Cầu Nguyện Thờ Phượng
Tác giả: Morris Williams
Giới thiệu bài học
ĐƠN VỊ MỘT: CẦU NGUYỆN VÀ THỜ PHƯỢNG: CON ĐƯỜNG SỰ SỐNG
BÀI
1 Cầu nguyện với ai?
2 Một mối quan hệ gia đình
3 Quyền công dân vương quốc
ĐƠN VỊ HAI: TÍNH ƯU TIÊN CỦA SỰ THỜ PHƯỢNG
4 Một vua được tôn thờ
5 Vương quốc chúng ta tìm kiếm
6 Một kế hoạch cho chúng ta theo
ĐƠN VỊ BA: NHU CẦU ĐƯỢC ĐÁP ỨNG QUA SỰ CẦU NGUYỆN
7 Nhu cầu sinh nhai được cung ứng
8 Nhu cầu về mặt xã hội được đáp ứng
9 Nhu cầu nên thánh được làm trọn
10 Nhu cầu an ninh được cung ứng
Bảng chú thích
Giải đáp phần tự kiểm tra
Giới Thiệu Tài Liệu
Thờ phượng là ngợi khen Đức Chúa Trời. Thờ phượng là phục vụ Đức Chúa Trời. Chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đến một cuộc sống mới trong cầu nguyện và thờ phượng. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn đến một loại hình sống mới. Trước hết, có thể dường như là chúng tôi đang nói đến đủ thứ chuyện khác nhau ngoại trừ chuyện cầu nguyện và thờ phượng – Có lẽ bạn sẽ tự hỏi làm thế nào có thể học cầu nguyện qua việc học về sự hiện diện của Đức Chúa Trời; về tính hiện thực của thiên đàng; về vinh hiển; nước trời; và về ý chỉ của Chúa, về việc kiếm sống; quan hệ với láng giềng; vượt qua thử thách; và làm gì khi bệnh tật và có nan đề. Có thể giống như là chúng tôi đã đi lạc đề vậy.
Tuy nhiên, nếu xét kỹ vào bài cầu nguyện mà Chúa Jesus đã dạy các môn đồ khi họ hỏi Ngài phải cầu nguyện thế nào, các bạn sẽ được thấy rằng, Ngài đã đan tất cả những điểm này vào bài cầu nguyện của Ngài. Dường như Ngài đang nói rằng, “Các con không thể tách rời cầu nguyện và thờ phượng ra khỏi việc sống được. Các con không thể nói về sự cầu nguyện rằng, “Xong! Bây giờ tôi sẽ quay về công việc!”.
Bài học lớn mà chúng ta phải học từ Chúa Jesus về sự cầu nguyện, rằng sự cầu nguyện không bao giờ kết thúc cả. Nó không chấm dứt với chữ “A-men!”. Đó là một hoạt động không bao giờ chấm hết, mà đan quyện vào mọi phần đời của chúng ta. Cầu nguyện là cách suy nghĩ, và nó không thể tách rời khỏi mọi hành động của chúng ta.
Cho nên, thời giờ, nơi chốn và lời lẽ thờ phượng sẽ không phải là những điều được nói tới trong cuốn sách này. Thay vào đó, chúng tôi trình bày sự cầu nguyện như là bước sửa soạn cho sự thờ.
CẦU NGUYỆN VỚI AI ?
“Vậy, các ngươi hãy cầu xin như vầy”
Mat Mt 6:9
Cầu nguyện với ai thì quan trọng hơn là cầu nguyện như thế nào và ở đâu. Há chẳng phải là điều kinh khủng sao khi chúng ta học hết những gì có được để biết phải cầu nguyện ra sao, nhưng rồi sau đó lại khám phá ra rằng, té ra lâu nay chúng ta cầu nguyện với một đối tượng không đúng?
Dầu vậy cách cầu nguyện vẫn quan trọng hơn nơi chốn cầu nguyện. Nếu chúng ta cầu nguyện đúng đối tượng, và cầu nguyện theo một cách thức đúng đắn, thì cho dầu chúng ta có đang ở trong một tòa nhà, đang đi, hay đang làm việc, thì cũng chẳng tạo nên sự khác biệt lớn lao cho lắm. Điều bên trong chúng ta thì quan trọng hơn cái bề ngoài chúng ta.
Vì vậy, trong bài học này, chúng tôi sẽ nói về một Đức Chúa Trời chân thật, và làm thế nào để cầu nguyện với Ngài. Chúng ta sẽ học về những điều quan trọng đối với Chúa để chúng ta có thể cầu nguyện theo ý của Ngài. Chúng tôi muốn học làm thế nào để cuộc nói chuyện của chúng ta trong lúc cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến bước đi của chúng ta trong đời sống. Chúng ta có quá nhiều điều phải học!
Dàn bài
Những quan niệm sai về Đức Chúa Trời
“không có Đức Chúa Trời”
“kẻ bất tri”
“không thích Đức Chúa Trời”
“Đức Chúa Trời là thiên nhiên”
“Tôi là Đức Chúa Trời”
“Bất cứ thần nào cũng được”
“Linh người đã khuất”
Đức Chúa Trời tự bày tỏ
Qua lời đã được viết ra của Ngài
Qua Con trai Hằng sống của Ngài
Qua Đức Thánh Linh
Đức Chúa Jesus dạy về sự cầu nguyện
Cầu nguyện cách đơn sơ và kín đáo
Cầu nguyện luôn luôn
Các mục tiêu của bài học:
Khi học xong bài này, có thể bạn sẽ
Thảo luận về những quan niệm sai lầm của người ta đối với Đức ChúaTrời và những quan niệm này ảnh hưởng đến sự thờ phượng của họ ra sao.
Nhận diện được những cách mà Đức Chúa Trời chân thật bày tỏ chính mình.
Tóm tắt điều Chúa Jesus nói về sự cầu nguyện, và áp dụng những nguyên tắc này vào đời sống của bạn.
Sinh hoạt học tập
1. Nhớ hết các câu trong 6:5-8.
2. Đọc phần thân bài từng đoạn một. Viết trả lời những câu hỏi nghiên cứu trong từng đoạn. Những câu hỏi nghiên cứu trong bài này sẽ bao gồm những câu hỏi có nhiều khả năng chọn lựa. Để tỏ rằng bạn đã chọn xong câu có khả năng đúng nhất rồi, xin hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu bạn đã chọn.
3. Làm bài tự kiểm tra ở cuối bài học, và kiểm soát lại câu trả lời của bạn bằng những câu giải đáp ở đằng sau cuốn sách. Bạn có thể sử dụng Kinh Thánh đối với những câu không nằm trong số câu gốc phải nhớ.
4. Sau khi đã học xong phần thân bài, hãy xem lại phần mục đích bài học để bảo đảm rằng bạn làm được những gì tác giả đề nghị.
5. Hãy khởi sự có một sổ tay. Bạn hãy viết những câu giải đáp dài cho những câu hỏi nghiên cứu trong sách. Có lẽ bạn cũng muốn viết lại bất cứ từ nào mới cũng như định nghĩa của chúng vào sổ tay nữa.
Từ ngữ
Những từ ngữ ở đầu mỗi bài học là cốt để giúp bạn trong những từ mà bạn có thể không hiểu rõ lắm nơi bài học của mình. Xin hãy đọc danh sách những từ ngữ mỗi khi bắt đầu phần thân bài. Và hãy tham khảo lại danh sách này bất cứ khi nào thấy cần.
Nếu bạn gặp phải một trong những chữ này ở một bài khác mà không nhớ được nghĩa của nó, thì xin lật qua bảng chú giải bắt đầu từ trang 172.
Người theo bất tri thuyết
Người tin linh tổ tiên
Người theo thuyết vật linh
Người theo thuyết vô thần
Người theo thuyết lấy các bản ngã làm trung tâm
Sự thông giải
Sự suy gẫm
Thiên nhiên
Người theo thuyết phiếm thần
Sự nài xin
Những điều tiên quyết
Những kẻ trầm luân
Tiếng lạ
Người theo thuyết phổ biến.
Triển khai bài học
NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 1: Định nghĩa bảy quan niệm sai lầm về Đức Chúa Trời
“Không có Đức Chúa Trời”
Chúng ta hãy bắt đầu bài học về cầu nguyện và thờ phượng bằng cách nói rằng những kẻ thờ lạy tất phải có một Đấng nào đó cho họ cầu nguyện. Bạn không thể nào thờ phượng nếu không có điều gì để thờ phượng cả. Nhiều người tuyên bố không có Đức Chúa Trời và vì thế chẳng có gì khiến ta phải thờ lạy cả. “Cầu nguyện chẳng ích gì” họ nói: “vì chẳng có ai nghe cả!”. Ta gọi những con người này là những kẻ vô thần vì họ không tin có Đức Chúa Trời tồn tại. Thật là những con người điên dại làm sao! Họ không thể thấy bằng chứng về Đức Chúa Trời cho dầu nó sờ sờ trước mắt họ. Trật tự khít khao của vũ trụ, vẻ đẹp của loài hoa, cơ thể tuyệt diệu của con người – tất cả đều đồng nói lên rằng, “có một Thượng Đế sáng tạo”. Nếu nói rằng thế giới hiện hữu không cần Đấng sáng tạo thì cũng giống như nhìn một chiếc đồng hồ rồi nói tự nó có chứ chẳng ai làm ra cả.
Các bạn hãy đánh dấu để chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái bên trái câu bạn chọn.
1. Người vô thần không cầu nguyện vì
a) Anh ta không tin có một Đức Chúa Trời
b) Anh ta không chắc có một Đức Chúa Trời hay không
c) Anh ta không muốn vâng lời Đức Chúa Trời.
“Kẻ bất tri”
Có người bối rối vì họ không thể thấy Đức Chúa Trời. Họ thấy những điều Ngài đã tạo ra, và họ tin rằng phải có một nguyên cớ của sự sáng tạo. Nhưng họ nghi ngờ và nói, “Chúng ta không thể nói chắc được. Có lẽ có mà cũng có lẽ không có một Đức Chúa Trời”. Chúng ta gọi nhữngngười này là những kẻ theo thuyết “Bất tri”, bởi vì họ tin rằng cho dẫu có một Đức Chúa Trời thì con người cũng không thể biết Ngài. “Tại sao lại cầu nguyện”, họ nói, “một khi bạn không chắc liệu có ai đó để nghe chúng ta không?”
Kẻ “không cần Đức Chúa Trời”
Có nhiều người rất ý thức về sự hiện hữu của Đức Chúa Trờinhưng lại không muốn vâng lời Ngài. Chúng ta gọi họ là “những kẻ trầm luân” vì họ từ chối chấp nhận điều họ biết. “Những kẻ trầm luân” cũng không muốn cầu nguyện nữa vì họ “ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa” (GiGa 3:19). Nhưng rồi sẽ đến một ngày nọ những kẻ trầm luân sẽ cầu nguyện. Họ sẽ cầu nguyện cho đá rơi trên họ để dấu họ khỏi “mắt của Đấng ngồi trên Ngôi” (KhKh 6:16). Đó sẽ là ngày của cơn thạnh nộ và đoán phạt.
2. Tại sao những kẻ trầm luân không cầu nguyện?

“Đức Chúa Trời là thiên nhiên”
Nhiều người tin rằng Đức Chúa Trời và thiên nhiên là một – Họ không tin vào một Thượng Đế sáng tạo, Đấng đã bị họ tách rời khỏi công trình sáng tạo của Ngài. Những người này nói rằng cây cối là Đức Chúa Trời; mây là Đức Chúa Trời, con người là Đức Chúa Trời. Chúng ta gọi những kẻ này là những kẻ theo “thuyết phiếm thần”. Họ bảo rằng bất cứ vật gì tốt lành là Đức Chúa Trời. Thật là sai lầm làm sao! Đối với họ, thiên nhiên là Đức Chúa Trời. Đối với họ, Đức Chúa Trời không có thân vị. Đức Chúa Trời của những kẻ phiếm thần không có mặt mũi. Bạn không thể cầu nguyện với Ngài vì Ngài không có tài. Ngài không thể trả lời bạn vì Ngài không có giọng nói – Ngài không thể thấy bạn vì Ngài không có mắt – Ngài không thể yêu bạn vì Ngài không có tim! Thế thì đó là Đức Chúa Trời kiểu gì vậy? Bạn thấy đó, khi nói: Đức Chúa Trời là sự yêu thương, là một chuyện, nhưng nói rằng sự yêu thương là Đức Chúa Trời, thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Cũng vậy, nói Đức Chúa Trời ở trong sự sáng tạo của Ngài, là một chuyện; nhưng nói rằng sự sáng tạo là Đức Chúa Trời thì lại là một chuyện hoàn toàn khác.
3. Hãy kể tên bốn điều mà Đức Chúa Trời của những kẻ phiếm thần không thể làm.

“Tôi là Đức Chúa Trời”
Những kẻ này sẽ nói với bạn rằng mỗi người có quyền tin điều mình ưng ý, và ý kiến của mọi người đều tốt ngang nhau. Chúng ta hãy gọi những kẻ nói như thế là những kẻ “lấy cái tôi làm trung tâm”, bởi vì họ không thấy một Đức Chúa Trời nào cả ngoại trừ chính họ. Họ không muốn bất cứ ai bảo họ phải làm điều gì đó. Người lấy cái tôi làm trung tâm không chấp nhận tiêu chuẩn của hành vi mà họ không thích. “Tốt” ở đây có nghĩa là tốt cho chính họ. Họ không cầu nguyện. Tại sao họ lại cầu nguyện cơ chứ? Họ đâu có muốn bất cứ thứ quyền lực nào cao hơn ý kiến của họ về điều tốt, điều xấu đâu!
4. Những tiêu chuẩn mà những kẻ lấy cái tôi làm trung tâm căn cứ vào là những điều gì?
“Bất cứ thần nào cũng được”.
Hạng người này nhiều lắm. “Bạn thờ thần nào cũng được. Vị nào cũng tốt như vị nào. Bất cứ thần nào cũng vậy”. Đây là những kẻ được gọi là kẻ theo thuyết phổ biến. Họ tin rằng các tôn giáo cũng giống như các con đường dẫn đến đỉnh núi. Mỗi tôn giáo chọn một đường khác nhau, nhưng tất cả đều đến đỉnh núi. Đây là một sự dạy dỗ nguy hiểm và xấu. Những kẻ nào tin vào đấy đều thực sự đang nói rằng Đức Chúa Trời chỉ là một ý tưởng trong đầu con người, chứ không phải là một hiện thực. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không phải là một ý tưởng. Ngài có thật – Ngài là một Thượng Đế – Ngài là Đấng Tạo Hóa tạo nên thế giới và mọi vật trong đó. Chúng ta phải tìm ra Ngài là ai. Chúng ta phải thờ phượng Ngài. Chúng ta sẽ nói về Ngài là ai trong phần tới – Nhưng trước đó, chúng ta hãy nói về một niềm tin khác nữa đang được mọi người trên khắp thế giới nắm giữ.
5. Chúng ta gọi người cho rằng “bất cứ thần nào cũng được” là gì?
“Linh người đã khuất”
Phần lớn người ta đều tin vào cuộc sống sau khi qua đời. Tuy nhiên vì chúng ta không còn thấy người chết sau khi họ bỏ chúng ta đi nữa, cho nên có một sự bí ẩn về họ: Có người tin rằng người chết có trở về dưới dạng linh hồn, quanh quẩn nơi hồi trước họ đã sống. Họ nghĩ những linh nầy tham dự vào hoạt động của người sống. Niềm tin này gọi là thuyết vật linh .
Có một nỗi sợ hãi vô cùng giữa vòng những người theo thuyết vật linh vì yếu tố xa lạ và kinh sợ của thế giới vô hình. Trong lúc đó, nhiều người trong số đó lại tin rằng có một Đức Chúa Trời, nhưng họ nghĩ rằng Ngài quá xa và không quan tâm đến nhu cầu của họ, nên không thể giúp họ được. Cho nên sự thờ phượng của họ mang hình thức dâng hi ến nhằm làm vui lòng và khẩn xin các linh mà họ tin là đang ở gần bên họ. Bùa chú được dùng để đuổi xua buồn đau, và của lễ được dâng để được ơn trước các linh hồn người chết. Kinh Thánh nói, “Vì sự sợ hãi có hình phạt” (IGi1Ga 4:18), đây chính là cảm giác của người theo thuyết vật linh. Cũng trong câu Kinh Thánh này nói, “tình yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi”. Bây giờ chúng ta muốn nói về một Đức Chúa Trời của tình yêu có thật, đang gần gũi tất cả những ai kêu cầu Ngài. Ngài có quyền năng trả lời sự cầu nguyện và quăng đi sự sợ hãi.
6. Tại sao những người tin vào linh người chết sử dụng bùa chú và của lễ?

ĐỨC CHÚA TRỜI TỰ BÀY TỎ
Mục tiêu 2: Viết ra ba cách mà một Đức Chúa Trời chân thật đã bày tỏ chính mình cho con người.
Bày tỏ qua lời đã được viết ra của Ngài
Một vị thần đòi hỏi con người thờ phượng và vâng lời thì phải bày tỏ chính mình cho con người. Đây mới chính thật là cách mà Đức Chúa Trời chân thật đã làm: Ngài đã bày tỏ chính mình. Chúng ta có thể biết Ngài. Chúng ta cũng có thể hiểu ý chỉ của Ngài.
Mỗi một tôn giáo nào cũng chỉ cho chúng ta các tiên tri, các khải tượng, phép lạ, cùng sự dạy dỗ từ các giáo sư của nó. Đức Chúa Trời chân thật cũng cho chúng ta tất cả những điều đó, nhưng Ngài còn làm hơn thế nữa để tự bày tỏ Ngài ra. Ngài đã bày tỏ chính mình Ngài cùng ý chỉ của Ngài cho chúng ta bằng cách nói với chúng ta qua ba cách được tượng trưng theo sự minh họa bên dưới đây.
Đức Chúa Trời đã tự bày tỏ qua các tiên tri, và các sứ đồ, là những người đã viết ra lời của Ngài trong một cuốn sách thiêng liêng gọi là Kinh Thánh. Bất cứ nơi nào Kinh Thánh được công nhận và được tin là lời Đức Chúa Trời thì người ta lại được đổi mới. Bất cứ khi nào có một người chấp nhận sự dạy dỗ của Chúa Jesus và hiểu rằng Ngài là con của Đức Chúa Trời, thì một phép lạ sẽ xảy ra trong đời sống người đó: anh ta trở thành một con người mới! Anh ta sẽ từ bỏ lối cũ xấu xa để theo một lối tốt. Cũng hãy suy xét sự thống nhất của sứ điệp trong Kinh Thánh xem! Một sứ điệp ấy được viết bởi nhiều người khác nhau tại những thời điểm và nơi chốn khác nhau. Thêm vào đây là sự tồn tại những bản chép Kinh Thánh vượt qua mọi nỗ lực nhằm hủy diệt và bôi nhọ nó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Kinh Thánh là một cuốn sách của phép lạ. Đó là cuốn sách bày tỏ Đức Chúa Trời chúng ta.
7. Đức Chúa Trời đã dùng ai để chép lại lời của Ngài trong Kinh Thánh?
Bày tỏ qua Con Một hằng sống của Ngài
Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình qua Chúa Jesus Christ, con trai của Ngài. Chúa Jesus sống như một con người trên đất này hơn 30 năm. “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (GiGa 1:14). Hãy nghĩ về sự tuyên bố của Chúa Jesus xem! Ngài nói rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Và Ngài hỗ trợ cho sự tuyên bố ấy bằng chức vụ chữa bệnh và bày tỏ năng quyền đầy lạ lùng của Ngài. Hãy nghĩ về sự chết và phục sinh của Chúa Jesus Christ xem! Đức Chúa Trời chắc chắn đã bày tỏ chính Ngài qua Con của Ngài. Đức Chúa Trời đã bày tỏ mình qua thân vị Chúa Jesus trên đất này.
8. Ai là Ngôi Lời mà qua đó Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài?

Bày tỏ qua Đức Thánh Linh.
Đức Chúa Trời cũng tự bày tỏ mình Đức Thánh Linh vào bất cứ lúc nào, cho bất cứ ai chấp nhận lẽ thật về Chúa Jesus. “Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời” (RoRm 8:16). Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm cho bất cứ ai bằng lòng tin trở thành một con người mới. Điều Đức Chúa Trời đã làm cho người khác thì Ngài cũng sẽ làm cho bạn. Nếu bạn đặt đức tin nơi Ngài thì Ngài sẽ bộc lộ chính Ngài cho bạn qua Thánh Linh. Hãy thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật đi! Hãy cầu nguyện và để Thánh Linh của Chúa ấn chứng cho bạn! Một khi bạn đã cảm thấy quyền năng của Ngài trong đời sống của riêng mình rồi, thì không cần phải minh chứng gì nữa cả, vì bạn sẽ biết ngay Đức Chúa Trời chân thật là ai.
9. Đức Chúa Trời khiến bạn biết mình là con của Ngài bằng cách nào?
SỰ DẠY DỖ CỦA CHÚA JESUS VỀ VẤN ĐỀ CẦU NGUYỆN
Mục tiêu 3: Giải thích những điểm ưu tiên trong bài cầu nguyện mà Chúa Jesus đã dạy cho các môn đồ.
Cầu nguyện đơn giản và kín đáo
Các môn đồ nói với Chúa Jesus, “Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu
nguyện” (LuLc 11:1). Chúng ta có thể học được điều tốt nhất về sự cầu nguyện nơi người cầu nguyện tốt nhất. Cho nên, chúng ta hãy để Chúa Jesus làm thầy giáo của chúng ta.
Chúa Jesus bảo môn đồ đừng cầu nguyện giống người Pha-ri-si (Mat Mt 6:5). Họ cầu nguyện trong các nhà hội và các góc đường. Có gì sai trái khi cầu nguyện nơi công cộng không? Dĩ nhiên là không! Không phải Chúa Jesus trách người Pha-ri-si vì cầu nguyện nơi công cộng đâu. Ngài trách họ bởi vì họ cầu nguyện chỉ cốt cho người ta thấy. Cầu nguyện chốn công cộng chẳng có gì sai. Chúa Jesus cũng đã cầu nguyện nơi công cộng. Chỉ có cầu nguyện cốt để người ta trông thấy mới là điều sai!
10. Hãy xem 6:5-6 trong Kinh Thánh của bạn. Đức Chúa Trời sẽ làm gì cho những kẻ cầu nguyện nơi kín đáo?

Có những dịp hoàn toàn đúng và thích đáng buộc một người phải cầu nguyện nơi công cộng thay cho một nhóm người. Dĩ nhiên, đây là loại cầu nguyện khó nhất, bởi vì sự chú ý đều tập trung vào người cầu nguyện. Thường thường thì người ta hay nghĩ về cái người đang cầu nguyện hơn là nghĩ về Đức Chúa Trời mà người đó đang cầu nguyện với. Điều này có thể gây ra cám dỗ lớn cho người cầu nguyện. Có thể anh ta bị cám dỗ làm giống như hành động của người Pha-ri-si. Có thể anh ta bị cám dỗ cầu nguyện để cho con người nghe và thấy.
11. Khoanh chữ cái bên trái câu trả lời đúng nhất
Chúa bảo các môn đồ đừng làm giống người Pha-ri-si vì người Pha-ri-si cầu nguyện:
a) nơi công cộng
b) cầu nguyện dài
c) để người ta trông thấy
Có những người có thể đưa dẫn một nhóm người vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Họ có thể dẫn tâm trí người ta hướng về Chúa. Chúng ta cần những người hướng dẫn cầu nguyện loại này làm sao! Đặc biệt các truyền đạo nên phát triển ân tứ này.
Chúng ta làm sao học được cách hướng dẫn cầu nguyện nơi công cộng mà không nghĩ về chính mình hay người khác? Điều này không thể học được bằng cách “thực tập” nơi công cộng; mà nó chỉ học được bằng sự cầu nguyện chốn riêng tư. Nó cũng được học khi chúng ta một mình với Chúa, và được Đức Thánh Linh dạy chúng ta cất bỏ mọi thứ ra khỏi tâm trí để còn lại một mình Chúa mà thôi. Và rồi, khi chúng ta đứng nơi chốn công cộng thì cũng sẽ giống như chúng ta đang ở chốn riêng tư. Dẫu cho khi chúng ta biết là mọi người đang lắng nghe, thì tư tưởng chúng ta cũng chỉ tập trung vào điều đang thưa với Chúa Jesus mà thôi. Ở giữa đám đông người thì chúng ta cũng chỉ một mình với Chúa.
12. Làm sao chúng ta học được cách cầu nguyện chốn công cộng?

Những người đầy dẫy Thánh Linh thường cầu nguyện với nhau. Đây là một cách giúp người tín đồ khép mình lại với Chúa cho dẫu anh ta đang ở giữa một nhóm người. Khi có nhiều người cầu nguyện với nhau, thì đó là một kinh nghiệm đẹp đẽ. Có những lúc cùng cầu nguyện, người ta cảm nhận được Đức Thánh Linh, và rồi sẽ có sự ngợi khen và nói tiếng mới.
Nói tiếng mới có nghĩa là thờ phượng trong Thánh Linh theo một ngôn ngữ được Đức Chúa Trời ban cho, không ai hiểu được trừ phi có sự thông giải. Đây là một ân tứ thuộc linh có thể đọc được trong ICô-rinh-tô 14. Ân tứ này dành cho tín đồ nào có đức tin nhận lãnh và nó rất có ích trong việc thờ phượng. Khi điều này xảy ra, mọi người đều được phước và Đức Chúa Trời được vinh hiển.
Còn về sự cầu nguyện chốn riêng tư thì sao? Chúa Jesus nói về phần chúng ta, hãy đi vào phòng và đóng cửa lại. Ngài nói rằng Cha chúng ta Đấng nhìn thấy điều chúng ta làm nơi kín nhiệm, sẽ thưởng chúng ta cách công khai (Mat Mt 6:6). Khi nói những lời này, Chúa Jesus ám chỉ đến tâm trạng hơn là một căn phòng có cửa. Điều quan trọng là chúng ta đang ở với Chúa. Bạn có thể một mình với Chúa dù đang ở đâu. Có người khi đang đi vào rừng là lúc cầu nguyện tốt nhất. Có người lại có khả năng “ở một mình” đang khi có nhiều người quanh họ. Cho nên, điều quan trọng là ở việc một mình với Đức Chúa Trời.
13. Bài học quan trọng Chúa Jesus dạy là gì khi Ngài bảo chúng ta nên đi vào phòng, đóng cửa lại, khi cầu nguyện?
Chúng ta nên nhớ rằng cầu nguyện là nói chuyện với Đức Chúa Trời. Khi bạn tới thăm ai đó, điều quan trọng là từng người một phải có cơ hội để nói. Có một vài lần chúng ta cầu nguyện không giống như hai người nói chuyện chút nào, mà nghe như đang giảng cho Chúa! Cầu nguyện như vậy rất nghèo nàn. Có ai muốn viếng thăm một người cứ nói suốt không? Chúng ta muốn xa lánh những người như thế càng nhanh càng tốt phải không? Chúng ta không vui thú trò chuyện với họ. Hẳn Chúa cũng thường mong có thể nói một đôi điều với chúng ta, nhưng chúng ta không cho Ngài có cơ hội để nói. Việc chúng ta lắng nghe Chúa hẳn phải quan trọng hơn việc Chúa lắng nghe chúng ta. Có điều gì chúng ta nói mà Ngài lại chưa biết cả sao? Nhưng, có quá nhiều điều chúng ta phải học hỏi… chỉ với điều kiện chúng ta chịu lắng nghe!
Chúng ta có thể lắng nghe Chúa như thế nào? Đức Chúa Trời nói với chúng ta ra sao? Một cách rất tốt để lắng nghe Chúa là cầu nguyện với lời Chúa trước mặt. Nếu chúng ta đọc một câu Kinh Thánh và rồi xin Chúa chỉ cho chúng ta ý nghĩa của nó, thì Đức Chúa Trời sẽ mang ý nghĩa đến tâm trí chúng ta.
Đó là Đức Chúa Trời đang trò chuyện với chúng ta. Đức Thánh Linh sẽ là thầy giáo của chúng ta – dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Khi Thánh Linh làm cho lẽ thật trở nên hiện thực với chúng ta rồi, sẽ đến lúc chúng ta thờ phượng và cám ơn Ngài vì lẽ thật mà Ngài đã dạy chúng ta. Chúng ta có thể tiếp tục đọc cho đến khi Đức Chúa Trời nói một lần nữa qua Lời của Ngài. Cách cầu nguyện như thế tuyệt vời làm sao!
14. Khi chúng ta cầu nguyện, cách tốt để nghe điều Chúa nói với chúng ta là gì?
Hãy nhớ điều Chúa Jesus nói về “Lời lặp vô ích” (Mat Mt 6:7) Đức Chúa Trời không điếc. Ngài không thờ ơ và không cần ai phải thuyết phục. Vì Ngài là Đức Chúa Trời của tình yêu, cho nên chúng ta chỉ cần đề cập đến những điều cần xin và tin cậy vào sự trả lời của Ngài. Đôi khi chúng ta tỏ ra thiếu đức tin khi cứ xin mãi làm như Đức Chúa Trời chẳng đoái nghe chúng ta ngay lần đầu chúng ta xin vậy. Khi khác chúng ta lại hành động giống như chúng ta tin rằng Ngài cần phải được thuyết phục vậy. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của tình yêu thương. Ngài không phải là người cay nghiệt hay ích kỷ – Ngài muốn giúp chúng ta!
15. Khoanh tròn mẫu tự bên trái của mỗi câu ĐÚNG
a) Đức Chúa Trời muốn trả lời sự cầu nguyện của chúng ta
b) Đức Chúa Trời không muốn trả lời một số lời cầu nguyện của chúng ta bởi vì Ngài ích kỷ.
c) Bài cầu nguyện của chúng ta cần thiết phải dài lê thê
d) Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu nguyện với sự tin tưởng và phó thác nơi Ngài.
Cầu nguyện không thôi.
Mục tiêu 4: Giải thích ý nghĩa của “cầu nguyện không thôi ”
Chúng ta nghe nói phải “cầu nguyện không thôi cho hết thảy các thánh đồ” (Eph Ep 6:18). Ở ITe1Tx 5:17 chúng ta đọc thấy: “cầu nguyện không thôi”. Làm thế nào một người có thể cầu nguyện không thôi? Làm thế nào để anh ta có thể cầu nguyện luôn luôn được?
Dễ dàng nhận thấy rằng sự cầu nguyện không phải chỉ là quỳ gối. Nó cũng không phải chỉ là thời gian bỏ ra để suy gẫm, để làm hành động thờ phượng và để khẩn xin. Cầu nguyện là một hành động “Không thôi”, là hành động “luôn luôn”. Và cầu nguyện phải là cần thiết, phải là một thái độ, hoặc một cách sống.
Đến đây, nếu không có sự cầu nguyện và thờ phượng nơi chốn riêng tư hoặc nơi công cộng, thì cũng không thể nào hoàn tất điều gọi là thái độ hoặc cách sống như vậy được. Bởi vì thái độ và thói quen được hình thành bằng cách cứ làm đi làm lại một số điều. Điều này rất đúng cho sự cầu nguyện. Bạn không thể nào cầu nguyện “Không thôi” được trừ phi bạn lập được thói quen cầu nguyện.
Tuy nhiên, đời sống cầu nguyện của chúng ta không được đo theo thời gian, mà phải đo bằng chất lượng cầu nguyện của chúng ta. Có lắm khi tâm trí chúng ta ở nhà mà thể xác ở nhà thờ – hoặc, tâm trí chúng ta đang ở trong bếp khi đầu gối lại khom xuống cầu nguyện. Nếu chúng ta học cầu nguyện cho đúng, ắt chúng ta sẽ có thể lúc nào cũng bước đi đúng cả. Đây chính là điều chúng tôi muốn nói về sự “cầu nguyện không thôi”. Như vậy, chúng ta nên học biết ý của Đức Chúa Trời từ nơi Lời Ngài, thuận phục Ngài trong sự cầu nguyện và thờ phượng cho đến khi chúng ta có thể bước đi mỗi giờ trong từng ngày theo kế hoạch của Ngài cho đời sống chúng ta.
16. Tại sao đo sự cầu nguyện theo thời gian không phải là điều tốt nhất?

Chúa Jesus là tấm gương cầu nguyện cho chúng ta. Ngài trải qua nhiều giờ rất lâu trong sự cầu nguyện. Ngài đã kiêng ăn. Để nhằm mục đích gì? Để đảm bảo rằng những mong ước của riêng Ngài sẽ được trả lời ư? Hay để đảm bảo sự giải cứu cho những kẻ đau khổ? Hoàn toàn không phải! Lời cầu nguyện của Ngài cho kẻ đau rất ngắn và đơn giản – Tại sao vậy? Tại vì toàn bộ đời sống của Ngài là cả một sự cầu nguyện và thờ phượng rồi. Bằng cách tìm kiếm ý của Cha Ngài trong khi cầu nguyện, nên Ngài có thể bước đi liên tục theo ý chỉ đó. Ngài cầu nguyện không thôi.
17. Tại sao Chúa Jesus không cần cầu nguyện những bài cầu nguyện dài để giải cứu kẻ bệnh?
Làm thế nào có thể cầu nguyện theo ý Đức Chúa Trời? Chúa Jesus đã dạy chúng ta cách thức trong Mat Mt 6:9-13. Ngài nói, “Vậy, các ngươi hãy cầu xin như vầy” (6:9). Khi Chúa Jesus nói về cách cầu nguyện thì Ngài cũng nói về thứ tự cầu xin của chúng ta. Ngài nói về việc tìm kiếm điều quan trọng nhất trước tiên. Hãy để ý thứ tự cầu xin trong bài cầu nguyện Ngài đã dạy. Trước hết, Ngài nói về danh Cha, nước Cha và ý Cha. Sau đó, Ngài cầu nguyện, “cho chúng con, tha thứ chúng con, chớ để chúng con và giữ chúng con”. Nói cách khác, Chúa Jesus nói rằng, khi cầu nguyện, chúng ta phải ưu tiên Danh Chúa, nước Chúa và ý Chúa. Bắt đầu cầu nguyện bằng “cho chúng con, tha thứ chúng con, chớ để chúng con và giữ chúng con”, là cầu xin sai thứ tự – Chúa Jesus đã nói rất rõ trong 6:33, “Hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa”.
18. Sự ưu tiên trong cầu nguyện là … Đức Chúa Trời,… … Đức Chúa Trời, và … Đức Chúa Trời.
Khi chúng ta học cách cầu nguyện như Chúa Jesus đã dạy, thì chúng ta sẽ học cách sống như Chúa Jesus đã sống – Khi chúng ta quan tâm đến nước Đức Chúa Trời trên hết thảy mọi thứ khác, tức là chúng ta đang cầu nguyện không thôi!
Bao lâu ước muốn của chúng ta còn quan trọng đối với chúng ta hơn là ý của Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ còn lảo đảo, đo thời gian bỏ ra cầu nguyện. Bởi vì, Đức Chúa Trời không nắm một chiếc đồng hồ trong tay để xem chúng ta ở trong phòng cầu nguyện bao lâu – Đức Chúa Trời chỉ tìm xem Ngài có là Chúa trong đời sống chúng ta mỗi khoảnh khắc trong ngày không thôi!
19. Bốn việc Đức Chúa Trời hứa cung cấp nếu chúng ta quan tâm đến vương quốc của Ngài là: (Xem 6:9-13).
a…
b …
c …
d…
Tự kiểm tra
Sau khi bạn đã ôn lại bài học, thì hãy tự kiểm tra lấy – Sau đó hãy kiểm lại câu trả lời của bạn bằng những câu giải đáp phía sau cuốn sách – Hãy ôn lại bất cứ câu hỏi nào giải đáp không đúng.
TRẢ LỜI NGẮN. Viết câu trả lời đúng vào chỗ để sẵn.
1. Tại sao những người theo thuyết “kẻ bất tri” không cầu nguyện?

2. Hãy viết lại IGi1Ga 4:18 để có thể cho những người tin vào “linh người đã khuất” một hy vọng.

3. Chứng cớ nào về Đức Chúa Trời được thấy nơi cuộc sống của một người khi người đó chấp nhận sự giảng dạy của Đấng Christ và hiểu Ngài là Con của Đức Chúa Trời?
… .
4. Hãy viết lời yêu cầu của các môn đồ trong LuLc 11:1
… .
5. Tại sao cầu nguyện nơi chốn công cộng thì khó khăn?
… .
6. Kể tên ba cách qua đó Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài.
a Bày tỏ qua… của Ngài
b Bày tỏ qua … của Ngài
c Bày tỏ qua … của Ngài.
7. Cầu nguyện không ngừng là học để … cho đúng để chúng ta có thể … đúng – Điều này có nghĩa là chúng ta luôn luôn tìm kiếm… của Đức Chúa Trời trên mọi ý muốn riêng của chúng ta.
CÂU CHỌN LỰA. Chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng cho mỗi câu hỏi. Khoanh tròn mẫu tự của câu trả lời đúng.
8. Người theo thuyết phiếm thần thường nói rằng
a) Đức Chúa Trời yêu tất cả nhân loại.
b) Thiên nhiên là Đức Chúa Trời
c) Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời tốt lành
9. Chúng ta có thể làm gì để nghe tiếng Chúa?
a) Để ra nhiều thời giờ xin Đức Chúa Trời cung cấp mọi nhu cầu của chúng ta.
b) Đọc lời Chúa thường xuyên, suy gẫm chúng, và xin Chúa giúp chúng ta hiểu được.
c) Lặp lại hoài hủy bài cầu nguyện của Chúa
10. Một người cầu nguyện không thôi là
a) luôn luôn quỳ gối khi cầu nguyện
b) luôn luôn nghĩ về Đức Chúa Trời
c) luôn luôn tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác
CHỌN CẶP PHÙ HỢP – Ráp từng tên (số) cho phù hợp với câu (chữ) diễn tả đúng nhất tên ấy.
… a Người “không thích Đức Chúa Trời”
… b Người tin vào “linh người đã khuất”
… c Người theo thuyết “không thể biết chắc”
… d Người theo “bất cứ thần nào”
… e Người “không có Đức Chúa Trời”
… f Người nói “Tôi là Đức Chúa Trời”
… g Người cho “thiên nhiên là Đức Chúa Trời”
1) Người vô thần
2) Người “Bất tri”
3) Người theo thuyết phiếm thần
4) Người lấy cái tôi làm trung tâm
5) Người trầm luân
6) Người theo thuyết phổ biến
7) Người theo thuyết vật linh
Phần giải đáp
10# Thưởng họ cách công khai
1 a) Anh ta không tin có một Đức Chúa Trời
11 c) Để được con người trông thấy
2. Vì họ yêu sự tối hơn sự sáng.
12. Chúng ta học cầu nguyện nơi công cộng bằng cách trước hết học cầu nguyện nơi kín nhiệm
3. Thần không thể trả lời, yêu thương, nghe, hoặc thấy (không cần theo thứ tự).
13. Rằng chúng ta cần để thời giờ ở riêng với Chúa khi cầu nguyện.

4. Ý tưởng của chính anh ta về đúng,sai
14. Cầu nguyện với Lời Chúa trước mặt, xin Ngài giúp đỡ chúng ta
hiểu chúng.
5. Người theo thuyết phổ biến
15.
a Đúng
b Sai
c Sai
d Đúng
6. Vì anh ta sợ hãi linh của sự chết
16. Vì tâm trí chúng ta không phải lúc nào cũng để vào sự cầu nguyện
khi chúng ta quỳ gối.
7. Các tiên tri và các sứ đồ
17. Vì Ngài cầu nguyện không thôi bằng cách bước đi liên tục trong ý
muốn của Đức Chúa Trời.
8. Chúa Jesus Christ.
18. Danh, nước, ý
9. Thánh Linh của Đức Chúa Trời hòa nhập chính mình Ngài vào
nhân linh chúng ta để tuyên bố rằng chúng ta là con của Ngài.
19.
a Thức ăn
b Sự tha thứ
c Không có sự thử thách quá khó khăn
d Giữ chúng ta khỏi điều ác
MỘT MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
“Lạy Cha chúng tôi ”
Mat Mt 6:9
Cầu nguyện phải bắt đầu với sự hiểu biết chúng ta là ai. Phao-lô bảo chúng ta trong RoRm 12:3 rằng, “Chớ có tư tưởng cao quá lẽ!”. Đây là một lời khuyên tốt. Người nói rằng, “Tôi là Đức Chúa Trời” đã tự biến mình thành vua của mọi thứ. Anh ta không cảm thấy rằng mình cần cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta là kẻ tin vào Đức Chúa Trời và yêu Ngài thì thật sự hiểu rằng chúng ta là con của Đức Chúa Trời. Điều này sẽ cho chúng ta niềm tin khi cầu nguyện.
“Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu lên rằng, “Aba! Cha!” (RoRm 8:15).
Được làm con của Đức Chúa Trời thật là một điều tuyệt diệu làm sao! Và thật là kỳ diệu biết bao được thuộc về một gia đình lớn trong đó những kẻ tin bất luận chủng tộc, quốc gia, bộ lạc nào đều là anh em và chị em của nhau! Thật là tuyệt vời dường nào khi biết rằng Cha chúng ta yêu thương chúng ta và cung cấp mọi nhu cầu của chúng ta!
Cho nên, chúng ta có thể dạn dĩ đến với Cha chúng ta khi cầu nguyện. Dĩ nhiên là chúng ta nên đến với Ngài cách kính trọng và khiêm cung rồi, nhưng không cần phải sợ hãi – Vì chúng ta biết Cha yêu chúng ta!
Dàn bài
Người Cha của các con
Đức tin cứu rỗi
Đức tin gìn giữ
Tình anh em giữa con cái với nhau
Quan điểm cũ mất đi
Quan điểm mới thành hình
Chức năng của con cái
Chinh phục con người
Thờ phượng Đức Chúa Trời
Các mục tiêu của bài học
Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:
Hiểu tầm quan trọng của sự cầu nguyện trong đời sống và trong sự bước đi của Cơ Đốc nhân. Nói lên được mức ảnh hưởng của các nguyên tắc cơ bản trong IICo 2Cr 5:16-17 trên đời sống và sự thờ phượng của một người con Đức Chúa Trời như thế nào?
Xác định được chức năng quan trọng nhất của con cái Đức Chúa Trời.
Sinh hoạt học tập
1. Đọc RoRm 8:12-17 và nhớ câu gốc 15
2. Nhớ đến một người nào đó chưa thuộc về gia đình của Đức Chúa Trời và cầu nguyện cho anh ta, nêu chính tên anh ta khi cầu nguyện.
3. Đọc danh mục các từ ngữ.
4. Nghiên cứu phần thân bài từng phần một. Về câu hỏi chọn lựa, hãy khoanh chữ cái đứng trước câu trả lời được bạn cho là đúng nhất. Với câu hỏi đúng – sai, hãy khoanh chữ cái đứng trước câu phát biểu.
5. Sau khi bạn hoàn tất phần khai triển bài học hãy xem lại mục tiêu bài học để biết chắc bạn đã làm tất cả những gì đề nghị ở đó.
Từ ngữ
Bạn sẽ hiểu tài liệu này tốt hơn nếu bạn sử dụng từ điển và bảng chú giải các từ ngữ. Hãy kiểm tra lại trong bảng chú giải ở cuối cuốn sách để tìm định nghĩa của các chữ chìa khóa chưa được quen thuộc dưới đây. Có lẽ bạn cũng muốn viết lại các từ mới cùng định nghĩa của chúng trong sổ tay cá nhân để giúp thêm cho bạn trong việc nhớ.
Kẻ tin
Văn hóa
Chức năng
Kẻ không tin
Thành kiến
Từ bỏ
Ăn năn
Tình anh em
Triển khai bài học
CHA CỦA CÁC CON
Mục tiêu 1: Thảo luận tầm quan trọng của sự cầu nguyện ở thời kỳ cứu rỗi và trong cuộc sống bước đi của Cơ Đốc nhân .
Cha của chúng ta! Trong những từ này có một ý nghĩa làm sao! Đức Chúa Trời đã tạo nên con người. Lập tức một cảm giác ấm áp sảng khoái tràn đến khi chúng ta nghĩ về kế hoạch từ buổi sáng thế của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của sự yêu thương – tình yêu không thể đứng một mình, nó phải được chia xẻ với một người nữa, nếu không, đó không phải là tình yêu thật. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời tạo nên con người theo ảnh tượng của Ngài. Đức Chúa Trời đã tạo nên một ngôi vườn và đặt con người vào đó. Mỗi chiều Đức Chúa Trời và con người thường đi dạo và trò chuyện với nhau – thật là tuyệt vời. Chúa muốn chia xẻ tình yêu của Ngài với con người. Ngài cũng muốn đón nhận tình yêu nơi con người. Nhưng Ngài muốn con người tự nguyện yêu Ngài, cho nên Ngài cho con người quyền lựa chọn. Chúng ta gọi điều này là “ý chí tự do “.
Rồi tội lỗi đến – Sa-tan đã cám dỗ A-đam và Ê-va. Họ đã tin vào lời dối trá của Sa-tan nói về Đức Chúa Trời, và họ bất tuân mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Mối tương giao đã bị phá vỡ – Tội lỗi đã xen vào Đức Chúa Trời và con người. Tình yêu thương đã không còn cách nào để chia xẻ nữa. Và con người bị đuổi ra khỏi khu vườn. Con người được dạy phải dâng của tế lễ bằng huyết cho đến khi có một Cứu Chúa đến sẽ cất tội lỗi của thế gian đi.
1. Điều gì đã chấm dứt mối tương giao của Đức Chúa Trời với con người?

Vào thời ấy, mục đích chính của sự thờ phượng là nhu cầu dâng của lễ chuộc tội. Mối tương giao của con người với Đức Chúa Trời được dựa trên sự tuân thủ pháp luật.
Rồi các tiên tri đến và nói về một Cứu Chúa sẽ đến – Tên của Ngài là “Đức Chúa Trời ở với chúng ta” (Em-ma-nu-ên) Ngài sẽ cất tội lỗi đi, rồi con người một lần nữa sẽ đi dạo và trò chuyện với Đức Chúa Trời. Đấng Cứu Thế sẽ làm cho con người có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm linh và lẽ thật.
2. Mục đích chính trong việc thờ phượng của con người trước lúc Chúa Jesus đến là gì?

Như vậy, Chúa Jesus đã đến. Ngài sống một đời sống vô tội trên đất khi những kẻ gian ác đóng đinh Ngài, Ngài đã trở thành “Chiên Con” của Đức Chúa Trời. Ngài trở thành “của lễ hy sinh” gánh hết tội lỗi của mọi người. Ngài đã trở nên tội lỗi vì cớ chúng ta. Ngài đã trả giá cho hình phạt của tội lỗi, ấy là sự chết. Ngài chết và người ta đặt Ngài vào mồ. Nhưng vì cớ Ngài không phạm tội nên sự chết không thể giữ Ngài. Ngài sống lại từ nơi mồ mả. Ngài đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Sau đó, Ngài bảo các môn đồ truyền rao Tin Lành. Họ phải nói với tất cả mọi người rằng tình yêu lại một lần nữa được xẻ chia giữa Đức Chúa Trời và con người. Đức Chúa Trời và con người một lần nữa lại có thể đi dạo với nhau.
3. Ai đã trả giá cho hình phạt của tội lỗi chúng ta?

Đức tin cứu rỗi
Làm thế nào điều này xảy đến cho bạn? Kinh Thánh nói rằng nếu miệng bạn xưng nhận Chúa Jesus, và tin trong lòng rằng Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết, thì bạn sẽ được cứu Ngợi khen Chúa! Hãy nghĩ về điều ấy xem! Nếu bạn tin và kêu cầu Ngài, bạn sẽ được cứu! Nhưng, trước hết bạn phải kêu cầu.
“Vả, Kinh Thánh nói rằng: Kẻ nào tin Ngài sẽ chẳng bị hổ thẹn. Trong người Giu-đa và người Gờ-réc không có sự phân biệt gì hết, vì họ có chung một Chúa, giàu ơn đối với mọi kẻ kêu xin Ngài. Vì ai kêu cầu Danh Chúa thì sẽ được cứu” (RoRm 10:11-13).
4. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái câu trả lời đúng nhất.
Con người trở thành con cái của Đức Chúa Trời bởi.
a) đậu được kỳ sát hạch cho tân tín hữu
b) ngưng làm điều tội lỗi
c) tin vào Con hằng sống của Đức Chúa Trời và xưng nhận Ngài
làm Cứu Chúa.
Sự cứu rỗi bắt đầu bằng sự cầu nguyện. Nó tới với những kẻ kêu cầu Chúa giúp đỡ. Nó bắt đầu khi bạn xưng nhận tội lỗi của mình với Chúa và ăn năn. Sự cứu rỗi khởi sự khi bạn tin rằng Chúa Jesus là Cứu Chúa, là Con của Đức Chúa Trời đã sống lại từ trong kẻ chết. Nó khởi sự khi bạn xưng nhận bằng môi miệng và tin trong lòng. Nó khởi sự khi bạn cầu nguyện bằng sự cầu nguyện xưng nhận đức tin. Ha-lê-lu-gia!
5. Chức năng của sự cầu nguyện vào thời kỳ cứu rỗi là gì?
Chú ý rằng RoRm 10:12 nói, “không có sự phân biệt gì hết!… ” Đức Chúa Trời không thiên vị ai. Ngài muốn mọi người đều được cứu. Ngài muốn mọi người đều kêu cầu Ngài. Ngài muốn mọi người đều cầu nguyện trong đức tin.
Ở đây chúng ta thảo luận nhiều hơn về kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nó không chấm dứt tại thập tự giá hay tại sự phục sinh. Đó chỉ là phần đầu. Bạn thấy đó, sự chết và phục sinh của Đấng Christ làm cho tất cả những kẻ tin đều trở thành Con của Đức Chúa Trời. “Hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin Danh Ngài” (GiGa 1:12). Con cái Đức Chúa Trời! Đó là toàn bộ kế hoạch! Đức Chúa Trời muốn có những đứa con yêu mến Ngài và gọi Ngài là “Cha! Cha của tôi!”
6. Đọc GiGa 1:12 – Đức Chúa Trời ban những quyền lợi gì cho những kẻ tin nhận Chúa Jesus?

Điều Đức Chúa Trời muốn từ buổi sáng thế thì ngày nay Ngài vẫn muốn. Ngài muốn chia xẻ tình yêu của Ngài với loài người. Ngài muốn có mối tương giao với con người. Đó là điều làm cho sự thờ phượng trở nên vô cùng quan trọng. Đức Chúa Trời muốn có những đứa con biết yêu mến và thờ phượng Ngài. Chỉ có con của Đức Chúa Trời mới thờ phượng Đức Chúa Trời. Chỉ có những kẻ tin vào Ngài mới có thể cầu nguyện trong đức tin. Như vậy, cầu nguyện bắt đầu với xưng nhận và tin, rồi sau đó dẫn đến sự thờ phượng Đức Chúa Trời, Cha của chúng ta.
7. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng.
a Chúng ta có thể có sự cứu rỗi mà không cần Chúa Jesus.
b Đức Chúa Trời ghét tội nhân
c Bất cứ ai cũng có thể trở thành một người con của Đức Chúa Trời.
d Chỉ có con của Đức Chúa Trời mới thờ phượng Đức Chúa Trời
Lúc thế giới này tận chung, tất cả những kẻ đã tin và là con của Đức Chúa Trời sẽ nhóm nhau lại trên thiên đàng. Một tiếng nói lớn sẽ tuyên đọc, “Nầy đền thờ của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng” (KhKh 21:3). Chính là đó! Chính đó là kế hoạch Đức Chúa Trời đã có từ ban đầu. Chính đó là kế hoạch đã được khởi sự cho những kẻ tin. Tất cả những ai kêu cầu Ngài trong đức tin đều có thể bắt đầu mối thông công với Đức Chúa Trời ngay tức khắc. Họ có thể nói chuyện với Ngài trong sự cầu nguyện và thờ phượng. Họ có thể chia xẻ tình yêu với Đức Chúa Trời ngay trên đất này. Họ không cần chờ đến lúc bước vào thiên đàng!
Đức tin gìn giữ
Một điều tuyệt diệu về tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu ấy không bao giờ tàn. Ngài yêu chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân, nhưng Ngài không thể giao thông với chúng ta vì chúng ta không yêu Ngài. Nhưng khi chúng ta tin rằng Chúa Jesus là Con Đức Chúa Trời đã chết cho chúng ta và đã sống lại, thì rồi chúng ta có thể một lần nữa chia xẻ tình yêu với Đức Chúa Trời. Một lần nữa chúng ta lại có thể thờ phượng và nói chuyện cùng Ngài. Đức tin cho chúng ta có thể làm con cái của Đức Chúa Trời – Bao lâu chúng ta còn giữ đức tin nơi Ngài thì không gì có thể phá vỡ tình yêu đó giữa Ngài và chúng ta.
8. Mối thông công giữa Đức Chúa Trời và con người được phục hồi bởi.
a) con người cố hết sức để được tốt
b) con người dâng của lễ sinh tế cho tội lỗi của anh ta
c) con người tiếp nhận Jesus Christ làm Cứu Chúa.
Dĩ nhiên, nếu chúng ta chối bỏ đức tin nơi Ngài thì điều đó sẽ phá vỡ mối tương giao chúng ta có với Ngài. Tình yêu phải được cho đi cách tự nguyện. Đức Chúa Trời đã tự ý ban tình yêu Ngài cho chúng ta, nhưng nếu chúng ta ngưng tin Ngài thì tình yêu của chúng ta đối với Ngài sẽ tan biến. Và mối tương giao với Đức Chúa Trời cũng mất.
Chúng ta được cứu nhờ đức tin và chúng ta được gìn giữ cũng bởi đức tin. Nếu chúng ta giữ đức tin thì cũng giữ được sự cứu rỗi. Nếu chúng ta bỏ đức tin, thì rồi nền tảng của mối liên hệ với Đức Chúa Trời cũng mất. Khi đức tin đã ra đi thì tình yêu của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời cũng hết, và một lần nữa chúng ta lại là tội nhân và là kẻ không tin.
9. Một tín đồ đánh mất sự cứu rỗi khi anh ta
a) ngưng tin vào Chúa Jesus Christ
b) Có một hành động phạm tội
c) Bỏ Hội Thánh của mình và gia nhập một Hội Thánh khác.
Bằng sự cầu nguyện, chúng ta kêu cầu Chúa mà được cứu. Bằng sự cầu nguyện, tình yêu giữa chúng ta và Đức Chúa Trời lại một lần nữa được phục hồi. Tình yêu phải được chia xẻ, và khi chúng ta ngưng chia xẻ tình yêu với Đức Chúa Trời thì mối thông công giữa chúng ta với Đức Chúa Trời bị chết. Nhưng bằng sự cầu nguyện và thờ phượng mà đức tin và tình yêu của chúng ta vẫn được mạnh mẽ.
TÌNH ANH EM GIỮA CON CÁI VỚI NHAU
Mục tiêu 2: Giải thích ý nghĩa của IICo 2Cr 5:16-17, và nói lên ảnh hưởng của nó trên con cái Đức Chúa Trời như thế nào.
Tựa đề của phần này là “tình anh em giữa con cái với nhau”. “Tình anh em” có nghĩa là “tính chất anh em” hoặc “vị thế anh em”.
Điều gì đã làm cho những tín đồ có thể trở thành anh em? Đương nhiên, sở dĩ có được điều đó là do có chung một “Cha” ! Ngày chúng ta ăn năn tội lỗi của mình và tôn xưng Đấng Christ làm Cứu Chúa, ngày ấy chúng ta trở thành con cái Đức Chúa Trời và trở nên một thành viên trong mối thân tình anh em!
Tất cả những ai trở nên con của một cha đều là anh em với nhau. Khi chúng ta nói “Cha chúng tôi”, tức là chúng ta thú nhận rằng tất cả con cái của Ngài đều là anh em của chúng ta. “Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em” (RoRm 8:29). Hãy nghĩ về điều này xem! Tất cả những kẻ tin thật đều là anh chị em với nhau. Kế hoạch của Đức Chúa Trời từ ban đầu là Ngài phải là Cha của “nhiều anh em” mà trong đó Đấng Christ là con cả.
10. Khoanh tròn mẫu tự trước câu đúng.
a) Tất cả mọi người đều là anh em.
b) Nếu Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta thì Chúa Jesus là “anh cả” của chúng ta.
c) Chúng ta trở thành con của Đức Chúa Trời bằng cách trở nên tốt
d) Đức Chúa Trời không muốn trở thành Cha của chúng ta.
Quan điểm cũ mất đi
Đức Chúa Trời phân chia con người thành hai nhóm. Chỉ có hai nhóm thôi! Một nhóm tạo thành gia đình của Ngài, và nhóm kia không phải thuộc về gia đình của Ngài. Không phải Đức Chúa Trời coi rẻ thế giới như con người. Ngài không nói, “Đó là một người da đỏ, kia là người Phi, kia là một người da trắng, nọ là một người da đen. Đó là người giàu, kia là người nghèo, đó là người có học, và kia là người không học”. Chẳng phải thế chút nào! Đó là cách thế giới phân loại con người. Nhưng Đức Chúa Trời không xét đoán theo tiêu chuẩn con người. Ngài chỉ nhìn thấy có hai nhóm – nhóm này là con cái của Ngài, còn nhóm kia không phải. Cho nên Ngài nhìn vào con người và nói, “Đó là con của ta – Đứa kia cũng là con ta – Nhưng đứa kia thì không phải con ta”. Dầu vậy chúng ta vẫn chính là người chọn lựa trong việc này.
11. Trong mắt Đức Chúa Trời, có hai hạng người. Đó là những hạng nào?
Chúng ta nên nhìn con người như Đức Chúa Trời nhìn họ. Trong gia đình Đức Chúa Trời, không có chỗ cho thành kiến – thế gian phân chia con người theo quốc gia, chủng tộc, bộ tộc, và văn hóa. Nhưng chúng ta chỉ nên thấy hai nhóm người mà thôi – một nhóm là anh em, chị em của chúng ta, còn nhóm kia không phải.
12. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng.
a Đức Chúa Trời yêu thương tất cả loài người.
b Tất cả mọi người đều là tạo vật của Đức Chúa Trời
c Tất cả mọi người đều là con của Đức Chúa Trời
d Tất cả mọi người đều là anh em với nhau.
Quan điểm mới được hình thành
Bạn nói, “làm thế nào được? Tất cả chúng ta không thể nào như nhau trong gia đình của Đức Chúa Trời được”. Điều đó đúng, và Đức Chúa Trời không bao giờ có ý định thay đổi những điểm làm người này khác người kia cả. Điều Chúa muốn làm là làm đầy tấm lòng chúng ta bằng tình yêu của Ngài cho đến khi những sự khác biệt đó không còn làm nên sự khác biệt nữa.
Một người Mỹ sẽ vẫn tiếp tục là một người Mỹ. Người da đỏ vẫn còn là người da đỏ; da đen vẫn đen; da trắng vẫn trắng – Đức Chúa Trời không đòi hỏi chúng ta thay đổi quốc tịch, chủng tộc hay bộ tộc. Ngài chỉ làm cho các loại người khác nhau đó có thể sống chúng trong tình yêu thương và sự hòa bình. Bằng cách nào được vậy? Bằng cách trở thành một gia đình – một gia đình được nối kết bởi Đức Thánh Linh và bởi sự cầu nguyện. Tục ngữ rất đúng khi nói rằng một gia đình cầu nguyện với nhau thì sẽ tụ tập với nhau. Nó đúng ngay với một gia đình có cha mẹ và con cái của họ. Và nó cũng đúng đối với đại gia đình đông khắp thế giới của Đức Chúa Trời, một gia đình được tạo nên từ nhiều chủng tộc và quốc gia khác nhau. Cầu nguyện làm thay đổi mọi thứ!
13. IICo 2Cr 5:16 nói rằng chúng ta không nên xét đoán theo tiêu chuẩn của loài người, có nghĩa là chúng ta nên:
a) không mong chờ những hạng người khác biệt nhau sống chung trong hòa bình.
b) cố gắng trừ bỏ những điểm khác nhau phân biệt con người
c) chấp nhận các tín hữu làm anh em mặc dầu có sự khác biệt với nhau.
Nhiều người không phải là con của Đức Chúa Trời vì họ từ chối tin Đấng làm Cứu Chúa của họ. Họ không thể cầu nguyện với Đức Chúa Trời và nói, “Lạy Cha chúng con”. Họ cũng không phải là anh em của những kẻ tin. Khi một tín đồ gặp một người không tin, anh ta không thể gọi người ấy là “anh”. Tại sao vậy? Vì người đó không có chung một cha với anh ta, không phải là một người trong cùng một gia đình – Chúa Jesus đã bảo những kẻ từ chối tin Ngài rằng, “Các ngươi bởi Cha mình là ma quỷ sanh ra” (GiGa 8:44).
Mặt khác, nếu một tín hữu gặp một tín hữu khác, cho dù người ấy khác chủng tộc và quốc tịch, nhưng lập tức anh ta liền cảm thấy một tình yêu đối với người ấy vì đó là một người anh em của anh ta. Người ấy là một thành viên trong chính gia đình của anh ta. Vì đối với một người con của Đức Chúa Trời, điểm tách biệt anh ta với người khác không phải là chủng tộc hay quốc tịch, nhưng đúng ra đó là vì họ là kẻ không tin. Anh ta không thể cảm thấy tự nhiên “như ở nhà” đối với họ.
14. Điều gì đã ngăn cách con của Đức Chúa Trời với người khác?

CHỨC NĂNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CON
Mục tiêu 3: Nói lên chức năng và trách nhiệm của con cái Đức Chúa Trời trong việc thờ phượng và phục vụ.
Chinh phục con người.
Con của Đức Chúa Trời làm gì đang khi còn sống trên đất này? Tại sao Đức Chúa Trời lại giữ họ ở đấy? Vì một lý do rất tốt đẹp. Ấy là bởi gia đình của Ngài chưa xây dựng xong, và Đức Chúa Trời thật lòng không muốn bất cứ ai bị hư mất cả. Ngài muốn tất cả mọi người đều trở nên thành viên của gia đình Ngài. Nhưng người nào có nghe về những điều Chúa Jesus đã làm cho họ thì mới có thể tin Ngài. Cho nên Đức Chúa Trời đã cho các con cái của Ngài làm một việc: Ngài bảo họ hãy đi vào thế gian và nói về Tin Lành của Chúa Jesus cho mọi loài thọ tạo. Thật là một công việc kỳ diệu, một trách nhiệm đẹp đẽ biết bao!
Nhưng chúng ta không làm công tác ấy một mình, vì Chúa Jesus ngồi bên hữu Đức Chúa Trời đang cầu nguyện cho chúng ta. Khi chúng ta thất bại, Ngài ở đó nghe tiếng khóc của chúng ta kêu xin Ngài giúp đỡ, và Ngài nói với Đức Chúa Trời về nhu cầu của chúng ta. Ngài cầu thay cho chúng ta!
Đức Thánh Linh khiến chúng ta ý thức được mình là ai. Ngài làm cho chúng ta thờ phượng và vui mừng vì cớ chúng ta được là con trai và con gái của Đức Chúa Trời. Sự nhận biết này khiến chúng ta biết chắc rằng mình có thể làm được điều Đức Chúa Trời đòi hỏi mình làm. Không hề sợ hãi, chúng ta kêu lên, “Cha ơi! Cha của con ơi!”.
Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta khi chúng ta không biết mình nên cầu nguyện điều gì. Khi kế hoạch của Đức Chúa Trời không rõ ràng và ý muốn của Ngài dường như không chắc chắn đối với chúng ta, thì Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta bằng sự thở than mà ngôn từ không thể diễn tả được. Ngài đúng là một người giúp đỡ quý giá biết bao!
15. Hãy kể ra một trường hợp Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta.

Khi chúng ta cầu nguyện cho sự cứu rỗi của con người thì thường Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện qua chúng ta bằng một thứ tiếng lạ, nhấc bỏ gánh nặng cho chúng ta và giúp chúng ta cầu nguyện. Bằng ngôn ngữ đã biết hoặc bằng ngôn ngữ mới, Đức Thánh Linh sẽ khích lệ chúng ta, và ban cho chúng ta sức mạnh để đi ra với năng lực thuộc linh, hầu có thể làm chứng và chinh phục người khác về với Đấng Christ. Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện – Thánh Linh giúp chúng ta thờ phượng. Nhằm mục đích gì? Nhằm giúp chúng ta tiến hành công việc của mình.
Thờ phượng Đức Chúa Trời
Cầu nguyện là gì? Đó là một mối thông công với Đức Chúa Trời. Quan hệ đó đôi khi nói thành lời, đôi khi không. Vì ở đây chúng ta không đề cập đến cầu nguyện chung với thờ phượng, nên có thể nói rằng cầu nguyện liên quan nhiều đến nhu cầu của con người, trong khi thờ phượng lại liên quan đến sự ngợi khen Đức Chúa Trời hơn.
Những từ như “ăn năn, cầu xin, tìm kiếm, gõ cửa, trục xuất, công bố,tin, cám ơn và khẩn nài” thường diễn tả ý cầu nguyện. Còn những từ như “ngợi khen, cảm tạ, suy gẫm, học hỏi, tôn kính, vinh quang, mừng vui” thường diễn tả sự thờ phượng. Đó là những hành động của con cái Đức Chúa Trời khi cầu nguyện và thờ phượng. Khi bạn thêm việc đọc lời Chúa vào các việc kể trên, thì bạn có đến hai cách qua đó các thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời có thể tiếp giao với Ngài.
16. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng.
a Chúng ta có thể giao tiếp với Chúa bằng cách đọc Kinh Thánh.
b Cầu nguyện có thể thành lời hoặc không thành lời
c Thờ phượng luôn luôn là sự ngợi khen Đức Chúa Trời
d Đức Chúa Trời muốn giao tiếp với con người.
Sự cầu nguyện mang chúng ta vào chính sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Cầu nguyện khiến đức tin chúng ta trở nên mạnh để công bố lời hứa của Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện sẽ mang Chúa Jesus. Đấng cầu thay cho chúng ta, về phía chúng ta, khi chúng ta đã phạm tội. Sự cầu nguyện mang đến chúng ta năng lực khi chúng ta cần giải cứu. Trên hết, sự cầu nguyện sẽ giữ cho tình yêu giữa Đức Chúa Trời và chúng ta cứ tuôn chảy khi chúng ta thờ phượng Ngài. Rồi đây chúng ta sẽ học thế nào là “cầu nguyện không thôi” nhưng ở đây nói rằng sự cầu nguyện đối với con cái Đức Chúa Trời cũng tự nhiên như thở vậy, thì cũng đủ lắm rồi.
Còn một điểm nữa trước khi kết thúc bài học này. Đó là chúng ta không phải e ngại khi đến trước mặt Chúa – Hãy nhớ rằng Ngài là “Cha của chúng ta”. Một đứa trẻ có thể sợ khách lạ nhưng nó không sợ Cha của nó. Cho nên, khi cầu nguyện, chúng ta được dạy hãy đến cách dạn dĩ – Chúng ta được dạy đi vào sự hiện diện của Ngài bằng sự ca hát, và vào hành lang Ngài bằng sự ngợi khen. Bạn hãy tự đọc lấy điều này trong Thi thiên 100. Chúng ta nên cám ơn Ngài và chúc phước Danh Ngài. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời chẳng giống như một nơi chốn đầy sự sợ hãi chút nào cả, phải không? Trái lại, nó như một gia đình hơn – giống như sự sum họp gia đình vậy. Và đó chính là điều Đức Chúa Trời muốn, vì Ngài là “Cha chúng ta” và chúng ta là con cái của Ngài.
17. Thi Tv 100:1-5 nói chúng ta nên bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời như thế nào?

Tự kiểm tra
Sau khi đã ôn bài học này, bạn hãy làm phần tự kiểm tra. Sau đó hãy kiểm soát lại câu trả lời của bạn với các câu giải đáp ở phía sau cuốn sách. Hãy coi lại mọi câu hỏi bạn trả lời sai.
CÂU HỎI NGẮN. Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn.
1. Từ ban đầu Đức Chúa Trời đã mong muốn có mối quan hệ như thế nào với con người?
2. Hãy kể ra 5 cách mà một con cái Đức Chúa Trời có thể bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
3. Trong mắt Đức Chúa Trời, tất cả nhân loại đều được chia thành hai nhóm. Đó là gì?
4 Hãy kể ra ba cách qua đó Đức Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện?
CÂU HỎI CHỌN LỰA. Chỉ có một câu đúng cho từng câu hỏi. Khoanh mẫu tự của câu đúng.
5. Khi IICo 2Cr 5:16 nói chúng ta không nên xét đoán theo tiêu chuẩn con người, nó muốn nói rằng.
a) Chúng ta nên chấp nhận tất cả mọi người làm anh em.
b) Chúng ta nên cố gắng bỏ đi mọi sự khác biệt chia phân con người.
c) Chúng ta nên chấp nhận các tín hữu làm anh em cho dầu chúng ta có khác biệt.
6. ĐÚNG – SAI. Khoanh tròn mẫu tự trước mỗi câu đúng.
a. Chỉ cầu nguyện là cứu chúng ta
b. Chúng ta cầu nguyện bởi vì chúng ta được cứu
c. Chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời khi đang đi
d. Chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bằng sự ca hát.
7. Viết từ “C” trước những chữ nào diễn tả sự cầu nguyện đúng nhất và chữ “T” trước những chữ diễn tả đúng nhất sự thờ phượng.
… a Xin
… b Vinh hiển
… c Ngợi khen
… d Khẩn nài
… e Tôn kính
… f Ăn năn
… g Tìm kiếm
… h Cám ơn
… i Tôn cao
… j Công bố
Phần giải đáp
9. a) Ngưng tin vào Chúa Jesus Christ.
1. Con người bất tuân Đức Chúa Trời
10. a. Sai
b. Đúng
c. Sai
d. Sai
2. Để dâng của lễ chuộc tội
11. Những kẻ là con cái Đức Chúa Trời
Những kẻ không phải con cái Đức Chúa Trời
3. Jesus Christ
12 a. Đúng
b. Đúng
c. Sai
d. Sai
4. c) Tin vào Con hằng sống của Đức Chúa Trời và xưng nhận
Ngài làm Cứu Chúa.
13. c) Chúng ta nên chấp nhận mọi tín đồ làm anh em cho dầu có
khác biệt.
5.Kêu cầu Chúa trong sự ăn năn và đức tin để được cứu rỗi.
14. Đó là sự kiện họ là kẻ không tin – không thuộc về gia đình của
Đức Chúa Trời
6. Quyền trở thành con cái Đức Chúa Trời
15. Khi chúng ta không biết cầu nguyện ra sao cho phải.
7. a. Sai
b. Sai
c. Đúng
d. Đúng
16.
a. Đúng
b. Đúng
c. Đúng
d. Sai
8. c) Con người tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình.
17. Bằng ca hát, ngợi khen và cảm tạ.
VƯƠNG QUỐC CHÚNG TA TÌM KIẾM
“Nước Cha được đến ”
Mat Mt 6:10
Phần lớn người nam hay nữ đều có kế hoạch cho đời sống của họ. Họ muốn trở thành bác sĩ hay luật sư – Họ muốn được giàu và nổi tiếng. Trong tâm trí, họ có một bức tranh về cuộc sống sau này khi đã đạt được mục đích của mình. Họ đều là những kẻ xây dựng vương quốc cho mình!
Có người chẳng có kế hoạch nào cho riêng mình cả, mà thích tìm ai đó mạnh mẽ đang xây dựng một vương quốc, và họ giúp người đó trong khải tượng của anh ta. Họ có được hạnh phúc từ việc tham gia một tay vào kế hoạch của người khác.
Đây là điều mà một Cơ Đốc nhân làm. Anh ta chẳng xây dựng một vương quốc nào cho riêng mình cả. Anh ta không gắng sức để được nổi tiếng nhờ một công việc lớn lao nào đó mà anh ta đã làm. Thay vào đó, anh ta tìm kiếm sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và sự hiện đến của vương quốc Ngài lời cầu nguyện của anh ta luôn luôn là, “nguyện nước Cha được đến”. Ước muốn duy nhất của anh ta là được tham dự vào sự đến của vương quốc ấy. Không những cầu nguyện cho điều ấy mà anh ta còn đi ra hoàn tất Đại mạng lệnh của Chúa Jesus nữa.
Lời cầu nguyện quan yếu mà một tín đồ nên cầu nguyện luôn luôn là, “Chúa ơi, xin cho con được xây dựng vương quốc của Ngài chứ không phải của con”. Nhiều tín đồ rất bận bịu, nhưng họ bận xây dựng vương quốc của chính họ thay vì vương quốc của Đức Chúa Trời.
Dàn bài
Bản chất của vương quốc Đức Chúa Trời
Địa điểm của vương quốc Đức Chúa Trời
Thời điểm của vương quốc Đức Chúa Trời
Sứ phát triển của vương quốc Đức Chúa Trời
Nhiệm vụ
Sự hoàn tất
Vinh hiển của vương quốc Đức Chúa Trời
Đấng Christ trong hội chúng
Đấng Christ trong hành vi thờ phượng
Các mục tiêu của bài học
Khi học xong bài này bạn sẽ có thể:
Phân biệt giữa vương quốc bề trong và vương quốc bề ngoài của Đức Chúa Trời
Đánh giá sự tham gia của bạn trong việc hoàn thành mệnh lệnh của Đấng Christ trong Mat Mt 28:19-20.
Hiểu vì sao sự thờ phượng trong hội chúng địa phương thuộc thân thể Đấng Christ phải đặt trọng tâm quanh thân vị Đấng Christ.
Sinh hoạt học tập
1.Đọc phần triển khai bài từng phần một. Viết các câu trả lời theo các câu hỏi trong bài và phần câu hỏi tự kiểm tra.
2.Cầu nguyện cho đích danh năm giáo sĩ và viết ra những lời khích lệ từng người một.
3.Viết một đoạn miêu tả “Đấng Sống” được định nghĩa trong KhKh 1:12-18
4.Ôn lại những từ mới mà bạn đã học được trong bốn bài đầu
Từ ngữ
Môn đồ
Giảng Tin Lành
Mạng lệnh trọng đại
Bản chất
Triển khai bài học
BẢN CHẤT CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 1: Giải thích vương quốc Đức Chúa Trời vừa ở hiện tại mà lại vừa trong tương lai như thế nào
Không có một vương quốc nào giống như vương quốc Đức Chúa Trời cả. Cũng không có ông vua nào giống như Đức Chúa Trời.
Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tại, tuy nhiên, nó cũng sắp xảy ra. Hiện nay vương quốc Đức Chúa Trời không thể thấy được, tuy nhiên chẳng bao lâu sẽ thấy nó. Vương quốc của Đức Chúa Trời là ở bề trong (trong lòng tín đồ), nhưng vinh quang của nó vẫn ở quanh mỗi chúng ta.
1. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng
a. Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tại
b. Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tại
c. Vương quốc Đức Chúa Trời ở trong người tín đồ
d. Vương quốc Đức Chúa Trời sẽ được nhìn thấy
Vương quốc Đức Chúa Trời trước hết là ở trên danh sách của những việc mà chúng ta nên cầu nguyện. Sự ưu tiên của nó chiếm ngang chỗ với sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Tại sao không được chứ? Vương quốc Đức Chúa Trời là sự công nghĩa cơ mà. Đó là sự công nghĩa của Đức Chúa Trời! Như vậy, những kẻ tìm kiếm nước Đức Chúa Trời tức là tìm kiếm sự công nghĩa của Đức Chúa Trời. Những kẻ tìm kiếm sự công nghĩa của Đức Chúa Trời tức là tìm kiếm chính Đức Chúa Trời. Bạn không thể tách rời Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài. Như vậy tất cả đều đi cùng với nhau … Danh CHA, Nước CHA và sự Công Nghĩa của CHA. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Kẻ nào tìm kiếm tất cả những điều này trên cả mọi thứ khác, tức là đang cầu nguyện phải lẽ đấy.
2. Giải thích vì sao Danh của Đức Chúa Trời và vương quốc Đức Chúa Trời không thể tách rời.
Địa điểm của vương quốc Đức Chúa Trời.
Vương quốc Đức Chúa Trời ở đâu? Ở thiên đàng ư? Vâng, ở thiên đàng – ở trái đất ư? Vâng, sẽ là ở đó. Trong con người ư? Đương nhiên, nhưng chỉ ở trong những kẻ tiếp nhận Đấng Christ.
Làm sao có thể được? À, như thế này này – nước trời phải ở trong một công dân trước khi anh ta trở thành một công dân tốt trong nước mình. Có nhiều gương lãnh đạo cai trị bằng bạo lực. Công dân họ vâng lời họ bởi cớ sợ họ. Nhưng những lãnh đạo như thế chẳng bao lâu sẽ mất nước của họ, bởi cớ nước của họ không nằm trong tấm lòng của dân chúng. Ngay cơ hội đầu tiên đến là các công dân nọ sẽ nổi loạn. Và họ sẽ thay người lãnh đạo cũ bằng kẻ họ tin cậy và yêu thương.
Điều này đã xảy ra luôn luôn khắp trên thế giới. Một kẻ lãnh đạo độc ác cũng sẽ nhận được sự thờ phượng và ngợi khen bề ngoài của người dân; nhưng họ chỉ nói những lời làm vui lòng kẻ lãnh đạo để người ấy không nổi giận với họ. Và ngay cả lúc đang dùng môi miệng ca ngợi người lãnh đạo ấy thì lòng họ cũng đang ghét hắn – Thật ra họ đã khước từ hắn rồi.
3. Một vương quốc thật sự phải ở trong lòng người vì.
a) Một vương quốc không thể tồn tại nếu không ở trong lòng người
b) Sự vâng lời chỉ có thể xuất phát từ tấm lòng.
c) Các công dân phải sợ hãi người lãnh đạo nếu vương quốc được hùng mạnh.
Đó là lý do vì sao chúng ta nói rằng một vương quốc tồn tại và hùng mạnh thì phải ở trong lòng một người trước khi anh ta có thể là một công dân tốt. Đây là lý do vì sao vương quốc của Đức Chúa Trời là một vương quốc vĩnh cửu. Vì nó được khởi sự trong lòng các công dân ngay giây phút họ tin. Cho nên chúng ta có thể nói rằng “địa điểm” của vương quốc Đức Chúa Trời là ở trong lòng con người.
Nhưng vương quốc Đức Chúa Trời không chỉ ở trong lòng kẻ tin sẽ có ngày Đấng Christ cai trị trên một vương quốc “bề ngoài”. Đó là sẽ một vương quốc thấy được và bao gồm toàn thể thế giới cùng mọi người trong đó.
Đối với tín đồ, điểm duy nhất khác biệt về vương quốc bề ngoài của Đức Chúa Trời là; vương quốc “Không thấy được” này, đến bấy giờ sẽ là vương quốc “thấy được”. Những sự tốt đẹp của vương quốc sẽ chẳng thay đổi. Sự công nghĩa, bình an, và niềm vui do Đức Thánh Linh ban cho, đối với tín đồ, sẽ vẫn như cũ. Anh ta đã là một công dân của nước Đức Chúa Trời kể từ ngày anh ta được sinh ra về mặt thuộc linh rồi.
4. Vương quốc của Đức Chúa Trời là … , … , và … … , được Đức Thánh Linh ban cho.
Thật là một ngày tuyệt vời làm sao khi vương quốc mà chúng ta có thể thấy được lại đến! Và hạnh phúc thay cho những kẻ biết bản chất thật sự của vương quốc Đức Chúa Trời. Họ đã biết và thực hành một đời sống công nghĩa, bình an và vui mừng mà Đức Thánh Linh đã ban!
Vâng, nhiều người sẽ vui mừng vào ngày ấy. Nhưng còn về những kẻ không biết Đấng Cứu Thế thì sao? Và về các quốc gia chưa từng được nghe thì sao? Sẽ không có niềm vui cho họ trừ phi chúng ta đi ra và nói cho họ biết rằng Chúa Jesus đã cứu họ.
Và như thế thì chúng ta cũng nên bận rộn biết bao! Chúng ta nên cầu nguyện biết bao! Chúng ta cũng nên làm việc dường bao, cho đến khi cả thế giới biết rằng có một vương quốc khởi sự trong tấm lòng con người. Một vương quốc sẽ được mọi người trông thấy khi Chúa Jesus đến.
Điều ấy có nghĩa là chúng ta nên cầu nguyện cho tất cả mọi người đều tiếp nhận Đấng Christ. Chúng ta nên cầu nguyện rằng vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ trải đến tấm lòng của tất cả mọi người trên thế giới. Cùng lúc, chúng ta phải được chuẩn bị để đi bất cứ nơi nào Đức Chúa Trời bảo chúng ta đi, để chia xẻ Tin Lành của Chúa Jesus. Không ai có thể cầu nguyện cách phải lẽ nếu trong mình không có một sự than khóc sâu sắc để được thấy sự cứu rỗi cho những kẻ hư mất.
5. Những kẻ cầu nguyện “Nước Cha được đến” phải được chuẩn bị để làm gì?
Một khi “Đại mạng lệnh chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng ta, thì chúng ta không thể nào cầu nguyện cách phải lẽ được. Chúng ta không bao giờ được để cho công việc, bạn bè, hay sự quan tâm đời này xen vào công tác này của chúng ta. Những kẻ cầu nguyện “Nước Cha được đến” phải sẵn sàng đi vào thế gian mang Phúc Âm đến cho mọi loài thọ tạo. Nước Đức Chúa Trời không thể đến với những kẻ chưa bao giờ nghe, vì đức tin đến bởi việc người ta nghe.
Thời điểm của vương quốc Đức Chúa Trời
Vương quốc Đức Chúa Trời là ở hiện tại. Nó không có biên giới. Nó không có những hàng rào thuế quan hoặc các trạm di dân. Nó không có cờ quốc gia. Nó là một vương quốc trong tấm lòng của các tín đồ. Đức Chúa Trời ngồi trên ngôi lòng của tín đồ và khởi từ đó mà cai trị vương quốc của Ngài! “Nước Đức Chúa Trời ở trong lòng các ngươi” (LuLc 17:21); “Chúa Jesus nói, ‘Nước ta không thuộc về hạ giới’” (GiGa 18:36). Nói cách khác, nước Đức Chúa Trời không giống bất kỳ nước nào trên thế gian – Nước Ngài là một vương quốc thuộc linh. “Nước Đức Chúa Trời không đến cách rõ ràng” (LuLc 17:20). Dĩ nhiên là không rồi! Một khi nó ở trong lòng người, ta không thể thấy nó được ngoại trừ thấy qua đời sống và hành động của các công dân của nó! Và đó là điều mà câu Kinh Thánh kế tiếp đây nói, “Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy” (RoRm 14:17).
6. Chọn những mẫu tự câu ở bên trái cho thích hợp với địa chỉ bên phải.
… a. “Nước Đức Chúa Trời ở trong
lòng các ngươi”
… b. “Nước ta không thuộc về hạ giới”
… c. “Nước Đức Chúa Trời không đến
cách rõ ràng”
1) GiGa 18:36
2) LuLc 17:20
3) 17:21
Khi nước Đức Chúa Trời ở thì hiện tại, chứng cớ của nó hiện nay sẽ thấy được – nếu bây giờ chúng ta đặt nước Đức Chúa Trời trước mọi thứ khác, ta sẽ thấy nó ở trong nhà chúng ta, ở công việc, và ở giữa bạn bè. Chúng ta sẽ không là vua trong những chốn này. Đức Chúa Trời sẽ là Vua! Phần lớn các nan đề con người gặp phải trong nhà, nơi làm việc và với bạn bè, đều phát xuất từ việc họ tìm kiếm ý riêng của mình thay vì làm Đức Chúa Trời vui lòng. Khi chúng ta đặt vương quốc của Đức Chúa Trời trước mọi thứ khác trong cuộc sống chúng ta, thì hầu hết nan đề của chúng ta đều được giải quyết! Nhà chúng ta trở nên chốn hạnh phúc. Chúng ta trở nên thỏa mãn với công việc của mình. Bạn bè chúng ta thấy dễ sống với chúng ta vì chúng ta không ích kỷ. Hèn chi Chúa Jesus nói rằng chúng ta sẽ được cho thêm tất cả những điều khác nữa nếu chúng ta đặt nước Ngài lên trước mọi thứ khác (Mat Mt 6:33).
7. Hãy kể ra ba nơi người ta có thể thấy được chứng cớ nước Đức Chúa Trời trong chúng ta.
Nước Đức Chúa Trời cũng đang tới. Nó ở thì hiện tại, nhưng nó cũng “sẽ tới” chúng ta cầu nguyện “Xin nước Cha được đến”. Chúng ta rên riết thở than cho đến ngày mà điều sẽ chết sẽ biến đổi thành cái bất tử (ICo1Cr 15:53) Một trong những niềm vui lớn của sự thờ phượng là ca hát và nói về điều sẽ xảy ra khi Chúa Jesus đến. Đoạn Kinh Thánh tuyệt vời trong ITe1Tx 4:13-18 đã nói về sự tái lâm của Chúa Jesus. Nó chấm dứt với những lời sau, “Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau” Thờ phượng là chia xẻ hy vọng về những điều sắp đến. Đó là nói với Đức Chúa Trời về vương quốc ở trong chúng ta, và để Ngài bày tỏ cho chúng ta một số niềm vui về nước trời mà chúng ta chưa nhìn thấy.
8. 4:13-18 nói cho chúng ta biết rằng,
a) Chỉ có những người còn sống khi Đấng Christ trở lại mới vô thiên đàng.
b) Kẻ chết trong Christ sẽ sống lại trước.
c) Các thiên thần sẽ từ thiên đàng xuống và mang các tín đồ về với họ.
d) Những người đang sống vào ngày Chúa đến sẽ đi vô thiên đàng.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục đích 2: Liệt kê ra bốn điều mà một tín đồ nên làm để thấy rằng Đại mạng lệnh đang được họ tiến hành .
Thật tuyệt vời được vui hưởng sự thờ phượng và cầu nguyện. Nhưng chúng ta phải vui hưởng trong sự hiểu biết trọn vẹn về kế hoạch của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ nói nhiều về điều này trong bài kế – Nhưng trong bài này cũng cần nói một ít về nó vì có liên hệ đến sự phát triển của vương quốc Đức Chúa Trời.
Chúa Jesus nói rằng Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh của Đấng Christ là con người – những người tin Chúa Jesus. Bất kỳ chỗ nào có tín đồ, chỗ ấy bạn tìm thấy Hội Thánh Đấng Christ. Các thành viên của Hội Thánh là công dân của nước Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi Đấng Christ xây dựng Hội Thánh thì Ngài cũng đang xây dựng nước của Ngài. Đây là kế hoạch lớn và là công việc của Đức Chúa Trời. Đây là điều chúng ta nên liên tục cầu nguyện.
Hội Thánh phát triển theo hai phương diện. Chúng ta nên cầu nguyện cho hai điều.
1. Hội Thánh được phát triển về mặt số lượng
2. Hội viên được phát triển về sự giống Đấng Christ
9. Khoanh tròn mẫu tự bên trái của mỗi câu đúng
a. Các tín đồ tạo nên Hội Thánh
b. “Hội Thánh” lớn lên về mặt số lượng giống khi các tòa nhà được xây cất
c. Nước Đức Chúa Trời được dựng nên khi các tín đồ được thêm vào “Hội Thánh”.
d. “Hội Thánh” luôn luôn y nguyên
Nhiệm vụ
Để làm công việc này, Đấng Christ đã ban cho các môn đồ một “Đại mạng lệnh”. Ngài nói, “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân Danh Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở với các ngươi luôn cho đến tận thế”. (Mat Mt 28:19-20)
10. Danh được ban ra trong mạng lệnh của Chúa Jesus ở 28:19-20 là gì?
Mạng lệnh có bốn phần
1. Đi ra
2. Môn đồ hóa
3. Làm báp tem
4. Dạy dỗ
Đây là một công việc giữ sự cầu nguyện của chúng ta được tiếp tục cho đến khi Chúa Jesus đến! Chúng ta hãy xem từng phần một.
Đi ra
Đây không phải là một sự kêu gọi. Nó không nói, “Hãy tới” mà nói, “Hãy đi”. Đây là một mệnh lệnh. Khi cầu nguyện, đừng lo phiền về cái gọi là “sự kêu gọi”. Chúa Jesus đã kêu gọi các môn đồ đến với Ngài và sai họ đi. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là nhằm đến sự cứu rỗi. Chúng ta được kêu gọi để thuộc về Chúa Jesus. Đó chính là câu “Hãy tới” trong Phúc Âm. Nhưng mạng lệnh thì lại khác. Chúa Jesus đang nói với những kẻ đã nghe sự kêu gọi của Ngài và đến với Ngài. Ngài nói với những kẻ này rằng, “Hãy đi!” “Hãy đi đến mọi người ở khắp các nơi. Hãy đi và làm họ trở thành môn đồ của ta. Hãy đi và làm báp tem cho họ. Hãy đi và dạy dỗ họ” Chúng ta không cần phải chờ một giọng nói từ thiên đàng. Giọng đó đã nói rồi. Đó là giọng của Chúa Jesus nói, “Hãy đi!”.
11. Giải thích sự kêu gọi của Đức Chúa Trời liên quan đến “Đại mạng lệnh”
Môn đồ hóa
Đây là mệnh lệnh rao giảng Tin Lành. Làm cho người ta tin rằng Chúa Jesus là Cứu Chúa và là Chúa, chính là điều Ngài sai chúng ta làm. Chúng ta được lệnh nhiều kẻ về với đạo ở mọi quốc gia. Người ta không phải tin Chúa Jesus vì chúng ta biết cách lý luận. Người ta không phải tin Chúa Jesus vì chúng ta có một nền giáo dục tốt. Nhưng đó chỉ là vì khi Đức Thánh Linh dùng những lời chúng ta nói ra thì họ cảm biết sự phạm tội của mình. Đó là vì khi tình yêu của Chúa Jesus chạm vào lòng họ, thì họ sẽ ăn năn và tin. Có nghĩa là chúng ta phải cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời đặt những lời đúng đắn vào môi miệng chúng ta.
12. Mệnh lệnh môn đồ hóa có nghĩa là gì?
Làm báptem cho họ.
Đây là mệnh lệnh mang những kẻ tin đến chỗ cam kết cách công khai theo Chúa. Tin trong lòng thôi chưa đủ, mà chúng ta phải xưng ra bằng môi miệng và được báp tem trong nước. Mệnh lệnh phải chịu báp tem rất rõ ràng – Đó là một lời chứng công khai và là một bức tranh về điều đã xảy ra bên trong chúng ta. Khi chúng ta tin, chúng ta đã chết đối với tội lỗi. Đây chính là tiếng nói của đều bị dìm trong nước nói với những kẻ đang ngắm xem. Khi chúng ta tin, chúng ta trở thành người mới – con cái của Đức Chúa Trời! Đây chính là tiếng nói của điều đã ra khỏi nước nói với những kẻ đang ngắm xem. Mọi kẻ tin đều nên được báp tem trong nước. Đó là một mệnh lệnh.
13. Phép báp tem bằng nước nói lên điều gì?
Dạy dỗ họ

Đây là một công việc tuyệt diệu làm sao. Nó đòi hỏi biết bao la cầu nguyện và học hỏi để dạy cho được những kẻ mới tin trở nên giống Chúa Jesus. Chúng ta cần phải dạy họ điều gì? Dạy rằng họ không chỉ là một thành viên trong Hội Thánh. Dạy rằng họ không chỉ biết có luật lệ Hội Thánh – Dạy họ không phải chỉ biết đọc bài cầu nguyện chung và qua được kỳ sát hạch dành cho tân tín hữu. Cũng không phải chỉ biết cách hát và cầu nguyện. Nhưng phải là giống như Chúa Jesus. Những tân tín hữu (và cựu tín đồ nữa) phải được dạy về tình yêu của Đức Chúa Trời, dạy về cách sống của Ngài, và lời Ngài.
14. Các tân tín hữu cần được dạy những gì?
Sự hoàn tất
Kế hoạch lớn của Đức Chúa Trời chưa được hoàn tất – Mỗi một chúng ta đều được giao cho công tác. Mỗi một chúng ta có thể làm thành phần việc của mình trong kế hoạch đó.
Chúa Jesus đã làm xong phần của Ngài. Ngài đã trở thành một con người – Ngài đã chữa lành kẻ đau – Ngài đã dạy người ta các lẽ thật về vương quốc Đức Chúa Trời. Rồi Ngài làm công việc mà vì nó Ngài đã đến! Ngài chết; và bằng cái chết, Ngài cất đi tội lỗi của thế gian. Khi bị treo trên cây thập tự, Ngài kêu lên, “Mọi việc đã được trọn!” công việc của Ngài đã hoàn tất.
Chúa Jesus đã giao công việc cho các môn đồ làm. Ngài nói, “Hãy đi, giảng đạo, làm báp tem, và dạy dỗ”. Họ đã vâng lệnh, và Phúc Âm đã lan ra từ quốc gia này đến quốc gia khác. Và các môn đồ này, từng người một đã chết, nhưng mỗi người trong họ có thể nói rằng họ đã hoàn tất phần mình trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.
Ngày nay, mệnh lệnh này vẫn còn ở với chúng ta. Mỗi chúng ta đều có công tác từ Chúa. Mỗi chúng ta nên cầu nguyện để biết chính xác phần của mình trong kế hoạch là gì. Rồi khi chúng ta đã hoàn toàn vâng lời và khi cuộc sống của chúng ta đã tận chung, chúng ta sẽ có thể nói, “Mọi sự được trọn. Tôi đã hoàn tất công tác của mình!”
15. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng.
a. Chúng ta không cần cầu nguyện vì Chúa Jesus nói, “Mọi sự đã được trọn”.
b. Các môn đồ đã vâng theo “Đại mạng lệnh”
c. Chúa Jesus đã giao công tác cho mỗi người chúng ta
d. Chúa Jesus đã hoàn tất phần công tác của Ngài.
Phao-lô nói, “Hiện nay mão triều thiên của sự công bình đã dành cho ta” (IITi 2Tm 4:8). Vì sứ đồ này đã cầu nguyện cách thiết tha xin được biết Đấng Christ và giống như Ngài. “Cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài” (Phi Pl 3:10). Thật là một mục đích lạ lùng, một mục tiêu kỳ diệu biết bao!
Đây cũng nên là mục tiêu của chúng ta nữa. Đây cũng nên là lời cầu nguyện hàng ngày của chúng ta! Đây cũng nên là một mục đích khi chúng ta thờ phượng trong các buổi nhóm hay nơi chốn riêng tư. Đức Chúa Trời muốn hoàn tất công việc của Ngài trong chúng ta, Ngài chỉ có thể làm điều này nếu chúng ta sẵn lòng. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta đợi cho đến khi vào thiên đàng mới giống Chúa Jesus. Ngài muốn thay đổi chúng ta ngay bây giờ – và Ngài sẽ làm nếu chúng ta trung tín trong việc thờ phượng và cầu nguyện.
16. Trước khi chúng ta có thể hoàn tất phần mình trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, thì điều gì là cần thiết?
Có nhiều điều chúng ta nên cầu nguyện khi nghĩ về thời điểm tái lâm của Đấng Christ và về sự tận chung của thế giới.
1.Chúng ta nên cầu nguyện với chủ mùa gặt để Ngài sai con gặt đến gặt mùa của Ngài (Mat Mt 9:38).
2.Chúng ta nên cầu nguyện cho Tin Lành về nước Đức Chúa Trời được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến (24:14).
3.Chúng ta nên cầu nguyện, “Phải, lạy Chúa Jesus, xin hãy đến!” (KhKh 22:20) để trả lời cho lời Chúa Jesus, “Thật vậy, ta đến mau chóng”
17. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng
a. Chúa Jesus sẽ trở lại trước khi Tin Lành được giảng khắp đất.
b. Là một tín đồ, chúng ta nên sợ sự tái lâm của Chúa Jesus.
c. Cần các con gặt để gặt trong vụ mùa.
d. Chúa Jesus sẽ trở lại.
VINH HIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 3: So sánh sự hiện diện của Đấng Christ trong các hội chúng địa phương ngày nay với trong KhKh 1:9-20
Đấng Christ trong hội chúng của những kẻ tin.
Chúng ta biết rằng khi Đấng Christ đến thì chúng ta sẽ thấy Ngài trong vinh hiển của Ngài. Hiện nay vinh hiển của Đấng Christ hiện diện trong mỗi lần các tín đồ nhóm lại, và chúng ta có thể thấy sự vinh hiển của Ngài qua sự thờ phượng.
Đức Chúa Trời đã ban cho Giăng một khải tượng về Đấng Christ trong các Hội Thánh – chúng ta đọc được điều ấy trong 1:9-20 – Chúa Jesus được vẽ ra là một “Đấng Sống” đứng giữa các chơn đèn. Các chơn đèn là bảy Hội Thánh ở Châu Á.
Điều ấy cũng đúng cho điều Chúa Jesus đã nói trong Mat Mt 18:20. Ngài nói, “Nơi nào có đôi ba người nhóm lại nhơn Danh Ta mà cầu xin thì ta sẽ ở với họ”. Nếu chúng ta muốn thấy vinh hiển của Đấng Christ, chúng ta phải nhóm lại trong Danh Ngài – Ngài sẽ có mặt ở đó!
18. Chúa Jesus được vẽ ra trong KhKh 1:9-20 ra sao?
HeDt 10:25 nói, “Chớ bỏ thói quen nhóm lại”. Có điều gì đó xảy ra khi các tín đồ nhóm lại. Chúa Jesus đến! những người không đi nhà thờ đã lỡ mất cơ hội có mặt khi Chúa Jesus đến thăm – Ngài đến bất cứ nơi nào các tín hữu nhóm lại trong Danh của Ngài. Ngài đi giữa các chơn đèn. Các chơn đèn là các Hội Thánh, là sự nhóm lại của các tín đồ. Hãy nghĩ mà xem! Cho dù họ nhóm lại trong nhóm lớn hay nhỏ, nhưng nếu nhóm nhau trong Danh Chúa Jesus thì Ngài vẫn có ở đấy! Thật là một lý do để thờ phượng và ngợi khen kỳ lạ làm sao! Thật là một lý do để ca hát và vui mừng tuyệt vời làm sao! Chúa Jesus ủng hộ việc các tín đồ nhóm lại với nhau. Ngài viếng thăm họ!
19. Điều gì xảy ra khi các tín đồ nhóm lại?
Đây là những điều chúng ta nên biết về các cuộc thăm viếng của Chúa Jesus khi chúng ta nhóm lại. Ngài đã nói ba điều với từng Hội Thánh ở Châu Á:
1. Ngài nói, “Ta là”
2. Ngài nói, “Ta biết”
3. Ngài nói, “Ta sẽ”
Ngài, Đấng đi giữa các chơn đèn, hiện diện khắp mọi nơi (toàn tại). Ngài biết tất cả mọi việc (toàn tri), và Ngài có
quyền năng để làm điều Ngài muốn (toàn năng).
Đấng Christ trong hành vi thờ phượng.
Đấng Christ có mặt khi chúng ta hát. Khi giọng hát của chúng ta cùng cất lên với bài hát, chúng ta có thể cảm thấy Thánh Linh của Ngài vận hành giữa chúng ta. “Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn” (ICo1Cr 14:15). Chúng ta thường đến nhà của Đức Chúa Trời với một tâm trí đầy những ý nghĩ: ý nghĩ về gia đình, bạn bè, nhà cửa. Khi chúng ta hát thì tâm trí chúng ta chuyển từ sự quan tâm thuộc về đất đến những suy nghĩ về thiên đàng và “Những chuyện ở trên cao”, và chúng ta nhận được sức mạnh để đối phó trở lại với các công tác của cuộc sống.
Đấng Christ có mặt khi chúng ta cầu nguyện. “Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng tôi cũng cầu nguyện theo trí khôn” (14:15) khi chúng ta bước vào phòng, quên hết mọi chuyện quanh chúng ta, để nói chuyện với Chúa Jesus, thì chúng ta có thể cảm thấy Ngài ở bên chúng ta. Chúng ta nghe những người quanh mình cầu nguyện, lòng chúng ta ngập đầy sự ngợi khen. Chúng ta biết Đấng Christ đang đi lại giữa vòng dân sự của Ngài!
Đấng Christ có mặt khi lời Đức Chúa Trời được rao giảng, chúng ta có thể nghe Ngài nói chuyện với chúng ta. Chúng ta nhìn thấy diễn giả, nhưng chúng ta đang nghe giọng nói của Chúa Jesus “Ai có tai hãy nghe điều Thánh Linh nói với Hội Thánh” (KhKh 2:7) Chúng ta nên cầu nguyện cho diễn giả của chúng ta – Họ là những kẻ giúp việc cho lời Đức Chúa Trời. Chúng ta nên cầu nguyện cho họ vì Đức Thánh Linh muốn nói với chúng ta qua tâm trí và môi miệng của họ!
20. ICo1Cr 14:15 bảo chúng ta làm gì?
Tự Kiểm Tra
TRẢ LỜI NGẮN – Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn
1. Nước của Đức Chúa Trời có hai hình thức nào?
2. Kể ra ba nơi người ta có thể thấy được chứng cớ của nước Đức Chúa Trời trong chúng ta.

3. Lẽ thật quan trọng mà Mat Mt 18:20 dạy chúng ta về sự nhóm lại trong Danh Chúa Jesus là gì?

4. Hội Thánh phát triển theo hai phương diện nào?

5. Kể ra bốn mệnh lệnh trong “Đại mạng lệnh”

6. ITe1Tx 4:18 bảo chúng ta làm gì, liên quan đến việc hiểu biết sự trở lại của Đấng Christ?

7. Mat Mt 9:38 bảo chúng ta nên cầu nguyện cho điều gì?

8. 24:14 truyền chúng ta nên cầu nguyện cho điều gì?

9. Ngày nay làm sao chúng ta có thể thấy vinh hiển của Đấng Christ?

Phần giải đáp
11. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bảo, “Hãy tới”. Mệnh lệnh của Đức Chúa Trời nói, “Hãy đi”. Việc “hãy tới” là tới với Chúa Jesus. Việc “Hãy đi” là mang sứ điệp đến cho kẻ chưa nghe.
1.
a. Đúng
b. Đúng
c. Đúng
d. Đúng
12. Giảng Tin Lành – nói cho mọi người biết rằng Chúa Jesus là Cứu Chúa.
2. Vương quốc của Đức Chúa Trời là sự công nghĩa; và sự công nghĩa thuộc về Đức Chúa Trời
13. Sự chết của chúng ta đối với tội lỗi, và chúng ta là những con
người mới, là con của Đức Chúa Trời.
3. a) Một nước không thể tồn tại lâu trừ phi nó ở trong lòng người.
14. Tình yêu của Đấng Christ, cách sống của Ngài và lời Ngài.
4.Sự công nghĩa, bình an, vui mừng (không theo thứ tự)
15.
a. Sai
b. Đúng
c. Đúng
d. Đúng
5. Để đi khắp mọi nơi truyền bá Phúc Âm nếu Đức Chúa Trời
bảo họ rằng họ chính là những người phải làm điều ấy.
16. Chúng ta phải biết Đấng Christ và giống như Ngài.
6.
a 3) LuLc 17:21
b 1) GiGa 18:36
c 2) LuLc 17:20
17. a. Sai
b. Sai
c. Đúng
d. Đúng
7. Ở trong nhà, nơi làm việc, giữa bạn bè
18. Như là một “Đấng Sống”
8. b) Người chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết.
19. Đấng Christ đến
9. a Đúng
b Sai
c Đúng
d Sai
20. Hát theo tâm thần
Cầu nguyện theo tâm thần
Hát bằng trí khôn
Cầu nguyện bằng trí khôn
10. “Đại mạng lệnh”
MỘT KẾ HOẠCH CHO CHÚNG TA THEO.
“Ý Cha được nên, ở đất cũng như trời ”
Mat Mt 6:10
Nếu muốn ý Đức Chúa Trời được nên ở dưới đất này, nó phải được bắt đầu trong tấm lòng của bạn trước – Bạn có sẵn sàng tình nguyện làm theo ý Đức Chúa Trời không?
Có lẽ bạn sẽ nói, “Hãy cho tôi biết ý của Đức Chúa Trời đi, rồi tôi mới nói được là có muốn làm theo hay không”. Đấy là một yêu cầu hợp lý, và lời Đức Chúa Trời có trả lời chuyện này.
Ý của Đức Chúa Trời là bạn tin Chúa Jesus là Con của Ngài và là Cứu Chúa của bạn – Bạn nói, “Ô! Thế thì dễ quá. Tôi tin chứ – Nhưng ý Đức Chúa Trời chỉ có thế thôi sao?”
Không, không phải chỉ có thế đâu – Bây giờ tới phần khó đây – Đức Chúa Trời muốn mọi kẻ tin trở nên giống Chúa Jesus. Bạn nói, “Giống Chúa Jesus! Ai mà giống Chúa Jesus được?” Nhưng bạn giống được! Đó là ý Đức Chúa Trời cho bạn Đức Thánh Linh sẽ giúp làm cho điều ấy xảy ra.
Điều ấy như thế nào? À, mọi thứ xảy đến với bạn đều là “Tốt” nếu nó làm bạn giống Chúa Jesus. Điều đó có nghĩa là buồn lo cũng tốt cho bạn nữa. Làm thế nào được? Bạn sẽ phải cầu nguyện nhiều để biết tại sao Đức Chúa Trời để những điều ấy xảy đến với bạn, phải không nào?
Dàn bài
Cầu nguyện cho ý Đức Chúa Trời
Cầu nguyện cho kế hoạch của Ngài
Cầu nguyện bằng Thánh Linh
Kết ước cho ý Đức Chúa Trời
Kết ước có giới hạn
Kết ước hoàn toàn
Đức tin và ý muốn của Đức Chúa Trời.
Vài nghi vấn về sự cầu nguyện
Vài lời cầu nguyện không có trả lời
Những điều người ta thường cầu nguyện
Các mục tiêu của bài học
Khi học xong bài này, bạn có thể:
Phát triển sự hiểu biết về kế hoạch của Đức Chúa Trời trong đời sống của bạn và về chức vụ của Thánh Linh trong việc hoàn thành kế hoạch này.
Hiểu sự khác biệt giữa kết ước “có giới hạn” và kết ước “hoàn toàn”.
Chỉ ra được sự kết ước “có giới hạn” và “toàn bộ” ảnh hưởng thế nào đến sự thờ phượng và hầu việc Chúa của chúng ta.
Trở nên hiệu quả hơn trong lời cầu nguyện của bạn.
Sinh hoạt học tập
1.Đọc các mục tiêu bài học và bảng liệt kê từ chìa khóa.
2.Đọc SaSt 11:1-9 và Cong Cv 2:1 để tìm và so sánh các loại hiệp một khác nhau trong sự cầu nguyện và trong mục đích.
3.Viết một đoạn giải thích việc không thể cầu nguyện trái lẽ như thế nào, tham khảo Gia Gc 4:3 Mat Mt 20:20-24.
4.Đọc phần phát triển vài từng đoạn một, trả lời tất cả câu hỏi nghiên cứu và phần câu hỏi tự kiểm tra.
Từ ngữ
Theo như
Sự kết ước
Điều kiện
Đấng an ủi
Thuận phục
Triển khai bài học
CẦU NGUYỆN CHO Ý CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 1: Nêu lên hai phần của kế hoạch Đức Chúa Trời.
Mục tiêu 2: Giải thích sự cầu nguyện sẽ giúp bạn làm phần của mình trong kế hoạch của Đức Chúa Trời như thế nào.
Chúng ta có phải cầu nguyện về mọi thứ không? Đức Chúa Trời có ý chỉ cho từng điều một tôi làm mỗi ngày không? Ngài có ý chỉ cho đôi giày nào tôi nên mang không? Tôi nên đi con đường nào khi đi làm? Hoặc tôi nên ăn trưa thức ăn gì? Đức Chúa Trời có bận tâm về những việc nhỏ như vậy không?
Đức Chúa Trời biết từng việc nhỏ chúng ta làm. Tuy nhiên, Ngài đã cho chúng ta một tâm trí tốt đẹp để quyết định – không cần thiết phải cầu nguyện về những thứ không cản trở mà cũng không giúp ích cho kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đây là những quyết định của chúng ta. Chúng ta nên hỏi, “Điều này có ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời không? Nó có làm bước đi với Chúa của tôi được vững mạnh không?” Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời đã cho chúng ta một bộ óc – Ngài muốn chúng ta sử dụng nó?
1. Tại sao không cần thiết phải cầu nguyện về một số điều?

Tuy nhiên, có vài việc “nhỏ” chẳng nhỏ chút nào bởi vì nó thật sự ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nếu tôi nói, “Hôm nay tôi cảm thấy không thích cầu nguyện”, thì đó không phải là việc nhỏ. Không cầu nguyện, nghĩa là tôi làm cho bước đi với Chúa bị yếu đi và không thể tăng trưởng về mặt thuộc linh được. Nhưng nếu tôi nói, “Hôm nay tôi cảm thấy không thích ăn cá”, thì đó là một việc nhỏ, và không cần cầu nguyện về việc đó. Ăn cá hay không đều chẳng ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời.
2. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái mỗi câu đúng
a. Chúng ta nên cầu nguyện về mọi thứ mình làm
b. Đức Chúa Trời biết mọi điều chúng ta làm
c. Những việc ảnh hưởng đến kế hoạch của Đức Chúa Trời thì không phải là việc nhỏ
d. Đức Chúa Trời không quan tâm đến những việc nhỏ chúng ta làm
Tuy nhiên, đôi khi Đức Chúa Trời cứu cuộc đời của chúng ta qua những cảm giác bên trong chúng ta, cảnh cáo chúng ta đừng đi đến nơi nào hoặc đừng làm điều gì. “Cảm giác” này thật sự là tiếng nói của Thánh Linh trong chúng ta. Chúng ta cần chú ý đến những cảnh cáo bên trong này. Chúng ta cần biết phải lắng nghe Thánh Linh ra sao! Bạn thấy đấy, mặc dù Đức Chúa Trời cho các thiên sứ canh gác mỗi một chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cần lắng nghe. Thường khi chúng ta nhận thấy rằng mình sẽ bị tổn thương nếu không nghe theo Thánh Linh – Thiên sứ của Đức Chúa Trời bảo vệ những kẻ biết lắng nghe.
Như vậy, trong những việc không ảnh hưởng đến vương quốc Đức Chúa Trời, chúng ta có thể tự mình quyết định. Nhưng chúng ta nên luôn luôn lắng nghe giọng nói của Thánh Linh để không quyết định sai trật.
3. Đức Chúa Trời đôi khi cảnh cáo chúng ta về sự nguy hiểm như thế nào?

Cầu nguyện cho kế hoạch của Ngài.
Chúng tôi muốn nói lại ở đây điều chúng tôi đang nói xuyên suốt cuốn sách này. Đức Chúa Trời có một kế hoạch và mỗi tín đồ nên tìm kiếm trong tinh thần cầu nguyện để theo đuổi nó. Trước khi chúng ta cầu nguyện cho bất cứ điều gì thì chúng ta nên nghĩ đến kế hoạch của Đức Chúa Trời và tự hỏi mình, “Ngày nay tôi có đang làm điều mà Đức Chúa Trời muốn tôi làm hay không? Công việc của tôi có dự phần vào kế hoạch của Ngài không?”
Kế hoạch của Đức Chúa Trời không chỉ dành cho các người giảng đạo – Nó dành cho tất cả mọi người. Đối với một nhân viên bán vải mà biết rằng mình đang đi theo kế hoạch của Đức Chúa Trời thì cũng quan trọng như một Mục sư giảng Phúc Âm biết rằng mình đang đi theo ý chỉ của Đức Chúa Trời vậy.
4. Khoanh tròn mẫu tự bên trái câu đúng.
a. Đức Chúa Trời có một kế hoạch và mỗi tín đồ nên tìm kiếm để làm theo.
b. Kế hoạch của Đức Chúa Trời chỉ dành cho những người truyền đạo
c. Một nông dân cũng nên biết kế hoạch của Đức Chúa Trời cho đời sống anh ta
d. Chúng ta nên cầu nguyện trước khi chấp nhận một công việc.
Vì vậy, khi người ta đem đến cho bạn một việc làm, hẳn sẽ tốt lắm nếu bạn cầu nguyện về công việc này trước khi chấp nhận nó. Nhưng quyết định của bạn nên dựa trên nền tảng xem thử công việc ấy có giúp bạn thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời không – chứ không phải dựa trên số tiền người ta trả cho bạn. Có người nhận công việc ở một nơi không có Hội Thánh chỉ vì lương bổng tốt hơn. Và bây giờ, nếu bạn bắt đầu nhóm ở một Hội Thánh mới gần chỗ làm mới của bạn, tất nhiên là bạn đang ở trong ý chỉ của Đức Chúa Trời rồi. Nhưng nếu bạn nhận công việc rồi ngưng không đi cầu nguyện trong nhà Đức Chúa Trời nữa, tức thì bạn đang làm sai. Thà nhận ít lương mà ở trong ý của Đức Chúa Trời thì tốt hơn.
Ý của Đức Chúa Trời là gì? Chúng ta hãy phát biểu lại, ý của Đức Chúa Trời là:
1. Mọi người đều tin Chúa
2. Mọi tín đồ đều trở nên giống Chúa Jesus
Chúa Jesus đã ban cho chúng ta một Đại mạng lệnh. Hãy nhớ đến Mat Mt 28:19-20 mà chúng ta đã nói đến trong bài 5 Chúa Jesus đã nói với chúng ta về ý của Ngài cho những kẻ chưa nghe Tin Lành.
5. Bốn điều Chúa Jesus bảo phải làm trong 28:19-20 là gì?

Đây là mệnh lệnh của Chúa Jesus, và là ý của Đức Chúa Trời – Tất cả mọi lời cầu nguyện khác đều “nhỏ bé” so với những lời cầu nguyện cho kế hoạch của Đức Chúa Trời – Nhưng để thực hiện kế hoạch của Đức Chúa Trời, chúng ta cần tất cả mọi hạng người. Chúng ta sẽ cần đến:
Những người biết cầu nguyện
Những người biết giảng đạo
Những người có khả năng làm việc và ban cho
Những người biết dạy dỗ
Những người có thể làm chứng cho kẻ lân cận
Những người có thể làm chứng cho những người ở các nước khác
Những người có thể xây dựng và làm việc với bàn tay của họ
Những người có thể an ủi những kẻ sầu não.
Ô! Có biết bao loại người cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch của Đức Chúa Trời – Mỗi chúng ta nên cầu nguyện để biết Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm gì. Chúng ta cũng nên cầu nguyện để người khác cũng sẽ dâng mình làm việc theo kế hoạch của Đức Chúa Trời.
6. Hãy kể ra bảy hạng người cần thiết để giúp đỡ trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Cầu nguyện bằng tâm thần
Làm sao chúng ta biết phải cầu nguyện thế nào? Làm sao có thể cầu nguyện cho người ta được cứu và cho các tín đồ được giống Chúa Jesus, trong khi chính gia đình chúng ta đang có những nhu cầu lớn lao dường này. Chúng ta còn có con cái phải nuôi, nhà cửa phải xây, hóa đơn phải thanh toán, quần áo phải mua, kiến thức phải đạt, và còn những kế hoạch của chính chúng ta nữa. Có thể nào quan tâm đến kế hoạch của Đức Chúa Trời hơn những điều này được không?
Câu trả lời là, “Được chứ, nhưng bạn phải cần được giúp đỡ” Khi Chúa Jesus về trời. Ngài nói sẽ gởi Thánh Linh đến – Một trong những danh hiệu của Thánh Linh là “Đấng Yên ủi”, có nghĩa là “Đấng được vời đến bên để giúp đỡ” A! Đây chính là điều chúng ta cần! Chúng ta cần có người giúp chúng ta làm điều thích đáng. Chúng ta cần có ai giúp chúng ta sắp xếp sự việc theo thứ tự. Chúng ta cần ai đó dạy chúng ta cách cầu nguyện, và đó chính là điều Thánh Linh được Chúa Jesus sai đến để làm.
7. “Đấng Yên Ủi” là một danh xưng khác của
a) Chúa Jesus Christ
b) Một con chim bồ câu trắng
c) Sứ đồ Phao-lô
d) Đức Thánh Linh
Chúng ta cần Đức Thánh Linh. Bạn biết vì sao không? Đức Thánh Linh giúp chúng ta cầu nguyện cho những điều đúng đắn. Hãy nghe Kinh Thánh nói điều gì trong RoRm 8:26-27 “Cũng một lẽ ấy, Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng”. Hãy nghĩ mà xem! Thật là một câu tuyệt diệu làm sao! Chúng ta không biết nên cầu nguyện làm sao cho xứng đáng! “Nhưng chính Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta – Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy”.
8. Tại sao chúng ta cần sự giúp đỡ của Thánh Linh khi cầu nguyện?
Ngợi khen Đức Chúa Trời! Bây giờ chúng ta cần ai đó cầu nguyện cho chúng ta “theo ý Đức Chúa Trời”. Đó chính là điều chúng ta cần! Đức Thánh Linh sẽ không cầu nguyện cho những chuyện vị kỷ – Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện cho:
1. Tất cả mọi người đều tin
2. Tất cả mọi người đều giống Chúa Jesus.
Chúng ta cần thuận phục Đức Thánh Linh và để Ngài cầu nguyện cho chúng ta và qua chúng ta – Đôi khi chúng ta cảm thấy một nhu cầu lớn lao phải cầu nguyện cho những kẻ hư mất. Rồi Đức Thánh Linh sẽ cầu nguyện qua chúng ta bằng một ngôn ngữ lạ. Ngài sẽ cầu nguyện theo ý Đức Chúa Trời. Đôi khi chúng ta biết mình đang không hành xử giống Chúa Jesus, và chúng ta cầu xin được giống Ngài. Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta vì công việc của Ngài là cầu nguyện theo ý của Đức Chúa Trời.
9. Một cách qua đó Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta là gì?
Dĩ nhiên nếu chúng ta định cầu nguyện cho những điều của chính mình, thì chúng ta không được mong chờ Đức Thánh Linh cầu nguyện cho chúng ta trừ phi nó là điều gì đó có liên quan đến kế hoạch của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta cầu nguyện cho có tiền để giúp công việc Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta. Nếu chúng ta cầu nguyện xin chiếc xe hơi để làm công việc của Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh sẽ giúp chúng ta. Nhưng nếu chúng ta đang cầu xin một cách vị kỷ, thì chúng ta sẽ phải tự cầu nguyện lấy, vì công việc của Đức Thánh Linh là cầu nguyện theo kế hoạch của Đức Chúa Trời!
KẾT ƯỚC CHO Ý CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 3: Định nghĩa kết ước “có giới hạn” và kết ước “hoàn toàn”
Không có nơi nào hạnh phúc hơn là được ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời. Ai là những người bất hạnh? Những người không bao giờ thỏa lòng là ai? Ai là những người có cuộc sống trống rỗng và vô nghĩa? Họ là những ai? Đó là những người đang không làm theo ý của Đức Chúa Trời.
Người bất hạnh nhất trên thế giới là người nghĩ rằng hạnh phúc là có tất cả mọi điều mình muốn, và được đi theo lối riêng của mình. Họ bị dối gạt làm sao! Họ là những kẻ có nhiều điều tốt nhất của thế giới này, nhưng cũng là người có ít niềm vui nhất!
Bạn thấy đấy, bạn không thể đo niềm hạnh phúc bằng tiếng cười to của một người, hoặc bằng những vật mà anh ta sở hữu. Cuộc sống không được làm nên bằng những điều chúng ta có – một cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống tìm kiếm kế hoạch và vương quốc của Đức Chúa Trời trên mọi thứ khác!
10. Nơi hạnh phúc nhất cho tín đồ là ở đâu?

Kết ước có giới hạn
Bây giờ chúng ta hãy nói về nhiều điều rất quan trọng liên quan đến việc cầu nguyện thế nào. Có người nói, “Con sẽ thực hiện ý Ngài nếu … ” và rồi họ kê ra rất nhiều điều kiện. Họ nói, “Con sẽ đi – nếu ở đó có một cái nhà để ở”. Hoặc họ nói, “Con sẽ đi – nếu họ trả tiền đủ”. Hoặc, “Con sẽ đi – nếu mẹ con có thể đi cùng con”. Hoặc “Con sẽ đi – nếu con được ở gần ngôi nhà và miếng vườn của con”.
Các anh em, chị em ơi! Đây là sự kết ước “có giới hạn”. Những người này nói, “Vâng”, và rồi thêm vào từ “Nếu”. Đại mạng lệnh của Chúa Jesus sẽ không bao giờ được thực hiện bởi những người nói “nếu”, mà được thực hiện bởi những người nói, “Thưa Chúa, con đây, xin hãy sai con” – không có điều kiện thêm vào.
11. Tại sao Đại mạng lệnh không thể dược tuân thủ bởi những người có sự kết ước “giới hạn”?

Trong Thi Tv 78:41 (bảng KJV) có một câu nói đến hai điều dường như bất khả về Đức Chúa Trời. Đó là, “Chúng quay lui và thử Đức Chúa Trời, và giới hạn Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên” họ:
1. Thử Đức Chúa Trời
2. Giới hạn Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời có thể bị thử ư? Đức Chúa Trời có thể bị giới hạn ư? Đây là một lẽ thật đặt sự sợ hãi vào lòng chúng ta, vì nó bảo rằng con người có thể thử và giới hạn Đức Chúa Trời! Làm thế nào Đức Chúa Trời toàn năng lại bị giới hạn?
À, Ngài không thể bị giới hạn trừ phi Ngài đồng ý để cho bị giới hạn. Nhưng đó là điều Đức Chúa Trời đã làm – Ngài đã tính luôn con người vào kế hoạch của Ngài. Ngài đã nói, “Ta muốn chữa lành, nhưng ta sẽ giới hạn ta vào đức tin của con người”. Hoặc “Ta muốn gọi con người đó vào chức vụ, nhưng ta sẽ giới hạn mình theo sự sẵn lòng ra đi của người đó”.
Thật là một tư tưởng lạ lùng làm sao! Có nghĩa là cho dẫu Đức Chúa Trời muốn làm điều gì đó, nhưng nó không được thực hiện trừ phi Đức Chúa Trời kiếm được một người muốn làm theo ý Ngài.
12. Đọc 78:41 (bản KJV) và nói lên hai cách dân Y-sơ-ra-ên cản trở Đức Chúa Trời.
Chúng ta có thể giới hạn Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi. Ý của Đức Chúa Trời là không muốn cho bất cứ ai bị hư mất. Tuy nhiên, nhiều người đã hư mất. Vì sao vì họ không thuận phục ý họ theo ý của Đức Chúa Trời.
Điều này cũng đúng cho bệnh tật – Ý Đức Chúa Trời là muốn chữa lành người đau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn bệnh, ngay cả lúc ý Chúa muốn chữa lành họ. Tại sao vậy? Tại vì họ không đặt đức tin chữa lành theo ý muốn của Đức Chúa Trời cho họ. Cho nên họ vẫn còn bệnh. Họ có thể được chữa lành, nhưng họ không có đức tin khiến điều ấy có thể xảy ra cho họ. Đức Chúa Trời bị giới hạn vì họ không tin.
Chúng ta không biết tại sao Đức Chúa Trời đã chọn hành động theo cách này trong kế hoạch của Ngài. Nhưng cách ấy là như thế đấy. Hãy thử nghĩ mà xem! Đức tin và ý chí con người quan trọng biết bao!
Ngài muốn tất cả mọi người đều được cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ được cứu bởi vì họ không muốn thuận phục ý mình theo ý của Đức Chúa Trời.
Ngài muốn tất cả mọi người đều giống Chúa Jesus. Nhưng không phải tất cả đều giống được Chúa Jesus. Vì sao? Vì họ không sẵn lòng hạ mình – cho nên, Đức Chúa Trời bị giới hạn, và họ vẫn không giống Chúa Jesus.
13. Khoanh tròn mẫu tự bên trái mỗi câu đúng
a. Chính ý muốn của Đức Chúa Trời là chữa lành người đau.
b. Chúng ta có thể giới hạn Đức Chúa Trời
c. Chúng ta cần thuận phục ý mình theo ý của Đức Chúa Trời
d. Tất cả mọi người đều sẽ được cứu
Kết ước hoàn toàn.
Trong câu chuyện tháp Ba-bên (SaSt 11:1-9) nói rằng con người có lúc tụ tập lại một nơi và nói cùng một thứ tiếng. Họ tập hợp trong ý định chống lại Đức Chúa Trời. Họ đã có sự đoàn kết và kết ước, nhưng đó là sự đoàn kết của con người không có mặt Đức Chúa Trời, và là một sự kết ước để nổi loạn. Điều gì đã xảy ra? Đức Chúa Trời làm rối loạn ngôn ngữ của họ, và họ phải bỏ dở việc xây dựng.
14. Đọc 11:1-9. Cho biết tại sao Đức Chúa Trời làm lộn xộn ngôn ngữ của loài người?

Trong Cong Cv 2:1-4, chúng ta đọc về chuyện các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã tụ tập với nhau trong một nơi thờ phượng Đức Chúa Trời như thế nào. Thình lình có tiếng ồn giống như tiếng gió rất mạnh, và tất cả bọn họ đều đầy dẫy Thánh Linh và khởi sự nói các thứ tiếng. Đây là sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời và con người – thật là một sự hiệp một kỳ diệu làm sao!
Khi ý chí của con người hiệp một với ý Đức Chúa Trời thì phép lạ xảy ra! người đau có thể được chữa lành, người mù được thấy, người bại đi được. Tại sao? Tại vì kế hoạch của Đức Chúa Trời đang được hành động – Đức Chúa Trời và con người lại được đồng hành và trò chuyện với nhau .
Đây là mục đích của sự cầu nguyện và thờ phượng. Thờ phượng là cùng nhau trò chuyện với Đức Chúa Trời trong sự ngợi khen và cảm tạ. Khi chúng ta thờ phượng, Đức Chúa Trời ngự xuống, và tấm lòng cùng ý chí của chúng ta với Ngài cùng một nhịp với nhau. Khi tấm lòng của Đức Chúa Trời và của chúng ta hiệp một điều gì cũng có thể xảy ra! Ngợi khen Đức Chúa Trời!
15. Mục đích của sự cầu nguyện và thờ phượng là gì?

Sự cam kết hoàn toàn là sự hiệp nhất hoàn toàn của hai ý chí. Ý chí của Đức Chúa Trời và ý chí của con người. Phần chúng ta không phải là xin Đức Chúa Trời thay đổi ý của Ngài cho hợp với ý của chúng ta. Nhưng chúng ta phải tìm ý Ngài và đi theo. Khi làm như vậy, Đại mạng lệnh sẽ được thực hiện, và thế giới sẽ nghe được Tin Lành của Chúa Jesus.
ĐỨC TIN VÀ Ý MUỐN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mục tiêu 4: Liệt kê ba loại việc mà con người cầu nguyện cho, và nêu lên cách cầu nguyện liên quan đến những việc này.
Bây giờ chúng ta sẽ tổng kết đơn vị “Tính ưu tiên của sự thờ phượng” này thờ phượng phải diễn ra theo những điều Đức Chúa Trời quan tâm. Những điều Đức Chúa Trời quan tâm là cái phải luôn luôn được ưu tiên trong sự cầu nguyện của chúng ta. Không phải là Đức Chúa Trời không quan tâm đến những điều nhu yếu khác của chúng ta đâu, vì Ngài thực có quan tâm. Nhưng Ngài chỉ cung cấp cho chúng ta khi chúng ta được quan tâm, trên hết mọi thứ, về nước Đức Chúa Trời cùng những điều Ngài đòi hỏi nơi chúng ta (Mat Mt 6:33).
Vài nghi vấn về sự cầu nguyện
Bạn có nghe nhiều người ngày nay nói về sức mạnh của đức tin. Họ nói, đức tin làm mọi điều có thể thực hiện được – Lời của Chúa Jesus và của Phao-lô được dẫn như sau:
“Song Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được” (19:26). “Nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi này rằng: hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi không làm được” (17:20). “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em” (Phi Pl 4:19) “Hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó” (GiGa 15:7).
Có phải những mảnh Kinh Thánh ấy là những lời hứa vô tận không có những chữ “nếu” thêm vào không? Có phải sự nghèo đói không quan trọng bởi vì chúng ta có thể có của cải do cầu xin không? Có phải kẻ đau đáng trách vì thiếu đức tin không? Có đúng không nếu thêm câu “nếu đó là ý Cha” vào lời cầu nguyện của chúng ta?
Những nghi vấn trên phải được trả lời nếu chúng ta học cầu nguyện đúng lẽ.
16. Chọn câu (trái) phù hợp với câu Kinh Thánh đúng (phải).
… a. Đức Chúa Trời sẽ cung cấp
tất cả nhu cầu của chúng ta
… b. Hãy cầu xin mọi điều mình
muốn, thì sẽ được điều đó
… c. Ngươi có thể làm mọi chuyện
nếu có đức tin bằng một hạt cải
… d. Đức Chúa Trời làm mọi việc đều được
1. GiGa 15:7
2. Mat Mt 19:26
3. Phi Pl 4:19
4. Mat Mt 17:20
Chúng ta hãy suy nghĩ về các câu được liệt kê phía trên. Có những điều kiện cho lẽ thật trong những câu này không? Chúng tôi tin rằng có. Mỗi một câu đều có một đòi hỏi đi kèm. Phần của tín đồ trong lời hứa này là tuân theo các điều răn của Ngài, có đức tin, ban cho cách xả kỷ, và hiểu biết lời của Đức Chúa Trời. Cũng hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ không nhậm lời cầu nguyện mà điều nguyện cầu đó làm tổn thương một người con khác của Ngài.
17. Các điều kiện để Đức Chúa Trời trả lời các lời cầu nguyện nào đó của chúng ta là gì?

Xem xét câu, “Hãy cầu xin mọi điều mình muốn thì sẽ được điều đó” (GiGa 15:7). Và đây có phải là lời hứa bao trùm mọi tình huống không? Đây có phải là lời mời chúng ta cầu xin và nhận được mọi thứ tâm trí chúng ta ước muốn không? Đây có phải là một lời hứa vô điều kiện (không có “nếu”) không? Chúng ta không tin như vậy.
Vì nếu như vậy thì hàng ngày chúng ta có thể xin cho ngôi nhà của chúng ta tự trở nên sạch: Chúng ta có thể xin cho mọi người trên thế giới đều mạnh khỏe. Chúng ta có thể xin cho không có người nào trong gia đình chúng ta chết cả. Sự tuyên bố “không giới hạn” cho lời hứa này hàm ý rằng tất cả mọi điều trên sẽ xảy ra nếu có đủ đức tin vào.
Có lẽ bạn nói, “Đừng ngớ ngẩn chứ! Đức Chúa Trời không trả lời loại cầu nguyện ấy!” chúng tôi đồng ý – Đức Chúa Trời trả lời loại cầu nguyện ấy. Nhưng công nhận rằng Ngài không trả lời loại cầu nguyện ấy tức là công nhận lời hứa “Mọi điều đều có thể được cho các ngươi” là một lời hứa có giới hạn. Có một vài điều mà chúng ta không nên cầu xin.
18. Khoanh tròn mẫu tự ở bên phải mỗi câu đúng.
a. Có vài loại cầu nguyện không nên cầu
b. Có những đòi hỏi cho vài lời hứa của Đức Chúa Trời
c. Đức Chúa Trời hứa cung ứng mọi điều chúng ta muốn
d. GiGa 15:7 là một lời hứa có giới hạn.
Bây giờ chúng ta hãy cứu xét lời hứa của Phao-lô trong Phi Pl 4:19 “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em”. Đây là một lời hứa vinh quang, nhưng nó bị giới hạn bởi chữ “sự cần dùng”. Có một sự khác biệt giữa điều mong muốn và “điều cần dùng” của một người.
Ai mà không muốn một căn nhà đắt tiền? Ai mà không muốn có nhiều tiền? Ai mà không muốn một thân thể khỏe mạnh? Ai không muốn thành công và danh tiếng? Ai không muốn bảnh bao hoặc xinh đẹp?
Chúng ta có thể dùng lời của Phao-lô để biện minh cho việc cầu xin những điều này không? Tôi nghĩ không được. Đức Chúa Trời hứa cung cấp mọi nhu cầu của chúng ta; nhưng ý tưởng chúng ta về điều mình cần có thể không giống như điều Đức Chúa Trời nghĩ về sự chúng ta cần – chúng ta có thể xin chúng trong khi cầu nguyện, nhưng chúng ta nên tin cậy Đức Chúa Trời. Ngài biết điều gì là tốt cho chúng ta. Chúng ta sẽ phải thêm câu, “Nếu đó là ý Cha” vào lời cầu nguyện của chúng ta.
“Hãy cầu xin mọi điều mình muốn thì sẽ được điều đó” (GiGa 15:7) là một lời hứa vinh hiển khác. Nhưng nó cũng có giới hạn nữa. Lời hứa này bắt đầu với lời, “Nếu các ngươi cứ ở trong ta và lời ta ở trong các ngươi… ” lại điều kiện!
19. Các điều kiện nào thêm vào trong 15:7?

Vài lời cầu nguyện không được trả lời.
Chúng ta hãy học về hai con người đức tin đã cầu xin điều theo ý họ, và điều ấy không thành với họ. Chúa Jesus cầu nguyện, “Nếu cha khứng, xin cất chén đau khổ này ra khỏi con” (LuLc 22:42). Ai dám nói rằng Jesus thiếu đức tin không? Vậy tại sao Đức Chúa Trời không cất khỏi Ngài chén đau khổ đi ? Lý do là vì đó là ý Đức Chúa Trời muốn cứu con người qua cái chết của Con Ngài trên thập tự giá. Có phải đức tin của Chúa Jesus yếu vì cớ toàn bộ con người Ngaì kêu chống lại lời rủa sả “trở nên tội lỗi vì chúng ta” không? Không hề! Ngài không sai trật cũng không yếu đuối. Thực tế, Chúa Jesus mạnh mẽ, vì Ngài thuận phục ý riêng của mình theo ý của Cha. Với tư cách Con người, Ngài không muốn chịu khổ và chết. Với tư cách là Con Đức Chúa Trời, Ngài không muốn bị trở thành tội lỗi. Nhưng, trên hết, Chúa Jesus muốn thực hiện ý của Cha Ngài. Đây là sự thành công của lời cầu nguyện hoàn hảo của Ngài. Chúng ta cũng có thể học để được thành công trong lời cầu nguyện nữa.
Tự nhiên chúng ta thích giàu hơn nghèo
Tự nhiên chúng ta thích mạnh khỏe hơn đau yếu
Tự nhiên chúng ta thích ở nhà hơn đi xa
Tự nhiên chúng ta thích sống hơn chết
Nhưng, là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta thà làm theo ý Cha vượt hơn cả mọi thứ. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể nói cùng với Chúa Jesus rằng, “Dầu vậy, không theo ý Con mà theo ý Cha”.
20. Sự thành công của lời cầu nguyện của Chúa Jesus là gì?

Phao-lô là một con người đức tin. Tuy nhiên không phải tất cả mọi lời cầu nguyện của ông đều được trả lời. Một sự đau đớn bệnh tật về thể xác đã khuấy rối ông. Đó là điều ông xin Đức Chúa Trời cất đi. Có con người đức tin nào lớn hơn Phao-lô không? “Hãy cầu xin điều mình muốn” lời hứa đó dành cho Phao-lô cũng như cho chúng ta. Cho nên, Phao-lô đã cầu nguyện. Ba lần cầu nguyện – Và ba lần Đức Chúa Trời trả lời “Ân điển ta đủ cho người rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối” (IICo 2Cr 12:9).
21. Kể tên hai con người đức tin đã cầu nguyện, và lời cầu nguyện của họ không được đáp ứng theo điều họ cầu xin.
Tất cả mọi ví dụ đều chứng minh một điều – Mọi lời cầu nguyện chúng ta cầu, mọi lời hứa chúng ta công bố, đều nên theo ý của Đức Chúa Trời. Bất cứ lời cầu nguyện nào đi ngược lại ý của Ngài hoặc không hợp với ý Chúa đối với Đức Chúa Trời đều không thể chấp nhận được. Loại cầu nguyện này là một sự lạm dụng lời hứa của Đức Chúa Trời. “ý Cha được nên ở đất cũng như trời”, phải luôn luôn là câu có tính ưu tiên trong lời cầu nguyện của chúng ta.
Điều này làm sự hiểu biết về ý của Đức Chúa Trời thành điều quan trọng hơn hết. Chún ta biết hai điều luôn luôn là ý của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu nguyện cho hai điều này, chúng ta không cần nói, “xin ý Cha được nên”. Chúng là:
1. Nguyện Danh Cha được tôn thánh
2. Nguyện nước Cha được đến.
Chúng ta biết rằng hẳng sẽ sai khi cầu nguyện điều gì đó đi ngược lại hai điều này trong ý Đức Chúa Trời. Nói cách khác, “Cầu xin bất cứ điều gì trong Danh Ta” không thể được dùng để xin vinh hiển cá nhân. Tôi không thể xin cho tên tuổi mình nhận được sự vinh hiển và cùng lúc lại thành thật tìm kiếm vinh hiển của Danh Đức Chúa Trời được.
22. Khoanh tròn mẫu tự ở bên trái của mỗi câu đúng.
a. Ý Đức Chúa Trời muốn danh Ngài được tôn vinh.
b. Cầu nguyện cho vinh hiển cá nhân là điều đúng
c. Biết được ý của Đức Chúa Trời là điều rất quan trọng khi cầu nguyện
d. Chúng ta nên cầu nguyện theo ý của Đức Chúa Trời.
Một lần nữa, ý của Đức Chúa Trời là tất cả mọi người đều được cứu và trở thành công dân của nước Ngài. Ý của Ngài cũng muốn mọi công dân của nước Ngài làm kế hoạch này của Chúa bị thất bại thì không thể là câu cầu nguyện, “Nếu các ngươi tin thì sẽ nhận được bất cứ điều gì mình xin” được. Những lời hứa này không phải là không có giới hạn. Chúng phải được ta cầu xin theo ý của Đức Chúa Trời.
Vậy, chúng ta nên cầu nguyện thế nào? “Xin hãy cứu John Doe” thì không cần phải nói, “nếu đó là ý của Cha”, vì chúng ta biết ý Đức Chúa Trời là cứu tất cả mọi người. Dĩ nhiên, “John Doe” có thể từ chối của Đức Chúa Trời. Để được cứu, ý của một người phải đồng ý với ý muốn của Đức Chúa Trời.
“Xin làm cho con được giống Chúa Jesus”, thì không cần phải nói, “Nếu đó là ý Cha”, vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn con cái của Ngài được giống như Con của Ngài. Sự mong muốn được làm theo ý Đức Chúa Trời của Chúa Jesus đã dẫn Ngài kinh qua sự đau khổ và tự chối bỏ mình. Nó đã đưa Ngài đến thập tự giá, chúng ta có thành thật muốn trở thành thật muốn trở nên giống Chúa Jesus không? Chúng ta có sẵn lòng đối diện với một thập tự giá để chúng ta có thể giống Đấng Christ không? “Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu” (IICo 2Cr 8:9). Chúng ta có sẵn lòng trở nên nghèo vì cớ những người vẫn đang cần biết đến “sự giàu có” của sự cứu rỗi Ngài không? Chúng ta có sẵn lòng từ chối chính mình, xa lìa cha mẹ, vì cớ ý Ngài cần được thực hiện không?
23. Chúa Jesus đã phải trải qua điều gì để thực hiện ý của Đức Chúa Trời?

“Anh em chẳng được chi vì không cầu xin” Đây là lời của Chúa Jesus và Giacơ thêm, “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tự dục mình” (Gia Gc 4:3). Làm sao câu này lại phù hợp với câu, “Hãy cầu xin mọi điều mình muốn thì sẽ nhận được điều đó”? Nó chỉ phù hợp nếu ý của các bạn thuận theo ý của Đức Chúa Trời – nhưng đừng mong chờ câu trả lời cho những lời cầu nguyện ích kỷ. Đừng mong câu trả lời cho những lời cầu nguyện không tôn vinh Danh Ngài. Lời cầu nguyện của chúng ta phải theo kịp với ý Đức Chúa Trời. Ngược lại, Đức Chúa Trời không thể trả lời sự cầu nguyện của chúng ta.
24. Tại sao có những người cầu nguyện mà không nhận được câu trả lời cho sự cầu nguyện của mình?

Những điều người ta thường cầu nguyện.
Bây giờ về chuyện cầu xin những điều chúng ta muốn thì có ý nghĩa gì? Xin những điều đẹp đẽ thì có sai hay không? Há Đức Chúa Trời không mời gọi chúng ta xin hay sao? Chúng ta có thể nói rằng những điều người ta cầu nguyện đều rơi vào trong ba nhóm sau:
1.Những điều chúng ta không có quyền xin, vì chúng ta biết chúng không phải là ý Đức Chúa Trời.
2.Những điều chúng ta không chắc lắm, về những điều này, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta nên thêm lời, “Nếu đó là ý Cha”.
3.Những điều chúng ta chắc là ý Đức Chúa Trời, và với chúng, chúng ta không cần thêm lời, “Nếu đó là ý Cha”.
Những điều như một đời sống vị kỷ, vui thú xác thịt, và vinh hiển riêng, không nằm trong nhóm đầu. Những điều ấy bị cấm. Chúng ta không nên bận lòng cầu nguyện cho chúng – Chúng ta biết những điều này đi ngược lại ý Đức Chúa Trời.
Thứ nhì, có những điều hồ nghi mà chúng ta nên cầu nguyện, “Nếu đó là ý Cha”. Sự thành công trong buôn bán, cuộc sống thoải mái, danh tiếng, một cô gái đẹp để cưới làm vợ… , những điều này là những đối tượng thích đáng của đức tin nếu chúng ta hòa hợp với ý Đức Chúa Trời. Chúng ta cần cầu nguyện về những điều này, rồi sau đó sẵn lòng chấp nhận câu trả lời của Đức Chúa Trời.
Nhóm thứ ba liên quan đến những việc mà Đức Chúa Trời đã tuyên bố là ý của Ngài. Chúng ta đã nêu lên rằng, ý Ngài luôn luôn là việc Danh Ngài được tôn cao và nước Ngài được đến. Ý Ngài cũng là không kẻ nào đáng bị hư mất, nhưng tất cả đều cần được cứu. Bất cứ khi nào chúng ta tìm kiếm sự cứu rỗi cho những kẻ hư mất thì không cần thiết phải cầu nguyện, “Nếu đó là ý Cha”.
25. Những điều người ta thường cầu nguyện ở trong ba nhóm nào?

Nhưng sự chữa lành và giải cứu có phải là ý của Đức Chúa Trời không? Chúng thuộc vào nhóm hai hay nhóm ba? Chúng ta tin chúng thuộc về nhóm hai, và lời cầu nguyện xin chữa lành và giải cứu nên được giới hạn bằng lời, “Nếu đó là ý Cha”. Vì sao? Bởi vì chúng ta không thể đến được với kẻ hư mất mà không chịu khổ sở và hy sinh; và việc trở nên giống Đấng Christ đôi khi chỉ thực hiện được qua sự kiên nhẫn và khiêm nhường nhờ bệnh tật đòi hỏi. Nước Đức Chúa Trời và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời quan trọng hơn sự ưa muốn, vinh hiển và tiện nghi của chúng ta. Có những lần chúng ta không thể có được cả hai thứ.
Cho nên, sự chữa lành và giải cứu từ thiên thượng không phải lúc nào cũng là ý của Đức Chúa Trời. Đoạn 11 của sách Hê-bơ-rơ là một ví dụ rất tốt. Một nửa số người đức tin trong ấy đã được giải cứu. Một nửa không được – những kẻ không được giải cứu không phải là có ít đức tin hơn nửa được cứu.
Chúng ta đã nói tới Phao-lô – ông không được giải cứu khỏi sự đau đớn. Bằng cách thuận phục ý Đức Chúa Trời, thì quyền năn của Đức Chúa Trời trở nên mạnh vì cớ sự yếu đuối của Phao-lô.
Chúng ta đã nói tới Chúa Jesus. Ngài không được giải cứu khỏi thập tự giá. Nhưng bởi thuận phục ý muốn của Đức Chúa Trời, Ngài làm cho sự cứu rỗi toàn thể nhân loại thực hiện được:
Xin đừng hiểu lầm rằng Đức Chúa Trời không chữa lành và không giải cứu. “Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bệnh” (EsIs 53:5). Chúa Jesus chữa lành những kẻ đến với Ngài – Ngài chữa lành người què và người mù. Đaniên được giải cứu khỏi hàm sư tử – Ba người bạn Hê-bơ-rơ được cứu khỏi lửa. Cầu nguyện cho những điều như vậy là đúng – Chúng ta đang chỉ ra rằng, ý muốn của Đức Chúa Trời phải được tìm cầu trên cả ý của chúng ta về những vấn đề này. Vinh hiển của Ngài và nước Ngài quan trọng hơn tiện nghi và ước muốn của chúng ta rất nhiều. Chúng ta phải luôn luôn được sửa soạn cho thập tự của sự chối bỏ bản ngã thường đi đôi với việc theo Chúa Jesus.
26. Đọc 53:5 và nêu lên điều mà nhờ sự sửa phạt và roi đòn của Chúa Jesus chúng ta đã được

Chúng ta hãy kết thúc bằng cách nói rằng niềm vui và sự thỏa lòng trọn vẹn chỉ có thể tìm thấy ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời. Một người ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời có thể hát trong khi đang chịu đau khổ. Một người ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời sẽ có thể cầu nguyện, “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ” trong khi đang bị treo trên thập tự. Phao-lô, đang ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời khi nói, “Đức Chúa Trời của tôi sẽ làm đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em” (Phi Pl 4:19). Lúc ấy ông bị dây xích trói lại trong một nhà tù ở Lamã. Giăng ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời khi ông viết rằng, “Tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh phần xác anh cũng như đã được thạnh vượng về phần linh hồn anh vậy” (IIIGi 3Ga 1:2) Lúc ấy ông đang ở đảo Bát mô cô tịch, nơi sự đói khát, ghét bỏ và nghèo nàn không thể cướp của ông. Sự giàu có của vinh hiển trong Chúa Jesus. Phước thay cho người đã học được cách cầu nguyện, “Nguyện Danh Cha được tôn thánh, Nước Cha được đến, Ý Cha được nên ở đất cũng như trời”.
27. Chúng ta tìm thấy gì khi ở giữa ý muốn của Đức Chúa Trời.

Tự Kiểm Tra
TRẢ LỜI NGẮN. Viết câu trả lời đúng vào chỗ cho sẵn
1. Nêu lên hai điều chính vốn là ý muốn của Đức chúa Trời.

2. Đức Thánh Linh cầu nguyện như thế nào khi đang cầu nguyện cho chúng ta?

3. Đức Chúa Trời bị giới hạn như thế nào trong việc trả lời sự cầu
nguyện của chúng ta?

4. Viết ra hai ví dụ về việc giới hạn sự hoàn tất kế hoạch của Đức
Chúa Trời.

5. Đọc Cong Cv 2:1-4. Hãy nói điều đã xảy ra khi người ta cầu nguyện với nhau.

6. Điều gì sẽ xảy ra khi ý của con người hòa với ý Đức Chúa Trời?

7. Hãy kể ra 3 nhóm sự việc mà người ta thường cầu nguyện.

Phần giải đáp
14. Vì họ hiệp một không có Đức Chúa Trời trong một kết ước phản loạn.

1. Đức Chúa Trời đã cho chúng ta một tâm trí tốt lành để quyết định những việc không cản trở, cũng không giúp đỡ kế hoạch của Đức Chúa Trời.
15. Cùng nhau trò chuyện với Đức Chúa Trời trong sự ngợi khen và cảm tạ.
2.
a Sai
b. Đúng
c. Đúng
d. Sai
16.
a 3) Phi Pl 4:19
b 1) GiGa 15:7
c 4) Mat Mt 17:20
d 2) 19:26.
3. Bởi một cảm giác bên trong – giọng nói bên trong của Thánh Linh.
17. Vâng theo điều răn của Ngài, có đức tin, ban cho cách xả kỷ, hiểu biết lời Ngài.
4 a. Đúng
b Sai
c. Đúng
d. Đúng
18 a. Đúng
b. Đúng
c. Sai
d. Đúng
5. Đi ra, môn đồ hóa, làm báp tem, dạy dỗ.
19. Nếu ta cứ ở trong Christ và lời Ngài ở trong ta.
6. Những kẻ cầu nguyện, những người giảng đạo, những người làm việc, những kẻ ban cho, những kẻ xây dựng, những kẻ an ủi và những người làm chứng.
20. Ngài muốn thực hiện ý của Cha Ngài.
7. d) Đức Thánh Linh
21. Jesus, Phao-lô.
8. Chúng ta không biết cầu nguyện sao cho phải
22 a. Đúng
b. Sai
c. Đúng
d. Đúng
9. Bởi tiếng lạ, để than thở những lời không thể diễn tả.
23. Chịu khổ và từ bỏ bản ngã
10. Ở trong ý muốn của Đức Chúa Trời.
24. Họ cầu xin những điều dùng cho tư dục của họ.
11. Vì họ chỉ sẽ vâng lời nếu các điều kiện của họ được thỏa mãn.
25. Những điều tương phản với ý Đức Chúa Trời
Những điều có thể là hoặc có thể không theo ý Đức Chúa Trời Những điều rõ ràng là ý Đức Chúa Trời.
12. Họ thử Đức Chúa Trời
Họ giới hạn Đức Chúa Trời
26. Chúng ta được bình an, được chữa lành
13 a. Đúng
b. Đúng
c. Đúng
d. Sai
27. Niềm vui và sự thỏa lòng trọn vẹn