Tổng Thống: Shimon Peres (2007)
Thủ Tướng: Benjamin Netanyahu (2009)
Diện tích đất: 7,849 dặm vuông (20,329 cây số vuông)
Tổng Thống: Shimon Peres (2007)
Thủ Tướng: Benjamin Netanyahu (2009)
Diện tích đất: 7,849 dặm vuông (20,329 cây số vuông)
Diện tích tổng quát: 8,019 dặm vuông (20,770 cây số vuông)
Dân số: (ước tính 2010) 7,363,985 (bảy triệu)
Mật độ người: 319/cây số
Đời người (life expectancy) 80.8
Thủ Đô và các thành phố lớn
Jerusalem (dân số 695,500) theo chính phủ Do Thái. Các nước khác chỉ thừa nhận Tel Aviv là thủ đô và đặt các toà Đại sứ tại đó.
Tel Aviv (dân số 365,300)
Haifa (dân số 280,200)
ĐỊA LÝ: Israel nằm về phía Đông của biển Địa Trung Hải. Phía Tây giáp giới với Ai Cập, phía Đông Jordan và Syria, phía Bắc Lebanon. Vùng đất trên bờ Địa Trung Hải rất phì nhiêu và nhiều dân chúng sống trong vùng này. Vùng phía Nam gọi là vùng Wegev hầu hết là sa mạc và ít người ở sông Jordan (Giô-đanh) chảy từ Bắc vào Nam qua các Hồ Hule (Lake Hule – Waters of Merom) và Hồ Ga-li-lê (Sea of Galilee or Sea of Tiberias) và vào Biển Chết là điểm thấp nhất trên thế giới 411 (1349 feet) thước dưới mặt nước biển.
LỊCH SỬ: Nước Israel thường được gọi là xứ Palestine là vùng đất thánh của ba tôn giáo chính: Do Thái Giáo, Cơ Đốc Giáo và Hồi Giáo và là quê hương của quốc gia Israel. Vùng đất này gọi là xứ Canaan từ thời thượng cổ. Chữ Palestine đến từ tên Philistines, một dân tộc sống trên vùng biển phía Nam vào thế kỷ thứ 12 trước Chúa. Vương quốc Israel được thiết lập vào khoảng 1000 năm TC và sau này chia đôi thành hai vương quốc Judah và Israel. Vùng đất này sau bị các cường quốc xâm chiếm: Assyrians, Babylonians, Egyptians (Ai Cập) Persians (Ba Tư) Romans (La Mã) và Alexander the Great of Macedonia. Vào khoảng năm 135 SC ít người Do Thái sống trong quê hương của họ. Phần lớn sống trong các cộng đồng Do Thái tại các vùng họ bị tản lạc (Diaspora). Palestine trở thành nơi hành hương cho Cơ Đốc nhân sau khi Hoàng Đế Constantine trở lại tin Chúa vào thế kỷ thứ 4. Người Arập chiếm Palestine vào thời Byzantine (634-640) và người Hồi Giáo cai trị Palestine cho đến thế kỷ thứ 20. Vào thời kỳ thế chiến thứ I, quân Anh đánh bại quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tại Palestine và quản lý Palestine theo các điều khoản của League of Nations từ năm 1923.
Quốc Gia Israel và người Do Thái
Khi phong trào Zionist bắt đầu vào thế kỷ thứ 19, người Do Thái bắt đầu di cư về quê hương của họ. Cố gắng thành lập quốc gia Do Thái được nước Anh bảo trợ qua Tuyên Ngôn Balfour Declaration vào năm 1917. Vào các năm 1930’s người Do Thái bị Đức Quốc Xã bách hại dọn về Palestine. Sau thế chiến II nhiều người biết về các cuộc thảm sát người Do Thái tại Đức, gần 6 triệu người Do Thái bị giết, nên đã bày tỏ cảm tình đối với người Do Thái và phong trào Zionism. Dầu vậy người Ả Rập tại các nước lân cận chống lại việc Palestine thành hai vùng. Do Thái và Ả Rập. Sự cai trị của người Anh chấm dứt sau thế chiến II và Liên Hiệp Quốc đồng ý chia đôi xứ Palestine. Khi quân đội Anh chính thức rời Palestine vào ngày 14 tháng 5, 1948, Hội Đồng Quốc Gia Do Thái (Jewish National Council) tuyên bố thành lập quốc gia Israel.
Hoa Kỳ lập tức thừa nhận Israel, và ngày hôm sau quân Ả Rập từ các nước Egypt, Jordan, Syria, Lebanon, và Iraq tấn công quốc gia mới. Khi cuộc đình chiến được tuyên bố vào ngày 7 tháng 1, 1949. Israel đã chiếm thêm được nhiều lãnh thổ kể cả vùng Tây Galilee, vùng Trung Palestine cho đến Jerusalem. Chaim Weizmann và David Ben Gurion trở thành Tổng Thống và Thủ Tướng đầu tiên của Do Thái (sân bay Tel Aviv lấy tên Ben Gurion Airport để ghi công nhà lập quốc này). Chính phủ mới của Israel được nhận làm thành viên của Liên Hiệp Quốc vào ngày 11 tháng 5, 1949.
Israel bành trướng lãnh thổ qua các cuộc chiến tranh.
Cuộc chiến tiếp theo giữa Israel và các nước Ả Rập bắt đầu khi Egypt quốc hữu hoá kênh đào Suez vào năm 1956 và cấm tàu Israel đi qua kinh Suez. Hợp lực với quân đội Pháp và Anh chiếm họ Gaza Strip và tiến quân đến phía Đông Suez Canal, song rút lui vì áp lực của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc chiến 6 ngày (Six Day War of 1967) Israel tấn công các căn cứ Không Quân Syria, Jordan và Ai Cập, đánh bại hoàn toàn các đoàn quân A-rập. Israel bành trướng lãnh thổ đến 200%, và khi đình chiến Israel chiếm giữ Golan Heights, West Bank của sông Jordan, thành cổ Jerusalem (Jerusalem Old City) và vùng Sinai cùng vùng Đông Kênh Đào Suez.
Trong khi Israel không muốn bàn về việc trả lại các vùng đất đã bị chiếm, thì chiến tranh thứ tư xảy ra vào ngày 6 tháng 10, 1973. Quân Ai Cập và Syria bất thình lình tấn công Do Thái vào ngày lễ Yom Kippur. Hai tuần sau, hai bên thỏa thuận đình chiến và lãnh thổ đã bị quân A-rập chiếm lại được Israel tái chiếm, song Israel bị tổn thương nặng nề.
Hiệp Ước Hòa Bình với Ai Cập đem lại hòa bình tạm thời.
Một sự kiện quan trọng xảy ra trong các cố gắng đem lại hòa bình cho vùng Trung Đông xảy ra vào ngày 9 tháng 11, 1977 khi Tổng Thống Ai Cập Anwar Sadat tuyên bố là ông sẵn sàng bàn luận về vấn đề giảng hòa với Do Thái. Khi Thù Tướng Do Thái Menachem Begin vào ngày 15 tháng 11 mời Tổng Thống Ai Cập đến Quốc Hội Do Thái và bốn ngày sau Tổng Thống Sadat mới đến phát biểu ý kiến tại Quốc Hội Do Thái, nhưng hòa bình vẫn còn lâu. Vào ngày 14 tháng 3, 1979. Quốc Hội Do Thái chấp nhận hiệp ước hòa bình và 12 ngày sau, Thủ Tướng Do Thái và Tổng Thống Sadat ký hiệp ước hòa bình tại Nhà Trắng với sự hiện diện của Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter. Israel bắt đầu rút quân ra khỏi vùng Sinai vào ngày 25 tháng 5.
Dầu Do Thái rút đoàn quân cuối cùng ra khỏi vùng Sinai vào tháng 4 năm 1982, hòa bình Trung Đông lại bị đổ vỡ vào ngày 9 tháng 6, 1982 khi quân Do Thái tấn công miền Nam Lebanon nơi quân của Palestine Liberation Organization đóng. Quân của PLO đã từng khủng bố Israel từ Lebanon và Israel phải hủy diệt các căn cứ của PLO tại Tyre và Sidon và tiến đến tận vùng ngoại ô Beirut vào ngày 10 tháng 6. Qua trung gian của Hoa Kỳ, một hòa ước giữa Lebanon và Israel được ký kết vào ngày 17 tháng 5, 1983. Hòa ước ra lệnh cho quân Israel phải rút ra khỏi Lebanon và khỏi Beirut, song vẫn cho họ ở lại miền Nam Lebanon nơi các cuộc giao tranh vẫn còn tiếp diễn. Sau này với áp lực của Syria, Lebanon từ bỏ hòa ước với Israel vào tháng 3, 1984.
Các người định cư Do Thái tạo căng thẳng giữa người Do Thái và người Palestinians.
Một trong các lý do tạo căng thẳng giữa người Do Thái và người Palestinians sống trong lãnh thổ Israel là sự tương giao giữa hai nhóm người này. Phần lớn người A Rập bỏ xứ ra đi khi người Do Thái lập quốc, song những người ở lại bây giờ tạo thành một phần năm dân số Do Thái. Hai phần ba người A Rập là Hồi Giáo phần còn lại là Cơ Đốc Nhân và người Druze. Người Palestinians tại vùng Tây sông Jordan và vùng Gaza Strip từ năm 1987 đã nổi dậy, phong trào này gọi là intifada. Tranh chấp nổi lên nên cảnh sát Do Thái phải hành động và người Palestinians trả thù. Các người Do Thái tiếp tục định cư của các vùng đất của người Palestinians tạo ra nhiều tranh chấp và bất an.
Vào năm 1988 lãnh tụ của PLO là Yasir Arafat thay đổi đường hướng hoạt động cố thủ và tuyên bố là ông chấp nhận quyền tồn tại của Israel. Ông cho biết là ông sẵn sàng bàn luận việc thành lập một quốc gia Palestinian cùng sống chung với nước Do Thái.
Năm 1991 Israel bị Iraq tấn công với các đầu đạn bay trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Israel không trả thù mong giữ được sự ủng hộ của quốc tế chống lại Iraq. Năm 1982, Yitzhak Rabin trở thành Thủ Tướng Do Thái. Ông ngưng tất cả các cuộc định cư của người Do Thái trên đất của người Palestinians.
Netanyahu lật ngược Hòa Ước Oslo.
Các cuộc bàn luận bí mật tại Na Uy đã đưa đến Hòa Ước Oslo giữa chính phủ Do Thái và PLO vào năm 1993. Hiệp ước này ấn định chương trình 5 năm cho người Palestinians ở vùng Tây sông Jordan và vùng Gaza Strip. Theo Hòa Ước các vùng đất này sẽ được tự quản (self-governing) khi Arafat trở thành Chủ Tịch của Palestinian Authority. Vào năm 1994 Israel ký Hòa Ước với Jordan, và hiện nay Israel không có hòa ước với Syria và Lebanon.
Vào ngày 4 tháng 11, 1995 Thủ Tướng Rabin bị ám sát bởi một người Do Thái quá khích, vì vậy diễn tiến hòa bình bị ngưng trệ. Shimon Peres thay thế Rabin song sau đó Benjamin Netanyahu một người bảo thủ được bầu làm Thủ Tướng. Netanyahu thay đổi hòa ước Oslo cho rằng trong hòa ước này Israel nhượng bộ quá nhiều và làm hại cho nền an ninh Israel.
Các cuộc thương thuyết hòa bình vào năm 1997 không đi đến đâu, dầu hòa ước Hebron ký kết vào tháng Giêng ấn định là quân đội Israel phải rút khỏi Hebron, song công cuộc xây cất các vùng định cư tại vùng Tây sông Jordan làm cản trở tiến triển hòa bình.
Diễn tiến đưa đến hòa bình bị gián đoạn
Năm 1997 quân khủng bố Hamas tấn công và giết chết 20 thường dân Israel, Netanyahu lên án Chủ Tịch Arafat là không lo cho an ninh của Do Thái. Netanyahu trả thù bằng cách giữ lại hàng triện tiền thuế của người Palestinians làm việc tại Do Thái. Netanyahu tiếp tục cho phép người Do Thái xây dựng các khu định cư tại vùng Đông Jerusalem nơi người A Rập cư ngụ. Tháng 10, 1998 tại Wye Mills, Maryland, USA, hội nghị thượng đỉnh giữa Netanyahu và Arafat giải quyết được một số vấn đề đưa ra trong hòa ước Oslo. Song vào cuối tháng 4, 1999, Israel đã dùng máy bay tấn công quân du kích Hezbollah 41 lần. Quân du kích Hezbollah tấn công quân Israel và quân South Lebanon Army Militi, một toàn quân bảo vệ biên giới Israel. Áp lực quốc tế đòi hỏi quân Israel rút lui.
Vào năm 1999 lãnh tụ đảng Lao Động Ehu Barak trở thành Thủ Tướng. Ông tuyên bố là sẽ tìm hòa bình với người Palestinians, tạo quan hệ với Syria và chấm dứt các cuộc tấn công vào miền Nam Lebanon và vào quân du kích Hezbollah. Tháng 12, 1999, sau 4 năm các cuộc thương thảo giữa Israel và Syria lại tái diễn, song vào năm 2000 các cuộc bàn luận bị ngưng vì Syria đòi Israel phải trà lại cho họ vùng Golan Heights. Vào tháng 2, 2000, quân Hezbollah tấn công Israel và Israel trả thù bằng cách thả bọm vùng Nam Lebanon. Thủ Tướng Barak quyết định rút quân khỏi Lebanon và vào ngày 24 tháng 5, 2000 quân Do Thái rút khỏi Lebanon sau 18 năm chiếm giữ vùng này.
Bạo động giữa Israel và Palestinians cứ vượt lên cao
Đàm phán hòa bình vào năm 2000 tại Camp David không đưa đến thành công dù Tổng Thống Clinton tận tình giúp đỡ, và vấn đề chính là Jerusalem. Vào tháng 9 Ariel Sharon, lãnh đạo đảng Likuk viếng thăm khu Temple Mount của người Do Thái và khu Haram Al-sharif của người Hồi Giáo, vùng tranh chấp giữa Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Cuộc viếng thăm đưa đến các cuộc đổ máu. Gần 400 người bị giết phần lớn là người Palestinians. Cuộc đổ máu này làm cho người Do Thái lo ngại về nền an ninh của họ và đã đưa đến cuộc thắng phiêu của Sharon vào tháng 2, 2001. Việc này đưa đến các tấn công từ hai bên, và Israel đã đem xe tăng chiếm vùng West Bank và các thành phố tại Gaza Strip.
Vào năm 2003, Hoa Kỳ làm áp lực với Arafat đòi ông phải bổ một Thủ Tướng để lãnh đạo các cuộc đàm phán. Mahmoud Abbas được đề cử làm Thủ Tướng. Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, Cộng Đồng Âu Châu và Nga) đưa ra lộ trình hòa bình cho việc thành lập quốc gia Palestine vào năm 2005. Dầu cả Sharon và Abbas đều đồng ý lộ trình này, song vào cuối năm 2003, các cố gắng này cũng không đến đâu và quân Palestine vẫn tiếp tục tấn công và quân Do Thái cứ tiếp tục “nhắm giết” (Target killing) quân khủng bố Palestine. Sharon cương quyết xây bức tường ngăn cách Israel và vùng lãnh thổ Palestine.
Vào tháng 5, 2004 Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án Israel về cuộc tấn công vào trại tị nạn Rafah ở vùng Gaza Strip.
Israel rút ra khỏi Gaza.
Tháng 11, 2004 Arafat qua đời. Abbas được bầu làm Chủ Tịch của Palestinian Authority vào tháng Giêng 2005. Hội đàm thượng đỉnh giữa Sharon và Abbas được tổ chức để đem lại hòa bình.
8000 người Do Thái định cư tại Gaza phải rút ra và di tản đến nơi khác nhường chỗ cho người Palestinians. Nhiều người Do Thái ủng hộ Sharon song số người phản đối cũng không ít.
Sharon lập đảng mới
Tháng 11, 2005 Israel trải qua một thay đổi chính trị lớn. Amir Peretz, một nhân vật tả khuynh được bầu làm lãnh tụ đảng lao động (Labor Party), một thất bại lớn cho Shimon Peres. Liền sau đó Thủ Tướng Sharon bỏ đảng Likud và lập đảng mới Kadima Party (Thẳng Tiến). Nhiều người khuynh hữu chống đối Sharon vì ông rút người định cư ra khỏi Gaza. Cựu Thủ Tướng Benjamin Netanyahu trở thành lãnh tụ đảng Lukud.
Vào tháng Giêng năm 2006. Ariel Sharon bị tai biến và không còn lãnh đạo được nữa. Phó Thủ Tướng Ehud Olmert đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Trong cuộc bầu cử vào ngày 28 tháng 3, đảng Kadima của Olmert chiếm được nhiều phiếu, và ông đã đứng ra thành lập chính phủ Liên Hiệp với các đảng Lao Động, đảng Ultra Orthodox Shas, và đảng Pensionners.
Hamas thắng cử tại quốc hội Palestine.
Tương giao giữa Israel và Palestine đương đầu với vấn đề lớn khi quân Hamas thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội của Palestine. Dầu Hamas và Israel đã đình chiến hơn một năm, song đường lối của Hamas vẫn là tận diệt Israel và không từ bỏ bạo lực.
Vào tháng 4, 2006 Hamas bắn đầu đạn vào Israel đương nhiên chấm dứt cuộc đình chiến. Tháng 6, 2006 quân du kích Hamas bắn chết 2 lính Do Thái và bắt giữ một người lính khác. Máy bay Israel tấn công quân Hamas và quân đội Israel tái chiếm Gaza, hủy phá nhà máy điện và 2 chiếc cầu, chiến tranh lại tiếp diễn.
Israel tấn công Lebanon.