PHẦN 28
HỘI THÁNH ANH QUỐC VÀ VUA HENRY VIII (1509 – 1547)
Đến thế kỷ thứ 16, đa số dân chúng Anh bất mãn với Hội Thánh. Sự bất mãn bắt đầu gia tăng mau từ thời John Wycliffe cuối thế kỷ 14. Có nhiều lý do cho sự bất mãn này. Dân Anh là dân có quốc gia tính nhất Au Châu, họ không tin Hội Thánh là vì Giáo Hoàng, người đứng đầu của Giáo Hội, là người ngoại quốc đối với họ. Ngay từ năm 1215, các bá tước Anh đã ép vua John phải ký bản Magna Charta công nhận một số quyền tự do chính trị và dân sự cho dân chúng.
Văn kiện quan trọng nhất trong lịch sử hiến pháp Anh là một điều khoản nhằm vào quyền độc đoán của Vua và sự can thiệp của Giáo Hoàng : “Hội thánh Anh quốc được tự do bảo vệ những quyền và những tự do của mình không bị xâm phạm”.
Vào thời Trung Cổ, một số tu sĩ dốt nát đến nỗi không hiểu những chữ La Tinh không Kinh Thánh, giới cấp cao của họ thì lai giàu có, nhiều quyền và thế lực. Các Giám Mục ở lâu dài như các hoàng thân. Hội Thánh có một phần tư đất đai trong nước và kiểm soát ít nhất một phần mười lợi tức quốc gia, mà không trả thuế. Những số tiền thật lớn gửi đi La Mã (Rome)để phục vụ Giáo Hoàng, cho nên giới nghèo và trung lưu rất ấm ức. Dân chúng than phiền về lệ phí và thuế Hội Thánh thu, chê trách lối sống và đạo đức của giới tu sĩ, bất mãn về những điều họ nhìn thấy trong các tu viện, thật sự nhiều tu vi ện đã trở nên vô ích vì không theo đúng mục đích ban đầu nữa. Thêm vào những yếu tố trên, còn có ảnh hưởng của những nhà nhân văn có thực tài hồi đầu thế kỷ 16 như Erasmus, Colet, Thomas More và nhiều người khác tại Đại học Oxford và Cambridge, họ đồng thanh cổ võ việc cải cách Hội Thánh và trở lại Cơ-Đốc Giáo thuần túy của Kinh Thánh.
Mặc dầu Hội thánh tại Anh bị chỉ trích, nhưng dân Anh vẫn là một dân tin kính, chuông nhà thờ ít khi yên lặng, nên hòn đảo Anh Quốc được mang tên là ‘hòn đảo chuông rền’. Các nhà thờ được xây cất cho đến thời kỳ cair cách. Nhà thờ Bath Abbey như ta thấy ngày nay được xây cất từ năm 1499 do những tay thợ giỏi của Vua Henry VII. Mái vòm rất đẹp của nhà thờ Kings College Chapel tại Đại học Cambridge được cất xong năm 1513 và những cửa kính màu mãi đếnnăm 1531 mới xong.
Vua Henry VIII là một người Công giáo La Mã có lòng tin kính, chăm nghiên cứu thần học, thông minh, không hẳn chỉ biết hưởng thụ. Năm 1521, khi biết có bọn ‘tà giáo’ Lutheran mới tại Đức, Henry VIII lấy làm khó chịu và viết sách bài bác Đề Cao Bảy Bí Tích. Ông gửi một bản cho Giáo hoàng Leo X. vì tiên đoán những việc có thể xảy ra, cố vấn của vua là Sir. Thomas More khuyên vua đừng đề cao uy quyền của Giáo Hoàng quá mức trong thư. Nhưng vua Henry VIII bỏ qua lời khuyến, và nói rằng: ‘Chúng ta chịu ơn của thế lực La Mã thật nhiều, nên có tôn trọng quá mức cũng không sao’.
Lòng tin kính của Henry VIII và cách hiểu đúng phép của vua làm đẹp lòng Giáo hoang nên được phong cho danh hiệu Người Bảo Vệ Niềm Tin (Fidei Defensor) là danh hiệu vua mang cho đến khi qua đời. Những vua kế tiếp của Anh Quốc tiếp tục được mang danh hiệu này, trên các đồng tiền lưu hành có khắc nổi hai chữ ‘FD’ hay ‘Fid Def’.
Tuy nhiên Henry liên quan vào một tình thế chính trị khiến ông phải cắt đứt giao hảo với Giáo Hoàng. Nguyên là ông lấy Catherine ở xứ Aragon là vợ của ông anh Arthur, vừa qua đời. Luật Hội Thánh cấm kết hôn với vợ góa của anh và vua Henry đã phải xin Giáo Hoàng cho phép. Catherine chỉ sinh được một con gái là công chúa Mary, và không có hy vọng sinh thêm một trai cho Henry để nối ngôi. Để đề phòng một cuộc nội chiến tranh ngôi như trận War of the Rosse, vua Henry biết là phải có một con trai hợp pháp. Từ trước đó chưa hề có phụ nữ làm vua nước Anh. Bà Margaret Beaufort (xem cuối chương 26) đã dành ngôi vua mới cho con trai bà là Henry VII, cũng như Elizabeth ở thành York là vợ của Henry VII cũng dành cho chính mình, nhưng Henry VII là người đã được ngôi. Bởi vậy, Henry VIII theo gương đó, khôn khéo yêu cầu Giáo Hoàng hủy bỏ hôn nhân với Catherine, lấy cớ là sự cho phép của Giáo Hoàng trước không đủ lý do chính đáng và Henry VIII xin cưới Anne Boleyn. Mặc dầu sự hủy bỏ như trên cũng chỉ là chuyện thường, Giáo Hoàng cũng chần chừ 7 năm không giải quyết. Lý do là vì từ lúc Hoàng Đế Charles V cướp phá La Mã vào năm 1527, Giáo hoàng như tù binh giam lỏng, và Hoàng Đế Charles quyết tâm không muốn Catherine (là dì của Hoàng Đế) bị vua Henry VIII phế bỏ.
Thấy Giáo hoàng bất động, coi nhẹ quyền lợi của Anh Quốc, Henry VIII tức giận tự mình giải quyết vấn đề. Vua Henry VIII truất phế Wolsey là đương kim khâm sai Giáo Hoàng tại Anh, khi đó làm đầu quốc hội, lấy cớ là Wolsey đã không xin được sự thỏa thuận của Giáo Hoàng cho hủy bỏ hôn nhân với Catherine – và Sir Thomas More được mời lên thay thế Wolsey. Kể từ năm 1529 cả quốc hội lẫn hội đồng Giám Mục và tu sĩ Anh Quốc ra nhiều đạo luật, thỉnh cầu và quyết nghị ủng hộ việc cắt liên lạc với Giáo Hoàng. Năm 1534, hội đồng Giám Mục và tu sĩ Anh Quốc tuyên bố ‘theo Kinh Thánh, Giám Mục La Mã không có quyền gì lớn hơn bất cứ Giám Mục ngoại quốc nào tại Anh’. Cũng trong năm đó, quốc hội cấm gửi mọi ngân khoản cho Giáo Hoàng và cho phép Tổng Giám Mục ở Canterbury từ đây cấp mọi phép tắc và miễn lễ. Tuy nhiên, luật này có nói rõ là chủ thuyết về niềm tin Công Giáo đã có từ trước không có gì thay đổi. Vậy, cuộc Cải Chánh đã bắt đầu từ Anh Quốc, Hội Thánh Anh Quốc vẫn tiếp tục là Hội Thánh Phổ Thông vẫn có từ xưa. Quyền hành trước kia Giáo Hoàng có tại Anh thì nay chia ra cho Hội Thánh và nhà vua. Tổng Giám Mục ở Canterbury được uy quyền tôn giáo cao nhất tại Anh giải quyết các vấn đề tôn giáo. Còn vua Anh thì cũng giống như các hoàng t hân Cơ-Đốc thời đó chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề ngoài Hội Thánh là: ấn định quyền lợi Hội Thánh, tổ chức an sinh và bảo vệ hòa bình.
Vua Henry cử Thomas Cranmer, một học giả thuộc Viện Đại Học Cambridge, vẫn chống quyền Giáo Hoàng xưa nay, làm Tổng Giám Mục ở Canterbury. Sau khi được ban và phong chức năm 1533, Cranmer triệu tập một tòa án tôn giáo, và tuyên bố hôn nhân của Henry VIII với Catherine là vô giá trị. Và vua cưới Anne Boleyn, sinh được một con gái tên là Elizanbeth.
Ngày 3 tháng 11, 1534, quốc hội duyệt một văn kiện tuyên bố vua Henry và các vua kế tiếp là ‘lãnh đạo tối cao duy nhất của Hội Thánh Anh Quốc, trong giới hạn luật Đấng Christ cho phép’. Những ai không nhận quyền vua là tối cao thì sẽ bị chặt đầu về tội phản quốc. Hai học giả danh tiếng, cũng là tu sĩ đạo đức cao là Giám Mục John Fisher ở Rochester – Erasmus gọi ông này là một vị thánh – và Sir Thomas More người ‘bạn chân thành’ rất được Erasmus quý trọng, đều bị bỏ trong ngục Tower vì không nhận quyền vua. Giáo Hoàng phản ứng, phong Fisher làm khâm sai Giáo Hoàng nhưng cả Fisher và More đều bị chặt đầu.
Con gái vua Henry VIII là Mary không chịu phủ nhận quyền Giáo Hoàng, nhưng được Cranmer kín đáo che chở xin tha, nên thoát chết chém.
Giáo Hoàng mới, Paul III, dứt phép thông công vua Henry VIII và ra lệnh cho dân chúng Anh nổi loạn chống vua. Ông cũng xúi giục các vua Au Châu khai chiến với Henry. Tại Anh có nhiều vụ chống đối nhỏ như nhóm Pilgrimage of Grace miền Bắc, nhưng nói chung, không ai chú ý đến lời xúi giục của Giáo Hoàng. Hội Thánh Anh quốc tiếp tục giữ lễ Misa, các bí tích và các buổi hành lễ không thay đổi.
Dầu vậy, có một phương diện trong sinh hoạt Hội Thánh đã biến chuyển rất mạnh. Vua Henry và vị đầu quốc hội bấy giờ, Thomas Cromwell, một chính trị gia tàn bạo, phế bỏ tất cả các tu viện để chiếm đất đai, tài sản, lấy cớ rằng những tu viện này có liên lạc trực tiếp với Giáo Hoàng và là những ổ tệ đoan trong Hội Thánh đang cần cải cách. Thêm nữa trên thực tế những tu viện không còn tác dụng lợi ích như xưa nên chẳng có ai lên tiếng phản đối. Bộ mặt nước Anh thay đổi vì Cromwell đã phế bỏ các tu viện. Những nhà thờ xây trong đó thì bị lột mái, nên suy sụp dần. Dân chúng thành thị hoặc thôn quê đến lấy đi đá, gỗ, gạch đem về dùng vào việc riêng. Những nhà nguyện đẹp như nhà nguyện tại tu viện Tewkesbury cũng không tránh khỏi phá phách. Khi tu viện này giải tán và nhà thờ bị đánh giá ‘thừa’, dân chúng trong vùng nhất quyết muốn giữ lại phần chính của nhà thờ, viện lẽ là họ vẫn nhóm thờ phượng tại đó, nên họ đưọc phép mua lại cả khu nhà thờ với giá là 450 bảng Anh, là giá các chuông và mái nhà bằng chì mà những ủy viên của Cromwell đã định nấu cho chảy ra và bán lấy tiền.
Vua Henry lấy đất tu viện ban thưởng cho các bạn ông và những người ủng hộ ông, hoặc bán giá rẻ cho giai cấp đang lên, nhưng vua cũng giữ lại một số đất để dùng. Những khu đất lớn nhất mà vua giữ nay thành những công viên chính của Luân Đôn.
Thêm vào sự phá phách các tu viện, những tay sai của Cromwell và những kẻ cuồng tín dưới thời vua Edward VI nóng nảy vì muốn dẹp hết mọi dấu tích của mê tín và lối tư tưởng lỗi thời, đã làm thiệt hại rất nhiều vẻ đẹp của nước Anh thời Trung Cổ. Họ đập vỡ tranh thờ, và vòng đá chạm xung quanh, họ ném đá vào các cửa kính màu chắp hình các thánh và thiên sứ. Họ làm tiêu tán những ‘xá lợi’ của các vị thánh và bàn thờ lưu giữ các xá lợi ấy. Bàn thờ của nhà nguyện Westminster Abbey rất đẹp, có chạm châu báu, do Edward the Confessor (người xưng nhận đức tin) làm, bị phá hủy và bàn thờ giát vàng của Thomas và Becket Tổng giám mục ở Canterbury cũng bị đập tan tành. Mặc dầu những biến chuyển nói trên, đời sống tôn giáo và tập quán dân chúng vẫn tiếp tục, bề ngoài ít thay đổi, có những người vẫn trung thành với Giáo Hoàng, lén thờ phượng chung với lân bang cùng trong một nhà thờ họ đạo và cũng nhận bí tích ở nhà thờ. Cũng giống như vua nước Anh, đa số dân chúng tán thành việc thoát khỏi quyền Giáo Hoàng nhưng họ không thích lối thờ phượng và giáo thuyết hoàn toàn đổi mới mà Luther và Calvin khơi mào tại lục địa.
Dầu vậy, những thay đổi dĩ nhiên phải đến. Từ bao nhiêu thế kỷ, dân chúng đã được dạy rằng duy Giáo Hoàng mới mở được cửa thiên đàng. Khi không còn Giáo Hoàng, họ hỏi nhau :’Ai bây giờ có quyền tha tội và cứu linh hồn chúng ta’. Năm 1536 Tổng Giám Mục Cranmer đã trả lời câu hỏi này dứt khoát rồi. Ông nói ‘Không có người nào hay tổ chức nào của loài người có thể đem đến cho họ sự cứu rỗi’. Bảo rằng tội của chúng ta được tha bởi luật pháp hay nghi lễ của loài người lập ra, thật là sai quá. Muốn được cứu rỗi chỉ có cách tin Chúa Christ. Từ đó, những giáo thuyết Tin Lành bắt đầu được dạy tại các nhà thờ Anh.
Trung tâm cuộc Cải Chánh là quyển Kinh Thánh, chúng ta đã thấy các học giả tận tụy nghiên cứu các nguyên bản. Khắp nơi có những phong rào dịch Kinh Thánh ra tiếng địa phương mới để các người ngoài Hội Thánh có thể tự tìm lấy ý nghĩa của lời Đức Chúa Trời. Tuy thế tại Anh vẫn còn những luật nghiêm ngặt cấm người ngoài đọc Kinh Thánh. Hơn nữa, mãi đến năm 1525 khi quyển Tân Ước của William Tyndale xuất hiện, bấy giờ dân Anh mới được đọc Kinh Thánh qua ngôn ngữ đương thời. Ay là nhờ Tyndale đã được thấm nhuần nền học cổ điển tại Đại học Oxford, có những thầy như Grocyn, Latimer và Linacre ; tại Đại học Cambridge học thầy Erasmus lại nhờ ông có biệt tài viết văn Anh lúc đó mới thành hình và nhờ nhiều cố gắng phi thường của ông và đồng bạn nên có nhiều người dâng đời sống cho lý tưởng của dân Anh từ đây có Kinh Thánh bằng tiếng mẹ đẻ. Mặc dầu chính quyền sợ những tư tưởng Tin Lành giải bày trong lời giới thiệu và những ghi chú bên lề của sách Tân Ước Tyndale, và cứ hễ tịch thu được bao nhiêu thì đem đốt bấy nhiêu, nhưng không ngăn chặn đưọc những bản in tại Đức và thâm nhập vào Anh qua các hải cảng. Mà dân chúng thì lại thích đọc văn bản Tyndale, không có cách gì ngăn trở được.
Trước khi Tyndale tử đạo gần Brussels (bỉ) vào năm 1535, Miles Coverdale xuất bản quyển Kinh Thánh toàn bộ đầu tiên bằng Anh ngữ. Ông đã thâu góp những bản dịch hay nhất để làm thành quyển này, trong số có nhiều bản của Tyndale ông đề tặng sách cho vua Henry VIII, có hình họa ở trang đầu. Năm 1537 John Rogers là người được kế nghiệp trong việc xuất bản sách này, phát hành một sách sưu tầm tất cả những bản dịch Tân Ước, Cựu Ước cộng thêm một số bản dịch của Coverdale rồi in tên hiệu tác giả là Thomas Matthew, quyển này sẽ được dùng làm căn bản cho những bản dịch về sau. Cả Cranmer và Cromwell đều hoan nghênh quyển này và Cromwell xin được sự chấp thuận của vua ‘cho phép dân chúng được mua và đọc trong nưóc’.
Vốn là nhà chính trị xảo quyệt Cromwell biết rằng cả hai bộ Kinh Thánh tiếng Anh đang lưu hành, không bộ nào hoàn toàn, quyển dưới tên Matthew thì có những ghi chú có thể tranh cãi, quyển của Coverdale thì phẩm chất không đều. Cromwell xin vua cho sửa soạn quyển Kinh Thánh năm 1593 và in ra rất đẹp. Phần nhiều giữ nguyên những bản dịch của Tyndale như Coverdale đã làm nhưng không có những ghi chú bên lề nữa.
Vị lãnh đạo quốc hội này ra lệnh đặt quyển Kinh Thánh mới này tại các nhà thờ họ đạo khắp nơi để cho dân chúng có thể đọc lời Chúa qua Anh Ngữ. Khi truyền ngôi vua cho con, vua Henry cũng để lại một nước trong đó mà đa số dân chúng ủng hộ Hội Thánh Anh. Bên cạnh đa số nói trên, có hai nhóm nhỏ, nhóm thứ nhất những người Tin Lành này mỗi ngày đã đông thêm mặc dầu vua Henry đàn áp. Vẫn muốn du nhập những cải cách của Luther và Calvin nhóm thứ hai là những người Công Giáo La Mã muốn lập lại uy quyền của Giáo Hoàng. Dưới thời vua Edward VI, những người Tin Lành được thắng hơn, nhưng dưới thời Mary phái Công Giáo La Mã lại được lợi thế.