BÀI HỌC 12: Các Tình Huống Dẫn Đến Cuộc Cải Chánh

Trong thế kỷ mười bốn và mười lăm, đời thuộc linh của giáo hội thật sa sút. Thứ nhất, thể chế Giáo Hoàng chịu sự chia rẽ nội bộ và thứ nhì là những ảnh hưởng ngoại giáo của thời phục hưng. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không lìa bỏ Hội Thánh. Đức Thánh Linh cứ tiếp tục hành động. Những người nam, người nữ cứ đi theo Kinh Thánh mặc cho những sự chống đối gay gắt.
Nhiều người nghĩ rằng sự quay về với đức tin Kinh Thánh khởi đầu với Martin Luther và John Calvin trong cuộc Cải Chánh Tin Lành. Tuy nhiên, nó đã bắt đầu sớm hơn. Thế kỷ mười lăm đã đánh dấu bằng những nổ lực cải cách trong vòng giáo hội. Các cổ động viên hội đồng, các nhà thần bí và những người như Wycliffe, Hus và Savonarola kêu gọi giáo hội đến sự ăn năn.Tuy nhiên, Giáo Hội Lamã đã khước từ cải cách.
Suốt thời kỳ này, thế giới của thời trung cổ được thay thế bằng một thế giới tân tiến. Sự thay đổi quan trọng được biết đến đó là Thời Phục Hưng (Renaissance). Trong khi người ta càng ngày càng trở nên bận rộn với chính mình thì Đức Chúa Trời sẽ hành động để chuẩn bị một “kỳ hạn được trọn” cho cuộc Cải Chánh. “Rượu mới” của người trung tín một ngày kia sẽ làm vỡ “bầu da cũ” của giáo hội Lamã.
Có lẽ bạn đang chứng kiến những thay đổi lớn trong nền văn hóa của bạn. Hãy nhớ rằng Đức Chúa Trời đang điều khiển lịch sử. Qua Đức Thánh Linh, Ngài đang hành động mọi sự để Ngài được vinh hiển. Chúng ta hãy nhanh chóng đáp ứng sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta.

Sự suy thoái của thể chế Giáo Hoàng
Sự vô luân của hàng Giáo Phẩm
Sự thất bại về mặt tổ chức
Tài chính và sự nổi lên của các nước
Chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia.
Những Nổ Lực Cải Cách Nội Bộ
Phong Trào Hội Đồng
Thần Bí Thuyết và các Cộng Đồng Mới
Các nhà Cải Cách.
Những Tác Dụng Của Thời Phục Hưng
Những đổi thay về chính trị và xã hội.
Sự thay đổi về tri thức
Sự thay đổi về tôn giáo

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể
1) Bàn thảo những yếu tố dẫn đến sự suy thoái thể chế Giáo Hoàng trong thế kỷ mười bốn và mười lăm.
2) Nhận biết những nổ lực của các cổ động viên hội đồng, các nhà thần bí và các nhà cải cách đem lại sự cải cách thuộc linh trong vòng giáo hội.
3) Mô tả những sự thay đổi về xã hội, chính trị, tri thức và tôn giáo liên quan đến cuộc phục hưng.

  1. Hãy nghiên cứu bài học này và làm bài tự trắc nghiệm về nó theo những chỉ dẫn đã cho trong Bài học 1.
    2. Ôn lại để làm bài Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 4 gồm các bài học 10-12 theo như những chỉ dẫn đã cho trong tập học viên của bạn.
    3. Hãy ôn lại toàn khóa trình để chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa. Hãy xem tập học viên của bạn để biết những chỉ dẫn cho việc ôn tập này.

Văn khố
Cuộc phu tù Babylôn
Giáo Lịnh (sắc lịnh của Giáo Hoàng)
Cổ động viên hội đồng
Chủ nghĩa nhân bản
Mang tính nhân bản
Chủ nghĩa cá nhân
Âm mưu
Thần bí thuyết
Mang tính duy tự nhiên
Chủ nhân công cộng
Phép phối cảnh
sự duy lý luận
Thời Phục Hưng
bị phản kháng (trả đũa)
Nông nô (tá điền)
Phép phê bình bản văn.

SỰ SUY THOÁI CỦA THỂ CHẾ GIÁO HOÀNG
Sự Vô Đạo Đức Của Hàng Giáo Phẩm
Suốt các thế kỷ mười bốn và mười lăm, đời thuộc linh của giáo hội thiết lập đã sa sút. Một yếu tố chính là sự mất tính thuộc linh giữa vòng hàng giáo phẩm. Sự đòi hỏi các linh mục sống độc thân không thực tiễn cũng không theo Kinh Thánh. Sự vô luân lan ra giữa vòng các linh mục và các Giáo Hoàng. Nhiều người có tình nhân. Một số người có con cái bất hợp pháp (ngoài giá thú) phải chăm sóc. Đa số đã bỏ qua việc chăm sóc mục vụ của họ đối với giáo dân.
Tác động của chủ nghĩa phong kiến trên giáo hội vẫn làm phân chia mối quan tâm đối với nhiều linh mục. Họ được giả định là phải vâng phục Giáo Hoàng, nhưng họ đã phục vụ các lãnh chúa địa phương. Chính trị đã chiếm nhiều thì giờ của họ mà đáng ra phải được dùng cho công tác mục vụ. Làm phức tạp thêm các vấn đề, thể chế Giáo Hoàng đang chịu sự thất bại về mặt tổ chức theo như chúng ta sẽ xem xét trong phần kế tiếp.
Hàng giáo phẩm (các linh mục) đã phạm lời tuyên hứa không chỉ trong lãnh vực trinh bạch và vâng phục mà còn cả trong lãnh vực khổ tu nữa. Các Giáo Hoàng và nhiều linh mục, tu sĩ đã sống rất là xa hoa. Hổ trợ cho sự tham muốn của họ, một số đã tham dự vào âm mưu chính trị, sự lạm dụng quyền hành và tội buôn bán chức Thánh. Nhiều người đã hoàn toàn không còn thích hợp cho chức vụ linh mục nữa.
Năm 1401, một nhà phê bình có lòng quan tâm đã viết về sự xa hoa và tham lam của giáo hội. Ông kể ra ba thói xấu mà ông thấy là chúng đã dẫn đến các điều thối nát khác trong giáo hội. Ông quan sát thấy rằng hàng giáo phẩm mà họ đã theo đuổi, sự vinh hiển của địa vị họ và sự mở rộng quyền hành của họ đã dọn đường cho sự xa hoa , sự phô trương và sự tham muốn. Sự xa hoa đòi hỏi những sự thỏa mãn khác nhau, nào rượu chè, yến tiệc, tham ngủ nghỉ, nghe âm nhạc, săn bắn…Sự phô trương đòi hỏi nhà cao cửa đẹp, lâu đài, quần áo, tôi tớ, ngựa xe. Lòng tham muốn phải tìm cho được của cải thật nhiều để chi phí cho những sự đòi hỏi khác (sách của Petry trang 524).
Điều mà giáo dân còn có thể làm là không tôn trọng giáo hội nữa. Sự thiếu tôn trọng lớn dần đã làm suy giảm quyền hành và uy danh của thể chế Giáo Hoàng.
1. Sự độc thân của linh mục có tính cách bắt buộc do
a. Sự dạy dỗ của sứ đồ Phaolô
b. Sắc lịnh của Giáo Hoàng Gregory VII trong thế kỷ mười một.
c. Sự nổi lên của chủ nghĩa tu viện trong thế kỷ thứ ba.
d. Một quyết nghị của một hội nghị toàn cầu.
2. Hãy mô tả lối sống của các linh mục trong lãnh vực trinh bạch, vâng phục và khổ tu vào thời kỳ này.
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Bạn cảm thấy thế nào nếu người “lãnh đạo tinh thần” của bạn bày tỏ sự vô luân và ít quan tâm đến những điều thuộc linh.? Sử dụng vở ghi chép của bạn.
Sự Thất Bại Về Mặt Tổ Chức
Với sự tuyển chọn Clement V (1305-1314) một người Pháp làm Giáo Hoàng, thể chế Giáo Hoàng đã ở dưới sự khống chế của nước Pháp trong khoảng bảy mươi năm. Thời kỳ này được gọi là “cuộc Phu Tù Babylôn” của Giáo Hội. Điều này có thể nhắc bạn nhớ lại thời kỳ giữa năm 955 và năm 1047, khi mà các nhà cầm quyền Ý khống chế các Giáo Hoàng.
Năm 1309, Clement dời nơi ở của Giáo Hoàng về Avignon thuộc miền Nam nước Pháp. Tất cả những người kế nhiệm ông cũng vẫn ở đó cho tới năm 1377. Chúng ta sẽ xem một biến cố cho thấy sự kiểm soát của chính quyền Pháp trên thể chế Giáo Hoàng. Theo sự yêu cầu của vua nước Pháp, Clement đã ra lệnh giải tán dòng Hiệp sĩ Knights Templar. Họ đã trở nên giàu có và có nhiều ảnh hưởng. Nhà vua muốn chiếm đoạt của cải của họ. Clement đã hành quyết vị thủ lãnh và nhiều người trong dòng. Dân chúng rất kinh hoàng về hành động của Giáo Hoàng trong vấn đề này.
Giáo hoàng Urban V (1362-1370) muốn cải cách trong giáo hội và cố khôi phục Rôma làm tòa Giáo Hoàng, nhưng ông đã bỏ cuộc. Người kế nhiệm ông, Gregory XI (1370-1378) đã đem thể chế Giáo Hoàng trở về Rôma vào năm 1377. Khi ông qua đời, những người Ý muốn giữ thể chế Giáo Hoàng ở tại Rôma đã đòi tuyển chọn một vị Giáo Hoàng người Ý. Đoàn Hồng Y đã chọn Urban VII (1378-1389) ông lại hóa thành một người chuyên quyền. Một số hồng y quyết định chọn một Giáo Hoàng khác, đó là Clement VII. Sau một thời gian hai vị Giáo Hoàng tranh chấp nhau, thì Urban ở lại Rôma còn Clement đi đến Avignon. Giáo hội bây giờ có hai vị Giáo Hoàng do cùng một hồng y đoàn chọn lựa! Điều này đã mở màn cho “cuộc Đại Ly Giáo” (hố chia rẽ lớn trong giáo hội).
Cuộc Đại Ly Giáo kéo dài đến năm 1417 phân chia giáo hội phương Tây gồm nước Ý, Đế quốc Lamã Thánh, các nước phía động, Bắc Âu, Hunggary và Anh Quốc ủng hộ Giáo Hoàng Urban VII; nước Pháp, Tây Ban nha, Tô cách lan ủng hộ Giáo Hoàng Clement VII. Một hội nghị đã được triệu tập để hàn gắn sự chia rẽ này. Tại hội nghị Pisa (1409), các Hồng Y bác bỏ cả hai vị Giáo Hoàng và họ chọn một người thứ ba. Bây giờ không phải chỉ có hai mà có tới ba vị Giáo Hoàng. Cuối cùng, tại Hội Nghị Constance cả ba Giáo Hoàng đều bị truất phế và một Giáo Hoàng mới được bầu lên.
Giáo hội tiếp tục chịu những nhóm áp lực khác nhau và các mưu đồ chính trị. Nhiều Cơ Đốc nhân thật ngạc nhiên vì các vụ tai tiếng về mặt tổ chức. Giáo hội đã chịu đựng những nan đề thuộc linh sâu xa và cần được phục hưng.
4. “Cuộc phu tù Babylôn” có ý nghĩa gì?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
5. Hãy giải thích làm sao lại có ba vị Giáo Hoàng cùng một lúc?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
Tài Chính và Sự Nổi Lên của Các Nước (chính quyền) Theo Chủ Nghĩa Quốc Gia
Nền tài chính của các Giáo Hoàng cũng làm rối loạn hàng ngũ giáo dân. Riêng cung điện Giáo Hoàng thôi đã xử dụng tới 500 người. Các nhà cầm quyền quốc gia và giai cấp trung lưu thật bực tức vì thuế má của Giáo Hoàng, chúng làm hao hụt sự giàu có của họ. Giáo hoàng Boniface VIII (1294-1303) thực sự nổi giận cùng dân chúng khi ông ra sắc lịnh gia tăng lợi tức của giáo hội bằng việc sa thải các linh mục đóng thuế cho nhà nước. Sắc lịnh truyền rằng bất kỳ linh mục nào đóng thuế cho nhà cầm quyền đều bị dứt phép thông công cũng như viên chức chính quyền nào thu thuế của bất kỳ linh mục nào cũng bị dứt phép thông công.
Giáo hoàng John XXII (1316-1334) một con người rất có hiệu năng nhưng tàn nhẫn, đã nghĩ ra nhiều cách mới để làm gia tăng lợi tức của Giáo Hoàng. Ví dụ như, ông thu tất cả lợi tức trong năm đầu của một giám mục mới được bổ nhiệm vào chức vụ. Trải một thời kỳ từ Giáo Hoàng John đến Giáo Hoàng Gregory XI (1378), hơn một phần tư tài liệu “dịch vụ” vẫn còn trong văn khế. Một trong những công cụ làm gia tăng tiền bạc lớn nhất là việc bán bùa xá tội. Đáp lại một số công lao đóng góp chính, Giáo Hoàng ban cho dân chúng được hưởng công đức từ cái gọi là ngân khố công đức của các thánh. Ông miễn xá họ khỏi sự chịu trừng phạt tội lỗi. Tập tục này về sau dẫn Martin Luther đến chỗ kêu gào có cuộc cải cách. Nhìn chung, lòng tham lam của thể chế Giáo Hoàng trong việc thu góp những số lượng tiền bạc khổng lồ đã làm giảm lòng tôn kính của dân chúng đôí với thể chế Giáo Hoàng.
Quyền lực của thể chế Giáo Hoàng cũng suy thoái khi đối diện với sự dấy lên của chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa này đã có trong thời kỳ viễn chinh. Sự nổi lên của các chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia như Pháp, Anh tạo thành những chính quyền trung ương hóa. Dân chúng ngày càng nhận biết quốc gia của họ và nhận thức ngày càng kém đối với trung tâm của giáo hội. Các quốc gia đang phát triển này nhấn mạnh đến lòng trung thành và sự cai trị. Những nhà cầm quyền cung cấp binh lực hùng hậu để bảo vệ sự buôn bán của tầng lớp thương gia. Đáp lại, các thương gia đóng góp tiền cho nhà vua. Xã hội có kết quả đó đã đủ mạnh để thách đố Giáo Hoàng mà vai trò thuộc linh của ông dường như đã bị quên lãng trong cuồng vọng thu góp lợi tức của ông để hoán đổi một số đặc quyền đặc ân nào đó. Trong khi Giáo Hoàng ở tại Avegnon, Anh quốc thật sự đã ghét cay ghét đắng việc nạp tiền cho ông ta, bởi vì nước Anh căm ghét nước Pháp.
6. Nền tài chính đã phải làm gì với nhu cầu gia tăng để cải cách trong giáo hội?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
7. Việc nổi lên của các chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia đã giúp làm tiêu tan cái xã hội chung của thế giới Cơ Đốc như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
NHỮNG NỔ LỰC CẢI CÁCH NỘI BỘ
Phong Trào Hội Đồng
Với thể chế Giáo Hoàng bị ô danh như vậy, một số người trong giáo hội bắt đầu tìm cách cải cách qua việc làm giảm thiểu quyền lực của Giáo Hoàng. Họ tin rằng uy quyền cao nhất trong giáo hội phải đặt nơi một “Thượng Hội Đồng” như là một bộ phận đại biểu cho toàn dân trong thế giới Cơ Đốc. Có nhiều cuộc bàn cãi để có một hội đồng như vậy dùng làm uy quyền cao hơn Giáo Hoàng.
Khi Giáo Hoàng Boniface VIIII ra sắc chỉ tuyên bố thể chế Giáo Hoàng cầm quyền cả các lãnh vực thuộc linh và thuộc quyền đời này của cuộc sống từ John ở Paris, một nhà thần học dòng Dominicans đã phản kháng. Ông nhắc nhở dân chúng rằng Giáo Hoàng là tôi tớ chính của Hội Thánh chớ không phải là kẻ cầm quyền tuyệt đối của Hội Thánh. Do đó, Giáo Hoàng phải chịu trách nhiệm với một hội đồng mà nó có quyền lực lớn hơn Giáo Hoàng. Ông cũng nhắc nhở dân chúng rằng Cơ Đốc nhân thuộc vào Thân Thể của Đấng Christ dưới sự cầm đầu của Đấng Christ chứ không phải của Giáo Hoàng.
William of Occam cho rằng quyền lực của Giáo Hoàng không bao gồm việc cai trị về đời này. Ông trích dẫn IITi 2Tm 2:4 “Chớ có ai đánh trận cho Đức Chúa Trời mà còn lấy việc đời lụy mình, hầu cho họ có thể làm đẹp lòng Ngài, nhận được ân sủng của Ngài”. Ông còn đi xa hơn, cho rằng như Đấng Christ chẳng giao cho Phierơ quyền về công việc đời này thể nào thì Ngài cũng không giao cho ông quyền hành tuyệt đối trong các công việc thuộc linh thể ấy.
Chính Marslliusở Padua (1270-1342), một người lãnh đạo tại đại học đường Paris đã công kích các ý kiến về một hệ thống phẩm trật hoặc trong giáo hội hoặc trong chính quyền. Ông công bố rằng uy quyền chính để quyết định những mạng lịnh Kinh Thánh thuộc về một thượng hội đồng gồm các Cơ Đốc nhân bao gồm các giáo dân lẫn hàng giáo phẩm, họ được bầu chọn ra để phục vụ trong một bộ phận như vậy. Trong số nhiều lời kết luận của ông, ông cũng lên án Tòa Án Giáo Hội, nhấn mạnh rằng Phúc âm không chấp nhận những hình phạt của đời này để ép buộc người ta vâng phục các điều răn thiên thượng.
Với những luận cứ này và những luận cứ khác hổ trợ cho nó, một phong trào hội đồng (Conciliar movement) đã phát triển và hoạt động từ năm 1409- đến năm 1449. Các Hồng Y triệu tập Hội Nghị Pisa năm 1409 để giải quyết nan đề về hai vị Giáo Hoàng nhưng chung cuộc đã tạo ra ba vị Giáo Hoàng, vì hai vị kia từ chối từ chức. Năm 1414, hội nghị Constance bắt đầu nhóm họp.Năm trăm chức viên giáo hội từ năm quốc gia đã nhóm họp và cứu xét mãi cho đến năm 1418 họ đã thành công trong việc chấm dứt cuộc Đại Ly Giáo (The Great Schism)
Hội nghị Constance đã tiêu biểu niềm hy vọng lớn nhất cho cuộc cải cách trong thế kỷ thứ mười lăm cũng như sự xâm phạm đức tin lớn nhất. Các nghị viên hội nghị loại bỏ ba vị Giáo Hoàng trước khi chọn một Giáo Hoàng mới. Trong lúc “vô Giáo Hoàng”, hội nghị này thực sự đã đại diện cho toàn giáo hội. Thành công của hội nghị trong việc hàn gắn hố chia rẽ đã đem quyền lực tập trung hóa trở về cho thể chế Giáo Hoàng. Tuy nhiên, sự thất bại thực sự của hội nghị là nơi việc hỏa thiêu nhà cải cách John Hus, ông đã được hứa hẹn sẽ được bảo vệ nếu ông tham dự các kỳ họp.
Những người trong giáo hội đã triệu tập Hội nghị Basel vào năm 1431. Sau nhiều năm có sự xung đột giữa Giáo Hoàng và các nghị viên hội đồng, Giáo Hoàng đã dời hội nghị đến Ferara vào năm 1438 và tiếp tục dời đến Florence vào năm 1439. Từ hội nghị này sự hàn gắn tạm thời giữa Đông giáo hội và Tây giáo hội đã xảy ra, bảy phép bí tích của Giáo Hội Công Giáo Lamã được chính thức công nhận. Trong khi đó, một hội đồng của phe đối nghịch vẫn cứ ở tại Basel và tuyển chọn một Giáo Hoàng khác. Cuối cùng nó đã tự giải tán vào năm 1449, chấp nhận thua cuộc.
Phong trào hội đồng đã chấm dút. Nó đã thất bại trong việc đem lại sự cải cách. Tuy nhiên, những biện pháp cải cách khác vẫn hoạt động giữa vòng các cộng đoàn mới, các nhà thần bí và các nhà cải cách.

  1. Phong trào hội đồng bắt đầu như là một cố gắng nhằm
    a. Tái tổ chức hệ thống phẩm trật của giáo hội.
    b. Xóa bỏ thể chế Giáo Hoàng
    c. Cho giáo dân có tiếng nói trong những công việc của giáo hội.
    d. Hàn gắn một Đại Ly Giáo
    9. Hãy ghép cặp những sự luận bàn về một thượng hội đồng với những người
    1. John ở Paris
    2. William of Occam
    3. Marsilius ở Padua
    …..a “Không có tổ chức phẩm trật trong giáo hội hoặc trong chính quyền”
    …..b “Giáo hoàng là tôi tớ chính yếu của hội thánh”
    …..c “Quyền hành của Giáo Hoàng phải giới hạn vào những vấn đề thuộc linh”
  2. Hãy mô tả sự thất bại của phong trào hội đồng.
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    Thần Bí Thuyết Và Các Cộng Đoàn Mới
    Chúng ta hãy suy nghĩ trở lại các nhà kinh viện. Lý luận của “đầu óc” của họ không làm thỏa mãn những nhu cầu của “con tim”. Rồi chúng ta cũng hãy nhớ rằng các nhà duy lý đã bác bỏ sự nhấn mạnh và ý niệm chung của chủ nghĩa kinh viện và họ đưa ra một sự quan tâm đến cá nhận. Dân chúng đã đói khát một kinh nghiệm cá nhân, tức là sự tương giao với Đức Chúa Trời. Kết quả là thần bí thuyết (Mysicism) đã nổi lên.
    Nhà thần bí đi tìm sự tiếp xúc cá nhân trực tiếp với Đức Chúa Trời. Họ biệt riêng mình để suy gẫm, tìm kiếm sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Họ ao ước có một kinh nghiệm thần bí với Đức Chúa Trời mà không thể giải thích được. Điều này có nhắc bạn nhớ đến phái Montanists trong Hội Thánh ở thế kỷ thứ mười hai không? Họ quá nhấn mạnh đến những sự bày tỏ ra của Đức Thánh Linh trong sự phản ứng của họ đối với sự bận rộn của giáo hội về hình thức tổ chức.
    Nhà thần bí Latinh ở miền Nam Châu Âu đã nhấn mạnh về một từng trải cảm xúc. Họ tìm một sự tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời. Catherine ở Siena (1347- 1380) là một ví dụ điển hình. Bà tin chắc rằng Đức Chúa Trời đã phán bảo với mình qua những dị tượng. Thực ra bà đã có thể thuyết phục Giáo Hoàng Gregory XI rời bỏ Avignon để về Rôma. Bà tố cáo sự vô luân và các tội lỗi của thể chế Giáo Hoàng một cách không sợ hãi.
    11. Hãy định nghĩa thần bí thuyết và cho biết tại sao nó đã nổi lên?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    Nhóm Bạn Hữu Đức Chúa Trời (The Friends of God).
    Những nhà thần bí người Teutonic (gốc Đức) ở Bắc Âu đã nhấn mạnh đến bản tính của Đức Chúa Trời một cách mang tính triết học hơn. Meister Eckhart (1260- 1327) là một người dòng Dominicans, ông đã được học tại đại học đường Paris nhưng phần lớn phục vụ tại Đức. Ông nói rằng thần thánh là một thực sự tối hậu. Con người cần có một kinh nghiệm thần bí mà nó sẽ kết hợp họ với Đức Chúa Trời. Eckhart muốn được hấp thu vào Đức Chúa Trời, ông nói: “Đức Chúa Trời phải trở thành tôi và tôi phải trở thành Đức Chúa Trời”.
    Một người dòng Dominicans khác là John Tauler (1300-1361), ông là học trò của Eckhart. Tuy nhiên, Tauler lại mang tính chất Thánh Kinh hơn và thực tiễn hơn. Sự giảng dạy của ông nhấn mạnh đến việc con người không là gì cả trước mặt Đức Chúa Trời. Ông dạy rằng kinh nghiệm bề trong thì tốt cho linh hồn hơn là những biểu hiện bề ngoài. Chịu ảnh hưởng của nhóm Ealdensians, ông đòi hỏi một đời sống đạo đức cao. Ông bày tỏ ra tính thực tiễn trong sự chăm sóc cho người đau ốm trong thời kỳ có nạn dịch.
    Những người thuộc hàng ngũ giáo dân đi theo Eckhart và Tauler được gọi là “các Bạn Hữu của Đức Chúa Trời”. Sách German Theology (thần học Đức) là cuốn sách liên hệ đến họ. Sau này nó đã ảnh hưởng trên Martin Luther.
    Nhóm Anh Em Sống Cộng Đồng (The Brethren of the Common Life)
    Một nhóm tín hữu khác được gọi là “Anh Em Sống Cộng Đồng” tập trung tại Deventer, Hòa Lan. Họ sáng tạo ra “Devotio Moderna” nghĩa là phương cách mới để phụng sự Đức Chúa Trời. Đây là một cuộc phục hưng thuộc linh mà nó nhấn mạnh đến lòng sốt sắng cá nhân và sự can dự vào xã hội. Người lãnh đạo phong trào là Gerhard Groote (1340-1384), dầu có tính cách thần bí, nhưng ông nhấn mạnh đến sự mặc khải của Kinh Thánh. Biệt mình theo kỷ luật thuộc linh, Groote và các Anh Em từ chối sự chăm chú trần gian. Họ hiến thân để lo dạy dỗ và xây cất các trường học khắp cả Hòa Lan, tại Đức và Thụy sĩ. Cùng với sự tham dự vào việc giáo dục, họ đã xuất bản nhiều sách.
    Thomas à Kempis (1380-1471) đã tóm tắt đức tin của Devotio Moderna trong cuộc đời của ông. Từ năm 1406 cho đến lúc qua đời,ông đã viết sách, sao chép các bản Kinh Thánh, rao giảng về Đấng Christ và khải đạo cho người ta. Tác phẩm của ông, cuốn Imitation of Christ (Bắt chước Đấng Christ) ngày nay vẫn có nhiều người đọc đến.
    Chúng ta đã xem xét một số gương mẫu lành mạnh hơn của các nhà thần bí. Họ đóng góp vào đời thuộc linh của Hội Thánh, nhưng một số nhà thần bí thì đi theo uy quyền nội tâm hơn là theo uy quyền Kinh Thánh. Một số người đã nói rằng giáo lý đúng nhưng không phải là quan trọng. Một số người khác đã ngã theo phiếm thần giáo. Chính Eckhart cũng gần như vậy. Một số người khác nữa thì quan tâm đến sự hưng vượng thuộc linh của chính mình đến nỗi họ bỏ quên những người khác. Họ đã trở thành thụ động và chống xã hội.
    Các nhà thần bí lành mạnh hơn đã thấy những nhu cầu trong Hội Thánh và họ ra sức giúp đỡ. Họ kêu gọi Hội Thánh giấu đạo “trong lòng”. Tuy nhiên, cố gắng của họ không đi đủ xa. Một số nhà cải cách khác phải đòi có sự cải cách về giáo lý cũng như về thực nghiệm.
  3. Hãy ghép cặp những nhà thần bí với sự đóng góp của họ vào đời thuộc linh của Hội thánh
    1. Catherine ở Siena
    2. Meister Eckhart
    3. Gerhard Groote
    4. Thomas à Kempis
    …..a Tham dự vào xã hội qua việc giáo dục.
    …..b Hiệp một với Đức Chúa Trời theo tính cách triết học.
    …..c Kinh nghiệm bằng cảm xúc và thấy khải tượng
    …..d Mô tả Devotio Moderna trong đời sống ông.
  4. Hãy nêu lên những sự tương phản giữa ưu và khuyết điểm của thần bí thuyết.
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    14. Hãy nêu những tương phản giữa thần bí thuyết và chủ nghĩa kinh viện.
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    Các Nhà Cải Cách
    Cũng như các nhà thần bí, Wycliffe, Hus và Savonarola đòi hỏi phải có một đức tin cá nhân. Nhưng khác với các nhà thần bí, họ nhấn mạnh đến một sự quay trở về với Hội Thánh thời Tân ước. Sự vô luân và sự băng hoại của thể chế Giáo Hoàng đã tác động sâu xa đến họ. Thậm chí họ quan tâm hơn nữa đến sự dạy dỗ bất khiết của giáo hội của các Giáo Hoàng. Như một sử gia đã nói: “Các nhà cải cách tin rằng sự tẻ hướng các ống dẫn ơn phước Đức Chúa Trời của giáo hội Lamã thông qua hệ thống linh mục đã đi quá xa. Nó cản trở sự tự do lưu chuyển sự công nghĩa của Đức Chúa Trời giữa vòng loài người và như vậy nó đã ngăn chặn và làm ảnh hưởng dòng suối thánh khiết của Hội Thánh” (Sách Của Marty, trang 195).
    John Wycliffe
    Cuộc đời của John Wycliffe đã tập trung xung quanh trường đại học Oxfrod, nơi mà ông đã học tập và sau này dạy dỗ tại đó. Là một linh mục, ông muốn loại trừ khỏi giáo hội những thói tục vô luân và những âm mưu chính trị. Ông cảm thấy rằng nếu giáo hội được cởi bỏ sự giàu có của nó thì cuộc cải chánh sẽ xảy ra. Khi nào giáo hội không sử dụng đúng đắn những mảnh đất của mình thì, ông nói rằng chúng sẽ được giao cho những người biết xử dụng chúng một cách đúng đắn. Dĩ nhiên, giới quý tộc ủng hộ ông. Họ sẵn sàng tiếp quản những mảnh đất đó. Người Anh từ lâu đã bực dọc về những thuế má phải đóng góp cho Rôma và về sự phát triển giàu có của các Giáo Hoàng. Do đó, những nhà cai trị đã ủng hộ Wycliffe về những biện pháp cải cách của ông.
    Không bằng lòng với việc chỉ công kích sự giàu có của giáo hội, Wycliffe đã nghi vấn sự dạy dỗ của giáo hội. Ông cố ngăn chặn sự thờ phượng các thánh tích và các thánh. Ông thách thức uy quyền của Giáo Hoàng. Đấng Christ chứ không phải Giáo Hoàng mới là đầu của Hội Thánh. Kinh Thánh chứ không phải giáo hội là nguồn của sự sống thuộc linh. Do đó, ông đã xúc tiến phiên bản Kinh Thánh Anh Ngữ đầu tiên, Bản Kinh Thánh Wycliffe.
    Dòng sư huynh chống báng việc có Kinh Thánh bằng Anh ngữ, bởi vì nó sẽ có hiệu lực cho quần chúng. Thực ra, người ta có thể sẽ so sánh Giáo Hoàng với Hội Thánh thời Tân ước và họ sẽ thấy được sự sa đọa lớn. Dân chúng sẽ không còn tùy thuộc vào các sư huynh như là những người môi giới giữa họ với Đức Chúa Trời nữa.
    Wycliffe không những chống đối chức vụ tư tế trung gian mà còn chống đối tín lý lễ Misa của giáo hội Lamã nữa. Ông nói rằng Đấng Christ hiện diện “một cách thuộc linh” trong lễ tiệc thánh (Mình Thánh Chúa). Điều này bác bỏ giáo lý về biến thể thuyết. Wycliffe đã đi quá xa. Ông đã bị sa thải khỏi trường Oxford vào năm 1382.
    Vài năm sau khi ông mất, Hội Nghị Constance đã lên án ông là một kẻ tà giáo. Hài cốt của ông bị quật khỏi mộ và bị thiêu đốt.
    Một nhóm người giảng đạo thuộc hàng giáo dân, nhóm Lollards, đã quảng bá tư tưởng ông khắp Anh quốc. Năm 1403, án tử hình được áp đặt cho tất cả mọi người thuộc nhóm Lollards. Những người chịu ảnh hưởng của Wycliffe đã đem tư tưởng ông sang Tôcáchlan, xứ Bôhêmiên, Balan và Hunggary. Tuy nhiên việc rao giảng đức tin của Kinh Thánh liên tục của họ đã dọn đường cho Luther.
    15. Sự phản kháng của Wycliffe giống với sự phản kháng của nhóm Waldensians như thế nào?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    16. Chức vụ của Wycliffe khác với chức vụ của các nhà thần bí ở nơi sự nhấn mạnh của ông về
    a. Lòng sốt sắng cá nhân
    b. Nếp sống đạo đức
    c. Sự tương giao trực tiếp với Đức Chúa Trời,
    d. Sự cải cách về giáo lý.
    John Hus
    Một trong số nhiều người chịu ảnh hưởng của Wycliffe là John Hus (1369-1415). Cuộc đời của ông cũng xoay quanh một trường đại học. Hus đã điều hành đại học đường Prague ở Bohemia (ngày nay là Tiệp Khắc). Ông cũng đã giảng dạy ở Thánh đường Bếtlêhem gần đó. Cuốn sách của ông, cuốn On The Church (bàn về Hội thánh), đã định nghĩa Hội Thánh như là thân thể của Đấng Christ mà Đấng Christ là đầu duy nhất của Hội Thánh.
    Hus đã cố cải cách Hội Thánh thời đại của ông. Dầu ông đã binh vực truyền thống của giới linh mục nhưng ông lên án sự băng hoại của họ. Ông đã lên án sự thờ phượng ảnh tượng, niềm tin nơi các phép plạ giả và những cuộc hành hương mê tín. Ông chỉ trích việc rút lại rượu nho trong lễ tiệc thánh khỏi giáo dân và đòi hỏi cho giáo dân dự phần trong thánh lễ Misa. Ông phản đối bùa xá tội. Ông dạy rằng chỉ Đức Chúa Trời mới có thể tha tội. Kinh Thánh là luật lệ tuyệt đối.
    Được hổ trợ bởi một tinh thần tự hào quốc gia đang phát triển, Hus đã trở thành một vị anh hùng của dân tộc. Tuy nhiên, Giáo Hoàng đã dứt phép thông công ông vào năm 1411. Bốn năm sau, với sự hứa hẹn bảo đảm an toàn của hoàng đế, Hus đồng ý tham dự hội nghị Constance để binh vực duyên cớ của mình. Hội nghị đã lên án ông về những tà thuyết của ông mà ông chẳng hề chủ trương và đã thiêu sống ông trên giàn hỏa.
    Những tư tưởng của Hus đã không chết. nhóm Hussite (những người theo Hus) đã phát triển mạnh ở xứ Bohemia cho đến năm 1620. Tư tưởng của ông đã lan truyền khắp thế giới Cơ Đốc giáo. Nhóm Anh Em Plymouth và giáo hội Moravian, tức hai hệ phái Tin lành, sau này đã phát triển từ ảnh hưởng của ông.
    17. Tại sao nhà cầm quyền dân sự đã ủng hộ cả Hus và Wycliffe?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    Savonarola
    Girolamo Savonarola (1452-1459) là một sư huynh dòng Dominicans. Không giống như Hus và Wycliffe, chủ tâm của họ à làm cho Kinh Thánh có giá trị tuyệt đối với mọi người, Savonarola thì quyết tâm loại bỏ khỏi Hội Thánh sự Bái vật (sự thờ lạy đồ vật) của nó. Sự giảng dạy chủ ý của ông khắp miền bắc nước Ý đã làm cho ông rất được hâm mộ. Nhiều đoàn người đông đảo đã cảm động qua lời giảng của ông, những lời đó lên án sự xấu xa trong giáo hội và trong chính quyền.
    Khi ông tự lập ở Florence, ông đã cảnh cáo về một sự phán xét lớn nghịch cùng thành phố này và về một sự quay trởlại. Savonarola đã giành được quyền kiểm soát qua sự rao giảng của ông và ông đã ghép cải cách thuế má và các tòa án. Ông binh vực duyên cớ của người nghèo và kẻ bị ức hiếp. ông đã thành công trong việc đem Florence từ một thành phố buông thả, ham thích sự vui chơi trở thành một loại tu viện.
    Sau đó ông đã vạch ra sự sa đọa của giáo triều. Ông tố cáo chính Giáo Hoàng về nếp sống gây tai tiếng. năm 1497, Giáo Hoàng Alexandria VII dứt phép thông công Savonarola và đe dọa ra cấm chỉ đối với thành phố này. Thành phố Florence đã quay gót trở nghịch cùng Savonarola. Dân chúng đã hành hình ông và treo cổ ông tại quảng trường của thành phố.
    Dầu savonarola không nhấn mạnh đến giải pháp cho tội lỗi, nhưng ông đã nêu ra sự hiện diện của nó. Trong vòng hai mươi năm, một con người khác đã bày tỏ hoàn toàn hơn niềm tin theo Kinh Thánh. Con người này chính là Martin Luther. ông cùng với John Calvin đã xây dựng trên cái nền móng mà đã được lập ra do Wycliffe, Hus, Savonarola, các nhà thần bí và các cổ động viên hội đồng.
    18. Hãy giải thích tại sao bạn nghĩ rằng việc có Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ là quan trọng đối với các nhà cải cách?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    19. Hãy so sánh và nêu những điểm tương phản giữa Wycliffe, hus và Savonarola như là những nhà cải cách. hãy xử dụng vở ghi chép của bạn.
    20. hãy ghép cặp các nhà cải cách với sự đóng góp của học
    1) Wycliffe
    2) Hus
    3) Savonarola
    …..a Đã phơi bày nếp sống băng hoại của một Giáo Hoàng và trừ khử sự bái vật khỏi một thành phố.
    …..b Đòi hỏi một sự cởi bỏ sự giàu có khỏi giáo hội.
    …..c Chống đối chức vị tư tế trung gian của các sư huynh.
    …..d Trở thành một anh hùng dân tộc trong sự nổ lực của ông để giáo dân được dự phần trong lễ Misa.
    NHỮNG TÁC DỤNG CỦA THỜI PHỤC HƯNG
    Thời kỳ giữa thế kỷ thứ mười bốn và giữa thế kỷ thứ mười sáu trong lịch sử của Châu Âu được gọi là thời kỳ Phục Hưng. Nói chung, đó là một thời kỳ mà nền văn minh cổ của Hylạp và lamã được “tái sinh”. những sự thay đổi lớn đã xảy ra tiếp theo sau sự thất bại một phần nào của đường lối thời trung cổ. Những sự thay đổi này đặc trưng hóa phần nhiều xã hội Tây phương mãi đến ngày nay.
    Sự thay đổi khởi đầu ở nước Ý, nơi mà dân chúng đã tiếp xúc về mặt thuộc thể với sự suy tàn của Đế Quốc Lamã. Các thương gia giàu có đã có thể đủ sức tài trợ cho các nghệ sĩ và các học giả trong các ngành nghiên cứu của họ trong quá khứ. Họ có thể có đủ sức đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào nghệ thuật và việc làm mỹ quan cho các thành phố của họ. Mũi nhọn chính của thời Phục Hưng tại Ý là làm hồi sinh các quá khứ của ngoại giáo. Tuy nhiên, khi sự tái sinh này lan ra ở phía bắc thì một số sự tập trung là trực chỉ vào việc nghiên cứu Kinh Thánh trong các ngôn ngữ nguyên bản của nó.
    Thời Phục Hưng tác động rất ít trên Giáo Hội Đông Phương. nó chỉ gây những sự thay đổi nhỏ như là ban lãnh đạo chuyển dịch từ Hylạp sang Ngasô (xem bài học 9). Tuy nhiên, trong Giáo Hội Tây phương, một số những sự thay đổi chính yếu là trong việc làm cho cuộc Cải Chánh càng gần hơn.
    21. Thời Kỳ Phục Hưng là gì và điều gì đã làm cho nó nổi lên?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    Những Đổi Thay Về Chính Trị Và Xã Hội
    Sự phục hưng văn học và những quan điểm cổ điển đã dẫn đến sự tái khám phá con người và thế giới. Chủ nghĩa cá nhân bắt đầu phát triển trong các công việc chính trị và đời sống xã hội. Con người thời trung cổ đã bị cai trị bởi những truyền thống của những đoàn thể mà họ thuộc về gia đình của họ, đoàn thể của họ, giai cấp thời phong kiến của họ và giáo hội của họ. Giờ đây, con người được hưởng sự tự do của mình. Họ bắt đầu hành xử những công việc riêng của mình với sự duy lý luận (chỉ dựa vào lý luận), xem nhẹ những điều tôn kính của đạo đức và tôn giáo. Con người đã phát triển sự đánh giá duy tự nhiên về những vẻ đẹp của thế giới.
    Sự nhấn mạnh mới mẻ này trên con người đã phát huy sự nổi loạn của các chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia, làm suy yếu sự thịnh vượng hcung quốc tế dưới sự lãnh đạo của Giáo Hoàng. Các vị cua chúa xem choính mình là những người cai trị chủ tể. Họ trở thành những nhà chính trị duy lý và những chủ nhân ông quan trọng về tư tưởng và học thức. Thể chế Giáo Hoàng cũng trở thành một chủ nhân ông của nghệ thuật và tri thức thời Phục Hưng. Ttrong khi đó thể chế ấy đã liên tục mất dần uy tín đạo đức cũng như quyền lực để ảnh hưởng đến nền chính trị quốc tế. Anh Pháp và Tây Ban Nha đều đã giành quyền kiểm saót các nhà thờ của quốc gia mình.
    Các tỉnh thành đang phát triển đã nâng cao nền thương mại đến nỗi những hội đoàn thương nhân và thợ thủ công đã trở thành những trung tâm mới của cuộc sống. Chủ nghĩa duy vật đã được trưn ghóa phong cách sống của càng ngày càng nhiều người. Những khuôn mẫu cũ kỹ của đời sống người dân quê và chủ nghĩa phong kiến đã bị đập vỡ. Một người nông nô (tá điền) thời trước có thể đến thành thị và làm lụng chăm chỉ sẽ trở thành một nhà buôn hay một thương gia. Những gia đình có quyền thế lớn như gia đình Medicis ở Ý đã có thể cạnh tranh với giáo hội trong việc tích lũy của cải. Càng ngày giáo dân càng nhận được sự học vấn mà nó được rút khỏi sự độc quyền của hàng ngũ linhmục có học thức.
    Nền công nghệ cũnh tạo được nhiều lợi ích. Thuốc súng đã được phát minh ra vào giữa thập niên 1300. Johann Gutenberg ở Đức đã phát minh ra việc ấn loát và đã in Kinh Thánh vào năm 1456. Các quốc gia đua nhau trong việc thám hiểm Châu Phi và trong việc khám phá các vùng đất ở Bắc và Nam phi. Họ học hỏi nhiều điều về địa lý và đã lập được bản đồ.
    22. hãy kể ra những thay đổi chính về mặt chính trị và xã hội của thời kỳ này. hãy xử dụng vở ghi chép của bạn.
    23. Sự nổi lên của chủ nghĩa cá nhân đã làm suy yếu giáo hội đã có tổ chức như thế nào?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    Sự Thay Đổi Về Mặt Tri Thức (Trí Tuệ)
    Cùng với tất cả các sự thay đổi khác, đã có một sự thay đổi lớn về mặt tri thức. Người ta đã chấp nhận một nhãn quan mang tính nhân bản về cuộc sống. Chủ nghĩa nhân bản đề cao con người. Nó thay thế sự vinh hiển của Đức Chúa Trời bằng vinh quang của loài người. Nó đánh giá những khả năng, những hy vọng và những thành tựu trong đời sống con người trên đất này là có giá trị. Chủ nghĩa nhân bản phản kháng loại xu hướng về một thế giới khác mà đã từng ngự trị trong thời trung cổ. nó xoay khỏi lãnh vực siêu nhiên của thần học và những hình thức đã thiết lập của nó trong Hội Thánh. Nó cho rằng hưởng thụ đời này thì quan trọng hơn nhiều so với việc chuẩn bị cho đời sau.
    Trong địa hạt văn học, những người theo chủ nghĩa nhân bản đã phát triển phép phê bình văn. Từ phương pháp kinh viện của Aquinas dựa vào lý luận Occam để đánh giá đức tin, giới tri thức giờ đây xoay qua khảo cứu các bản văn của Hylạp và Lamã nguyên thủy. Khác hơn việc chấp nhận truyền thống, họ đọc kỹ càng và phân tích các bản văn cho chính họ, khuôn đúc cuộc sống của họ theo những gì họ đã học được. Họ viết sách cho hàng ngũ giáo dân. Như vậy, các tác phẩm của họ đã gia thêm vào văn học tiếng bản xứ có giá trị trong thời của họ. Sự chú tâm của họ vào các tác giả cổ điển, từ thời của họ cho đến nay, đã làm cho sự quen thuọc các ngôn ngữ cổ và các tác giả thời cổ trở thành một mục tiêu của người có học thức.
    Trong địa hạt nghệ thuật, ngành hội họa và điêu khắc đã vươn lên một tầm quan trọng mới. Trước kia, chúng phụ thuộc vào ngành kiến trúc như trong các kiến trúc kiểu Gôtích. Những nghệ sĩ người Ý, nhiều người trong số họ xuất thân từ Florence (thành phố mà Savonarola đã cố xoay họ khỏi bái vật giáo), đã mở đường trong việc miêu tả những đề tài thuần túy thế tục. Họ đã đưa ra những sự trình bày duy tự nhiên để thay thế những hình ảnh tĩnh vật, biểu tượng của thời trung cổ. Họ đưa ra các luật vẽ phối cảnh và hình vẽ chân dung chính xác của người.
    Con người lý tưởng thời phục hưng là một con người am tường một vài lãnh vực tri thức. Họ thực sự là một con người đa hiệu. Leonardo da Vinci (1452-1519) là một thiên tài trong nhiều lãnh vực. ông đã vẽ bức trnah tiệc thánh (Last Supper) và bức tranh Mona Lisa. Ông là một nhà phát minh và là một cố vấn quân sự. Ông đã tạo ra những phác họa về máy móc tưởng tượng có thể bay trong không khí và có thể đi ngầm dưới nước. Một con người thực sự khác của thời Phục Hưng là Michaelangelo, ông là một họa sĩ, một nhà điêu khắc và một nhà kiến trúc.
    24. Sự thay đổi về mặt tri thức do thời phục hưng đem lại đã chuyển sự chú tâm của con người từ
    a. Chính mình đến người khác
    b. Những người khác đến Đức Chúa Trời.
    c. Đức Chúa Trời đến chính mình.
    d. Chính mình đến Đức Chúa Trời.
    25. Công cụ chủ yếu củ sinh hoạt trí tuệ trong thời Phục Hưng là
    a. Phép phê bình văn.
    b. Biện chứng pháp
    c. Truyền thống có thẩm quyền.
    d. Đức tin.
    26. Hãy định nghĩa chủ nghĩa nhân bản.
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    27. Hãy kể ra những sự thay đổi trong các lãnh vực văn học và nghệ thuật. Sử dụng vở ghi chép của bạn.
    Sự Thay Đổi Về Tôn Giáo
    Mũi nhọn thế tục của thời phục hưng cùng với sự nhấn mạnh mang tính nhân bản của nó đã ảnh hưởng trên thể chế Giáo Hoàng. Như chúng tôi đả nói, nó trở nên liên can đến việc làm củ về nghệ thuật và văn học. Giáo Hoàng Nicholas V (1447- 1455) đã hiến thư viện riêng của mình để mở đầu cho việc dùng làm thư viện của tòa thánh Vatican vào các cuộc khảo cứu cổ điển. Chính nhờ sự giúp đỡ của ông mà Lorengo Valla bằng cách sử dụng phép phê bình văn, đã phơi bày các chiếu chỉ giả tạo thời hoàng đế Isiodore là những văn kiện giả.
    Các vị Giáo Hoàng kế nhiệm bắt đầu sống một nếp sống càng ngày càng giống như các vua chúa của nước Ý. Sự ưa thích về văn học, nghệ thuật và những lý tưởng ngoại giáo của thời phục hưng đã che mờ chức năng thuộc linh của họ. Tôn giáo trở thành một chủ nghĩa hình thức máy móc với sự thuộc linh chiếm vị trí thứ nhì so với các nghi lễ tôn giáo.
    Có một sự cách biệt gia tăng giữa sinh hoạt tôn giáo của con người với sinh hoạt thường nhật của con người. Chúng ta hãy ghi nhận một số đổi thay khác đã xảy ra.
    Dân chúng tiếp tục vâng giữ những nghi thức và Các Ngày Lễ Thánh, còn “đức tin” của họ đã giảm sút chỉ còn mang tính hình thức. Họ không biết đến những sự đòi hỏi cá nhân của Đức Chúa Trời trong đời sống thường nhật của họ.
    28. Hãy so sánh xã hội của bạn với xã hội thời trung cổ và thời phục hưng như đã tóm tắt trong biểu đồ. Nó giống xã hội nào hơn?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    29. Đời sống tôn giáo của con người trở thành tách biệt với đời sống thường nhật của con người như thế nào?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    Chủ nghĩa hình thức máy móc của giáo hội tại Rôma đã gây tai tiếng cho một số nhà nhân bản Cơ Đốc. Nó xui giục họ phải trả đũa. Họ không nhận sự tồn tại của một giai cấp linh mục có đặc quyền, phủ nhận giai cấp này là môi giới giữa linh hồn người Cơ Đốc với Kinh Thánh. Họ theo đuổi việc phải có Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ. Họ bác bỏ các dấu hiệu Cơ Đốc giáo máy móc như bùa xá tội, các cuộc hành hương, việc rước lễ cho người chết và toàn bộ hệ thống sự cứu rỗi bằng việc mua công đức.
    Thông qua việc nghiên cứu Kinh Thánh cách kỹ càng, áp dụng phép bình văn, một số người trong vòng họ đã đạt đến những lẽ thật và họ truyền đạt lại cho những người khác. Jacques Lefevre (1450-1536), một linh mục người Pháp, đã xuất bản một sách chú giải các thư tín của Phao lô. Ông công bố thẩm quyền của Kinh Thánh và giải thích rằng con người được trở nên đẹp lòng Đức Chúa Trời nhờ đức tin. Về sau, ông đã xuất bản Kinh Thánh bằng Pháp Ngữ.
    Tại Anh Quốc, John Colet (1467-1519) đã bác bỏ những sự giải nghĩa Kinh Thánh theo lối ẩn dụ mà chúng tất phổ biến trong thời của ông. Ông nhấn mạnh đến nghĩa đen. là một người giảng Kinh Thánh, ông chống lại những tội lỗi của giới linh mục. Với sự tan rã của toàn bộ xã hội thời Carolingian (thời vua Charles I và II của Anh Quốc), Colet được xem như là người dân thành thị chăm chỉlàm lụng và có chừng mực, như là Cơ Đốc nhân chân chính nhất và là niềm hy vọng nhiều nhất cho sự cải cách.
    John Reuchlin (1455-1522) ở Đức, ông rất thích ngôn ngữ và văn học HiBá, ông đã cố gắng ngăn cản sự phá hủy các sách đang lên của người Dothái do lịnh của Tòa Án Giáo Hội của dòng Dominicans. Ông cảm thấy tiếng Hybálai là chìa khóa để hiểu biết Kinh Thánh Cựu ước. Với sự phát hành cuốn văn phạm Hibá Cơ Đốc đầu tiên vào năm 1506, ông đã thành lập khoa nghiên cứu tiếng Hibá ở Tây phương.
    Nổi tiếng nhất trong số các nhà nhân bản Cơ Đốc là Desiderius Erasmus (1466-1536) ở Hòa Lan. Là con bất hợp pháp của một linh mục, ông buộc phải theo làm linh mục. Căm ghét đời sống của mình,ông bắt đầu theo học ở các trường đại học khác nhau. Giống như hầu hết các nhà nhân bản, ông phê phán lỗi lầm của hàng giáo phẩm. Năm 1499, ông nghe Colet diễn thuyết tại đại học đườngOxford về thư Phao lô gởi cho người Rôma và ông quyết định tự mình tái xem xét Kinh Thánh, vì thế ông theo học tiếng Hylạp. ông đã trở thành một nhà trước tác có nhiều tác phẩm, xử dụng sự hài hước để vạch ra sự hung ác của hàng linh mục và Giáo Hoàng. Tác phẩm của ông được bán rộng rãi. là một học giả được kính trọng, ông được người ta hoan nghênh ở mọi xứ.
    Trong số các tác phẩm lớn của ông, ấn bản Kinh Thánh Tân ước tiếng Hilạp (1516) là đáng ghi nhớ nhất. ông cũng khuyến khích việc phiên dịch Kinh Thánh ra theo cách nói thông dụng của dân chúng. Sự khác biệt thật rõ ràng. Tác động thật là lớn lao. Erasmus đã cố giải phóng giáo hội ra khỏi chủ nghĩa hình thức máy móc bằng việc nhấn mạnh đến một sự bước đi cá nhân với Đấng Christ. Dầu ông đã ủng hộ Martin Luther trong một thời gian, nhưng ông không bao giờ ly khai với Giáo Hội Lamã.
    Công tác của những con người này và những người khác đã gia thêm cho tình trạng chung sự sẵn sàng cho cuộc Cải Chánh Tin lành. Khi Giáo Hoàng Leo X (1523-15210 làm kiệt quệ thể chế Giáo Hoàng bằng sự hoang phí của ông và đã đã chuẩn nhận việc bán bùa xá tội để kiếm tìền cho Giáo đường Thánh Phierơ ở Rôma thì Martin Luther đã phản kháng. Ông đã làm cho cuộc cải chánh Tin lành hoạt động vào năm 1517 với một danh sách dài những sự phản đối của ông với bùa xá tội.
    30. Hãy ghép cặp những sự đóng góp với các nhà nhân bản Cơ Đốc.
    1) Colet
    2) Erasmus
    3) Lefevre
    4) Reuchlin
    …..a Đã sửa soạn một ấn bản Kinh Thánh Tân ước tiếng Hylạp
    …..b Đã nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tiếng Hybá
    …..c Bác bỏ sự giải thích Kinh Thánh theo lối ẩn dụ, nhấn mạnh đến nghĩa đen
    …..d Đã dạy tầm quan trọng của đức tin để có một mối tương giao ngay thẳng với Đức Chúa Trời.
  5. Nhiều nhà nhân bản Cơ Đốc đã phản kháng lại chủ nghĩa hình thức máy móc của giáo hội bằng cách bác bỏ mọi điều sau đây NGOẠI TRỪ
    a. Linh mục được hưởng đặc quyền
    b. Bùa xá tội, sự rước lễ cho người chết
    c. Sự môi giới giữa con người và Đức Chúa Trời
    d. Cách tiếp cận bằng phép bình văn.

Cuộc Cải Chánh Tin Lành với các biến cố tiếp theo sau đó cho tới thời đại ngày nay là những bài thuộc giáo trình Hội Thánh: Từ Cuộc Cải Chánh cho đến Hiện Nay (The Church The Reformation to the Present). nếu bạn chưa làm thì bây giờ hãy xin ghi danh theo học khóa trình đó để hoàn tốt việc học tập của bạn về môn lịch sử Hội Thánh. Khóa Trình Hội Thánh Từ Cuộc Cải Chánh Cho Đến Hiện nay sẽ cung cấp những xem xét có giá trị về Hội Thánh khi nó phát triển suốt thời kỳ Cải Chánh và xa hơn nữa, nó tiếp tục đáp ứng sự thách thức của Chúa Jesus Christ để làm chứng nhân cho toàn thế giới mãi cho tới lúc Ngài đến.

Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU CHỌN LỰA . Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất
1. Vấn đề vô luân giữa vòng các linhmục đã nổi lên từ sự vi phạm lời khấn hứa về
a. Sự trinh bạch
b. Sự vâng phục
c. Sự khổ tu
d. Tất cả các điều trên
2. Cuộc phu tù Babylôn của giáo hội xuất phát từ
a. Những sự đại bại phải chịu ở vùng Trung Đông
b. Việc Đức Thánh Linh lìa bỏ Hội Thánh
c. sự can thiệp của các vua nước Pháp vào công việc của Giáo Hoàng.
d. Sự nổi loạn của hàng ngũ giáo dân chống lại sự kém thiếu đời thuộc linh.
3. Cuộc Đại Ly Giáo ở cuối thế kỷ thứ mười bốn liên can đến
a. Sự phân chia giữa Đông và Tây
b. Sự tuyển chọn nhiều Giáo Hoàng.
c. Sự tranh chấp giữa chủ nghĩa kinh viện và thuyết duy danh.
d. Sự quay về với Kinh Thánh như là uy quyền.
4. Phong trào Hội Đồng đã thành công trong
a. Việc chấm dứt cuộc Đại Ly Giáo
b. Việc đem lại sự cải cách trong giáo hội.
c. Việc thành lập Thượng Hội Đồng như là thẩm quyền chính.
d. Tất cả các điều trên
5. Những thay đổi về mặt xã hội đi kèm với thời Phục Hưng bao gồm
a. Sự tự do cá nhân nhiều hơn
b. Sự quan tâm đến các vẻ đẹp trong thế gian
c. Sự tiến triển về một mức độ xã hội nầy đến một mức độ xã hội khác.
d. Tất cả các điều trên
6. Thời Phục Hưng đã làm thay đổi đời sống chính trị bằng việc làm gia tăng
a. Chũ nghĩa quốc gia
b. Sự thắt chặt giữa các quốc gia
c. Quyền tể trị của Giáo Hoàng
d. Mối liên hệ giữa giáo hội và chính quyền
7. Chủ nghĩa nhân bản chú tâm vào mọi điều này NGOẠI TRỪ
a. Các cá nhân
b. Đức Chúa Trời
c. Văn Học cổ điển
d. Cuộc sống trần gian

CÂU ĐÚNG SAI . Hãy ghi chữ Đ trước mỗi câu đúng và chữ S trước mỗi câu sai
…..8 Thể chế Giáo Hoàng càng ngày càng không được ưa chuộng khi nó toan tính để kiếm ngày càng nhiều lợi tức.
…..9 Sự dấy lên cách chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia của Pháp và Anh giúp làm gia tăng lòng trung thành của dân chúng đối với quốc vương và Giáo Hoàng của họ.
…..10. Thần bí thuyết là một sự phản ứng một phần nào đối với chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa này nhấn mạnh đến “đầu óc” của con người.
…..11 Các nhà thần bí ít đóng góp nhiều cho giáo hội khi họ rút lui khỏi xã hội và chống lại xã hội.
…..12 Trong thời Phục Hưng, đời sống tôn giáo và đời sống thường nhật cách biệt nhau.
…..13 Trong thời Phục Hưng người ta thôi tuân giữ nhiều nghi lễ của giáo hội và các Ngày Lễ Thánh.
…..14 Vào khoảng thế kỷ mười lăm, tôn giáo đã trở thành một điều hình thức và máy móc, ít tính thuộc linh.
15. Hãy ghép cặp những thành tựu với các nhà thần bí
1) Catherine
2) Ecksrt
3) Groote
4) Kempis
5) Tauler
…..a Chú tâm vào Đức Chúa Trời như là thực tại tối hậu
…..b Viết cuốn Imitation of Christ (Bắt chước Đấng Christ)
…..c Thuyết phục Giáo Hoàng trở về Rôma
…..d Cống hiến đời mình cho xã hội trong ngành giáo dục
…..e Nhấn mạnh sự dạy dỗ của Kinh Thánh và mang tính thực tiễn

  1. Hãy ghép cặp các sự đóng góp với các nhà cải chánh
    1) Hus
    2) Savonarola
    3) Wycliffe
    …..a Biến đổi một xã hội ham thú vui trở thành một loại tu viện
    …..b Tìm cách để vạch trần giáo hội trong việc xử dụng đất đai của giáo hội cách sai lầm
    …..c Đòi cho giáo dân được dự phần trong lễ Misa
    17. Hãy ghép cặp những sự đóng góp với các nhà nhân bản Cơ Đốc
    1) Colet
    2) Erasmus
    3) Lefevre
    4) Reuchlin
    …..a Bản Kinh Thánh Tân ước tiếng Hylạp
    …..b Cuốn văn phạm Hybá Cơ Đốc
    …..c Kinh Thánh Pháp ngữ
    …..d Nghĩa đen của Kinh Thánh.

ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 4 VÀ KỲ THI CUỐI KHÓA
Giờ đây bạn đã kết thúc tất cả các bài trong sách hướng dẫn học tập này. Hãy ôn lại các bài học 10 đến 12 rồi trả lời các câu hỏi trong Bài Thi Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 4. Hãy gởi tờ trả lời và các tài liệu khác như đã chỉ ra trên tờ bìa của tập học viên về cho Giảng Viên ICI của bạn. Nếu bạn chưa làm thì hãy dàn xếp với giảng viên của bạn để dự kỳ thi cuối khóa càng sớm càng tốt. Hãy ôn lại cho kỳ thi cuối khóa bằng cách nghiên cứu các mục tiêu của khóa trình, các mục tiêu của các bài học, các bài tập tự trắc nghiệm và các bài thi đánh giá tiến bộ đơn vị. Hãy xem lại nội dung của bài học nào cần thiết để giúp bạn nhớ bài. Nếu bạn ôn bài cẩn thận và làm bài đầy đủ các mục tiêu thì bạn sẽ không khó khăn gì để thi đỗ kỳ thi cuối khóa.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu

  1. d. Sự cải cách về giáo lý
    1> b. Sắc lịnh của Giáo Hoàng Gregory VII trong thế kỷ thứ mười một.
    17. Câu trả lời của bạn. Nhà cầm quyền đã bực mình về những đòi hỏi của Giáo Hoàng (như là tiền bạc) và lòng tự hào quốc gia khiến họ khó chịu vì sự can thiệp của bên ngoài.
    2. Câu trả lời của bạn. Phần lớn họ bị băng hoại vì sự vô luân, âm mưu chính trị và nếp sống xa hoa.
    18. Câu trả lời của bạn. Họ tin nơi sự hiểu biết về Đấng Christ cách cá nhân để được cứu và họ tin rằng mọi tín đồ là thầy tế lễ của Đấng Christ. Do đó, mỗi người cần đến với lời của Đức Chúa Trời một cách cá nhân.
    3. Câu trả của bạn. Đa số người ta đều cảm thấy buồn, thất vọng và chán nản, chắc chắn người ta không thán phục con người đó.
    19. Câu trả lời của bạn. Họ đều có sự ủng hộ của chính quyền hoặc sự hâm mộ của quần chúng. Họ đều phản đối sự băng hoại trong giáo hội. Wycliffe và Hus cố đặt Kinh Thánh vào tay của hàng ngũ giáo dân để khơi mào sự cải hoán bề trong. Savonarola thì quan tâm nhiều hơn đến những dấu hiệu thánh khiết bề ngoài.
    4. Câu trả lời của bạn. Đó là thời kỳ (1309-1377) mà thể chế Giáo Hoàng bị các vua nước Pháp khống chế và các Giáo Hoàng đã cư tại miền Avignon.
    20. a. 3) Savonarola
    b. 1) Wycliffe
    c. 2) Wycliffe
    d. 2) Hus
    5. Câu trả lời của bạn. Hai vị mà cả hai đều được Hồng Y Đoàn tuyển chọn đều xưng là Giáo Hoàng, do đó gây chia rẽ Giáo Hội Tây phương. Khi họ bị truất phế và người thứ ba được chọn thì cả ba người đều xưng mình là Giáo Hoàng.
    21. Câu trả lời của bạn. Đó là thời kỳ chuyển tiếp ở Châu Âu từ đời sống thời trung cổ đến đời sống tân tiến; nó nổi lên do sự hồi sinh nền văn hóa Lamã và Hylạp thời cổ và các lý tưởng ngoại giáo, những dấu vết còn sót lại ở khắp nước Ý từ thời Đế Quốc Lamã.
    6. Câu trả lời của bạn. Những biện pháp cực đoan để thâu tiền đã làm tổn thương sự thanh liêm của giáo hội và khiến cho sự bực tức ngày càng gia tăng.
    22. Câu trả lời của bạn. Những sự thay đổi bao gồm việc nổi lên của chủ nghĩa các nhâ, tính cơ động của xã hội, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa duy vật, sự thương mãi, sự đi lại, sự học vấn của hàng giáo dân, việc ấn loát, sự thám hiểm v.v…
    7. Câu trả lời của bạn. Lòng trung thành với quốc gia đã phân cách các dân tộc, và cuộc sống cá nhân của họ trở nên chịu ảnh hưởng của chính quyền nhiều hơn là của giáo hội.
    23. Câu trả lời của bạn. Nó làm suy giảm sự tùy thuộc của các nhân vào sự hướng dẫn của giáo hội và nâng cao ý thức của họ về sự đầy đủ của chính mình. Điều này đã làm giảm đi sự kiểm soát của giáo hội trên cuộc sống dân chúng.
    8. d. Hàn gắn cuộc Đại Ly Giáo
    24. c. Đức Chúa Trời đến chính mình.
    9. a. 3) Marsilins ở Padua
    b. 1) John ở Paris
    c. 2) William of Occam
    25. a. Phép phê bình văn.
    10. Câu trả lời của bạn. Nhằm chấm dứt cuộc Đại Ly Giáo, nó giúp cho thể chế Giáo Hoàng tập trung hóa quyền hành trở lại, và như vậy nó đã làm thất bại việc thành lập một Thượng Hội Đồng. Nó chịu sự tranh cãi nội bộ và đã kết án người vô tội phải chịu chết.
    26. Câu trả lời của bạn. Đó là một lối suy nghĩ mà nó đề cao con người và khuyến khích con người thành đạt những việc lớn nhờ năng lực của chính mình. Các nhà nhân bản phi Cơ Đốc giáo nhấn mạnh con người trổi hơn Đức Chúa Trời.
    11. Câu trả lời của bạn. Đó là cố gắng đạt đến kinh nghiệm hiệp thông với Đức Chúa Trời. Người ta không thỏa mãn với sự lý luận của chủ nghĩa kinh viện. Họ cần một tôn giáo cá nhân “của lòng”.
    27. Câu trả lời của bạn. Trong lãnh vực văn học, phép phê bình văn sáng tác bằng tiếng bản xứ đã phát triển. Trong lãnh vực nghệ thuật, đề tài thuộc thế tục và luật phối cảnh được đưa vào, hội họa và điêu khắc nổi lên giữa vai trò quan trọng.
    12. a. 3) Gerhard Groote
    b. 2) Meiter Eckhart
    c. 1) Catherine of Siena
    d. 4) Thomas à Kempis
    28. Câu trả lời của bạn
    13. Câu trả lời của bạn. Nó dẫn đến sự thuộc linh nhiều hơn, nhưng có lúc lại mang tính tự hấp thu nhiều hơn. Trong khi một số người tham dự vào xã hội thì một số người khác lại chống xã hội hoặc là mang tính phiếm thần.
    29. Câu trả lời của bạn. Tôn giáo đã trở thành chỉ còn là hình thức, các buổi lễ đông đúc thiếu tính thuộc linh và đức tin cá nhân đặt nơi Đức Chúa Trời. Phần lớn cuộc đời dành cho những nổ lực thuộc thế tục, mang tính nhân bản.
    30. a. 2) Erasmus
    b. 4) Reuchlin
    c. 1) Colet
    d. 2) Lefevre.
    15. Câu trả lời của bạn. Cả hai đều rao giảng Thánh Kinh và đã dịch Thánh Kinh ra ngôn ngữ thông thường của dân chúng. Cả hai đều chống đối vai trò trung gian của hàng linh mục.