PHẦN 29
HAI TRIỀU ĐẠI EDWARD VI VÀ MARY ( 1547-1558)
Edward VI là con của Jane Seymour, bà vợ thứ ba của Henry VIII, lên ngôi khi vừa được chín tuổi, một cậu bé nghiêm trang. Khi nhận phong vương, người ta trình cho vua ba thanh gươm tượng trưng cho ba vương quốc, tục truyền rằng cậu bé có hỏi thanh gườm thứ tư – tức là Kinh Thánh mà cậu gọi là ‘gươm của Thánh Linh … đáng quí hơn các gươm kia’. Trong 6 năm trị vì, nước Anh người theo Tin Lành càng nhiều, vua Edward cũng hiểu nhanh mọi việc của Hội Thánh và chính phủ. Khi Edward còn nhỏ, Hội Đồng Cố Vấn chọn công tước Somerset là cậu của vua, một quần thần giỏi và hoạt động, giao quyền bảo vệ nước Anh. Somerset có thiện chí và thiện cảm với Tin lành, tin ở tự do tôn giáo va chính trị, thương người nghèo và người bị mất tài sản. Tuy nhiên ông cũng là người của thời đại và cũng có tham vọng vật chất và thế lực. Cần vật liệu xây lâu đài cho mình, ông không ngại phá một phía cửa nhà thờ St. Paul, và dự bị phá luôn cả nhà nguyện Westminster Abbey, nhưng vị Mục Sư quản nhiệm ở đó can ngăn kịp thời. Ông cho phép những người cải cách Tin Lành tự ý đổi những tập tục tôn giáo tại Anh, nên tạo cơ hội cho những bất hòa cay đắng và những phản kháng của dân chúng nữa.
Thời đó Thomas Cranmer, vị Tổng Giám Mục học giả ở Canterbury cho rằng những luật lệ tôn giáo mới không cải cách Hội Thánh cách tốt đẹp được, ông bèn khởi sự xét lại cách thờ phượng và các bí tích của Hội Thánh Trung cổ. Năm 1549 ông và môt vài bạn đưa ra quyển Sách Cầu Nguyện Đầu Tiên Của Edward VI vì có ý muốn khôi phục lại tinh thần thờ phượng của người Cơ-Đốc ban đầu. Ông dịch lại các bài học từ tiếng La Tinh cổ ra tiếng Anh, làm đơn giản và bỏ các chi tiết mê tín, và dùng thì giờ đọc Kinh Thánh làm phần chính trong lễ thờ phượng.
Từ Coverdale dịch Thi Thiên ra thành thơ, đến Cranmer lượm lặt những văn bản dịch hay dễ cảm động người đọc, nay Kinh Thánh đã thành một tác phẩm Anh Ngữ. Thế kỷ tiếp, dầu còn xảy ra nhiều biến cố tôn giáo, Kinh Thánh vẫn còn nguyên , chỉ thay đổi ít và thành thông lệ cho lễ thờ phượng tại các nhà thờ Anh Giáo. Từ bấy giờ người đến dự có thể hiểu được những lời lẽ trong giờ lễ và tích cực dự phần trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Hồi đó, Cranmer cũng soạn một bản xưng nhận đức tin mục đích là để loại trừ những ý tưởng tà đạo đương thời và để làm nền móng cho sự hợp nhất. Những điều tin nhận này được gọi là 42 Điều Khoản được vị vua trẻ tuổi chấp thuận trước khi vua qua đời năm1553
Người kế nghiệp vua là Mary,người chị cùng cha khác mẹ, là một tín đồ Công giáo, Mary trị vì năm năm , khôi phục lại uy quyền Giáo Hoàng tại Anh và áp dụng lại các luật chống tà giáo đã có từ thời Trung Cổ. Mary cũng yêu càu khâm sai Reginald Pole, người trong hoàng tộc, đã ở ngoài nước nhiều năm trở về để đại diện cho Giáo Hoàng. Ông này trở lại nước Anh cách tưng bừng, trong thuyền đi ngược dòng sông Thames, mui thuyền có trang trí bằng một cây thập tự bóng lộn. Sau khi ngỏ lời trước Quốc Hội, ông ban phép tha tội cho toàn quốc, và như vậy nước Anh không phải ân hận gì về việc cũ, theo tà giáo và chia rẽ. Tuy vậy, Khâm Sai Pole là người không thực tế không nhìn rõ hoàn cảnh sinh hoạt ở Anh, nên không giúp được Nữ Hoàng Mary đối phó với Tin Lành và ngăn chặn phong trào này. Mary lấy Philip II ở Tây Ban Nha, ông này cũng là người ủng hộ Công Giáo có danh ở Au Châu. Nhưng hạnh phúc chẳng thấy đâu, Mary lại bị dân chúng chê bai và Giáo Hội Công Giáo cũng chẳng tiến hơn được bước nào. Cuối cùng, khi biết không khôi phục lại đuợc Hội Thánh La Mã ở Anh, Mary cùng các cố vấn đổi sang chính sách đàn áp. Gần 300 nhà cải cách Anh đã phải bị xử tử, nhiều người trong số đó bị đốt, vì bà hoàng tin rằng chỉ có lửa mới rửa được nước Anh khỏi những tội nặng nề đã phạm.
John Rogers, Mục Sư nhà thờ St Paul bạn thân của Tyndale và phụ trách về mọi bản văn Tyndale đã viết ra, là người tử đạo đầu tiên bị thiêu tại Smithfield ngoại ô Luân Đôn. Dân chúng Luân Đôn hò reo ca tụng ông khi ông tiến đến hỏa đài.
Ngày 16 tháng 10, 1955, trước cửa trường Baliel College ở đại học Oxford, Hugh Latimer và Nicholas Ridley, hai nhà cải cách có danh và đức độ, cũng bị thiêu. Trước khi chết Latimer an ủi Ridley: ‘Hỡi bạn, hãy vui mừng và can đảm, hôm nay bởi ơn Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ đốt lên một ngọn nến mà tôi tin sẽ không bao giờ tắt tại Anh’. Latimer, Mục Sư của Hoàng gia và cố vấn cho vua Henry VIII, có đạo tâm sâu sắc, lời giảng mạnh và thấm thía nên đã kêu gọi được nhiều người theo những nguyên tắc của phong trào cải cách . Ridley, Giám mục Luân Đôn, giúp đỡ người nghèo trong giáo hạt và thiết lập kỷ luật trong giới tu sĩ dưới quyền ông.
Năm sau, Thomas Cranmer đã già yếu, bị truất khỏi chức Tổng Giám Mục Khi bị xử án, ông chối bỏ đức tin vì theo Giám Mục Hooper ở Gloucester , nhận xét nhược điểm của ông ta là ‘quá sợ việc gì sẽ có thể xảy đến cho mình’. Dù chối bỏ đức tin, ông vẫn bị xử tử tại Oxford. Trên hỏa đài ông cầu xin Chúa tha tội cho ông và anh dũng dơ tay ra lửa, bàn tay đã ký tờ chối bỏ, nói rằng: ‘Bàn tay phải không xứng đán này!’
Mary, người dùng nhiều cách hung bạo để dập tắt phong trào, là người mà dân chúng Anh không mấy ưa thích, và có nhiều người từ các Giám Mục thông thái đức độ, đến các nam nữ thường dân, đều muốn chết vì niềm tin của họ và quả thật, ngọn nến mà Latimer đốt lên đã không hề tắt.