Muốn hiểu Kinh Thánh phải hiểu rõ nghĩa chữ. Ta rất dễ lướt qua một chữ mình không hiểu. Khi làm vậy, ta không thể nào hiểu trọn vẹn nghĩa một câu hay một đoạn được. Khi gặp một chữ mình không hiểu thì đừng tiếp tục đọc tới. Hãy dừng lại và tìm hiểu nghĩa chữ. Lời Thượng Đế rất quan trọng không thể đọc qua loa được. Có những phương cách nào để tìm hiểu nghĩa chữ?
1. Tra từ điển
Có những chữ khó cần phải tra từ điển. Có những chữ trong Kinh Thánh tiếng Việt không thể tìm thấy trong từ điển Việt Nam. Muốn tìm hiểu phải xem chữ tương đương trong tiếng Anh hoặc Pháp, Đức, Hy Lạp, Hy-bá-lai…rồi tra từ điển tiếng đó.
Từ điển thông dụng ít khi cho ta biết nghĩa của chữ khi nó được dùng trong Kinh Thánh, vì vậy nó chỉ giúp ích được phần nào thôi.
2. Tìm hiểu chữ trong văn mạch
IISa 2Sm 2:14 nói, “Áp-ne nói cùng Giô-áp rằng: Những kẻ trai trẻ nầy hãy chổi dậy và trững giỡn trước mặt chúng ta ” Câu ấy nghe có vẻ như ông ta sắp bày ra một trò chơi, nhưng văn mạch cho biết đây là một cuộc chiến đấu, giữa hai ông vua và hai đạo quân. Câu 16 cho thấy rằng các gã thanh niên đó đã thật sự giết nhau. Như vậy, chữ trững giỡn trong văn mạch có ý hài hước.
“Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình. ” (Thi Tv 1:6). Có lẽ chúng ta nghĩ câu nầy có nghĩa rằng vì Thượng Đế biết hết mọi sự, nên Ngài biết những người công bình làm gì. Nhưng khi chúng ta nhìn vào văn mạch gần đó, tức là phần thứ nhì của câu, chúng ta sẽ thấy chữ biết có một ý nghĩa mạnh mẽ hơn. Đường nầy được Đức Giê-hô-va biết đến, còn đường kia thì bị diệt vong. Đem đối chiếu, ta thấy trong sự biết của Ngài có bao hàm sự bảo vệ và chăm sóc. Có những câu khác trong Kinh Thánh cũng nói đến sự biết của Thượng Đế theo nghĩa nầy (SaSt 18:19).
Thêm một ví dụ nữa. ChCn 14:15 trong bản tiếng Anh nói: “Người đơn sơ tin mọi sự. ” Câu nầy mới nhìn có vẻ là một câu nói tốt về đức tin của một người có tâm hồn giản dị không thắc mắc, chỉ tin cậy Thượng Đế một cách đơn sơ. Nhưng xem lại văn mạch thì thấy nghĩa thật của nó là đối chiếu giữa người đơn sơ đây là người nhẹ dạ, khờ khạo dễ bị lừa. Sự đơn sơ ở đây là một nhược điểm. Tin mọi sự không phải là khôn ngoan mà là khờ dại.
Kinh Thánh có rất nhiều chữ nhờ có văn mạch mới làm cho rõ nghĩa. Nếu bạn thấy có một chữ không rõ nghĩa, hãy dừng lại, xem cả khúc sách có chứa chữ đó. Nếu cần hãy đọc lại nữa, hầu hết bạn có thể tìm được một chìa khóa nào đó cho ý nghĩa của chữ.
3. Dùng sách phù dẫn
Trên kia tôi đã nói qua về ích lợi của sách phù dẫn (chương 5). Lý tưởng nhất là ta có thể biết hết những câu tham chiếu trong Kinh Thánh. Nhưng những sách phù dẫn nhỏ không liệt kê hết mọi câu tham chiếu, còn những sách lớn thì lại có quá nhiều câu. Vậy bạn phải làm sao?
Hầu hết các quyển Kinh Thánh tham chiếu có chứa ngoài lề những câu khác có chứa một chữ quan trọng trong câu đang đọc. Điều đó giúp ích rất nhiều. Rồi bạn càng học Kinh Thánh, bạn sẽ thêm nhiều câu tham chiếu khi bạn nhớ lại những khúc sách có chứa những chữ đặc biệt. Vì chữ có nhiều nghĩa khác nhau, nên không phải lúc nào những khúc sách tương ứng cũng soi sáng cho phần sách bạn đang học.
Trong Tit Tt 3:5 có câu “Ngài cứu chúng ta. ” Cả câu cũng như văn mạch của nó đều cho thấy nó có nghĩa là cứu tâm linh khỏi tội lỗi. Nhưng khi Lu-ca viết “Chúng ta chẳng còn trông cậy được cứu nữa ” (Cong Cv 27:20), thì ông không nói về sự cứu tâm linh mà về sự cứu khỏi đắm tàu. Đem so sánh như vậy có vẻ ngây ngô vì điều đó quá rõ ai cũng thấy cả. Nhưng trong Kinh Thánh nhiều khi ý chính không rõ ràng như vậy, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng khi thấy chữ đó trong các đoạn khác. Chẳng hạn, trong Mat Mt 24:13, thì sao?
Bạn thử tìm xem những chữ sau đây: Gian ác, trong Gie Gr 18:11 (hai lần, một nghĩa?); chó, trong IIVua 2V 9:10Thi Tv 22:16, thân thể, Eph Ep 3:6 (xem các nơi khác trong Ê-phê-sô có dùng chữ nầy), anh em, Mat Mt 25:40, mão triều thiên, Thi Tv 103:4, lời hứa, Eph Ep 3:6 (xem cả sách).