Nếu chúng ta phải thông giải Kinh Thánh theo văn phạm, thì chúng ta cần phải biết về văn phạm. Phải xem lại các sách về văn phạm. Phải biết rõ các thành phần trong ngôn ngữ: danh từ, động từ, đại danh từ, tĩnh từ, trạng từ, giới từ, liên từ và thán từ. Điều quan trọng là biết các thành phần liên hệ với nhau ra sao trong câu. Bạn không cần phải biết hết những điểm tinh tế, nhưng phải biết hết những điều căn bản.
Trong một câu thông thường, những gì ở trong câu đều nói về chủ từ. Chủ từ là cái gì đó, làm cái gì đó, hay được hoặc bị một điều gì đó: Nam là một đứa bé. Nó hái trộm trái cây và bị ba nó đánh đòn. Thường thường chủ từ nằm ở đầu câu. Thượng Đế là tình thương, câu nầy nói về Thượng Đế. Có đôi khi trong thi ca người ta đảo ngược chủ từ ra sau. Nhưng phải cẩn thận, khi ta nói “tình thương là Thượng Đế” thì câu nói đã đổi nghĩa. Có người cho rằng hai câu trên cũng cùng một nghĩa, nhưng như vậy là đồng hóa Thượng Đế với tình thương. Tình thương của bà mẹ không phải là Thượng Đế. Vậy ta phải để ý xem thứ tự của chữ ảnh hưởng tới ý nghĩa như thế nào.
ĐỘNG TỪ VÀ THÌ CỦA ĐỘNG TỪ.
– Động từ là những chữ biểu lộ “hành động” trong câu.
– Phải biết thì của động từ: “tôi ăn” “tôi đã ăn” “tôi sẽ ăn”.
1. Quá khứ
Nói về chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Có thể chỉ xảy ra một lần trong quá khứ. RoRm 7:9, “Tội lỗi đã sống lại và tôi đã chết ” có thể xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại như một thói quen trong quá khứ. ICo1Cr 13:11, “tôi nói như con trẻ… suy xét như con trẻ. ”
2. Hiện tại
Chỉ một chân lý phổ quát, không bị giới hạn bởi thời gian. GiGa 4:24 “Đức Chúa trời là sự yêu thương ” hay là diễn tả một điều gì luôn luôn là như vậy. LuLc 12:54 “Ngài lại phán cùng đòan dân rằng: Khi các ngươi thấy đám mây nổi lên phương tây, liền nói rằng: Sẽ nóng nực, thì quả có vậy. ” Việc nầy luôn luôn xảy ra như thế. Mat Mt 23:13 “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước mặt người ta, các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở. ” Chỉ một thái độ và hành động cứ tiếp tục xảy ra. Cũng có thể chỉ về tương lai thường xảy ra ngay sau đó. 26:2 “ Đến lễ Vượt Qua”.
3. Tương Lai
Thường thỉ về những gì xảy ra trong tương lai. GiGa 14:3 , “ta sẽ đến ”. Nhưng cũng có khi dùng như một mệnh lệnh. Mat Mt 5:21 “Ngươi không được giết người. ” Vấn đề đặc biệt thuộc lời tiên tri, nhất là Cựu Ước (Chương 19 số 4). Hầu hết những lời tiên tri về tương lai đều dùng thì tương lai nhưng không phải tất cả. Ví dụ : EsIs 53:1-12 hầu hết dùng quá khứ nhưng chỉ về Chúa Cứu Thế trong tương lai, đôi khi thì hiện tại lại dùng chỉ tương lai. IGi1Ga 3:6, người nào phạm tội thì đã không thấy hoặc biết Đức Chúa Trời. Có phải theo nghĩa tuyệt đối không?
Xem thì hiện tại của “phạm tội”. Thì hiện tại có nhiều nghĩa. Cần xem văn mạch.
a. IGi1Ga 2:11-14 Giăng viết cho tín hữu.
b. Rõ ràng là ông nói họ có thể phạm tội.
c. Ông gồm luôn cả ông trong đó (1:8, 3:16-18).
Vậy ai phạm tội đều không phải là Cơ-đốc nhân không? Nếu vậy tại sao ông nói: “Tôi viết cho anh em để anh em không phạm tội ” (2:1) và “Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội, thì chúng ta lừa dối mình. ” (1:8). Thì hiện tại đây có ý chỉ liên tục, thói quen cứ làm hoài hoài, chứ không phải một lần vấp ngã.
ĐẠI DANH TỪ, CHỦ HỮU TỪ LIÊN TỪ (Pronouns, Genetives and Conjunctions)
Động từ là hành động của chủ từ đối với túc từ. Đôi khi tương quan này không có nghĩa. Ví dụ: tôi thương con tôi hơn vợ tôi. Câu này có thể có nghĩa: “tôi thương con tôi hơn tôi thương vợ tôi.” Hoặc, “tôi thương con tôi hơn vợ tôi thương con tôi.”
Đại danh từ này dùng thay thế danh từ làm chủ từ hay túc từ, đôi khi không rõ nghĩa lắm, nhất là khi có nhiều nhân vật trong cùng một câu chuyện.
Thay đổi liên từ trong một câu thường làm đổi nghĩa câu đó. Xem câu : “Tôi ăn rau và tôi mạnh”. Thay liên từ và bằng những liên từ nên, vậy mà, mặc dầu, nhưng và xem nghĩa câu thay đổi như thế nào.
Ví dụ: 3 chữ “vì” trong LuLc 12:15, 22, 32 khác nhau.
Vài qui tắc hướng dẫn
1. Nếu có câu hay đoạn không rõ nghĩa, hãy tìm chữ chìa khóa và xem văn phạm của nó, nó thuộc loại từ gì, liên hệ với các từ ngữ khác như thế nào.
2. Xem liên hệ của từ ngữ này với những từ ngữ chung quanh nó.
3. Xem trong phần này nó có thể có bao nhiêu nghĩa.
4. Nếu có nhiều nghĩa, hãy xét tới nguyên tắc khác.
Xem IICo 2Cr 5:19. “Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ làm cho thế gian hòa lại với Ngài. ” Đại danh từ Ngài chỉ về Đức Chúa Trời hay Đấng Christ? Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ làm cho thế gian hòa lại, hay Đức Chúa Trời làm cho thế gian hòa lại trong Đấng Christ?