Kế Hoạch Phổ Biến Tin Lành của Chúa Giê-xu 1
Tác giả: Robert E. Coleman
Tựa
1. Việc Chọn Người
2. Sự Kết Hợp
3. Sự Dâng Mình
4. Sự Ban Phát
5. Phần Chứng Minh
6. Sự Ủy Quyền
7. Việc Giám Sát
8. Kết Quả
Đoạn Kết
LỜI NÓI ĐẦU
CHÚA GIÊ-XU VỚI KẾ HOẠCH CỦA NGÀI
VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠO
Mục tiêu và tính cách hợp thời đó là những vấn đề rất quan trọng của công tác chúng ta. Cả hai điểm vừa kể trên liên quan rất mật thiết với nhau, và mức độ hòa hợp của chúng sẽ xác định phần lớn ý nghĩa của mọi hoạt động chúng ta. Dầu chúng có tài năng, có khéo léo, nhưng không phải chỉ vì chúng ta đang bận rộn làm một công việc gì đó, thì thiết yếu điều đó có nghĩa là chúng ta đang hoàn tất một việc gì. Câu hỏi phải luôn luôn đặt ra là: Việc nầy có đáng làm không ? Nó có giúp cho công tác được hoàn thành chăng?
Đó là một câu hỏi liên hệ đến hoạt động phổ biến Tin Lành của Hội Thánh mà chúng ta phải luôn luôn đặt ra. Phải chăng các nổ lực của chúng ta để mọi việc được tiến hành đang hoàn thành một ủy nhiệm trọng đại mà Đấng Christ đã giao phó cho chúng ta? Kết quả của chức vụ chúng ta phải chăng đang cho chúng ta thấy đoàn người dâng mình cho Chúa vẫn ngày càng gia tăng để đem Tin Lành khắp thế gian? Không có chối cãi là chúng ta đang nỗ lực thí nghiệm chương trình nầy tiếp theo chương trình khác trong Hội Thánh để phổ biến Tin Lành. Nhưng phải chăng chúng ta thực hiện mục tiêu đã vạch ra?
HÌNH THỨC ĐI SAU CHỨC VỤ
Điểm thiết yếu mà chúng ta phải trực tiếp nhằm vào là một chiến thuật đã được nghiên cứu ký lưỡng để hoạt động hằng ngày trong mục tiêu dài hạn. Chúng ta phải biết là hành động của mình đang ăn khớp như thế nào với kế hoạch toàn diện mà Đức Chúa Trời đã vạch ra cho đời sống chúng ta, phải cảm thấy dường như là công việc đó đang khích động tâm hồn chúng ta, và chúng ta phải làm như một công tác do định mệnh bắt buộc. Đó là một sự thật đối với bất cứ một đường lối hay một kỹ thuật nào đó đã được dùng để rao truyền Tin Lành. Một ngôi nhà được xây lên theo bản đồ dành riêng cho nó thể nào, thì cũng vậy, mọi điều chúng ta làm phải có chủ đích. Nếu không, mọi hoạt động của chúng ta sẽ trở thành vô ích vì rất hỗn độn và thiếu mục tiêu.
NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN TẮC
Đó là lý do khiến chúng cố gắng trình bày quyển khảo luận nầy. Đây là một nỗ lực tìm cách nắm vững các nguyên tắc chỉ đạo cho những hoạt động của Chúa Giê-xu. Chúng tôi hy vọng rằng công khó của chúng ta cũng thích hợp vào một khuôn mẫu tương tợ. Như thế, quyển sách nầy không tìm cách giải thích các phương pháp đặc thù của Đức Chúa Giê-xu trong việc truyền đạo cho một cá nhân hay cho một đám đông quần chúng. Nhưng đúng hơn thì đây là một công trình nghiên cứu các nguyên tắc ẩn tàng trong chức vụ của Ngài, là những nguyên tắc sẽ quyết định cho các phương pháp hành động của Ngài. Ta có thể gọi đây là một công cuộc khảo cứu về chiến lược phổ biến Tin Lành của Chúa Giê-xu, chiến lược đã hướng dẫn cả đời sống của Chúa trọn thời gian Ngài đi đây đó trên đất.
CẦN PHẢI NGHIÊN CỨU THÊM NỮA
Chúng tôi rất ngạc nhiên vì thấy có rất ít sách vở đề cập đến vấn đề nầy, dầu phần nhiều các tác phẩm luận về phương pháp rao giảng Tin Lành đáng lẽ phải có một ý kiến gì để bàn qua vấn đề ấy. Chúng ta cũng có thể nói như vậy đối với những công trình khảo cứu về các phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-xu, cũng như về những quyển sách đề cập đến lịch sử tổng quát của đời sống và chức vụ Ngài.
Có lẽ cho đến nay, công trình khảo cứu tỉ mỉ nhất về kế hoạch rao truyền Tin Lành của Chúa Giê-xu trên một bình diện rộng lớn hơn đã được thực hiện là vấn đề Ngài huấn luyện các môn đệ, trong số đó quyển sách công phu nhất là tác phẩm “Việc huấn luyện 12 sứ đồ” của A.B. Bruce. Xuất bản đầu tiên năm 1871, và được hiệu chính năm 1899, quyển ký thuật về sự tiến triển của các môn đệ trước hiện diện của Thầy vẫn chưa có tác phẩm nào vượt được trên phương diện hiểu biết vấn đề cách xâu xa, phong phú. Một quyển khác nữa là“ Pastor Pastorum ”của Henry Latham, viết vào năm 1890, cũng chú ý đặc biệt đến phương pháp huấn luyện đồ đệ của Chúa Giê-xu, dầu phân tích có kém sâu rộng hơn. Sau ngày hai tác phẩm đầu tiên trên đây được xuất bản cho đến nay, nhiều quyển khảo cứu khác nhỏ hơn cũng xuất hiện, rất bổ ích trong việc tạo cơ hội kích thích những người khác theo đuổi công cuộc khảo cứu đề tài nầy. Không phải tất cả các công trình trên đây đều có cùng một quan điểm thần học Tin Lành, nhưng đặc điểm đáng chú ý là tất cả đều có cùng một điểm xuất phát khi muốn đo lường sức thúc đẩy chính yếu của công tác Chúa Giê-xu đã thực hiện đối với các đồ đệ.
Dầu đó cũng đúng đối với nhiều tác phẩm thực tiễn đề cập đến những giai đoạn sinh hoạt và chức vụ của Hội Thánh đã được xuất bản mấy năm gần đây, nhứt là những quyển ghi lại sự phát triển của từng nhóm nhỏ và phong trào tín hữu chứng đạo trong Hội Thánh. Dầu ý thức rằng các tác giả vốn không đứng trên quan điểm chiến lượt phổ biến Tin Lành để viết các sách ấy, chúng ta phải nhìn nhận là mình đã chịu ơn họ bởi vì họ đều thừa nhận những nguyên tắc căn bản trong chức vụ và sứ mạng của Chúa chúng ta.
Dầu sao, đề tài về chiến lược căn bản của Chúa Giê-xu đã ít được chú ý như đáng phải có. Dầu chúng ta ghi công cho những người đã nghĩ đến nó và không quên những gì họ đã tìm thấy, điều cần thiết đối với chúng ta vẫn là phải đẩy mạnh cuộc khảo cứu và làm sáng tỏ vấn đề càng hơn, nhứt là phải tìm tòi ngay trong các nguồn gốc nguyên thủy.
CHƯƠNG TRÌNH KHẢO CỨU CỦA CHÚNG TÔI
Phải đi vào Tân Ước, nhất là các sách Tin Lành mới thực sự thấy được kế hoạch của Đức Chúa Giê-xu . Dầu sao, thì các sách ấy vẫn là những ký thuật của các chứng nhân duy nhất là kích Thầy mình hành động (LuLc 1:2, 3; GiGa 20:30; 21:24; IGi1Ga 1:1). Để chắc chắn, các sách Tin Lành đã được viết ra trước hết là trình bày cho chúng ta thấy rõ Đấng Christ, con Đức Chúa Trời, để bởi đức tin, chúng ta có thể được sự sống trong danh Ngài (GiGa 20:30). Nhưng điều mà lắm lúc chúng ta không nhận thức được, ấy là những gì đã được bày tỏ cho chúng ta bởi sự sống trong Đấng Christ đó, đã hàm chứa các cách thức Ngài đã sống, và do đó, cũng dạy dỗ kẻ khác phải sống y như thế. Chúng ta phải nhớ rằng các chứng nhân đã viết ra những quyển sách ấy chẳng những chỉ thấy được chân lý, mà còn được chân lý đó biến đổi. Vì lý do đó, khi thuật lại sự tích, họ đều đưa ra những điều đã khiến họ và những người khác lìa bỏ mọi sự mình có thể đi theo Thầy. Lẽ dĩ nhiên không phải là tất cả mọi chi tiết đều đã được ký thuật. Cũng như bất cứ nhà chép sử nào, các tác giả sách Tin Lành chỉ vẽ ra một bức tranh toàn diện bằng cách chỉ trau chuốt một vài nhân vật hay từng trải đặc sắc, và loại bỏ những điểm phê phán trong phần khai triển các biến cố như những điều đã được chọn lọc kỹ, đã được ghi lại hoàn toàn theo cảm ứng của Đức Thánh Linh thì chúng ta có thể phải noi theo đường lối của Thầy như thế nào. Đó là lý do tại sao những ký thuật của Kinh Thánh về Chúa Giê-xu rất bổ ích cho chúng ta và là quyển chỉ nam duy nhất và đúng nhất đề cập đến việc phổ biến Tin Lành.
Cho nên mục đích quyển sách khảo cứu nầy là theo dõi các bước đi của Đấng Christ như các sách Tin Lành đã vạch ra mà không dùng đến các chất liệu phụ thuộc. Trong phần theo dõi, lời ký thuật được linh cảm về đời sống và chức vụ của Ngài đã đọc đi đọc lại nhiều lần và dưới nhiều khía cạnh để phân biệt đâu là lý do đã thúc đẩy Ngài bước đi trên con đường sứ mạng. Các chiến thuật của Ngài đều được phân tích từ một quan điểm toàn diện về chức vụ của Ngài, hy vọng rằng nhờ đó chúng ta có thể thấy một ý nghĩa sâu rộng hơn về các phương pháp Ngài dùng đối với loài người. Nhìn nhận rằng công tác nầy không phải là dễ, cho nên chính tôi là người đầu tiên, phải thú thật rằng mình phải đi học hỏi rất nhiều. Các kích thước vô hạn của Chúa vinh hiển không thể hạn định được một cách đơn giản trong bất cứ một lối giải thích nào của loài người nhằm mô tả sự trọn vẹn của Ngài, và càng nhìn xem Ngài lâu bao nhiêu, ta sẽ thấy là điều đó càng đúng bấy nhiêu.
ĐẤNG CHRIST LÀ MỘT GƯƠNG MẪU HOÀN TOÀN
Nếu đã nhìn nhận sự kiện nầy thì không còn công trình nghiên cứu nào khác sẽ đem đến cho chúng ta nhiều phần thưởng hơn là việc làm hiện tại của chúng ta. Dầu có khả năng nhận thức của chúng ta đã bị giới hạn, chúng ta đã biết rằng trong Chúa Giê-xu chúng ta có một vị Giáo Sư hoàn toàn. Ngài chẳng bao giờ lầm lẫn. Dầu phải mặc lấy xác thịt và chịu cám dỗ mọi mặc y như chúng ta, Ngài chẳng bao giờ để mình bị giới hạn bởi các dây trói của xác thịt mà Ngài đã vì chúng ta nhận lấy. Ngay khi Ngài không dùng đến sự toàn tri của Đức Chúa Trời, tâm trí Ngài vẫn sáng suốt. Ngài luôn luôn biết điều nào phải, và với tư cách là một người hoàn toàn, Ngài đã sống y như chính Đức Chúa Trời sống giữa loài người.
MỤC TIÊU CỦA NGÀI THẬT RÕ RÀNG
Những ngày Ngài sống trong xác thịt chỉ là việc phô bày đúng kỳ kế hoạch của Đức Chúa Trời từ khai thiên lập địa. Kế hoạch ấy luôn luôn ám ảnh tâm trí Ngài. Ngài muốn cứu khỏi thế gian một dân tộc để thuộc riêng về Ngài và lập Hội Thánh của Thánh Linh, một Hội Thánh chẳng bao giờ bị hủy diệt. Mắt Ngài nhìn chăm vào ngày Nước Ngài sẽ đến trong vinh quang và quyền năng. Căn cứ vào công cuộc sáng tạo thì thế gian nầy thuộc về Ngài, nhưng Ngài đã không tìm cách dùng nó làm nơi ngự đời đời cho mình. Chỗ ở của Ngài vốn ở trên trời. Ngài đang đi sắm sẵn một chỗ cho dân Ngài, để họ có những cơ sở đời đời trên trời.
Không một ai bị loại khỏi kế hoạch đầy ân điển của Ngài. Tình yêu của Ngài rải khắp mọi người. Xin đừng bao giờ lầm lẫn về điểm đó. Ngài là “Cứu Chúa của thế gian” (4:42). Đức Chúa Trời muốn cho mọi người đều được cứu và hiểu biết lẽ thật, thấu suốt chân lý. Vì mục đích ấy Chúa Giê-xu đã tự hiến thân để cung ứng sự cứu rỗi cho mọi người khỏi mọi tội. Trong cái chết cho một người, Ngài đã chết cho tất cả mọi người. Trái với những tư tưởng nông cạn của chúng ta, tâm trí Ngài chẳng bao giờ phân biệt những công cuộc truyền giáo quốc nội với việc rao truyền Tin Lành ở hải ngoại. Đối với Chúa Giê-xu, việc phổ biến Tin Lành sẽ được thực hiện khắp thế gian.
NGÀI HOẠCH ĐỊNH ĐỂ CHIẾN THẮNG
Đời sống Ngài đã được sắp sếp theo mục tiêu Ngài nhằm vào. Mỗi một lời nói, mỗi một việc Ngài làm là một phần trong cả khuôn mẫu toàn diện. Chúng sở dĩ có ý nghĩa là vì đều dự phần vào mục đích tối hậu của đời sống nầy để cứu chuộc thế gian cho Đức Chúa Trời. Đó là viễn ảnh thúc đẩy Ngài, là khải tượng hướng dẫn hành vi cử chỉ của Ngài. Các bước Ngài được sắp xếp trong kế hoạch đó. Xin chú ý điểm ấy. Không có giờ phút mắt Chúa Giê-xu đã rời khỏi mục tiêu của Ngài.
Đó là lý do khiến cho việc quan sát cách thức Chúa Giê-xu đã vận động để đạt được mục đích của Ngài trở thành rất quan trọng. Ngài đã tiết lộ chiến lược chinh phục thế gian của Đức Chúa Trời. Ngài đã tin tưởng vào tương lai chính vì Ngài đã sống phù hợp có kế hoạch ấy trong hiện tại. Trong đời sống của Ngài không có gì là ngẫu nhiên cả – Không một năng lực nào bị phung phí, không một lời nào là vô ích. Ngài đã lo việc Đức Chúa Trời (LuLc 2:49). Ngài đã sống, đã chết, đã phục sinh theo đúng chương trình. Con Đức Chúa Trời đã tính toán để chiến thắng y như một tướng lãnh hoạch định cả quá trình chiến đấu. Ngài không thể phó thác mặc may rủi. Ngài luôn luôn cân nhắc mọi việc có thể xảy ra, mọi yêu tố có thể thay đổi theo kinh nghiệm của loài người, rồi Ngài vạch ra một kế hoạch không bao giờ bị thất bại.
KẾ HOẠCH NẦY ĐÁNG ĐƯỢC LƯU TÂM ĐẶC BIỆT
Khi nghiên cứu nó, chúng ta sẽ được soi sáng cách lạ lùng. Suy ngẫm chín chắn điểm này, người học hỏi về Đấng Christ sẽ rút tỉa được nhiều kết luận sâu sắc và có thể làm đảo lộn mọi sự, dầu phần thực hiện có lẽ chấm dứt chậm chạp và khó khăn. Thật ra thì thoạt nhìn, có thể chúng ta sẽ thấy rằng Chúa Giê-xu không có một kế hoạch nào cả. Nếu đến gần hơn, có lẽ chúng ta tìm ra một vài kỹ thuật đặc biệt nào đó, nhưng vẫn không nhìn thấy phần mẫu mực toàn diện có ẩn tàng. Đó là một trong những điểm kỳ diệu của chiến lược Ngài. Nó rất nhỏ nhoi, lặng lẽ đến nỗi người truyền đạo vội vã sẽ không chú ý đến. Nhưng một khi đã nắm vững được phương pháp của Ngài và tâm trí người môn đệ rốt cuộc được mở ra, người ấy phải lấy làm ngạc nhiên về tình cách đơn giản của nó sẽ lấy làm lạ rằng tại sao trước đó mình lại chẳng bao giờ thấy gì hết. Tuy nhiên, một khi kế hoạch của Ngài đã được làm sáng tỏ, phần triết lý căn bản của nó vốn khác xa quan niệm hiện đại của Hội Thánh đến nỗi những ẩn ý của nó thật là có tính cách cách mạng.
Những trang sau đây sẽ cố gắng minh giải tám phương châm trong kế hoạch của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, phải nói rằng các bước ấy không nên hiểu là tuyệt đối theo đúng thứ tự đó, ví dụ chúng ta không nên khư khư cho rằng chẳng bao giờ khởi sự được bước cuối cùng nếu chưa làm chủ được các bước đi trước. Thật ra, mỗi giai đoạn đều đòi hỏi phải có các giai đoạn kia, và theo một mức độ nào đó, tất cả đều phải bắt đầu với nguyên tắc thứ nhất. Phần bố cuộc chỉ có ý trình bày cách thức cấu tạo phương pháp của Ngài và vạch ra lịch trình tiến triển hợp lý của kế hoạch. Quý độc giả sẽ nhận thấy rằng càng đi sâu hơn vào chức vụ của Đức Chúa Giê-xu Christ, các giai đoạn của kế hoạch sẽ càng rõ rệt và thứ tự của các giai đoạn sẽ càng dễ phân biệt hơn.
SUU TAM