LỜI GIỚI THIỆU
Một nhà nghiên cứu công tác truyền giáo nổi tiếng, Tiến sĩ Davit Barrett của giáo Hội Anh Quốc trong một bài nghiên cứu của ông đã khám phá rằng hiện nay trên toàn thế giới có 440 triệu người đầy dẫy Thánh linh trong Phong Trào Phục Hưng.
Ông cũng khám phá ra rằng phong trào Thánh Linh to lớn mỗi ngày tăng lên 54 000 người, và mỗi năm tăng lên 19 triệu người.
Đây là lực lượng thu hoạch to lớn. Đức Chúa Trời hiện đang đổ đầy Thánh Linh và Ngài vực dậy những Hội thánh đầy dẫy Thánh Linh để hoàn thành Đại Mạng Lệnh trong cuộc đời chúng ta. Bạn là một phần của sứ mạng này và Đức Chúa Trời đang dẫn bạn và Hội thánh của bạn vào việc truyền bá Phúc Âm toàn cầu .
Có 7 mục tiêu phải hoàn tất trong giai đoạn này. Đó là:
Hiểu được những thuật ngữ truyền giáo cách đúng đắn.
Biết được cách nào để thành lập đời sống của một người dựa trên nền tảng Kinh thánh của sự truyền giáo.
Khám phá ra thế giới trong mắt Chúa như thế nào.
Hiểu được Hội thánh của Đại Mạng Lệnh là như thế nào.
Cá nhân hóa mục tiêu của Đại Mạng Lệnh trong từng đời sống.
Huy động mọi thành viên trong Hội thánh cho việc phúc âm hóa toàn cầu.
Giúp Hội thánh địa phương thành Hội thánh chiến lược.
DÀN Ý BÀI HỌC
Có 7 thuật ngữ chúng ta cần phải hiểu trong khi thực hiện Đại Mạng Lệnh.
I. SỨ MẠNG
Thuật ngữ nầy chỉ công việc cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong việc xây dựng Nước Ngài trên toàn trái đất.
II. TRUYỀN GIÁO
Từ này chỉ công việc rao truyền sứ mạng qua các nền văn hóa.
Ở đây chúng ta bước vào 1 nền văn hóa khác, có quan điểm về thế giới khác với chúng ta.
III. NHÀ TRUYỀN GIÁO
Một người truyền giáo là người bước vào một nền văn hóa khác để làm công tác truyền giáo cho Chúa.
Đây là người đã tỏ ra hiệu quả và kết trái trong chính nền văn hóa mình và được Chúa kêu gọi bước vào nền văn hóa khác.
Mọi người phải là chứng nhân và người truyền giáo.
Nhưng không phải là người được kêu gọi di cư gia đình đến sống tại nền văn hóa khác để thuyết giảng phúc âm.
IV. CÓ 3 LOẠI PHÚC ÂM
A. Phúc âm E-1
Đây chỉ về việc hướng đến thành phố của chúng ta hay tổng địa lý vùng và văn hóa(chỉ về “thành Giêrusalem và xứ Giuđê” trong Cong Cv 1:8).
Đây là những người chúng ta dễ tiếp xúc nhất.
B. Phúc âm E-2
Đây chỉ về sự rao truyền phúc âm qua các nền văn hóa đến một nền văn hóa có những điểm giống nhau quan trọng so với nền văn hóa của chúng ta (chỉ về xứ Samari).
C. Phúc âm E-3
Đây là sự băng qua các hàng rào văn hóa quan trọng (Chỉ về “tận cùng của trái đất”).
V. DÂN TỘC
Khi Đức Chúa Trời nhìn vào thế gian, Ngài nhìn theo từng dân tộc. Một dân tộc được tạo thành bởi những người có chung một văn hóa, ngôn ngữ và chủng tộc.
Có 11 874 nhóm dân tộc và ngôn ngữ trên thế giới.
Có 24 000 nhóm dân tộc có văn hóa trên thế giới.
VI. DÂN TỘC CHƯA ĐƯỢC TIẾP XÚC
Đây là một dân tộc không có một Hội thánh bản xứ đúng nghĩa hay không có một cộng đồng tín hữu Cơ Đốc với một nguồn linh rao truyền phúc âm cho chính dân tộc mình.
VII. SỰ CHUNG KẾT HAY HOÀN THÀNH ĐẠI MẠNG LỆNH
Điều này có nghĩa là từng bước hoàn thành sứ mạng của Chúa Jêsus theo một cách có quan sát và đều đặn.
Điều này thực hiện được nhờ việc thiết lập một Hội thánh bản xứ đúng đắn trong từng dân tộc.
Tại sao chúng ta phải vâng phục sứ mạng lớn lao này? Vì điều này được chép trong Kinh thánh. Làm thế nào chúng ta hoàn thành sứ mạng này? Đó là đi từng bước vàkhi chúng ta hoàn thành sứ mạng thì Chúa Jêsus đến.
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận mối quan hệ giữa các thuật ngữ :sứ mạng, truyền giáo và người truyền giáo. Những thuật ngữ đó liên quan với nhau như thế nào?
Làm thế nào chúng ta biến đổi những Hội thánh địa phương thành những Hội thánh đi vào Sứ Mạng Vĩ Đại?
Trong nước bạn có bao nhiêu dân tộc mà bạn biết được ?
Có bao nhiêu trong số đó theo bạn biết là có Hội thánh bản xứ hẳn hoi?
Dân tộc của bạn có thể làm gì cho nhu cầu này ?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Hãy viết lại định nghĩa của những thuật ngữ sau bằng lời của chính bạn:
Những người truyền giáo:
Dân tộc:
Dân tộc chưa được tiếp xúc:
Chung kết:
2. Những điểm giống nhau giữa phúc âm E-1 và E-2 là gì ?
3. Phúc âm E-3 là gì ?
BÀI 2: NỀN TẢNG KINH THÁNH CỦA VIỆC TRUYỀN GIÁO
LỜI GIỚI THIỆU
Trong phần đầu chúng ta bàn về các thuật ngữ truyền giáo. Đến đây chúng tôi muốn nói về nền tảng Kinh thánh của việc truyền giáo. Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất trong toàn hệ thống vì Thần đạo được định nghĩa như quan điểm thế gian. Quan điểm thế gian là cách chúng ta lý giải thực tế. Thần đạo giúp chúng ta lý giải được hiện thực chúng ta nhìn thấy xung quanh mình. Vì vậy Thần đạo về việc truyền giáo là hết sức quan trọng.
Toàn Kinh thánh là quyển sách của sự truyền đạo. Đức Chúa Trời là Chúa của sự truyền đạo. Phần bài học này giúp chúng ta hiểu được triển vọng của Đức Chúa Trời về cách lý giải lời Ngài và cách lời Ngài đến thế gian. Có một thuộc tính của Ngài mà chúng ta thường dễ bỏ qua trong Thần đạo của chúng ta về Đức Chúa Trời.Thuộc tính đó là Đức Chúa Trời là Chúa của sự truyền giáo. Đây là thuộc tính bản chất tự nhiên của Ngài.
Khi chúng ta nói về nền tảng Kinh thánh của việc truyền giáo, chúng ta không bắt đầu bằng chính bản thân mình nhưng bắt đầu bằng chính Chúa. Chúng ta không bắt đầu bằng Cựu Ước, mà bắt đầu bằng chương đầu tiên của Kinh thánh.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. SỨ MẠNG SỰ TẠO HÓA CỦA CHÚA (Sang The Ky 1:1-26)
A. Chúa hoạt động trong lịch sử.
1. Ngài là Đấng sáng tạo.
Trong tiếng Hêbơrơ, chữ “sáng tạo” là”bara”có nghĩa là nói và gọi hư không thành hiện thực.
2. Chúa là một kỹ sư.
Một kỹ sư hình dung một công trình trong tư tưởng và đem những gì mình thấy đó vào thực tế trên trang giấy.
Khi Chúa sáng tạo, Ngài đã có một quang cảnh về một nước hoàn hảo sẽ do Ađam và Êva cai quản.
3. Chúa là thợ xây dựng.
Hết thảy đều nói về hoạt động của Chúa trong sự tạo dựng.
Đọc cẩn thận Sáng thế ký đọan 1 và tìm ra 8 lần viết ” Chúa phán” và Ngài “dựng nên”.
B. Con người được dựng nên:
Như đỉnh cao trong sự tạo dựng của Chúa.
Theo như hình ảnh và bóng dáng giống như Chúa.
Giống như Chúa là giống về khuôn mẫu và hình dạng.
II. SỨ MẠNG CỦA SỰ CỨU CHUỘC (Sang 3:15, Roma 16:20).
A. Cả sự cứu chuộc là sự phục hồi.
B. Chúa đem chúng ta trở về từ nước của Satan.
Chúa phục hồi chúng ta thành đối tượng của một sứ mạng cho những kẻ chưa được cứu.
C. Chúa phó chúng ta vào trại của kẻ nghịch để giải phóng kẻ bị tù.
III. HAI VƯƠNG QUỐC
A. Nước của sự mờ tối.
1. Satan là dòng dõi của bóng tối (Col 1:13).
2. Nước của Satan như thế nào? (Eph 6:12).
3. Có 4 yếu tố thuộc về nước của bóng tối:
a. Những kẻ cai trị thuộc ma quỷ.
b. Quyền lực thuộc ma quỷ.
c. Sức mạnh của thế gian mờ tối.
d. Các thần dữ.
4. Qua sự cứu chuộc, IPhi 1Pr 2:9 Nói về 4 loại người chúng ta được trở nên:
Chúng ta thành dòng giống được chọn.
Chúng ta là thầy tế lễ nhà vua.
Chúng ta là dân thánh.
Chúng ta là dân thuộc về Đức Chúa Trời.
5. Chúng ta phải làm gì (Cong Vu 26:18).
B. Nước của sự sáng.
Đức Chúa Jêsus là “con cái” của một người nữ (Eph 5:8).
Chúng ta phải sống như con cái của sự sáng láng
IV. BA MẶT CỦA SỨ MẠNG VỀ PHÍA CHÚNG TA TRÊN CƯƠNG VỊ LÀ CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC CHÚA CỨU CHUỘC
Nhiệm vụ được giao mà chúng ta quên :Chúng ta là dân tộc của sứ mạng
Sứ mạng của sự cai quản (Sang 1:28 ) .
1. Có 2 điều cơ bản Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trong tình bầu bạn với Ngài:
Chúa ban phước cho chúng ta.
Chúa nói với chúng ta.
2. Ba điều cơ bản chúng ta phải làm:
Chúng ta phải lắng nghe Chúa.
Chúng ta phải vâng phục Ngài.
Chúng ta phải cai quản nguồn phước Chúa.
3. Có 5 điều đỗ ra từ ơn phước Chúa trong Sang 1:28: Những điều này được gọi là chu kỳ ban phước.
(Tiếp theo trong bài 3)
THẢO LUẬN NHÓM
Thảo luận trong nhóm về thuộc tính của Chúa bị chúng ta quên lãng trong Thần đạo của mình khi nó liên quan đến sứ mạng.
Chúa bày tỏ chính mình Ngài trong lịch sử nhân loại như thế nào?
Trách nhiệm của chúng ta là gì trên cương vị là đối tượng của nguồn phước Chúa?
Thảo luận thêm về chu kỳ ban phước.
Ngụ ý của chu kỳ này đối với Cơ Đốc nhân sống trong xã hội mà chúng ta đang sống?
TỰ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu Sáng-thế Ký và kể ra 8 lần “Chúa phán” và Chúa “dựng nên”.
2. Chúa khiến con người liên quan đến sứ mạng Ngài như thế nào? (Sang 1:28).
BÀI 3: SỰ RAO TRUYỀN PHÚC ÂM VÀ DẠY DỖ
LỜI GIỚI THIỆU
Trong phần trước chúng ta bàn về mặt thứ nhất của sứ mạng, về phần chúng ta đó là sứ mạng của sự cai quản. Ôn nhanh về chu kỳ của sự ban phước: Chúa ban phước cho chúng ta để chúng ta có thể trở nên kết quả, tăng trưởng và đầy dẫy trên đất, làm cho đất phải phục tùng và quản trị khắp đất. Đây là chủ định và tầm nhìn của Chúa về việc có một ngôi nước. Chúa có thể dùng các thiên sứ Chúa cho chủ định này, nhưng Ngài đã chọn chúng ta.Vì thế chúng ta là đối tượng của Chúa để mở rộng ngôi nước Ngài đến tận cùng trái đất.
Có nhiều Cơ Đốc nhân muốn đi trực tiếp từ ơn phước đến việc cai trị. Nhưng vấn đề không phải như vậy. Còn có một quá trình tiến tới sự cai trị các dòng dõi của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải học làm thế nào để kết quả. Chúng ta phải học làm thế nào để nhân rộng và gia tăng thêm lên. Chúng ta phải học một chiến thuật để đổ đầy ân điển và vinh quang của Chúa trên thế gian tối tăm này. Đây là sứ mạng của sự cai quản của chúng ta. Còn có 2 mặt khác của sứ mạng về phần chúng ta.
DÀN Ý BÀI HỌC
(Tiếp theo phần 2)
B. Sứ mạng của sự làm chứng và rao giảng phúc âm (Mac 16:5-20).
Sự ghi lại Đại Mạng Lệnh đầu tiên trong Sang 1:28.
Sứ mạng này được viết vào lòng chúng ta.
Sứ mạng được viết đầu tiên trong 12:1-3.
Ghi lại sứ mạng trong Tân ước là sự nhắc nhớ chúng ta là ai.
Mạng lệnh phải ra đi.
Đây là một mệnh lệnh trong đời sống chúng ta.
Nhiệm vụ được giao: “Đi khắp nơi trên trái đất.”
Nhiệm vụ: “Rao giảng Tin lành.”
Mục tiêu : “Cho mọi người.”
6. Đáp ứng của sự dạy dỗ.
Mục đích của: ” Họ đi ra.”
Họ rao giảng: “Họ rao giảng khắp nơi.”
Đồng hành với ho: “Chúa ở cùng họ.”
Quyền năng của ho: “Chứng thực lời của Chúa bằng những dấu hiệu theo sau.”
Nhiệt tình của họ: Được cảm động bởi tình yêu và sự vâng phục (IICor 5:14).
C. Sứ mạng của việc dạy dỗ (Mat 28:18-20).
Sứ mạng này dựa trên quyền năng mà Chúa Jêsus nhận lãnh từ Cha Ngài.
Từ quyền năng ở đây có nghĩa là sức mạnh được ủy thác của người được ủy nhiệm.
Chúng ta có quyền năng thông qua mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời.
Nhiệm vụ được giao của chúng ta : “Đi.”
Mục tiêu của chúng ta: Làm công việc dạy dỗ.
Mục tiêu của chúng ta: Cho muôn dân, “ethne”(dân tộc).
Nhiệm vụ của chúng ta: Làm phép báp têm, dạy họ giữ hết thảy những điều đã truyền.
Lời hứa : “Ta hằng ở với ngươi luôn.”
I. NHỮNG LỜI HỨA VĨ ĐẠI
A. Lời hứa ban phước (Sang 12:1-3).
Ápraham là người được sai đi cũng giống như Chúa Jêsus và chúng ta.
Dòng đầu hay phần chính .
Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn.
Ta cũng làm nổi danh ngươi.
Ngươi sẽ thành một nguồn phước.
Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi.
Ta rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi.
3. Dòng cuối (Heboro 11:8).
Mọi dân tộc trên đất sẽ nhờ ngươi mà được cứu.
4. Ứng dụng trong Tân ước (Galati 3:8, Mathio 21:43).
Mỗi khi tôi được phước, tôi có bổn phận làm một nguồn phước (Amot 3:2-3).
Dòng dõi của Ápraham đã không thực hiện được mục đích của Chúa nên Ngài đã trao quyền năng của nước Đức Chúa Trời cho dân ngoại .
Chúa muốn chúng ta là những Hội thánh tồn tại vì các dân tộc đem Phúc âm Chúa đến tận cùng trái đất.
Nếu chúng ta không vâng lời, chúng ta có thể trở thành những cái máy tôn giáo có nhiều hoạt động nhưng không có quyền năng của nước trời.
B. Lời hứa về quyền phép (Cong Vu 1:8).
Từ Hi Lạp chỉ quyền phép là “dunamis” có nghĩa là sức mạnh để xử dụng 1 khả năng hay hiệu quả.
Quyền phép nhận được ở sự khởi đầu.
Thánh Linh là nguồn phát của sứ mạng.
Giêrusalem là vùng trung tâm, cùng một nền văn hóa (E-1).
Giuđa là vùng gần trung tâm, cùng một nền văn hóa (E-1).
Xứ Samari :vùng xa trung tâm, khác văn hóa (E-2).
Tận cùng trái đất: những nơi xa xôi, khác văn hóa (E-3).
BÀI 5: HỘI THÁNH CỦA ĐẠI MẠNG LỆNH
LỜI GIỚI THIỆU
Trong phần trước chúng ta nói về tình trạng của nhiệm vụ truyền bá phúc âm toàn cầu.
Chúng ta khám phá ra nhiệm vụ có thể được hoàn thành vì chúng ta có nguồn tài nguyên. Chúng ta chỉ cần có sự nhìn biết và làm một cam kết.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải có một số thay đổi trong việc sắp đặt tiền bạc và các nguồn tài nguyên khác.
I. CƠ ĐỐC NHÂN CHI TIÊU NHƯ THẾ NÀO
Cơ Đốc nhân chi 99,9% thu nhập cho chính họ.
Họ chi 0,09% cho những người không phải Cơ Đốc nhân trên thế giới, nhưng đã nghe về Phúc âm (Những người đã nghe nhưng từ chối hoặc nghịch lại).
Họ chỉ chi 0,01% cho vùng chưa được Phúc âm hóa, hay những người chưa bao giờ nghe về Phúc âm.
Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ lại về việc đặt để những người làm công Cơ Đốc và nguồn tài nguyên.
II. VIỆC ĐẶT ĐỂ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG CƠ ĐỐC TRỌN THỜI GIAN
Người ta đã khám phá ra rằng 94% công nhân Cơ Đốc làm việc trọn thời gian trong các nước nói tiếng Anh.
Các nước nói tiếng Anh chỉ chiếm 9% dân số toàn cầu.
Chúng ta cũng khám phá điều nầy dưới 2% các vị truyền giáo của chúng ta làm việc tại làng lớn chưa được tiếp xúc, đó là thế giới của đạo Hồi. Điều này chỉ cho chúng ta có khuynh hướng cử những nhà truyền giáo đến những vùng đã được Phúc âm hóa. Chúng ta phải nhắm vào mục tiêu khu vực 10/40 Window. Vùng mà David Barret gọi là thế giới nhóm A.
Tại Mỹ, cứ 1 300 người có 1 người là Cơ Đốc nhân làm việc trọn thời gian.
Tại những vùng chưa được tiếp xúc của thế giới cứ trong 450.000 người có 1 Cơ Đốc nhân làm việc trọn thời gian.
Tại Châu Á, cứ 2,7 triệu người có 1 Cơ Đốc nhân làm việc trọn thời gian
III. NHỮNG NGƯỜI ĐÓI KHỔ TRÊN THẾ GIỚI
Chúng ta biết hiện có khoảng 1,8 tỷ người không được nuôi dưỡng trên thế giới.
Trong 6.528 ngôn ngữ, chỉ dưới 1/3 là có Kinh thánh hoàn chỉnh. Vì thế có một nhu cầu to lớn đối với những người đói khổ cả thuộc thể lẫn thuộc linh.
IV. NHỮNG CƠ ĐỐC NHÂN CỦA ĐẠI MẠNG LỆNH
Định nghĩa: Một Cơ Đốc nhân của Đại Mạng Lệnh là người xem trọng sứ mạng và đem đời sống mình thực hiện sứ mạng đó.
Mỗi Cơ Đốc nhân nên là một người:
Cam kết là một người trung tín trung thành và vâng phục vì thế gian hư mất.
Tham gia vào công tác truyền giáo ngắn han.
Góp phần vào công tác truyền giáo.
V. HỘI THÁNH CỦA ĐẠI MẠNG LỆNH
Định nghĩa: Một Hội thánh của Đại Mạng Lệnh xem trọng sứ mạng và tổ chức mọi chương trình và sự chăm sóc nhằm rao giảng Tin Lành tại thành Giêrusalem, xứ Giuđê, Samari cho đến cùng trái đất.
Hội thánh của Đại Mạng Lệnh được tạo thành bởi những cơ đốc nhân của Đại Mạng Lệnh.
B. Kiểu mẫu của một Hội thánh được cử.
Con dân Chúa: Chúa làm việc giữa họ.
Bốn khía cạnh của Hội thánh
Những sứ mạng
Thế giới
Công việc cứu chuộc của Chúa
Sự dẫn dắt đầy dẫy Thánh Linh
Phúc âm hoá trên một nền văn hóa
Quyền năng của Đức Thánh Linh
Sự soi sáng
Sứ mạng
40% dân số thế giới
Khải thị của lời Chúa
Thờ phượng
trung bảo
Truyền giáo qua các nền văn hóa
Tín hữu
C. Có 2 loại Hội thánh
1. Hội thánh thể chế hay truyền thống.
Họ có khuynh hướng ra đi.
Mỗi sự ra đi cạnh tranh giành sự chú ý.
Họ quá bận tâm về ngân quỹ hay tài nguyên tương xứng để giữ Hội thánh tồn tại.
2. Hội thánh hữu cơ.
Luôn có những quyền năng kể trên mà không cần sự cạnh tranh.
Kết cấu được dùng cho mọi phạm vi từ thành Giêrusalem đến tận cùng trái đất.
Hội thánh này vì thế trở thành Hội thánh chiến lược không phải Hội thánh thể chế.
Quyền năng hữu cơ của Đức Chúa Trời làm việc liên tục.
Quyền năng được giải phóng qua cấu trúc Hội thánh cho đến đầu cùng đất.
Kết cấu và tổ chức không bao giờ bắt đầu hay thi hành quyền năng của Đức Thánh Linh.
Quyền năng của ĐTL có được nhờ mối tương giao của chúng ta với ĐCT.
Nhưng kết cấu có thể cản trở thậm chí chấm dứt quyền năng của ĐTL.
D. Tiêu chuẩn một Hội thánh của Đại mạng lệnh.
1. Một Hội thánh cầu nguyện.
Cầu nguyện cho thế gian, và ít nhất là cho một dân tộc được nhận làm con nuôi của Đức Chúa Trời.
2. Một Hội thánh phân phát.
Mỗi Hội thánh nên phân phát 10% tổng thu nhập vào công tác chăm sóc qua một nền văn hóa khác.
Phân phát ¼ số lượng cho những dân tộc chưa được tiếp xúc.
Đây có thể là mức đầu của việc phân phát, nên được xem lại cách thường xuyên.
3. Đăng ký ít nhất 10% dân sự vào công tác truyền giáo ngắn hạn.
4. Mỗi Hội thánh cầu nguyện cho ít nhất 1% thành viên của Hội thánh trở thành những nhà truyền giáo chuyên nghiệp .
5. Mỗi Hội thánh nên kết hợp với những Hội thánh khác để giúp họ huy động cùng hoàn thành bốn mục tiêu kể trên.
6. Mỗi Hội thánh phải hiệp với thân Chúa trên toàn thế giới giúp hoàn thành Đại Mạng Lệnh (Giang 17:20-21).
THẢO LUẬN NHÓM
Trong phần thảo luận, hỏi xem Hội thánh của mỗi người dành bao nhiêu phần trăm thu nhập của Hội thánh cho việc truyền giảng?
Có thể làm gì trong việc chi tiêu của Hội thánh để có thêm nhiều tiền hơn cho lĩnh vực truyền giáo?
Có bao nhiêu người trong Hội thánh bạn tham gia vào công tác truyền giảng?
Hội thánh bạn đã có một nhóm người cầu nguyện cho việc truyền giảng mà thường xuyên nhóm nhau lại cầu nguyện cho những người truyền giáo và các hoạt động của họ trên thế giới chưa? Nếu không làm thế nào bạn thành lập được một nhóm như thế?
TỰ NGHIÊN CỨU
Với những thông tin thu được từ bài học, hãy làm một nghiên cứu về Hội thánh địa phương của bạn bằng cách xem xét những kết cấu và cách tổ khác nhau trong Hội thánh. Bạn cũng có thể lên kế hoạch phỏng vấn trao đổi với người lãnh đạo của nhóm khác cũng như trao đổi với mục sư.
Khi kết thúc việc điều tra, ghi lại tóm tắt của bạn trên trang giấy riêng.
Hội thánh của bạn có chất lượng như một Hội thánh của Đại Mạng Lệnh hay một Hội thánh truyền thống?
Bạn có thể làm gì để mang lại những thay đổi hay tiến bộ trong Hội thánh bạn?
BÀI 6: TÁC ĐỘNG ĐẾN THẾ GIỚI QUA VIỆC CẦU NGUYỆN
Trong phần trước chúng ta đã được học về việc đổ đầy những Cơ Đốc nhân của sứ mạng vào Hội thánh và cảm động thực hiện Đại Mạng Lệnh. Chúng ta cũng khám phá rằng mỗi Hội thánh phải là Hội thánh của sứ mạng với quyền năng của Chúa làm việc giữa họ. Chúa muốn quyền năng đó được tỏa ra trên toàn thế giới qua cấu trúc của Hội thánh. Hội thánh là cho toàn thế giới không phải cho chính bản thân nó.
Bây giờ chúng tôi muốn nói về việc huy động mọi người trong Hội thánh thành những Cơ Đốc nhân của Đại Mạng Lệnh. Huy động là chuẩn bị cho cuộc chiến. Kể từ khi SaSt 3:15 dùng từ “thù nghịch”, chúng ta đang ở trong cuộc chiến. Trong phần bài học này, chúng ta sẽ học bảy cấu thành của việc huy động Hội thánh cho công tác Phúc âm hóa toàn cầu.
DÀN Ý BÀI HỌC
I. HUY ĐỘNG CHO VIỆC CẦU NGUYỆN
Việc đầu tiên của sứ mạng là cầu nguyện, việc khởi đầu của sứ mạng là cầu nguyện.
R.A. Torrey, một người hoạt động trong phong trào phục hưng tại Mỹ nói “Nhu cầu lớn nhất không phải chỉ là các chương trình và tổ chức, nhu cầu lớn nhất trong thời kỳ của chúng ta là cầu nguyện, cầu nguyện nhiều hơn và cầu nguyện tốt hơn.”
Chúng ta cần trở nên hiệu quả hơn trong sự vâng phục để cầu nguyện và trong xung đột thuộc linh (Mat Mt 9:35-38).
A. Chúa Jêsus đi khắp các thành (9:35).
Ngài đã từ bỏ thiên đàng đến thế gian vâng theo mạng lệnh của Cha Ngài.
Chúng ta cũng phải ra đi như Chúa Jêsus.
B. Chúa Jêsus dạy dỗ.
Khi Chúa ra đi, Ngài rao giảng Phúc âm.
Sự nhìn biết đến từ việc lắng nghe tiếng Chúa, vâng phục Ngài, và bắt đầu ra đi rao giảng.
Khi chúng ta ra đi, chúng ta sẽ thấy sự nhìn biết Ngài rõ hơn.
C. Chúa Jêsus đã nhìn thấy muôn ngàn nỗi khổ.
Tình yêu và lòng thương xót tỏa ra từ tấm lòng Ngài.
Ngài nhìn thấy mùa gặt.
Ngài thấy ít kẻ làm thuê.
Thấy được nhu cầu này, chúng ta phải cầu nguyện để chủ mùa thôi thúc những người làm thuê vào cánh đồng đang được mùa.
II. Thi Thiên 2:1-8
A. Công việc và các thế lực hung dữ cùng kẻ gian ác nghịch cùng Đức Giê hô va (Thi Thien 2:1-3).
1. Hai công việc của kẻ thù nghịch.
Hiệp nhau lại và âm mưu.
2. Hai thế lực của kẻ chống lại nước Đức Chúa Trời.
Các vua thế gian hiệp nhau chống lại Chúa.
Những người lãnh đạo chính trị xấu xa lập thành bè đảng.
B. Những việc Chúa làm nghịch cùng họ.
Ngài cười nhạo kế hoạch của kẻ thù.
Ngài phỉ báng chúng.
Ngài dùng cơn giận của mình khuấy khỏa chúng nó.
Ngài khiến chúng khiếp sợ.
Ngài xem xét từ ngôi vị mình và lập con Ngài làm vua.
III. LỜI HỨA VỀ SỰ CẦU NGUYỆN (Gieremi 33:3)
A. Lời kêu gọi quen thuộc.
Gọi tôi ra khỏi mối quan hệ quen thuộc.
B. Một lời kêu gọi để có sự nhìn biết những việc lớn.
C. Chúa hứa bày tỏ cho chúng ta những việc lớn và khó.
IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VIỆC HUY ĐỘNG
Những người lãnh đạo phải làm cam hết cầu nguyện cho mùa thu hoạch và cho thế giới.
Người lãnh đạo phải dẫn dắt tín hữu của họ vào một cam kết cầu nguyện cho cả nước.
B. Một kế hoạch thành công cần sự lãnh đạo.
Từ ban trị sự.
(Theo Tác giả: Dr. Howard Foltz)