PHẦN 30

CÔNG CUỘC HÒA GIẢI CỦA NỮ HOÀNG ELIZABETH

Elizabeth I, khi còn nhỏ đã phải sống qua một thời kỳ có nhiều giao động nguy hiểm về chính trị và tôn giáo. Năm 1558, lúc bà 25 tuổi, bà lên nối ngôi Mary, chị cùng cha khác mẹ. Dân chúng hân hoan đón chào Nữ hoàng mới. Nhiều bức tranh họa đã mô tả bà như một Nữ hoàng xa vời, một hình ảnh trong huyền thoại, đeo đầy người ngọc vàng châu báu, mặc những áo choàng kỳ lạ. Tuy vậy, trong 45 năm trị vì, bà tỏ ra có tài trị quốc, thông minh và cứng rắn, làm cho nước Anh lại cường thịnh về kinh tế cũng như chính trị, và bà đã hàn gắn được những tranh chấp tôn giáo thời vừa qua.
Là con gái của vua Henry VIII và Anne Boleyn, bà chủ trương tách biệt với Hội Thánh La mã. Ngoài ra, bà lại là sinh viên rất giỏi, thấm nhuần nền giáo dục Cơ-Đốc mới của thời Phục Hưng, các người trợ lực tài giỏi và trung thành của bà lại là tín đồ Tin lành cả. Việc đầu tiên khi lên ngôi, là bá ký một đạo luật gọi là Đạo Luật Chủ quyền ( Act of Supremacy) cử bà là ‘Người quản trị đứng đầu của Hội Thánh Anh’ chứ không gọi là ‘Vị cầm đầu trên hết’( Supreme head ), ngay cả người Công Giáo La mã cũng không ưa thích danh hiệu này.
Bà hỏi y kiến của tất cả các nhóm về vấn đề an ninh của Hội Thánh và giao cho một ủy ban duyệt lại quyển Sách Cầu Nguyện . Trong tinh thần hòa giải hai quyển I và II Sách Cầu Nguyện của Granmer thực hiện năm 1549 và 1552, được soạn lại làm chung thành một quyển năm 1559 gọi là Sách Cầu Nguyện Chung . Quyển này viết bằng loại Anh ngữ ai cũng hiểu. Nội dung có những điểm cốt yếu của đức tin Cơ-Đốc, lễ nghi Cơ-Đốc, kết hợp với sự thâm hiểu Tin Lành trong tinh thần cải chánh. Sách căn cứ vào sự dạy dỗ của Kinh Thánh theo lời giảng của các trưởng lão Hội Thánh ban đầu cũng như các học giả Cơ-Đốc đương thời. Sách nói lên niềm tin Cơ-Đốc đã có từ ban đầu, gìn giữ những bí tích của Hội Thánh đầu tiên, công nhận chức vụ của các Giám Mục, Linh Mục, Chấp Sự, xử dụng quyển sách lễ (những lời cầu nguyện dùng trọn năm) quyển sách cầu nguyện hằng ngày, và những nghi lễ Đông Phương. Lần đầu tiên, toàn thể nghi lễ của Hội Thánh được ghi trong sách, Mục Sư và người ngoài tổ chức Hội Thánh đều có thể đọc, ngoại trừ những bài giảng, hoặc những đoạn Kinh Thánh dài. Lời văn trong sáng lại nói lên đức tin phổ thông một cách rất hay, uyển chuyển và uy nghi nên ngôn ngữ của Sách Cầu Nguyện thấm dần vào ngôn ngữ của dân chúng. Người ta đọc sách của văn hào Shakespeare và những thi hào thế kỷ 17 như John Donne và George Herbert, thường gặp những thành ngữ đã có trong Sách Cầu nguyện năm 1559. Sách này làm nền tảng cho lễ thờ phượng của các nhà thờ Anh Giáo qua nhièu thế kỷ kế tiếp.
Mặc dầu quyển Sách Cầu Nguyện tóm tắc đầy đủ giáo thuyết của Hội Thánh Anh, nhưng năm 1563, một văn bản Xưng Nhận Đức Tin có ’39 điều khoản’ cũng được công bố để thay thế cho bản 42 Điều Khoản của Cranmer làm 10 năm trước. Bản 39 Điều khoản (Articles) đề cập đến các vụ tranh cãi chủ thuyết bằng một thể văn nhẹ nhàng để hòa giải những người Anh càng nhiều càng tốt. Vì lẽ phần đông các Mục Sư cấp thời không dính líu đến chính trị thời Bà Mary, nên họ tiếp tục hầu việc dưới thời Bà Elizabeth, nhưng những người nào đã nhận phong chức dưới thời bà Mary thì tình trạng khác. Tất cả những người này (chỉ trừ một người ) sau khi không chịu rút lại lời thề hứa trung thành với Giáo Hoàng, đã rời bỏ giáo hạt của họ, khiến cho thời đó nước Anh rất thiếu Giám Mục. Khi Tổng Giám Mục Pole tạ thế, Bà Elizabeth chọn Matthew Parker làm Tân Tổng Giám Mục tại Canterbury, trước đó có hồi ông làm Mục Sư cho thần mẫu của bà. Ông là môt người khôn sáng, nhất tâm, trước làm Giảng sư ở Trường Corpus Christi, thuộc Đại học Cambridge, bấy giờ mọi người còn nhớ ông vì cứ mỗi năm đến ngày sinh nhật ông có lệ tặng cho đại học một sách trong thư viện của ông HoangHHoàng
. Ông cũng để lại cho đại học của ông cả thư viện vô giá có những bộ Kinh Thánh chép tay và sách thâu góp từ các tu viện đã bị giải tán các năm trước đó.
Ngày 17 tháng 12, 1559 là ngày phong chức cho Tổng Giám Mục Matthew Parker. Chương trình lễ được hoạch định rất cẩn t hận để bảo vệ sự nối tiếp chức vụ Tổng Giám Mục sau này tại Anh quốc. Tại lâu đài Lambeth, là tư dinh của Tổng Giám Mục bên bờ sông Thames thành phố Luân Đôn, dưới chân năm cửa sổ nhọn phía bên trong ngôi nhà nguyện cổ, nơi gần 200 năm trước John Wycliffe đã bị kết tội theo tà đạo, Matthew Parker chịu phong chức dưới sự đặt tay của bốn Giám Mục, William Barlow ở Bath, John Scory ở Hereford, John Hodgkin ở Bedford và Miles Coverdale trước ở Exeter.
Hai người trong số trên đã chịu phong chức dưới triều vua Henry VIII theo nghi lễ tiền cải cách. Hai người còn lại đã chịu phong chức theo nghi thức đã được ấn định trong quyển Sách Cầu Nguyện của Cranmer đã duyệt lại. Như vậy, sự nối tiếp của các Giám Mục từ thời các Sứ Đồ được duy trì trên phương diện lịch sử trong Hội Thánh Anh quốc, và điều này rất quan trọng cho tính cách hợp lệ của các cấp bậc Giám Mục, Mục Sư và Chấp Sự trong Anh Giáo.
Không lâu sau khi được phong chức, Tổng Giám Mục Parker khởi sự duyệt lại quyển Kinh Thánh lớn (1539) để thay thế quyển Kinh Thánh Geneva (1557) vì quyển này có nhiều ghi chú của Calvin mà Anh giáo không chấp nhận. Năm 1568, nhờ sự cộng tác của một số người trợ lực Parker hoàn thành quyển ‘Kinh Thánh của các Giám Mục’ một quyển sách to và đẹp. Vì các phần duyệt lại, phẩm chất không đồng đều nên số người ưa sử dụng không đông, tuy nhiên quyển này quan trọng ở chỗ nó làm nền tảng chính chức cho việc soạn thảo quyển King James tức là ‘Bản Dịch Được Phép’ (Authorized Version) năm 1617.
Giữa một thời đại tranh chấp tôn giáo rất hăng say, những biện pháp của thời kỳ lắng dịu dưới triều Nữ Hoàng Elizabeth đã hợp nhất lại sinh hoạt tôn giáo tại Anh. Vừa duy trì niềm tin và nghi lễ xưa, vừa công nhận những lẽ thật đã xuất hiện trong phong trào cải chánh. Hội thánh Anh Quốc này đứng giữa một bên là Công Giáo La Mã, và một bên là Tin Lành Luther và Calvin. Ngay thời đó, những giáo thuyết và nghi lễ trong Anh giáo vừa rộng rãi, vừa hàm súc, và đã thành nền tảng cho đại gia đình các Hội Thánh thuộc Anh Giáo khắp hoàn cầu. Cương vị mà Hội thánh Anh có được là do công lao của hai học giả thần học xuất sắc: John Jewel và Richard Hooker. Do sự nghiên cứu truyền thống của Hội Thánh đầu tiên Jewel phân biệt rõ những gì chỉ là bề ngoài và những gì là cốt yếu của Hội thánh. Khi ông làm Giám Mục tại Salisbury, ông đã tu bổ lại những tường đổ nát bao quanh khuôn viên nhà thờ, nhưng trên môt phương diện khác, ông đã đặt viên đá đầu tiên cho Anh Giáo. Năm 1562, ông viết sách Bênh vực Hội thánh Anh , đây là lần thứ nhất cương vị Hội Thánh Anh được xác định một cách hệ thống nói lên những gì khác biệt với Hội thánh La Mã.
Hooker là một cậu bé nghèo quê ở Heavitree gần Exeter, được Giám mục Jewel giúp cho vào trường Corpus Christi thuộc Đại học Oxford. Tại đây, ông đã trở nên một trong những nhà thần học nổi danh của Anh. Sau này, khi phục vụ trong vòng các họ đạo thôn quê ông đã viết pho sách lớn Luật Tổ Chức Quản Trị Trong Giới Tu Sĩ. Đây là một tập thảo luận nổi tiếng về vấn đề quản trị Hội thánh, một tài liệu cổ điển xác định những nguyên tắc Anh Giáo, viết bằng một thể văn rất hay giải bày cái cũ cái mới, cương vị Công giáo và Cải Chánh thế nào có thể hòa hợp và sự nối t iếp trên dòng lịch sử của Hội Thánh Anh được duy trì. Về phía Bắc nhà thờ Exeter có một tượng đá trắng mô tả ông Hooker, mũ áo học giả, đang ngồi, một quyển sách mở đầu gối, như ngồi cạnh bảo vệ đời sống liên tục của nhà thờ và cộng đồng Cơ-Đốc.
Dù có nhiều dị biệt căn bản, Anh Giáo và Công Giáo tiếp tục thờ phượng cùng nhau cho đến năm 1570, nhờ chính sách của Nữ Hoàng muốn bao gồm vào Hội Thánh quốc gia thật nhiều dân chúng Anh và thật nhiều quan điểm tôn giáo, càng nhiều càng hay. Nữ hoàng Elizabeth không coi Hội Thánh Anh như một giáo phái hay một danh hiệu, nhưng là một cộng đồng quốc gia hiệp chung cầu nguyện.
Năm 1570 Giáo Hoàng dứt phép thông công Elizabeth, ra lệnh cho những người Công Giáo La Mã tại Anh rút khỏi Hội Thánh Anh, cho phép dân Anh được khỏi thần phục Nữ Hoàng của họ, đồng thời kêu gọi các vua Pháp và Tây Ban Nha đem quân xâm chiếm nước Anh. Trong những nhóm mưu phản Nữ Hoàng hồi đó, có cả một người chị em họ với Nữ Hoàng dã tham gia đó là bà Mary, Nữ Hoàng Tô Cách Lan. Giáo Hoàng phái quân sĩ đi ủng hộ một cuộc nổi loạn ở Ai Nhĩ Lan, và đã bắt đầu chuẩn bị cho một đội chiến thuyền Tây ban Nha (Spanish Armada) tiến vào Anh quốc. Trong thời gian này, Nữ Hoàng Elizabeth đã phải phản ứng bằng cách bắt giam hay xử tử những kẻ bội phản, người ta có thể coi đây là một vụ đàn áp tôn giáo nhưng cũng có thể coi là trách nhiệm bảo vệ quốc gia khỏi bị bội phản.
Bên cạnh Hội Thánh Anh, lại còn có những người Thanh Giáo (xem cuối trang 29) cho rằng việc dàn xếp của thời Nữ Hoàng Elizabeth chưa thật đủ để cải cách Hội Thánh Trung Cổ cho nên họ tổ chức nhóm họp thờ phượng riêng. Mặc dầu có nhiều người Thanh Giáo bị làm khó và bắt buộc phải rời nước Anh, nhưng vẫn còn một số lớn Thanh Giáo hoặc Presbyterian (xem cuối chương 29) ở lại trong hội thánh Anh. Khi Elizabeth qua đời năm 1603, tất cả các giáo phái đều hân hoan đón vị vua kế nghiệp là James I: Công Giáo thích là vì bà mẹ của Jame I là Mary, Nữ Hoàng Tô Cách Lan. Những người Thanh Giáo hoặc Trưởng Lão (Presbyterian) thích là vì Jame I đã được giáo dục theo lề lối Trưởng Lão (Presbyterian), những người theo Anh Giáo thích là vì họ nghĩ rằng vua James I sẽ thân với họ hơn là thân với phía Trưởng Lão. Vì James I thường hay nói câu: ‘không có Giám mục, thì không có vua’, ý kiến của phái Anh giáo là đúng hơn cả.
Vừa lên ngôi, ông triệu tập một hội nghị họp tại Hampton Court để xem xét những điều bất bình của phái Thanh Giáo và giải quyết sự bất hòa của họ với các Giám mục. Vua James chẳng làm gì để giải quyết, và hội nghị sắp sửa kết thúc trong thất bại thì John Reynolds, vị lãnh đạo của người Thanh Giáo và Viện Trưởng trường Corpus Christi, tại đại học Oxford đứng lên đề nghị nên làm một bản dịch Kinh Thánh mới vì những bản đang dùng sai sót nhiều và không diễn tả hết tất cả chân lý của nguyên bản. Vua James, vì tự mình cũng đã dịch vài bài thi thiên, nên ông thuận ngay. Vua chỉ định một nhóm 54 vị học giả đầy khả năng làm việc trong bảy năm và họ đã hoàn thành bản Authorized Version (Văn Bản Được Phép) năm 1611. Bản dịch là kết quả vẻ vang của công trình này, nên ngôi vị tôn trọng của nó không bản nào tranh dành được và vì nhờ bản dịch này mà dân Anh đã thành một dân ham đọc Kinh Thánh.