CHƯƠNG 4

SỰ BAN PHÁT: Ngài đã tự hiến thân

Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh (Giang 20:22)
Chúa Giê-xu muốn những môn đồ Ngài vâng phục Ngài. Nhưng Ngài biết rằng một khi chấp nhận Lẽ thật đó các môn đệ Ngài sẽ tìm thấy một từng trải sâu nhiệm hơn về Thánh Linh Ngài. và đã nhận lãnh Thánh Linh Ngài, họ sẽ hiểu biết tình yêu của Đức Chúa Trời với thế gian hư mất là thể nào. Đó là lý do Ngài đòi hỏi phải chấp nhận kỷ luật vô điều kiện. Các môn đệ biết rằng thật ra không phải họ chỉ giữ một luật lệ, nhưng là đáp ứng lại Đấng đã yêu họ, là Đấng đã tịnh nguyện hiến thấn vì cớ họ.
Đời sống Ngài là một đời sống ban cho: Ngài ban phát ra những gì Cha đã ban cho Ngài (Giang  15:15; 17:4, 8, 14). Ngài đã cho họ sự bình an của Ngài mà nhờ đó Ngài đã được nâng đỡ trong cơn hoạn nạn (16:33 cũng xem Mathio 11:28). Ngài đã ban cho sự vui mừng mà Ngài đã tạo nên được giữa những khốn khổ, đau buồn của mình (Giang 15:11; 17:13). Ngài đã ban cho họ chìa khóa Nước Trời của Ngài mà các quyền lực hỏa ngục không thể nào thắng hơn được (Mat Mt 16:19, cũng xem LuLc 12:23). Quả thật Ngài đã ban cho họ vinh quang mà chính Ngài đã có, trươc khi các thế giời được tạo nên, để các người trong vòng họ được hợp làm một, cũng như Ngài vốn là một với Cha (Giang 17:22, 24). Ngài đã ban cho tất cả những gì mình có, đã không giữ lại một chút gì, dầu là chính mạng sống mình.
Tình yêu là vậy. Nó luôn tự dâng hiến. Nếu muốn giữ lấy cho mình thì không phải tình yêu. Theo ý nghĩa đó, Chúa Giê-xu đã đặt rõ ràng trước mặt những kẻ theo Ngài chính điều vốn có nghĩa là “ Đức Chúa Trời yêu thương thế gian” (3:16). Nó có nghĩa là Đức Chúa Trời đã ban tất cả cho những kẻ Ngài yêu, “Ngài đã ban ngay cả Con một của Ngài” . Về phần con, trong tình yêu đã mặc lấy thể xác con người, có nghĩa là Ngài từ bỏ quyền sống chính Ngài và ban sự sống ấy cho thế gian. Chỉ dưới ánh sáng đó tức là khi Con bị đặt thay vào chỗ của thế gian chúng ta mới bắt đầu hiểu được Thập tự giá. Và hiểu như thế nào tránh được bởi tình yêu vô hạn của Đức Chúa Trời chỉ có thể bộc lộ bằng một phướng pháp vô hạn. Đúng như một người phải chết vì tội mính đã phạm thể nào, thì cũng một thể ấy, tình yêu của Đức Chúa Trời khiến Ngài phải sai Con Ngài chịu chết thay cho chúng ta. “Không có tình yêu thương nào lớn hơn vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (15:13).
SỰ BÓ BUỘC PHỔ BIẾN TIN LÀNH
Đó là sự khiến Ngài không bỏ qua một cơ hội nào để nhấn mạnh cho những kẻ theo Ngài về sự bó buộc sâu xa mà chính tâm hồn Ngài đang bị tình yêu của Đức Chúa Trời nung nấu đối với thế gian hư mất. Mọi việc Ngài làm, mõi một lời Ngài nói ra đều do tình yêu nóng cháy đó thúc đẩy. Đời sống Ngài chỉ là sự khải thị đúng kỳ ý định đời đời của Đức Chúa Trời đề cứu vớt một dân cho chính Ngài. đó là điểm tối cao mà các môn đệ cần học biết, không phải chỉ bằng lí thuyết, nhưng bằng thực hành.
Họ đã được thấy phần thực hành phô bày trước mắt họ hằng ngày, theo nhiều cách khác nhau. Dầu những chứng minh thường phải khổ nhọc lắm mới lãnh hội được như khi Ngài rửa chơn cho họ. (13:1-20). Họ không thể nào bỏ qua điều Ngài đã nói. Họ thấy Thầy đã tự từ chối mình, đã chối bỏ những tiện nghi và vui thú thế gian để trở thnàh một đầy tờ giữa vòng họ như thế nào. Họ thấy Ngài đã từ bỏ những điều họ quyến luyến sự thõa mãn về thể xác, được mọi người ca tụng, được uy tín, trong khi vì cớ họ, Ngài đã tự nguyện nhận lấy những điều họ vẫn muốn trốn tránh, như: nghèo, khổ, sỉ nhục, đau, buồn, và cả cái chết nữa. Trong khi họ nhìn xen Ngài săn sóc kẻ đau yếu, yên ủi kẻ đau buồn, giảng Tin Lành cho kẻ nghèo, thì rõ ràng Ngài chẳng kể mọi việc nào là qúa nhỏ mọn hoặn một sự hy sinh nào là quá to lớn, nếu việc làm đó, sự hy sinh đó vinh quy cho Đức Chúa Trời. Có thể không phải họ luôn luôn hiểu được như vậy, và chắc chắn là họ không thể nào giải thích nổi, nhưng họ sẽ không thể nào nhầm lẫn được.
SỰ NÊN THÁNH CỦA NGÀI
Sự nên thánh của Chúa Giê-xu là luôn dâng mình cho Đức Chúa Trời cách mới mẻ hơn trong việc yêu thương phục vụ kẻ khác. Điểm này đã được vạch rõ trong lời cầu nguyện của Ngài với tư cách là Thầy Tế Lễ Thượng phẩm: “Như Cha đã sai Con trong thế gian, thì Con cũng sai họ trong thế gian, Con vì họ tự làm nên thánh, hầu cho họ cũng nhờ Lẽ thật mà được nên thánh như vậy” (17:18). Cần chú ý là việc tự biệt riêng mình ra thánh cho Đức Chúa Trời như từ hiệu “làm nên thánh” đã vạch ra, không phải là cần thiết để Chúa Giê-xu phải làm công việc tẩy sạch, bởi vì Ngài vốn là thánh khiết. Ngài cũng không cần làm việc đó để nhận lãnh năng lực phục vụ, bỏei vì Ngài luôn có đủ quyền năng cần thiết. Đúng hơn thì sự “làm nên thánh” của Ngài theo văn mạch đã bày tỏ, là một lãnh vực của sự dâng mình để làm công tác mà vì cớ đó, Ngài đã được “sai đến thế gian”. Chính trong sự dâng mình cho chương trình phổ biến Tin Lành, Ngài đã luôn luôn phó sự sống mình “vì cớ họ”.
Như thế, Ngài đã không tự làm nên thánh với mục đích được lợi ích cho chính Ngài, nhưng vì lời ích của các đồ đệ, hầu cho họ “được nên thánh trong lẽ thật”. Điều đó, có nghĩa là khi dâng chính mình cho Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu đã phó Ngài cho những kẻ ở chung quanh mình, hầu cho nhờ sự sống Ngài, họ có thể thấu hiểu sự dâng mình tương tự cho sự mạng mà Ngài vì đó phải đến thế gian. Cả kế hoạch phổ biến Tin Lành của Ngài đều xoay quanh sự dâng mình này, và đến lượt họ, các môn đệ trung tín cũng tự phó mình trong tình yêu thương đối với thế gian quanh họ.
ỦY NHIỆM THƯ CỦA CHỨC VỤ
Đây là tiêu chuẫn để các một đệ dùng đo lường sự phục vụ của mình vì danh Ngài. Họ phải ban phát không hối tiếc như chính họ đã được nhận lãnh ( Mathio 10:8). Họ phải yêu thương lẫn nhau như chính Ngài đã yêu thương họ (Giang 13:34, 35) nhờ dấu hiệu đó, họ là môn đệ Ngài (15:9, 10). Tất cả các điều răn của Ngài đều ẩn tàng trong đó (Giang 15:12, 17 cũng xem Mathio 22:37-40; Mac 12:30, 31; Luca 10:27). Tình yêu của đồi Gô-gô-tha là mẫu mực. Đúng như điều các môn đồ đã mục kích suốt ba năm trường, họ phải hiến thân không chút vị kỹ cho những người được Cha yuên mến và được Thầy họ chết thay cho (Giang  17:23).
Tình yêu được họ chứng minh như thế là phương pháp khiến thế gian biết rằng Tin Lành là thật. Muốn thuyết phục quần chúng thì còn có cách nào khác hơn? Tình yêu là phương pháp duy nhất khiến cho người khác đáp lại cách tự nhiên, và điều đó chỉ có thể xảy ra do sự hiên diện của Đấng Christ trong lòng. Cho nên Chúa Giê-xu đã cầu nguyện rằng: “Hởi Cha công bình, thế gian chẳng từng nhận biết Cha, song còn nhận biết Cha, và những kẻ này nhận rằng chính Cha đã sai Con đến. Con đã tỏ danh Cha ra cho họ, Con lại sẽ tỏ ra nữa, để cho tình yêu thương của Cha dùng yêu thường Con ở trong họ, và chính mình Con cũng ở trong họ nữa” (17:25, 26).
CÔNG TÁC CỦA ĐỨC THÁNH LINH
Tuy nhiên, đừng ai tưởng rằng thứ từng trải với Đấng Christ như vừa kể có thể phát sinh từ óc sáng kiến của loài người. Chúa Giê-xu vạch ra rất rõ ràng sự sống của Ngài chỉ được dẫn truyền qua trung gian của Đức Thánh Linh. “Ay là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi” (6:63). Đó là lý do bắt buộc chúng ta phải được tái sanh nếu muốn sống trong Đấng Christ (3:3-9). Bản tính hư hoại của loài người phải được Thánh Linh của Đức Chúa Trời sach lại trước mới phù jợp với chủ đích mà Đức Chúa Trời đã sáng tạo nó theo hình ảnh chính Ngài. Cũng vậy, chính Đức Thánh Linh duy trì và trưởng dưỡng đời sống đã được biến cải của người môn đệ, đang khi người ây tiếp tục lớn lên trong sự thông biết Chúa và trong ân điển (4:14; 7:38, 39). Do cùng một Thánh Linh ấy, chúng ta được tẩy sạch bởi lời và được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời đã làm chức vụ thánh khiết (Giang 15:3; 17:17 xem thêm Epheso 15:21). Từ đầu đến cuối, mọi từng trải cá nhân về Đấng Christ hằng sống vẫn là công tác của Đức Thánh Linh.
Cũng bằng một biểu tượng tương tự, chỉ một mình Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới có thể khiến người ta thi hành được sứ mạng phổ biến Tin Lành để cứu chuộc. Chúa Giê-xu đã nhấn mạnh rất sớm vào lẽ thật này trong công tác của chính Ngài bằng cách tuyên bố rằng bất cứ Ngài làm việc gì, đều là một sự công tác với “Thánh Linh của Chúa”. Ngài đã nhờ Thánh Linh để rao giảng Tin Lành cho kẻ nghèo, chữa lành cho kẻ có lòng tan vỡ, rao ra sự giải phóng cho kẻ bị cầm tù, mở mắt cho kẻ đuôi mù, đuổi quỷ và khiến kẻ bị hà hiếp được tự do (Luca 4:18; Mathio 12:28). Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời đang được khải thị, còn Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời đang hành động. Ngài vốn là môi giới của Đức Chúa Trời đang thực sự thi hành kế hoạch cứu rỗi đời đời loài người. Cho nên Chúa Giê-xu đã giải thích cho các môn đệ Ngài biết rằng Đức Thánh Linh sẽ dọn đường cho chưc vụ của họ. Ngài sẽ ban cho họ một lời phải nói (Mathio  10:19, 20; Mac  13:11; Luca  12:12). Ngài sẽ có cáo trách thế gian “về tội lỗi, về sự công bình, và về sự phán xét” (GiGa 16:9). Ngài sẽ soi sáng lẽ thật để người ta có thể hiểu được cứu Chúa (Mathion22:43 cũng xem Mac 12:36; Giangv 16:14). Bởi quyền năng Ngài, các môn đệ được hứa ban cho tài năng hầu việc Chúa (14:12).
Dưới ánh sáng đó, không sao giải thích được rằng Tin Lành là mọt chủ trương của loài người, nhưng đos là một kế hoạch của Đức Chúa Trời dự phòng, đã bắt đầu ngay từ tuổi sáng tạo thế giới và sẽ cứu tiếp tục cho đến khi nào chương trình ấy được hoàn tất. Tất cả đều là công tác của Đức Thánh Linh. Tất cả những gì các môn đệ được đòi hỏi phải làm, ấy là để cho Đức Thánh Linh hoàn toàn đảm nhiệm mọi sinh hoạt của họ.
ĐẤNG YÊN ỦI KHÁC
Tuy nhiên, để họ được thõa mãn, các môn đệ cần học biết một phương thức đầy ý nghĩa hơn về mối quan hệ giữa Đức Thánh Linh với ngôi vị của Thầy họ. Lẽ dĩ nhiên, là Chúa Giê-xu nhìn nhận có nhu cầu ấy, cho nên Ngài đặt biệt đề cập đến khi những ngày Ngài sống trong xác thịt sắp chấm dứt. Từ trước cho đến lúc bây giờ, Ngài luôn ở với họ. Ngài là Đấng yên ủi, là giáo sư, là người hướng đạo của họ. Trong sự thông công với Ngài, các mộn đệ đã biết thế nào là sự can đảm là sức mạnh, ở với Ngài họ cảm biết rằng mọi sự đều có thể thực hiện được, nhưng họ bối rối bởi vì Chúa Giê-xu sắp trở về trời. Trong hoàn cảnh nàt Chúa Giê-xu cần giải thích cho họ biết rằng sẽ sống thế nào sau khi Ngài đã ra đi.
Ay là lúc Đức Chúa Giê-xu đã nói với họ về Đức Thánh Linh với tư cách là “Đấng yên ủi khác”, là Trạng Sư, Đấn gsẽ đứng bên cạnh họ, một vị phẩm sẽ chiếm một chỗ trong lãnh vực của một thực tại vô hình, đúng vào chỗ mà Chúa Giê-xu đã chiếm trong từng trải hữu hình của xác thịt (14:16). Ngài đã phục vụ họ suốt ba năm trường như thế nào, thì cũng một thể ấy, từ đây chính Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt họ vào mọi Lẽ thật. (16:13). Đức Thánh Linh sẽchỉ cho họ thấy những việc sẽ xảy đến (16:13). Ngài sẽ dạy dỗ họ những điều cần biết (14:26;). Ngài sẽ giúp đỡ họ trong sự cầu nguyện (14:12, 13; 16:23, 24). Tóm lại, Ngài sẽ tôn vinh Chúa Con bằng cách nhận lấy mọi việc của Đấng Christ và thực hiện chúng cho những kẻ theo Ngài (16:14, 15). Thế gian, chẳng bao giờ nhận được chân lý này, bởi vì họ chẳng từng biết Chúa Giê-xu, nhưng các môn đệ đã từng biết Ngài bởi vì Ngài đã ở cùng họ. Và trong Đức Thánh Linh, Ngài cũng sẽ tiếp tục ở với họ đời đời (14:17).
Những điều Chúa Giê-xu đề cập đến không phải là lý thuyết, là tín điều, hay là một sự sắp sếp tạm thời. Đó là lời hứa để bù đắp thực sự chỗ mất mát mà các môn đệ sắp gánh chịu. “Một đấng yên ủi khác” giống y như Chúa Giê-xu sẽ lấy chỗ trống của chính sự hiện diện của Thầy ở giữa họ. Lẽ dĩ nhiên, những đặc quyền mà các môn đệ được hưởng trong mối tương giao sâu xa hơn Đức Thánh Linh sẽ lớn hơn neẽng đặc ân mà họ được biết khi Chúa Giê-xu còn đi với họ trên các nẻo đường của sứ Ga-li-lê. Dầu sao, khi còn trong xác thịt. Chúa Giê-xu còn bị hạn chế trong một thân xác và tại một nơi nào đó, nhưng đối với Đức Thánh Linh, mọi giời hạn đều bị cất đi. Bây giờ, Ngài có thể ở luôn với họ và thực sự, sẽ chẳngh bao giờ có thể lìa bỏ họ hay bỏ rơi họ đi (Mathion28:20 cũng xem Giang  14:16). Trong viễn tưởng đó, sau khi đã làm xong công tác, Chúa Giê-xu nên trở về cùng Cha và sai Đấng yên ủi đầy phước hạnh đến thay Ngài, thì tốt hơn. (16:17).
BÍ QUYẾT CỦA MỘT ĐỜI SỐNG ĐẮC THẮNG
Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao Chúa Giê-xu muốn các môn đệ Ngài chờ đời cho đến khi lời hứa này đã thành sự thật đối với họ (Luca 24:49; Cong vu 1:4, 5; 8:2:33;). Nào có cách gì khác hơn để họ có thể luôn luôn hoàn tất sự ủy nhiệm của Chúa họ tấm lòng vui mừng và bình an? Họ càng có một từng trải thực sự vế Đấng Christ đến nổi đơi sống họ đều được đày dẫy sự hiện diện Ngài. Việc phổ biến Tin Lành đã trở thành một điều bắt buộc đang nung nấu trong tâm can họ, thanh lọc mọi sự ước vọng và hướng dẫn mọi sự tư tưởng của họ. Không có gì khiến họ thỏa mãn Ngài ra chính cá nhân họ nhận được lễ Báp-Tem bằng Thánh Linh. Công tác siêu nhiên mà họ được gọi đến đòi hỏi một sự trợ giúp cũng siêu nhiên một sự mặc lấy quyền năng từ trên cao. Điều nầy có nghĩa là các môn đệ, qua sự sưng nhận ra tình kiêu ngạo cố hữu và sự bôi nghịch không chịu hoàn toàn đầu phục Chúa, đã phải bởi đức tin phạt đến một từng trải mới mẻ. Tinh luyện về sự đầy dãy của Đức Thánh Linh .
Sự kiện những người nầy thuộc hạnh người tầm thường trong nhân thế đã không gây ra một trở ngại nào cho họ. Nó chỉ được dùng để chắc nhở chúng ta rằng quyền năng mạnh mẽ của Thánh Linh Đức Chúa Trời có thể hoàn tất ý định Ngài nơi những người hoàn toàn đầu phục sự điều khiển của Ngài. Quyền năng ở trong Đức Thánh Linh của Đấng Christ. Điểm làm cho chúng ta khác biệt không phải là, chúng ta là ai, nhưng làm: Ngài là ai.
MỘT LẼ THẬT BỊ GIẤU KÍN ĐỐI VỚI KẺ VÔ TÍN
Tuy nhiên, cũng cần nhắc lại rằng chỉ những người đã theo Chúa Giê-xu xuất đàn mới đạt đến sự biết được vinh quang của từng trải này. Những kẻ theo Ngài xa xa như đám quần chúng cũng như kẻ đã cứu lòng, không chịu bước đi trong ánh sáng của đời Ngài như bọn Pha-ri-si đều chắng bao giờ nghe nói đến công tác của Đấng yên ủi đầy phước hạnh. Như chúng ta đã từng ghi nhận trước đây, Chúa Giê-xu đã chẳng bao giờ chịu quen các ngọc châu của Ngài trước mặt những kẻ không cần đến.
Đó là một đặt điểm trong những lời dạy dỗ của Ngài suốt đời sống Ngài. Chúa Giê-xu đã dự định dành cho số ít người đã được tuyển chọn của Ngài, đặc biệt nhất là 12 sứ đồ, những Lẽ mầu nhiệm nhất (Luca 10:22; Mathio 11:27 cũng xem 16:27). Cố nhiên là tai và mắt họ đã được phước. Nhiều tiên tri và bậc vua chúa đã ước ao được thấy những điều họ đã thấy, được nghe những điều họ đã nghe, mà không được ( Mathio 13:16, 17; Luca 10:23, 24 xem thêm Mathio 13:10, 11; Mac  4:10:11; Lucac 8:9, 10). Một chính sách như thế thoạt tiên có vẻ lạ lùng cho đến khi chúng ta lại nhận ra rằng Chúa Giê-xu đã tự ý mặc lấy tất cả những gì Ngài có một số ít người này, để họ đủ phương tiện hầu chuẫn bị thực hiện công tác của chính Ngài .

NGUYÊN TẮC RÚT TỈA CHO NGÀY NAY
Toàn thể sự việc đều xoạy quanh ngôi vị của Thầy. Đường lối Ngài chính là đời sống Ngài. cho nên đối với những người theo Ngài cũng vậy. Nếu chúng ta phải làm việc Ngài làm và thực hành những lời Ngài dạy dỗ, chúng ta phải nhờ Đức Thánh Linh để có sự sống của Ngài bên trong chúng ta. Bất cứ một công tác phổ biến Tin Lành nào không có sự sống ấy đều là một công việc chết và vô nghĩa. Chỉ khi nào Thánh Linh của Đấng Christ ngự trong chúng ta tôn cao Con, thì người ta mới được kéo đến cùng Cha.
Lẽ dĩ nhiên là chúng ta không thể ban phát bất cứ một điều gì nếu chính chúng ta không có điều đó. Nếu chngs ta khôn ngoan dâng trọn đời sống mình cho Đấng Christ, thì điều đó chứng minh rằng chính chúch ta có sự sống. Chúng ta cũng không bao giờ giữ lại được một điều gì chúng ta đã nhờ Thnàh Linh của Đấng Christ mà có, rồi cứ giữ mãi được nó. Thánh Linh của Đức Chúa Trời luôn thúc đẩy chúng ta phải làm cho mọi người được biết Đấng Christ. Đây là điểm nghịch lý lớn lao của sự sống, chúng ta phải chết về mình để sống cho Đấng Christ, và trong sự từ chối chính mình đó, chúng ta phải dâng mình để phục vụ và tận tụy với Chúa chúng ta. Đó là phương pháp truyền đạo của Chúa Giê-xu, thoạt tiên chỉ có một số ít người theo Ngài nhìn thấy, nhưng nhờ họ, nó đã trở thành quyền năng của Đức Chúa Trời để chiến thắng thế gian.
Như chúng ta không thể dừng lại ở đó. Người ta phải thấy nơi chúng ta một sự chứng minh rõ ràng về cách sống của Ngài, đó cũng là một điểm cần thiết. Như thế, chúng ta phải hiểu một khía cạnh rõ rệt khác nữa trong chiến lược mà Chúa Giê-xu đã áp dụng đối với các môn đệ của Ngài.
CHÚ THÍCH
1 Những thì của động từ “ làm cho nên thánh” (hay thánh hóa tỏ ra một sự khác biệt quan trọng giữa sự nên thánh của Đức Chúa Giê-xu và sự nên thánh của các môn đồ Ngài. Chữ dùng cho sự nên thánh của Chúa là theo thì hiện tại chỉ định cách, chỉ tỏ một tình trạng liên lục “Con vì họ tự làm nên thánh” (hay: đang tiếp tục tự lan nên thánh). Môt mặt khác, khi Chúa nói về các môn đệ mình trong câu tiếp theo đó thì phân từ thụ động được dùng với chữ “được” chứng tỏ rằng đang có một tình trạng quan trọng về sự đầu phục trong sự nên thánh của các môn đồ, dầu phần lớn ở đây nhấn mạnh về hậu liên tục của tình trạng khủng hoảng ấy. Ta có thể hiểu Giang 17:19 theo một ý rộng rãi như sau: “Vì cớ họ còn tiếp tục hàng giờ hàng lúc tái lập sự cam kết của Con trong việc phổ biến Tin Lành, và còn sẵn sàng hy sinh tất cả những gì có cần để hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống Con. Và nhân vì Con biết rằng có gì khác có thể làm cho đủ nếu công việc của Đức Chúa Trời vẫn phải tiếp tục trong tương lai, con cũng yêu cầu họ như vậy. Con đã lập họ đi ra để làm công việc của con nhưng trước khi họ thực sự cảm sức lòng thương sót của con đối với thế gian hư mất, họ phải có một sự cam kết đầy đủ dâng trọn con người của họ và những gì họ có cho chương trình phổ biến Tin Lành khắp thế gian của Đức Chúa Trời, và mỗi ngày đều giữ đúng như vậy.” Tôi tin rằng một sự tận hiến tự đáy lòng như thế sẽ có thể hoàn thành việc phổ biế Tin Lành khắp thế gian hơn bất cứ những gì khác. Quả thật khuôn khổ của đời sống nên Thnáh Linh là điều cần nhấn mạnh hơn.
2 Câu 14:12 đem áp dụng cho việc phổ biến Tin Lành có hơi khó hiểu, vì nó chẳng những bỏa rằng các môn đồ sẽ làm công việc của Thầy mình, mà còn làm những “Việc lớn hơn” là khac vì Lẽ Đức Chúa Giê-xu đi về cùng Cha. Cứ hiểu theo đúng nghĩa của câu ấy, câu này dạy cho chúng ta rằng trong quyền năng của Đức Thánh Linh các môn đò phải làm những gì mà Chúa họ đã làm mà việc đó thì không bao nhiêu nhưng còn là nhiều hơn nữa. Những việc lớn hơn ấy là gì, Chúa Giê-xu không nói đến, nhưng theo sách Công Vụ các sứ đồ, rõ ràng là trong lãnh vực phổ biến Tin Lành. Ít nữa, trong phương diện nầy, quả thật các môn đồ đã thấy nhiều kết quả hơn Đấng Christ. Thật ra, chỉ nội trong ngày Lễ Ngũ Tuần, số người gia nhập Hội Thánh đông gấp bội hơn cả số tin trong ba năm Đức Chúa Giê-xu thi hành chức vụ trên đất .