HIỂU Ý ĐỊNH TÁC GIẢ

Nguyên tắc thứ tư là giải kinh theo chủ đích và bố cục của tác giả. Hai điều này có liên hệ mật thiết với nhau nên ta có thể xét chung với nhau, dầu ta biết là chúng khác nhau.
Chủ đích của tác giả là điều tác giả định trong trí khi viết. Khi Giăng viết IGi1Ga 5:13, “Ta viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời ”. Ông đã nói rõ chủ đích của ông.
Bố cục của tác giả là cách của ông sắp sếp bài viết để đưa đến chủ đích trên. Thư Ê-phê-sô cho ta thấy rõ kết cấu: Ba chương đầu nói về sự kêu gọi người tín đồ, ba chương sau bàn về hành vi cư xử của người. Ta biết được điều này phần nào nhờ chữ vậy ở đầu chương 4.
Trong những ví dụ trên đây ta dễ thấy chủ đích và bố cục, nhưng không phải luôn luôn như vậy. Hầu hết các sách trong Kinh Thánh đều không nói đến chủ đích, và đa số rất khó biết. Bố cục sách thường dễ thấy hơn chủ đích. Nguyên tắc thư tư này khó áp dụng vì thường thường nó tìm ra chủ đích và bố cục của tác giả, bởi vậy chúng ta không dùng nhiều. Nhưng nó rất quan trọng, vì vậy chúng ta thử xem ví dụ về cách áp dụng nó.

CHỦ ĐÍCH TÁC GIẢ
Trong GiGa 20:31, Giăng nói chủ đích của ông khi viết sách Phúc Âm: “Nhưng những việc này đã chép để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các người tin rằng Ngài là Con Thượng Đế và nhờ đức tin đó mà được sự sống đời đời ” (cứu rỗi). Ở đây có ba thực tế quan trọng: con người Chúa Cứu Thế, đức tin và sự sống. Giăng nói rằng ông viết về các phép lạ để người ta kinh nghiệm được những thực tế đó.
Như vậy có thể suy ra rằng, mọi phép lạ có lẽ phát hiện một điều gì đó về Chúa và về đức tin và sự sống. Chúng ta cần ghi nhớ trong trí khi tìm hiểu ý nghĩa của mọi phép lạ. Hãy lấy ví dụ phép lạ lấy trong 2:1-11 . Nó cho biết gì về con người Chúa Giê-xu? Chắc chắn nó cho biết rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa, tể trị thế giới vật chất. Các môn đồ cũng nhận biết phép lạ của Ngài đã “bày tỏ vinh hiển của Ngài” như trong câu 11 .
Dấu lạ cũng bày tỏ một điều gì đó về cuộc sống tâm linh. Cuộc sống con người đầy dẫy những thất bại, giống như buổi tiệc hết rượu ở Ca-na. Nhưng Chúa Cơ-Đốc ban sự sống sung mãn, không thiếu thốn, với phẩm chất cao (rượu ngon) . Đó là một cuộc sống đầy đủ và vui thỏa.
Ở đây cũng có sự dạy dỗ về đức tin nữa. Lòng tin cậy của Ma-ri bày tỏ trong câu 5: “Người bảo chi, hãy vâng theo cả ”. Đức tin dẫn đến hành động vâng phục, những người đầy tớ đã vâng theo lời Chúa Giê-xu. Ngài đã hành động qua sự tin cậy và vâng phục nó, nên người ta đã thấy phép lạ. Các môn đồ đã chứng kiến điều đó và “tin Ngài ” ( c. 11). Như vậy, nhờ biết được mục đích của Giăng ta thấy được động lực tinh thần của các phép lạ.
BỐ CỤC CỦA TÁC GIẢ
Ta có thể lấy sách Sáng-thế-ký làm mẫu để học giải kinh qua bố cục của sách. Đọc kỹ sách Sáng-Thế-Ký, ta sẽ thấy câu “Đây là dòng dõi của. …” lặp đi lặp lại nhiều lần trong SaSt 2:4, 5:1, 6:9, 10:1, 11:10, 27, 25:12, 19, 36:1, 9, 37:2 ). Một câu được dùng nhiều lần như thế không phải là ngẫu nhiên. Nó có ý nghĩa gì , có thể giúp ta hiểu quyển sách không? Để thấy sức mạnh của câu đó ở mỗi chỗ, hãy lập một bản chia cột, ghi những sự kiện liên hệ đến mỗi câu.
Trong khi tìm tòi như thế, sẽ có nhiều dữ kiện được đưa ra ánh sáng. Ví dụ: Sáng-thế-ký có hai phần: phần đầu từ đầu cho đến Áp-ra-ham; phần thứ hai, Áp-ra-ham và các thánh tổ sau ông. Phần đầu chỉ tác giả, phần nhì kể những sự tích của cá nhân. Cả quyển sách chúng tỏ kế hoạch của Thượng Đế được thực hiện qua “hột giống” hay đường dây kỉnh kiền. Nó cho ta thấy Thượng Đế đích thân chăm sóc cho Ích-ma-ên và Ê-sai, nhưng cũng cho biết họ không nằm trong đường dây của mục đích Ngài. Áp-ra-ham và Gia-cốp được dành cho chỗ quan trọng, dầu họ có nhiều khuyết điểm, vì họ đã được Thượng Đế chọn cho mục đích của Ngài.
Như vậy, khi nào có thể biết được chủ đích và bố cục của quyến sách, chúng ta phải thông giải theo ánh sáng đó.
TÌM CHỦ ĐÍCH VÀ BỐ CỤC
Sau đây là vài gợi ý để tìm hiểu chủ đích và bố cục của tác giả.
1. Thử để ý xem sách có nói rõ chủ đích không
Nếu không, có chỗ nào ám chỉ không? Trong hai thư Cô-rinh-tô, không có chỗ nào Phao-lô nói rõ chủ đích của ông, nhưng chúng ta có thể tìm thấy bằng cách so sánh những khúc như ICo1Cr 1:11, 3:4, 4:6, 5:6, 7:1, 18, 8:1, 12:1, 16:1, IICo 2Cr 2:3-4, 7:5-8, 10:13. Nhờ những đoạn này, ta biết rằng một số tín hữu là thân nhân của Cơ-lô-ê đã báo cho Phao-lô tin không vui về Hội Thánh bác bỏ thẩm quyền của Phao-lô vì có một giáo sư khác ăn nói hùng biện hơn. Rồi các tín hữu Cô-rinh-tô đã viết cho Phao-lô một thư, hỏi ông một số vấn đề. Ông trả lời (I Cô-rinh-tô), dùng những lời lẽ rất mạnh bạo, nên ông sợ có người phiền lòng. Khi Tít trở về báo tin rằng người Cô-rinh-tô đã đáp ứng thuận lợi, ông lại viết nữa (II Cô-rinh-tô), cho họ biết ông cảm tạ Thượng Đế nhưng đồng thời cũng cảnh báo họ về những sứ đồ giả. Do những sự kiện đó, ta có thể suy luận ra chủ đích của ông khi viết mỗi thư.
Tuy nhiên phải cẩn thận khi chỉ dùng những sự kiện gián tiếp để suy đoán. Cần phải có những dấu chỉ rõ ràng. Nếu chỉ phỏng đoán từ những câu mơ hồ thì không tốt. Ta không buộc phải biết chủ đích mỗi sách mới hiểu được sách đó, nhưng nếu biết rỏ chủ đích sẽ giúp ích cho ta nhiều trong việc tìm hiểu.
2. Những lời đề cập đến cá nhân thường cho thấy chủ đích của sách
Ngoài ra, những chủ đề được lặp nhiều lần hay nhấn mạnh có thể cho biết chủ đích. Chắc Ma-thi-ơ viết sách Phúc Âm ít nhất là để biểu dương chân lý của Nước Trời, vì ông nói đến nó nhiều lần.
3. Tìm cấu trúc của quyển sách
Có thể có những điểm phân chia rõ ràng, như RoRm 12:1, Eph Ep 4:1. Có thể có những câu lặp lại nhiều lần như trong Sáng Thế Ký. Nhưng cũng phải cẩn thận. Nhóm chữ “các nơi trên trời” dùng năm lần trong thư Ê-phê-sô nhưng không đánh dấu sự phân chia quyển sách.
4. Khi đã thấy rõ mục đích hay bố cục, phải ghi nhớ nó khi học các phần trong sách, phải thông giải cho phù hợp với nó
Phi Pl 2:1-8 là một khúc sách cho thấy chủ đích của tác giả. Các nhóm từ đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng, hiệp ý, chứng tỏ rằng Phao-lô quan tâm đến phẩm chất của tình thân hữu giữa các tín hữu Phi-líp. Vì vậy, trong câu 5-8 ông đem gương Chúa Giê-xu ra nhắc họ. Ngài có một tâm tình, và hành động theo tâm tình đó. Ngài chẳng nắm giữ lấy sự bình đẳng với Thượng Đế (c.6); Ngài tự làm cho trống không (c.7); Ngài hạ mình xuống đến đỗi chịu chết cái chết nhục nhã của tên phạm nhân trên thập tự giá (c.8). Như vậy cái chết của Chúa Giê-xu được đưa ra để làm gương cho sự hạ mình. Ở đây, điểm chính về sự chết của Ngài không phải là bày tỏ tình thương Thượng Đế hay để chuộc tội như ta thấy trong các đoạn khác. Những điểm tác giả nhấn mạnh trong mỗi đoạn đều phản chiếu phần nào chủ đích của ông.
Sau đây là một số đoạn để bạn có thể áp dụng nguyên tắc giải kinh thứ tư:
ChCn 1:1-6: chủ đích ghi ở đây ảnh hưởng đến ý nghĩa các đoạn khác như thế nào?
Trong sách Truyền Đạo, nhóm chữ dưới mặt trời có thể là chìa khóa cho quyển sách nầy. Biết như vậy có giúp ích cho việc tìm hiểu các câu khó như 20:17, 20, 24, 9:4 không?
LuLc 1:1-4 : Trả lời câu hỏi giống như của Châm Ngôn.
Trong GaGl 1:1-24 hãy xét chủ đích của Phao lô căn cứ vào chữ Tin Lành được gặp lại nhiều lần và cách mở đầu đột ngột của ông (không có cảm tạ).
Nghiên cứu CoCl 2:4, 8, 16, 20-22, và đưa ra những gợi ý về chủ đích của Phao-lô cho sách Cô-lô-se.