Một triết gia trong cơn hấp hối, các học trò đứng quanh giường chờ giờ lâm tử. Vị thầy cố gắng trong hơi kiệt sức tàn, ra hiệu cho các đồ đệ đến gần, thật sát. Rồi thều thào: “Các con hãy nhìn kỹ đây.” Ông há miệng ra, chỉ vào, đồ đệ chẳng biết thầy mình muốn gì. 

Một triết gia trong cơn hấp hối, các học trò đứng quanh giường chờ giờ lâm tử. Vị thầy cố gắng trong hơi kiệt sức tàn, ra hiệu cho các đồ đệ đến gần, thật sát. Rồi thều thào: “Các con hãy nhìn kỹ đây.” Ông há miệng ra, chỉ vào, đồ đệ chẳng biết thầy mình muốn gì. Cố gắng thêm một chút, ông hỏi: “Các con thấy răng ta còn không?” Mọi người đáp lời, “Không còn cái nào cả, thưa thầy” – nhưng vẫn không hiểu thầy mình đang muốn gì! Thầy lại há miệng rồi hỏi: “Các con thấy lưỡi ta còn không?” Càng ngạc nhiên hơn, nhưng các đồ đệ vẫn đồng thanh trả lời, “Bạch thầy, lưỡi vẫn còn ạ!”

Triết gia gắng gượng thì thầm: “Các con ơi! Sự dịu dàng mới là sức mạnh. Cái gì cứng rắn rồi cũng sẽ tiêu mất, nhưng sự mềm mại thì trường tồn. Các con hãy nhớ đến răng và cái lưỡi để biết cách xử sự trong mọi giao tiếp ở đời.” Nói rồi, triết gia trút hơi thở, để lại bài học cuối cùng về sự mềm mại, như một vũ khí cho sự thành công lâu dài trong mọi lãnh vực giao tiếp. 

Nhiều người cho rằng trong tất cả mọi sự giao thiệp ở đời phải áp dụng song song cả sự cứng rắn và mềm mỏng, thì mới đạt được kết quả mong muốn. Điều nầy cũng đúng trong một số trường hợp, song thực tế cho thấy, một tinh thần nhu mì và cách đối xử dịu dàng vẫn mang lại những kết quả lớn lao hơn, đặc biệt trong sự chinh phục lòng người. Dầu là một kẻ dữ tợn và hung hãn nhất, vẫn không thể hồ đồ trước một thái độ mềm mỏng và cảm thông.

Đức Chúa Trời đến với Ê-li không phải trong “ngọn gió mạnh thổi dữ dội, trong cơn động đất, hay trong đám lửa,” nhưng toàn thể sức mạnh của quyền năng Ngài đã hiện hữu trong “một tiếng êm dịu nhỏ nhẹ.” (I Các Vua 19:11, 12) – Sự mềm mại là một trong chín trái Thánh Linh. Hãy nghĩ xem chúng ta đã thể hiện sự mềm mại bao nhiêu trong cách cư xử hằng ngày của mình với mọi người. 

Đức Chúa Trời Biết Mọi Sự Bạn Đối Diện Trong Hiện Tại 

Khi chúng ta đương đầu với những thách thức hoặc những khó khăn, việc Đức Chúa Trời biết mọi sự thật là điều an ủi.

Mục sư David Jeremiah đã nói với hội chúng của ông như vầy: “Chúa biết chúng ta đang trải qua điều gì, Ngài biết từng giây phút của nỗi đau đớn và khổ sở của chúng ta. Không những Ngài biết điều chúng ta cảm nhận, Ngài còn biết vì sao chúng ta cảm nhận  điều mình cảm nhận. Ngài biết điều đó xảy ra như thế nào, và bao lâu nó còn kéo dài và căng thẳng như thế nào. Ngài biết mỗi một cảm xúc kết hợp với điều đó. Khi bạn đang trải qua những giờ phút khó khăn như thế, tất cả những gì bạn có thể làm đôi khi là nhìn và thưa rằng: “Lạy Cha, Ngài biết .. Ngài biết.”

Dầu hoàn cảnh của bạn như thế nào, dầu bạn thiếu thốn như thế nào, Đức Chúa trời hiểu và sẽ cùng trải qua với bạn điều đó. Ngài biết nỗi tổn thương của bạn, sự khước từ và những áp lực. Những cảm xúc và những tranh chiến của bạn không phải Ngài không biết, nhưng Ngài cũng biết mục đích những hoạn nạn của bạn. Ngài muốn giúp bạn hoàn thành được các mục tiêu ấy và kinh nghiệm sự vui mừng của Ngài qua các hoạn nạn ấy. Trong Ngài có niềm hy vọng để có một lối thoát và một ngày mai tốt đẹp hơn. 

Amy Carmichael  là một trong những nhà truyền giáo yêu quí nhất trong cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Bà đã hầu việc Chúa tại Ấn Độ 25 năm. Sherwood Eddy đã viết như vầy: “Army Wilson Carmichael là nhân vật giống Chúa Cứu Thế hơn hết mà tôi từng gặp gỡ và đời sống của bà là mùi hương thơm nhất, là đời sống tận hiến đầy vui mừng hơn hết mà tôi từng được biết.” 

Khi bà lớn lên ở Ái Nhĩ Lan, bà vô cùng thích mình có được cặp mắt xanh. Với đức tin của một đứa bé, bà thật lòng tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thay đổi cặp mắt nâu của bà thành đôi mắt xanh nếu bà xin Ngài. 

Một đêm nọ, bà cầu nguyện khẩn thiết để xin có đôi mắt màu xanh, thế rồi đầy lòng tin cậy bà đi ngủ. Khi bà thức dậy vào sáng hôm sau, bà chạy đến chiếc gương. Đôi mắt nâu phản chiếu trong gương. Bà thất vọng biết bao! 

Về sau, trong những năm ở Ấn độ, bà bắt đầu được biết về những hoàn cảnh bi thương của nhiều cô gái trong các gia đình nghèo, phải bị bán vào các đền thờ Ấn Độ Gíao để làm kỵ nữ. Amy bắt đầu cứu vớt những cô gái trẻ nầy và đưa về nhà của bà ở tại Dohnavur để nuôi dưỡng và dạy dỗ họ rằng Đức Chúa Trời rất yêu họ. Bà thường bôi bã cà phê lên làn da trắng của mình và mặc quần áo Ấn độ để có thể lẻn vào các đền thờ mà không bị để ý. Một ngày kia, đang khi mặc áo quần ngụy trang, bà nhận ra rằng công việc của mình chỉ hiệu quả bởi vì bà có đôi mắt nâu. Đôi mắt xanh sẽ là một tố giác nguy hiểm! Vào giây phút ấy, bà đã nhận ra rằng một trong những lý do Đức Chúa Trời bảo không với lời cầu nguyện của bà khi còn là một đứa trẻ là vì Ngài đã có một chương trình cho tưong lai của bà có liên quan đến tính mạng hàng trăm con người nhỏ bé quí báu khác. Đức Chúa Trời đã biết trước tương lai của bà ngay khi bà còn là một cô bé cách xa đó nửa vòng trái đất. 

Trong Êphêsô 2:10, Phao Lô cho chúng ta biết: “ Vì chúng ta là việc Ngài làm ra,  đã được dựng nên trong Đức Chúa Giê-xu Christ để làm việc lành  mà Đức chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo”. Đức Chúa trời biết điều Ngài hoạch định cho đời sống chúng ta thậm chí ngay trước khi chúng ta được thai dựng. Ngài hiểu biết những khả năng  của chúng ta, những cơ hội và sứ mạng sự sống của chúng ta. Chúng ta có thể tin cậy Ngài trong mọi thời điểm trong tương lai minh. 

Bill Bright


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com