ĐOẠN KẾT: Mỗi đời sống đều có một kế hoạch
Ta là An-pha và Ô-mê-ga (Khai Huyen 1:8)
Chúa Giê-Xu Với Kế Hoạch Của Bạn
Kế hoạch của đời sống bạn là gì? Mọi người đều sống theo một kế hoạch nào đó. Kế hoạch là nguyên tắc tổ chức để thực hiện mục đích của đời sống. Có lẽ chúng ta không ý thức về kế hoạch của mình cho mọi hành động, cũng có thể chúng ta không biết là mình có một kế hoạch, dầu vậy, tất cả hoạt động của chúng ta đều cho thấy một khuôn mẫu nào đó đã làm trung tâm cho mọi sự.
Khi chúng ta thực sự đi thẳng vào vẫn đề và cố gắng tìm thấy rõ mục tiêu của mình, muốn biết chúng ta phải làm thế nào để thực hiện mục tiêu ấy, thì điều chúng ta khám phá ra có thể là không khiến cho chúng ta toại nguyện. Nhưng một sự cân nhắc thành thật sẽ khiến tất cả chúng ta quan tâm nhiều hơn vào sự kêu gọi của mình, ít ra là cho những người khác tin rằng đường lối của Chúa Giê-xu chính là mẫu mực để trắc nghiệm mọi sự hành động của chúng ta.
Rất có thể là một vài kế hoạch nào đó do chúng ta vạch ra mà chúng ta rất đắc ý sẽ phải bị đổi hướng hay bị hoàn toàn vứt bỏ. Cũng một thể ấy, việc điều chỉnh giáo hội cho phù hợp với quan điểm của Chúa Giê-xu về sứ vụ có thể gây đau đớn.
Rất có thể là toàn thể quan niệm của chúng ta về sự thành công sẽ phải lượng định lại. Tuy nhiên, nếu các nguyên tắc phác họa ra ở đây có tí giá trị nào, thì những nguyên tắc ấy phải được hiểu như là những phương châm hành động. Chỉ khi nào chúng ta áp dụng ngay các nguyên tắc ấy cho mọi công tác của sinh hoạt thường ngày chỉ những nguyên tắc ấy mới có ý nghĩ thực sự đối với đời sống chúng ta. Nếu chúng ta cho rằng các phương pháp này là thật, thì có nghĩa là chúng nhìn nhận rằng rất thích hợp cho đời sống chúng ta.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CÓ THỂ THAY ĐỔI
Vậy, mỗi người trong chúng ta nên tìm một phương pháp nào đó để đưa ra sự khôn ngoan trong chiến lược của Chúa Giê-xu và trong phương pháp phổ biến Tin Lành mà mình cho là tốt nhất. Chúng tôi không có ý bắt buộc mọi người phải áp dụng cùng một đường lối tổ chức, cùng một nghi thức giống nhau, cũng không muốn mọi người đều rập theo một khuôn mẫu. Cơ cấu của vũ trụ chính là một cái gì phức tạp, biến đổi vo cùng và bất cứ phương pháp nào Đức Chúa Trời vẫn vui lòng sử dụng, đều là những phương pháp hoàn hảo, dầu nó vẫn không ngoại trừ việc chúng ta có thể kiện toàn theo ý kiến của chúng ta theo lối chúng ta áp dụng nó. Chúa Giê-xu đã phác họa cho chúng ta những nét đại cương phải theo nhưng Ngài muốn chúng ta định đoạt lấy các chi tiết thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của từng địa phương. Điều đó đòi hỏi chúng ta tận dụng mọi khả năng để hiểu biết mình. Những cố gắng canh tân táo bạo để thăm dò sẽ rất cần thiết khi hoàn cảnh đổi thay nhưng không phải tất cả cố gắng thăm dò đều sẽ có thể áp dụng được. Người nào sợ thất bại trong việc xác định một phương pháp nào đó để công tác được hoàn tất sẽ chẳng bao giờ dám bắt tay vào việc, cũng như những người sợ không dám thử đi thử lại, sẽ chẳng bao giờ tiến nhanh được.
CON NGƯỜI LÀ ƯU TIÊN
Nhưng dầu hình thức của phương pháp ta sử dụng cóđặt biệt đến thế nào đi nữa, thì đời sống của Chúa Giê-xu đã dạy chúng ta rằng tìm người và huấn luyện những người sẵn sàng đến với người khácphải chiếm quyền ưu tiên. Quần chúng chẳng bao giờ biết được Tin Lành nếu thiếu một nhân chứng sống. Chỉ giải thích cho họ mà thôi, thì chưa đủ. Đám đông nhân loại đang bơ vơ của thế gian phải được chứng minh cho thấy là phải tin cái gì, họ cần một người đứng giữa họ nói: “Hãy theo tôi, tôi là người biết đường đi”. Đó là điểm mà tất cả các kế hoạch của chúng ta phải nhăm vào. Nếu chúng ta có những điều cần nhấn mạnh khác nhau trên phương diện thuộc linh thì không quan trọng lắm. Tất cả mọi điều chúng ta làm có được duy trì cách hợp thời hay không là tùy theo chúng ta có hoàn tất sứ mạng này cách tốt đẹp hay không.
Nhưng chúng ta phải biết rằng phần nhân lực cần thiết cho Đấng Christ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó đòi hỏi sự hoạch định kỷ lưỡng và tập trung nỗ lực Nếu chúng ta muốn huấn luyện người khác chúng ta phải chịu khổ sở vì cớ họ.. Chúng ta phải đi tìm họ. Chúng ta phải chinh phục họ. Trên hết mọi sự, chúng ta phải cầu nguyện cho họ. Một số người có địa vị, có uy tín trong Hội Thánh. Nhiều người khác vẫn đang ở trong số những người chờ đợi một lời mời để đến cùng Đấng Christ. Nhưng dù họ đang ở đâu, họ phải được tìm đến và được huấn luyện để trở thành những môn đệ đắc lực của chúng ta.
BẮT ĐẦU VỚI MỘT SỐ ÍT NGƯỜI
Chúng ta đừng có ao ước cũng đừng bao giờ chờ đợi có đông người để bắt đầu. Với một số ít, công tác sẽ luôn được hoàn tất chu đáo hơn. Để ra một năm hoặc một thời gian tương đương cho một hoặc hai người học biết được chinh phục người cho Đấng Christ có ý nghĩa gì, còn hơn là sống trọn đời với cả một Hội Thánh với chỉ cốt điều hành chương trình. Bước đầu dầu có ít người, dầu không mấy thuận lợi vẫn không phải là điều quan trọng, điều đáng kể là những người được chúng ta dành ưu tiên đời sống của chúng ta dành cho họ, và họ phải biết điều đó.
NÊN SỐNG CHUNG NHAU
Phương pháp thực tế duy nhất để thực hiện việc ấy là sống chung với nhau. Vì những kẻ theo chúng ta cần thấy nơi chúng ta cách thức họ sẽ sống, những việc họ sẽ phải làm vì họ trở thành giống như chúng ta, cho nên ta phải sống chung với họ. Đólà trọng tâm của kế hoạch để cho họ thấy hành động hầu cảm thông với khải tượng chúng ta, và cho họ biết nó liên hệ với từng trải thường nhật như thế nào. Như thế, việc phổ biến Tin Lành sẽ trở thành một sự kiện thực tiễn, liên hệ mật thiết với họ đã đâm rể vào mọi việc khác. Nó sẽ được xem là một lối sống, chứ không phải là một giáo điều thần học. Hơn nữa, một khi sống chung với chúng ta, họ không thể nào trốn tránh được việc góp phần của chính họ với công tác.
PHẢI DÀNH NHIỀU THÌ GIỜ CHO HỌ
Thật ra, thì chương trình như vậy đòi hỏi rất nhiều thì giờ. Việc đáng làm bao giờ cũng đòi hỏi như thế. Nhưng chỉ cần tính trước một chút, chúng ta có thể vạch ra một chương trình để cùng nhau làm được rất nhiều việc, như đi thăm viếng, đi nhóm đại hội, đi giải trí và có những cuộc bồi linh với nhau. Như thế, thời gian sống chung với nhau không còn phải bận rộn. Cũng vậy nếu chúng ta khéo sắp sếp, các môn đệ của chúng ta có thể ở với chúng ta trong phần lớn những thì giờ chúng ta phục vụ kẻ khác, và lẽ dĩ nhiên, có thể giúp đỡ chúng ta khi chúng ta tiếp xúc rộng rãi hơn với người ngoài.
NHỮNG BUỔI HỌP MẶT CHO TỪNG NHÓM NHỎ
Tuy nhiên, muốn cho hệ thống hoạt động của chúng ta được ổn định, điều cần thiết là nên sắp đặt những thì giờ đặc biệt để có từng nhóm nhỏ được gặp nhau với chúng ta. Trong những buổi họp mặt thân mật đó, chúng ta có thể học Kinh Thánh, cầu nguyện, và nói chúng là chia sẽ cho nhau những gánh nặng hoặc những ước vọng sâu xa hơn hết. Chúng ta không cần công bố những điều mình đang làm, cả đến việc nói trước cho cả nhóm biết kế hoạch tối hậu của chúng ta cũng không cần thiết. Mỗi nhóm luân phiên có thể đặt ra những kỷ luật riêng cho nhóm mình, trong khuôn khổ của Hội Thánh .
Ngày nay, sáng kiến về việc tổ chức thành từng nhóm nhỏ đã được áp dụng trở lại ở nhiều nơi. Như thế, có lẽ đó là những dấu hiệu đầy hy vọng báo trước một cơn thức tỉnh đang xuất hiện ở chân trời. Cho mọi tầng lớp xã hội và mọi vấn đề liên quan đến Hội Thánh, những cơ cấu thuộc linh nhỏ bé đang bừng dậy, một số khác muốn tẩy đường nhưng nhìn chung thì phong trào này diễn tả lòng khao khát sâu xa của con người đối với những từng trải sống thực của cơ đốc giáo bởi vì các tế bào ấy không bị truyền thống cũng như các luật lệ khắc khe bên ngoài bắt buộc, cho nên tự nhiên có những dị biệt lớn lao về điểm nhấn mạnh cũng như về hình thức của chúng, nhưng nguyên tắc sự thông công mật thiết theo đúng kỷ luật của nhóm phải là điểm gặp nhau trong phần lớn các tế bào ấy. Nó là nguyên tắc nằm ở tâm điểm khiến cho phương pháp rất truyền cảm kia phát triển và vì lý do đó, tất cả những ai trong vòng chúng ta đã dùng nó cho chức vụ của chúng ta đối với loài người, thì người ấy đã là hành động rất đúng.
Một việc rất nhiều ý nghĩa liên quan đến vấn đề này, ấy là truyền đạo đứng hành đầu của thế giới ngày nay là Billy Graham đã nhìn nhận tiềm năng phi thường của kế hoạch này, một khi nó được ứng dụng thích hợp trong Hội Thánh. Để đáp lại câu hỏi: “Nếu ông là mục sư của một Hội Thánh lớn trong một thành phố quan trọng thì kế hoạch hoạt động của ông ra sao?” B.Graham đã trả lời: “Tôi nghĩ rằng đầu tiên tôi sẽ làm là quy tụ một nhóm độ tám, mười, hay là mười hai người chung quanh tôi để chúng tôi gặp nhau vài giờ một tuần lễ trả lời một giá nào đó! Có thể họ phải cố gắng và mất chút ít thì giờ. Tôi sẽ chia sẽ cho họ tất cả những gì tôi có trong một thời gian chừng vài năm. Sau đó tôi sẽ thực sự có mười hai người biết hầu việc Chúa trong số các tín đồ, và đến lượt họ, có thể chọn tám, mười, hay mười hai người khác để dạy dỗ cho. Tôi biết đã có một vài Hội Thánh đang làm như thế, và các công tác ấy đang phát động một cuộc cách mạng cho Hội Thánh. Tôi nghĩ rằng Đấng Christ đã đặt ra một mẫu mực. Ngài đã dùng phần lớn thì giờ của Ngài cho mười hai người. Ngài đã không dùng thì giờ đó cho một đám đông người. Thật ra, mỗi lần Ngài được một số đông người đi theo, tôi thấy dường như Ngài không thâu được một số kết quả gì nhiều cả. Theo tôi, dường như những kết quả quan trọng đã do việc Ngài tiếp xúc với từng cá nhân, và do thì giờ mà Ngài đã dùng để sống với mười hai sứ đồ của Ngài” Ở đây Billy Graham chỉ lập lại những khôn ngoan trong phương pháp của Chúa Giê-xu mà thôi.
PHẢI ĐÒI HỎI MỘT VÀI ĐIỀU NƠI HỌ
Nhưng kết nạp bất cứ người nào một vài nhóm như thế, mà Hội Thánh là một biểu hiện lớn hơn, thì không đủ. Họ phải được cơ hội để trình bày lại những điều mình đã học. Nếu chúng ta không tìm dịp tiện cho nhóm chúng ta thực tập như trên, nhóm ấy có thể bị ngưng đọng lại vì cớ tự mãn để cuối cùng trở thành chai cứng trong một nhóm người chỉ biết ca tụng lẫn nhau không hơn không kém. Chúng ta phải luôn luôn vạch rõ chủ đích của mình. Thì giờ chúng ta tạm lìa thế gian không phải là để nghĩ ngơi, để ngừng chiến đấu, nhưng chỉ là một cuộc vận động có tính cách chiến lược hầu được mạnh mẽ hơn để tấn công.
Cho nên phận sự của chúng ta là phải lo để mỗi người ở với chúng ta đều được chia cho một công tác nào đó đòi hỏi họ phải tận dụng khả năng ưu tú của mình. Mỗi người đều có thể làm một việc. Những công tác giao phó đầu tiên phải là những việc làm tầm thường, bình dị thí dụ như đi bỏ thơ, lập danh sách vaf địa chỉ những người chúng ta có thể thăm viếng, hoặc chi cho họ dịp tiện tiếp chúng ta tại nhà riêng. Nhưng lần lần các trách nhiệm sẽ được tăng lên khi họ đã đủ sức làm nhiều hơn. Những người có năng khiếu dạy dỗ nên được sử dụng cho Trường Chúa Nhật. Chúng ta phải giao cho họ một vài công tác hướng dẫn thích hợp với khả năng của họ trước một thời gian lâu dài. Hầu như phần đông đều có thể dược giao cho việc đi thăm người đau hoặc vào thăm viếng trong bệnh viện. Một số người có thể được khích lệ nhận một vài công tác ngỏ lời với Hội Thánh, hoặc phục vụ quanh tòa giảng. Tóm lại là mỗi người cần được giao cho một công tác đặc thù của việc cá nhân truyền đạo.
Rất có thể họ không đóng góp gì quan trọng cho chức vụ của Hội Thánh ngoài phạm vi gây dựng cho những tín đồ mới. Trong công tác nầy họ có thể đảm nhiệm một vai trò cần thiết của chức vụ là ở gần những người hãy còn ấu trĩ trong Đấng Christ để dắt dẫn họ theo cùng một kỷ luật, cùng một cách thức họ đã được dạy dỗ trước đó.
Những người đã được chúng ta huấn luyện như trên sẽ trở thành chiếc chìa khóa để giữ lại mọi cố gắng phổ biến Tin Lành của Hội Thánh, chẳng những chỉ giữ được bước tiến bộ, mà còn bảo đảm cho sự tiến bộ ấy được liên tục.
PHẢI GIỮ CHO HỌ CỨ TIẾN BƯỚC
Mọi việc này đòi hỏi được kiểm soát khá nhiều, cả về phương diện phát triển cá nhân của những người đó, lẫn về phương diện công tác của họ đối với người khác. Chúng ta phải thường gặp gỡ họ để nghe họ trình bày về công việc đang tiến triển ra sao. Điều này có nghĩa là chúng ta nên đến tìm họ tại những nơi họ đang ở, hoặc bàn luận với họ trong lúc họ ở với chúng ta trong một hoạt đông khác. Những câu hỏi được nêu lên trong từng bước trải của họ phải được giải đáp khi cơ hội ấy vẫn còn mới mẻ trong tâm trí họ. Tánh xác thịt và những phản ứng thuộc thể phải sớm được khám phá và giải quyết dứt khoát cũng như những thói quen dễ làm mất lòng người khác của từng người, những thiên kiến vô căn cứ và bất cứ tật xấu nào khác có thể làm trở ngại cho chức vụ tế lễ của họ đối với Đức Chuá Trời và đối với loài người.
Điều chính yếu là phải giúp họ lớn lên trong ân điển và tri thức. Vì cớ trí nhớ có giới hạn của chúng ta, nên lập một bảng liệt kê về những việc phải làm trong suốt thời gian huấn luyện để chắc chắn là mình không bỏ sót một điều nào. Điểm nầy cần thiết đặc biệt khi chúng ta phải làm việc với nhiều người cùng một lúc, mà mỗi người lại ở vào một mức độ từng trải khác nhau. Chúng ta phải tập tánh kiên nhẫn, bởi vì chắc chắn là họ sẽ tấn tới rất chậm, và hay bị ngăn trở vì những bước lui lài phía sau.
Nhưng bao lâu họ còn thành tâm tìm biết lẽ thật, và sẵn lòng bước theo lẽ thật còn thành tâm tìm biết lẽ thật, và sẵn lòng bước theo lẽ thật thì có ngày họ sẽ tầm thước vóc giạc, đạt được mức trưởng thành trong Đấng Christ.
PHẢI GIÚP HỌ GÁNH LẤY GÁNH NẶNG CỦA HỌ
Có lẽ phần khó khăn nhất trong cả diễn trình huấn luyện là chúng ta sẽ dự doán các vấn đề của họ, và chuẩn bị họ để họ sẵn sàng đương đầu với những gì họ sẽ gặp. Đây là một việc vô cùng khổ nhọc, và có thể khiến ta thất vọng. Điều đó có nghĩa là rất ít khi chúng ta có thể quên họ. Dầu khi chúng ta đang ở riêng để suy tư hay khảo cứu, các môn đệ của chúng ta phải hiện diện trong những lời cầu nguyện hoặc trong những ước mơ. Nhưng có bao giờ bậc cha mẹ yêu con cái mình lại muốn cho sự việc xảy ra khác đi chăng? Chúng ta phải nhận lấy gánh nặng cho sự ấu trĩ của họ cho đến lúc chính họ có thể tự lo liệu lấy cho mình. Ít ra là trong những giai đoạn phát triển đầu tiên, thái độ để mặc cho họ tự nhờ sức mình, dầu chỉ là để bước đi cũng có nghĩa là gây ra thảm họa. Chúng ta phải tỏ ra nhạy cảm. Với tư cách là người chăn, cố vấn, chúng ta có trách nhiệm dạy dỗ các con cái của thuộc linh của chúng ta biết sống như thế nào cho Đấng Christ.
CỨ ĐỂ HỌ TIẾP TỤC GÁNH LẤY
Những người được tuyển chọn này cần được lãnh đạo trong mọi sự cho đến khi nào họ tự đảm nhiệm được một chức vụ trong lãnh vực thích hợp với khả năng của họ. Đến giai đoạn đó, mỗi người phải thuần phục trong việc cán đáng lấy chương trình huấn luyện những người do chính họ làm chứng cho đưa về với Đấng Christ hoặc được giao phó để gây dựng. Như thế, chiến lược của chúng ta vô tình thúc đẩy họ đi vào thực hành. Tuy nhiên, không nên giấu kín điều đó đối với họ. Trước khi chấm dứt việc kiểm soát họ, chúng ta phải trực tiếp giải thích cho họ về chién lược mà chúgn ta áp dụng từ lúc bắt đầu. Họ cần ghi khắc rõ ràng điều đó vào tâm trí để có thể nhờ đó cân nhắc mọi sinh hoạt của mình, cũng sẽ chia xẻ nó cho những người họ muốn giúp đỡ.
TỪNG TRẢI THUỘC LINH TRÊN HẾT MỌI SỰ
Thật ra, điểm quan trọng chính yếu là từng trải thuộc linh của cá nhân họ. Trước khi họ vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta họ cần được gây dựng đầy đủ trong đức tin để thắng hơn thế gian. Ma qủy của hỏa ngục trợ giúp, sẽ tìm cách đánh bại họ bằng đủ thứ mưu mô quỷ quyệt mà chúng có thể chi phối. Cả thế gian mà họ đang đi đến đều dưới tầm quyến rũ hiểm độc của nó. Họ phải chiến đấu không ngừng. Mỗi bước tiến lên sẽ là một chiến thắng, bởi vì quân thù chẳng bao giờ chịu hàng phục. Ngoài ra sự đầy dẫy Thánh Linh của Đấng Christ không có cách nào khác khiến họ đủ sức thắng hơn trong cuộc tanh chấp nầy. Trừ khi họ sống trong sự tương giao với Ngài và tiến bước trong sư thánh khiết và quyền năng Ngài, họ sẽ rất dễ bị những lực lượng đang tập trung lại để chống lại họ, và như thế, mọi công khó của chúng ta dànhcho họ sẽ thành hư không.
Sau đó, mọi việc chúng ta đã làm đều tùy thuộc vào lòng trung tín của những người này. Chúng ta tuyển mộ được bao nhiêu người để phục vụ cho chính nghĩa thì không quan trọng lắm, điều đáng kể là chúng ta có được bao nhiêu người biết chinh phục linh hồn người ta cho Đấng Christ. Đó là lý do khiến chúng ta phải luôn nhấn mạnh trên phẩm tính của đời sống. Nếu chúng ta có đủ phẩm cách xứng đáng của bậc lãnh đạo, mọi sự còn lại sẽ tiến triển dễ dàng, nếu chúng ta thiếu phẩm cách ấy thiết tưởng không cần phải tiếp tục nữa.
CHIẾN THẮNG PHẢI TRẢ RẤT CAO GIÁ
Chắc chắn là một tiêu chuẫn coa cả như thế phải đòi hỏi một giá cao. Có thể là nhiều người bắt đầu với chúng ta sẽ nghĩ quá nhiều đến điểm đó và sẽ ngã suống dọc đường cho nên chúng ta phải đương đầu với sự kiện đó ngay bây giờ. Phục vụ cho Đấng Christ đòi hỏi chúng ta phải chịu khó, và nếu một người muốn được ích lơi cho Đức Chúa Trời. Người ấy trước hết phải học hỏi tìm kiếm Nước Trời. Thật vậy, có người thất vọng. Nhưng những ai có thể vượt qua được và dâng đời sống mình để đi vào những cánh đồng mênh mông đang chờ đợi gặt hái, thì càng đi sâu, họ sẽ càng tăng thêm vui mừng.
Không phải chúng ta cần sống trước hết cho hiện tại. Chúng ta chỉ mãn nguyện khi biết rằng trong những thế hệ sắp đến, những lời làm chứng cho Đấng Christ của chúng ta sẽ vẫn còn kết quả nhờ những người trong thuộc trong một chu trình kết quả vô tận, kết quả cho đến tận cùng trái đất và tận cùng thời gian.
PHẢI CHĂNG ĐÓ LÀ KHẢI TƯỢNG CỦA CHÚNG TA?
Thế gian đang tìm một người để họ theo sau. Nhưng họ đang thất vọng. Họ sẽ chạy theo một người nào đó, đó là điều chắc chắn, nhưng phải chăng đó là người biết rõ đường lối của Đấng Christ hay chỉ một người giống như họ, chỉ dẫn họ vào chổ tối tăm hơn?
Đây là câu hỏi có tính cách quyết định cho kế hoạch sống của chúng ta. Mọi điều chúng ta làm cho thích hợp hay không là tùy câu trả lời của chúng ta cho câu hỏi đó. Và mặt khác, số phận của vô số người đang bị đặt trên cán cân, và chờ đợi.