BÀI HỌC 11: Thần Học và Sự Thờ Phượng
Vào đầu thời kỳ trung cổ, các Giáo hội Đông phương đã quan tâm đến các vấn đề thần học. Họ đã có các cuộc hội nghị toàn cầu bàn về những vấn đề liên quan đến bản thể của Đức Chúa Trời và sự mặc khải của Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ (các bài học 7 và 8). Một số cuộc tranh luận liên quan đến thuyết Arianism, thuyết Nestorianism, và thuyết Duy Nhất Tính (Monophysitism).
Trái lại, các Giáo hội Tây phương thì quan tâm đến vấn đề của Giáo hội, chẳng hạn như giáo thuyết Pelagianism, Donatism, Tiệc thánh, quyền hành và địa vị tối cao của Giáo hoàng và địa điểm của cuọc hội nghị. Những vấn đề này tập trung vào bản tính con người và sự trưởng dưỡng đức tin trong sinh hoạt Giáo hội bằng sự tham chiếu đến các lễ nghi và các phép bí tích của Giáo hội.
Tuy nhiên, với sự nổi lên của chủ nghĩa kinh viện, Giáo hội phương Tây đã đối diện với vấn đề thần học để hoà hợp giữa lý trí và đức tin. Câu hỏi định ra là có sự xung đột giữa đức tin và lý trí không? có thể chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời bằng lý lẽ không? Thực tại tối hậu là gì? Mặc dầu chúng ta không thể xem xét các vấn đề này một cách tường tận, nhưng chúng ta sẽ xem xét Giáo hội ở cuối thời trung cổ đã tiếp cận chúng như thế nào? chúng ta cũng sẽ xem xét sinh hoạt các trường đại học như thế nào đối với các nhà kinh viện và các sinh viên khác trong thời kỳ này, khi mà các đại học đường đầu tiên được thành lập.
Trong khi các học giả bận rộn tranh luận những vấn đề thần học thì dân cư thành phố bận bịu xây cất những ngôi nhà thờ và những thánh đường theo kiểu Gôtích. Những công trình xây cất được chạm trổ đẹp đẽ này trình bày ra nền thần học của Giáo hội trong công tác nghệ thuật. Chúng là những trung tâm có những hình thức thờ phượng được lễ nghi hóa cao độ. Vì thời kỳ này vẫn còn là một thời kỳ hợp nhất giữa Giáo hội và chính quyền nên các nhà thờ và các giáo đường đều là những trung tâm cho mọi khía cạnh của cuộc sống.

Chủ nghĩa Kinh viện
Sự hợp lý hóa nền Thần Học
Các lập trường Triết Học
Các nhà Kinh Viện thời danh
Sự Nổi Lên của các Đại Học Đường
Nghi Thức trong sự Thờ Phượng
Các phép Bí Tích
Kiểu Kiến Trúc

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể
1) Thảo luận về chủ nghĩa kinh viện, tập trung vào một số vấn đề và những người lãnh đạo của nó.
2) Mô tả sự nổi lên của các đại học đường
3)Giải thích bản chất của sự thờ phượng như được bày tỏ ra qua các phép bí tích được hợp thức hóa và các kiểu kiến trúc Gôtích.

1 Nghiên cứu bài học và làm bài tự trắc nghiệm theo những chỉ dẫn đã cho ở Bài học 1
2. Tham khảo bảng Tóm Lược ở cuối sách giáo khoa này.

Các Từ Then Chốt
Rút tỉa
Tu sĩ
Đạt đến cực đỉnh
Phiến thần giáo
Hợp lý hóa
Kiểu Lamã lai
Biện chứng pháp
Giáo hội học (t.t)
Lời giải nghĩa
Gô tích
Hội đoàn
Người cầu thay
Khách quan
Chuỗi hạt, xâu chuỗi
Chủ Nghĩa Kinh Viện
Sự hợp quần Siêu việt
Tối hậu
ý niệm chung.
CHỦ NGHĨA KINH VIỆN
Sự Hợp Lý Hóa Nền Thần Học
Các cuộc viễn chinh đã mang lại sự sung túc mới và những ý tưởng mới cho phương Tây. Đặc biệt, Triết học Hylạp được tái khám phá qua các sách dịch ra tiếng Ảrập và tiếng Do thái của Aristotle (một triết gia Hylạp). Cách tiếp cận thế giới hoàn toàn duy lý của ông đã thách thức các nhà thần học từ một quan điểm triết học hơn là từ một quan điểm Thánh Kinh. Các dòng Khất Sĩ cũng vậy, họ đều quan tâm đến việc hòa giải triết lý Hylạp có được do lý luận với sự mặc khải thần học được chấp nhận bằng đức tin. Kết quả là chủ nghĩa kinh viện đã nổi lên.
Đỉnh cao của chủ nghĩa Kinh Viện (1050-1350) đã tiến hành song song với các phong trào khất sĩ và các phong trào tà giáo. Từ ngữ này xuất xứ từ từ ngữ Schole của tiếng Hylạp, có nghĩa là “một nơi học tập”. Các nhà kinh viện là các học giả thời Trung cổ, họ dùng triết lý trong việc nghiên cứu tôn giáo của họ. Mục tiêu của họ là hợp lý hóa nền thần học nhằm hài hoà giữa đức tin và lý trí. Họ không tìm ra lẽ thật mới mà chỉ cố tạo một hệ thống luận lý cho mọi tư tưởng. Trí óc thời trung cổ đi tìm một sự thống nhất về trí tuệ cũng như sự thống nhất về chính trị và Giáo hội học.
Chủ nghĩa Kinh viện ủng hộ ba lập trường căn bản: 1) Dầu triết học là công việc của lý trí mà thôi, nhưng nó phải được hướng dẫn bằng sự mặc khải Cơ Đốc; 2) Triết học và thần học liên hệ một cách hài hoà, phải truyền đi với các truyền thống Dothái Cơ Đốc cũng như nền văn hóa của thế giới cổ điển thời trước. 3) Triết học và thần học là những bộ môn khoa học có thể được tổ chức và được dạy dỗ như là các môn học của các học viện.
Cả nhà kinh viện nghiên cứu Kinh Thánh, các bản Tín Điều của Hội Thánh, và các tác phẩm của các giáo phụ. Vấn đề mấu chốt của họ là “Đức tin có hợp lý không?”. Phương pháp nghiên cứu được rút ra từ các triết gia Hylạp là biện chứng pháp. Từ “Biện chứng” (“Dialectic”) có căn ngữ Hylạp là dialogue có nghĩa là “đàm đạo”. Như vậy, qua sự bàn luận hay là sự xem xét các sự đối lập mà người ta có thể giải quyết sự xung đột và nhờ đó khám phá hay làm sáng tỏ chân lý.
1. Từ “Scholasticism” (chủ nghĩa Kinh Viện) xuất xứ từ từ ngữ Schole của tiếng Hylạp có nghĩa là
a. Sự khôn ngoan
b. Nơi học tập
c. Hợp lý hóa
d. Biện chứng pháp
2. Mục tiêu của chủ nghĩa Kinh viện là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
3. Hãy định nghĩa biện chứng pháp
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Các Lập Trường Triết Học
Một trong những nan đề mấu cốt mà các nhà kinh viện tìm cách giải quyết là về thực tại tư tưởng mà họ gọi là những ý niệm chung (“Universals”). Có ba lập trường chính nổi lên: Thuyết thực thể luận, thuyết thực thể luận ôn hòa và thuyết duy danh.
Từ năm 1050 đến năm 1150, thực thể luận (realism) là một lập trường được đa số chấp nhận. Nó phản ánh niềm tin của Plato triết gia Hylạp, cho rằng những ý niệm chung (tư tưởng) có sự tồn tại khách quan như là những thực thể siêu việt vượt cõi không gian và thời gian. Chúng có một sự tồn tại riêng và phân biệt với sự suy nghĩ hay sự cảm nhận của con người. Những thiện lành tồn tại cách biệt với những hoạt động đặc biệt của chân lý hay sự thiện lành của con người. Nói cách khác, các việc thiện lành là những sự phản chiếu của sự thiện lành tối hậu. Như vậy, Plato tin rằng con người phải tìm kiếm thực tại tối hậu ở ngoài cuộc đời này.
Nhà kinh viện Anselin khai triển thực thể luận này của Platon như là một cách tiếp cận Cơ Đốc giáo. Một nguy cơ của lập trường này là nó dẫn đến phiếm thần giáo. Phiếm thần giáo là quan niệm cho rằng Thượng Đế tức là các sức mạnh và các quy luật của vũ trụ. Thượng Đế ở trong vạn vật, bao gồm đá, cây cối v.v…
Các nhà Kinh viện Abelard và Aquinas quảng bá lập trường thực thể luận ôn hòa (moderate realism) như là một cách tiếp cận tư tưởng Cơ Đốc giáo giữa năm 1150 và 1300. Lập trường này khác với triết học của Aristotle, cho rằng những ý niệm chung có sự tồn tại khách quan, nó không cách biệt với sự vật mà ở trong sự vật. Những ý niệm chung là những tư tưởng được hình thành trong tâm trí bằng việc rút tỉa các đặc tính mà chúng thật sự áp dụng cho các đối tượng được cảm nhận. Như vậy, một ý niệm tồn tại trong đầu của quan sát viên có nền tảng thật sự ở nơi vật được quan sát.
Một lập trường thứ ba giữa vòng các nhà Kinh viện đã thay thế thực thể luận ôn hòa như là một cách tiếp cận chế ngự kể từ sau năm 1350. Nó được gọi là thuyết duy danh (mominalism), xuất xứ từ tiếng Latinh có nghĩa là “thuộc về tên gọi”. Một người theo duy danh thuyết nói rằng các ý niệm chung như là công lý chẳng hạn chỉ tồn tại trong đầu óc như là một kết quả của nhiều sự quan sát cách công lý hành động. Không có sự tồn tại khách quan của các ý niệm chung, chỉ có sự tồn tại chủ quan trong đầu mà thôi. Chỉ có những điều riêng biệt hay cá thể mới có sự tồn tại thực sự.
William of Occam chịu trách nhiệm chính trong việc giới thiệu lập trường này, nó tập trung vào những cá nhân hơn là vào nhóm hay tổ chức như lập trường thực thể luận hay thực thể luận ôn hòa đã làm. Như vậy thuyết duy danh ít được sự ủng hộ của Giáo hoàng và của toàn hệ thống phẩm trật.

VẤN ĐỀ VỀ CÁC Ý NIỆM
Ba lập trường được trình bày trong bản đồ trên liên quan đếncác ý niệm chung hay thực tại tối hậu là một ví dụ về các nhà kinh viện cố gắng hài hòa mọi lẽ thật. Họ cảm thấy họ có thể liên hệ mọi lẽ thật dù lẽ thật đó đến từ lý trí hay đến từ đức tin. Tuy nhiên, như một sử gia Giáo hội đã nhận xét, họ đã cố gắng hòa giải những điều không thể hòa giải. Chính các linh mục Cơ Đốc giáo mà họ yêu cầu dành uy quyền cho những vị đó cũng không thể là vô ngộ. Bất kỳ khi nào có ai cố gắng hòa hợp triết học Hylạp với thần học Thánh Kinh thì cái này sẽ bị cắt cụt để phù hợp với cái kia. Dầu các nhà kinh viện giải quyết những vấn đề thần học, nhưng những vấn đề này đã làm bận bịu họ, cản trở họ nghe lẽ thật về Đức Chúa Trời và tình yêu thương của Ngài ở trong Đấng Christ (sách của Eerdmans, trang 279).
4. Tại sao nổ lực hợp lý hóa thần học đã xảy ra vào thời kỳ nầy?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
5. Hãy ghép cặp những phát biểu thuộc về vẻ đẹp đốivới các lập trường triết học
1) Thực thể luận
2) Thực thể luận ôn hòa
3) Thuyết duy danh
…..a “Tôi có một ý niệm tổng quát về vẻ đẹp vì trước đó tôi đã ngắm xem nhiều vật đẹp đẽ”.
…..b “Bông hoa là sự phản ánh của vẻ đẹp tối hậu mà nó tồn tại khách quan cách biệt với bông hoa”.
…..c “Bông hoa có vẻ đẹp của chính nó như là một thuộc thể khách quan”

  1. Có thể có một triết lý “Cơ Đốc” không? Hãy giải thích
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    7. Hãy nghiên cứu CoCl 2:8. Câu này nhắc đến hai loại triết lý. Một loại Phaolô cảnh cáo hãy coi chừng thì “hư không và lừa dối” dựa trên
    a. ………………………………………………………………………………………………………………
    b. Loại thứ nhì dựa trên ……………………………………………………………………………..
    8. Một khúc Kinh Thánh khác giúp chúng ta đánh giá vai trò của lý luận trong đức tin Cơ Đốc là ICo1Cr 1:18-2:8. Hãy đọc khúc Kinh Thánh này vài lần, nếu có thể thì đọc theo các phiên bản khác nhau. Hãy tóm lược sự dạy dỗ của Kinh Thánh về hai loại khôn ngoan này. Sử dụng vở ghi chép của bạn.
    Các Nhà Kinh Viện Thời Danh
    Bạn sẽ hiểu chủ nghĩa kinh viện nhiều hơn khi chúng ta xem xét cuộc đời của một vài nhà kinh viện có danh tiếng. Hãy đặc biệt chú ý đến một số ý kiến của họ về vấn đề thần học liên quan đến bản chất của sự chuộc tội của Đức Chúa Trời ở nơi con người.
    Anselm ở Canterbury
    Alselm (1033-1109) ra đời tại nước Ý, ông đã từ giã quê nhà và du hành đến miền Bắc nước Pháp, ở đó ông trở thành một thầy dòng. Năm 1093, ông trở thành tổng giám mục Centerbury, việc này khiến ông trở thành người đứng đầu Giáo hội Công Giáo ở Anh Quốc. Ông là một nhà cải cách, đã khuyến khích các cuộc hội nghị của Giáo hội, khuyến khích chế độ độc thân của hàng giáo phẩm và sự bãi bỏ việc buôn bán nô lệ. Ông đã bất đồng ý kiến với hai vị vua của nước Anh và bị lưu đày đến mấy lần.
    Ông được đáng ghi nhớ nhất như là một trong số những thần học gia kinh viện thời trước. Ông bắt đầu với đức tin như là nền tảng của triết học. Ông nói: “Tôi tin để mà tôi biết”. Ông đã khaitriển hai luận cứ để chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời chỉ bằng lý luận mà thôi. Trước hết ông nói rằng con người có nhiều điều tốt nhờ đó mà vui hưởng cuộc sống. Những điều tốt này là sự phản chiếu về một sự Thiện tối cao tối hậu. Đối với Anselm, sự Thiện đó là Đức Chúa Trời. Lập luận thứ nhì của ông đó là Đức Chúa Trời phải hiện hữu trong thực tại cách biệt với ý niệm của chúng ta về Ngài. Nếu con người có thể quan niệm về Đức Chúa Trời như là một Hữu Thể Tối Cao thì như vậy Đức Chúa Trời phải hiện hữu.
    Liên quan đến sự chuộc tội cho loài người, Anselm đã viết một cuốn sách Why did God become Man (Tại sao Đức Chúa Trời đã trở thành người). Trong đó ông trình bày rằng con người phải tuyệt đối vâng phục Đức Chúa Trời. Vì sự vâng phục này đã không được thực hiện kể từ thời của Ađam nên đã có một món nợ lớn cần phải trả (mà Anselm gọi là “sự thỏa đáp”). Con người đã không thể trả món nợ đó, công tác của Đấng Christ trên cây thập tự có một giá trị xứng đáng để “thỏa đáp”. Sự uy nghi đã bị xúc phạm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã cung ứng sự cứu rỗi cho nhân loại (sự tự do khỏi nợ tội của họ) như là một phần thưởng cho công lao của Đấng Christ.
    Quan niệm về sự đền tội của Anselm cho Giáo Hội Công Giáo, hổ trợ cho hệ thống về sự sám hối (khổ hạnh). Quan niệm của ông cũng vứt bỏ sự nghi ngờ trong niềm tin thông thường trước đó cho rằng Đấng Christ đã trả một giá chuộc tội cho satan.
    9. Hai lập luận của Anselm để chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời chỉ bằnglý luận mà thôi phản ánh lập trường triết học được gọi là
    a. Thực thể luận
    b. Thực thể luận ôn hòa
    c. Thuyết duy danh
    Peter Abelard
    Ra đời tại Pháp, Abelard (1079-1142) đã trở thành một giáo sư rất là quen thuộc ở Paris, trung tâm đầu não của chủ nghĩa kinh viện. Đầu óc sắc bén và tài năng trong việc ăn nói của ông đã dẫn ông đến chỗ kiêu căng và chỉ trích kẻ khác, kể cả các giáo sự của ông. Ông đã vướng vào một chuyện tình cảm tai tiếng với một học trò của ông mà đã có lúc hầu như đã chấm dút sự nghiệp của ông và nó đưa ông đến chỗ trở thành một tu sĩ dòng Benedictine. Dầu ông đã bị lên án nhiều lần về quan điểm của ông, nhưng ông vẫn tiếp tục thu hút một số đông đảo các sinh viên.
    Là một nhà kinh viện, Abelard đã nhờ đến lý luận như là uy quyền chính. Ông nói: “Tôi biết để mà tôi tin”. Đối với ông, thực tại đã hiện hữu trong đời này hơn là ở trên cao và vượt xa khỏi cõi đời này. Nó cũng tồn tại trong tâm trí của Đức Chúa Trời. Ông đã chống lại truyền thống, kêu gọi mỗi người hãy sử dụng lý trí của mình. Như vậy,ông bắt đầu tìm uy quyền tối hậu ở nơi đức tin và tập quán của Giáo hội. Sự tìm kiếm này về sau đã đạt đến cực đỉnh ở nơi việc nhà cải chánh Tin lành Martin Luther quay trở về với Kinh Thánh trong thế kỷ mười sáu.
    Sách của Abelard, cuốn Yes and No (phải và không phải) đã làm rối loạn các tín hữu. Trong đó ông đề cao những sự hoài nghi mà nó dẫn đến chỗ thắc mắc. Dùng kỹ thuật biện chứng pháp của một nhà kinh viện, ông đã đưa ra những câu nói mâu thuẫn nhau từ trong Kinh Thánh và từ các giáo phụ để cho các sinh viên giải quyết bằng cách sử dụng lý luận của họ.
    Cũng như Anselm, Abelard viết về sự đền tội. ông nói rằng sự chết của Đấng Christ không làm thỏa mãn Đức Chúa Trời nhưng nó gây ấn tượng cho con người về tình yêu của Đức Chúa Trời. Hành động này của Đấng Christ đã ảnh hưởng về mặt đạo đức trên con người để đầu phục Đức Chúa Trời, xuất phát từ một sự đáp ứng của tình yêu. Quan niệm này né tránh sự khổ đau của thập tự giá. Nếu đã tách rời khỏi sự dạy dỗ của Kinh Thánh thì quan niệm của Anselm cũng như Abelard đều không phô diễn một cách thỏa đáng những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta trên thập tự giá.
    10. Hãy đọc RoRm 3:25, 26; GaGl 3:13; CoCl 1:14; Tit Tt 2:14KhKh 1:5. Quan niệm của Kinh Thánh về sự đền tội như thế nào?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    11. Abelard đã tin nơi một thực thể luận ôn hòa mà nó cho rằng thực tại thì
    a. Ở trên cao và vượt xa khỏi cuộc đời này
    b. Không có ở đâu cả
    c. Ở trong cõi đời này.
    Thomas Aquinas
    Aquinas (1225-1274) ra đời tại nước Ý, ông là cháu của Hoàng Đế Barbarossa của Đế Quốc Lamã Thánh. Vì ông là một thanh niên to lớn, im lặng vụng về nên các bạn đồng học gọi ông là “Con bò im lặng”. Tuy nhiên, vị thầy của ông đã bảo rằng một ngày kia cái phần kém cỏi của con bò đó sẽ làm đầy tràn cả thế giới. Aquinas, một tu sĩ dòng Dominicans, không chỉ trở thành một giáo sư lừng danh ở Paris mà ông còn viết những điều mà chúng trở thành lời giải nghĩa cổ điển của hệ thống thần học mà Công Giáo Lamã ủng hộ cho đến ngày nay.
    Aquinas nói rằng mọi lẽ thật đều do đức tin hay do lý trí đều đến từ Đức Chúa Trời. Mặc dầu ông phân biệt rõ giữa kinh nghiệm cảm nhận với sự hiểu biết thiên thượng (triết học hoặc khoa học tự nhiên hay thần học), ông cũng đã kết luận rằng không thể có sự mâu thuẫn giữa hai điều này. Ông nói lý trí có thể cung cấp bằng chứng về sự thực hữu của Đức Chúa Trời và về sự bất tử. Điều này là điều tự nhiên và có giá trị cho mọi người. Các lẽ thật phụ thêm về những điều như là sự nhập thể và Ba Ngôi phải đến từ sự mặc khải thiên thượng hay là “ân điển”. Như vậy ân điển trọn vẹn và không mâu thuẫn với những kết luận của lý trí.
    Summa Theologiae (Thần học Tổng Luận) là tác phẩm chính yếu của Aquinas và nó đã tác động trên Công Giáo Lamã rất nhiều. Trong phần đầu, ông khai triển một số bằng chứng hợp lý để chứng minh lẽ thật về sự thực hữu của Đức Chúa Trời. Trong phần thứ nhì, ông mô tả con người trong mối tương quan với Đức Chúa Trời. Không giống như Augustine, Aquinas tin rằng ý chí của con người, dầu đã bị tội lỗi làm cong quẹo, không hoàn toàn bị sự ác phá hủy. Như vậy, ý chí loài người không phải là không giúp con người tiến đến Đức Chúa Trời. Phần thứ ba trình bày Đấng Christ là con đường dẫn đến Đức Chúa Trời với các phép bí tích là những ống dẫn ân điển cho con người. Điều này nâng cao quyền lực của Giáo hoàng như là nguyên thể của hệ thống linh mục, những con người duy nhất có thể quản trị các phép bí tích cần thiết cho sự cứu rỗi.
    Aquinas đã phát triển các ý kiến cho rằng công lao phu phỉ của Đấng Christ và các thánh đồ có thể áp dụng cho người khác. Điều này hổ trợ cho ý niệm về sự xóa tội (bùa xá tôi). Ông cũng tin nơi ngục luyện tội mà điều này thật sự đã mở rộng quyền lực của Giáo hội đến tận bên kia mồ mả. Thực thể luận ôn hoà của ông dẫn ông đến chỗ nhấn mạnh đến bản chất đoàn thể của Giáo hội, nó làm tăng cường sự kềm chế của Giáo hội Công Giáo Lamã trên từng cá nhân.
    Aquinas cũng tạo ra sự đối lập với một số người dòng Franciscans. Bona venture đã tuyên bố rằng sự hiểu biết duy lý về Đức Chúa Trời là không thể có được, vì Đức Chúa Trời khác với con người về phẩm cũng như về lượng, sự hiểu biết tối đa chỉlà mù mờ và bằng sự tương tự. Roger Bacon (1214-1292), trong sự chống lại tổng đồ của Aquinas về lý trí và đức tin, đã giúp đặt nền tảng cho khoa học cận đại. Ông nhấn mạnh đến cách tiếp cận lẽ thật qua lãnh vực thiên nhiên bằng sự thí nghiệm, sự quan sát và sử dụng các phép đo lường. John Duns Seotus (1285-1308) đã nhấn mạnh đến sự yêu thương và ý chí, trong khi Aquinas nhấn mạnh đến trí tuệ và sự hiểu biết. Seotus tin rằng yêu mến Đức Chúa Trời thì quan trọng hơn là hiểu biết Đức Chúa Trời.
    12. Hãy ghép cặp từng lập trường mà Aquinas chủ trương với người dòng Franciscans mà họ chống lại lập trường đó
    1) Roger Bacon
    2) Bonaventure
    3) John Duns Scotus
    …..a Những bằng chứng duy lý chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời.
    …..b Hiểu Đức Chúa Trời thì quan trọng hơn là yêu mến Ngài.
    …..c Không thể có sự mâu thuẫn giữa lý trí và đức tin.
  2. Hãy nhận biết từng điều thuộc về sự hiểu biết là 1) nếu nó phù hợp với loại “tự nhiên” của Aquinas hoặc 2) nếu nó phù hợp với loại “ân điển” của ông.
    …..a Sự xử dụng lý trí và (lý luận)
    …..b Sự mặc khải của Kinh Thánh
    …..c Các bằng chứng về sự hiểu biết của Đức Chúa Trời
    …..d Công việc của Đức Thánh Linh
    …..e Khởi điểm của sự truyền bá Tin lành.
    William of Occam
    Chủ nghĩa kinh viện mà nó tổng hợp tư tưởng triết học với thần học đã suy thoái cùng với sự phát triển của thuyết duy danh của William of Occam. lập trường của ông được gọi là “con đường mới” để đối lập với “con đường cũ” của Aquinas. Occam (1290-1349) cũng là tu sĩ dòng Franciscans và là sinh viên trường Oxford, ông phủ nhận sự tổng hợp giữa lý trí và sự mặc khải là hai điều thường mâu thuẫn nhau. Ông phê phán những bằng chứng triết lý về Đức Chúa Trời. Ông nói Đức Chúa Trời chỉ có thể được biết nhờ đức tin mà thôi. Các niềm tin thần học không chể được chứng minh một cách luận lý. Như vậy, ông đã làm suy giảm uy quyền của Giáo hội như là một định chế dẫn xuất duy lý.
    Occam đã là một nan đề cho Giáo hội. Ông gây rắc rối cho Giáo hội bằng việc nhấn mạnh đến đức tin và Kinh Thánh như là nguồn duy nhất cho sự dạy dỗ của Giáo hội, ông cũng công kích biến thể thuyết nữa. Thuyết này chính là trái tim của thánh lễ Misa theo như chúng ta sẽ thấy trong bài học sau này. Ông nhấn mạnh đến cá nhân như là đối lập với tổ chức. Ông quan niệm về việc có một đoàn Giáo hoàng thay vì chỉ có một Giáo hoàng, vì Đấng Christ là nguyên thủ duy nhất. Ý kiến này về sau phát triển thành một phong trào hội đồng mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học 12. Occam hoàn toàn đối lập với uy quyền Giáo hoàng trong vấn đề quốc gia (chính quyền)
    14. Bạn đánh giá quan điểm của Occam như thế nào?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    15. Hãy ghép cặp cuốn sách hay phong trào với tác giả của nó
    1) Abelard
    2) Anselm
    3) Aquinas
    4) Occam
    …..a Yes and No
    …..b Summa Theologiae
    …..c Why Did God Become Man
    …..d “Con đường mới”
  3. Hãy nêu những điểm tương phản giữa quan niệm của Anselm và quan niệm của Abelard về sự đền tội của Đấng Christ.
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    17. Hãy ghép cặp công lao đóng góp hoặc quan điểm với người chịu trách nhiệm về nó
    1) Abelard
    2) Anselm
    3) Aquinas
    4) Occam
    …..a Đưa ra ý kiến về hàng Giáo hoàng
    …..b Cung cấp cốt lõi cho nền thần học Công Giáo
    …..c Nói rằng “Tôi biết để mà tôi tin”
    …..d Nói rằng “Tôi tin để mà tôi biết”
    …..e Dùng biện chứng pháp để khuyến khích học sinh giải quyết các câu hỏi thần học bằng lý luận.
    …..f Cho rằng Đức Chúa Trời chỉ có thể được biết nhờ đức tin chớ không nhờ các bằng chứng duy lý.
    SỰ NỔI LÊN CỦA CÁC ĐẠI HỌC ĐƯỜNG
    Từ thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ mười một, nền giáo dũc do các tu viện đảm nhiệm. Đối với các tu sĩ,sự thờ phượng là điều có giá trị nhất, nhưng việc đọc và sao chép các thư bản Kinh Thánh cũng là điều có giá trị. Khắp các nước Pháp, Anh, Đức, các trường dòng thực hiện việc dạy giáo lý cho các linh mục của Giáo hội. Dưới thời của Charlemagne, giáo viên cũng được giáo huấn nữa.
    Đầu thế kỷ thứ mười một, có một sự chuyển biến nhanh chóng từ ban lãnh đạo của tu viện đến ban lãnh đạo của các linh mục về sự giáo dục đã diễn ra với sự nổi lên của các trường học thuộc các giáo đường. Cần nhắc lại rằng các phong trào cải cách, như dòng Cistercians chẳng hạn, đã giảm sự nhấn mạnh đến việc theo đuổi trí tuệ mà tán trợ cho việc lao động chân tay. Khoảng thế kỷ mười hai, phần lớn sự giáo dục là do các tu sĩ đảm nhiệm.
    Cũng vào thế kỷ mười hai, chủ nghĩa kinh viện đang phát triển, cũng vào thời kỳ này, các Universitas (đại học đường) trở nên phổ thông. Những đại học đường này là những hội đoàn gồm cả các giáo sư lẫn các sinh viên kết hợp lại cùng nhau để tự vệ với các thành phố mà họ đang sinh sống ở đó. Đoàn thể này chuyên tìm kiếm lẽ thật. Các thành viên cùng gia nhập vào một cuộc sống chung để theo đuổi cùng một mục đích chung, đó là sự toàn vẹn của lẽ thật. Từ ngữ “Universitas” hàm ý về một sự hiểu biết chung hay phổ quát.
    Trong thế kỷ mười ba, các đại học đường đầu tiên đã mọc lên trong các thành phố nơi đã có các trường học thuộc các giáo đường nổi tiếng. Một số các đại học đường ban đầu là ở Saleno, Bologna, Paris, Oxford và Toulouse. Khoảng năm 1400, đã có độ mười đại học đường ở Âu châu. Chúng đều là những trung tâm dành cho chủ nghĩa kinh viện mãi cho tới lúc chủ nghĩa này bị suy thoái.
    Vào cuối thời kỳ Trung cổ, các đại học đường phục vụ cho những lợi ích của Giáo hội (lúc ấy chưa có sự phân chia giữa sự học vấn thiêng liêng và sự học vấn trần tục). Các đại học huấn luyện các linh mục về nghệ thuật, luật học và thần học. Chúng dạy bảy ngành tự do (bảy bộ môn) được chia thành Trivium (bộ ba) và Quadrivium (Bộ bốn). Bộ ba bao gồm văn phạm, luận lý và tu từ học. Các môn học này đào tạo sinh viên cho việc nói năng trước công chúng, nó ích dụng cho việc rao giảng. Sinh viên được văn bằng Cử Nhân Văn Khoa (B.A). Khi học xong bộ ba. Bộ bốn bao gồm toán học, hình học, thiên văn học và âm nhạc, chúng giúp người sinh viên tổ chứcf các kỳ lễ hội thánh Bộ môn này đưa đến văn bằng Cao Học (M.A). Trước khi cấp văn bằng, các sinh viên nhận được các chứng chỉ.
    Dần dần, các phân khoa dạy về y khoa, luật khoa và thần khoa. Thần học là địa hạt có giá trị nhất. Ví dụ như Bằng Tiến Sĩ Thần Khoa phải mất sáu năm học vao gồm việc nghiên cứu Kinh Thánh và sách thần học hệ thống của Peter Lombaed, cuốn The Sentences suốt ba thế kỳ, cuốn này là sách giáo khoa tiêu chuẩn. Nó luận bàn về bảy phép bí tích mà cuối cùng đã được Giáo Hội Công Giáo chính thức công nhận vào năm 1439.
    Tất cả mọi sự dạy dỗ đều bằng tiếng Latinh. Có rất ít sách do đó các sinh viên buộc phải ghi nhớ tài liệu. Khuôn mẫu văn bản của một buổi học là giáo sư đọc một cuốn sách giáo khoa rồi sau đó ông bình giảng bài đọc. Ký ức và luận lý là công cụ của các sinh viên cũng như việc đọc sách và khảo cứu ngày nay vậy.
    Các trường đại học đầu tiên đã nổi lên không chỉ vỉ sự giảng dạy bảy ngành tự do trong các trường học của các tu viện và các nhà thờ, mà cũng bởi vì sự hiện diện của các giáo sư danh tiếng nữa. Peter Abelard là một người như vậy. Ông đã thu hút hàng ngàn sinh viên đến Paris. Do đó các đại học đường cũng mọc lên ở những nơi nào mà các sinh viên trong phong trào quyết định đi đến. Các đại học tại Oxford và Cambridge ở Anh đã phát triển từ các phong trào sinh viên. Hầu hết các đại học danh tiếng ở Âu Châu bắt đầu vào cuối thời Trung cổ.
    18. Hãy giải thích sự liên hệ giữa từ ngữ “Universitas” với chủ nghĩa kinh viện.
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    19. Nhiệm vụ nguyên thủy của các Universitas (đại học ) là
    a. Đào tạo các linh mục
    b. Cung cấp sự che chở cho các giáo sư và các sinh viên
    c. Dạy bảy ngành tự do
    d. Phục vụ Giáo hội trong việc huấn luyện giáo dân
    20. Hãy tóm tắt sự nổi lên của các đại học đường. Sử dụng vở ghi chép của bạn.
    21. Hãy nhận ra từng yếu tố là 1) nếu nó là đặc điểm của các đại học đường thời trung cổ hoặc 2) nếu nó KHÔNG PHẢI
    …..a Chúng dạy bảy ngành tự do
    …..b Các văn bằng Cử Nhân Văn Khoa (B.A) và cử nhân khoa học (M.A) tương ứng với Trivium (bộ ba) và Quadrivium (bộ bốn)
    …..c Chúng phân chia học vấn thiêng liêng và học vấn thế tục.
    …..d Lãnh vực có giá trị nhất là luật học.
    …..e Văn bằng Thần khoa bao gồm việc nghiên cứu sách The Sentences của Peter Lombaed
    …..f Tất cả mọi sự giảng huấn đều bằng tiếng Pháp hoặc là tiếng Latinh
    …..g Công cụ cơ bản của một sinh viên là ký ức và luận lý.
    NGHI THỨC TRONG SỰ THỜ PHƯỢNG
    Các Phép Bí Tích (Thánh Lễ)
    Hội Thánh thời Tân ước làm phép báp têm cho các tân tín hữu theo cách thức Chúa Jesus được Giăng Báp Tít làm phép báp tem. Các Cơ Đốc nhân ban đầu dự tiệc thông công (tiệc thánh) theo như Đấng Christ đã dạy các môn đồ Ngài làm vào bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài chịu đóng đinh. Suốt giai đoạn đầu của thời Trung cổ, Giáo hội đã phát triển hai nghi lễ này cũng như mộ số nghi lễ khác thành một hệ thống phép bí tích mà nó trở thành dấu hiệu bề ngoài của ân điển bề trong. Nghi thức này trong sự thờ phượng nhấn mạnh đến khía cạnh nghi lễ và công cộng của tôn giáo vượt trên khía cạnh riêng tư mang tính giáo lý.
    Vào đầu thế kỷ mười hai, Hugle ở St.Victor đã liệt kê ba mươi phép bí tích. peter Lombard (1100-1160) một giám mục ở Paris chỉ liệt kê bảy phép bí tích trong cuốn The Senteces của ông. Chúng đã được nhìn nhận tại Hội Nghị Florence vào năm 1439. Chúng bao gồm Phép rửa (Báp têm), Phép Thêm sức, Mình Thánh Chúa (Tiệc thánh) sự Sám Hối (Ăn năn), sự Xức dầu lúc lâm chung, Phép Truyền chức và phép Hôn phối. Giáo dục dạy rằng những phép bí tích này chỉ đem lại ân điển bằng việc thực hiện. Nói cách khác, sự cứu rỗi là nhờ việc làm.
    Năm phép bí tích đầu sẽ đem lại sự trọn vẹn thuộc linh cho mỗi người. Hai phép bí tích sau dành cho việc quản trị và làm gia tăng cho Giáo hội. Phép Rửa (báp têm) cung cấp sự tái sinh trong tâm linh và được ban phát cho trẻ thơ. Phép Thêm sức đưa đến sự tăng trưởng trong ân điển và tăng cường đức tin. Các yếu tố trong lễ Mình Thánh Chúa (Bánh và Chén) cung cấp thức ăn thiêng liêng. Sự sám hối (An năn) cung cấp sự toàn vẹn thuộc linh mỗi khi người ta phạm tội. Phép Xức dầu lúc lâm chung được ban ra trước lúc qua đời, cung cấp sự chữa lành cả phần linh lẫn phần thể xác.
    22. Hãy nêu ra sự tương phản giữa hệ thống phép bí tích này với quyền cứu rỗi như được mô tả trong RoRm 3:21-28
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    Cuộc tranh luận giữa Augustine với Pelagius đã đưa Giáo hội đến giáo lý nguyên tội. Vì Giáo hội tin nơi sự cần thiết phải làm báp têm để được cứu rỗi nên Giáo hội đã lập phép báp têm cho trẻ thơ để ngăn ngừa con trẻ khỏi sa vào địa ngục. Điều này đi sai với phép báp têm mà được ban ra sau khi một người xưng nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình (Cong Cv 8:36-38).
    Thánh lễ Misa đã trở thành trung tâm của sự thờ phượng. Người ta tin rằng khi ở trong tay của vị linh mục thì các yếu tố bánh và nước nho (rượu) đã thật sự biến thành thân và huyết của Chúa Jesus Christ. Những người thờ phượng được dạy rằng Đấng Christ chịu đóng đinh một cách mới mỗi lần dự lễ Misa. Nghi lễ này thực sự xóa tội. Như vậy sự hành động và quyền năng của sự tái hoạt sự hi sinh của Đấng Christ được nhấn mạnh hơn là thực tại thuộc linh mà sự hy sinh đó chỉ trỏ đến.
    Không phải tất cả các linh mục đều đồng ý với biến thể thuyết này. Giữa năm 1045 và 1080 một cuộc tranh luận gay gắt đã diễn ra. Nhưng đến năm 1215, tại Hội nghị Lateran lần thứ tư, Giáo hội đã công nhận giáo lý này:
    Thân và huyết đã thực sự hàm chứa trong Bàn Tiệc Thánh dưới dạng bánh và nước nho, sau khi bánh đã biến thành thân, nước nho đã biến thành huyết qua quyền năng của Đức Chúa Trời. Chỉ vị linh mục được chỉ định mới có thể thực thi phép bí tích này.
    Sau thế kỷ mười hai, chén nước nho đã bị thâu hồi khỏi giáo dân để ngăn ngừa nó bị tung tóe ra. Trước đó đã có những thủ tục dài dòng để hình phạt những người đã làm vung vãi nước nho. Người phạm lỗi phải hạ mình van xin sự tha thứ và chịu một sự hãm mình. Đôi khi người ấy phải chịu đánh đòn.
    Cuối thời trung cỗ, sự thờ phượng Nữ Đồng Trinh Mari đã gia tăng, sự nhấn mạnh đến nhân tính của Đấng Christ tập trung trên bà Mari như là người mẹ yêu dấu và là người che chở cho mọi người. Bà đã trở thành “người mẹ chung”, người cầu thay vĩ đại với con thiên thượng của bà. Sự đọc kinh lần chuỗi hạt (xâu chuỗi) cùng nữ đồng trinh đã bắt đầu phát triển. Các sự thờ phượng các thánh, các thánh vật và các cuộc hành hương cũng gia tăng trong thời kỳ này.
    Âm nhạc đã trở nên kỹ càng hơn. Các thành phần khác nhau đòi hỏi các ban hát với các giọng ca được luyện tập, do vậy sự ca hát của hội chúng phai mờ dần. Phần âm nhạc do các ban hợp ca (ca đoàn) và trống rung chuông làm tăng thêm sự huyền bí của lễ Misa.
    23. Hảy ghép cặp những sự cung cấp vào các phép bí tích
    1) Phép Rửa
    2) Phép Thêm sức
    3) Lễ Mình Thánh Chúa
    4) Sự Sám Hối
    5) Phép Xức Dầu lúc lâm chung
    6) Phép Truyền Chức
    7) Phép Hôn Phối
    …..a Sự toàn vẹn thuộc linh
    …..b Sự tái sinh
    …..c Sự gia tăng vật chất
    …..d Thức ăn thiêng liêng
    …..e Sự tăng trưởng quan điểm và đức tin.
    …..f Sự chữa lành thể xác và tâm linh.
    …..g Sự quản trị Giáo hội
  4. Hãy nhận ra từng yếu tố trong lễ Mình Thánh Chúa (tiệc thánh) là 1) nếu nó đúng, hoặc 2) nếu nó không đúng
    …..a Lễ Mình Thánh Chúa vừa được gọi là tiệc thánh vừa được gọi là lễ Misa
    …..b Đó là thánh lễ quan trọng thứ nhì trong sự thờ phượng
    …..c Biến thể thuyết là thuyết cho rằng bánh và nước nho là những biểu tượng cho thực tại thuộc linh của việc thân thể Đấng Christ bị tan vỡ ra.
    …..d Chỉ các linh mục được chỉ định mới được thực thi lễ Mình Thánh Chúa
    …..e Sau thế kỷ mười hai, chỉ còn bánh được ban phát cho giáo dân mà thôi.
    25. Sự gia tăng nghi thức trong sự thờ phượng được nhìn thấy trong
    a. Việc phát triển sự thờ phượng Nữ Đồng Trinh Mari
    b. Các ca đoàn luyện tập công phu thay thế cho sự hát xướng của hội chúng.
    c. Sự hợp thức hóa bằng phép bí tích.
    d. Tất cả các điều trên
    Kiểu Kiến Trúc
    Đối với thường dân, các trung tâm thờ phượng thì quan trọng hơn các đại học đường và nền thần học kinh viện. Vào thế kỷ mười hai và mười ba, lòng sốt sắng thuộc linh này đã thúc đẩy các cuộc viễn chinh và đem lại cuộc cải cách các tu viện, đã tạo ra những ngôi đại giáo đường kiểu Gôtích. Các lầu chuông cao vút và những khung cửa kính màu mè của nó phô diễn “sự nâng cao” của Cơ Đốc giáo trong thời kỳ này. Sự khải hoàn của Giáo hội. Thể chế Giáo hoàng đã lên cao vượt trên xã hội Châu Âu. Tại Pháp đã có 80 ngôi giáo đường và 500 ngôi nhà thờ được xây cất trong thời kỳ này.
    Phong cách Gôtích đã thay thế phong cách Lamã lai với những khung cửa sổ nhỏ, những vách tường nặng nề và những đường nét nằm ngang của nó. Vì nghệ thuật và kiến trúc thời trung cổ phô diễn một hệ thống các giá trị và một thế giới quan dựa trên sự hiểu biết Cơ Đốc giáo nên kiểu mẫu Lamã lai nhắc nhở mọi người rằng nhà thờ là một pháo đài trong những lúc khó khăn. Nó cho người ta cảm giác về sự nương dựa và sự vững chắc.
    Phong cách Gô tích phát khởi vào năm 1137 và đạt đến cực thịnh vào năm 1250. Sự tinh xảo của nó, chi tiết của nó và sự sáng sủa của nó được tu viện trưởng Suger vẽ lại trong mẫu thiết kế của ông cho ngôi giáo đường St. Denis ở gần Paris (1137-1144). Ông say mê nghệ thuật, vừa sưu tầm vừa sáng tạo nó. Ông cho rằng chúng ta sẽ đến chỗ hiểu biết cái đẹp tuyệt đối của Đức Chúa Trời qua sự tác động của những cái đẹp và quý trên các giác quan của chúng ta.
    Trong tác phẩm của ông tại St. Denis, Suger đã tạo ra các cửa vòng cung nhọn, trần vòm khung cao và các cột treo áp vách (fling buttresses) để chống đỡ các vách tường và mái từ phía bên ngoài. Ông sử dụng các đường nét cao và thẳng đứng mà nó tạo ra cảm giác về một sự phấn đấu vươn lên trời. Ông cung cấp ánh sáng qua các cửa sổ ô kính màu và làm giảm đi sự nặng nề đồ sộ trong toàn cả thiết kế. Ông phác họa các hình chạm trổ trên các cột và cửa ra vào cũng như các cây thập tự và các bàn thờ trang trí hoa hòe bằng vàng và được nạm đá quí.
    Các ngôi giáo đường của kỷ nguyên này vẫn chứng tỏ cho thời đại ngày nay tinh thần siêu nhiên của thời đại ấy, sự hợp quần của xã hội và giá trị giáo dục của chính các công trình xây cất đó. Các ngôi giáo đường phục vụ mọi người. Chúng là toà đại sảnh, là trung tâm thương mại, là nơi tị nạn cho khách hành hương hay người đau ốm, là trường học, là hí viện, là phòng trưng bày nghệ thuật, là thư viện cũng như các trung tâm thờ phượng. Chúng phản chiếu thế giới và mọi chi tiết của bản tín điều qua công tác nghệ thuật dị thường. Chúng được gọi là “những cuốn Thánh Kinh trong đá”.
    Những thành tựu kiến trúc này đòi hỏi sự hổ trợ của toàn dân. Không chỉ thợ thủ công hay thợ xây cất làm lụng mà dân thành phố cũng đã vận chuyển đá từ hầm đá đến giáo đừng và cung cấp thức ăn cho các công nhân. Thành công lớn của Giáo hội được phản ánh trong các ngôi giáo đường chế ngự toàn khu vực đó.
    Tuy nhiên, không bao lâu quyền lực của Giáo hội đả thử nghiệm trong sự đối mặt với sự suy thoái uy tín của Giáo hoàng, sự nổi lên của các chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia, các cuộc cải cách đang được nổ lực và sự nổi lên của chủ nghĩa nhân bản của thời phục hưng. Đây là những điều sẽ xét đến trong bài học cuối của khóa trình này.
    26. Hãy nhận ra từng yếu tố như là đặc điểm của 1) phong cách Gôtích hay 2) phong cách Lamã lai
    …..a Những đường nét nằm ngang của nó biểu lộ sự nương dựa
    …..b Các khung cửa sổ kính màu của nó để tạo ra sự sáng sủa
    …..c Các tháp chuông cao vút của nó phô diễn “sự nâng cao” của Cơ Đốc giáo
    …..d Các bức tường nặng nề và các khung cửa sổ nhỏ của nó biểu thị một pháo đài trong những lúc khó khăn.
    …..e Các đường nét cao và thẳng đứng của nó cho người ta một cảm giác về sự phấn đấu vươn lên trời.
    27. Các giáo đường thời Trung cổ nói lên cho chúng ta
    a. Tinh thần siêu nhiên của thời đại này.
    b. Sự hợp quần của xã hội.
    c. Giá trị giáo dục của chính các công trình xây cất.
    d. Tất cả các điều trên
    28. Sự đóng góp của Tu Viện Trưởng Suger cho các kiến trúc Gô tích là gì?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    Trong bài học này, chúng ta đã thấy sự du nhập triết học Hylạp từ các cuộc viễn chinh đã dẫn đến chủ nghĩa kinh viện như thế nào. Các học giả đã cố gắng liên hệ triết học với lẽ thật Thánh Kinh. Họ đề xướng những cách tiếp cận khác nhau. Một số người nhấn mạnh đức tin có trước lý trí, một số khác nhấn mạnh “tự nhiên” có trước “ân điển”. Bất cứ thế nào cách tiếp cận Đức Chúa Trời trừu tượng và duy lý này đã phát triển trong sự nổi lên của các đại học đường khắp cả Châu Âu. Trong khi đó, người thường dân tham gia vào sự thờ phượng với lễ nghi ngày càng tăng,bao gồm cả sự xây cất các nhà thờ lộng lẫy kiểu Gôtích.
    Bài Tự Trắc Nghiệm

CÂU CHỌN LỰA : Hãy khoanh vòng mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất .
1. Chủ nghĩa kinh viện thời trung cổ tiếp cận sự nghiên cứu thần học bằng cách cố gắng hòa hợp thần học với
a. Khoa học
b. Kinh Thánh
c. Triết học
d. Thần bí pháp.
2. Cách tiếp cận của chủ nghĩa kinh viện để nghiên cứu dựa trên phương pháp biện chứng pháp của người Hylạp, phương pháp này
a. Đặt ra những ý tưởng mâu thuẫn nhau
b. Loại trừ mọi ý tưởng xung khắc nhau
c. Mổ xẻ chính trọng tâm của sự thật
d. Ngăn chặn mọi suy nghĩ tiêu cực
3. Quan niệm về thực tại tối hậu của nó dẫn đến phiếm thần giáo là
a. Thực thể luận
b. Thực thể luận ôn hòa
c. Thuyết duy danh
4. Một triết lý Cơ Đốc là một
a. Sự mâu thuẫn của các từ ngữ
b. Nhãn quan tổng quát phù hợp với Kinh Thánh.
c. Sự hòa hợp giữa thần học và triết học Hylạp
d. Quan điểm tổng quát bài trừ (loại bỏ) thần học.
5. Liên quan đến sự cứu rỗi ICo1Cr 1:18-2:8 bày tỏ rằng
a. Chúng ta đến chỗ hiểu biết Đức Chúa Trời nhờ trí khôn của chúng ta
b. Sự khôn ngoan của loài người kéo chúng ta đến sự cứu rỗi qua Đức Chúa Jesus Christ.
c. Chúng ta được cứu nhờ đức tin đặt nơi Chúa Jesus chứ không cậy sự khôn ngoan của loài người.
6. Aquinas đã bị chống đối vì tất cả các quan niệm này NGOẠI TRỪ
a. Đức tin và lý trí không mâu thuẫn nhau
b. Những bằng chứng duy lý chứng minh sự thực hữu của Đức Chúa Trời
c. Đức tin là thẩm quyền chính của Giáo hội.
d. Hiểu Đức Chúa Trời là quan trọng nhất.
7. Các giáo đường kiểu Gôtích trình bày các điều này NGOẠI TRỪ
a. Sự khải hoàn của Giáo hội
b. Trung tâm của cuộc sống đô thị
c. Tinh thần siêu nhiên của thời đại.
d. Ảnh hưởng của chủng tộc Hung nô Goths
8. Hãy ghép cặp các quan điểm về thực tại tối hậu với các lập trường
1) Thực thể luận
2) Thực thể luận ôn hòa
3) Thuyết duy danh
…..a. Các ý niệm chung không có tồn tại khách quan mà chỉ tồn tại trong tâm trí người ta.
…..b Các ý niệm chung có sự tồn tại khách quan trong những vật riêng biệt.
…..c Các ý niệm chung có sự tồn tại khách quan cách biệt với các vật riêng biệt.

  1. Hãy ghép cặp các sự đóng góp với những người thích hợp
    1) Abelard
    2) Anselm
    3) Aquinas
    4) Occam
    …..a Cuốn sách Yes and No (phải và không phải)
    …..b Thuyết duy danh
    …..c Sự tổng hợp giữa lý trí và đức tin
    …..d Cuốn Why Did God Become Man (Tại sao Đức Chúa Trời trở thành người)
    …..e Ảnh hưởng đạo đức của sự đền tội.
    …..f Sự nhấn mạnh về đức tin và Kinh Thánh
    …..g Cuốn Summa Theologice (Tổng luận thần học)
    …..h “Tôi tin để mà tôi biết”
  2. Hãy ghép cặp những đặc điểm với các phép bí tích.
    1) Phép Rửa
    2) Thêm Sức
    3) Mình Thánh Chúa
    4) Sám Hối
    5) Xức dầu lúc lâm chung
    …..a Dùng làm thánh lễ Misa
    …..b Đem lại sự tái sinh
    …..c Chuẩn bị cho người qua đời
    …..d Tăng cường đức tin của người ta
    …..e Gây dựng cho sự toàn vẹn thuộc linh

CÂU ĐÚNG SAI . Hãy ghi từng câu liên quan đến sự nổi lên của các đại học đừng bằng chữ Đ nếu đúng hoặc chữ S nếu sai.
…..11. Chính các trường đại học đầu tiên là những hội đoàn gồm các giáo sư và các sinh viên.
…..12. Các đại học đường trở thành trung tâm cho chủ nghĩa kinh viện
…..13. Việc giảng huấn trong các đại học là bằng ngôn ngữ địa phương.
…..14. Luật khoa là lãnh vực quan trọng nhất trong các môn học tốt nghiệp ở thời Trung cổ.
…..15. Các đại học đường ban ngày dạy những ngành tự do.
…..16. Trivium (bộ ba) Quatrivium (bộ bốn) là các phần phân chia của các ngành tự do.
CÂU TRẢ LỜI NGẮN . Hãy trả lời đầy đủ các câu này càng ngắn gọn càng tốt .
17. Hãy kể ra vài điều về Giáo hội mà chúng cho thấy việc phát triển chủ nghĩa nghi thức trong sự thờ phượng.
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..
18. Hãy nêu các điểm tương phản giữa kiến trúc kiểu Gôtích và kiểu Lamã lai.
……………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………..

Giải Đáp Các Câu Hỏi Nghiên Cứu

  1. a. 1) Abelard
    b. 2) Aquinas
    c. 3) Anselm
    d. 4) Occam
    1. b. Nơi học tập
    16. Câu trả lời của bạn. Anselm quan niệm sự đền tội theo cách thương mại trong khi Abelard quan niệm nó theo ảnh hưởng đạo đức.
    2. Câu trả lời của bạn. Nó hợp nhất mọi tư tưởng bằng việc hợp lý hóa thần học qua việc sử dụng các quan điểm triết học.
    17. a. 4) Occam
    b. 3) Aquinas
    c. 1) Abelard
    d. 2) Anselm
    e. 1) Abelard
    f. 4) Occam
    3. Câu trả lời của bạn. Đó là một kiểu lý luận định ra các ý kiến trái ngược nhau rồi sau đó tìm cách giải quyết sự xung đột.
    18. Câu trả lời của bạn. Từ ngữ “Universitas” hàm ý về sự hiểu biết phổ quát mà nó làm bận rộn các học giả, họ cố tạo một tổng đề cho mọi sự hiểu biết và tìm ra những ý niệm chung liên hệ đến mọi sự vật.
    4. Câu trả lời của bạn. Triết học Hylạp được du nhập vào Tây Âu do các cuộc viễn chinh.
    19. b. Cung cấp sự che chở cho các giáo sư và các sinh viên.
    5. a. 3) Thuyết duy danh
    b. 1) Thực thể luận
    c. 2) Thực thể luận ôn hòa
    20. Câu trả lời của bạn. Nền giáo dục của tu viện dẫn đến các trường học của giáo đường mà chúng dọn đường cho các trường đại học với sự nổi lên của chủ nghĩa kinh viện và các giáo sĩ lừng danh trong thế kỷ mười hai.
    6. Có. Triết lý tham chiếu đến sự hiểu biết của người ta, tức là niềm tin tổng quát quan niệm và thái độ của người ta. Nếu chúng phù hợp với Kinh Thánh thì chúng là triết lý Cơ Đốc.
    21. a. 10
    b. 1)
    c. 2)
    d. 2)
    e. 1)
    f. 2)
    g. 1)
    7. a. Truyền thống loài người và những nguyên tắc cơ bản của thế gian nầy.
    b. Đấng Christ
    22. Câu trả lời của bạn. Theo RoRm 3:21-28, sự cứu rỗi là bởi đức tin nơi huyết của Chúa Jesus chứ không do một hệ thống việc làm.
    8. Câu trả lời của bạn. Sự khôn ngoan của loài người (tức là triết học Hylạp như trong câu 22), không bao giờ có thể hiểu được Đức Chúa Trời hay là chương trình cứu rỗi của Ngài. Con người không bao giờ có thể đạt đến Đức Chúa Trời bằng lý trí. Nhưng ai lấy đức tin tiếp nhận Chúa Jesus Christ thì nhận được sự khôn ngoan thật.
    23. a. 4) Sự sám hối
    b. 1) Phép Rửa
    c. 7. Phép Hôn Phối
    d. 3) Lễ Mình Thánh Chúa
    e. 2) Phép Thêm Sức
    f. 5) Phép Xức Dầu lúc lâm chung
    g. 6) Phép Truyền Chức.
    9. a. Thực thể luận
    24. a. 1
    b. 2
    c. 2
    d. 1
    e. 1
    10. Câu trả lời của bạn. Đó là sự dự bị , sự cứu rỗi hay sự tha thứ tội lỗi qua dòng huyết của Đấng Christ và nó chứng tỏ lẽ công bình của Đức Chúa Trời.
    25. d. Tất cả những điều trên
    11. d. Ở trong cõi đời này
    12. a. 2
    b. 1
    c. 1
    d. 2
    e. 1
    26. a. 2) Bonaventure
    b. Jolin Duns Scottes
    c. oger Bacon.
    27. d. Tất cả các điều trên.
    13. a. 1
    b. 2
    c. 1
    d. 2
    e. 1
    28. Câu trả lời của bạn. Ông tin rằng chúng ta hiểu Đức Chúa Trời (vẻ đẹp tuyệt đối) qua sự đáp ứng của chúng ta đối với cái đẹp. Ông đã cung cấp sự tinh xảo, các chi tiết, sự trang trí hoa văn và sự sáng sủa cho nó.
    14. Câu trả lời của bạn. Về cơ bản, chúng đúng với Kinh Thánh.