PHẦN 14

HỘI THÁNH VÀ SỰ THỜ PHƯỢNG

Khi Cơ-Đốc Giáo trở thành quốc giáo, người ta thấy rõ rệt sự thay đổi trong các nơi thờ phượng. Thời kỳ Các Sứ Đồ, người ta nhóm thờ phượng tại các nhà riêng (CoCl 4:15) hoặc các nhà nguyện nhỏ không ai chú ý đến trong những năm bị bắt bớ. Nay người ta dần dần xây cất những nhà thờ nguy nga to lớn, thường được Hoàng Gia bảo trợ. Những nhà thờ lớn ấy trang bị đón tiếp từng đoàn người ngoại đến xin chịu phép Báp Têm hoặc để nghe những giảng sư có tài. Những nhà thờ lớn này cũng có thêm nghi lễ trang nghiêm hơn và theo những hình thức cố định.
Năm 323, Hoàng Đế Constantine xây đền Chúa Cứu Thế tại La Mã, tại nơi hiện này là nhà thờ St. John Lateran. Nhờ thờ này được cất kề bên lâu đài của Hoàng Đế Plantius Lateranus, lâu đài này được để lại cho Giáo Hoàng Sylvester I, và trở thành nhà thờ La Mã, mang tên là ‘Mẹ và đầu của Hội Thánh tại La Mã và thế giới’. (Urbis et Orbis). Các kiến trúc sư La Mã đã xây cất trên nền đền cũ, trước kia dự tính làm toà án La Mã và phòng hội của Hoàng Gia. Hoàng Đế Constantine trang trí nhà thờ này bằng những hình bông hoa, nhã bát, những bình cắm nến bằng vàng và bạc.
Năm kế tiếp, người ta kể lại là Constantine lại xây một đền thờ khác trên đồi Vatican, nơi có mộ Phi-e-rơ. Đây là đền thờ đầu tiên mang tên Phi-e-rơ một đền thờ có thể chứa 40.000 tín đồ đứng cầu nguyện. Kiến trúc lộng lẫy, có sân phía trước, đại sảnh rộng lớn, có 5 hành lang và một rừng cột, phía trên chạm trổ tinh vi. Các tường đều có các bục hoa và kính hoa màu. Khi đền này bị hư, người ta phá đi và xây đền thờ Thánh Phierơ hiện tại. Công việc khởi sự vào năm 1506 và có các nghệ sĩ nổi danh cộng tác như Bramanti, Raphael, Michelangelo và Bernini.
Kế hoạch xây cất của Hoàng Đế Constantine không phải chỉ gồm có hai ngôi Thánh Đường lớn ở La mã. Theo lệnh của Hoàng Đế, Giám Mục Macarius ở Giê-ru-sa-lem đào dưới Roman Forum tại thành thánh và tìm thấy một hang đá trước là ngôi mộ đặt xác Chúa. Do đó, các thế hệ tín đồ sau này biết đó là nơi Chúa đã phục sanh. Sau khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70, người La Mã còn xây cất nhiều kiến trúc khác trên di tích ấy. Hoàng Đế truyền cho Macarius dựng một đài kỷ niệm xứng đáng để ghi nhớ nơi chí thánh này. Bà Helena là mẹ của Hoàng Đế Constantine cũng đến thăm Giê-ru-sa-lem vào dịp đó và chắc đã được xem sơ đồ những dinh thự sắp xây nơi mộ Chúa Christ. Bà cũng xây 2 ngôi Thánh Đường ở nơi khác, một trên núi Ô-li-ve và một tại Bết-lê-hem.
Các công thự chính mà Constantine xây cho Giê-ru-sa-lem là một ngôi đến kiểu tròn có mái lớn cất trên mộ Chúa và một Thánh Đường. Những tín đồ Cơ-Đốc Hy Lạp gọi ngôi đền tròn là Anastasis có nghĩa là Phục Sinh. Người Cơ-Đốc La Tinh gọi là Mộ Thánh. Những di tích của ngôi đền nói trên được lưu trữ trong ngôi đền cũng kiểu tròn tương tự, do những người dự các cuộc thánh chiến xây vào thế kỷ 12. Ngày này hãy còn nhiều dấu tích. Gần Thánh Đường Anastasis, người ta cũng xây một đền lớn khác, các vách tường và sân phía trong đều được phủ dưới những tấm đá cẩm thạch nhiều màu, theo lời của sử gia Eusebius ‘trần thì lát bằng những tấm chạm trổ trông lên như một mặt biển lớn… với những trang trí vàng lóng lánh chiếu muôn màu trong đền.’
Sau khi toàn bộ đền đài tại Giê-ru-sa-lem đã hoàn tất. Hoàng Đế làm lễ dâng hiến vào năm 335, từng đoàn người hành hương đến thờ phượng tại nơi chí thánh này của Cơ-Đốc Giáo. Những đoàn hành hương có ghi lại cảm tưởng qua những lưu bút kỷ niệm trong số có một người vô danh từ Bordeaux (Pháp). Ông này đã được xem đền khi đang xây vào năm 333. Nửa thế kỷ sau, một bà người Tây Ban Nha, cũng là một tín đồ tin Kinh Thánh thật tên là Etheria (hoặc Egeria) có một nhận xét tinh tường, đến thăm viếng các nơi thánh, tay cầm quyển Kinh Thánh. Năm 1884 người ta tìm thấy các thư bà viết, mô tả chi ti ết các lễ bà đã dự, một tài liệu vô giá cho người sau biết rõ thể thức thờ phượng hồi thế kỷ thứ 4. Bà cũng bình luận về quang cảnh lộng lẫy bên trong nhà thờ Mộ Thánh (Holy Sepulcher) với những trang trí bằng bạc và vàng, các màn, châu báu, cây cắm nến và cây đèn.
Đền thờ nguy nga nhất thời đầu tiên ấy là nhà thờ Hagia Sophia do Hoàng Đế Justinian xây. Tên nhà thờ có nghĩa là ‘Sự Khôn Ngoan Thánh’ (Holy Wisdom) nói lên nhân vị Chúa Christ. Qua nhiều trận động đất và nhiều lần xây cất lại, ngôi đền đó vẫn còn. Các kiến trúc sư, Anthemios ở Tralles và Isidoros ở Melitus, đã xây đền này tại Constantinople. Trong lễ dâng hiến vào năm 537, người ta kể lại Hoàng Đế Justinian đã thốt lên: ‘Sa-lô-môn ơi, tôi đã cất ngôi đền đẹp hơn đền ông xây’. Đền này cũng biểu hiện sự cố gắng của Hoàng Đế muốn củng cố Hội Thánh, làm thành trì của Đế Quốc, làm sống lại Đế Quốc La Mã Cơ-Đốc (Christ Roman Empire) phổ thông, nơi này là trung tâm chính trị và tôn giáo của toàn miền Đông Đế Quốc cho đến thế kỷ thứ 15. Thánh Đường Sophia là một kiến trúc vĩ đại kỳ diệu bằng cẩm thạch, vàng và bạc. Bên trong chạm trổ nguy nga. Đây là tuyệt đỉnh của kiến trúc Byzantine. Đây cũng là công trình kiến trúc đẹp nhất kiểu Byzantine. Thánh Đường Hagia Sophia là nhà thờ của Giáo phụ, do đó ngai của Giáo Phụ cũng đặt tại đền thờ. Khi quân Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinople vào năm 1453, nhà thờ biến thành chỗ thờ phượng của người Hồi Giáo. Ngày nay ngôi nhà lại dùng làm bảo tàng viện nghệ thuật Byzantine.
Trong những nhà thờ mới huy hoàng và tại những nhà thờ nhỏ bé khiêm nhường khắp nơi, âm thanh cầu nguyện và thờ phượng đều phản ảnh tư tưởng và lời Kinh Thánh. Những lời lẽ phát biểu từ ngàn xưa vẫn thể hiện sự sống của con người trong Đức Chúa Trời, không những bày tỏ những nét sâu đậm hùng hồn và lòng tin kính của tín đồ nhưng còn nuôi dưỡng cả tâm thần hiệp một trong sinh hoạt cầu nguyện của toàn thể Hội Thánh. Ai ai dù ở đâu cũng tìm cảm hứng trong Kinh Thánh. Kinh Thánh nuôi dưỡng niềm hy vọng Cơ-Đốc, thêm chất liệu vào đức tin Cơ-Đốc. Những điều ghi chép về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong công cuộc sáng tạo thế gian, trong lịch sử dân Y-sơ-ra-ên , và cuối cùng là trong Chúa Giê-xu Christ, cho ta sự tin chắc về lẽ thật Cơ-Đốc Giáo. Tín đồ và các người chăn dắt họ, nhờ nghiên cứu Thánh Kinh mà được hiểu sâu hơn về phạm vi bao gồm trong Tin Lành của Chúa Cứu Thế.
Những lễ Báp Têm trọng thể tổ chức trong các ngôi đền thờ mới đưa các người lớn vào đời sống Cơ-Đốc trưởng thành. Kiến trúc đẹp như chỗ làm phép Báp Têm tại Ravenna được xây cất lên và trang trí nhằm mục tiêu nói trên. Irenaeus nhắc đến một lễ Báp Têm cho con trẻ vào năm 185, nhưng lễ này đến thế kỷ thứ 6 mới trở thành phổ thông, vào thời kỳ này đã có nhiều người có địa vị được xuất thân từ những gia đình Cơ-Đốc.
Người ta giữ lễ thờ phượng vào Chúa Nhật vì là ngày Chúa Christ Phục Sanh. Trong những buổi lễ phái nam ngồi một bên phái nữ ngồi một b ên, như thể lệ các nhà hội. Thanh thiếu niên đứng hay ngồi ở một nhóm riêng. Người già cả có ghế, phụ nữ có con trẻ có chỗ ri êng, các chấp sự chăm sóc chu đáo sắp xếp nói trên và ngăn cản các lời thì thào, cười cợt hay ngủ gật. Lễ Chúa Nhật có 2 phần. Phần đầu ai dự cũng được họ hát Thi Thiên, đọc Cựu Ước, những thư của Phao-lô hay các Sứ Đồ khác, và các sách Tin Lành. Đoạn Kinh Thánh đã lựa cho được giảng theo lời dạy dỗ của Chúa Christ, một thể thức bắt chước cách dạy dỗ trong các nhà hội xưa (LuLc 4:16-21). Phần đầu kết thúc bằng lời cầu nguyện, một bài giảng và lời chúc phước. Sau đó những ai chưa chịu phép Báp Têm đi về nhà.
Những đoạn Kinh Thánh lựa chọn trong lễ Chúa Nhật có mục đích bổ túc những bài học Kinh Thánh trong một khoảng thời gian nào đó. Đến cuối thế kỷ thứ 4, Hội Thánh Cơ-Đốc theo phong tục Do Thái, ghi ra những bài học bắt buộc và lập thành một công thức có dính những bài nào, đoạn nào thích hợp cho các lễ Tuần Thánh, Phục Sinh, Giáng Sinh và Hiển Linh (Epiphany, 6 tháng giêng) là lễ kỷ niệm ngày Chúa Christ tự tỏ mình cho dân ngoại khi các bác học Đông Phương đến Bê-lê-hem.
Phần thiêng liêng nhất trong lễ thờ phượng là Tiệc Thánh, khi những người chưa chịu phép Báp Têm đã ra về những người đã nhận lễ Báp Têm ở lại. Sau khi một chấp sự nói :’Kyrie Eleison’ (Xin Chúa thương xót) Hội Thánh đọc Kinh Thánh đối đáp và đọc bài Tín Điều Các Sứ Đồ và cầu nguyện chung. Kế đó, Giám Mục chủ lễ mặc áo lễ, với các đồng sự đứng xung quanh khởi sự lễ Tiệc Thánh, còn gọi là Lễ Cảm tạ (Eucharist). Danh hiệu này, từ chữ Hy Lạp Eucharistia (Tạ Ơn) nhấn mạnh sự tạ ơn vì Chúa đã nhập thế và chịu hy sinh và tạ ơn Chúa về sự sống mới mà Ngài đã ban cho dân Ngài. Hội Thánh tin vào sự hiện diện thiêng liêng của Chúa Christ trong bánh và rượu, nhắc lại lời Ngài đã phán để thiết lập lễ mầu nhiệm ban sự sống mới. ‘Này là thân thể ta vì các ngươi mà phó cho … chén này là giao ước mới trong huyết ta’ (ICo1Cr 11:24-25 ; Mac Mc 14:22-24).