấn đề ai sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời (Mac  9:33-37; Mathio 18:1-5; Luca 9:46-48) Gia-cơ và Giăng muốn được những địa vị cao cảnhất (Mac 10:35-37; Mathio 20:20), còn mười sứ đồ kia đã bộc lộ lòng ghen tị bất mãn về điều đó (Mac 18:41; Mathio 20:24). Họ đã tỏ ra cay cú cách không cần thiết trong viện phê phán những ai không đồng ý với mình (Luca 9:51-54). Họ đã “nổi giận” với các bậc cha mẹ muốn Chúa Giê-xu chúc phước cho con cái họ (Mac 10:13). Rõ ràng là họ chưa từng trải đúng mức để thực hành ý nghĩa của việ theo Đấng Christ.
Nhưng Chúa Giê-xu vẫn kiên trì chịu đựng những khuyết điểm rất “người” của các môn đệ được Ngài tuyển chọn, bởi vì dầu yếu đuối, họ đã có lòng muốn theo Ngài. Sau lần kêu gọi đầu tiên đã có một thời gian ngắn họ trở về với nghề đánh cá (1:16; Mathio 4:18; Luca 5:2-5 cũng xem Giang 1:35-42). Nhưng việc họ trở về đó như không do sự vâng phục của họ. Có lẽ chỉ vì họ chưa hiểu được ý định của Ngài đối với vai trò lãnh đạo của họ, hoặc là Ngài chư bày tỏ ý định đó cho họ. Dầu sao, từ lúc Ngài hiện ra đng khi họ làm việc để kêu gọi họ theo Ngài ngỏ hầu trở thành những kẻ lướt với người “Họ đã bỏ cả mọi sự mà theo Ngài” (LuLc 5:11; Mat Mt 4:22; Mac Mc 1:20). Sau đó, dầu còn nhiều điều nữa phải học hỏi, họ vẫn có thể bảo rằng họ luôn luôn giữ lòng chân thật dâng mình cho Đấng Christ (Mac Mc 10:28; Mat Mt 19:27; LuLc 18:28). Với những người như thế, Chúa Giê-xu sẵn lòng bỏ qua mọi điều sảy ra do sự chưa trưởng thành thuộc linh của họ. Ngài biết rằng một khi đã lớn lên trong ân điển và sự thông biết, họ sẽ khắc phục được những khuyết điểm kia. Khả năng tiếp nhận sự mạc khải của họ sẽ phát triển nếu như họ cứ tiếp tục thi lẽ thật nào họ biết.
Như thế, vâng lời Đấng Christ chính là phương pháp nhờ đó những kẻ theo Ngài học thêm về chân lý. Ngài đã không đòi hỏi các môn đệ phải theo những gì họ không biết là thật., nhưng không có thể một ai có thể theo Ngài mà không hề học được điều gì là thật (GiGa 7:17). Cho nên Chúa Giê-xu đã không khuyến giục các môn đệ Ngài dâng đời sống cho một giáo lý, nhưng cho Đấng vốn là giáo lý, và chỉ khi nào họ cứ tiếp tục trong lời Ngài, họ mới có thể biết được chân lý (8:31, 32).
CHỨNG CỚ CỦA TÌNH YÊU
Sự vâng phục tuyệt đối được diển tả như là biểu hiện của tình yêu. Bài học này đã được nhấn mạnh càng hơn trong đêm trước khi Chúa Giê-xu chịu chết. Đang lúc các môn đồ quây quần chung quanh Ngài tại phòng cao sau bữa ăn lễ Vượt Qua Chúa Giê-xu đã nói: “Nếu các ngươi yêu mến Ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến Ta, người nào yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu mến lại. Ta cũng sẽ yêu người đó và tỏ cho người đó biết Ta…Nếu ai yêu mến Ta thì vâng giữ lời Ta, Cha Ta sẽ thương yêu người đó, chúng ta cùng đến cùng người và ở trong người. Còn kẻ nào chẳng yêu mến Ta thì không vâng giữ lời Ta và lời các người nghe đó chẳng phải bởi Ta, nhưng bởi Cha Ta là Đấng đã sai Ta đến…Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta thì sẽ ở trong tình yêu thương của Ta, cũng như chính Ta đã vâng giữ điều răn của Cha Ta đầy này. Các ngươi hãy yêu thương nhau cũng như Ta đã yêu các ngươi…Ví thử các ngươi làm theo điều Ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu Ta” (GiGa 14:15, 21, 23, 24; 15:10, 12).
ĐƯỢC CHÚA GIÊ-XU CHỨNG MINH
Cố nhiên, sự vâng phục tuyệt đối ý chỉ của Đức Chúa Trời vốn là nguyên tắc chỉ đạo cho cả đời sống của chính Đấng Christ. Trong nhân tánh, Ngài luôn thuận theo ý chỉ của Cha Ngài, khiến Đức Chúa Trời có thể sử dụng đời sống Ngài hoàn toàn phù hợp với mục đích Ngài đã vạch ra. Ngài thường lặp lại điều đó. “Đồ ăn của ta tức là làm theo ý muốn của Đấng sai Ta làm trọn công việc Ngài” (3:34). “Ta chẳng tìm ý muốn của Ta, nhưng tìm ý muốn của Đấng đã sai Ta” (5:30 cũng xem 6:38). “chính Ta đã vâng giữ các điều răn của Cha Ta và cứ ở trong sự yêu thương Ngài” (15:10 xem thêm 17:4). Việc nầy có thể tóm tắc trong tiếng kêu của Ngài trong vườn Ghết-sê-ma-nê: “Xin ý Cha được nên, chớ không theo ý con” (LuLc 22:42 cũng xem thêm Mac Mc 14:36; Mat Mt 26:36, 42, 44).
Thập tự giá chỉ là tuyệt đỉnh của Chúa Giê-xu hoàn toàn vâng phục ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nó chứng tỏ rằng không bao giờ có thể lầm lẫn được trong vấn đề vâng phục. Nó luôn luôn là một sự vâng phục cho đến chết.
Các lãnh tụ tôn giáo tư tưởng thế gian lúc đó đã nói lên sự thật khi họ chế giễu Ngài : “Hăn cứu kẻ khác mà không cứu mình được” (Mac Mc 15:31; Mat Mt 27:42; LuLc 23:35). Lẽ dĩ nhiên, Ngài không thể tự cứu. Ngài đã đến để cứu thế gian. Ngài đã đến “không phải để người ta hầu việc mình song để hầu việc người ta” (Mac Mc 10:45; Mat Mt 20:28). Ngài đã đến “để tìm và cứu kẻ hư mất” (LuLc 19:10).
Ngài đã đến để dâng mình làm một sinh tế cho Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi của tẩt cả mọi người. Ngài đã đến đễ chịu chết. Không có một phương pháp nào thõa mãn được điều luật xâm phạm của Đức Chúa Trời.
Thập tự giá đã được chấp nhận từ trước đó (KhKh 13:8 cũng xem Cong Cv 2:32), khiến cho mỗi bước Đấng Christ đi trên đất, Ngài đều ý thức và chấp nhận trương trình đời đời của Đức Chúa Trời đối với đời sống Ngài. Khi Chúa Giê-xu nói về sự vâng phục như thế, thì đó là một cái gì đó mà một sứ đồ có thể nhìn thấy thể hiện trong con người nhập thể của Ngài. Như Chúa Giê-xu đã nói: “Ta đã làm gương cho các ngươi, để các người cũng làm như ta đãlàm cho các ngươi. Quả thật Ta nói cùng các người đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình, sứ giã cũng chẳng lớn hơn kẻ sai mình. Ví bằng các người biết sự này thì có phước miễn là các người chú tâm làm theo” (GiGa 13:15, 16, 17). Không một ai có thể bỏ qua bài học này. Chúa Giê-xu đã được phước khi làm theo ý muốn của Cha Ngài thế nào, thì những kẻ theo Ngài thì cũng tìm được phước hạnh cho mình y như vậy. Đó là nhiệm vụ độc nhất của người đầy tớ. Điều này đúng với Chúa Giê-xu, nên đối với các môn đệ thì cũng không thể chấp nhận một điều gì khác kém hơn. (LuLc 17:6-10 cũng xem 8:21; Mac Mc 3:35; Mat Mt 12:50).
NHẮM VÀO NGUYÊN TẮC
Tuy nhiên, trên quan điểm chiến lược, đólà phương pháp duy nhất để Chúa Giê-xu có thể dùng lời Ngài hầu uốn nắn đời sống của họ. Nếu không có nó, tính tình của các môn đệ cũng như ý định Ngài sẽ không thể nào phát triển được. Người cha phải dạy cho con cái vâng phục mình nếu người ấy muốn chúng nó trở nên giống mình.
Cũng phải nhớ rằng Chúa Giê-xu đang đào tạo những người lãnh đạo Hội Thánh Ngài để chiến thắng để chinh phục và không một ai có thể trở thành lãnh tụ trong tuơng lai của mình ra khỏi hàng ngũ, luôn huấn luyện cho họ biết tính cách cần thiết phải tuân theo theo kỷ luật, và tôn trọng uy quyền. Dưới quyền điều khiển của Ngài không thể nào có sự bất phục tùng. Không ai biết nhiều hơn Chúa Giê-xu rằng các lực lượng của Sa-tan, của sự tối tăm đang chống lại họ vốn được tổ chức hẳn hoi, được trang bị đầy đủ, kẻ khiến cho công cuộc phổ biến Tin Lành cách lấy lệ thành ra vô hiệu quả. Họ không sao thắng nỗi các quyền lực của ma quỷ trên thế gian nầy, trừ khi họ tuyệt đối bám sát vào Ngài là Đấng duy nhất biết rõ chiến lược để thắng. Điều đó đòi hỏi phải tuyệt đối vâng theo ý chỉ của Thầy, dầu sự vâng phục đó có nghĩa là hoàn toàn từ bỏ ý tiêng.

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG NGÀY NAY
Ngày nay, chúng ta phải học lại bài học này. Không thể nào lẫn tránh các mệnh lệnh của Đấng Christ. Chúng ta đang lâm chiến, mà kết quả của trận chiến tranh ấy là vấn đề sinh tử. Chúng ta còn dửng dưng đối với nhiệm vụ của mình ngày nào, thì chính nghĩa của Đấng Christ bị thất bại ngày ấy. Nếu chúng ta đã học được một lẽ thật sơ đẵng hơn hết về nhiệm vụ của một môn đệ, thì Lẽ thật ấu chúng ta phải biết rằng mình đã được kêu gọi làmđầy tớ của Chúa chúng ta và vâng theo lời Ngài . Nhiệm vụ của chúng ta biết là Ngài muốn mình làmngay bây giờ Có lẽ sự hiểu biết của chúng ta rất non nớt chắc chắn chúng ta sẽ chẳng bao giờ tiến xa được trong đời sống và sứ mệnh của Ngài. Trong Nước Trời không có chỗ nào cho kẻ chễnh mãng bởi vì một thái độ như thế chẳng những ngăn chặn sự lớn lên trong ân điển và trong sự thông biết Chúa, mà còn tiêu diệt tất cả những gì có ích trên chiến trường phổ biến Tin Lành của thế gian.
Chắc có người hỏi tại sao hiện nay có vô số người tự xưng là Cơ Đốc Nhân, nhưng lại cằn cỗi, không thấy lớn lên và bất lực trong việc làm chứng đạo? Hoặc đặt vấn đề cách bao quát hơn, là tại sao Hội Thánh hiện đại đã tỏ ra thất bại trong việc làm chứng cho thế gian? Phải chăng tại vì hàng giáo phẩm cũng như giới tín đồ đều dửng dưng với các mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, hay ít ra cũng có một thứ tự mãn đối với địa vị kém sút của mình? Sự vâng phục của Thập tự giá ở đâu? Cố nhiên dường như những lời dạy dỗ của Đấng Christ về sự từ chối mình và dâng mình trọn vẹn đã bị thay thế bằng một thứ triết lý rất hợp thời, được mọi người kính trọng, là “hãy làm điều anh thích”.
Một thảm họa tràm trọng là người ta chẳng làm gì mấy để cữu vãn tình thế, ngay cả đối với những người có ý thức được việc đang sảy ra. Chắc chắn rằng việc phải làm hiện tại không phải là thất vọng, nhưng là hành động. Đã đến lúc Hội Thánh phải giải thích và thực thi điều kiện làm môn đệ Chúa cho những người gia nhập làm thuộc viên của Hội Thánh . Nhưng chỉ một hành động đó mà thôi thì chưa đủ. Những môn đồ cần có những lãnh tụ, và điều đó có nghĩa là trước khi muốn làm cái gì đó lớn lao cho các thuộc viên của Hội Thánh nói chung, chúng ta phải làmmột cái gì cho các chức viên của Hội Thánh nói riêng. Nếu công tác ấy có vẻ quá lớn lao, chúng ta sẽ phải bắt đầu như Chúa Giê-xu bằng cách tuyển chọn một số ít người và đặt vào lòng họ ý nghĩacủa sự vâng phục.
Khỉ khi nào nguyên tắc này được chấp nhận và thi hành, chúng ta mới có thể phát triển đầy đủ tương hợp với giai đoạn tiếp the ỏtong chiến lược chinh phục của Chúa Giê-xu.
CHÚ THÍCH
1 Ít nữa là mười sáu lần trước khi Đức Chúa Giê-xu bị quân lính bắt, Ngài đã nói về sự đau khổ và sự chết của Ngài . Như lần đầu tiên Ngài đề cập đến vấn đề ấy có phủ nhận một màn huyền nhiệm, nhưng sự ám chỉ cũng khá rõ – đó là sự so sánh thân thể của Ngài với sự phá vỡ đền thờ (Giang 2:19), sự đề cập đến Con Người bị treo lên như con rắn bằng đồng (3:14), sự nhận xét về Ngài được cất đi như một chàng rễ (Mac 2:20; Mathio 9:15).

2 Luca 5:35, sự so sánh Ngài với bánh sự sống bị bẻ ra và được người ta ăn (Giang6:51-58), và có thể lắm là sự đề cập đến tiên tri Giô-na như một phép lạ (Mathio 16:4). Tiếp theo lời khẵng định can đảm của Phi-e-rơ tại Sê-sa-rê Phi-líp, Đức Chúa Giê-xu cũng bắt đầu bày tỏ cac môn đồ của Ngài một cách dạn dĩ hơn để họ biết rằng Ngài “ phải đi đến tành Giê-ru-sa-lem, phải chịu tại đó nhiều sự khốn khổ bởi những người trưởng lão, thầy tế lễ cả, cùng thầy thông giáo và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại” (Mac  8:31; Mathio 16:21; Luca 9:22). Và kể từ đó Ngài phán trước một cách tỉ mỉ về sự chết và sự sống lại của Ngài khi Thầy trò đi băng qua sứ Ga-li-lê (Mac  9:30-32; Mathio 17:22, 23; Luca 9:43-45). Và một lần nữa trong cuộc hành trình chót của Ngài lên thành Giê-ru-sa-lem sau khi hành chức vụ tại Bê-rê (Mac 10:33, 34; Mathio  20:18, 19; Luca 18:32, 33). Sự chết của Đức Chúa Giê-xu là đề tài trong cuộc đàm đạo của Ngài với Môi-se và Ê-li trên núi Hóa Hình (Luca 9:31). Sự kiện này cũng có hàm ý nhận xét của Ngài về một đấng tiên tri phải chết ngoài thành Giê-ru-sa-lem (13:33). Cũng như lần Ngài đề cập đến việc Ngài chịu đạu đớn và bị dân chúng loại bỏ trước khi Ngài hiện đến trở lại trong sự vinh hiển (17:25). Ngài tự so sánh Ngài như một người Chăn Chiên Tốt “vì chiên mình phó sự sống mình” (Giang 10:11, 18), như một hạt lúa mì phải rơi suống đất và chết trước khi có kết quả (12:24). Một vài ngày trước Lễ Vượt Qua sau cùng, Đức Chúa Giê-xu nhắc lại với các môn đồ Ngài rằng “ Ngài sẽ bị nộp và chịu đóng đinh trên Thật Tự Giá” ( Mathio  26:2), và sau đó cũng trong ngày hôm ấy Ngài đã giải thích trong nhà của Si-môn người đã mắc bệnh phung bằng dầu thơm quí giá mà Ma-ri đổ ra sức chơn Ngài là sự chuẫn bị để an táng Ngài (Mac 14:18; Mathio 26:12). Sau hết, trong bữa ăn tối cuối cùng với các môn đồ mình Ngài nói về sự đau đớn sắp sảy ra cho Ngài (Luca 22:15), và rồi khởi sướng lên lễ kỹ niệm về sự chết của Ngài bằng cách ăn bánh và uống rượu nho (Mac  14:22-25; Mathio26:26-29; Luca 22:17-20).