BÀI HỌC 8: Mối Liên Hệ của Hội Thánh Thời Trung Cổ với Thế Gian

Trong giai đoạn bắt đầu từ Giáo hoàng Gregory đệ I (590-604) và kết thúc với sự ly giáo giữa các giáo hội phía Đông với phía Tây vào năm 1054, Hội Thánh đã tái xác định mối quan hệ của Hội Thánh với thế gian. Hội thánh lập lại diễn trình này trong mọi thời đại. Hội thánh đáp ứng theo nhiều cách khác nhau kể cả việc rút lui, việc truyền giáo, hoặc nắm vững quyền hành về mặt chính trị cũng như những vấn đề thuộc linh.
Khắp các quốc gia theo Cơ đốc giáo, một cuộc chiến về quyền lãnh đạo đã bắt đầu. Quyền lực của Giáo hoàng đã được củng cố vững chắc dưới thời Gregory đệ I. Chủ nghĩa đế quốc cũng giành được đất dưới hai triều đại. Triều đại Merovingian và triều đại Carolingians. Những công việc của giáo hội và nhà nước ngày càng bị vướng mắc vào nhau. Những nhà cầm quyền thế tục tìm cách để cai trị giáo hội trong khi những người lãnh đạo thuộc linh lại muốn cai trị. Sự căng thẳng gia tăng đã nổi lên giữa giáo hội Cơ đốc với một nhà nước và xã hội “Cơ đốc”
Khi bạn nghiên cứu bài học nầy, hãy tìm cách để hiểu được thái độ của chính bạn và thái độ của Hội Thánh bạn đối với thế gian. Tìm cách xác định đúng trách nhiệm của bạn và trách nhiệm của Hội Thánh là gì trong thế gian.
Sự gia tăng quyền hành của thể chế Giáo hoàng
Giáo hoàng Gregory đệ I
Những sự dâng tặng và các chiếu chỉ
Sự nổi lên của chủ nghĩa đế quốc ở phía Tây.
Triều đại Merovingian
“Những người cai trị thuộc dòng họ Carolingian”
Sự nổi lên của đế quốc Lamã Thánh
Chế độ phong kiến
Otto đệ I.

Khi hoàn tất bài học nầy bạn có thể.
1) Mô tả mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước trong giai đoạn nổi lên của chủ nghĩa đế quốc từ năm 590-1054
2) Nhận biết những nhân vật chính yếu và những đóng góp của họ trong việc gây dựng các quốc gia theo Cơ đốc giáo.
3)Thảo luận ảnh hưởng của chủ nghĩa phong kiến trên Hội Thánh.
1. Nghiên cứu bài học nầy và bài tự trắc nghiệm trong bài theo những chỉ dẫn ở bài 1.
2. Nghiên cứu bản đồ Âu châu trong thời Charlemagne có trong bài học nầy.

Các Từ Then Chốt
Anh giáo
Chủ nghĩa phong kiến
Chủ nghĩa đế quốc
Lễ tấn phong
Đại sứ của Giáo hoàng ở nước ngoài
Trang viên
Lễ Misa
Chủ nghĩa duy vật chất
Ngục luyện tội
Mua bán chức vụ, thánh tích ở nhà thờ.
Tạm thời (lâm thời)
Thuộc dân tộc Greecmanh (Bắc âu)
Thần quyền thể chế
Chư hầu
SỰ GIA TĂNG QUYỀN HÀNH GIÁO HOÀNG
Giáo hoàng Gregory đệ I
Quyền lực của Giáo hoàng trong thời Gregory đệ I được chứng minh là một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử Hội Thánh. Ông ta biểu minh cho thế giới thời trung cổ, trong thời kỳ đó Giáo hoàng, hay là sự thống trị của giáo hội đã rực sáng và thu hút những sự phát triển về văn hóa.
Gregory sinh năm 540 trong một gia đình giàu có. Ông được huấn luyện theo ngành luật dành cho một nghiệp vụ trong lãnh vực chính trị vào năm 33 tuổi, ông trở thành thị trưởng Lamã, lúc nầy đang do dân Lombarbs cai trị ông chịu trách nhiệm trông nom toàn bộ nền kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, trong vòng một năm, ông đã rời bỏ chức vụ giữa dân chúng và bước vào một tu viện.
Sau khi bố ông qua đời, ông đã sử dụng của cải của mình để thành lập bảy tu viện và nuôi dưỡng người nghèo. Về sau ông cũng đã biến dinh thự của cha mình thành ra một tu viện. Tin rằng chủ nghĩa khổ tu làm vinh hiển Đức Chúa Trời, Gregory kiêng ăn đều đặn, điều đó đã làm suy yếu thân thể vốn đã yếu ớt của ông.
Giáo hoàng Pelagius đệ II (579-590) đã bổ nhiệm Gregory là một trong các trợ tế của giáo hội Lamã và sai phái ông như một người đại diện đến tại toà án hoàng đế ở tại Constantinople, sau khi làm việc tại chức vụ đó, Gregory trở thành trưởng tu viện của một trong số các tu viện của ông. Sau đó bệnh dịch đã lan tràn ở Lamã đã giết chết Giáo hoàng Pelagius và Gregory được chọn kế nghiệp ông.
Những trách nhiệm quản trị có phạm vi rộng lớn của Gregory đã chuẩn bị ông thật tốt để trở thành một vị Giáo hoàng mạnh mẽ. Ông đảm nhiệm cả quyền lãnh đạo thuộc linh lẫn quyền lãnh đạo dân sự. Ông củng cố giáo hội để giáo hội phát triển về của cải và quyền lực chính trị. Ông giành được sự hòa bình với dân Lombards và thiết lập những quan hệ tốt với những người cầm quyền các vương quốc của nước Đức ở tại Tây âu. Ông sốt sắng ủng hộ các hội truyền giáo mà lần lượt, nối tiếp nhau đã đóng góp cho quyền lực của chế độ Giáo hoàng ở xứ Gaul, Tây ban nha, Anh, Phi châu và Ý. Chúng ta sẽ nghiên cứu về điều đó trong bài học 9
Suốt trong chức vụ Giáo hoàng của mình, Gregory đã công bố và thi hành pháp quyền cho tất cả mọi người thuộc các nước theo Cơ đốc giáo. Khi giáo trưởng của thành Constantinople, John the Faster tự xưng mình là “giáo trưởng cộng đồng giáo hội” Gregory đã phản đối. Ông trở nên bạn thân thiết với Đông hoàng đế là người đứng về phía Gregory chống lại John. Song, dầu ông thi hành quyền, Gregory vẫn bày tỏ sự khiêm nhường của mình trong việc tránh danh hiệu “Giáo hoàng” ông thích danh hiệu “tôi tớ của các tôi tớ Đức Chúa Trời” hơn.
1. Mặc dầu Gregory không tự xưng mình là “Giáo hoàng” ông đã công bố pháp quyền trên tất cả mọi người khắp các quốc gia theo Cơ đốc giáo như đã cho thấy bởi sự kiện nào?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
2. Những khía cạnh trong bối cảnh của Gregory đã chuẩn bị ông trở thành một vị Giáo hoàng mạnh mẽ gồm có
a. Những trách nhiệm quản trị trong việc thành lập các tu viện
b. Từng trải về mặt chính trị khi làm thị trưởng thành Lamã
c. Một đời sống kỷ luật cá nhân và chủ trương khổ hạnh
d. Tất cả những điều kể trên
3. Những hành động của Gegory đã củng cố quyền hành của Giáo hoàng như thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Gregory đã trở nên nổi tiếng là đại Giáo hoàng Gregory không những chỉ bởi quyền lãnh đạo của ông mà còn vì việc ông đã định hình cho hệ thống Công giáo thời đầu trung cổ cùng với Jerome, Ambrose, và Augustine, ông được xem như là một trong bốn vị tiến sĩ vĩ đại nhất của giáo hội phía Tây. Những quan điểm của ông, phần lớn tuân theo lý luận của Augustine, đã mang lại những chỉ dẫn căn bản cho những cuộc bàn luận về thần học dành cho năm thế kỷ tiếp theo.
Về giáo lý của sự cứu rỗi, Gregory dạy rằng con người là một tội nhân đã kế thừa tội lỗi của Ađam nhưng không phải sự phạm tội của người ấy. Ý chí của con người được tự do nhưng sự tốt lành của nó đã bị đánh mất. Đức Chúa Trời đã chọn một số người cho sự cứu rỗi nhưng ân điển thì không thể chống lại được. Điều đó đặt trên cơ sở cả trên sự biết trước của Đức Chúa Trời lẫn những công lao của loài người. Vì vậy Gregory đã không nhấn mạnh đến ý tưởng của sự tiền định và phóng đại hoạt động riêng của loài người trong sự cứu rỗi.
Gregory dạy rằng, phép báp tem cung ứng ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho mọi tội lỗi trong quá khứ, nhưng những tội lỗi trong tương lai phải được đền chuộc qua sự sám hối của con người. Điều nầy đòi hỏi những việc làm hy sinh hoặc chịu khổ hầu giúp cho tội nhân có thể xứng đáng với ân điển của Đức Chúa Trời. Tội nhân cũng có được sự giúp đỡ của các thánh, của nữ đồng trinh Mari và của các duy vật thánh. Sau khi chết, nếu người nào không trả đủ nợ tội của mình, người ấy sẽ phải vào ngục luyện tội là nơi người ấy vẫn phải làm việc để được lên thiên đàng.
Gregory còn làm tăng thêm sức mạnh của lệ ban thánh thể là điều được gọi là lễ Misa thánh. Ông dạy rằng thân và huyết của Chúa Jesus thật sự hiện diện trong bánh và rượu nho. Việc dự phần vào sự thông công đã thay thế cho một số lượng của sự chịu khổ nhất định mà một người phải chịu đựng một cách khác qua sự sám hối. Lễ ban thánh thể cũng hiệu nghiệm đối với việc giữ sạch tội lỗi của những người ở trong ngục luyện tội, nếu được dự thay cho họ.
Gregory đã đóng góp cho chủ nghĩa duy vật chất của sự thờ phượng đã ngày càng gia tăng làm tăng thêm sức mạnh của tất cả hàng giáo phẩm kể cả Giáo hoàng. Những hệ thống lịch tỉ mỉ của giáo hội tương ứng với cuộc đời của Chúa Cứu thế. Phục sinh là lễ kỷ niệm chính trong hàng năm trong những thời kỳ đầu tiên. Một giai đoạn bốn mươi ngày được gọi là “Lều trại” trước đó và “Lễ ngũ tuần” tiếp sau đó. Trong thế kỷ thứ tư, lễ Giáng sinh đã bắt đầu được kỷ niệm rộng rãi. Có một khoảng thời gian trước đó được gọi là “kỳ trông đợi”. Ngoài ra, vô số ngày lễ của các thánh đã trở thành những ngày lễ. Hàng giáo phẩm mặc những chiếc áo dài đặc biệt để biểu minh cho lẽ thật Cơ đốc. Họ mặc những áo dài màu đỏ tía trong những kỳ kiêng ăn như “Kỳ trông đợi” và “Lều trại”, áo trắng cho những ngày lễ Phục sinh, Giáng sinh và ngày lễ Thăng thiên, màu đỏ dành cho những ngày của những người tuận đạo, những ngày của các thánh và Lễ ngũ tuần, và màu xanh lá cây vào những dịp khác trong năm.
Mặc dầu Gregory đã tin vào sự thần cảm của Thánh kinh, ông vẫn dựa vào thẩm quyền của truyền thống. Ông ta mê tín quá đáng và đã kết hợp những công bố thần học của giáo hội nghị và những sự dạy dỗ của các giáo phụ với những khái niệm thô sơ, mê tín của quần chúng thất học. Mặc dầu vậy, đóng góp của ông đối với hệ thống phẩm trực thuộc lệ ban thánh thể của giáo hội thời trung cổ là rất lớn. Ông đã đưa vào ca nguyện của Gregory cũng như các nghi lễ khác vào Hội Thánh, ông đã viết nhiều tác phẩm chú giải và cung cấp sách giáo khoa thời trung cổ dành cho các Giám mục được gọi là Pastoral Care (Sự quan tâm của chức vụ chăn bầy).
4. Giải thích của Gregory về các thánh lễ có liên quan đến sự cứu rỗi của loài người.
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
5. Quan điểm của Gregory về các thánh lễ đã củng cố quyền hành của Giáo hoàng như thế nào?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
6. Hãy đối chiếu giáo lý, đời sống và sự thờ phượng của Hội Thánh trong giai đoạn nầy với Hội Thánh thời các sứ đồ.
Hãy viết vào vở ghi chép của bạn.
Những sự dâng tặng và các chiếu chỉ
Suốt năm trăm năm sau theo sau thời của Giáo hoàng Gregory đệ I, cũng có những vị Giáo hoàng mạnh mẽ khác, nhưng không ai đã làm vững mạnh địa vị của Giáo hoàng như Gregory đã làm. Tuy nhiên, có một số các văn kiện đã xuất hiện, điều đó đã thật sự củng cố quyền lực của các Giáo hoàng. Có một văn kiện đáng tin cậy, còn những văn kiện khác đều là giả mạo.
Sự dâng tặng của Pepin
Trong thời trị vì của mình ở tại xứ Gaul. Vua người Frank Pepin the Short đã trở thành người bảo vệ thể chế Giáo hoàng theo lời thỉnh cầu của Giáo hoàng Zacarias (751-752) năm 754 và 756 Pepin chinh phục dân Lombards thuộc phái Arian khi họ nổi dậy chống lại uy quyền của Giáo hoàng ở tại Ý. Sau đó Pepin đã ban cho Giáo hoàng vùng đất thuộc trung tâm nước Ý từ Lamã cho đến Ravenna (vùng nầy được đánh bóng trên bản đồ trong bài 9 “sự lan rộng của Cơ đốc giáo 600-1300). Việc ban tặng được gọi là sự dâng tặng của Pepin, hình thành các chế độ do Giáo hoàng quản lý một cách hợp pháp. Khu vực nầy là sở hữu thế tục thuộc quyền Giáo hoàng cho đến năm 1870 đã trở thành một phần thuộc nước Ý.
Sự dâng tặng của Constantine
Vào khoảng thời gian có sự dâng tặng của Constantine. Một văn kiện đã xuất hiện gọi là Sự Dâng Tặng của Constantine. Văn kiện ấy đã kể lại thể nào Constantine đã được chữa lành khỏi bệnh phung và được làm phép báp tem bởi Sylvester, Giám mục thành Lamã. Để tỏ lòng biết ơn, Constantine đã ban cho vị Giám mục thành Lamã quyền trên khắp các địa phận khác, xưng ông là vị Giám mục tối cao của giáo hội. Kèm theo thẩm quyền đó, Giám mục ở Lamã còn nhận được pháp quyền của Lamã và phần phía Tây đế quốc khi Constantine dời thủ đô về Constantinople. Suốt thời trung cổ, thể chế Giáo hoàng đã sử dụng văn kiện này để hợp pháp hóa những lời xưng nhận của văn kiện đối với các sở hữu thế tục cũng như quyền ưu tiên về cả những lãnh vực thế tục lẫn thuộc linh. Văn thư nầy đã không bị vạch trần là một ngụy thư cho mãi đến thế kỷ thứ mười lăm.
Những chiếu chỉ giả mạo của Hoàng đế Isiodore
Tiếp theo sau sự nổi dậy của chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là dưới triều của Hoàng đế Charlemagne (768-814), là điều chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần kế tiếp, hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo giáo hội muốn khẳng định ưu thế của họ trên cả thẩm quyền của thế tục. Khoảng giữa thế kỷ thứ chín, một văn thư khác đã xuất hiện, được gọi là những chiếu chỉ giả mạo của Hoàng đế Isiodore là bức thư của Giáo hoàng, đưa ra những quyết định có thẩm quyền về những điểm thuộc giáo luật. Một số những người thuộc hàng giáo phẩm đã soạn thảo ra bộ sưu tập gồm những chiếu chỉ và các kinh điển thật lẫn giả của Giáo hoàng trong các kỳ hội đồng kể cả chúc thư dâng tặng của Constantine. Để làm vững mạnh những luận cứ của họ về quyền lực của giáo hội, họ đã công bố nguyên tắc về quyền lực tối cao của Giáo hoàng.
Giáo hoàng Nicholas đệ I (858-867) là vị Giáo hoàng đầu tiên sử dụng các chiếu chỉ. Ông đã ngăn cản hoàng đế Lothair đệ II thuộc dòng họ Caroline ly dị vợ mình dựa trên uy quyền đã ban cho ông trong các chiếu chỉ. Không những các chiếu chỉ ủng hộ ưu thế của Giáo hoàng trong các vấn đề về thế tục, mà còn bênh vực cho quyền lực của Giáo hoàng trong giáo hội nữa. Bất cứ các Giám mục nào cũng có quyền thỉnh cầu trực tiếp với Giáo hoàng, thông qua vị giáo trưởng của mình.
Mặc dầu có việc củng cố chế độ Giáo hoàng từ thời của Giáo hoàng Gregory đệ I cho đến giữa thế kỷ thứ 9, chế độ Giáo hoàng đã đi đến chỗ suy yếu nhất vào thế kỷ thứ 10 trong bài 9 chúng ta sẽ thảo luận về thời kỳ suy sụp của chế độ Giáo hoàng từ cuối thế kỷ thứ 9 cho đến giữa thế kỷ thứ 11.
7. Ý nghĩa của sự dâng tặng Pepin là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
8. Sự dâng tặng của Constantine và các ngụy thư của hoàng đế Isiodore đã phục vụ cho thể chế Giáo hoàng với mục đích gì?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
SỰ NỔI LÊN CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC Ở PHÍA TÂY
Triều đại của Merovingian
Từ thời hoàng đế Theodosius tuyên bố đế quốc là một quốc gia Cơ đốc vào năm 380, giáo hội và nhà nước là những người cộng sự hòa thuận trong xứ sở về mặt lý thuyết. Song, chúng ta có thể thấy rằng Giáo hoàng và hoàng đế đã thực sự tranh giành ưu thế.
Tiếp theo sự sụp đổ của đế quốc Lamã ở phía Tây vào năm 476, giáo hội Lamã đã trở nên ngày càng tách biệt khỏi Đông đế quốc. Các Giáo hoàng trông đợi vào những nhà lãnh đạo người Frank ở Tây âu để bảo vệ họ khỏi bộ tộc xâm lăng. Chỗ dựa của chế độ Giáo hoàng bắt đầu năm 496 với sự cải đạo của Clovis đệ I là vua xứ Franks (481-511) và là người sáng lập Triều đại Merovingian.
Dân tộc Frank là một bộ tộc người Đức đã giành được phần lớn xứ Gaul (là phần đất trước kia từng thuộc về đế quốc Lamã kể từ cuộc chinh phục của Caesar Julius vào năm 51.tc) và đã kết hợp phần lớn Tây đức trong suốt những cuộc xâm lăng thuộc thế kỷ thứ năm. Để duy trì chủ nghĩa bành trướng (chủ nghĩa đế quốc) vua Clovis đã tham gia những cuộc Ọthánh chiếnÚ khi ông bênh vực cho Cơ đốc giáo chính thống. Cả giáo hội Lamã lẫn Đông hoàng đế đều công nhận ông ta là người đại diện cho Giáo hoàng ở tại Gaul.
Mặc dầu Clovis là những người kế tục ông đều đã bày tỏ lòng trung thành đối với giáo hội Lamã, song họ đã không tuân phục thế lực của Giáo hoàng có liên quan đến chính sách của nhà nước. Ngoài ra họ thường bổ nhiệm các tín hữu làm Giám mục và buôn bán những thiết bị trong nhà thờ (gọi là buôn bán thánh tích hoặc chức vụ trong nhà thờ). Họ tiếp tục làm điều đó bắt chấp những nỗ lực cải cách của Giáo hoàng Gregory đệ I.
Bốn người con trai của Clovis và những người kế nhiệm họ đã chia cắt xứ Gaul thống nhất và đã tham gia vào những cuộc nội chiến suốt trong thế kỷ thứ sáu và thứ bảy. Trong lúc đó các công việc của nhà nước do một chức vụ được biết như là “người đứng đầu cung điện” điều khiển. Ngay lúc đó, một trong những người đứng đầu Triều đình, Pepin người Heristal (687-714) đã tái thống nhất xứ sở bị chia cắt của vua Clovis và khiến cho chức vụ đứng đầu cung điện được thừa kế. Ông là người đầu tiên trong số những người cai trị thuộc dòng họ Caroline.
9. Sự nổi lên của chủ nghĩa đế quốc ở phía Tây đã có ảnh hưởng gì trên quyền lực của giáo hội?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
10. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước những câu ĐÚNG.
a. Clovis đại diện cho sự bảo vệ chế độ Giáo hoàng
b. Clovis đã bênh vực những quan điểm của ông về Cơ đốc giáo
c. Clovis thừa nhận quyền tối cao của Giáo hoàng trong các vấn đề về thế tục.
d. Những nguồn kế vị Clovis đã thách thức những cố gắng của Gregory để thay đổi những thông lệ của họ như việc bổ nhiệm các tín đồ làm Giám mục.
Những người cai trị thuộc dòng họ Caroline
Những người cai trị đầu tiên thuộc dòng họ Caroline đều là những đứng đầu cung điện, chứ chưa phải là những vị vua. Con trai của Pepin thuộc Heristal, là Charles Martel (714-751) đã trở nên nổi tiếng vì đã đánh bại những người theo hồi giáo ở Tours (nước pháp) vào năm 732 khi họ đang tiến đến Tây âu. Ông đã ngăn cản họ xâm nhập quá vùng Địa trung hải. Charles đã làm cho giáo hội Lamã nổi giận khi ông từ chối trao trả những vùng đất của giáo hội đã bị chiếm giữ trong suốt cuộc chiến. Ông cũng đã từ chối việc thỉnh cầu của Giáo hoàng để tấn công dân Lombards ở Ý bởi vì họ đã gia nhập với ông trong việc chống trả lại Ả rập.
Khi vua Charles qua đời, vương quốc của người Frank bị chia cắt giữa vòng các con trai ông, Pepin the Short (714-768) và Caroloman (714-747) người đã được nuôi dưỡng trong một tu viện ở gần Paris. Pepin đã trở thành người cai trị độc nhất sau khi Caroloman trở lại đời sống tu viện. Pepin là người đã thành lập các thể chế của Giáo hoàng. Ông được đưa lên ngôi làm vị vua đầu tiên của dòng họ Caroloman vào năm 751 bởi vị đại sứ của Giáo hoàng Boniface về Boniface, chúng ta sẽ tìm hiểu về ông trong bài 9, ông ta được biết đến như Ọvị sứ đồ của nước ĐứcÚ vì những nỗ lực lớn rộng của ông trong việc Cơ đốc hóa các bộ tộc. Thật ra, Boniface đã giúp Pepin làm được những cải cách quan trọng trong giáo hội của người Frank. Những nỗ lực kết hợp của họ đã mang lại một sự phục hưng về tín ngưỡng và đời sống trí thức sẽ phát triển dưới thời con trai của Pepin là Charlemagne.
Charlemagne (768-814) là người có ân tứ hơn hết trong dòng họ Charlemagne. Một nhân vật có một vẻ oai nghiêm, ông ta là một người quản trị có năng lực và là một vị vua giỏi chiến đấu. Ông đã giành được sức mạnh về quân sự, tôn giáo và trí tuệ để khiến cho Âu châu (một thực thể chính trị mới mẽ) trở thành một thực thể Cơ đốc trên danh nghĩa trong một ngàn năm tiếp theo đó.
Trong các cuộc chinh phục về mặt quân sự, ông đã mở rộng lãnh thể ở mọi phía. Ông chiếm đóng khu vực chung quanh Barcelona thuộc Tây ban nha. Ông đánh thắng các bộ tộc độc lập người Đức sau cùng gọi là dân Banarian và dân Saxon ở phía Tây, ông đã vét sạch dân Avar và thêm vào Đông Mark (nước Áo). Sau đó ông đã đánh bại dân Lombards vào năm 774 và trở thành vua nước Ý.
Vào ngày lễ Giáng sinh, Charlemagne được Giáo hoàng Leo đệ III đưa lên ngôi làm hoàng đế của dân Lamã. Hành động nầy đã tạo được những mối quan hệ thân mật bề ngoài giữa giáo hội và nhà nước. Điều đó cũng làm phục hồi đế quốc phía Đông, vùng đã phải chịu hỗn loạn trong suốt 300 năm. Bấy giờ trung tâm của nó là Tây âu, chứ không phải vùng Địa trung hải. Với sự thừa nhận của giáo hội về mặt tín ngưỡng, Charlemagne trong một vài năm đã có thể tạo được một xã hội không thống nhất, trộn lẫn những mối quan tâm về tín ngưỡng với những công việc của thế gian. Vương quốc mà Chúa Jesus đã nói “không thuộc về thế gian nầy” đã không thể phân biệt được với thế gian.
11. Bằng những phương cách nào, dòng họ Caroline đã trợ giúp cho thể chế Giáo hoàng?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
12. Theo bạn trong hoàn cảnh không có sự bắt bớ, mức độ thuộc linh vào giai đoạn nầy như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
Sự phục hưng của dòng họ Carolingian
Nhằm giúp bạn hiểu được ảnh hưởng lớn lao mà đích thân Charlemagne đã tạo được trong việc phục hưng giáo dục và tôn giáo, chúng ta sẽ chia xẻ một ít về nền tảng bản thân của ông. Ông có thể diễn đạt hùng hồn về bất cứ điều gì. Ông nói tiếng Latin lưu loát như tiếng mẹ đẻ của mình. Ông cũng hiểu được tiếng Hylạp. Trong khi tận tâm học hỏi những đề tài nghiên cứu tự do, ông đã ủng hộ một cách rộng rãi cho vô số những người uyên bác. Chính ông cũng đã nghiên cứu học hỏi những vấn đề như ngữ pháp, thuật hùng biện, phép biện chứng (xem phần giải thích từ khó) và thiên văn học. Người huấn luyện chính của ông là Alcuin (735-804), một trợ tế người Anglo Saxon từ Anh Quốc, là người uyên bác nhất trong thời của ông.
Phần lớn thành công của Charlemagne trong việc học hỏi là nhờ Alcuin, người đã từng chỉ huy trường học thuộc nhà thờ lớn thuộc xứ York (York Cathedral School) ở tại Anh. Năm 781 Charlemagne đã mời ông làm hiệu trưởng trường học cung điện của người Frank. Tại đó Alcuin đã đưa cả kiến thức cổ điển Latin lẫn Cơ đốc vào. Ông đã thiết lập bảy nghành (đề tài) tự do như là chương trình giảng dạy căn bản của nền giáo dục thời trung cổ của Tây âu.
Với Alcuin như là viên tham mưu trưởng của ông về mặt văn hóa và tín ngưỡng, Charlemagne ban chiếu chỉ rằng mỗi một tu viện đều phải có một trường học. Ông viết cho hết thảy những người thuộc giáo hội mà ông kiểm soát phải chịu trách nhiệm về sự cải cách, về việc học hỏi và dạy dỗ Thánh linh. Ông cho thấy rằng những lỗi lầm về lời nói là rất tai hại và thậm chí những lỗi lầm trong sự hiểu biết lại còn nguy hiểm hơn nữa. Vì vậy ông yêu cầu họ không những chỉ học hỏi những qui trình của việc đọc và viết mà còn học hỏi tất cả những môn học giúp họ hiểu được những huyền nhiệm của Kinh thánh. Ông muốn họ là những người lính giỏi của Hội Thánh “thành kính trong tâm trí, hiểu biết sâu rộng trong việc giảng thuyết, trong sáng về phẩm hạnh và hùng hồn trong lời nói”. Kết quả họ có năng lực huấn luyện người khác với sự khôn ngoan sâu rộng.
Bằng cách ấy, Charlemagne đã tìm để huấn luyện đủ số các Linh mục để lãnh đạo việc thờ phượng khắp đế quốc. Những nỗ lực của ông có ảnh hưởng sâu rộng nhất so với những nỗ lực từ thời Cassiodorus (bài 6). Sự phục hưng văn hóa tiếp theo đó đã giúp hoàn thành khải tượng của ông về một xã hội Cơ đốc trong đó không còn sự phân biệt giữa nhà nước và giáo hội.
Về mặt cai trị, Charlemagne đã tạo dựng một hệ thống hữu hiệu để giám sát đế quốc rộng lớn của mình. Ông chia đế quốc làm nhiều vùng do các công tước quản trị. Sau đó ông sai phái cả những sứ giả thuộc hàng giáo phẩm lẫn tín hữu được gọi là Missidominici để thanh tra những phiên tòa của những công tước khác nhau. Họ phải đảm bảo rằng công lý và phẩm hạnh Cơ đốc đang được củng cố. Ngay cả Giáo hoàng cũng không được miễn trừ khỏi hệ thống giám sát của Charlemagne.
13. Mục tiêu lớn lao của Charlemagne là nhằm
a. Chinh phục thế giới
b. Đem lại một xã hội Cơ đốc
c. Chiếm quyền của chức vụ Giáo hoàng
d. Tất cả những điều kể trên.
14. Hãy kể những lý do khiến có sự phục hưng lớn về mặt văn hóa khắp các quốc gia Cơ đốc giáo (cộng đồng Cơ đốc)
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
15. Điều gì dường như phải là mục tiêu cuộc phục hưng về mặt văn hóa?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..

SỰ NỔI LÊN CỦA ĐẾ QUỐC LA MÃ THÁNH
Chế độ phong kiến
Những người kế nhiệm Charlemagne đã không đủ năng lực để duy trì đế quốc mà ông ta đã xây dựng. Con trai ông là Louis The Pious (814-840) là một nhà cai trị yếu đuối, đã sử dụng nguyên tắc Gieec-manh xưa cũ trong việc chia đất đai giữa vòng các con trai mình. Suốt trong ba năm họ tranh chiến lẫn nhau để dành ưu thế. Thế rồi vào năm 843, họ đã chia vương quốc theo hiệp ước Verdun. Louis nhận phần đất phía Đông, đã trở thành nước Đức hiện đại. Charles The Bald nhận phía Tây, nay là nước Pháp. Lothair giữ phần chính giữa, về sau trở thánh nguyên nhân xung đột giữa Đức và Pháp. Lothair cũng giữ tước hiệu Hoàng Đế. Đế quốc của dòng họ Caroline nhanh chóng bị phân hủy.
Suốt cuối thế kỷ thứ 9 và thế kỷ thứ 10, dân Vikings từ phía Bắc và dân Magyar từ Châu á đã xâm lăng Tây âu. Trước hai nan đề: Một chính phủ bị phân quyền, và nạn các bộ tộc xâm lăng dân chúng bắt đầu trông đợi sự bảo vệ của các lân bang mạnh hơn. Một hệ thống chính quyền và xã hội được gọi là chế độ phong kiến chẳng bao lâu đã được triển khai, trong đó những liên hệ về chính trị và xã hội giữa vòng những người tự do được xác định bằng một sự thỏa thuận.
Hệ thống phong kiến gồm ba yếu tố. Thứ nhất là sự ràng buộc cá nhân giữa lãnh chúa (người mạnh hơn) và kẻ chư hầu (người yếu hơn). Bằng sự thỏa thuận của hợp đồng họ có chung nghĩa vụ và quyền lợi. Kẻ chư hầu phải cung ứng sự phục vụ quân sự và những trợ giúp khác cho chúa mình, trong khi vị lãnh chúa ấy phải đem lại sự bảo vệ và tiền chu cấp cho những kẻ chư hầu của mình.
Yếu tố thứ hai là đất ruộng, là một mãnh đất được giao cho kẻ chư hầu quản lý. Một số các đồng ruộng tạo thành một trang viên nhất định hầu như phải cùng nhau tự cấp dưỡng, có lẽ ngoại trừ việc cung cấp muối hoặc sắt cho họ. Lưu ý cách bố trí của một trang viên tiêu biểu ở hình 1.
Yếu tố thứ ba có liên quan đến chính quyền. Quyền lực chính trị nằm trong tay của những cá thể tư nhân hoặc các nhà quý tộc hơn là những tác nhân của một nhà nước tập trung. Mỗi ông chủ lại lần lượt làm kẻ chư hầu của một người khác, làm cho xã hội thời trung cổ được tổ chức thành khối hình tháp phức tạp của chế độ phong kiến với nhà vua đứng đầu.
TRANG VIÊN THEO KIỂU PHONG KIẾN
Lâu đài của trang viên: Nhà của chủ
A-J: Các nhà của nông dân
Đất hoang: Củi để chụm
Các vùng đất của điền chủ
Các vùng đất của giáo hội
Những dãi đất đánh chữ A-J: Những cánh đồng mùa vụ

Bởi vì giáo hội làm chủ rất nhiều đất đai, nên đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chủ nghĩa phong kiến. Các Giám mục và các trưởng tu viện phải trở thành người kiểm soát những vùng đất ruộng rộng lớn khi những người nam, người nữ mộ đạo dâng tặng đất đai cho giáo hội. Là những người sở hữu mới mẽ, các chư hầu thuộc giáo hội nầy sở hữu những thứ nhất định đối với những lãnh chúa địa phương. Hội thánh trở nên bị thế tục hóa khi ngày càng chăm vào việc quản lý tài sản và đất ruộng của mình, và ngày kém lưu ý đến những vấn đề thuộc linh. Các chư hầu thuộc giáo hội phải đối đầu với một nan đề là lòng trung thành bị chia đôi giữa các lãnh chúa thế tục với Giáo hoàng hay vị lãnh chúa thuộc linh.
Giới quý tộc hay can dự để giành được các chức vụ trong giáo hội cho các mối quan hệ của họ bởi vì họ có thể có được ưu thế và đất đai qua việc phụng sự giáo hội. Những người không thuộc linh thường được bổ nhiệm vào các địa vị trong giáo hội. Điều đó đã dẫn đến sự tranh cãi trong việc phong chức tước ở các thế kỷ 11 và 12. Câu hỏi đặt ra là có phải vị lãnh chúa phong kiến hoặc vị Giáo hoàng phải cấp cho kẻ chư hầu phong kiến thuộc giáo hội những vật tượng trưng cho uy quyền của mình không?
Chủ nghĩa phong kiến còn có một tác động tiêu cực khác đối với những quốc gia theo Cơ đốc giáo. Đó là nó đề cao chiến tranh, như vậy là tấn công vào những đạo lý Cơ đốc đặt trọng tâm vào việc yêu thương kẻ lân cận.
16. Điều gì đã dẫn đến sự nổi lên của chủ nghĩa phong kiến
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
17. Khoanh tròn mẫu tự đứng trước mối câu ĐÚNG có liên quan đến chủ nghĩa phong kiến.
a. Chủ nghĩa phong kiến là một hệ thống có tổ chức về mặt chính trị và xã hội.
b. Nó bắt nguồn ở tại Tây âu trước thời Charlemagne trị vì.
c. Nó đem lại một hình thức tập trung thuộc chính quyền
d. Nền tảng của chủ nghĩa phong kiến là một sự thỏa thuận có hợp đồng giữa một lãnh chúa và một người chư hầu.
e. Sức mạnh chính trị do các cá thể tư nhân nắm giữ nhiều hơn là các tác nhân của chính quyền.
f. Kẻ chư hầu quản lý một mãnh đất.
18. Giải thích chủ nghĩa phong kiến đã đưa đến sự thế tục hòa của Hội Thánh như thế nào.
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Otto đệ I
Trong việc suy giảm sức mạnh bành trướng tiếp theo sau cái chết của Charlemagne, Giáo hoàng bắt đầu giành thể chế được uy thế hơn những kẻ cầm quyền thế tục. Hãy nhớ rằng các chúc thư và những văn kiện khác đã xuất hiện trong thời kỳ nầy. Giáo hoàng Nicholas đã thực hiện một số tiến bộ nào đó trong việc khôi phục lại uy quyền đối với thể chế Giáo hoàng, nhưng những ảnh hưởng bại hoại của chủ nghĩa phong kiến vẫn tiếp tục tác hại đến giáo hội lẫn nhà nước.
Những người Hung-ga-ry thuộc bộ tộc Slavic đang xâm lăng vùng đất phía Đông đế quốc của Charlemagne bấy giờ thuộc quyền Louis người Đức. Cần phải hiệp nhất để chống lại các lực lượng nầy. Các công tước của nước Đức đã chọn Herry the Fowler, công tước của vùng Saxon làm người lãnh đạo họ, vào năm 919 ông đã đánh đuổi quân xâm lược một cách thành công. Chính con trai ông là Otto, với tư cách là vua của người Đức (936-973) đã được Giáo hoàng John đệ XII (955- 964) đưa lên ngôi hoàng đế của đế quốc Lamã Thánh vào năm 962. Đế quốc nầy gồm cả lãnh thổ của nước Đức và Ý, kéo dài cho đến năm 1806. Lưu ý cách ranh giới của nó trên bản đồ trang bài 9 “sự lan rộng của Cơ đốc giáo 600-1300”
Đế quốc Lamã Thánh là “thuộc về Lamã” chỉ trong nhận thức rằng Otto đã phục hưng ý tưởng bành trướng cho rằng hết thảy mọi người đều là một và rằng một quốc gia phải thống nhất họ. Nó chỉ phổ thông về lý thuyết trong sự nhận thức của việc là người bảo vệ của Hội Thánh phổ thông. Danh hiệu “thánh” không còn được dùng luôn cho đến thế kỷ thứ mười hai.
Cùng với sự phục hưng của ý tưởng bành trướng Otto đã tái đề xướng sự kình địch giữa giáo hội và nhà nước. Thay vì tạo dựng một chính quyền theo chủ nghĩa quốc gia hùng cường từ nước Đức, Otto và những người kế vị của ông tiếp tục làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của người Đức bằng việc can thiệp vào các công việc của Giáo hoàng ở tại Ý. Điều đó kéo dài cho đến thời Giáo hoàng Innocent đệ III chấm dứt sự can thiệp của người Đức vào Ý ở đầu thế kỷ thứ mười ba.
Đế quốc Lamã Thánh, có nền tảng nằm dưới dòng họ Carolingian, đã được tạo dựng dưới dòng họ của những người cai trị dân Đức, Salian. Những vị hoàng đế người Đức nầy đã lập một chế độ chính trị thần quyền (luật lệ nhà nước được tin là của Chúa), tự làm cho họ thành ra cái đầu của Hội Thánh. Họ coi chức vụ hoàng đế của họ như là một chức vụ thuộc hàng giáo phẩm. Họ bổ nhiệm các Giám mục, các tổng Giám mục, và các cha trưởng tu viện. Thậm chí họ còn truất phế các Giáo hoàng và bổ nhiệm các tân Giáo hoàng. Quyền tự do của họ lớn mạnh nhất trong suốt chức vụ của hoàng đế của Herry đệ III (1039-1056).
19. Đế quốc Lamã Thánh là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
20. Việc lên ngôi của hoàng đế Otto đệ I của đế quốc Lamã Thánh do Giáo hoàng John đệ XII tôn vương đã tạo ra.
a. Sự hợp tác trọn vẹn giữa giáo hội và nhà nước.
b. Quyền tối cao giành cho chế độ Giáo hoàng là uy quyền đã phong vương cho Otto.
c. Một cuộc dấu tranh mạnh mẽ tái diễn giữa Giáo hoàng và hoàng đế.
d. Một mối quan hệ hòa bình giữa hoàng đế và Giáo hoàng
21. Quan điểm thể chế thần quyền về việc cai trị của các hoàng đế đã ảnh hưởng thế nào đến thể chế Giáo hoàng?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Cuộc chiến giành ưu thế giữa những người lãnh đạo giáo hội và những lãnh tụ chính quyền dân sự theo Cơ đốc giáo đã bắt đầu suốt thời kỳ nầy. Không bên nào chịu phân biệt thẩm quyền thuộc linh với thẩm quyền dân sự. Vì vậy, không có sự phân biệt giữa giáo hội và nhà nước hoặc giữa đời sống thánh và đời sống thế tục. Song, chúng ta sẽ thấy hậu quả là Hội Thánh ngày càng bị thế tục hóa.
Bài tự trắc nghiệm

CÂU LỰA CHỌN . Khoanh tròn một mẫu tự đứng trước một câu đúng nhất .
1. Giáo hoàng Gregory đệ I được gọi là đại Giáo hoàng vì
a. Việc ông đã định hướng cho hệ thống Thiên Chúa giáo thời trung cổ.
b. Việc ông củng cố giáo hội qua chế độ Giáo hoàng.
c. Những thành công phi thường của ông về mặt lãnh đạo thế tục lẫn thuộc linh.
d. Tất cả những điều kể trên.
2. Giáo hoàng Gregory đệ I xuất thân từ một nền tảng
a. Giàu có và được huấn luyện hoàn hảo
b. Gia đình thấp kém
c. Ngoại giáo
d. Nghèo nàn và khắc khổ
3. Ảnh hưởng của Giáo hoàng Gregory trên giáo lý, đời sống, và sự thờ phượng của Hội Thánh đã dẫn đến
a. Việc đơn giản hóa những cơ cấu và hình thức phức tạp.
b. Gia tăng tính thuộc linh của Hội Thánh
c. Việc ngày càng vật chất hóa sự thờ phượng
d. Việc giảm bớt sự mê tín trong giờ thờ phượng
4. Đời sống và sự thờ phượng trong thời Giáo hoàng Gregory đệ I được đặc trưng bởi tất cả những điều nầy NGOẠI TRỪ.
a. Một bản tính lịch thật tỉ mỉ của giáo hội
b. Việc thực hành hai nghi lễ mà thôi
c. Những ảnh hưởng ngoại giáo
d. Việc ăn mặc những chiếc áo dài đặc biệt của hàng giáo phẩm
5. Quyền lực của thể chế Giáo hoàng gia tăng với
a. Những nỗ lực với những người kế vị hùng mạnh của Gregory đệ I
b. Sự suy sụp của những nhà kế tục hùng mạnh
c. Sự xuất hiện của các văn thư ủng hộ cho quyền lực của chế độ giáo hoàng.
d. Tất cả những điều kể trên.
6. Văn thư đáng tin cậy duy nhất trong số các văn thư sau đây là.
a. Các chúc thư giả mạo của Isodorian
b. Sự dâng tặng của Constantine
c. Sự dâng tặng của Gregory
d. Sự dâng tặng của Pepin
7. Trước sự nổi lên của chế độ bành trướng đế quốc dưới thời Clovis đệ I thuộc xứ Gaul, thể chế Giáo hoàng đã trải qua một.
a. Sự suy sụy đột ngột về quyền lực và địa vị.
b. Sự trào dâng trong việc sử dụng quyền tối cao
c. Sự hậu thuẩn ngày càng tăng kèm với một sự thách thức đối với thẩm quyền của Giáo hoàng
d. Sự chia rẽ khỏi những vấn đề thế tục ngày càng tăng
8. Người cai trại có ân tứ nhất trong dòng họ Carolingian là
a. Charlemagne
b. Charles Martel
c. Pepin the Short
d. Clovis
9. “Sự phục hưng của dòng họ Carolingian” phát triển dưới thời của
a. Clovis
b. Charles Martel
9. “Sự phục hưng của dòng họ Carolingian” phát triển dưới thời của
a. Clovis
b. Charles Martel
c. Charlemagne
d. Pepin the Shrot
10. Điểm mấu chốt đối với sự phục hưng văn hóa theo các nước theo Cơ đốc giáo là nằm trong.
a. Việc giáo dục đào tạo hàng giáo phẩm
b. Việc kiểm soát lối sống
c. Việc cung ứng những sự kiện về văn hóa
d. Việc gia tăng những lễ nghi tôn giáo
11. Chế độ phong kiến là một hình thức chính quyền thời trong cổ
a. Tập trung quyền lực chính trị
b. Cải thiện các mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước
c. Củng cố đế chế
d. Phân hóa sức mạnh chính trị.
12. Chế độ phong Kiến đã ảnh hưởng đến giáo hội
a. Rất ít
b. Bởi việc làm suy yếu những quyền ưu tiên của giáo hội.
d. Bởi việc làm cạn kiệt những nguồn tài nguyên của giáo hội
13. Khi đế quốc Lamã Thánh nổi lên hùng mạnh dưới thời Otto đệ I và những người kế vị ông, giáo hội
a. Được ích lợi phần lớn từ sự ủng hộ mà giáo hội nhận được
b. Đã chịu đựng một sự thử thách lớn đối với thẩm quyền của nó.
c. Đã sử dụng pháp quyền phải lẽ của nó trong những vấn đề thuộc linh.
d. Đã quy định quyền hành của các nhà cai trị thế tục.
14. Ghép cặp những nhân vật với những đóng góp của họ đối với các quốc gia Cơ đốc
1) Alcuin
2) Charlemagne
3) Charles Martel
4) Clovis
5) Pepin the Short
……a. Đã cho phép các chính quyền do Giáo hoàng chi phối cho thể chế của Giáo hoàng.
…….b. Đã đánh bại những người theo hồi giáo ở Tours
…….c. Thiết lập giáo trình cho nền giáo dục của Tây âu thời trung cổ.
…….d. Khôi phục sự học hỏi và tín ngưỡng khắp đế quốc của ông
……e. Chuyển sự mâu thuẩn của xứ Gaul cho thể chế Giáo hoàng vì sự quy đạo của ông.
CÂU TRẢ LỜI NGẮN . Hoàn tất câu sau đây càng ngắn càng tốt .
15. Liên hệ đời sống thuộc linh với đời sống thể tục trong các nước theo Cơ đốc giáo suốt thời kỳ nầy
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

Giải đáp các câu hỏi của bài học

  1. Câu trả lời của bạn. Họ đã bảo vệ Tây đế quốc khỏi bị người hồi giáo kiểm soát, họ cho phép sự sở hữu của quyền lực Giáo hoàng về các chính quyền do Giáo hoàng chi phối, và họ đã mở rộng thêm nhiều cho vùng đất Cơ đốc.
    1. Ông đã phản đối việc giáo trưởng thành Constantinople tự xưng mình là Ọgiáo trưởng của cộng đồng giáo hộiÚ là điều gợi ý pháp quyền của ông ta trên cả mọi người.
    12. Câu trả lời của bạn. Ông đã củng cố địa vị của Giáo hoàng bằng việc cho họ quyền quản trị, ông không cho John the Faster giữ tước hiệu Giám mục Ọhoàng vũÚ
    14. Câu trả lời của bạn. Charlemagne là một người học rộng với nhiều tài năng. Ông có cơ hội tiếp cận với sự tinh thông và khôn ngoan của Alcuin. Ông có một tầm nhìn về xã hội Cơ đốc. Ông có sức mạnh về chính trị và quân sự, cùng với sự kết ước về niềm tin.
    4. Câu trả lời của bạn. Gregory đã xem các thánh lễ là thiết yếu cho sự cứu rỗi của con người, là điều lệ thuộc vào các việc làm, chứ không phải đức tin.
    15. Câu trả lời của bạn. Nó buộc phải tạo được một xã hội Cơ đốc trong đó mọi người hiểu biết và sống theo những lẽ thật của Kinh thánh chẳng hạn như sống một đời sống công bình và tin kính.
    5. Câu trả lời của bạn. Giáo hội kiểm soát phương cách cứu rỗi và Giáo hoàng là đầu của Hội Thánh.
    16. Hai nguyên nhân chính là: Sự phân hóa về chính quyền ngày càng gia tăng do việc chia cắt đế quốc của Charlemagne và các bộ tộc xâm lăng đã khiến cho các cá nhân tìm kiếm sự bảo vệ nơi các nước láng giềng.
    6. Câu trả lời của bạn. Hội thánh thời các sứ đồ đã không có một hệ thống thần học cầu kỳ. Giáo lý được tóm tắt trong một bài tín điều đơn giản: ỌTôi tin Chúa cứu thế Jesus là Con của Đức Chúa TrờiÚ (Cong Cv 8:37) không có thứ bậc phức tạp về các quyền hành của hàng giáo phẩm; Các trưởng lão và trợ tế giữ chức vụ lãnh đạo. Không có một hệ thống thánh lễ cứng nhắc; sự thờ phượng đơn giản và thường ở tại các nhà riêng. Đặc trưng của Hội Thánh thời các sứ đồ là tính đơn sơ và linh động chứ không phải tính phức tạp cứng nhắc
    17. a. Đúng.
    b. Sai
    c. Sai
    d. Đúng
    e. Đúng
    f. Đúng
    7. Câu trả lời của bạn. Nó đã hậu thuẩn cho sức mạnh của chế độ Giáo hoàng bởi việc ban tặng những sở hữu thế tục được gọi là các chính quyền do Giáo hoàng chi phối.
    18. Câu trả lời của bạn. Những người thuộc về giáo hội cũng như mọi người khác đều trở thành những kẻ lệ thuộc khi họ quản lý đất ruộng. Họ trở nên bị thu hút bởi việc kiếm của cải và xao lãng những việc thuộc linh. Họ đã nhận chia lòng trung thành giữa các ông chủ phong kiến với vị Giáo hoàng
    8. Câu trả lời của bạn. Dường như chúng đã hợp pháp hóa sự xưng nhận của thể chế giáo Hoàng về quyền tối cao trong những vấn đề thuộc linh lẫn thế tục.
    19. Đó là một thực thể chính trị gồm Đức và Ý hoạt động một mặt, như người bảo vệ phổ thông, một mặt tìm cách kiểm soát giáo hội.
    9. Câu trả lời của bạn. Nó đã làm vững mạnh thể chế Giáo hoàng qua việc mở rộng bờ cõi thuộc quốc gia theo Cơ đốc giáo và cũng đã thách thức uy quyền của Giáo hoàng với tư cách người cai trị tối cao trong các vấn đề thuộc linh như là việc bổ nhiệm các Giám mục.
    20. c. Một cuộc đấu tranh mạnh mẽ tái diễn giữa Giáo hoàng và hoàng đế.
    10. a. Đúng
    b. Sai
    c. Sai
    d. Đúng
    21. Câu trả lời của bạn. Các hoàng đế được coi họ như những nhà lãnh đạo được bề trên chỉ định, điều đó làm giảm giá trị về những lời công bố của Giáo hoàng về quyền tối cao trong các công việc của giáo hội.

BÀI HỌC 9: Đời Sống Thuộc linh và các Sinh Hoạt của Hội Thánh

Một số các nhà viết sử Hội Thánh gọi giai đoạn từ năm 590 đến năm 1054 là Những Thời Kỳ Ám Thế. Có một sự suy thoái nghiêm trọng trong nhiều lãnh vực của đời sống Hội Thánh. Trong việc liên kết giữa giáo hội với nhà nước, mà chúng ta đã nghiên cứu trong bài vừa qua, Hội Thánh đã tự làm hại chính mình trong những rắc rối chính trị. Tình trạng vô đạo đức đã bắt rễ khi giới lãnh đạo Hội Thánh ngày càng trở nên vật chất hóa và giảm sút về mặt thuộc linh. Vào cùng thời điểm đó, một tôn giáo mới được gọi là Hồi giáo nổi lên và đã chinh phục những vùng đất rộng lớn đã từng là một phần thuộc thế giới Cơ đốc.
Lịch sử của Cơ đốc giáo bày tỏ không biết bao nhiêu lần khả năng đáng ngạc nhiên của Hội Thánh trong việc cải cách và tự làm tươi mới chính mình, để phản ứng trước những sự áp lực và những sự đe dọa, và để truyền giáo. Bất chấp việc mất mát lãnh thổ cho hồi giáo cũng như việc bị tổn thất ngày càng tăng về mặt thuộc linh, nhất là về quyền của Giáo hoàng, Hội Thánh đã gieo ra những hạt giống phục hồi và cứ tiếp tục lan rộng. Nhờ những cố gắng của những nhà truyền giáo tận tụy, giáo hội Lamã đã truyền giáo cho Anh, Đức và Scandinavia. Giáo hội Hylạp thì nhắm vào các nước thuộc Tây âu và nước Nga.
Sự ganh đua trong công tác truyền giáo giữa các Hội Thánh phía Tây và phía Đông chỉ là một dấu hiệu của sự ly giáo không thể tránh được đã phân chia họ luôn. Vào năm 1054 giáo hội mà trước kia đã xưng là một cộng đồng chung bấy giờ đã chính thức thành ra hai giáo hội giáo hội Công giáo Lamã và giáo hội chính thống Hylạp.
Trong bài học nầy, khi nghiên cứu về đời sống thuộc linh và những sinh hoạt của Hội Thánh thời trung cổ, bạn nên xem xét cách kỹ lưỡng chính Hội Thánh của bạn. Hãy tìm kiếm những sự chỉ dẫn dành cho đời sống thuộc linh của mối thông công của bạn. Hãy lưu ý bất cứ lãnh vực nào cần được cải thiện.
Tình trạng thuộc linh của Hội Thánh
Sự sa sút của thể chế Giáo hoàng
Những hạt giống của sự phục hồi
Sự bành trướng Cơ đốc giáo
Sự nổi dậy của Hồi giáo
Giáo hội Tây phương trong các Hội truyền giáo
Sự ly giáo trong Hội Thánh
Nguồn gốc của Giáo hội chính thống Hylạp
Giáo hội phía Đông trong các Hội truyền giáo

Khi học xong bài nầy bạn có thể:
Ù Mô tả nhu cầu cải cách về mặt thuộc linh trong Hội Thánh
Ù Phát hiện sự bành trướng về mặt của Cơ đốc giáo về phía Bắc bất chấp sự đe dọa của Hồi giáo.
Ù Giải thích những lý do của sự chia cắt giữa các Hội Thánh ở phía Tây với phía Đông.

  1. Nghiên cứu bài học nầy và làm bài tự trắc nghiệm theo những chỉ dẫn ở bài 1.
    2. Nghiên cứu các bản đồ trong bài học nầy.
    3. Ôn lại từ bài 6 đến bài 9 để chuẩn bị cho phần Đán Giá Tiến Bộ Đơn Vị 3.

Rút phép thông công.
Chế độ Giám mục quản lý.
Tranh tượng Thánh.
Chủ trương đã phá các hình tượng.
người Mông cổ.
Tây vị phẩm trật
Thổ ngữ
Tột đỉnh
TÌNH TRẠNG THUỘC LINH CỦA HỘI THÁNH
Sự sa sút của thể chế Giáo hoàng
Với sự nổi dậy của chế độ bành trướng đế quốc, thể chế Giáo hoàng tự thấy mình ở trong vị trí bình địch với các vua và các Giáo hoàng về thẩm quyền trong thế giới Cơ đốc. Giáo hoàng Nicholas đệ I (858-867) hơn bất cứ vị giáo hoàng nào ở vào giai đoạn từ Gregory đệ I đến Gregory đệ VII (1073-1085) đã tìm cách nâng cao quyền lực của Giáo hoàng trên quyền kiểm soát dân sự. Ông đã sử dụng các chiếu chỉ giả hiệu của Isidorius để bênh vực cho lời xưng nhận của Giáo hoàng về quyền tối cao trên cả giáo hội lẫn thẩm quyền của thế tục. Tuy nhiên từ cuối thế kỷ thứ chín cho đến giữa thế kỷ thứ mười một, chế độ Giáo hoàng đã trải qua mức sa sút thấp nhất trong cuộc chiến về quyền lực.
Hết thảy thế giới Cơ đốc ở phía Tây bị suy yếu. Quốc gia của dòng họ Carolingian đang bị phân hủy dưới thời những người kế vị nhu nhược sau Charlesmagne. Dân Viking từ Bắc âu và dân Magyar từ Đông âu đang xâm lăng đế quốc. người Hồi giáo tiếp tục tấn công ở phía Nam. Vào thế kỷ thứ mười, trật tự dân sự và nền văn hóa bị sụp đổ ở tại Châu âu. Thể chế Giáo hoàng không còn sự bảo vệ.
Việc bổ nhiệm các Giáo Hoàng giữa giai đoạn 955-1047 rơi vào tay của giới quý tộc Ý. Họ biến chế độ Giáo hoàng thành một giải thưởng phải giành mới được. Tự nhiên là có sự bại hoại ngày càng gia tăng về mặt đạo đức và thuộc linh giữa vòng các Giáo hoàng. Giới quý tộc cũng kiểm soát trên các giáo khu và các tu viện khắp trong thời kỳ nầy, chế độ phong kiến đã ảnh hưởng bất lợi đến giáo hội. Các tín đồ đã cung cấp đất đai và các công trình xây dựng cho các Hội Thánh và lựa chọn hàng giáo phẩm cho chính họ. Tệ buôn bán các phẩm trật trong giáo hội ( gọi là Simony) lan tràn. Hàng giáo phẩm trở nên ngày càng ngu dốt và vô đạo đức.
Chính trong giai đoạn thống trị của vị Giáo hoàng vô luân John đệ XII (955-964) mà vua người Đức Otto đệ I, đã nổi lên nắm quyền. Sau khi được Giáo hoàng John phong vương hoàng đế của đế quốc Lamã Thánh. Otto đã truất ông ta và chỉ định một tín đồ vào vị trí của ông ta. Các vị hoàng đế kế nhiệm tiếp tục can thiệp vào những công việc của Giáo hoàng trong khi uy quyền bành trướng đã lên đến tột đỉnh của nó dưới thời các hoàng đế Herry đệ II (1002-1024) và Herry đệ III (1039-1056) trong thời từ Giáo hoàng Nicholas đệ I đến Giáo hoàng Leo đệ IX (1049-1054) có hơn 40 Giáo hoàng. Ngay trước việc bổ nhiệm Leo, có ba người đã xưng là Giáo hoàng.
1. Từ cuối thế kỷ thứ chín cho đến giữa thế kỷ thứ mười một thế giới Cơ đốc.
a. Đang phân hóa về mặt chính trị
b. Bị dân Viking và dân Magyar xâm lăng
c. Bị những vị Giáo hoàng nhu nhược vô đạo đức lãnh đạo
d. Tất cả những điều kể trên
2. Mô tả sự ngang nhau về quyền lực trong cuộc đấu tranh của các Giáo hoàng chống lại các vua và các hoàng đế.
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
Những hạt giống của sự phục hồi
Trong suốt giai đoạn của các Giáo hoàng vô đạo đức cũng như ngay trước thời kỳ nầy, những mầm móng của sự cải cách đã được gieo ra trong Hội Thánh từ thời Otto đệ I cho đến Herry đệ III đạt đến tột đỉnh về quyền lực, thì Hội Thánh bắt đầu tìm những cách để làm suy yếu sự kiềm kẹp của họ đối với những vấn đề thuộc linh.
Đời sống tu viện bị hư hoại một cách tồi tệ. Các tu sĩ đã thay thế quan niệm phục vụ bằng một quan niệm của một đời sống dễ giải trong một tu viện giàu có. Khi những nhu cầu “trọng lâm” bị xao lãng, thì sự cải cách về mặt thuộc linh là điều cần thiết. Một phong trào cải cách đã bắt đầu vào năm 910 trong một tu viện được thành lập ở tại Chuny, Pháp. Điều khơi mào phong trào là do có sự đổi mới trong việc cho phép các tu sĩ được chọn lựa vị trưởng tu viện của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Vị trưởng tu viện được tự do khỏi mọi kiểm soát của chế độ Giám mục quản lý cũng như quyền lực thế tục. Ông ta chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Giáo Hoàng,chứ không phải với các Giám mục địa phương. Hãy nhớ rằng các Giám mục địa phương thường do những nhà cầm quyền dân sự bổ nhiệm và kiểm soát.
Sự cải cách chung đã lan khắp nước Pháp đến Anh quốc và cuối cùng đến nước Ý vào thế kỷ thứ mười một. Tột đỉnh của nó là đã có 1000 trung tâm chung ở tại Âu châu. Một trong những điều nhấn mạnh chính yếu của nó là sự khôi phục nguyên tắc Benedictine, với việc gia tăng tập trung vào sự thờ phượng và giảm xuống yêu cầu về lao động thân thể.
Sự cải cách Clunic đã ảnh hưởng không những đến đời sống tu viện mà cả đời sống thế tục và đời sống của hàng giáo phẩm. Nâng cao những tiêu chuẩn về đạo đức và đời sống độc thân của hàng giáo phẩm. Lên án nạn lạm dụng buôn bán phẩm trật trong giáo hội và được bổ nhiệm những người bà con vào các chức vụ trong Hội Thánh (nạn tây vị phẩm trật). Phong trào đã dẫn đến việc giải phóng Hội Thánh phần nào khỏi sự kiểm soát của thế gian, trần tục. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười một, thể chế Giáo hoàng ra chiếu chỉ rằng các Giáo hoàng tương lai phải do những thành viên của Hồng y đoàn tuyển chọn. Các Giáo hoàng sẽ không còn là những kẻ bị giật dây về mặt chính trị nữa. Hoặc ít ra như điều Hội Thánh đã suy nghĩ.
Mỉa mai thay, Hoàng đế Herry đệ III đã giúp cho chế độ Giáo hoàng lên đến chỗ tự do. Ông ta tập trung vào việc cải cách giáo hội dưới quyền lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, các nhà cải cách của giáo hội có thể biến những nỗ lực của ông ta thành ra những mục tiêu của họ.
Để đối phó trước cuộc chiến dưới chế độ phong kiến trong thế kỷ thứ mười một, giáo hội đã ban bố một cấm lệnh mang tên “sự hòa bình của Chúa” nhằm tránh những cuộc tranh chấp riêng tư những cuộc tấn công vào những con người không có vũ trang, việc trộm cắp và cướp phá những nơi thánh. Giáo hội cũng ban bố lệnh “Sự Ngưng Chiến Của Chúa” để cấm việc giao chiến kể từ chiều tối thứ tư cho đến sáng thứ hai và vào những ngày lễ. Hội thánh đang tìm cách lập lại trật tự sau những hỗn loạn và giảm bớt những sự tàn bạo của thời kỳ đó.
Cả tín hữu lẫn hàng giáo phẩm đều nhìn nhận nhu cầu cần phải cải cách trong giáo hội. Cuộc tranh chiến quan trọng là phải xác định ai sẽ kiểm soát giáo hội trong cuộc cải cách đó. Chúng ta sẽ thấy kết quả của cuộc chiến đấu nầy trong bài tiếp theo. Trong lúc đó chúng ta sẽ bàn luận sự bành trướng của Cơ đốc giáo qua các hội truyền giáo ở phái Tây và sau đó tập trung vào giáo hội phía Đông và những sự kiện dẫn đến sự tuyệt giáo cuối ngày giữa hệ thống Công giáo Lamã với giáo hội chánh thống Hylạp.
3. Phong trào cải cách chung đã bắt đầu ở
a. Nước Pháp
b. Nước Anh
c. Nước Ý
d. Nước Đức
4. Một chiến thắng quan trọng của phong trào Clunic là
a. Sự ràng buộc chặt chẽ hơn với các giáo khu ở địa phương
b. Gia tăng sự chú trọng vào lao động thân thể.
c. Sự tự do khỏi quyền soát của thế tục
d. Tất cả những điều kể trên
5. Sự cải cách chung đã có ảnh hưởng gì trên đời sống của hàng giáo phẩm?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
6. Sự phục hưng dường như là sản phẩm phụ của cuộc tranh chiến lớn giữa những giáo hội và hàng giáo phẩm nhằm kiểm soát giáo hội. Hãy giải thích vắn tắt điều có nghĩa là gì.
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA CƠ ĐỐC GIÁO
Sự nổi lên của Hồi giáo
Sự ra đời của tôn giáo quan trọng thứ ba theo thuyết độc thân. Hồi giáo, đã có ảnh hưởng lớn đến giáo hội Cơ đốc. Chịu ảnh hưởng bởi Do thái giáo, Cơ đốc giáo và Bái hỏa giáo. Hồi giáo đã trở thành kẻ thù lớn nhất của Cơ đốc giáo thời trung cổ. Đông đế quốc và giáo hội đã chiến đấu chống lại nó cho đến khi quân Hồi giáo Thổ nhĩ kỳ cuối cùng đã chinh phục Đông đế quốc vào năm 1453, đặt Đông giáo hội dưới quyền kiểm soát chính trị Hồi giáo. Sau thời trung cổ, nền văn minh Hồi giáo đã trở thành một cộng đồng xã hội phổ biến nhất trên đất.
Mohammed người Mecca ở tại Arabia (570-632) là một người điều khiển lạc đà, đã lấy người đàn góa giàu có, là nhà sáng lập của đạo Hồi. Ông dành nhiều thì giờ để suy gẫm. Vào năm 610 ông cảm nhận sự kêu gọi thiêng liêng để công bố thuyết một thần. Sự giảng dạy của ông chống lại việc thờ hình tượng khiến phải gánh chịu cơn thạnh nộ. Tuy nhiên bởi điều đó ông phải trốn đến Medina vào năm 622 khoảng năm 680 ông có đông đảo người theo mình đến nỗi ông đã chiếm được Mecca. Trong vòng hai năm, hết thảy người Ả rập đều theo Hồi giáo. Trong vòng một trăm năm sau khi Mohammed qua đời, Hồi giáo đã quét sạch giáo hội Cơ đốc ở tại Bắc Phi và làm suy yếu Hội Thánh ở các vùng khác thuộc Phi châu khi người Ả rập chinh phục các vùng đất khác, Hồi giáo đã lan rộng thành hình lưỡi liềm khắp Sy-ri và xứ Palestine cũng như hết thảy vùng Ba tư cho đến biên giới của Đông đế quốc ở phía Đông và khắp vùng đất thuộc Địa trung hải và Tây ban nha ở phía Tây. Lưu ý sự bành trướng của đạo Hồi trên bản đồ “giáo hội bị phân chia” ở cuối bài học.
Bất cứ nơi nào người Hồi giáo đến, họ đều đưa ra cho người dân bị chinh phục một quyết định hoặc chịu chết để bày tỏ lòng tôn kính, hoặc phải cải đạo theo Hồi giáo. Như bạn đã biết, Charles Martel đã đánh bại những người Hồi giáo ở tại Tours vào năm 732, đuổi họ trở về không chinh phục được Tây đế quốc.
Người theo Hồi giáo có một quyển kinh gọi là Kinh Koran. Quyển kinh này xác lập việc thờ phượng một thần gọi là Allah và tôn kính Mohammed như là vị Tiên tri sau cùng và vĩ đại nhất trong số những Tiên tri như Ápraham, Môi se và Đấng Christ. Những môn đệ của Hồi giáo mỗi ngày đều phải học thuộc lòng bảng tín điều (không có chúa nào khác ngoài Allah và mohammed là vị tiên tri của người) và phải cầu nguyện năm lần. Họ phải giữ những kỳ kiêng ăn, dâng hiến cho công việc từ thiện và tiến hành các cuộc hành hương đến thành Mecca nếu có thể được.
Mặc dầu đôi khi những Cơ đốc nhân cũng được phép ở lại tại những xứ sở của người Hồi giáo, họ đã bị hạn chế trong việc truyền giáo và bị đẩy xuống tầng lớp nhân dân thấp kém hơn. Song, chúng ta sẽ thấy rằng, Hội Thánh dầu bị những mất mát lớn ở phía Đông, ở vùng Địa trung hải và Bắc phi, vẫn có được những bước tiến lớn trong việc truyền giáo cho các vùng đất mới ở tại Châu âu.
7. Do thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo đều là
a. Những tôn giáo phổ biến ngang nhau
b. Những tôn giáo theo thuyết duy nhất thần
c. Nghe có vẻ đúng theo Kinh thánh
d. Tất cả những điều kể trên.
8. Đối chiếu nền tảng cứu rỗi trong Cơ đốc giáo và Hồi giáo
Theo bạn nghĩ
9. Những yếu nhược gì của Cơ đốc giáo trong vùng Trung đông và Bắc phi đã góp phần bước tiến của cải của đạo Hồi?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
10. Hãy mô tả việc mất mát lãnh thổ vào tay. Hồi giáo mà Hội Thánh Cơ đốc đã trải qua trong thời kỳ trung cổ
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
TÂY GIÁO HỘI TRONG CÁC HỘI TRUYỀN GIÁO
Nước Anh
Bạn còn nhớ Cơ đốc giáo ở tại Celtic đã phát triển mạnh ở Anh quốc trong cuối thể kỷ thứ tư và đầu thế kỷ thứ năm trước khi có những cuộc xâm lăng của dân Angles, dân Saxons và dân Jutes. Vào thế kỷ thứ bảy, nước Anh lại một lần nữa được truyền giáo bởi các Cơ đốc nhân ở tại Celtic lẫn tại Lamã, là những người đã từng là những đối thủ trong lòng trung thành của những người thuộc giống dân Anglo-Saxons mới vừa cải đạo.
Giáo hoàng Gregory đệ I sốt sắng muốn cải đạo cho dân tộc Anglo-Saxons và làm cho họ có phần thuộc về mội khối cộng đồng chung của Cơ đốc giáo. Chuyện kể rằng một ngày kia khi vẫn còn là một tu sĩ Gregory nhìn thấy một số những trẻ em xinh đẹp trong khu chợ nô lệ. Khi được cho biết chúng là giống dân Anglo từ Anh đến, ông bảo chúng là những thiên thần (angels). Sau khi trở thành giáo hoàng, ông đã cử Augustine (không phải Augustine thành Hippo) và 40 tu sĩ đến tại Kent thuộc miền Nam nước Anh. Họ đến ngay trước Phục sinh năm 597. Vị vua ở tại đó, là Ethelbert người đã kết hôn với một cô công chúa người Frank theo Thiên Chúa giáo, chẳng bao lâu sau ông đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo và đã giúp vào việc Cơ đốc hóa ba vương quốc của người Anglo-saxons ở tại miền Nam nước Anh.
Không bao lâu sau, Gregory đã phong cho Augustine chức tổng giám mục thành Canterbury, thành trung tâm của chế độ Giám mục quản lý ở tại nước Anh. Ngày nay là trung tâm Cơ đốc giáo của người Anglican. Tuy nhiên, giáo hội của người Celtic đã từ chối công nhận Augustine là vị tổng Giám mục của họ.
Một tu sĩ người Tô cách lan từ Iona tên là Aidan là người Celt đầu tiên truyền giáo cho dân Anglo, Saxons vào năm 634 hội truyền giáo của ông đã đến tại Northumbria vùng Đông bắc nước Anh. Ông lập một tu viện theo yêu cầu của vị quốc vương vùng đó trên đảo Lindisfarne (đảo thánh). Từ đó ông đi giảng đạo khắp miền Bắc nước Anh thường có nhà vua đích thân đi cùng. Đến lúc Aiden qua đời (651) hầu hết dân trong vùng đều đã cải đạo theo Cơ đốc giáo của người Celt.
Không phải cho đến thời của Synod người Whitby vào năm 664 mà Cơ đốc giáo của người Celtic cuối cùng bị Lamã hóa. Quốc vương của Northumbria, người đã hợp nhất phần lớn nước Anh của dân Anglo-Saxon dưới thời chính mình, đã quyết định giữ theo thể thức của người Lamã. Bởi vì Lamã xưng rằng họ có các chìa khóa vào thiên đàng.
Trong một vài năm, Giáo hoàng cử Theodore người Tarsus phục vụ với tư cách tổng Giám mục thành Canterbury (669-690) Theodore và những người thuộc giáo hội tiếp tục xây dựng nền tảng mà Augustine (vị Sứ đồ của dân Anh) và giáo hội ở tại Celtic đã đặt để trong khi họ tổ chức lại giáo hội mới thuộc quốc gia của người Anglo-Saxons, họ cũng giúp mang lại trật tự cho chính quyền thế tục, Sau hết, Theodore đã bắt đầu các trường học mà đã được lưu ý vì sự uyên thâm của các trường đó. York và Jarrow là hai trong số các trường nầy. Ở tại Jarrow, nhà viết sử tài năng nhất trong thời đầu trung cổ, là Bede (673-735) đã viết tác phẩm của ông lịch sử Thiên Chúa giáo của người dân Anh (Ecclesiastical History of the English People). Đó là nguồn thông tin quan trọng về nước Anh đầu tiên. Bạn hãy nhớ rằng về sau Charlemagne đã mời Alcuin thuộc thành York đến tại Đức.
11. Ghép cặp mỗi nhân vật với sự đóng góp của người ấy đối với giáo hội
1) Aidan
2) Augustine
3) Gregory
4) Theodore
…….a. Ông đã thành lập và cử các nhà truyền giáo từ Lamã đến cải đạo cho dân Anglo-Saxons.
……..b. Ông đã tái tiến dẫn Cơ đốc giáo La mã đến cho miền Nam nước Anh.
c. Ông đã truyền giáo phần lớn vùng đông Bắc nước Anh, thiết lập Cơ đốc giáo của người Celtic ở tại đó
d. Ông đã tái thành lập giáo hội của người Anglo-saxons, tạo cho nó một khung sườn quốc gia
12. Tầm quan trọng của Synod người Whitby đối với giáo hội của người Anglo-Soxons là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Nước Đức
Tiếp theo sau những nỗ lực sốt sắng của Giáo hoàng Gregory đệ I nhằm truyền giáo cho dân Lombard, dân Visigoth thuộc phái Arian, và dân Anglo-Saxons, Cơ đốc giáo Lamã đã chịu đựng một thời kỳ khó khăn. Quyền lực Giáo hoàng đang xung đột với cả dân Lombard lẫn những người cai trị Byzantine. Các vua dòng họ Merovingian thì ngày càng không làm nên trò trống gì và phẩm chất của hàng giáo phẩm và chính quyền của giáo hội đã bị suy sụp yếu bởi sự can thiệp của các nhà cai trị thế tục.
Tuy nhiên vào thế kỷ thứ tám, thế giới Cơ đốc của người Latin đã trải qua một cuộc phục hưng về đời sống tín ngưỡng. Đã có một nhiệm kỳ Giáo hoàng được tiếp sức sống và một hoàng tộc mới (dòng họ Carolingian nổi lên ở tại xứ Gaul của dân Frank. Quan trọng hơn hết, giáo hội Anglo-Saxons đã cử rất đông các nhà truyền giáo đến lục địa.
Như bạn biết, giáo hội của người Celtic đã bắt đầu nhiều tu viện và cử các tu sĩ đi khắp lục địa Châu âu bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ sáu với Columban. Tuy nhiên đặc trưng hay lưu hành của họ đã ít để lại tính lâu bền. Cuộc tiến công dữ dội mới mẽ của các nhà truyền giáo Anglo-Saxons đã đưa tổ chức của giáo hội Lamã vào tổ chức và cột chặt họ với quyền lực của Giáo hoàng. Những nhà truyền giáo nầy đã truyền giáo cho Hà lan, Bỉ, Lục xâm bảo và Đức. Một trong những nhà truyền giáo đó là Willibord (658-739) một người Anglo-Saxons đã có được lòng sốt sắng truyền giáo từ người Ailen. Ông hoạt động dưới sự bảo vệ của những người cai trị người Frank.
“Vị sứ đồ của dân Đức” là Boniface (680-754). Được sự chúc phước của Giáo hoàng Gregory đệ II ông bắt đầu sứ mệnh của mình vào năm 719 và đã Cơ đốc hóa người Đức. Với tính độc đáo gây ấn tượng mạnh, ông ta được bảo phải hạ một cây cổ thụ mà đã được dùng vào việc thờ phượng hình tượng của dân ngoại giáo và cất một nhà thờ bằng gỗ nó. Khi không có điều dữ nào xảy ra cho ông, dân chúng trong vùng đã được cải đạo. Boniface, cũng là một người Anglo-Saxons đã dạy dỗ những người cải đạo phải trung thành với Lamã.
Với tư cách đại sứ của Giáo hoàng ở nước ngoài. Boniface đưa Pepin vua của dân Frank lên ngôi vào năm 751. Ông đã giúp cho Pepin tiếp sức cho một Hội Thánh khắp xứ Gaul. Đã trở thành tổng Giám mục của xứ Mainz, đáng lẽ Boniface đã có thể kết công tác truyền giáo của mình và về hưu ở tại Fulda, tu viện ông đã thành lập. Thay và đó, ông đã chọn quay trở về Hà lan là nơi những nỗ lực đầu tiên của ông đã thất bại. Ông đã chịu tuận đạo ở tại đó.
Như bạn có thể hình dung, những cuộc cải đạo và báp tem hàng loạt trong thời Biniface đã khiến xuất hiện nan đề của việc chịu báp tem mà không có một kinh nghiệm cá nhân về Cơ đốc giáo. Điều đó luôn luôn khiến nẩy sinh một vấn đề ở bất cứ nơi đâu mà sự cải đạo của một nhà lãnh đạo chính trị dẫn đến việc tự nhiên Cơ đốc giáo được chấp nhận một cách phổ biến.
Đôi khi người dân Đức đã bày tỏ sự miễn cưỡng phải chấp nhận Boniface vì cớ những mối liên hệ của ông với hoàng đế. Sự rằng buộc đó giữa Cơ đốc giáo với nhà nước chỉ càng chặt chẽ hơn trong thời cai trị của hoàng đế Charlemagne. Ông đã liên hệ hoạt động của việc truyền giáo với việc chinh phục bởi việc làm cho những người ngoại giáo bị chinh phục cải đạo theo Cơ đốc giáo, tôn giáo của quốc gia ông. Đến thế kỷ thứ chín và thứ mười, các hội truyền giáo đã bị liên hệ vào sự thống nhất về mặt chính trị dưới thời của đế chế Carolingian.
13. Cả Willbrod và Boniface đều đã truyền giáo cho những khu vực mới dưới sự bảo vệ của… ……………………………………………………………………………………….
14. Bằng những cách nào mà công việc của Boniface đã đóng góp cho chức vụ của Giáo hoàng?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
15. Nguy hiểm của những việc cải đạo hàng loạt là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
16. Điều gì đã phân biệt hoạt động truyền giáo của những thế kỷ từ thứ chín cho đến thứ mười một với hoạt động truyền giáo của những thế kỷ đầu tiên?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Scandinavia.
Scandinavia, về mặt vật lý bị cô lập với phần còn lại của Châu âu, là quê hương của dân Viking. Người dân Châu âu đã định cư rất sợ những kẻ cướp bóc từ phương Bắc nây. Tuy nhiên đối với Ansgar (801-865) những vùng đất phía Bắc tượng trưng cho một dân tộc cần đến Đấng Christ. Khi vua Danish yêu cầu một nhà truyền giáo vào năm 826, Ansgar đã cảm nhận được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Ông đã dành 36 năm vào công việc truyền giáo ở tại phía Bắc Châu âu. Đặt cơ sở của mình ở tại những vùng đã được truyền giáo của nước Đức, Ansgar tiến hành nhiều cuộc hành trình truyền giáo vào Scandinavia.
Mặc dầu, Ansgar thường được gọi là “vị sứ đồ của phương Bắc”, chức vụ của ông là một khải tượng của sự chuẩn bị nhiều hơn là có kết quả lập tức. Vì cớ những ràng buộc của ông đối với dòng họ Carolingian, người ta đã từ chức ông và từ chối để được cải đạo trong các đám dân đông. Những gì ông dành được lại bị mất trong việc trở lại với tà giáo. Trong suốt hai trăm năm gian khổ, lịch sử Cơ đốc giáo ở tại đây là một lịch sử của sự tiến bộ và của trở lực.
Về sau, trong những thế kỷ mười một và mười hai, Denmark, Nauy, Thụy điển, Iceland và Greenland.
NHÀ THỜ CÓ ĐỈNH NHỌN CỦA NGƯỜI SCANDINAVIA.
Đã được Cơ đốc giáo hóa qua những cuộc cải đạo hàng loạt khi những nhà cai trị dẫn đường. Cũng vậy, các khu vực phía Đông thuộc Balan. Hungary và Bohemia đều quy đạo. Đến đầu thế kỷ thứ mười bốn, người dân Pomeranians, dân Lithuanians, dân Pnussians và những dân tộc khác chung quanh biển Baltic đều được Cơ đốc hóa. Lưu ý các vùng nầy trên bản đồ “sự bành trướng của Cơ đốc giáo, 600-1300” trong bài nầy.
17. Hãy viết tên của các vị: Augustine, Aidan, Boniface, Ansgar và Willibrord vào nơi nào họ đã truyền giáo.
18. Những vùng đất thuộc nước Đức đã chịu trách nhiệm cho việc phát triển tin lành đến.
a. Nước Anh.
b. Scandinavia.
c. Nước Nga.
d. Lục địa Châu âu.
19. Những phương pháp truyền giáo cho các khu vực mới bao gồm:
a. Việc thiết lập các tu viện.
b. Đối đầu trực tiếp với các tà thần trong khu vực đó.
c. Việc tìm kiếm sự bảo vệ của các vua thế tục.
d. Tất cả những điều kể trên.
20. Các hội truyền giáo đã có ảnh hưởng gì trên thể chế Giáo hoàng?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
SỰ LY GIÁO TRONG HỘI THÁNH
Nguồn gốc của giáo hội chính thống Hy Lạp
Vào năm 1054 đã có một sự phân rẽ chính thức giữa Đông và Tây thế giới Cơ Đốc. Nguyên nhân trực tiếp của sự tuyệt giao nầy là do một vấn đề rất nhỏ nhoi. Sự chia cắt nầy gây ra bởi những sự khác biệt âm ỉ hàng nhiều thế kỷ.
Về chính trị
Từ khi Constantine dời thủ đô của đế quốc Lamã về Constantinople, Hội Thánh bắt đầu bị phân chia giữa phía Đông với phía Tây. Đế quốc thật sự đã bị chia cắt vào năm 395 bởi con trai của hoàng đế Theodosius. Sau đó bởi sự sụp đổ của đế quốc Lamã ở phía Tây vào năm 476, giáo hội không bị lệ thuộc vào quyền cai trị của phía Đông.
Ở phía Đông, hoàng đế được coi như là quyền cai trị tối cao ở giáo hội cũng như của quốc gia. Sự sắp đặt ấy được gọi là hệ thống các sêsa cai trị trên cả quyền vị Giáo hoàng. Sự can thiệp nầy của các nhà cai trị thuộc đế chế vào Đông giáo hội không bao giờ được Tây giáo hội chấp nhận
Một thực tế thứ nhì về mặt chính trị là sức ép liên tục của hồi giáo trên các Hội Thánh ở phía Đông. Sau khi Justinian qua đời vào năm 565, đế quốc Byzantine đã chịu những tổn thất lớn, gồm cả Syria, Palestine và hết thảy vùng Bắc phi cho người Hồi Giáo Ả rập vào thế kỷ thứ tám, đế quốc Byzantine Constantinople, phần giữa và Nam Hylạp, một dãi đất thuộc vùng bờ biển Adriatic và chỉ miền Nam nước Ý và phía Tây Sicily. Các giáo trưởng thành Alexandria, Antioch và Giêrulalem đều thuộc quyền cai trị của Hồi giáo. Đế quốc tiếp tục bị người Hồi giáo tấn công trong khi phía Tây tương đối thoát khỏi sự tấn công sau chiến thắng của Martel ở tại thành Tours.
Một thực tế chính trị thứ ba là việc lên ngôi của Charlemagne vào năm 800 với tư cách hoàng đế của đế quốc Lamã. Sự phân chia giữa Đông và Tây lại càng rõ rệt hơn.
21. Sự tranh chiến giữa hoàng đế vào Giáo hoàng ở phía Tây có liên hệ gì với sự ly giáo trong giáo hội?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
22. Liệt kê ba thực tế chính trị đã làm căng thẳng các mối liên hệ giữa Đông và Tây.
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Về mặt trí tuệ
Chúng ta đã đề cặp đến những quan điểm khác nhau giữa Đông và Tây. Triết lý nghịch với thực tế. Các Cơ đốc nhân ở phía Tây chăm vào những điều thực tế của tổ chức, của sự hiệp nhất và của tánh chính thống ở phía Đông, sự quan tâm lại là việc giải quyết các vấn đề về thần học, bởi sự suy đoán về triết học. Vì vậy hầu hết các cuộc tranh cãi được giàn xếp bởi bảy kỳ giáo hội nghị chủ yếu đều là những mối quan tâm của phía Đông về những vấn đề như thần tính và nhân tính của Đấng Christ. Tertullian và những người khác đã ổn định những vấn đề đó ở phía Tây rồi.
23. Tìm ra từng câu, ghi số. 1. Nếu câu đó nói đến phía Đông, ghi số 2. Nếu câu ấy liên quan đến phía Tây
……..a. Thuyết Gnosticism và thuyết Nestorianism
……..b. Những mối quan hệ thực tiễn về tánh chính thống.
………c. Những người tham dự chính trong các kỳ giáo hội nghị
……..d. Thuyết Donatism
……..e. Những cuộc tranh luận thần học về tính của Đấng Christ.
24. Hệ thống các Sêsa cai trị trên cả giáo hoàng đã liên kết với các kỳ giáo hội nghị như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Về giáo nghi.
Có nhiều thông lệ về giáo nghi đã phân rẽ giữa phía Tây và Đông. Hai giáo hội đều giữ lễ phục sinh vào những thời điểm khác nhau trong năm. Ở phía Đông, hàng giáo phẩm ở cấp thấp hơn được phép lập gia đình, còn ở phía Tây hết thảy các giáo sĩ, Mục sư đều phải sống độc thân. Ở phía Đông giáo nghi được tiến hành bằng thổ ngữ, nhưng ở phía Đông thì bằng tiếng Latin. Các Linh mục ở phía Tây để râu, còn ở phía Tây họ phải cạo sạch râu.
Một trong những việc sâu sắc nhất có liên quan đến việc dùng các tranh tượng và ảnh tượng trong sự thờ phượng. Kể từ thế kỷ thứ sáu trở đi, Đông giáo hội và chính quyền đã khuyến khích việc làm tranh tượng thánh và việc tôn kính những tu sĩ thánh khiết vì cớ những lời buộc tội của Hồi giáo về việc thờ hình tượng, vị hoàng đế trong thế kỷ thứ tám đã tìm cách chấm dứt thói quen quỳ gối trước các vật thể thuật. Tuy nhiên, ở phía Tây, tranh tượng và hình tượng được cho phép và thậm chí còn được khuyến khích như là Thánh kinh bằng thị giác cho những người không đọc được. Vấn đề đả phá hình tượng tiếp tục nổ ra dữ dội ở phía Đông với việc một số các hoàng đế phá hủy các tranh tượng thánh trong khi một số hoàng đế khác bênh vực công cụ của chúng. Cuối cùng, ở tại giáo hội nghị Nicaca vào năm 787 phía Đông từ chối các hình tượng nhưng cho phép các tranh tượng thánh tiếp theo sau ý kiến của John người Damascus. Ông bảo rằng trong khi việc thờ phượng hình tượng là sai, thì nó cũng có thể giúp vào mục đích nhắc nhở người ta có sự tôn kính thích đáng. Tuy nhiên, không phải phần lớn vấn đề sử dụng tranh tượng thánh đã phân rẽ Đông và Tây cho bằng sự can thiệp của các hoàng đế phía Đông vào các công việc của Hội Thánh.
25. Tìm ra mỗi khoảng ghi số 1. Nếu câu ấy nói đến phía Đông, ghi số 2. Nếu câu ấy có liên quan đến phía Tây.
…….a. Các Linh mục cạo sạch râu
…….b. Những người thuộc hàng giáo phẩm có kết hôn.
…….c. Giáo nghi được tiến hành bằng thổ ngữ.
…….d. Chỉ thờ phượng bằng tiếng Latin.
…….e. Các hình tượng và tranh tượng được khuyến khích.
…….f. Chỉ các tranh tượng thánh là được cho phép.
26. phương diện nào của cuộc tranh luận đả phá tranh tượng thánh đã làm phân rẽ Đông và Tây nhiều hơn nữa
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Về thần học
Những khác biệt về thần học cũng đã làm phân rẽ hai vùng. Phía Đông có khuynh hướng, hướng đến phép ngụ ngôn trong việc diễn giải Kinh thánh, còn phía Tây nhấn mạnh đến phương pháp dùng ngữ pháp kết hợp với lịch sử.
Đương lúc Nicholas đệ I làm Giáo hoàng, thì Đông hoàng đế đã truất phế Ignatius giáo trưởng thành Constantinople. Photius thay thế chỗ của ông ta. Phía Đông không thích điều đó khi Nicholas ra lệnh phục chức cho Ignatius. Photius và Ignatius thay phiên nhau với tư cách là giáo trưởng. Nhưng Photius đã làm gia tăng việc căng thẳng bằng việc tố cáo Nicholas và Tây giáo hội theo tà giáo vì họ đã dùng điều khoản Filioque trong bảng tín điều Nicenne. Đây là lời truyên bố rằng Đức thánh linh ra từ Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Điều đó đã được thêm vào bảng tín điều vào năm 589, nhưng phía Đông không bao giờ chịu chấp nhận điều đó. Họ thích nói rằng Đức Thánh Linh ra từ Đức Chúa Cha bởi Đức Chúa Con.
27. Bằng cách nào Hội Thánh các Sêsa cai trị trên giáo hoàng đã được liên kết với tà giáo của Photian?
Sự bắt bớ cuối cùng đã đến vào năm 1054, khi giáo trưởng thành Constantiniple, Michael Cerularius (1043-1058) có tham vọng về uy quyền Giáo hoàng. Ông đã lên án việc Tây giáo hội sử dụng bánh mì không men trong lễ Ban Thánh Thể (một thông lệ đã bắt đầu vào thế kỷ thứ chín). Giáo hoàng Leo đệ IX (1049-1054) một nhà cải cách mộ đạo, người đã xem việc củng cố chức vụ Giáo hoàng là một phần trong việc cải cách, đã cử các đại sứ của ông ở nước ngoài làm trung gian hòa giải với Michael. không thể nào đạt được một thỏa hiệp từ Michael, các đại sứ của Leo đã dứt phép thông công ông ta cùng những người theo ông tại Hội Thánh Saint Sophia vào ngày 6 tháng bảy, năm 1054. Để đáp trả, Michael đã rút phép thông công Giáo hoàng Leo và những người theo ông. Việc thống nhất giáo hội đã vĩnh viễn bị đổ vỡ. Đông giáo hội nói tiếng Hylạp và Tây giáo hội nói tiếng Latin đã không thể đi cùng nhau bởi vì họ không thể hiểu nhau, trong nhiều cách chứ không phải chỉ một.
28. Vấn đề nhỏ nhoi cuối cùng đã dẫn đến sự ly giáo vào năm 1054 có liên quan đến.
a. Việc sống độc thân của các Linh mục
b. Điều khoản Filioque
c. Bánh mì không men.
d. Các tranh tượng thánh.
Đông giáo hội trong các hội truyền giáo.
Đến thế kỷ thứ chín, các hội truyền giáo ở phía Đông lẫn phía Tây đều bắt quán triệt được ý tưởng của việc đề ra một xã hội toàn Cơ đốc nhân. Vào thế kỷ thứ sáu, các nhà truyền giáo đã từng đề cập đến việc truyền bá Tin lành, không phải là việc áp đặt một nếp sống mới hoàn toàn lên những người mới cải đạo. Kể từ khi những nỗ lực phổ biến của Charlemagne nhằm tạo được thế giới Cơ đốc hiệp nhất, Hội Thánh đang sử dụng những chiến thuật tương tự.
Các quốc gia Balkan
Việc đưa ra vấn đề của điều khoản Filioque là một cách trong đó Photius đã làm tăng sự căng thẳng giữa Đông và Tây giáo hội. Một điều khác nữa là sự tham gia của ông vào sự kình địch dữ dội về việc truyền giáo giữa hai vùng trong việc đạt đến được trung tâm Châu âu. Khi hoàng tử xứ Moravia yêu cầu các nhà truyền giáo, Photius đã giúp chọn lựa hai anh em người Hylạp, là Cyril và Methodius. Họ biết ngôn ngữ của người Slavic, đã lớn lên ở gần dân Slavs là những người định cư ở tại Macedonia. Trước khi bắt đầu chức vụ của họ vào năm 863, họ đã chuẩn bị một bảng mẫu tự và đã viết một phần Thánh kinh bằng tiếng Slovic. Hội truyền giáo Moravian rất thành công cho đến khi dân Magyars hủy diệt Moravia.
Cơ đốc giáo chính thống Hylạp và nền văn hóa Byzantine không thể tách rời được và đã nhanh chóng lan rộng giữa vùng các bộ tộc Slavic. Giáo hoàng Nicholas đệ I đã tìm cách làm đổi hướng của Cyril và Methodius khỏi chánh thống Hylạp của họ bằng cách tạo cho họ sự mâu thuẩn của Lamã. Trong một thời gian sau khi Cyril qua đời ở tại Lamã vào năm 869, Methodius đã làm việc để loan truyền Thiên Chúa giáo Lamã bằng thổ ngữ. Điều đó làm cho hàng giáo phẩm người Frank, là những người chuyên nghiên cứu ngôn ngữ Latin, tức giận. Họ đuổi ông trở lại giáo hội Hylạp.
Những người theo Cyril và Methodius (885) đã mang các cuốn sách bằng tiếng Slavic và sứ điệp chính thống đến Bunggary. Sa hoàng của Bulgary là Boris đã qui đạo và khiến chính thống giáo trỡ thành quốc giáo. Vào năm 870, ông nhận giấy phép để lập một tổ chức giáo hội độc lập dưới quyền của giáo trưởng thành Constantinople. Điều có ý nghĩa hơn nữa, là ông đã được phép để sử dụng ngôn ngữ địa phương trong nghi thức tế lễ. Điều đó đã bắt đầu một khuynh hướng sử dụng các thứ tiếng địa phương trong các Hội Thánh thuộc các quốc gia Đông âu.
Việc tự do sử dụng ngôn ngữ Slavic là một yếu tố mấu chốt trong quyết định của Boris chọn Chánh thống giáo hơn là Thiên Chúa giáo. Thoạt đầu Boris đã được vào Thiên Chúa giáo Lamã vì cớ sự chú trọng nặng nề về nghi thức trong Chánh thống giáo của Byzantine đã qui định mọi phương diện của đời sống gồm cả việc khi nào thì tắm rửa hoặc mang thắt lưng. Thế rồi sau khi trao đổi với Giáo hoàng Nicholas đệ I, Boris đã chọn phía Đông. Dường như việc sử dụng thổ ngữ trong việc thờ phượng phong phú hơn, có sức mạnh hơn, và gần gũi hơn, nhưng chắc chắn là phức tạp hơn.
Serbia và Rumania đã tiếp nhận Cơ đốc giáo chính thống từ Bungary. Sau đó công việc của Cyril và Methodius “các vị sứ đồ của dân Slavs” đã lan đến nước Nga.
Liên bang Xô viết
Vào năm 988 Hoàng thân Vladimir thuộc kiev đã công nhận Chính thống giáo là quốc giáo, và Chánh thống giáo đã tồn tại cho đến năm 1917. Vì muốn công nhận một trong các tôn giáo chính để củng cố đế chế của mình, Vladimir đã chọn Chánh thống giáo vì sự thu hút lớn lao của nó về mặt thẩm mỹ hơn là những giá trị về trí tuệ hoặc đạo đức của nó. Cơ đốc giáo của Nga chú trọng về hình thức thờ phượng hơn là vấn đề thần học hoặc đạo đức. Biệt hiệu của tôn giáo “Pravoslavie” có nghĩa là “sự thờ phượng thật” hoặc “sự vinh hiển phải lẽ”. Hội thánh Nga đã được ích lợi từ các sách Slavic của Cyril và Methodius.
Dưới triều hoàng thân Yaroslav the Wise (1019-1054) Giáo hội Nga trở nên được dẫn đầu bởi một Giám mục người Hylạp do giáo trưởng thành Constantinople chỉ định tất cả các nhà truyền giáo, các Giám mục và nhiều Linh mục đều đến từ đế quốc Byzantine. Tiếp theo sau sự ly giáo vào năm 1054, người dân Nga đến chỗ coi thường những người theo Công giáo lamã. Giáo hội Nga được gắn bó với Chánh thống giáo Byzantine.
Trong 150 năm (1227-1380) nước Nga, (nay là một phần thuộc Liên bang Xô viết) bị những người Mông cổ hung hăng kiểm soát. Nga phải chịu khổ về mặt văn hóa. Giáo hội bị cắt đứt với những ảnh hưởng của Hylạp và bị buộc phải phát triển những nhà lãnh đạo của quốc gia. Bất chấp những người Mông cổ, người dân Nga vẫn giữ tôn giáo và nền văn hóa của họ. Khi người dân đến với Hội Thánh để tìm sự yên ủi và quyền lãnh đạo, đức tin đã lan đến các thị trấn và các làng mạc hẻo lánh. Điều đó đã dẫn đến việc hiệp nhất phong trào chủ nghĩa dân tộc với tôn giáo.
Vào năm 1325 trung tâm giáo hội được dời từ Kiev đến Moscow. Điều nầy cũng đã làm giảm ảnh hưởng từ Constantinople. Ở tại Moscow, giáo hội ở dưới sự kiểm soát lớn hơn của nhà nước thế tục. Bởi sự sụp đổ của Constantinople và đế quốc Byzatine trước quân thổ nhĩ kỳ vào năm 1453, các Cơ đốc nhân ở tại Đông âu trong đợi quyền lãnh đạo nơi nước Nga hơn là nơi Greece. Vì vậy, đôi khi Moscow được gọi là “Lamã thứ ba” giáo hội Nga gắn bó mạnh mẽ với nhà nước cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi.
29. Yếu tố chính nào đã giúp cho việc lan rộng Chánh thống giáo trong các quốc gia thuộc vùng Balkan và nước Nga?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
30 Ghép cặp các Hội Thánh với những chú trọng thích hợp của các hội truyền giáo
1) Đông giáo hội
2) Tây giáo hội
3) Cả hai giáo hội
……a. Đặt trọng tâm việc đề ra một xã hội hoàn toàn Cơ đốc
……b. Đã sử dụng ngôn ngữ địa phương trong sự thờ phượng
……c. Đã quy định mọi chi tiết trong đời sống hàng ngày.
…..d. Đã xác lập những ràng buộc đối với Giáo hoàng
…..e. Các quốc vương trong vùng quy đạo đã đưa dân chúng đến những cuộc quy đạo hàng loạt
……f. Bị thu hút đối với những đòi hỏi về mặt thẩm mỹ hơn là những nhu cầu về mặt trí tuệ hoặc đạo đức.
31. Điều gì đã dẫn đến sự phân rẽ củ giáo hội nước Nga khỏi Constantinople?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Trong giai đoạn nầy, hoạt động truyền giáo quan trọng ở giữa những cuộc đấu tranh không thuộc linh ngày càng nhiều hơn để giành quyền lực giữa chế độ giáo hoàng với các hoàng đế, phần lớn Âu châu đã được truyền giáo. Trở thành một điển hình, các Cơ đốc nhân đầu tiên đã tuận đạo do phản ứng của dân ngoại giáo. Sau đó dưới sự bảo vệ của những nhà cai trị đã quy đạo, một vị giám mục tài năng đã tái dẫn đến đức tin. Sự lan rộng Cơ đốc giáo ban đầu thường chỉ là bề ngoài. Rồi sau đó là một thời kỳ lâu dài hơn của sự tăng trưởng và sự ổn định.
Bài làm tự trắc nghiệm

CÂU LỰA CHỌN . Khoanh tròn mẫu tự đứng trước một câu trả lời đúng nhất .
1. Thể chế Giáo hoàng giữa khoảng 955 đến 1047 đã chịu hổ nhục vì bị kiểm soát bởi
a. Các hoàng đế ở phía Đông
b. Giới quý tộc Ý
c. Những người Hồi giáo
d. Giáo trưởng thành Constantinople
2. Tiếp theo sau sự cai trị của Giáo hoàng Nicholas đệ I thể chế Giáo hoàng có thể
a. Duy trì được quyền lực ngang hàng với thế tục
b. Duy trì được quyền lực ngang hàng với hoàng đế
c. Thực hiện được ít ỏi về việc củng cố địa vị của mình
d. Thể hiện một trình độ thuộc linh cao.
3. Trong 1000 năm đầu tiên của Hồi giáo, nó đã làm suy yếu Hội Thánh Cơ đốc trong tất cả những khu vực sau đây NGOẠI TRỪ
a. Đông âu
b. Bắc phi
c. Vùng Địa trung hải
d. Trung đông
4. Hoạt động truyền giáo của Hội Thánh
a. Đã làm gia tăng sự kình địch giữa các nhà cai trị người Frank với quyền vị Giáo hoàng.
b. Đã đáp ứng cho những lợi ích của quốc giáo Carolingian lẫn quyền vị của Giáo hoàng.
c. Đã giải quyết được cuộc tranh chiến về quyền lực giữa các hoàng đế với quyền vị Giáo hoàng
d. Phần lớn đã bị các nhà lãnh đạo người Frank lẫn thể chế Giáo hoàng bỏ qua.

CÂU ĐÚNG SAI . Viết chữ Đ trước mỗi câu ĐÚNG và chữ S trước câu nào sai .
…..5. Phong trào cải cách Clunic đã giúp gây dựng trình độ thuộc linh của Hội Thánh qua việc đem lại cho các chức vụ của hàng giáo phẩm khỏi bị sự kiểm soát thế tục.
…..6. Những mầm móng của sự cải cách trong Hội Thánh được gieo ra bởi Hội Thánh, chứ không phải do bất cứ nhà cai trị thế tục nào.
…..7. Bước tiến thành công của Hồi giáo vào trung Đông và Bắc phi một phần do sự không hiệp nhất của giáo hội Cơ đốc trong các vùng nầy.
…..8. Một vấn đề không thể giải quyết được trong sự phân rẽ giữa các Hội Thánh phía Đông và phía Tây có liên quan ưu thế của chức vụ Giám mục lamã.
…..9. Không giống như các nhà truyền giáo phía Tây, các nhà truyền giáo phía Đông đã sử dụng những thứ tiếng của dân địa phương trong việc thờ phượng của Hội Thánh.
…..10. Tây giáo hội, không giống với Đông giáo hội, dường như đã chăm vào những hình thức về mặt mỹ nhiều hơn là vấn đề đạo đức hoặc thần học.
…..11. Giáo hội của người Nga thoát thai từ Đông giáo hội chánh thống
…..12. Giáo trưởng thành Constantinople vẫn giữ người lãnh đạo của Đông giáo hội Chánh thống ngay cả sau khi đế quốc Byzantine đã rơi vào tay của người Thổ nhĩ kỳ vào năm 1453.

  1. Ghép cặp những nhà truyền giáo với các lãnh vực truyền giáo
    1. Aidan
    2. Ansgar
    3. Augustine
    4. Boniface
    5. Willibrord
    …..a. Hà lan, Bỉ
    …..b. Đức
    …..c. Miền Nam nước Anh
    …..d. Northumbria
    …..e. Scandinavia
  2. Ghép cặp những nhân vật với danh hiệu phù hợp của họ
    1. Ansgar
    2. Augustine
    3. Bede
    4. Boniface
    …..a. Tổng Giám mục thành Canterbury
    …..b. “Vị sứ đồ của người Đức”
    ….c. “Vị sứ đồ của phương Bắc”
    …..d. Nhà viết sử của giáo hội Anh

CÂU LỰA CHỌN
15. Tìm ra mỗi câu sau đây có nói đến chủ nghĩa ly giáo vào năm 1054 nêu đúng, đánh số 1. Và nếu sai, đánh số 2.
…..a. Sự phân rẽ giữa Đông và Tây là hậu quả của một sự khác biệt nhỏ nhoi, đơn độc, giữa quyền lãnh đạo của Constantinople với Lamã.
…..b. Phía Đông và phía Tây đã diễn giải Thánh kinh một cách khác nhau
…..c. Những khác biệt trong những vấn đề giáo nghi bao gồm cả việc để râu của hàng giáo phẩm, ngày tháng của lễ Phục sinh, và chế độ độc thân dành cho hàng giáo phẩm.
…..d. Cả Đông lẫn Tây giáo hội đều thừa nhận quyền lãnh đạo của Đông hoàng đế trong các công việc của Hội Thánh.
…..c. Những cuộc xâm lăng của Hồi giáo đã giúp cho việc hiệp nhất hai vùng.
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 3

Trước khi tiếp tục với bài 10, hãy ôn lại từ bài 6 đến bài 9. Sau đó lấy phần đánh giá tiến bộ đơn vị 3, mà bạn sẽ tìm thấy trong tập tài liệu dành cho học viên. Gởi tờ trả lời cho trưởng trung tâm ICI của bạn, kèm với những tài liệu nào đã nêu rõ ngoài bìa của tập tài liệu dành cho học viên của bạn.

Giải đáp các câu hỏi của bài học
16. Câu trả lời của bạn. Điều đó có liên quan đến việc chinh phục những vùng đất mới và việc bành trướng đế quốc phía Tây.
1. d. Tất cả những điều kể trên
17. Augustine-Kent, Anh quốc
Aidan-Northumbria
Boniface-Hàlan, Đức, xứ Gaul
Ansgar-Nauy, Đan mạch
Willibrord-Bỉ, Luxembourg, Hà lan
2. Câu trả lời của bạn. Các nhà cai trị thế tục kiểm soát các Giáo hoàng thậm chí đến những việc bầu cử của họ. Các Giáo hoàng thường là những con người thiếu đạo đức, Vô luân.
18. b. Scandinavia
3. a. Nước Pháp
19. d. Tất cả những điều trên
4. C. Tự do khỏi quyền kiểm soát của thế tục
20. Câu trả lời của bạn. Nói chung, hoạt động truyền giáo đã củng cố thế chế Giáo hoàng khi dạy rằng phải trung thành đối với Giáo hoàng và mở rộng lãnh thổ của ông ta.
5. Câu trả lời của bạn. Đã nâng cao các tiêu chuẩn đạo đức và đời sống độc thân cũng như giảm bớt tệ mua bán phẩm trật và sự can thiệp thế tục.
21. Câu trả lời của bạn. Giáo hội ở phía Tây không bao giờ chịu để cho người lãnh đạo nhà nước can thiệp vào các công việc của Hội Thánh như thường xuyên vẫn xảy ra ở phía Đông.
6. Câu trả lời của bạn. Mỗi bên, trong việc cố gắng nhằm thực hiện uy quyền trong các việc công Hội Thánh, đều làm tăng thêm sự bại hoại của mình, đã khiến phải xảy đến sự cải cách.
22. Đó là việc hoàng đế kiểm soát Đông giáo hội, sức ép không ngừng của Hồi giáo và sự phục hưng của đế quốc hùng cường ở phía Tây dưới thời Charlemagne.
7. b. Những tôn giáo theo thuyết duy nhất thần.
23. a1.
b2.
c1.
d2.
e1
8. Câu trả lời của bạn. Đó là ân điển nghịch với việc làm.
24. Câu trả lời của bạn. Các hoàng đế phía Đông, vì lợi ích của việc hiệp nhất giáo hội, đã triệu tập và chủ trì mỗi kỳ giáo hội nghị.
9. Câu trả lời của bạn. Vùng Đông trung phải trải qua nhiều tà giáo và Bắc phi bị thuyết Donatism thu hút.
25.
a2
b1
c1
d2
e2
f1
10. Câu trả lời của bạn. Giáo hội Cơ đốc đã bị mất Hội Thánh Bắc phi và phần lớn Hội Thánh ở tại tiểu Á và vùng Địa trung hải. Phải trải qua những cuộc tấn công liên tục của phía Đông cho đến khi người Thổ nhĩ kỳ chinh phục đế quốc phía Đông.
26. Câu trả lời của bạn. Không phải phần nhiều do việc dùng tranh tượng cho bằng việc các hoàng đế phía Đông lại can thiệp vào các công việc của giáo hội.
11. a3. Gregory b. 2. Augustine c. 1Aidan d. 4. Theodore
27. Câu trả lời của bạn. Photius, người đã buộc tội Tây giáo hội theo tà giáo, là người được Đông hoàng đế chọn làm giáo trưởng chứ không phải được Giáo hoàng chọn lựa.
12. Câu trả lời của bạn. Đã tạo được một giáo hội hiệp nhất của quốc gia dưới quyền của Giáo hoàng Lamã.
28. c. Bánh mì không men
13. Những nhà cai trị người Frank
29. Câu trả lời của bạn. Những phần Kinh thánh được Cyril và Methodius dịch sang tiếng Slavic đã trở nên dễ hiểu đối với dân chúng
14. Câu trả lời của bạn. Ông được sự chấp thuận của Giáo hoàng để truyền giáo cho nước Đức, ông đã thiết lập tổ chức của giáo hội Lamã với lòng trung thành với Giáo hoàng, ông là đại sứ của Giáo hoàng ở nước ngoài, ông đã hành động như thể Giáo hoàng là đầu của Hội Thánh.
30. a3. Cả hai giáo hội
b1. Đông giáo hội
c1. Đông giáo hội
d2. Tây giáo hội
e3. Cả hai giáo hội
f1. Đông giáo hội
15. Câu trả lời của bạn. Những cá nhân có thể chịu báp tem hoặc được công nhận là Cơ đốc nhân. Song, không hề có một kinh nghiệm các nhân với Chúa Cứu thế.
31. Câu trả lời của bạn. Quân Mông cổ xâm lăng đã cô lập nước Nga khiến những người lãnh đạo thuộc quốc gia phải đứng lên, và sau đó, Constantinople bị người Thổ nhĩ kỳ kiểm soát. Moscow cũng đã trở thành trung tâm của giáo hội.