Rô-ma 11:25-36
“Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” (câu 33).

Câu hỏi suy ngẫm:

Sứ đồ Phao-lô cho thấy Đức Chúa Trời không từ bỏ người Giu-đa và thương xót mọi tội nhân như thế nào? Ông đã ngợi khen Đức Chúa Trời về những điều gì? Nhìn lại năm 2010, bạn ca ngợi Chúa về những điều gì và thể hiện lòng biết ơn Ngài ra sao? Từ thời Sứ đồ Phao-lô, người Ít-ra-ên nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời bởi họ không tiếp nhận sự cứu rỗi từ Chúa Giê-xu. Dù họ có khởi đầu tốt hơn – bởi ân sủng, họ được Đức Chúa Trời lựa chọn làm dân Ngài, nhưng do không vâng lời, tạm thời họ bị Ngài từ bỏ cho đến khi đủ số Dân Ngoại được chọn vào gia đình của Đức Chúa Trời, lúc đó, lòng thương xót và sự khoan dung của Đức Chúa Trời lại hướng đến người Ít-ra-ên. Sứ đồ Phao-lô cho chúng ta thấy người Giu-đa và Dân Ngoại đem lại lợi ích cho nhau. Khi Đức Chúa Trời ban ơn và bày tỏ lòng thương xót với nhóm người này thì nhóm kia cũng hưởng được phước. Trong kế hoạch ban đầu của Đức Chúa Trời, người Giu-đa sẽ là nguồn phước cho Dân Ngoại (Sáng Thế Ký 12:3). Khi người Giu-đa bài bác sứ điệp cứu rỗi, Đức Chúa Trời ban phước cho Dân Ngoại qua Đấng Mết-si-a mà người Giu-đa từ lâu trông đợi. Tuy vậy, Ngài vẫn yêu thương người Giu-đa bởi lời hứa của Ngài với các ông Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Cuối phân đoạn này, Sứ đồ Phao-lô đột nhiên cất tiếng hát chúc tụng Đức Chúa Trời khi ông kết thúc bài giảng của ông (từ chương 1-11) nói về kế hoạch của Đức Chúa Trời nhằm cứu chuộc chúng ta. Tâm trí hữu hạn của loài người không thể nào hiểu được kế hoạch của Ngài. Ông Phao-lô trích dẫn Ê-sai 40:13 để chứng minh rằng chỉ một mình Đức Chúa Trời biết kế hoạch này. Sự khôn ngoan không thể dò lường của Ngài đã thảo ra kế hoạch này và uy quyền vô song của Ngài thực hiện cách trọn vẹn. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, Đấng Bảo Tồn và Cứu Chuộc. Muôn vật bởi Ngài mà có và được sử dụng để làm vinh Danh Ngài. Đức Chúa Trời vừa là Đấng Toàn Năng, vừa là Đấng Chăm Sóc chúng ta. Không ai hoặc quyền thế nào có thể sánh với Ngài. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là đem những người chống nghịch Ngài trở lại với Ngài, bởi Ngài thương xót mọi tội nhân (câu 32). 

Bạn nhận biết về sự khôn ngoan vô hạn của Đức Chúa Trời trên đời sống mình thế nào? Bạn có những kinh nghiệm nào về lòng nhân từ của Chúa trong suốt năm 2010?

Lạy Chúa, con không bao giờ thôi ngạc nhiên về sự khôn ngoan không thể dò lường của Ngài. Con cũng vô cùng cảm kích về lòng nhân từ của Ngài đối với con, đặc biệt Ngài đã chăm sóc con từng ngày trong năm qua. Nguyện Danh Ngài được tôn cao mãi mãi.

Gom Lại

Đọc: Thi Thiên 55:1-8


Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi. – Thi Thiên 55:22


Máy vi tính của tôi rất thường xuyên bị trục trặc. Một số chương trình và tư liệu thường dùng, khiến cho thông tin bị phân tán, và mỗi khi muốn sử dụng lại các thông tin đó, máy tôi phải tìm kiếm lại. Để giải quyết vấn đề, tôi cần phải lập trình phục hồi lại các mẩu thông tin và gom lại với nhau để dễ kiếm. Tiến trình này gọi là gom lại. Giống như máy vi tính, cuộc đời tôi cũng bị phân tán. Mọi hoàn cảnh đeo đuổi tình cảm tôi trong khi tôi cố gắng tập trung vào chuyện khác. Yêu cầu từ nhiều hướng, tấn công tôi. Tôi muốn làm xong mọi việc cần làm, nhưng tâm trí tôi không ngưng nghỉ và cơ thể tôi không khởi động. Chẳng bao lâu tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và vô dụng. Mới đây, tôi tham dự một cuộc tĩnh tâm trong đó có một tờ rời, in lời cầu nguyện nói lên cảm nghĩ của tôi: “Lạy Chúa, con bị rã rời, bất an, và chỉ còn được nửa người.” Vua Đa-vít cũng từng trải qua những lúc như vậy (Thi Thiên 55:2). Trong lời cầu nguyện, Đa-vít trình bày nhu cầu với Đức Chúa Trời sáng, trưa, và tối, tin chắc Ngài sẽ nghe (c.17). Cầu nguyện giúp hàn gắn cuộc đời chúng ta. Khi trao mọi lo âu mình cho Chúa, Ngài sẽ chỉ cho chúng ta biết mình cần làm gì, và điều gì chỉ một mình Ngài mới làm được.  – Julie Ackerman Link


Chúng ta cần cầu nguyện nhiều nhất, khi có ít giờ nhất để cầu nguyện.