Tiên Tri Ê-xê-chi-ên
XXVIII. Bối cảnh
TÊN – Ê-xê-chi-ên : “Đức Chúa Trời sẽ làm cho mạnh mẽ” – ý chính của sách.
GIA ĐÌNH : Con trai của thầy tế lễ Bu-xi
TIỂU SỬ BẢN THÂN :
Ê-xê-chi-ên bị bắt làm phu tù thời Giê-hô-gia-kin, 11 năm trước khi Giê-ru-sa-lem bị hủy phá. (IIVua 2V 24:12-15)
Ông sống bên bờ sông Kê-ba ở Ba-by-lôn.
Khải tượng ông nhận được tại bờ sông Kê-ba.
Ông có vợ (Exe Ed 24:18) và vợ ông chết một cách đột ngột bởi một sự đột quỵ bất ngờ.
Trong cảnh lưu đày ông có một căn nhà riêng, (8:1)
Ông được tôn trọng và thường được các trưởng lão hỏi ý kiến, (8:1; 11:25; 14:1; 20:1)
Chức vụ của ông kéo dài hơn 22 năm.
Sinh ra và lớn lên tại Giu-đa, Ê-xê-chi-ên đang chuẩn bị để trở thành một thầy tế lễ trong đền thờ của Đức Chúa Trời khi Ba-by-lôn tấn công Giê-ru-sa-lem vào năm 597 TC và ông bị bắt làm phu tù cùng với 10.000 người khác (IIVua 2V 24:10-14). Nước Giu-đa đang ở trên bờ của sự diệt vong. Năm năm sau, khi Ê-xê-chi-ên được 30 tuổi (tuổi thông thường trở thành thầy tế lễ), Đức Chúa Trời kêu gọi ông làm tiên tri. Trong suốt sáu năm đầu chức vụ của Ê-xê-chi-ên tại Ba-by-lôn (Exe Ed 1:3), Giê-rê-mi đang rao giảng cho dân Do-thái vẫn còn ở tại Giu-đa, và Đa-ni-ên đang phục vụ ở trong cung vua Nê-bu-cát-nết-sa. Sông Kê-ba nối liền với sông Ê-phơ-rát ở Ba-by-lôn và là nơi định cư của dân Giu-đa bị lưu đày. QVLAB
TÍNH CÁCH
Có ý chí rất mạnh mẽ.
Tận tâm, trung thành với các nghi thức và lễ nghi tôn giáo.
Ông rất sẵn lòng chịu đựng khó khăn, vất vả nếu điều đó có thể dùng làm một bài học cho dân sự mà ông yêu mến.
A. MỤC ĐÍCH CỦA ÔNG
Để yên ủi các phu tù ở Ba-by-lôn trong khi đồng thời giúp đỡ họ hiểu rằng cảnh phu tù sẽ không ngắn ngủi.
Ông rao báo những lời tiên tri giải thích vì sao họ lâm vào cảnh phu tù, và Đức Giê-hô-va được xưng công bình khi đem họ vào hoàn cảnh đó.
Mục đích của ông là tỏ cho dân sự biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời thực sự là Đức Chúa Trời của họ và họ cần nương cậy nơi Ngài.
Ông cũng nói về sự khôi phục Y-sơ-ra-ên, một sứ điệp của hy vọng.
Ông cho biết rằng các dân tộc xung quanh sẽ bị phán xét.
Trên 30 lần lặp lại câu “họ sẽ biết ta là Đức Chúa Trời.”
B. DÀN BÀI SÁCH Ê-XÊ-CHI-ÊN
NỘI DUNG
Phần giới thiệu : Sự kêu gọi và chức vụ của Ê-xê-chi-ên, Exe Ed 1:1-3:27
PHẦN I
Những lời tiên tri nghịch cùng Giu-đa và Giê-ru-sa-lem, 4:1; 24:27.
PHẦN II
Những lời tiên tri nghịch cùng các dân tộc xung quanh, 25:1-32:32
Nghịch cùng Am-môn, 25:1-7
Nghịch cùng Mô-áp, 25:8-11
Nghịch cùng Ê-đôm, 25:12-14
Nghịch cùng Phi-li-tin, 25:15-17
Nghịch cùng Ty-rơ, 26:1-28:19
Nghịch cùng Si-đôn, 28:20-26
Nghịch cùng Ê-díp-tô, 29:1-32:32
PHẦN III
Những lời tiên tri về sự khôi phục sau cùng của Y-sơ-ra-ên, 33:1-48:35.
Những sự kiện xảy ra trước khi Y-sơ-ra-ên được lập lại, 33:1-39:29
Kẻ dữ bị loại bỏ, 33:1-33
Những kẻ chăn giả nhường quyền lại cho Đấng chăn chiên thật, 34:1-31.
Đất được phục hồi, 36:1-15.
Dân sự được phục hồi, 36:16-37:28.
Sự đoán phạt kẻ thù nghịch, 38:1-39:24.
Sự hiện thấy về vương quốc được phục hồi, 39:25-29
Sự thờ phượng trong vương quốc của Chúa, 40:1-48:35.
Đền thờ trong vương quốc 1000 năm bình an, 40:1-43:27.
Sự thờ phượng trong thời kỳ1000 năm bình an, 44:1-46:24.
Đất trong vương quốc 1000 năm bình an, 47:1-48:35.
C. Phần giới thiệu
Ê-xê-chi-ên và Giê-rê-mi sống cùng thời với nhau trong một thời gian ngắn.
Ông bị bắt làm phu tù lúc 25 tuổi và chức vụ của ông kéo dài 22 năm.
Cũng như Giê-rê-mi, ông là một thầy tế lễ được kêu gọi làm tiên tri.
Có hai đợt lưu đày và Ê-xê-chi-ên là một trong những người đầu tiên bị đày sang Ba-by-lôn. Những người thuộc tầng lớp thượng lưu bị lưu đày trước tiên.
Đa-ni-ên cùng thời với Ê-xê-chi-ên. Đa-ni-ên ở trong cung vua tại Ba-by-lôn, còn Ê-xê-chi-ên ở cách Ba-by-lôn 50 dặm trên bờ sông Kê-ba.
Dân sự vẫn không nhận biết sự lưu đày của họ là vì cớ sự đoán phạt.
Ê-xê-chi-ên dùng những cách sau để rao giảng sứ điệp:
Biểu tượng
Một số biểu lộ trong hành vi
Khải tượng
Ẩn dụ
Thơ ca
Châm ngôn
Lời tiên tri
Sứ điệp của ông :
Nghịch cùng tội lỗi của các dân tộc.
Kêu gọi sự ăn năn.
Rao báo sự chúc phước của Đức Chúa Trời.
Ba-by-lôn là trung tâm của sự thờ lạy hình tượng và Y-sơ-ra-ên cũng dính dấp tới việc này, vì thế Đức Chúa Trời đã đưa dân Y-sơ-ra-ên đến một nơi mà họ sẽ chán ngán sự thờ lạy hình tượng. Từ khi ở Ba-by-lôn trở về, sự thờ lạy hình tượng không còn thấy trong Y-sơ-ra-ên nữa. Giờ đây là sự cứng lòng.
Điểm chủ yếu của sách này là sự vây thành Giê-ru-sa-lem sắp xếp theo thứ tự như sau:
Đoạn 1-24 : Trước khi Giê-ru-sa-lem bị vây hãm
Đoạn 25-32 : Liên quan đến việc bao vây
Đoạn 33-48 : Sau khi thành bị vây hãm
Sách Ê-xê-chi-ên mở đầu với một sự hiện thấy và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời trên thiên đàng; trong phần cuối sách chúng ta thấy sự vinh hiển ở trên đất.
Nghiên cứu Thánh Kinh
A. Đoạn 1
Exe Ed 1:1 Ê-xê-chi-ên đang ở giữa các phu tù tại bờ sông Kê-ba. Người ta tin rằng con số năm liên hệ đến số tuổi của ông vào lúc đó (ông được 30 tuổi). Đây cũng là tuổi mà Giăng Báp-tít và Chúa Giê-xu bắt đầu thi hành chức vụ trên đất này.
Chúa truyền phán với Ê-xê-chi-ên qua những sự hiện thấy. Sự hiện thấy là sự khải thị diệu kỳ về lẽ thật của Đức Chúa Trời. Những sự hiện thấy này dường như lạlùng đối với chúng ta vì chúng có tính cách mặc khải . Điều này có nghĩa là Êâ-xê-chi-ên nhìn thấy những hình ảnh biểu tượng mang một ý nghĩa sống động. Đa-ni-ên và Giăng là những trước giả khác của Kinh Thánh cũng sử dụng hình ảnh có tính cách mặc khải. Dân sự trong cảnh lưu đày đã đánh mất viễn cảnh của họ về mục đích và sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ê-xê-chi-ên đã đến với họ với một sự hiện thấy từ Đức Chúa Trời để bày tỏ sự vinh hiển và sự thánh khiết đáng kính sợ của Đức Chúa Trời cũng như để cảnh tỉnh các phu tù về hậu quả của tội lỗi họ trước khi quá trễ.
Sứ điệp có ghi ngày tháng muộn nhất mà Ê-xê-chi-ên nhận từ Chúa (29:17) là vào năm 571 TC. Ông bị bắt làm phu tù khi Ba-by-lôn xâm chiếm Giu-đa lần thứ hai năm 597 TC. Người Ba-by-lôn xâm chiếm Giu-đa lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng năm 586 TC, hủy diệt hoàn toàn Giê-ru-sa-lem, thiêu rụi đền thờ, và bắt hết dân sự còn lại đi làm phu tù (xin xem II Các 25). Ê-xê-chi-ên ghi lại ngày tháng của tất cả các sứ điệp của ông từ năm ông bị bắt làm phu tù (597). Lời tiên tri đầu tiên của ông với các phu tù xảy ra 4 năm sau khi ông đến xứ Ba-by-lôn (593 TC). QVLAB
1:2-3 Năm năm và năm tháng sau khi bị bắt làm phu tù, Ê-xê-chi-ên được Chúa kêu gọi làm tiên tri.
1:4 Ê-xê-chi-ên thấy sự vinh hiển của Chúa.
Trong sự hiện thấy đầu tiên này, Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông trở thành một tiên tri (xem 2:5). Không có gì trong kinh nghiệm trước kia của Ê-xê-chi-ên đã chuẩn bị ông cho một sự bày tỏ về sự hiện diện đầy vinh hiển và quyền năng của Chúa giống như vậy. Đám mây lớn chớp nhoáng bọc lửa. Từ giữa lửa trong đám mây ra bốn sinh vật sống. Chúng tỏ cho Ê-xê-chi-ên biết sự hủy diệt sắp xảy đến của Giê-ru-sa-lem là hình phạt Chúa dành cho Giu-đa vì cớ tội lỗi của nó. (Những sinh vật sống này cũng được thấy trong KhKh 4:6-7).
Khi Ê-xê-chi-ên nhận được khải tượng này, ông đang ở cách xa Đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, vốn là biểu tượng vật lý về sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Qua sự hiện thấy này, ông biết rằng Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi và những hoạt động của Đức Chúa Trời ở trên trời đang có ảnh hưởng lớn lao đối với những sự kiện ở trên đất. QVLAB
Exe Ed 1:5 Bốn sinh vật sống có lẽ là các Chê-ru-bin.
1:6-12 Ê-xê-chi-ên mô tả bốn sinh vật sống có bốn mặt. Chúng ta biết rằng số bốn tượng trưng cho trái đất , dường như có liên hệ đến những việc xảy ra trên đất.
Bốn mặt tượng trưng cho Chúa Giê-xu Christ :
SƯ TỬ : Sư tử của chi phái Giu-đa – Vị Vua Toàn hảo (Ma-thi-ơ)
CON NGƯỜI : Con người Toàn hảo (Lu-ca)
BÒ : Tôi tớ Toàn hảo (Mác)
CHIM ƯNG : Toàn hảo trong Thần tánh (Giăng)
Lưu ý: Bốn sinh vật luôn đi thẳng tới phía trước chứng tỏ chúng biết nơi mình sẽ đi.
1:13-14 Sự sáng chói và chớp nhoáng phát ra từ những vật sống. Chúng di chuyển như chớp nhoáng.
1:15-19 Chúng ta thấy những bánh xe lớn đầy những mắt. Những vật sống này có liên quan đến thế gian và ở chung quanh ngôi của Đức Chúa Trời và chúng bày tỏ sự toàn tri, toàn tại và toàn năng của Đức Chúa Trời vì Ngài là trọn vẹn hoàn toàn không hề thiếu bất cứ điều gì.
1:20-26 Thần của Chúa muốn đi đến đâu thì các vật sống đi đến đó.
1:27-28 Ông thấy vòng khung giống như trong Khải huyền, chắc chắn là nó tượng trưng cho cái mống Chúa ban cho Nô-ê như một dấu hiệu Chúa sẽ không hủy diệt thế gian bằng nước lụt nữa. Ở đây dường như cũng là một vòng khung tròn, bày tỏ sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Khi Ê-xê-chi-ên thấy sự vinh hiển của Chúa, ông cũng sấp mặt xuống đất giống như Giăng.
B. Đoạn 2
2:1-4 Ở đây chúng ta thấy Ê-xê-chi-ên đang được giao phó nhiệm vụ và Thần của Chúa vào trong ông.
MiMk 3:8 “Ta được đầy dẫy sức mạnh . . . bởi Thần của Đức Giê-hô-va.” Đức Chúa Trời không bao giờ sai phái bất cứ ai mà người đó phải tự gánh vác mọi chi phí trong chức vụ hay phải làm công việc Ngài bởi sức riêng, càng không phải nhờ cậy nơi sự khôn ngoan của riêng mình. Ê-xê-chi-ên đã nhìn thấy khải tượng rồi và cảm thấy sức mạnh của Thần Chúa ở trong ông.
2:5-10 Ê-xê-chi-ên được Chúa phán là phải đi đến một nhà bạn nghịch và rao ra sứ điệp mà không cần phải lo lắng về điều họ nói. Sứ điệp ở đây là sứ điệp của Đức Chúa Trời, không phải của riêng ông. Ông sẽ phải ăn một cuộn sách giống như Giăng trong KhKh 10:1-11. Cuộn sách của Ê-xê-chi-ên chép những lời ca thương, than thở . . . như chúng ta thấy trong câu 10.
Ê-xê-chi-ên được kêu gọi để ban phát sứ điệp của Chúa cho dân sự, dầu cho họ có sẽ lắng nghe hay không. Mức độ sự thành công của Ê-xê-chi-ên sẽ không dựa vào sự đáp ứng của dân sự, nhưng là ông đã vâng lời Đức Chúa Trời như thế nào và hoàn thành mục đích của Chúa dành cho ông ra sao. Ê-sai và Giê-rê-mi cũng đã nói tiên tri mà không được dân chúng tích cực đáp ứng bao nhiêu (xin xem EsIs 6:9-12; Gie Gr 1:17-19). Lẽ thật của Chúa không dựa vào sự đáp ứng của con người. Chúa sẽ không đoán xét chúng ta dựa vào sự đáp ứng của người khác đối với đức tin của chúng ta nhưng dựa vào lòng trung tín của chúng ta đối với Ngài. Đức Chúa Trời luôn ban cho chúng ta năng lực để làm xong trọng trách Chúa đòi hỏi chúng ta làm. QVLAB
Những cuốn sách cổ thường là những cuộn giấy, một trang (dài tới 30 feet = hơn 9m) cùng được cuộn lại từ cả hai đầu. Thông thường, cuộn sách chỉ được viết ở một mặt. Nhưng trong trường hợp này, những lời cảnh cáo được viết tràn luôn qua cả mặt kia, cho thấy mức độ trọn vẹn của sự đoán phạt Chúa sẽ giáng trên Giu-đa. QVLAB
C. Đoạn 3
Exe Ed 3:1-3 So sánh những điều xảy ra ở đây khi Êâ-xê-chi-ên được bảo ăn cuộn sách với sách Khải huyền khi Giăng được bảo ăn cuộn sách. Ê-xê-chi-ên ăn cuộn sách trong sự hiện thấy của ông, chứ không phải trong cuộc sống thật. So sánh điều này với kinh nghiệm của Giăng trong KhKh 10:1-11.
(Gie Gr Gie15:16; Mat Mt 4:4) Xin lưu ý là chỉ khi chúng ta sống nhờ vào Lời Chúa thì chúng ta mới có thể trở nên mạnh mẽ trong Chúa. Đầu tiên dường như vị tiên tri nếm Lời Chúa trong miệng, song dường như ông không ăn nuốt Lời ấy. Trong điều này ông cũng giống như nhiều người trong chúng ta có một số hiểu biết nào đó trong lý trí hoặc một sự quen thuộc với lẽ thật của Thánh Kinh, nhưng không bao giờ thực sự làm cho Lời ấy trở thành của riêng chúng ta. Ê-xê-chi-ên được bảo “Hỡi con người hãy . . . khiến bụng ăn.” Chúa muốn lẽ thật được thấm vào bên trong đời sống của chúng ta. Chỉ khi thức ăn được tiêu hoá thì nó mới trở thành chất bổ dưỡng thực sự cần cho cơ thể của chúng ta.
Exe Ed 3:4-7 Đức Chúa Trời không sai Ê-xê-chi-ên đi đến một dân tộc xa lạ,ï nhưng Ngài sai ông đến với chính dân tộc của ông là những kẻ sẽ không nghe lời ông vì họ thậm chí không muốn lắng nghe Đức Chúa Trời.
Công việc của Ê-xê-chi-ên là rao truyền sứ điệp, còn kết quả thuộc về Chúa. Chúng ta rao giảng bởi sự soi sáng chúng ta nhận được từ nơi Chúa. Lời của Chúa sẽ không trở về cách luống nhưng. Chúng ta cần nhận biết ân tứ Chúa ban cho. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về ơn của mình, không cần phải bắt chước ân tứ của người khác, chỉ cần trung tín với ơn từ Chúa ban. Ai được ban cho nhiều sẽ bị đòi lại nhiều hơn và có trách nhiệm nhiều hơn đối với người nghe.
3:8-9 Đức Chúa Trời sẽ giúp Ê-xê-chi-ên có sức chịu đựng (hay đề kháng) để dân sự không thể làm gì ông. Đức Chúa Trời cung cấp sức mạnh chúng ta cần để đương đầu với bất kỳ khó khăn nào. Công tác của Ê-xê-chi-ên không được dân sự biết ơn. Chúng ta thấy nỗi đau khổ của dân sự Đức Chúa Trời ở đây đã làm cho lòng họ càng cứng cỏi hơn, vì họ khinh bỉ sự sửa phạt của Chúa và họ chẳng được ích lợi gì trong kinh nghiệm của họ. Hơn nữa, trong HeDt 12:1-29 chúng ta có thể biết được việc sửa phạt của Đức Chúa Trời cần phải đạt được mục đích gì trong đời sống của chúng ta và so sánh điều đó với thái độ của Y-sơ-ra-ên vì cớ sự cứng lòng của họ.
Exe Ed 3:10-14 Đức Chúa Trời đã kêu gọi Ê-xê-chi-ên vào một trọng trách lớn lao và một lần nữa tái khẳng định sự kêu gọi của Ê-xê-chi-ên. Đức Chúa Trời mong muốn Lời Ngài đầy dẫy trong lòng ông. Thần Đức Chúa Trời nhấc ông lên vì ông đã bày tỏ sự yếu đuối của sức riêng mình và quyền năng mạnh mẽ của Đức Chúa Trời. Trong câu 14 chúng ta thấy vị tiên tri tức giận bởi tình trạng của dân Chúa và sự cứng cỏi của lòng họ.
3:15 Ở đây chúng ta thấy là những hành động của Ê-xê-chi-ên cho thấy ông rất buồn rầu vì những sự kiện này. Sau khi nhận sự hiện thấy, ông dành ra bảy ngày để suy nghĩ về những điều Chúa tỏ cho ông. Ông đã không xem nhẹ sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, và, y như lời Thánh Kinh phán dạy trong Tân Ước là chúng ta trước tiên phải ngồi lại tính phí tổn trước khi bắt tay làm điều gì, Ê-xê-chi-ên đã phải làm y như vậy. Khoảng thời gian bảy ngày là thời gian để than khóc người chết. Có lẽ ông đang than khóc cho sự chết thuộc linh của đồng bào mình.
3:16-19 Chúa phán Ê-xê-chi-ên sẽ phải là người canh giữ có nhiệm vụ cảnh cáo tội lỗi của dân sự, nếu ông không trung tín làm phận sự của mình thì huyết của họ sẽ đổ lại trên đầu ông. Trách nhiệm của chúng ta cũng y như vậy khi Chúa cảm động chúng ta đi nói cho người khác biết về số phận linh hồn của họ; chúng ta phải nói nếu không huyết của họ sẽ đổ lại trên đầu chúng ta. Ê-xê-chi-ên có trách nhiệm rao giảng lẽ thật. Phao-lô đã nói “ Tôi nói quyết trước mặt các anh em rằng tôi tinh sạch về huyết anh em hết thảy.” (Cong Cv 20:26). Nói cách khác, Phao-lô đã giữ trọn trách nhiệm của mình là rao truyền Lẽ thật của Chúa cho đồng bào ông.
Exe Ed 3:20-21 Rõ ràng là một khi chúng ta đã răn bảo người nào thì người ấy sẽ phải chịu trách nhiệm về linh hồn của chính họ. Trách nhiệm của chúng ta chỉ là răn bảo họ thôi.
Đức Chúa Trời sẽ bắt Ê-xê-chi-ên chịu trách nhiệm về những người Giu-đa đồng bào của ông nếu ông không chịu cảnh cáo họ về hậu quả của tội lỗi họ. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm cách cá nhân trước mặt Chúa, nhưng người tin Chúa có một trách nhiệm đặc biệt là cảnh cáo những kẻ không tin về hậu quả của việc khước từ Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không trung tín làm điều này, Đức Chúa Trời sẽ bắt chúng ta phải chịu trách nhiệm về những gì xảy ra với họ. Điều này sẽ khuyến khích chúng ta bắt đầu chia xẻ niềm tin của mình với người khác – bằng lời nói và việc làm – và tránh không nên có thái độ vô tâm và thờ ơ với những linh hồn đang hư mất. QVLAB
3:22-23 Một lần nữa Chúa đỡ ông dậy, ông lại đối diện với sự vinh hiển của Chúa và ông ngã sấp mặt xuống đất. Ê-xê-chi-ên ngã sấp mặt xuống đất 6 lần: 3:23; 1:28; 9:8; 11:13; 43:3; 44:4.
3:24-27 Thật là khó khăn cho ông thi hành nhiệm vụ, nhưng Chúa sẽ ban cho ông lời Ngài và Chúa bảo ông không nên làm bằng sức riêng của ông. Chúng ta xem xét mối quan hệ của Ê-xê-chi-ên với Chúa. Chúa thường làm cho ông nhận biết được ông chẳng có giá trị gì và được Chúa sử dụng như một tôi tớ của Chúa. Mọi việc ông không được làm bằng năng lực riêng của mình mà mọi việc đều là “Chúa Giê-hô-va phán như vầy”. Nói cách khác nếu Chúa không phán với Ê-xê-chi-ên, ông không được nói với dân sự.
D. Đoạn 4
4:1-2 Đây là lời cảnh cáo về sự huỷ phá thành Giê-ru-sa-lem. Ở đây Ê-xê-chi-ên vẽ trên ngói về những sự kiện sẽ xảy đến cho thành Giê-ru-sa-lem. Người khác nhìn thấy như là một việc điên rồ, nhưng Chúa dùng việc dường như ngu dại, đơn giản để rao truyền sứ điệp của Ngài sẽ đến thời điểm khi Chúa xử lý tội lỗi. Mỗi chi tiết được làm chính xác theo kế hoạch của Chúa thật là quan trọng. Chúng ta hay xem thường những điểm nhỏ trong lời của Chúa nhưng làm như thế là sai trật; cũng như Ê-xê-chi-ên sẽ sai lầm nếu ông chỉ làm phần nào ông cảm thấy là quan trọng. Nếu Chúa không muốn chúng ta làm điều đó, Ngài đã không bảo chúng ta làm như vậy.
4:3 Ông lấy một chảo sắt đặt nó làm tường thành bảo vệ mà quân thù có phía trước họ khi họ tiến lên ,vì Chúa đang binh vực kẻ thù .
4:4-5 Đây là dấu hiệu thứ hai Chúa bảo ông nằm nghiêng mình bên tả. Chúng ta thấy ông nằm nghiêng một bên 390 ngày. Điều này được làm mỗi ngày tại một nơi nào đótrong một thời hạn để bày tỏ sự sụp đổ trong tương lai của Giê-ru-sa-lem. 390 ngày tượng trưng cho 390 năm từ thời Rô-bô-am cho đến khi Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ.
4:6-8 Ê-xê-chi-ên nằm nghiêng mình bên hữu 40 ngày, một điềm khác liên hệ đến tội ác nhà Giu-đa đã phạm trong khoảng 40 năm của 390 năm. Điều này cuối cùng dẫn đến cảnh phu tù chúng ta thấy trong Ê-xê-chi-ên. Ê-xê-chi-ên cũng bị trói để bày tỏ dân sự sẽ bị trói khi bị bắt làm phu tù.
4:9-13 Điềm thứ ba là việc nấu thức ăn với phân. Chúa bảo ông ăn trong những ngày ông nằm nghiêng một bên. Luợng thức ăn ông ăn bằng lượng thức ăn một người ăn khi thành bị kẻ thù bao vây. Phân người mà Chúa truyền ông nấu chín để ăn mô tả dân sự đã trở nên ô uế như thế nào.
4:14-15 Chúa cho phép ông dùng phân bò thay thế cho phân người bởi vì dùng phân người vi phạm luật về sự tinh sạch Chúa truyền trong LeLv 21:1-22:32; PhuDnl 23:12-14.
Exe Ed 4:16-17 Nói về lượng thức ăn sẽ xảy ra, Chúa cho biết họ sẽ thiếu hụt thức ăn.
E. Đoạn 5
Điềm thứ tư – Đầu tóc bị cạo
5:1-2 Chúa bảo tiên tri phải cạo hết râu và tóc, tóc và râu là dấu hiệu chỉ về phẩm cách. Bị cạo râu và tóc bày tỏ Y-sơ-ra-ên sẽ phải chịu xấu hổ biết bao! Sự phân chia tóc chỉ về dân sự sẽ chết như thế nào: Một phần ba sẽ bị bịnh dịch khi thành bị vây, một phần ba sẽ bị giết bởi Nê-bu-cát-nết-sa và một phần ba sẽ bị tản lạc giữa các nước. Những tóc còn lại được “buộc vào áo choàng”,chỉ về dân sót sẽ được cứu, nhưng họ sẽ trải qua cơn đại nạn.
5:3 Một phần nhỏ dân sót sẽ được cứu.
5:4 Dân sót sẽ đi qua lửa nhưng sẽ được cứu ra khỏi.
5:5-12 Ông nói rằng Chúa huỷ diệt họ trước mặt các dân tộc khác. Khi chúng ta xây bỏ Chúa, Chúa sẽ bày tỏ tình yêu và ân điển của Ngài cho đến khi Chúa không thể để cho chúng ta đi mà thiếu sự đóan phạt. Chúa sẽ đoán phạt con cái của Ngài trước khi đóan phạt các dân tộc khác. Nên nhớ các dân tộc ngoại bang thờ các thần khác nhưng họ không biết Đức Chúa Trời,Đấng có một và thật. Y-sơ-ra-ên biết Ngài nhưng đã lìa bỏ Ngài. Họ đã làm ô uế đền thờ của Chúa bởi sự thờ lạy hình tượng. Chúng ta cũng phạm tội ác tương tự khi chúng ta cho phép tội lỗi tồn tại trong thân thể của chúng ta,vì thân thể chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời ( ICo1Cr 6:19).
Exe Ed 5:13-15 Chúng ta thấy cơn thạnh nộ Chúa giáng xuống Y-sơ-ra-ên là bài học cho các dân tộc khác. Chúa cảnh cáo Ngài không có đe doạ suông, Ngài sẽ làm trọn những lời Ngài đã phán.
Có bao giờ chúng ta thấy một người nào đó kỷ luật một đứùa trẻ bằng câu nói “Nếu con làm điều này một lần nữa …” chưa? Nếu cha mẹ sau đó bỏ qua, đứa trẻ sẽ không chịu nghe. Lời đe doạ suông sẽ không có hiệu quả. Đức Chúa Trời sẽ hình phạt tội lỗi của Y-sơ-ra-ên và Ngài cho họ biết rằng Ngài sẽ làm những gì Ngài đã phán. Dân sự đã học biết Chúa sẽ làm trọn lời Ngài. Có quá nhiều người làm ngơ lời cảnh báo của Chúa họ nghĩ đó là lời đe doạ suông mà thôi. Chúng ta không nên mắc sai lầm khi nghĩ rằng Chúa sẽ không thật sự làm những gì Ngài đã phán.
5:16-17 Cơn thạnh nộ của Chúa giáng xuống Giê-ru-sa-lem khi thành bị vây
F. Đoạn 6
Đây là phần bắt đầu một sứ điệp có hai phần. Chúng ta nên nhớ Ê-xê-chi-ên chỉ nói khi được Chúa ban cho sứ điệp. Sứ điệp trong đoạn 6 là sự thờ lạy hình tượng của Giu-đa chắc chắn sẽ kêu gọi sự đoán phạt của Chúa giáng xuống trên họ. Sứ điệp trong đoạn 7 mô tả tính chất của sự đoán phạt – Sự huỷ diệt quốc gia hoàn toàn. Đức Chúa Trời nhân từ thương xót sẽ cứu một dân sót. Ê-xê-chi-ên nói tiên tri nghịch cùng các núi của Y-sơ-ra-ên vì núi đồi là nơi linh thiêng của dân ngoại dùng để thờ lạy thần tượng .
6:1-2 Ông xây mặt nói cùng các núi bời vì dân sự sẽ không chịu nghe. Các núi và các nguồn nước là nơi họ thờ tà thần không làm đẹp lòng Giê-hô-va. Dân sự sẽ bị tản lạc và đất sẽ trở nên hoang vu.
6:3-7 Ê-xê-chi-ên công bố về sự đóan phạt sẽ xảy đến. Ông nói tiên tri nghịch cùng dân sự, còn các tiên tri giả nói những lời mà dân sự thích nghe.
6:8-10 Lời hứa về dân sót sẽ được cứu.
Một tia sáng xuất hiện trong lời tiên tri về sự tối tăm. Chúa để dành một dân sót nhưng họ chỉ được cứu sau khi học được những bài học cay đắng. Đôi khi Chúa làm tan vỡ một con người để mang họ đến sự ăn năn thật. Dân sự cần thay đổi thái độ của họ nhưng họ sẽ không thể thay đổi cho đến khi Chúa làm tan vỡ tấm lòng họ bằng sự hạ mình,đau đớn,và thất bại. Anh chị em có ao ước được Chúa thay đổi tấm lòng chưa làm đẹp lòng Ngài? Hay làmuốn Chúa sẽ làm tan vỡ tấm lòng của anh chị em?
6:11 Tiên tri đang cố gắng trình bày cơn giận của Chúa sẽ giáng trên dân sự bằng ba phương tiện: chiến tranh, đói kém và bệnh dịch.
6:12-14 Một lý do khác tại sao ông xây mặt hướng về các núi vì nó là nơi dân sự thường dâng hương cho thần tượng. Để ý những bước Ê-xê-chi-ên trình bày cơn giận của Chúa.
Mục đích Chúa hình phạt dân sự không phải để trả thù mà muốn cho dân sự hiểu ra một lẽ thật Giê-hô-va là Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật duy nhất. Dân sự trong thời Ê-xê-chi-ên đang thờ lạy thần tượng do tay con người tạo ra và xưng là các thần. Ngày nay tiền bạc, tình ái và quyền lực đã trở thành thần tượng cho nhiều người. Hình phạt sẽ đến với tất cả ai đặt những điều khác trước Chúa. Thật là dễ dàng quên rằng Chúa là Đức Chúa Trời duy nhất, quyền uy tối cao, là nguồn tình yêu và sự sống đời đời. Nên nhớ rằng Chúa có thể dùng những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta để dạy chúng ta Ngài là Chân Thần duy nhất.
G. Đoạn 7
7:1-9 Tiên tri nói về sự cuối rốt đã đến và không có hy vọng trốn thoát. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời không cho phép Ngài bỏ qua tội lỗi của Y-sơ-ra-ên.
Y-sơ-ra-ên sẽ nhận cơn thạnh nộ của Chúa. Nó không chỉ là lời cảnh cáo nhưng sẽ trở thành sự thật. Chúng ta nghĩ họ sẽ bắt đầu nhận lấy sứ điệp nhưng họ vẫn không lắng nghe. Sự kiên nhẫn của Chúa chấm dứt, cơn giận của Ngài đổ xuống. “Ta chẳng thương xót ngươi” bây giờ Chúa là Đức Chúa Trời của sự đoán phạt.
7:10 Sự kiêu ngạo của họ đã nẩy nụ vì vậy cơn giận của Chúa giáng trên họ
7:11-12 Sự đoán phạt sẽ đến trên cả dân sự. Bởi vì sự đoán phạt không giáng xuống liền nên chúng ta bắt đầu nghĩ nó sẽ chẳng đến. Nhiều người thường có thái độ như vậy tiếp tục phạm tội làm cho lòng họ chai cứng đối với sự cáo trách của Đức Thánh Linh. Chúng ta không nên lầm lẫn sự kiên nhẫn của Chúa mong muốn chúng ta xây bỏ con đường tội lỗi vì ý nghĩ sai trật Chúa sẽ không hình phạt tôi vì cớ tội của tôi. Sự đoán phạt sẽ đến và khi nó đến không ai có thể trốn thoát.
7:13-15 Dân sự ở Giê-ru-sa-lem có chuẩn bị cho chiến tranh, dầu vậy họ vẫn sợ hãi. Bên trong thành có đói kém và gươm ở bên ngoài.
7:16 Dân sót sẽ được cứu vì họ thấy được tội ác mình và ăn năn. Giu-đa không có sức lực chống lại kẻ thù nhưng Chúa không nghe tiếng kêu la của họ.
7:17-19 Họ sẽ cảm thấy xấu hổ và nhận biết họ là gian ác dường nào.
7:20-22 Vẻ đẹp và sự oai nghi của Chúa đã rời khỏi họ,bởi vì họ đã làm ô uế nơi thánh Chúa với sự thờ lạy hình tượng của họ. Chúa sẽ phó nơi thánh vào tay kẻ trộm cướp.
7:23-27 Xiềng xích chỉ về cảnh phu tù và sự đoán phạt. Dân sự sẽ sớm nhận biết họ không có hy vọng họ sẽ biết ai là Đức Chúa Trời. Xiềng xích chỉ về sự nô lệ tội lỗi của họ và Chúa phán Ngài sẽ làm cho họ theo cách họ đã ăn ở.
H. Đoạn 8
(Thời điểm sau một năm có sự hiện thấy và lời tiên tri từ đoạn 1-7)
Lời tiên tri này khoảng 592 TC. Sứ điệp của đoạn 8-11 hướng về Giê-ru-sa-lem và những lãnh đạo của nó. Đoạn 8 ghi lại Ê-xê-chi-ên trong sự hiện thấy được đem đi từ Ba-by-lôn đến đền thờ Giê-ru-sa-lem để thấy những sự đại ác đang được thực hành ở đó. Dân sự và những lãnh đạo của họ đang băng hoại. Trong sự hiện thấy đầu tiên của Ê-xê-chi-ên (đoạn 1-3) bày tỏ sự đoán phạt từ Chúa, sự hiện thấy này chứng tỏ tội lỗi của họ là nguyên nhân của sự đoán phạt.
8:1 Năm thứ 11 Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ, lời tiên tri vào năm thứ 6, còn 5 năm nữa Giê-ru-sa-lem sẽ bị sụp đổ.
8:2-4 Ê-xê-chi-ên đang ngồi với các trưởng lão, Thần của Chúa đến trên ông và đưa ông vào sự hiện thấy. Tâm thần của ông thấy Giê-ru-sa-lem và sự vinh hiển của Chúa đang sẵn sàng cho sự đoán phạt. Hình tượng sự ghen tương là một hình tượng dân sự đặt trong đền thờ của Chúa. Dân sự xa cách Đức Chúa Trời đến nỗi họ đã dựng nên thần của họ trong đền thờ của Đức Giê-hô-va.
8:5-6 Chúa chỉ cho ông thấy sự ghê tởm và sự bẩn thỉu về sự thờ phượng của Y-sơ-ra-ên. Chúng ta thử hình dung Đức Chúa Trời cảm thấy như thế nào sau các bậc tiền bối của Y-sơ-ra-ên, sau đó họ đã từ bỏ và trêu chọc tình yêu của Ngài .
Hình tượng làm cho Chúa nổi giận có thể là hình tượng Asherah, nữ thần liên hệ đến việc sinh sôi nẩy nở của người Ca-na-an,thần này khuyến khích người ta quan hệ tình dục tự do và sinh sản càng nhiều càng tốt. Vua Ma-na-se đã đặt hình tượng này vào trong đền thờ của Chúa (IIVua 2V 21:7) Vua Giô-si-a đã đốt trụ thờ tượng Asherah (23:6) nhưng chắc chắn còn nhiều thần tượng khác
Tượng Asherah chỉ về các thần trong XuXh 34:13 .Các thần này là những khúc cây còn sống được chặt ngọn và được chạm trổ thành hình tượng, hoặc chúng là những hình tượng được làm bằng gỗ, sau đó được đặt đứng thẳng đứng dưới đất. Tượng thần nguyên thủy tượng trưng cho cây sự sống nhưng qua nhiều năm tháng trở thành “nguồn của sự sống” với những hình tượng thậm chí được khắc thành hình của bộ phận sinh dục nam. Tất cả các hình thức tình dục đồi trụy xảy ra trong nghi lễ thờ phượng thần tượng này.
Exe Ed 8:7-13 Chức thầy tế lễ bị ô uế, thậm chí họ nghĩ rằng Chúa không nhìn thấy họ. Họ trở nên người yêu của sự tối tăm. Nhưng theo câu 13 còn có sự gớm ghiếc hơn nữa.
8:14 Những phụ nữ đang khóc Tham-mu.
Tham-mu là thần mùa xuân của người Ba-by-lôn. Thần này là chồng hay là người yêu của nữ thần Ishtar. Những người theo niềm tin này tin rằng cây cối khô héo và chết vào mùa hè nóng bức là bởi vì Tham-mu đã chết và đi xuống cõi dưới, vì vậy, họ than khóc. Khi cây cối đâm chồi ,nẩy lộc,họ vui mừng tin rằng Tham-mu đã sống lại. Đức Chúa Trời đang chỉ cho Ê-xê-chi-ên thấy nhiều người không còn thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật của sự sống.
8:15-18 Nhưng vẫn còn có sự gớm ghiếc khác. Dân sự xây lưng lại đền thờ của Chúa và thờ lạy mặt trời. Câu 17 cho chúng ta thấy một sự gớm ghiếc lớn hơn họ “đặt những nhánh cây vào mũi mình” liên hệ đến thần tượng Asherah.
Chúa đã chỉ cho Ê-xê-chi-ên biết tại sao Chúa phải sửa phạt dân sự và Ngài làm điều đó mà không nghe tiếng kêu la của họ,bởi vì họ đã chọc giận Ngài. Cũng giống như khi chúng ta sửa dạy con cái mình.
I. Đoạn 9

9:1-6 Ngài kêu lớn tiếng cùng các lãnh đạo của thành Giê-ru-sa-lem đến gần với khí giới trong tay. Sáu ngưới nam mang khí giới, và một người trong số họ mặc vải gai, lưng đeo sừng mực. Người này được bảo đi qua giữa thành, ghi dấu lên trán những người nào than khóc về sự gớm ghiếc đã phạm trong thành. Năm người còn lại đi theo sau đánh giết tất cả những người có dấu trên trán không kể tuổi tác hoặc phái tính. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời lìa khỏi Giê-ru-sa-lem c.3.
Điều này nhắc chúng ta về 144.000 người được ghi dấu trong Khải huyền, nhưng đây là số dân sót được cứu.
Chúng ta để ý sự đoán phạt bắt đầu từ những thầy tế lễ. Xem IPhi 1Pr 4:17-18. Có chứng cứ rõ ràng rằng những người được cứu khỏi sự đoán phạt của Chúa nhận biết tội lỗi của mình và ăn năn .
Exe Ed 9:7-11 Chúa giáng sự hình phạt trên dân sự bởi vì họ không trở lại cùng Ngài. Chúa không rút sự đoán phạt lại nếu dân sự không ăn năn.
J. Đoạn 10
Đoạn 8-11 mô tả sự vinh hiển của Chúa đang lìa khỏi đền thờ. Trong 8:3-4, sự vinh hiển của Chúa ở trên cổng phía bắc. Sau đó di chuyển đến ngạch cửa nhà (9:3), rồi đến cuối phía nam của đền thờ (10:3-4), cổng phía đông (10:18-19), cuối cùng là ở trên núi phía đông của đền thờ (11:23), có lẽ núi Ô-li-ve. Bởi vì tội lỗi của dân sự , sự vinh hiển của Chúa đã lìa khỏi đền thờ.
10:1-2 Bây giờ vị tiên tri nhìn thâùy trên thiên đàng, và thấy sự vinh hiển của Chúa. Người mặc vải gai được bảo lấy than đỏrải ra trên thành Giê-ru-sa-lem để đoán phạt thành.
Sự thánh khiết trọn vẹn của Đức Chúa Trời đòi hỏi phải hình phạt tội lỗi. Chê-ru-bin là những thiên sứ của Chúa. Những than đỏ rải trên thành tượng trưng cho sự thanh tẩy tội lỗi. Điều này có nghĩa là Chúa sẽhuỷ diệt tất cả mọi người đã phạm tội một cách trắng trợn và khước từ sự ăn năn.
Sau lời tiên tri này một thời gian ngắn, người Ba-by-lôn đã dùng lửa tiêu diệt thành Giê-ru-sa-lem
(IIVua 2V 25:9; IISu 2Sb 36:19)
Exe Ed 10:3-9 Trong khải tượng này, chúng ta thấy hoạt động trong thế giới thần linh và sự đoán phạt của Chúa sẽ trút xuống trên Y-sơ-ra-ên.
10:10-22 Sự mô tả Chê-ru-bin giống như Ê-xê-chi-ên đã thấy trước đây.
Sự vinh hiển của Chúa đã lìa khỏi đền thờ và không bao giờ hiện diện trên nó nữa cho đến khi chính Chúa Jesus thăm viếng nó trong thời tân ước. Sự thánh khiết trọn vẹn của Đức Chúa Trời đòi hỏi Ngài phải lìa khỏi đền thờ bởi vì dân sự đã làm ô uế nó. Chúa phải huỷ diệt hoàn toàn những gì dân sự đã làm sai lệch để phục hồi lại sự thờ phượng thật.

K. Đoạn 11

11:1-3 Chúng ta thấy một nhóm người thứ hai gồm có 25 người tượng trưng cho những kẻ gian ác hay các thương gia. Họ nói rằng thành không có gì nguy hiểm,họ có thể đi lại bình thường bởi vì thành này là một cái nồi sắt đã được đóng ấn khỏi những gì ở bên ngoài.
11:4-13 Vị tiên tri thấy sự đoán phạt của Chúa sẽ giáng trên những kẻ gian ác này. Họ sẽ không được an toàn như họ nghĩ ở trong thành vì Chúa sẽ mang họ ra khỏi thành, nơi họ sẽ bị ngã dưới gươm. Không ai hoặc không điều gì có thể ẩn núp khỏi sự đoán phạt của Chúa.
11:14-16 Ngay trong khi họ hư mất, Chúa hứa sẽ là một nơi thánh cho họ nếu như họ chịu ăn năn trở lại với Ngài.
11:17-21 Đức Chúa Trời sẽ ban cho dân sự một tấm lòng mới và sẽ làm điều đó trong thời Ê-xê-chi-ên nếu dân sự quay lại cùng Ngài. Ngài là Đức Chúa Trời ngay thẳng và công bình trong sự đoán phạt.
Sứ điệp của Chúa qua tiên tri Ê-xê-chi-ên đầy sự mỉa mai. Chúa phán những người Giu-đa bị bắt làm phu tù là những người trung tín, còn những người ở Giê-ru-sa-lem là những người tội lỗi và gian ác. Đây là điều trái ngược với quan niệm của dân sự. Chúa là một nơi thánh cho những người công bình còn sót lại. Dân sự thờ hình tượng mặc dầu họ đã thờ phượng trong đền thờ (11:15) sẽ không tìm thấy một nơi thánh chân thật; nhưng những phu tù trung tín, dầu họ ở xa quê hương sẽ được Chúa bảo vệ.
Cũng vậy, hoàn cảnh bên ngoài của chúng ta không bày tỏ chỗ đứng thật của chúng ta đối với Chúa. Những người có vẻ an ninh chắc chắn có thể xa cách Ngài, trong khi những người trải qua khó khăn có thể được Chúa bảo vệ một cách an toàn.
11:22-25 Sự vinh hiển của Chúa lìa khỏi Giê-ru-sa-lem và họ sẽ bị bắt làm phu tù. Ê-xê-chi-ên được đưa trở lại Canh-đê và ông thuật lại sự hiện thấy Chúa đã tỏ cho ông.
Sự vinh hiển của Chúa lìa khỏi Giê-ru-sa-lem và dừng lại trên nuí phía đông của thành, có thể là núi Ô-li-ve. Ê-xê-chi-ên 43:1-4 cho thấy rằng Chúa sẽ trở lại như cách Ngài đã lìa khỏi,khi Ngài trở lại trái đất để thiết lập vương quốc của Ngài.
L. Đoạn 12
12:1-2 Y-sơ-ra-ên là nhà bạn nghịch. Họ có mắt và tai nhưng không lưu tâm đến những gì họ thấy và nghe.
12:3-4 Ê-xê-chi-ên được bảo phải dời đồ đạc ra khỏi nhà để bày tỏ cho dân sự thấy họ sẽ bị bắt làm phu tù.
Ê-xê-chi-ên đóng vai một người bị bắt làm phu tù để bày tỏ những gì sắp xảy ra cho vua Sê-đê-kia và dân sự còn lại ở Giê-ru-sa-lem. Dân lưu đày biết chính xác những gì Ê-xê-chi-ên đang làm,bởi vì 6 năm trước đây họ cũng làm điều tương tự như vậy khi họ rời Giê-ru-sa-lem đi qua Ba-by-lôn. Điều này cho dân sự biết rằng họ không nên tin cậy vua hoặc thủ đô có thể cứu họ thoát khỏi quân đội Ba-by-lôn, chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền cứu họ. Còn dân lưu đày hy vọng sớm trở về khỏi cảnh phu tù sẽ trở nên thất vọng. Sự diễn xuất sinh động của Ê-xê-chi-ên được chứng minh là đúng đắn đến chi tiết cuối cùng. Nhưng khi ông cảnh cáo họ, có nhiều người khước từ không chịu nghe.
12:5 Ông phải xoi một cái lỗ qua tường để bày tỏ tường thành sẽ bị đục thủng.
12:6-7 Ê-xê-chi-ên làm theo lời Chúa bảo. Ông che mặt lại đặng không thấy đất tượng trưng cho vua Sê-đê-kia bị mù khi bị bắt làm phu tù và dân sự trong tương lai bị bắt dẫn đi và không biết đường mình đi đến đâu.
12:8-16 Chúa phán dặn ông những lời để nói khi dân sự hỏi. Sẽ có một cái lưới bắt giữ họ không thể trốn thoát được. Không có phương tiện nào có thể giúp cho họ thóat khỏi. Vua trong c.10 chỉ về Sê-đê-kia đang cai trị ở Giê-ru-sa-lem. Ông sẽ bị bắt làm phu tù qua Ba-by-lôn trong cảnh mù lòa cho đến chết vẫn không biết được nơi lưu đày của mình.
12:17-18 Tiên tri phải ăn bánh trong sự run rẩy, dấu chỉ dân sự sẽ có sự sợ hãi.
12:19-22 Dân sự nói câu tục ngữ những ngày họ kéo dài và mọi sự hiện thấy chẳng ứng nghiệm.
12:23-25 Nhưng Chúa sẽ cất câu tục ngữ ấy khỏi đất. Để ý cụm từ quan trọng “đương ngày các ngươi” ý nói rằng thời gian không xa nhưng chắc chắn rất gần, họ sẽ sống để chứng kiến nó xảy ra .
12:26-28 Chúng ta thấy có sự mâu thuẫn giữa dân sự và tiên tri Êâ-xê-chi-ên và ông bảo họ thì giờ sắp đến rồi.
M. Đoạn 13
13:1-7 Các tiên tri giả nói những lời dân sự muốn nghe, đem đến cho họ hy vọng nhưng đây không phải là sứ điệp của Chúa. Họ giống như những con cáo làm nhà giữa chốn đổ nát. Những tiên tri giả này đã tìm cách kiếm lợi từ những nan đề của dân sự trong thành.
13:8-9 Chúa sẽ diệt hết các tiên tri giả.
13:10-14 Các tiên giả đang dựng lên những bức tường giả dối. Tất cả sự giả dối sẽ bị cuốn sập khi nền lẽ thật được phơi bày ra. Từ ngữ “vôi chưa sùi bọt” chỉ về cách các bức tường được xây. Gạch thông thường được làm từ đất sét và bùn rồi phơi khô khi được sắp xếp để hình thành bức tường. Tuy nhiên, những bức tường như vậy không thể chịu đựng thời tiết khắc nghiệt để bảo vệ những bức tường này vôi được pha trộn để tô trên tường. Nếu vữa trét tường có vôi nó sẽ bảo vệ được bức tường nhưng nếu nó không có vôi nó là “vôi chưa sùi bọt” và sẽ không chịu đựng nỗi với lực tác động ở bên ngoài.
13:15-16 Giê-ru-sa-lem sẽ sụp đổ vì hy vọng của họ là giả dối như các tiên tri giả .
13:17-18 Có một số loại đệm như một cái gối để lót khuỷu tay khi dân sự đến cùng họ để xin một sự khải thị. Các nữ tiên tri sẽ lấy một cái khăn trùm đầu các khách hàng của họ lại để tạo ra môi trường cho họ cầu vấn thần linh. Vì vậy những phụ nữ có vai trò như là nữ tiên tri cũng là đối tượng bị Chúa đoán phạt
13:19-23 Họ đang nói tiên tri vì tiền bạc, vật chất. Chúa sẽ cất hết khỏi dân sựï các tiên tri giả .
N. Đoạn 14
14:1-7 Thần tượng ở trong chính tấm lòng của họ, ý này được lập lại 4 lần trong những câu này. Chúa ở sau tấm lòng của dân sự. Nơi nào có thần tượng, Chúa sẽ không ngự ở trong nơi đó. Ngài sẽ không bao giở chia xẻ sự vinh hiển của Ngài cho thần nào khác. Nếu chúng ta đang thờ phượng Chúa, chúng ta phải tẩy sạch thần tượng khỏi tấm lòng của mình. Chúa sẽ cứu những người ăn năn và từ bỏ hình tượng khỏi lòng mình.
14:8-9 Nếu một tiên tri lừa dối,Chúa phán: Ta đã để cho tiên tri đó bị lừa dối. Thật là dễ hiểu rằng có một chỗ trong sự cung cấp, Chúa sẽ ban cho một người tuỳ theo sự dối trá của người đó, IITe 2Tx 2:9-12. Ở đây có nghĩa là tiên tri giả đã nổi loạn đến nỗi Chúa đã phó người đó vào trong sự dối trá của mình.
Exe Ed 14:10-14 Không những chỉ có tiên tri giả bị hình phạt mà những người tìm kiếm tiên tri giả cũng bị phạt. Dân sự tìm kiếm sự hy vọng mà không có.
14:15-21 Sự huỷ diệt thành này thật kinh khiếp dầu cho có Đa-ni-ên, Nô-ê hay là Gióp cũng không giải cứu được họ. Chúa khẳng định sự đoán phạt chắc chắn sẽ đến.
14:22-23 Nhưng trong cơn thạnh nộ của Ngài có một dân sót sẽ được cứu. Dân sót sẽ được an ủi và được xưng công bình. Bởi vì sự công chính của Chúa đòi hỏi sự sửa phạt tội lỗi.
Phục 28, cả đoạn nói về phước hạnh cho những người vâng phục và sự rủa sả cho những kẻ bội nghịch, không vâng lời.
O. Đoạn 15
Sứ điệp Chúa ban cho Ê-xê-chi-ên trong đoạn 15-17 cung cấp thêm một số chứng cứ Chúa sẽ huỷ diệt Giê-ru-sa-lem. Sứ điệp đầu tiên nói về một cây nho, lúc đầu vô dụng và càng vô ích hơn sau khi bị đốt. Dân thành Giê-ru-sa-lem vô ích đối với Chúa bởi vỉ họ thờ lạy hình tượng và vì vậyhọ sẽ bị huỷ diệt và thành của họ bị đốt cháy. Ê-sai cũng đã ví sánh Y-sơ-ra-ên với một vườn nho.(EsIs 5:1-7)
15:1-4 Y-sơ-ra-ên là một cây nho. OsHs 10:1- “Y-sơ-ra-ên là một cây nho tươi tốt, sanh ra trái nó” Ở đây chúng ta thấy Y-sơ-ra-ên là vô dụng vì họ là một cây nho vô dụng. Điều duy nhất Y-sơ-ra-ên tốt là để dành cho lửa.
Những điều liên quan đến cây nho:
Cây nho được trồng với một mục đích duy nhất là sanh trái.
So sánh với những cây khác, thân cây nho nhỏ ,thấp, cong vẹo.
Gỗ của nó rất ít được dùng. Không được dùng để xây nhà hoặc làm củi đốt vì nó cháy rất nhanh và chóng tàn.
Y-sơ-ra-ên là một loại nho hòan hảo, họ vô dụng vì ở ngoài mục đích của Đấng Tạo Hóa dành cho họ.
Exe Ed 15:5-8 Khi chúng ta nghĩ về cây nho, tình trạng tự nhiên của nó chẳng có ích gì cả (thậm chí không dùng để làm củi),ngọai trừ nó sanh trái. Chúng ta cũng như thế, trong cây nho cũng như trong chúng ta phải có sự sống để trở nên hữu ích.
Cũng như cây nho vôdụng Chúa ném vào trong lửa, Chúa cũng sẽ thanh tẩy Y-sơ-ra-ên. Nếu nhánh của nó nối liền với gốc nho thật , nó sẽ ra trái. Nếu nó tách rời gốc nho, nó sẽ không thể ra trái.
P. Đoạn 17
17:1-2 Ê-xê-chi-ên dùng ẩn dụ để nói cùng dân sự.
17:3-6 Ẩn dụ đầu tiên : Chim ưng lớm là Ba-by-lôn; Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt vua Giê-hô-gia-kin. Sê-đê-kia trở thành vua bù nhìn dưới quyền của Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng Sê-đê-kia bắt đầu âm mưu liên kết với Ê-díp-tô để giải phóng chính mình khỏi ách thống trị của Nê-bu-cát-nết-sa.
Sê-đê-kia là em của Giê-hô-gia-kin, tên ông trước khi được đổi là Ma-tha-nia. Sê-đê-kia là một cây nho không cao mấy.
17:7-10 Chim ưng thứ hai là Ê-díp-tô,kẻ Y-sơ-ra-ên đi đến khi được Chúa bảo là không nên đến.Vua của Ê-díp-tô là Pha-ra-ôn Hophra. Ê-díp-tô là cây sậy bầm giập, cho nên liên minh với nó là vô ích.
Trong khi Ê-xê-chi-ên đang nói tiên tri từ nơi lưu đày thì Giê-rê-mi cũng đang cảnh cáo Sê-đê-kia cùng một sứ điệp tương tự liên quan đến việc Sê-đê-kia ao ước liên minh với Ê-díp-tô. Gie Gr 2:36-37.
Exe Ed 17:11-14 Nhà bạn nghịch là Giu-đa. Chúng ta thấy Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt đi những người mạnh mẽ và sang trọng, chỉ để lại cho Sê-đê-kia cai trị trên những người dân tầm thường.
Sê-đê-kia chỉ là vua bù nhìn của Nê-bu-cát-nết-sa, người đã lập giao ước với Ba-by-lôn nhưng Sê-đê-kia nổi dậy chống lại Nê-bu-cát-nết-sa.
17:15-16 Sê-sê-kia liên minh với Ê-díp-tô để chống lại Ba-by-lôn. Vì vậy, ông đã phá vỡ giao ước với Ba-by-lôn và Chúa truyền sự đoán phạt trên ông vì ông nhờ cậy Ê-díp-tô. Ông bị bắt làm phu tù qua Ba-by-lôn và chết ở đó.
17:17-19 Chúa xem giao ước Giu-đa đã lập với Ba-by-lôn là giao ước của Chúa. Do đó, khi Giu-đa liên minh với Ê-díp-tô ,họ đang phá vỡ giao ước của Ngài.
17:20-24 Y-sơ-ra-ên là cây hương bách bị Chúa chặt nhánh đi, nhưng từ nhành còn lại sẽ nứt ra một cây lớn là Đấng Christ.

Đấng Christ là:
Chồi-mống – XaDr 6:12
Chồi và hậu tự của Đa-vít – KhKh 22:16
Đầy tớ của Đức Chúa Trời là chồi-mống – XaDr 3:8
Một chồi nứt ra từ rễ Y-sai – EsIs 11:1
Câu 24 cho chúng ta thấy Chúa đã:
“hạ cây cao xuống” dường như chỉ về những người lãnh đạo hoặc ý nghĩ kiêu ngạo của họ.
“cất cây thấp lên” nói về cây bách hương trong câu 23
“làm khô cây xanh” chỉ về vua hiện tại của Ba-by-lôn
“làm cho cây khô tốt lên” nói về vương quốc của Đấng Mê-si-a
Q. Đoạn 18
Exe Ed 18:1-4 Con cái đang nói rằng họ đang chịu khổ vì cớ tội lỗi của cha mẹ.
Dân Giu-đa tin rằng họ đang chịu khổ là do bởi tội lỗi của tổ phụ,không phải bởi tội lỗi của chính họ. Họ nghĩ theo cách Mười điều răn giảng dạy (XuXh 20:5) Ê-xê-chi-ên dạy rằng Giê-ru-sa-lem sụp đổ là do sự cay đắng thuộc linh trong thế hệ trước. Nhưng niềm tin này trong cuộc sống cộng đồng của người Y-sơ-ra-ên dẫn đến thuyết định mệnh và sự vô trách nhiệm.Vì vậy, Ê-xê-chi-ên đưa ra một đường lối mới của Đức Chúa Trời bởi vì dân sự đã diễn giải sai đường lối cũ. Chúa đoán xét mỗi cá nhân, cho dù chúng ta thường chịu ảnh hưởng bởi tội lỗi của tổ phụ mình. Chúa không phạt chúng ta vì cớ tội của bất cứ một người nào khác và chúng ta không nên dùng lỗi lầm của họ để biện hộ cho tội lỗi của mình. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước mặt Đức Chúa Trời.
Exe Ed 18:5-9 Chúa bày tỏ nếu một người là công bình, tuân giữ luật pháp thì sẽ được cứu.
Hơn nữa, một số người Giu-đa đã dùng cái dù ơn phước tập thể của Đức Chúa Trời để biện hộ cho sự không vâng lời Chúa. Họ nghĩ rằng bởi vì tổ phụ của họ công bình, họ sẽ được sống (18:5-9). Nhưng Chúa bảo họ sẽ chết vì họ là con cái gian ác của cha mẹ công bình (18:10-13). Tuy nhiên, nếu người nào trở lại cùng Chúa thì người đó sẽ sống (18:14-18).
18:10-20 Con cái công bình sẽ không chịu hậu quả bởi tội lỗi của cha mẹ, cha mẹ sẽ chịu đau khổ vì cớ tội lỗi của mình, ai riêng phần nấy.
18:21-23 Nếu người gian ác xây bỏ tội lỗi và trở lại cùng Chúa thì người đó sẽ sống. Đức Chúa Trời là Chúa của tình yêu, nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời công bình trọn vẹn. Tình yêu thương trọn vẹn của Ngài khiến cho Ngài thương xót những người ăn năn tội lỗi trở lại cùng Ngài, nhưng Chúa không nhắm mắt làm ngơ những kẻ cố ý phạm tội.
Người gian ác chết cả phần tâm linh lẫn thuộc thể. Đức Chúa Trời không vui về cái chết của họ. Ngài hoàn toàn mong muốn họ ăn năn để được hưởng sự sống đời đời. Chúng ta cũng không nên vui mừng về sự không may mắn của người chưa tin Chúa. Chúng ta nên cố gắng hết sức mình để đem họ đến với Chúa.
18:24 Nếu một người bắt đầu tốt nhưng sau đó bội đạo. Chúa sẽ không nhớ đến những điều công bình nhưng tình trạng hiện tại của người đó là đang ở trong sự chết.
18:25-29 Đường lối của Chúa là bằng phẳng, chỉ có đường lối của con người là không bằng phẳng. Con người hiểu lầm rằng Chúa phải sống theo ý tưởng công bằng của con người. Nhưng ngược lại mới đúng đắn,con người phải sống theo sự công bằng của Chúa.
18:30-32 Vị tiên tri đã cảnh cáo về sự đoán phạt của Chúa và chúng ta thấy ân điển của Đức Chúa Trời mong muốn con người trở lại cùng Ngài.
Giải pháp của Ê-xê-chi-ên đối với vấn đề tội lỗi di truyền là mỗi người phải có một đời sống thay đổi. Đây là công việc của Đức Chúa Trời làm trong mỗi chúng ta và không có điều gì chúng ta có thể làm được cho chính mình. Đức Thánh Linh đổi mới chúng ta (Thi Tv 51:10-12).
Nếu chúng ta từ bỏ tội lỗi và trở lại cùng Chúa, Ngài sẽ ban cho chúng ta một đời sống mới, một tình yêu mới, và một quyền năng mới để thay đổi. Chúng ta nên tin cậy vào quyền năng của Chúa để thay đổi tấm lòng và tâm trí. Sau đó, chúng ta quyết định mỗi ngày sống trong sự điều khiển của Ngài (Eph Ep 4:22-24)
R. Đoạn 23
Exe Ed 23:1-4 Hai chị em gái trở thành kỵ nữ tượng trưng cho Sa-ma-ri và Giê-ru-sa-lem. Chúa không muốn dân sự đi đến Sa-ma-ri thờ phượng và Ngài cũng không chọn Sa-ma-ri là trung tâm của sự thờ phượng. Ở đây chúng ta thấy có hai đền tạm: một đền tạm của Chúa và một là của con người. Đền tạm được Chúa chọn là Giê-ru-sa-lem.
Ô-hô-la = “trại của nó”. Ô-hô-li-ba = “trại của ta ở trong nó”.
23:5-12 Trong những câu Kinh thánh này, chúng ta thấy bởi vì họ nhờ cậy A-si-ri và họ đã bị thu hút trong sự thờ lạy hình tượng của A-si-ri nên Chúa đã phó họ vào tay A-si-ri, chính quốc gia này bắt họ làm phu tù.
23:13-21 Ở đây chúng ta thấy người em gái, Giu-đa, vương quốc phía nam phạm tội giống như Sa-ma-ri đã từng phạm là gian díu với hình tượng của người Ba-by-lôn. Do đó, họ đã bị Ba-by-lôn bắt làm phu tù. Trong câu 20 Chúa ví sánh tội thờ lạy hình tượng như là tội phạm tình dục với con vật. Họ phạm tội với Chúa và xa cách Ngài.
23:22-35 Chúng ta thấy bức tranh của sự đoán phạt cả Giu-đa và Sa-ma-ri phải nhận vì tội thờ lạy hình tượng của họ.
23:36-44 Nói về tội lỗi của Giu-đa và Sa-ma-ri. Ở đây chúng ta thấy họ thậm chí dâng con cái mình làm sinh tế cho tà thần, rồi sau đó cũng trong một ngày họ đi vào đền tạm của Đức Giê-hô-va đặng thờ phượng.Vì vậy, họ làm ô uế đền tạm. Điều này tạo nên một sự nhạo báng trong sự thờ phượng. Chúng ta không thể ngợi khen Đức Chúa Trời và cùng một lúc lại cố ý phạm tội.
23:45-49 Cách Chúa sửa phạt những người phạm tội tà dâm.
S. Đoạn 24
24:1 Đây là thời điểm bắt đầu năm thứ chín của phu tù bị bắt thời Giê-hô-gia kin.
24:2-14 Chúng ta thấy Giê-ru-sa-lem như một cái nồi sôi sục. Cảnh phu tù ở Ba-by-lôn sẽ đem đến sự đoán phạt lớn. Chúng ta thấy tất cả dân thành Giê-ru-sa-lem đang bị nấu sôi bọt lên. Trở lại đoạn 11 người Y-sơ-ra-ên nghĩ rằng họ ở trong một cái nồi sắt an toàn nhưng bây giờ cái nồi an toàn ấy bị nấu sôi lên. Những gì ở trong nồi đều bị đổ trên than và do đó tất cả bị thiêu huỷ hết.
24:15-19 Chúa phán về cái chết của vợ Ê-xê-chi-ên. Vợ ông là sự ưa thích của mắt ông và Chúa cất bà đi như là một dấu hiệu cho dân sự ông. Ê-xê-chi-ên không được than khóc vợ mình.
24:20-24 Chúa biết thành Giê-ru-sa-lem là sự ưa thích của mắt họ, nhưng họ không được than khóc khi thành bị sụp đổ.
24:25-27 Chúa khẳng định những gì đang xảy ra sẽ là một dấu cho họ. Ê-xê-chi-ên sẽ yên lặng không nói gì cho đến ngày Giê-ru-sa-lem bị huỷ diệt và lúc ấy ông được Chúa cho phép nói với những người được cứu thoát.
T. Đoạn 28
28:1-10 Sự đoán phạt sẽ đến trên vua Ty-rơ bởi vì ông tự nhấc mình lên tự xưng là Đức Chúa Trời và vì cớ sự giàu có và lớn mạnh của ông. Josephus nói vua Ty-rơ này là Ithobalus II kiêu ngạo tự xưng mình là Đức Chúa Trời.
Nê-bu-cát-nết-sa bao vây Ty-rơ nhưng không hoàn toàn chinh phục được nó. Vào một đêm dân thành Ty-rơ đã di chuyển đồ đạc của họ ra đảo “Rock”, đảo này cách bờ 300 dặm. Họ biết rằng người Ba-by-lôn mê tín không đánh trận vào ban đêm. Sáng hôm sau, Nê-bu-cát-nết-sa thấy kẻ thù của mình cố thủ vững vàng trên đảo và sẵn sàng chiến đấu. Vì vậy, sau 14 năm vây thành Ty-rơ ông lường thấy sự thiệt hại khi đánh bằng đường thuỷ nên trở về bỏ lại Ty-rơ đang bị đánh phá một phần, dù vị vua này hùng mạnh nhưng không thắng nổi Ty-rơ. Sự sụp đổ hoàn toàn của Ty-rơ đã không xảy ra cho đến đời Alexander Đại đế. Kinh thánh dạy chúng ta phải chiến đấu chống lại các thần dữ ở các miền trên trời.
Không có gì sai trật với mong muốn trở nên giống như Chúa, nhưng sai trật với cách chúng ta cố gắng để trở nên giống như Chúa.
28:11-15 Ở đây luật ám chỉ được dùng như là lời tiên tri chống lại vua Ty-rơ trên đất nhưng cũng chống lại Lu-xi-phe, Sa-tan, kẻ lên mình kiêu ngạo. Chúng ta thấy rằng:
Một người đầy khôn ngoan
Người tốt đẹp trọn vẹn
Người được tạo dựng
Có đầy mình mọi ngọc quí
Người được xức dầu
Người đi dạo với Đức Chúa Trời
Đường lối người là trọn vẹn cho đến khi…
Chúng ta cũng thấy trong ITi1Tm 3:6, sự kiêu ngạo đã mang đến án phạt cho ma quỉ và sự lên mình cao hơn được tìm thấy trong EsIs 14:1-32, Lu-xi-phe đã 5 lần nói ta sẽ.
ITi1Tm 3:6
EsIs 14:12-15
Exe Ed 28:16-19 Những câu này nói đến sự huỷ diệt cuối cùng của Lu-xi-phe cũng như đối với vua Ty-rơ.
28:20-26 Lời tiên tri nghịch cùng Si-đôn, một thành ở gần Ty-rơ. Trong câu 25-26 cũng nói về sự lập lại Y-sơ-ra-ên.
Đây là lời hứa dân Chúa sẽ sống trong an bình trọn vẹn nhưng chưa được ứng nghiệm hòan toàn. Có nhiều phu tù được trở về thời Xô-rô-ba-bên, E-xơ-ra và Nê-hê-mi, mặc dù đất nước Y-sơ-ra-ên về phương diện chính trị ngày nay đã được khôi phục nhưng họ chưa thật sự sống trong hòa bình (28:6)
Vì vậy, lời hứa này sẽ ứng nghiệm trọn vẹn khi Đấng Christ thiết lập vương quốc đời đời của Ngài.
U. Đoạn 33
( Đoạn 33-39 bày tỏ tình trạng đạo đức suy đồi của Y-sơ-ra-ên và lời hứa về sự phục hồi với Chúa và với đất của họ trong tương lai)
33:1-6 Những câu này cho thấy nguyên tắc của người canh giữ trên tường thành nhằm cảnh cáo về một sự tấn công. Nếu người canh giữ cảnh báo dân thành, người đó đã làm tròn phận sự của mình và không phải chịu trách nhiệm về những phản ứng của dân sự.
33:7 Ê-xê-chi-ên là người canh giữ của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có trách nhiệm của người canh giữ – Phao-lô đã nói trong Cong Cv 20:26.
Exe Ed 33:8-10 Ê-xê-chi-ên có trách nhiệm răn bảo dân sự , nếu không huyết của họ sẽ đổ lại trên đầu ông.
33:11-16 Chúa không muốn hình phạt con người, ai trở lại với Chúa sẽ được cứu, nhưng nếu họ cứ tiếp tục phạm tội, họ sẽ chết.
33:17-20 Chúa tỏ ra đường lối của Chúa là ngay thẳng còn đường lối của con người là không ngay thẳng.
33:21-22 Thành Giê-ru-sa-lem bị chiếm và Ê-xê-chi-ên không còn câm nữa.
33:23-26 Dân sự nghĩ rằng họ sở hữu đất, do đó họ phàn nàn. Ê-xê-chi-ên giải thích cho họ hiểu vì cớ tội lỗi họ không còn làm chủ đất đó nữa.
33:27-33 Lời tiên tri về sự đoán phạt sẽ giáng trên dân sự. Dân sự nghe lời răn bảo nhưng không làm theo.
V. Đoạn 34
Ê-xê-chi-ên kêu gọi những phu tù “Y-sơ-ra-ên”, tất cả phu tù của vương quốc phía bắc và phía nam. Ê-xê-chi-ên lên án những lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên chỉ lo cho chính mình hơn là quan tâm đến dân sự. Ông vạch ra những tội của họ (34:1-6) và công bố sự đoán phạt trên họ (34:7-10). Có một lời hứa về Đấng chăn chiên hiền lành (Đấùng Mê-si-a) Ngài sẽ đến chăn dắt dân sự vì những người chăn khác đã không làm như vậy (34:11-31) Lời tiên tri này là một bức tranh đẹp đẽ về số phận của người chăn hiện thời, công việc của người chăn mới và tương lai của bầy chiên.
34:1-6 Ê-xê-chi-ên nói tiên tri nghịch cùng những người chăn bầy chỉ chăm lo cho chính mình và không quan tâm đến bầy chiên. Hậu quả là phá vỡ sự hiệp nhất cho đến khi bầy chiên bị tan lạc.
34:7-10 Chúa chống ngbịch cùng những người chăn không lo cho bầy chiên vì chiên đã trở thành mồi của thú rừng.
34:11-16 Chúa sẽ tìm kiếm chiên của Ngài, chăm lo cho chiên và đáp ứng mọi nhu cầu của bầy chiên. Người chăn hiền lành sẽ đến chăm sóc chiên của Ngài khi Ngài gọi chúng đến cùng Ngài. Đấng Christ đã chết cho chiên của Ngài và Ngài đã xức dầu cho chúng ta trách nhiệm chăn giữ bầy chiên cho đến khi Đấng Christ trở lại hoàn thành chương trình của Ngài.
34:17-22 Có một số người chăn bầy đã ăn hết cỏ tươi không quan tâm đến những con chiên bịnh. Chúa ví kẻ chăn chiên xấu với những lãnh đạo Y-sơ-ra-ên.
34:23-31 Lời tiên tri nói về Đa-vít ở đây ngụ ý chỉ đến Đấng Christ. Đấng chăn chiên lớn sẽ trở lại và bầy chiên sẽ không còn bị lạm dụng nữa.
Y. Đoạn 37
Khải tượng này minh họa lời hứa của đoạn 36 – Sự sống mới và một quốc gia đuợc hồi phục cả thuộc thể lẫn thuộc linh. Những bộ xương khô là hình ảnh về người Do Thái trong cảnh lưu đày – tản lạc và chết chóc. Hai cây gậy (37:15-17) tượng trưng cho hai vương quốc đã bị phân chia hiệp thành một. Những phu tù tản lạc của cả Giu-đa và Y-sơ-ra-ên sẽ được giải phóng khỏi “mồ mả” của cảnh lưu đày và họ sẽ được trở về xứ sở của họ, Đấng Christ sẽ là vua của họ.
Khải tượng này chưa được ứng nghiệm. Ê-xê-chi-ên cảm thấy ông đang giảng cho những hài cốt khô như là ông đang giảng cho những phu tù bởi vì họ hiếm khi đáp ứng sứ điệp của ông. Nhưng những xương khô này đã đáp ứng.
37:1-6 Những xương khô này là tình trạng chết thuộc linh của Y-sơ-ra-ên. Ê-xê-chi-ên rao giảng lời Chúa đem sự sống đến cho hài cốt khô. Đức Chúa Trời là Đấng ban sự sống, Ngài hoàn thiện chúng ta và làm cho chúng ta trở nên trọn vẹn.
37:7-10 Chúng ta thấy những hài cốt khô tụ họp lại với nhau nhưng vẫn chết – không có hơi thở (tình trạng hư mất). Khi chúng sống lại trở nên một quân đội lớn.
37:11-15 Những mồ mả ở đây chỉ về các nước nơi Y-sơ-ra-ên đã từng bị tản lạc không có Chúa.
37:16-28 Chúa sẽ nhóm Y-sơ-ra-ên lại và họ không còn bị phân cách nữa.
Hai cây gậy chỉ về hai vương quốc phía bắc và nam. Cây gậy thứ nhất là Giu-đa và gậy thứ hai là Giô-sép, cha của Eùp-ra-im, là chi phái lãnh đạo của vương quốc phía bắc.
Khi Đấng Christ trở lại họ sẽ nhận một giao ước mới và dân ngoại sẽ biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của họ.
Lời hứa của Chúa vượt lên trên sự khôi phục Y-sơ-ra-ên về phương diện vật chất và địa lý. Ngài hứa hà hơi sống thuộc linh tươi mới vào trong dân sự đặng tấm lòng và thái độ của họ sẽ ngay thẳng đối với Ngài và họ sẽ hiệp một với nhau. Tiến trình giống như vậy được mô tả qua lời của Chúa khi Đức Thánh Linh thanh tẩy và làm mới lại tấm lòng của chúng ta (Tit Tt 3:4-6)
W. Đoạn 38
Trong đoạn 37 Ê-xê-chi-ên bày tỏ dân Y-sơ-ra-ên (dân sự của Đức Chúa Trời) sẽ được phục hồi từ khắp nơi trên thế giới như thế nào. Y-sơ-ra-ên đã từng trở nên mạnh mẽ, một liên minh của các nước từ phương bắc được lãnh đạo bởi Gót sẽ tấn công Y-sơ-ra-ên (xem KhKh 20:8). Mục đích của họ là huỷ diệt dân của Chúa. Các liên minh của Gót sẽ đến từ những vùng núi đông nam của biển Đen và tây nam của biển Caspian (trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ), cũng như từ những địa phận của Iran ngày nay, Ê-thi-ô-bi, Libya và Nga. Gót có thể là một người (ông ta được nhận diện là Gyges, vua của Lydia 660 TC), hay Gót có thể là biểu tượng của tất cả tội lỗi trên thế giới. Dầu là biểu tượng hay là người đi nữa, Gót đại diện cho toàn bộ thế lực quân sự chống đối Đức Chúa Trời.
Exe Ed 38:1-7 Chúng ta thấy quyền lực lớn mạnh của Gót và số lượng quân đội của nó, nhưng Chúa sẽ sử dụng nó cho sự vinh hiển của Ngài.
38:8-9 Gót sẽ tấn công Y-sơ-ra-ên trong đất Palestine đã được khôi phục.
38:10-13 Mục đích của Gót.
Sê-ba và Đê-đan, trung tâm thương mại lớn ở Arabia, sẽ nói với Gót rằng: “Ngươi là ai mà dám chiếm đoạt địa vị của chúng ta là những lãnh đạo thương mại của thế giới?”. Sau đó, Sê-ba và Đê-đan sẽ gia nhập liên minh này. Ta-rê-si là trung tâm thương mại hàng đầu ở phương tây, nhiều người tin nó thuộc Tây Ban Nha.
38:14-17 Chúng ta thấy mục đích của Chúa trong sự làm thành lời tiên tri.
38:18-23 Sự huỷ diệt của Gót.
Đức Chúa Trời sẽ can thiệp để bảo vệ Y-sơ-ra-ên, Chúa sẽ giáng những tai vạ thiên nhiên kinh khủng trên những kẻ xâm lược từ phương bắc. Ngày cuối cùng, các dân ngoại sẽ xây lại nghịch cùng đồng minh mình trong kinh hoàng và hổn độn. Tất cả kẻ nào chống nghịch cùng Chúa sẽ bị tiêu diệt.
Y. Đoạn 39
39:1-7 Chúa công bố sự huỷ diệt dân Gót, sự bảo vệ Y-sơ-ra-ên, mục đích của Chúa bày tỏ cho các dân tộc ngoại bang biết Ngài là Đức Chúa Trời.
39:8-10 Chúng ta thấy ở đây vũ khí dùng trong chiến tranh sẽ được dùng làm nhiên liệu trong vòng 7 năm.
39:11-16 Sau trận chiến Ha-ma-ghê-đôn phải mất 7 tháng để chôn người chết.

Hai chủ đề được đan quyện vào nhau: Đức Chúa Trời chiến thắng hoàn toàn trên kẻ thù của Ngài và việc cần thiết phải thanh tẩy đất làm cho nó trở nên thánh khiết. Sau trận chiến cuối cùng, một nhóm người đặc biệt được chỉ định để chôn xác chết của kẻ thù để đất được thanh sạch. Đất đã từng bị ô uế bởi những xác chết chưa được chôn. Người nào đụng đến xác chết ở ngoài đồng thỉ sẽ bị ô uế (theo Dan Ds 19:14-16). Có quá nhiều xác chết đến nỗi tất cả các loại chim trời được gọi đến để giúp dọn sạch chúng đi (39:17-20). Sứ điệp vui mừng cho chúng ta: Có Chúa ở bên cạnh, chúng ta chắc chắn sẽ chiến thắng kẻ thù bởi vì Chúa sẽ chiến đấu thay cho chúng ta (SoXp 3:14-17) (RoRm 8:38, 39).
Exe Ed 39:17-20 Các loài thú đồng được tập họp lại để ăn một bữa tiệc no say.
39:21-24 Mục đích của Chúa bày tỏ cho Y-sơ-ra-ên rằng Ngài là Giê-hô-va Đức Chúa Trời chân thật của họ.
39:25-29 Y-sơ-ra-ên sẽ ăn năn và nhận biết Chúa là Đức Chúa Trời của họ
A. Chín đoạn cuối có thể được phân chia như sau:
Đền thờ mới – Đoạn 40:1; 43:12
Sự thờ phượng mới – Đoạn 43:13; 46:24
Sự phân chia đất mới ở giữa các chi phái – Đoạn 47:1; 48:35
Thay vì nghiên cứu tất cả các đoạn 40-48, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu những đoạn có những sự kiện quan trọng nhất, những đoạn khác còn lại học sinh sẽ tự mình nghiên cứu.
Đền thờ trong sự hiện thấy vào thời kỳ dân sự được khôi phục hòan toàn khỏi cảnh lưu đày, thời kỳ khi Chúa sẽ trở lại với dân sự Ngài. Đền thờ đã được xây dựng từ 520 – 515 TC (Exo Er 5:1-6:22) nhưng không đạt tiêu chuẩn của Đền thờ Ê-xê-chi-ên thấy (AgKg 2:3; XaDr 4:10). Sự hiện thấy về Đền thờ đã từng được giải nghĩa bằng bốn cách chính:
Đây là đền thờ Xô-rô-ba-bên đã xây dựng từ 520-515 TC và là bản vẽ thiết kế Ê-xê-chi-ên dự định. Nhưng bởi vì sự bội nghịch của dân sự (Exe Ed 43:2-10), đền thờ này đã không bao gìờ được phép xây cất.
Đây là một đền thờ thật sự được xây lại trong thời trị vì một ngàn năm bình an của Đấng Christ.
Đền thờ này tượng trưng cho sự thờ phượng chân thật của các hội thánh Cơ đốc gíao ngày nay.
Đền thờ này tượng trưng cho sự tể trị đời đời trong tương lai của Đức Chúa Trời khi phước hạnh và sự hiện diện của Ngài đầy dẫy đất.
Đền thờ thật sự hay là biểu tượng đi chăng nữa, đây là một sự hiện thấy về vương quốc trọn vẹn cuối cùng của Đức Chúa Trời. Điều này đem đến hy vọng cho dân sự thời Ê-xê-chi-ên, những người đã từng chứng kiến đất nước và đền thờ của họ bị huỷ diệt và không có hy vọng gì về sự tái thiết đền thờ trong tương lai gần. Những chi tiết rõ ràng trong khải tượng cho dân sự thêm hy vọng nhiều hơn về những gì Ê-xê-chi-ên đã thấy đến từ Đức Chúa Trời và sẽ chắc chắn xảy ra trong tương lai.
Một sự tranh luận tương phản với quan điểm cho rằøng Đền thờ của Ê-xê-chi-ên là một đền thờ thật sự theo nghĩa đen trong tương lai, đó là các của lễ được đề cập (40:38-43). Nếu các của lễ lại được dâng lên vào những ngày sau rốt thì sinh tế chuộc tội của Đấng Christ không phải là sinh tế cuối cùng (Có lẽ những của lễ này là một sự nhắc nhở về những gì đã được làm trọn trên thập tự giá). Trong Tân ước chép rõ ràng rằng Đấng Christ chết một lần đủ cả cho tất cả mọi người (RoRm 6:10; HeDt 9:12; 10:10, 18). Tội lỗi của chúng ta đã được cất khỏi, không cần phải có thêm một tế lễ nào nữa.
Tuy nhiên vào thời Ê-xê-chi-ên, hình thức thờ phượng duy nhất dân sự thông hiểu liên quan đến các của lễ và các nghi lễ được mô tả trong Xuất – Phục truyền.
Ê-xê-chi-ên phải giải thích cách thức thờ phượng mới trong những từ ngữ mà dân sự có thể hiểu được. Chín đoạn kế tiếp mô tả đền thờ là tiêu điểm của mọi điều như thế nào, mối tương quan lý tưởng với Đức Chúa Trời là khi Ngài là trung tâm của tất cả sự sống.
Dầu vậy không có chỗ để tranh luận về chủ đề này, vì mục đích của bài học này chúng ta sẽ tiếp nhận quan điểm đền thờ này là một đền thờ tương lai nhưng chưa được xây dựng.
AA. Đoạn 40
Exe Ed 40:1-4 Đoạn này liên quan đến vương quốc một ngàn năm bình an ngay sau khi kết thúc trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và tình trạng được mô tả trong những đoạn cuối này của Ê-xê-chi-ên sẽ tiếp tục là thời kỳ cai trị một ngàn năm bình an của Đấng Christ. Lời tiên tri này được viết chính xác giữa 572 và 575 TC. Dường như là tháng đầu tiên trong năm vì có những ý kiến khác nhau về lịch nào được sử dụng. Chắc hẳn đó là tháng Nisan. Vào ngày 10, như đã được chép trong câu 1, là ngày bắt đầu sắm sửa cho lễ Vượt qua. Ê-xê-chi-ên thấy chính mình với sự huỷ diệt của thành Giê-ru-sa-lem đã xảy ra để khẳng định lời tiên đoán của Ê-xê-chi-ên và lúc bấy giờ trong sự hiện thấy ông được đem đến thành Giê-ru-sa-lem.
Trong câu 2 chúng ta thấy Ê-xê-chi-ên được đưa đến một núi rất cao, không xác định được đó có thể là núi Hẹc-môn hoặc núi Si-ôn. Tại đó, Ê-xê-chi-ên thấy một người “hình dáng như người bằng đồng. Người ấy cầm trong tay một sợi dây gai và một cái cần để đo”. Người này có thể là Chúa, vì sau đó người người được gọi là Chúa. Sợi gây gai dùng để đo những kích thước dài hơn và cái cần đo những kích thước ngắn hơn.
Trong câu 4, chúng ta thấy người này bảo Ê-xê-chi-ên hãy xem xét cẩn thận những gì ông thấy và nghe rồi thuật lại cho nhàY-sơ-ra-ên biết những gì Chúa tỏ cho ông thấy rất là quan trọng.
40:5-16 Chúng ta thấy ở đây bức tường mang một ý niệm về sự thánh khiết, bởi vì nó không cao đủ để làm hàng rào bảo vệ sự tấn công của kẻ thù. Đền thờ của người Ba-by-lôn và các cung đình thường được bao bọc bởi những vách tường đồ sộ với những cổng thành rất lớn, cho chúng ta một ấn tượng về một pháo đài kiên cố, đồ sộ. Các đền đài người Ê-díp-tô cũng được bao bọc như vậy.
Điều quan trọng để nhận biết rằng chiều dài của một cu-đê là một dụng cụ đo đạc có chiều dài khác nhau. Phổ biến nhất là một cu-đê khoảng 18 inches (45,72cm). Nhưng một số người cho rằng một cu-đê dài hơn đã được dùng song không có chứng cứ rõ ràng. Chiều dài một gang tay của mỗi ngưới rất khác nhau. Nếu một cu-đê của người Hê-bê-rơ gần 21 inches và gang tay khoảng 3 ½ inches nữa, thì toàn bộ kích thước tổng cộng khoảng 2 feet, cái cần đo ở đây 6 cu-đê là dài khoảng 12 feet.
HIÊN CỬA PHÍA ĐÔNG
Hiên cửa phía đông được mô tả trước bởi vì cửa ra vào này là con đường trực tiếp dẫn đến đền thờ. Chúng ta thấy rằng cổng phía đông quan trọng nhất vì sự vinh hiển của Chúa đi qua cổng này vào nơi chí thánh. Điều này được chép trong đoạn 43:1-3, cổng này sẽ luôn được đóng lại bởi vì Chúa đã vào nơi thánh do hiên cửa phía đông này. Chúng ta thấy trong 46:1-3, vua được phép ăn trong cổng của hành lang trong về hướng đông trước mặt Chúa, tuy nhiên, vua phải đi vào và đi ra bởi cái cổng nhà ngoài. Không ai được phép đi qua hiên cửa phía đông.
40:38-47 Những phòng dành cho thầy tế lễ
Đã từng có những sự tranh luận về vấn đề các của lễ trong vương quốc một ngàn năm bình an. Theo Đa-ni-ên 9:27, chúng ta biết chắc chắn sẽ có những của lễ trong thời kỳ đại nạn. Nó sẽ xuất hiện từ sự giải thích trong Ê-xê-chi-ên các của lễ được dâng lên nhưng không có giá trị về sự chuộc tội. Các của lễ được dâng lên nhiều lần, cùng một cách như vậy ngày nay khi chúng ta dự lễ tiệc thánh, điều này chỉ là một sự tưởng niệm về sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Các của lễ sẽ được dâng lên trong thời kỳ một ngàn năm bình an là một sự tưởng nhớ về những gì đã được làm tại đồi Gô-gô-tha và cũng có thể cho dân Y-sơ-ra-ên cơ hội tổ chức như một lễ tưởng niệm về công tác cứu chuộc của Ngài. Điều quan trọng chúng ta cần lưu ý, ngay cả những của tế lễ thời Cựu ước cũng không có giá trị chuộc tội. Giá trị chuộc tội thật sự là bởi đức tin trong Đấng Mê-si-a. Dâng tế lễ là một hành động vâng phục, nhưng sự chuộc tội thật sự là bởi đức tin tin rằng Đức Chúa Trời chấp nhận cuả lễ đã đươc dâng lên bởi Đấng Mê-si-a một lần đủ cả cho tất cả mọi người.
Chúng ta thấy hành làng trong là nơi họ mang các của lễ đi vòng qua ba hướng của nơi thánh. Hàng lang trong có các phòng dành cho những thầy tế lễ có trách nhiệm giữ nhà, bàn thờ và phục vụ âm nhạc (40:44-46).
A2.. Đoạn 41

41:1-4 Thật là thú vị khi chúng ta để ý rằng bạc và vàng, là những kim loại quí nổi bật trong đền tạm tại đồng vắng và trong đền thờ của Sa-lô-môn, không được đề cập đến trong những đoạn 40-48
Câu 1-4, chúng ta thấy kích thước bên trong nơi thánh bằng với kích thước của đền thờ Sa-lô-môn và lớn gấp hai lần đền tạm trong đồng vắng. Trong câu 4, chúng ta thấy sự phân chia nơi thánh và nơi chí thánh cũng giống như sự phân chia trong những đền thờ trước đây.
41:5-11 Chúng ta thấy phần này liên quan đến tường nhà và các phòng bên trong.
41:12-14 Ở đây chúng ta thấy cái nhà được gọi là “Nơi Biệt riêng”. Cái nhà này được tách riêng khỏi nơi thánh. Mục đích của cái nhà này không được nói đến, nhưng nó được biết như là “Nơi Biệt riêng”.
41:15-20 Ở đây chúng ta thấy mô tả những nha øngoài của hành lang đền thờ. Đây là những dãy nhà được trang trí các hình chạm Chê-ru-bin và hình cây kè từ đất cho đến trên cửa và trên tường đền thờ cũng vậy.
41:21-26 Ở đây chúng ta thấy bàn thờ xông hương. Có một điều đáng cho chúng ta lưu ý, đó là trong các khí mệnh của đền thờ này không có nói đến hòm giao ước, điều này thích hợp với lời tiên tri của Giê-rê-mi Gie Gr 3:16-17.
A3. Đoạn 42
Đoạn 42 liên quan đến việc đo đạc các phòng của hành lang. Một phần lý do đọc đoạn này là để có một cảm nghĩ về những chi tiết Chúa tỏ cho Ê-xê-chi-ên liên hệ đến sự phức tạp. Chắc chắn nếu Đức Chúa Trời đã ban cho Ê-xê-chi-ên sự nỗ lực rất nhiều để mô tả đền thờ này thì nó phải được xây dựng như đã được mô tả tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Exe Ed 42:1-12 Nói về những phòng ở dành cho các thầy tế lễ trong thời gian họ phục vụ trong nơi thánh và tại bàn thờ. Đây là những phòng đặc biệt để các của lễ và những bộ áo thánh của các thầy tế lễ.
42:13-14 Ở đây chúng ta thấy mô tả việc sử dụng các phòng của thấy tế lễ. Các phòng này được sử dụng cho hai việc: Trước hết, đây là nơi dành cho thầy tế lễ ăn những vật rất thánh, và thứ hai nữa là để giữ các bộ áo thánh của thầy tế lễ trước khi họ thay áo thường đi ra hành lang ngoài đến cùng dân sự. Các thầy tế lễ được phép ăn phần thịt sinh tế không thiêu trên bàn thờ (theo LeLv 2:3, 10; 6:9-11; 10:12). Họ được phép ăn con sinh của lễ chuộc tội và của lễ chuộc sự mắc lỗi, ngoại trừ của lễ chuộc tội cho thầy tế lễ thượng phẩm và cho dân sự thì thịt con sinh được thiêu bên ngoài trại (theo 6:19-23; 7:6). Đó là luật lệ dành cho người Lê-vi. Vì vậy, chúng ta thấy thầy tế lễ được nhận phần trong các của lễ.
Exe Ed 42:15-20 Phần này liên quan đến việc đo đạc tường bao quanh bên ngoài. Chúng ta thấy kích thước toàn bộ của đền thờ được chép trong câu 15-20. Diện tích này quá lớn so với diện tích núi Mô-ri-a, nơi có đền thờ của Sa-lô-môn đứng. Kế hoạch này yêu cầu một sự thay đổi lớn về địa hình sẽ xảy ra như trong Xa-cha-ri XaDr 14:9-11 giống như Ê-xê-chi-ên thấy ở đây. Tường thành là để bảo vệ nơi thánh và các hành lang của đền thờ. Cũng như tội lỗi làm nên sự phân cách, Đức Chúa Trời làm nên một sự phân cách giữa nơi thánh và nơi phàm tục, vì Ngài không bao giờ muốn giao thông với những người không giống như bản tính thánh khiết của Ngài. Vì vậy, chúng ta được khuyến khích sống và bước đi trong sự thánh khiết và không được sống buông thả liên hệ đến tội lỗi trong đời sống của chúng ta.
A4. Đoạn 43 – Sự vinh hiển của Chúa trở lại
Trong những đoạn đầu của lời tiên tri này của Ê-xê-chi-ên, chúng ta thấy nhấn mạnh sự kiện vinh quang của Đức Chúa Trời lìa khỏi đền thờ. Trong một ý nghĩa thật sự là Y-sơ-ra-ên bị đặt trong một vị trí “Lô-am-mi” (“không phải dân ta”), họ bị bỏ qua môt bên trong một thời gian không còn ở trong bàn tay thương xót bảo vệ của Chúa. Nhưng Chúa không định ý để tình trạng này kéo dài mãi mãi. Khi Ngài chấm dứt sự trừng phạt sẽ có sự phục hồi và trong thời điểm này, sự hiện diện của Chúa trở lại trong đền thờ của Ngài.
Exe Ed 43:1-5 Đoạn này liên quan đến vinh quang của Đức Chúa Trời trở lại đền thờ. Chúng ta thấy đền thờ đã được mô tả cần được Chúa bày tỏ sự chấp nhận. Điều này được hoàn thành bởi sự bày tỏ vinh quang khi Ngài ngự trên đền tạm trong XuXh 40:34-35, đền thờ Sa-lô-môn trong IVua 1V 8:10-11 và cảnh tượng tương tự xảy ra trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên khi Chúa trở lại như vị vua vinh hiển xảy ra trong đền thờ và ngự trên ngai của vương quốc Ngài.
Để ý cái hiên cửa được đề cập cũng chính là hiên cửa bởi đó vinh quang của Đức Chúa Trời đã rời khỏi đền thờ.
Exe Ed 43:6-9 Những câu này liên quan đến sự thanh tẩy nơi mà Đức Chúa Trời ban một sứ điệp bày tỏ lập tức, đó là một người siêu nhiên đang nói với Ê-xê-chi-ên, không phải một con người. Chúa bày tỏ Ngài chấp nhận đền thờ trong thời kỳ một ngàn năm bình an vì cớ chính Ngài, nơi ngôi Ngài ngự, nơi Chúa để bàn chân, và nơi ngự của Ngài. Bấy giờ Ngài gọi dân sự đến để tẩy sạch tội lỗi của họ.
43:10-12 Chúng ta thấy ở đây luật của nhà. Đức Chúa Trời ban một mạng lịnh cho dân sự làm theo sự hướng dẫn của Ngài về sự thờ phượng để bày tỏ lòng vâng phục của họ đối với Chúa. Toàn bộ khu vực đền thờ là một nơi rất thánh.
43:13-17 Ở đây chúng ta thấy mực thước của bàn thờ dùng để dâng các của lễ tưởng niệm. Điều này nhắc nhở chúng ta những của lễ này không cất tội lỗi đi nhưng để tưởng nhớ sự kiện Đức Chúa Trời đã làm qua Đức Chúa Jesus Christ, Đấng đã chết một lần đủ cả cho tất cả mọi người và đã xử lý vấn đề tội lỗi một cách triệt để. Như trong đền tạm và đền thờ của Sa-lô-môn, khi thi hành phận sự của mình thầy tế lễ luôn luôn xây mặt về hướng tây (khác với những người thờ lạy hình tượng xây mặt về hướng mặt trời và thờ phượng nó – 8:16)
43:18-27 Phần này nói về sự làm sạch bàn thờ cho Chúa. Chúng ta thấy rõ ràng sự làm sạch bàn thờ này phải mất 7 ngày để tiến hành, theo câu 25 và 26. Từ câu 19 những người Lê-vi, các con trai của Xa-đốc sẽ đứng trong một vị trí gần Chúa. Lý do cho điều này được giải thích trong đoạn 44. Chúng ta cũng để ý thấy sự khác nhau của các của lễ: của lễ thiêu, của lễ chuộc tội, của lễ thù ân; bao gồm bò đực, dê đực và chiên đực được dâng làm sinh tế.
Một cách suy nghĩ về khả năng có thể xảy ra của tất cả các của lễ được dâng lên trong thời kỳ thiên hy niên là như chúng ta đã biết trong cựu ước tất cả các của lễ đã được dâng đều làm hình bóng về Đấng Christ. Ở đây chúng ta thấy các của lễ được dâng để hồi tưởng lại công tác cứu chuộc Đấng Christ đã làm tại thập tự giá.
A5 . Đoạn 44 – Thầy tế lễ tin kính và không tin kính
Chủ đề chính của đoạn này nói về những phép tắc dành cho thầy tế lễ của Chúa phục vụ trong đền thờ. Đoạn này có thể được phân chia như sau:
Nơi dành cho vua ở trong nơi thánh – 44:1-3
Nơi dành cho người Lê-vi, thầy tế lễ và người ngoại trong mối tương quan với đền thờ – 44:4-16
Điều kiện cần thiết của chức thầy tế lễ và đặc quyền của chức tế lễ.
44:1-3 Vua ở trong nơi thánh. Vua này chính xác là ai là một vấn đề đang bàn luận. Vua này được đề cập trong tất cả các đoạn còn lại ngoại trừ đoạn 47. Các ra-bi hiểu đây là một sự báo trước về Đấng Mê-si-a, nhưng có những lý do điều này không phải như vậy: Trước tiên, vua này không phải là Đấng Mê-si-a vì vua được phân biệt khác với một thầy tế lễ và vua không có quyền thuộc về chức tế lễ. Trong khi đó, chúng ta biết Đấng Mê-si-a có quyền thuộc về chức tế lễ trong thời kỳ thiên hy niên theo Thi Tv 110:4 và XaDr 6:12-13. Thứ hai, chúng ta thấy vua này cần phải chuẩn bị dâng một của lễ chuộc tội Exe Ed 45:22. Như chúng ta biết Đấng Mê-si-a, Con Đức Chúa Trời sẽ không cần phải dâng một của lễ chuộc tội cho chính Ngài. Thứ ba, vua có những con trai 46:16, rõ ràng trong trường hợp này vua này không thể là Đức Chúa Jesus Christ.
Thế thì vua này là ai? Một số người nghĩ rằng đó là Đa-vít theo Exe Ed 34:23-24 và 37:24 nhưng những đoạn này dường như đề cập Đấng Mê-si-a là con của Đa-vít. Một số học giả Kinh thánh tin rằng vua này là một người đại diện của triều đại thuộc dòng dõi vua Đa-vít, người đại diện Đấng Mê-si-a giải quyết những công việc trên đất. Vua này sẽ có một vị trí đại diện, nhưng không phải vị trí của thầy tế lễ tối cao, cũng không phải những vị vua trước đây trong Y-sơ-ra-ên. Vua sẽ có một địa vị ở giữa thầy tế lễ và dân sự. Vua sẽ cùng dân sự thờ phượng nhưng không được phép đi vào hành lang trong, mặc dầu vua có thể đến gần nơi thánh hơn dân sự (46:2). Chúng ta thấy rằng vua sẽ bắt thăm cho mình một phần đất đặc biệt, nhưng không được phép chiếm đoạt gia tài của dân sự (45:7-8; 46:18; 48:21-22)
Tóm lại, chúng ta thấy vua này có thể là đại diện của Đấng Mê-si-a trong một khả năng rất đặc biệt và có đặc quyền ngồi trong chính hiên cửa mà Chúa đi vào. Vua sẽ thi hành những lễ nghi tôn giáo trước mặt Chúa và được tiếp cận nhà của Chúa một cách đặc biệt.
44:4-8 Những câu này liên quan đến nơi thánh của nhà Chúa. Trong phần này cùng với phần còn lại của đoạn liên quan đến chức thầy tế lễ, nhiệm vụ và đặc quyền của chức thầy tế lễ. Những câu này chúng ta thấy sự cho phép các dân tộc ngoại bang vào và làm ô uế nơi thánh của Chúa, sự bạo loạn này là do bởi Y-sơ-ra-ên phá vỡ giao ước với Chúa. Những người ngoại bang và khách lạ được phép dâng của lễ cho Chúa (LeLv 17:10-12; Dan Ds 15:14). Nhưng ở đây Ê-xê-chi-ên đang nói về sự hành lễ của dân ngoại trong nơi thánh, đó là một nghi lễ không được phép làm trong Y-sơ-ra-ên. Chúa muốn chắc chắn vấn đề này không được tái phạm nữa.
Exe Ed 44:9-14 Các câu này liên quan đến sự phán xét người Lê-vi bội đạo. Đức Chúa Trời đã cảnh cáo rằng chẳng có người nào không chịu cắt bì về lòng cũng như về thịt mà được vào trong nơi thánh của Chúa, đối với người ngoại cũng không được vào nơi thánh bởi vì tấm lòng cứng cỏi và không tin của họ. Kể cả những thầy tế lễ không trung tín với chức vụ và lời thề nguyện của mình cũng sẽ bị loại trừ và mang lấy tội lỗi của mình.
Những gì xảy ra ở đây nói về những người Lê-vi phục sự Chúa trong cương vị thầy tế lễ thuộc về những gia đình có liên quan đến sự bội đạo và thờ lạy hình tượng khi Y-sơ-ra-ên đang chạy theo tà thần. Chúa sẽ khiến những thầy lế lễ này hầu việc Chúa trong chức phận thấp hơn những người đã giữ lòng trung tín phục vụ trước mặt Chúa. Chúng ta cũng để ý thấy trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên nói về thời Môi-se người thờ phượng phải tự tay mình giết con sinh tế; nhưng ở đây chúng ta thấy người Lê-vi sẽ giết con sinh tế cho dân sự.
44:15-27 Phần này liên quan đến chức vụ của các thầy tế lễ thuộc về nhà Xa-đốc. Xa-đốc là con trai A-hi-túp thuộc dòng dõi Ê-lê-a-sa, IISa 2Sm 8:17; ISu1Sb 6:7-8. Ông là người trung thành với Đa-vít trong thời gian Aùp-sa-lôm dấy loạn và đã xức dầu cho Sa-lô-môn làm vua sau âm mưu chiếm đoạt ngôi vua không thành của A-đô-ni-gia trong IVua 1V 1:32. Vậy, chúng ta thấy Xa-đốc là một thầy tế lễ rất trung thành trong chức vụ của mình trước mặt Chúa. Những thầy tế lễ con cháu Xa-đốc đã giữ mình thánh sạch khỏi sự thờ lạy hình tượng của dân sự, mặc dầu những thầy tế lễ khác đã chìu theo ham muốn thờ lạy thần tượng của dân sự bội nghịch. Vì lòng trung thành của ho, Chúa ban thưởng cho họ sẽ được gần Chúa đặng hầu việc, đó là đặc quyền cao quí nhất trong chức vụ thầy tế lễ. Chúng ta thấy mọi đặc điểm nổi bật của đời sống đã được xác định rõ cho những thầy tế lễ tin kính và trước hết, trách nhiệm của họ sẽ được nhận biết như là những thầy thông giáo có thẩm quyền của dân sự. Họ sẽ bày tỏ cho dân sự biết điều nào làm đẹp lòng Chúa và điều nào là không. Thứ hai, họ cũng sẽ xử đoán dân sự một cách công bằng, những quyết định của họ dựa trên sự mặc khải của Chúa sẽ là cuối cùng cho những người vâng giữ lời của Chúa. Sau cùng, họ sẽ trông nom những kỳ lễ của Chúa, những thời gian đã định về sự đổi mới tâm linh này có thể phù hợp với luật pháp và ngày sa-bát được biệt riêng ra thánh.
Exe Ed 44:28-31 Phần này liên quan đến sản nghiệp của thầy tế lễ. Chúng ta lại thấy rằng Chúa luôn luôn chu cấp cho dân sự Ngài cũng như cho các thầy tế lễ. Nhu cầu trong đời sống mỗi ngày họ sẽ nuôi mình bằng những của lễ dân sự dâng, cũng như các mục sư Tin lành ngày nay nuôi mình bằng sự dâng hiến của tín đồ. Chúng ta cũng lưu ý về những của lễ được dâng lên cho Đức Chúa Trời chí thánh, đó phải là những của lễ tốt nhất dân sự phải dâng.
A6. Đoạn 45
45:1-8 Những câu này nói về phần đất thánh được biệt riêng cho đền thờ và thầy tế lễ.
Thật là thú vị khi chúng ta để ý thấy tất cả các chi phái sẽ có giới hạn chính xác bằng nhau để thấy rằng không có sự vượt trội hơn ở giữa họ.
45:9-12 Đây là bổn phận dành cho các vua Y-sơ-ra-ên
45:13-17 Những câu này nói về các lễ vật dành cho vua Y-sơ-ra-ên. Ngoài những lễ vật vua nhận từ dân sự, vua phải cung cấp những sinh tế cho sự thờ phượng của hội chúng.
45:18-20 Ở đây chúng ta thấy sự làm sạch nơi thánh.
45:21-25 Ở đây chúng ta thấy lễ vượt qua và lễ lều tạm.
GG . Đoạn 46
Đoạn này nói về những của lễ trong thời kỳ thiên hy niên
46:1-5 Ở đây chúng ta thấy có của lễ dâng cho Chúa vào ngày sa-bát.
46:6-8 Đây là của lễ dâng vào ngày trăng mới bởi vì lịch Do thái là Aâm lịch. Ngày trăng mới đặc biệt đối với họ, đó là lý do vì sao kỳ lễ được đề cập liên quan đến kỳ của mặt trăng. Ngày trăng mới trong Cựu ước là ngày lễ và thậm chí ngày nay trong Do Thái giáo chính thống những lời cầu nguyện đáng tin tưởng được lập lại vào ngày trăng mới.
46:9-12 Những câu này nói về cách xử sự trong suốt các kỳ lễ đã được qui định.
46:13-15 Các câu này nói về các của lễ phải dâng mỗi ngày. Chúng ta thấy sẽ có những của lễ thiêu tiếp tục như là một phần trong sự thờ phượng. Trong thời Môi-se có một của thiêu mỗi buổi sáng và chiều tối. Ở đây không có đề cập đến buổi chiều tối.
46:16-18 Đây là những luật lệ liên quan đến vua. Chúng ta thấy rằng vua sẽ có một phần đất và vua có thể ban phần thừa kế cho các con trai mình, nhưng đất mà vua ban cho bất cứ người đầy tớ nào thì đất đó sẽ thuộc về kẻ đầy tớ cho đến năm được tự do, đất ấy sẽ được trả lại cho chủ cũ. Nhưng vua không được chiếm đoạt sản nghiệp của người khác mà đem ban cho con cái mình, bởi vì đất sẽ được trả lại cho chủ cũ của nó.
46:19-24 Nói về những nơi nấu sinh tế những của lễ.
A7. Đoạn 47
Đoạn 47 nói về nước của xứ được chữa lành, sự biến đổi trong nước, bao gồm sự phân chia đất cho 12 chi phái trong vương quốc một ngàn năm bình an và tiếp tục được hoàn thành trong đoạn 48. Đoạn 47 có thể được chia như sau:

Nguồn gốc của con sông – 47:1-2
Con sông dâng lên cao – 47:3-5
Các cây trên bờ sông – 47:6-7
Sông đổ vào biển chết – 47:8-12
Biên giới của đất được phân chia giữa các chi phái – 47:13-23
47:1-2 Chúng ta thấy nước văng ra từ ngạch cửa đền thờ như tất cả các phước hạnh về vật chất và thuộc linh từ Chúa tuôn đổ ra cho dân sự Ngài.
47:3-5 Nói về một người với sợi dây đo. Chúng ta thấy người này đo nước bắt đầu có một ít từ ngôi Đức Chúa Trời sau đó thêm nhiều lên trở thành một con sông rộng lớn mà người ta không thể lội qua được.
47:6-12 Nói về sự chữa lành nước. Người với sợi dây đo chỉ cho Ê-xê-chi-ên những cây hai bên bờ sông. Thung lũng sâu nhất trên thế giới là Arabah ở tại đất thánh. Nước sông chảy thẳng đến phương đông đi qua thung lũng này đổ vào biển chết. Aûnh hưởng nhanh chóng của nước này sẽ là nước mới đem đến sự chữa lành cho biển chết. Hiện nay, không sinh vật nào có thể sống được trong nước muối của biển chết vì độ muối trong nó gấp sáu lần độ muối trong đại dương. Nhưng với nước siêu nhiên của Đức Chúa Trời chảy vào biển chết, tất cả các sinh vật sống sẽ tồn tại và phát triển.
47:13-14 Phần này nói về cách thức phân chia đất. Chúng ta thấy ở đây giới hạn của đất cũng đáng kể như giới hạn đã được ban cho Môi-se trong Dan Ds 34:1-15.
Exe Ed 47:15-20 Nói về các giới hạn của đất.
47:21-23 Sự hướng dẫn phân chia đất. Ở đây chúng ta thấy người ngoại sẽ không bị loại trừ khỏi Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ thiên hy niên, tuy nhiên theo luật Môi-se không cho phép họ có quyền thừa hưởng đất như họ được ban cho ở đây.
A8. Đoạn 48 – Thành “Đức Giê-hô-va-ở đó”
Đoạn này có thể được chia như sau:
Phần đất của bảy chi phái từ giới hạn phía bắc đến trung tâm của đất – 48:1-7.
Nơi thánh, đất của thầy tế lễ và người Lê-vi và đất của vua – 48:8-22.
Phần đất của năm chi phái khác từ giới hạn đã được đề cập trước cho đến giới hạn phía nam – 48:23-29.
Kích thước, các cổng và tên của thành – 48:30-35.
48:1-7 Phần này nói đến sản nghiệp của bảy chi phái. Chúng ta thấy tất cả các phần đất của các chi phái, chiều rộng đều đi xuyên qua từ giới hạn phía đông đến biển Địa Trung Hải, làm nên những con đường song song của xứ. Tất cả các chi phái ởø phía tây của sông Giô-đanh, nơi 2 ½ chi phái trong thời Giô-suê ở phía đông của sông Giô-đanh. Thêm vào đó, có một con đường trung tâm của xứ, khoảng 1/5 của cả xứ, sẽ được phân chia cho nơi thánh, thành (đất). Bởi vì biên giới xác định là nơi Thánh và sự phân chia đất cho 12 chi phái, mỗi chi phái sẽ nhận một phần đất ít hơn 2/ 3 phần họ đã được phân định bởi Giô-suê .
48:8-12 Trong những câu này nói về phần đất Thánh. Chúng ta thấy rõ ràng ở đây chi phái Giu-đa và chi phái Bên-gia-min là hai chi phái trung thành với triều đại của Đa-vít sẽ được tôn trọng ở gần bên trung tâm của vương quốc thiên hy niên. Chúng ta cũng thấy nơi Thánh là trung tâm của quốc gia. Điều này bày tỏ tầm quan trọng của đời sống có Đức Thánh Linh là trung tâm của đời sống họ và tầm quan trọng của một quốc gia đã được cứu chuộc.
48:13-14 Những câu này nói về phần đất của người Lê-vi ở về phía nam biên giới của Giu-đa và phía bắc của nơi thánh, một dãi đất chạy dọc theo phía đông và phía tây sẽ được bắt thăm cho người Lê-vi. Sự sắp xếp này khác hòan toàn với những gì tồn tại vào thời Môi-se; thời ấy, người Lê-vi không có phần đất đặc biệt cấp phát cho họ. Nhưng bởi vì họ đã đứng về phía Đức Giê-hô-va trong khi dân sự thờ lạy bò con vàng tại núi Si-na-I, XuXh 32:25-29, họ đã không kể đến huyết của người nhà mình. PhuDnl 32:8-11, Chúa đã huỷ bỏ lời rủa sả của Gia-cốp trong SaSt 49:5-7 bởi sự huỷ bỏ và sự tản lạc của người Lê-vi để được phước thay vì sự đoán phạt như đã giáng trên Si-mê-ôn. Vì vậy, chúng ta thấy ở đây bởi vì chỗ đứng của người Lê-vi, Chúa nhớ đến họ và ban cho họ một phần đất trong vương quốc một ngàn năm bình an.
Exe Ed 48:15-20 Chúng ta thấy phạm vi của thành phố và người lao động từ tất cả các chi phái sẽ cày cấy phần đất của thành phố, để chúng ta thấy rằng ngay cả trong vương quốc một ngàn năm bình an cũng sẽ có trách nhiệm làm việc và lao động sẽ vẫn tiếp tục.
48:21-22 Phần đất bắt thăm cho vua. Chúng ta thấy phần đất của vua ở chính giữa chi phái Giu-đa và Bên-gia-min, điều này có thể cho thấy họ sẽ có phần trong sự cai trị của vua, như chúng ta đã biết trách nhiệm cơ bản của vua sẽ là quản lý nhà nước mà Vua Jesus Christ ban cho ông.
48:23-29 Phần kinh thánh này bàn về sản nghiệp của năm chi phái còn lại. Chúng ta thấy phần đất của các chi phái bắt đầu trong câu 1 với chi phái Đan và bây giờ lại tiếp tục để hoàn tất sự phân chia cho tất cả các chi phái. Chúng ta không nên bỏ qua chi phái Đan được đề cập trước tiên đã bị Giăng bỏ đi trong danh sách 144.000 người trong KhKh 7:1-17. Mặc dù chúng ta không nắm được lý do chính xác về điều này nhưng người ta nghĩ rằng có lẽ chi phái Đan là chi phái đầu tiên thờ lạy hình tượng trong thời gian xa xưa, theo SaSt 49:16-17; Cac Tl 17:1-18:31. Nhưng ở đây chúng ta thấy ân điển của Đức Chúa Trời khi Ngài xóa sạch quá khứ, vì Đan là chi phái được đề cập đầu tiên trong sự phân chia sản nghiệp trong thời kỳ thiên hy niên. Năm chi phái còn lại sẽ thừa hưởng đất ở phía nam thành Giê-ru-sa-lem. Khi chúng ta nhìn toàn cảnh bức tranh gợi cho chúng nhớ rằng người Lê-vi sẽ không được kể giữa các chi phái bởi vì mục đích của sự thừa kế đất. Phần của Giô-sép như trước kia là một phần gấp đôi sẽ được phân chia giữa Eùp-ra-im và Ma-na-se, Đó là do Gia-cốp đã hứa cho Giô-sép trong SaSt 48:5-6, 22; 49:22-26.
Exe Ed 48:30-35 Nói về những cửa vào thành Vinh hiển. Chúng ta thấy ở đây các cửa thành mang tên 12 chi phái Y-sơ-ra-ên, mỗi cửa thành đại diện cho một chi phái. Trong câu cuối chúng ta thấy thành có một tên mới, Adoni Shamah hay Jehovah Shamah, nghĩa là Đức Giê-hô-va ở đó. Đấng Mê-si-a sẽ cai trị đời đời trong Y-sơ-ra-ên. Đây chỉ là một trong khoảng 14 tên của Giê-ru-sa-lem mới.