BÀI HỌC 5: Các Vấn Đề Tranh Cãi Thần Học

Có lẽ bạn đã có lần nghe ai đó nói rằng: “Tôi chẳng thích gì với môn thần học; tôi chỉ muốn biết rõ về Kinh thánh thôi”. Người này không nhận ra được rằng Kinh thánh là một cuốn sách thần học có nghĩa là “môn nghiên cứu về Đức Chúa Trời”. Lời Kinh thánh mô tả về lời Đức Chúa Trời là thần học. Tất cả những gì bạn tin về Đức Chúa Trời là một phần trong thần học của bạn. Thậm chí câu khẩu hiệu “Jesus Cứu” cũng là một lời tuyên bố của thần học.
Những điều bạn tin về Đức Chúa Trời là điều rất quan trọng. Bởi vì bạn biết Đức Chúa Trời ghét tội lỗi, nên bạn sợ Ngài. Vì bạn biết Đức Chúa Trời yêu bạn, nên bạn tin cậy Ngài. Những thái độ này minh họa phần lớn thần học của bạn.
Hội thánh đầu tiên đã đối diện với nhiều vấn đề nan giải vì cớ hội chúng có nhiều quan niệm khác nhau về Đức Chúa Trời. Các quan điểm không tuân theo xu hướng chính bị gọi là các tà thuyết. Toàn thể hội thánh đã phải quyết định điều nào trong số các niềm tin là điều phản ảnh chính xác với những điều Kinh thánh thật sự đã nói về Đức Chúa Trời. Trong tiến trình giải quyết các vấn đề thần học này, hội thánh đã xác nhận kinh điển chính thống của Thánh linh, ban bố một bài tín điều cụ thể và thảo luận chi tiết về vai trò của vị Giám mục.
Đôi khi một khái niệm mới về thần học được giới thiệu cho các Cơ đốc nhân ngày nay, nhưng lý thuyết “mới” này thực sự là một quan điểm đã được kiểm tra trong quá khứ vì bị phản đối là phi Kinh thánh. Kinh thánh cảnh cáo chúng ta, nhắc chúng ta phải thận trọng với các sứ đồ giả đội lốt các sứ đồ của Đấng Christ. Chính Satan đã mạo làm Thiên sứ sáng láng. Vì vậy, chúng ta không lạ gì với tôi tớ của nó cũng mạo làm tôi tớ của sự công bình. (IICo 2Cr 11:13-15)

Các khái niệm của tà thuyết
Tà giáo Ebionites (Ebionitism): Vấn đề thuộc về Chủ Nghĩa Luật Pháp.
Trí huệ giáo (Gnosticism): Vấn Đề Thuộc Về Triết Học.
Tà thuyết Montanism: Vấn đề thuộc linh.
Tà thuyết Monarchianism: Vấn đề thần học
Tà thuyết Donatism: Vấn đề giáo hội.
Sự xuất hiện việc thờ phượng theo nghi thức.
Kinh điển
Các tín điều
Vai trò của Giám mục.

Khi học xong, bạn có thể
1) Khám phá và đánh giá các quan điểm tà giáo khác nhau mà hội thánh đầu tiên đã phải giải quyết chúng.
2) Xác định quan điểm chính thống của hội thánh trong các vấn đề thần học khác nhau.
3)Mô tả sự phát triển của kinh điển, tín điều và vai trò của Giám mục.
4)Nhận ra thực chất của các tà giáo hiện nay.

  1. Nghiên cứu bài học và bài tự trắc nghiệm theo lời chỉ dẫn trong bài 1.
    2. Ôn bài để làm phần “Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 2” (bài 3-5) theo chỉ dẫn trong tập học viên.
    Bội đạo
    Kiểu Basilian
    Kinh điển (Canon)
    Hàng giáo phẩm
    Tà giáo
    Donatism
    Lễ phong chức
    Chính thống.
    Đấng yên ủi
    Lễ sám hối
    Các khái niệm về tà thuyết
    Hội thánh đầu tiên đã tranh đấu để trở thành một thân thể hiệp nhất ở giữa cả những xung đột bên trong lẫn bên ngoài. Chúng ta đã nghiên cứu về áp lực bên ngoài của cơn bắt bớ. Bây giờ, chúng ta xem đến các xung đột bên trong do giáo lý. Chúng ta sẽ thấy các niềm tin khác nhau thuộc tà thuyết cuối cùng đã ảnh hưởng như thế nào đến hội thánh để hội thánh ngày càng bận tâm với sự tổ chức.
    Tà giáo Ebionites (Ebionitism). Vấn đề thuộc về chủ nghĩa luật pháp.
    Ebionitism phát triển trong vòng cộng đồng Cơ đốc người Do thái ở tại Jêrusalem và vùng xung quanh đó. Người Ebionites, thường là người Do thái đã quay lại với Cơ đốc giáo, là những người tin rằng họ là hội thánh chân chính. Với nỗ lực trộn lẫn nhiều yếu tố trong Do thái giáo và Cơ đốc giáo lại với nhau, họ đã chống báng những lời dạy dỗ của phao lô và việc “Hêlênít hóa” của Cơ đốc giáo. Họ nhấn mạnh tính hiệp nhất của Đức Chúa Trời và quyền sáng tạo vũ trụ này của Ngài. Họ tin rằng sự bày tỏ cao nhất của ý chỉ Đức Chúa Trời ấy là luật pháp của người Do thái. Sự cứu rỗi đến từ việc vâng giữ luật pháp chứ không phải đến từ đức tin nơi Chúa Jesus Christ.
    Họ xem Chúa Jesus chỉ là một con người, trở thành Đấng Mêsi (Christ) nhờ đã vâng giữ luật pháp Cựu ước mà không mắc một lỗi lầm nào. Ngài cao trọng hơn Thiên sứ nhưng Ngài không phải là thần linh.
    Chúa Jesus là một giáo sư vĩ đại dạy luân lý vĩ đại nhưng không phải là Đấng Cứu Thế thiên thượng. Họ đặt nền tảng những lời dạy dỗ của họ trên Cựu ước và phần lớn của sách Mathiơ. Họ bác bỏ hầu hết các tác phẩm khác trong Tân ước.
    Ignatius đã bác bẻ tà thuyết này. Ông nói rằng: “Đừng bị lừa dối bởi các giáo lý lạ cũng như bởi các truyền thuyết cổ, hãy hiểu rằng chúng thật vô ích. Bởi vì nếu mãi đến ngày nay, chúng ta vẫn còn sống theo Do thái giáo, chúng ta thú nhận rằng mình đã không nhận được ân điển”. Theo Kinh thánh (RoRm 3:28-3010:4), ấy là nhờ đức tin mà được cứu rỗi, chớ không phải nhờ luật pháp.
    Khi các quân đoàn La mã tiêu diệt dân Do thái vào năm 135 sau Chúa, đa số người Ebionites phải chịu tai vạ này. Dù nhiều người tản lạc đến nhiều trung tâm Cơ đốc giáo khác, đặc biệt là ở Ai cập, nhưng họ không còn gây ảnh hưởng chỉ trong hai thế kỷ.
    1. Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu đúng liên quan đến niềm tin của Ebionitism.
    a. Nền tảng của sự cứu rỗi là việc vâng giữ luật pháp Do thái.
    b. Chúa Jesus là cứu Chúa của nhân loại.
    Chúa Jesus là một giáo sư vĩ đại nhưng không phải là con Đức Chúa Trời.
    d. Giữ luật pháp sẽ không đem lại một địa vị công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời vì một địa vị như thế chỉ đến bởi đức tin.
    2. Theo 3:28-3010:4, câu trả lời của Kinh thánh dành cho những người theo Ebionitism là gì?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    3. Có người đã từng nói: “Kẻ nào ngày nay kết hôn với thế gian, ngày mai sẽ trở thành góa phụ”. Hãy áp dụng câu này cho hình thức tôn giáo của người Ebionites hoặc bất cứ một nỗ lực nào khác muốn kết hợp Cơ đốc giáo với một nền văn hóa riêng biệt nào đó.
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    Trí huệ giáo (Gnosticism): Vấn đề thuộc về triết học
    Giống như Ebionitism bị rằng buộc quá chặt chẽ vào Do thái giáo, Trí huệ giáo cũng bị ràng buộc quá chặt chẽ với các triết lý ngoại giáo hay các tôn giáo thần bí. Danh xưng đến từ ngữ Hylạp Gnosticism có nghĩa là “tri thức, hiểu biết”. Từ này muốn nói đến những sự dạy dỗ bí ẩn của những người trí huệ giáo. Họ dạy rằng những tia sáng thiên thượng đã bị tản lạc khắp trong những tấm lòng của một số ít người được chọn, và Đấng Christ đem sự hiểu biết về sự cứu rỗi đến để những người này có thể được cứu nhờ những nhân lực tri thức của riêng họ.
    Trí huệ phái, đạt đến cao điểm vào năm 150.sc, không phải dễ mô tả được vì cớ nó khác nhau ngay trong ý kiến, tùy theo địa điểm. Cũng có nhiều tà giáo khác có chung nhiều yếu tố với Trí huệ giáo. Trước tiên là niềm tin vào Nhị nguyên luận, hoàn toàn tách biệt phần thuộc linh khỏi phần vật chất. Vật chất (phần thuộc thể) là xấu, là điều ác, phần thuộc linh là tốt.
    Để giải đáp cho câu hỏi thế nào mà một vị thần thiện đã có thể tạo dựng bất cứ điều gì xấu (thuộc thể), người theo Trí huệ phái đã đặt ra ý kiến chính thứ nhì. Đức Chúa Trời đã tạo dựng một Đấng Hóa Công, đến lượt Đấng Hóa Công lại tạo dựng một hữu thể khác nữa, thấp kém hơn, là Đấng về sau rất nhiều bước, đã tạo dựng nên thế gian này. Hữu thể sau cùng này là Giêhôva trong Cựu ước.
    Thứ ba, Trí huệ phái chấp nhận một giáo lý nói về Đấng Christ, được là Hình như thuyết (Docetism). Từ ngữ này xuất phát từ tiếng Hylạp do keo nghĩa là “hiện ra hay có vẻ là”. Ý kiến này cho rằng Đấng Christ là một con ma. Vì vật chất là xấu, Ngài không thể mang một thân thể bằng vật chất, nhưng chỉ hiện ra để có một thân xác. Sự chịu khổ và sự chết của Ngài chỉ là những biểu hiện bề ngoài.
    Trí huệ phái tin rằng một người thuộc linh thật sự thì nỗ lực để thoát khỏi ách nô lệ của thân xác. Hầu hết đều dạy rằng vì vật chất là ác, trên thân xác phải bị trừng phạt, bỏ đói và bị đài đọa. Tuy nhiên nhiều người đã đi đến chỗ cực đoan. Do tin rằng thân thể là xấu và dễ hư hoại, họ cảm thấy rằng lối cư xử không có nghĩa bao nhiêu. Họ nói rằng Cơ đốc nhân ở giữa tội lỗi cũng giống như chiếc nhẫn vàng trong đống bùn không điều gì có thể tác động đến bản chất của người đó. Irenaeus phê bình rằng “cũng vì cớ đó nên” người trọn vẹn nhất trong số họ chăm vào mọi kiểu hành vi mà Kinh thánh quả quyết với chúng ta rằng những kẻ làm những điều thể ấy sẽ không được hưởng nước Đức Chúa Trời đâu”.
    4. Ba niềm tin chính của Gnosticism là gì?
    ……………………………………………………………………………………………………………………..
    ……………………………………………………………………………………………………………………..
    5. Giả sử có ai đó nói rằng chính mình đã đủ khôn ngoan để được lên Thiên đàng. Sau khi đọc ICo1Cr 1:18-31, hãy nói lên cách bạn sẽ trả lời như thế nào cho người đó.
    …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
    Chúng ta sẽ xem hai hình thức riêng biệt của Gnosticism
    Tà thuyết của Marcion (Marcionism)
    Marcion, con trai của vị Giám mục tại Pontus, đã đến Rôma 140.sc và khởi sự dạy dỗ tại đó. Ông đã lôi cuốn được rất nhiều người đi theo ông. Ông đã nghiên cứu các tác phẩm của Phaolô và xác định rằng Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời chỉ có lòng yêu thương mà thôi. Vì vậy ông dạy về sự tách biệt hoàn toàn giữa Cựu và Tân ước, giữa dân Isơraên và hội thánh, và thậm chí giữa Đức Chúa Trời và người Do thái và Đức Chúa Trời của Cơ đốc nhân nữa. Cả Cựu ước và Đức Chúa Trời của Cựu ước đều là xấu. Để hỗ trợ cho các quan điểm này, ông đã trích dẫn nhiều đoạn trong các tác phẩm của Phaolô và Luca. Bác bỏ phần còn lại của Tân ước và toàn bộ Cựu ước, ông đã làm ra một cuốn Kinh thánh của riêng ông, phù hợp với nền thần học của ông. Quan điểm của ông về Đấng Christ dựa trên nền tảng của quan điển Docetism. Ông đã phản đối ý kiến sự phục sanh của thân thể vì cớ chỉ có linh hồn và tâm thần là được cứu chuộc mà thôi. Ông chống đối hôn nhân và đã sống một đời sống rất khắc kỷ.
    Ngoài việc viết bản Kinh thánh riêng của mình, Marcion còn lợi dụng những người theo mình bằng cách làm thỏa mãn chủ nghĩa bài xích người Semite (Anti- Semitism) và sự kiêu ngạo thuộc linh của họ. Theo Marcion, chỉ có một nhóm người ưu tú trong tầng lớp quí tộc sẽ hưởng được nước Thiên đàng. Tuy nhiên, một vấn đề tốt do sự dạy dỗ của ông đem lại ấy là hội thánh đã bị buộc phải đưa ra một danh sách chính thống về các sách trong Tân ước.
    Tà thuyết Manichaeaus (Manichaeanism)
    Giữa thế kỷ thứ mười ba, một người Ba-Tư tên là Mani (khoảng 216-276sc), đến từ Mesopotamia, đã kết hợp nhiều yếu tố của Cơ đốc giáo với Zoroastrianism (tôn giáo của người Ba-Tư) với các tôn giáo Đông phương khác nữa. Ông dạy rằng có một thuyết nhị nguyên giữa các nguồn gốc của sự sáng (Đức Chúa Trời) và của sự tối tăm (vật chất). Đối với ông, sự cứu rỗi liên quan đến việc giải thoát cho ánh sáng Thiên thương trong linh hồn từ trong ngục tù của thân thể. Ông dạy rằng có một đẳng cấp tế lễ, là người được “chọn” và một đẳng cấp tín đồ, là những “thính giả”. Những thính giả này phục vụ cho người được chọn, là những người duy nhất được cử hành các nghi lễ đặc biệt. Sự phân biệt này có thể đã tác động đến sự phân rẽ sau này giữa giới Tu sĩ và với giáo dân trong hội thánh.
    Mani và các đồ đệ truyền bá niềm tin của họ khắp Ba-Tư, lan sang vùng Châu phi, Âu châu, Trung quốc. Vào thế kỷ thứ tư, Manichaeanism dường như đã là mối đe dọa thực sự đối với Cơ đốc giáo. Nó vẫn tồn tại trong suốt một ngàn năm. Ngày nay, cộng đồng người Mađian tại Irắc và Irăn là những người còn sót lại của Trí huệ giáo cổ xưa.
    7. Hãy sắp xếp hình thức của Trí huệ giáo (bên phải) phù hợp với đặc trưng thích hợp (bên trái)
    …….a. Sự phân biệt Đức Chúa Trời của người Do thái với Đức Chúa Trời của Cơ đốc nhân đã dẫn đến chủ nghĩa bài xích người Semite.
    …….b. Sự phân biệt các nguồn gốc của sự sáng và sự tối tăm đã dẫn đến một đẳng cấp tế lễ và một đẳng cấp tín đồ.
    …….c. Sự phân biệt phần thuộc linh và phần vật chất đã dẫn đến quan điểm xem Đấng christ là một con ma.
  2. Hãy đọc RoRm 5:12, 15, 17. Hãy giải thích nguồn gốc của điều ác dựa theo các câu kinh thánh này.
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    9. Mặc dầu các giáo lý của Trí huệ phái không phát triển đầy đủ cho đến tận thế kỷ thứ hai và thứ ba, nhưng Phaolô đã tranh luận rõ ràng một số ý kiến này trong bức thư gởi cho người Côlôse. Trong CoCl 1:192:9, ông mô tả về Đấng Christ như thế nào?
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    Tà thuyết của Montanus (Montanism): Vấn đề thuộc linh
    Một số sử gia gọi là thuyết Motanism là một phong trào phục hưng. Những người khác nói rằng nó là biên giới giữa Cơ đốc giáo với sự loạn trí. Trong cả hai cách nói, phong trào này đã tượng trưng cho sự phản kháng trong hội thánh, chống lại việc quá chi tiết hóa sự tổ chức và tình trạng thiếu vâng phục Thánh linh của Đức Chúa Trời.
    Tà thuyết Montanism khởi sự tại Phrygia từ sau 155.sc. Montanus, người lãnh đạo đầu tiên, đã thấy có nhiều khuynh hướng gây xáo trộn trong Cơ đốc giáo. Việc bắt chước thế gian đã thay thế cho sự thánh sạch ban đầu. Uy quyền lãnh đạo của con người đã đang phát triển và ngày càng ít lệ thuộc vào công tác của Thánh linh. Chủ nghĩa hình thức đang thay thế tình trạng tự phát trước đó. Phản đối các xu hướng này, Montanus đã nhấn mạnh vai trò của Đức thánh linh, sự hiện đến mau chóng của Đấng Christ và sự thanh sạch trong đời sống.
    Tự xưng mình là Đấng yên ủi, Montanus tuyên bố sự tuôn đổ mới của Thánh linh đang tiếp tục bày tỏ ra. Những kẻ theo ông gồm các nhà Tiên tri (là những người tin rằng Đức thánh linh đã phán qua họ cũng như Ngài đã phán qua Phaolô. Chẳng bao lâu phong trào này bắt đầu nhấn mạnh đến các ân tứ thuộc linh hơn là nhấn mạnh đến Kinh thánh. Họ bị thu hút vào tính chất thiêng liêng (theo ý nghĩa của việc nhấn mạnh các hiện tượng siêu nhiên là sự cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta mất quân bình giữa đầu, tim, tay.
    Nỗi khao khát thanh sạch đã dẫn đến chủ nghĩa khổ tu và chủ nghĩa độc thân. Những người Montanism chỉ ăn thức ăn khô. Họ trông mong bị bắt bớ và khao khát bị bắt bớ nữa. Dù phong trào này đã hầu hết bị cộng đồng Cơ đốc giáo bác bỏ, nó vẫn lan truyền khắp xứ Phrygia, đến tận Bắc phi, và đã biến mất hai thế kỷ sau đó.
    Dù cho họ có nhiều điều quá khích, vẫn để lại một bài học quí giá. Một sử gia đã phê bình
    Dấu hiệu tốt nhất trong giá trị đạo đức của phong trào này ấy là cuối cùng Tertullian, mối tai họa của những kẻ theo tà giáo, đã gia nhập phong trào này. Ông không thể tiếp tục ủng hộ tình trạng chính thống mà nó không để cho Thánh linh bất cứ một vai trò độc lập nào và cứ khăng khăng nói rằng mọi mối liên lạc với Thượng Đế cần phải nhờ đến nguồn liên lạc tầm thường của giáo hội (Johnson, trang 50)
    Một sử gia khác đồng ý rằng hội thánh không nên quên yêu cầu được giao tiếp cách riêng tư trong tâm linh giữa con người với Đức Chúa Trời trong khi hội thánh sốt sắng để có được tổ chức và đề ra giáo lý (Cairns, trang 111)
    10. Montanism là sự pha lộn giữa các công việc tốt và công việc xấu. Hãy phân loại từng công việc như là 1. Lành mạnh 2. không lành mạnh.
    ……..a. Trở nên nhạy bén với tội lỗi
    ……..b. Vâng phục Đức Thánh linh
    ……..c. Nhấn mạnh chủ nghĩa khắc kỷ.
    ……..d. Khao khát các ân tứ thuộc linh.
    ……..e. Tìm kiếm sự tuận đạo.
    ……..f. Đặt các ân tứ thuộc linh lên trên Kinh thánh.
    11. Một số học giả xem Montanism như là một phong trào phản kháng. Phong trào này đang phản kháng với điều gì?
    ……………………………………………………………………………………………………………………..
    ……………………………………………………………………………………………………………………..
    12. Montanism cung cấp cho hội thánh lời cảnh cáo giá trị nào?
    ……………………………………………………………………………………………………………………..
    ……………………………………………………………………………………………………………………..
    Tà thuyết Monachianism. Vấn đề thuộc về thần học.
    Một trong những cuộc tranh cãi trước nhất về thần học ấy là tranh cãi về bản tánh của Đức Chúa Trời. Vào cuối thế kỷ thứ hai, và đầu thế kỷ thứ ba, có hai nhóm người được gọi là Monachian bác bỏ quan điểm Ba ngôi.
    Họ khăng khăng quả quyết về sự hiệp nhất thiên thượng hay là “chế độ quân chủ” (Monachy) để xác định Đức Chúa Trời là một ngôi vị.
    Một nhóm theo Sabellius được gọi là Modal Monarchians (duy nhất thần giáo hình thức). Họ tin rằng Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài theo ba cách thức hay ba hình thức khác nhau, cũng như một người có thể là một người cha, một người con và một người anh. Người này có ba mối liên hệ khác nhau nhưng chỉ là một người mà thôi. Vì vậy, Đức Chúa Trời được bày tỏ như là một người cha trong thời Cựu ước, là Chúa Jesus Christ trong khoảng ba mươi năm, và hiện nay được bày tỏ như là Đức thánh linh. Nhóm người này phủ nhận thân vị riêng biệt của Chúa Jesus Christ.
    Paul ở xứ Samosata, Giám mục tại Antiốt (khoảng 260-272.sc), lãnh đạo một nhóm được mệnh danh là Dynamic Monnarchians (Duy nhất thần giáo – Động lực). Nhà ttryền đạo và chính trị gia đầy ấn tượng này dạy rằng Chúa Jesus không phải là Đức Chúa Trời. Chúa Jesus chỉ là một con người nhơn lành, có được thần tính nhờ công nghĩa riêng của mình và nhờ thấm nhuần Logos thiên thượng. (Nghĩa là Ngôi lời). Vì thế, ông phủ nhận thần tánh của Chúa Jesus.
    13. Tà thuyết Monarchianism nhắm vào một vấn đề thần học đặc biệt hơn là các tà giáo khác đã làm vì cớ thuyết này đặt nghi vấn về.
    a. Sự cứu rỗi
    b. Đức Chúa Trời
    c. Đời sống sùng đạo.
    d. Sự khải thị.
  3. Những người Monarchian đặc biệt chống lại
    ……………………………………………………………………………………………………………………….
    Monarchianism đã gieo rắc mầm mống cho Unitarianism ngày nay (duy nhất thần giáo). Đây là một tà giáo bác bỏ thần tánh, thần đức cũng như bác bỏ Ba Ngôi của Đấng Christ. Bảng so sánh “Cơ đốc giáo chống với các tà giáo” cho thấy các sự dạy dỗ của các tà giáo hiện đại được đặt song song, là các tà giáo đang tấn công Cơ đốc giáo đang bước đi đúng theo Kinh thánh. Hãy đối chiếu các sự dạy dỗ Cơ đốc về Đức Chúa Trời, Kinh thánh, Chúa Jesus Christ, và tội lỗi ở cột thứ nhất với những lời dạy dỗ của các tà giáo trong vùng của bạn.
    15. Hãy sắp xếp các định nghĩa về bản tánh của Đức Chúa Trời (bên trái) phù hợp với các loại ở bên phải.
    …….a. Đức Chúa Trời của Cựu ước cũng giống với Đấng Christ đã xuất hiện như là một người trong Tân ước của tà thuyết Monarchianism
    …….b. Đức Chúa Trời có ba ngôi: Cha, Con, và Đức Thánh Linh.
    …….c. Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài trong ba hình thức cũng như nước thể hiện qua trạng thái: Lỏng, rắn, thể hơn.
    …….d. Đức Chúa Trời không được bày tỏ trong Chúa Jesus, đúng hơn Chúa Jesus chỉ là một người mà kiếm được thần tánh.
  4. Hãy đọc EsIs 9:6, Mat Mt 1:23; Phi Pl 2:5-6, Tit Tt 2:13, GiGa 1:12. Dựa trên các câu Kinh thánh này, hãy viết một câu ngắn bác bẻ địa vị trong thần học của Monarchianism và các nhóm tà giáo hiện nay có liên quan đến bản tánh của Chúa Jesus Christ.
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    17. Phần lớn các chứng cớ của Ba Ngôi được nhìn thấy trong những hoạt động có liên quan đến cả ba ngôi vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời: Cha, Con và Thánh Linh. Hãy xem mỗi phân đoạn sau và nói hoạt động hay sự kiện có liên quan đến cả ba ngôi vị trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
    a. Mat Mt 28:19 ……………………………………………………………..
    b. LuLc 1:35 ………………………………………………………………….
    c. 3:21-22 ………………………………………………………………
    d. IICo 2Cr 1:21-22 ………………………………………………………
    18. Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu ĐÚNG về các tà giáo.
    a. Các tà giáo đã phổ biến trong các thế kỷ đầu tiên của hội thánh chớ không phổ biến trong ngày nay.
    b. Các nhà lãnh đạo đã viết thêm vào Kinh thánh.
    c. Các thuộc viên này tôn kính Cơ đốc nhân bởi vì họ đã có các chân lý về Đức Chúa Trời rồi.
    d. Sự nhấn mạnh được nhắm vào các việc lành và hoàn thiện bản tánh của một con người để kiếm được sự cứu rỗi.
    e. Người ta tin Chúa Jesus là Đức Chúa Trời.
    Tà thuyết Donatism. Vấn đề thuộc về giáo hội.
    Ngay cuối thời kỳ này của hội thánh, vào năm 311, một cuộc tranh cãi mới lại nỗi lên giữa các hội thánh ở Bắc phi. Nó tương tự với vấn đề Cyprian đã đối diện 60 năm trước (bài 4) và sự ly khai hội thánh của Phe novatians. Lần này, một người trong giáo hội tên là Donatus muốn cách chức Caecilian, vị Giám mục đương chức tại Carthage. Caecilian đã được phong chức làm Giám mục bởi Felix, người đã từng là traditor trong cơn bắt bớ đời Diocletian. Felix đã giao nộp nhiều bản Kinh thánh để đem đi hủy theo như luật Lamã đã đòi hỏi.
    Donatus cho rằng không trung tín khi chịu áp lực là bội đạo và ông ủy quyền phong chức của Felix. Khi giáo hội không đồng ý với ông, Donatus đã cùng những người theo ông ly khai giáo hội. Họ bầu những Giám mục riêng cho mình, kể cả Donatus làm Giám mục tại Carthage (313-355.sc)
    Nhiều giáo hội đã cố gắng giải quyết sự ly giáo này trong hội thánh. Họ kết luận rằng sự hiệu lực của một thánh lễ (trong trường hợp này là lễ phong chức) không lệ thuộc vào đặc tính của người cử hành thánh lễ ấy. Những người theo Donatus không muốn chấp nhận quyết định này. Họ đòi hỏi có một sự nghiêm khắc thuộc linh chắc chắn và sự quan tâm cao độ đến chủ nghĩa khổ ta. Họ nói rằng tôn giáo của họ là tôn giáo chân chính của người Phi châu.
    Phe Donatus đã trở nên một phong trào phản kháng chống lại các nghi thức của giáo hội công giáo. Suốt thế kỷ thứ tư và sau đó, họ đã phát triển nhanh chóng tại Bắc phi theo ranh giới của ngôn ngữ và chủng tộc. Họ đi đến chỗ bác bỏ tiếng Latin và chỉ sử dụng ngôn ngữ địa phương. Họ là những người bài La mã một cách mạnh mẽ.
    Họ là giáo hội nổi bật nhất tại Bắc phi mãi cho đến cuối thế kỷ thứ tư. Lúc này, họ đã ủng hộ một cuộc nổi dậy chính trị chống lại quyền cai trị của La mã và kết quả là bị thất bại. Tuy vậy, họ vẫn tồn tại cho đến thế kỷ thứ bảy, khi toàn bộ Cơ đốc giáo tại Bắc phi đã bị thay thế bởi bước tiến của quân hồi giáo (chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này trong bài 9)
    Augustine ở Hippo, (chúng ta sẽ nghiên cứu về ông sau) đã viết rất nhiều về thẩm quyền của giáo hội vì cớ cuộc tranh cãi này. Cuối cùng, ông kết luận rằng giáo hội có thể dùng vũ lực để bắt buộc tuân theo các giáo lý và nghi thức của giáo hội Công giáo. Tác hại của sự dạy dỗ này đã xuất hiện lại trong lịch sử hội thánh, sau một thời gian rất lâu, qua tôn giáo pháp đình (xem từ vựng).
    19. Cả hai phái novatianists và Donatists đã kiếm sự thanh khiết bằng cách:
    a. Hạn chế thẩm quyền của giáo hội
    b. Khuyến khích sự xưng tội cách cá nhân và sự tha thứ từ nơi Đấng Christ.
    c. Không cho những người trước kia đã từng bội đạo được dự phần trong hội thánh.
    d. Tuân theo mọi chính sách của giáo hội Công giáo.
    20. Nếu kết luận rằng một người vô đạo đức có thể cử hành một thánh lễ Cơ đốc mà không làm tổn hại đến hiệu quả của thánh lễ, thì theo phép lý luận, bạn nghĩ kết luận này có thể đến các kết luận nào khác? Hãy viết vào vở của bạn.
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    21. Đôi khi một người ủng hộ một phong trào trong giáo hội vì một lý do chủng tộc hay lý do dân tộc. Tân ước (GaGl 3:28) dạy gì về các nhóm tín đồ có văn hóa khác nhau?
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    22. Ngoài Donatism ra, một phong trào tà giáo có thành kiến nặng nề về văn hóa ấy là:
    a. Montanism.
    b. Monarchianism.
    c. Gnosticism
    d. Ebionitism
    23. Hãy mô tả vấn đề trong giáo hội đã dẫn đến phong trào phản kháng của phe Donatist.
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    ………………………………………………………………………………………………………………………..
    SỰ XUẤT HIỆN VIỆC THỜ PHƯỢNG THEO NGHI THỨC
    Các nan đề do cơn bắt bớ từ bên ngoài và tà giáo từ bên trong đã bộc lộ nhu cầu cần thêm việc tổ chức trong hội thánh. Để khuyếch trương tổ chức, cấp lãnh đạo hội thánh đã phải khá mạnh để loại bỏ những người theo tà giáo và kháng cự những kẻ bắt bớ. Các nhà lãnh đạo đã củng cố địa vị của mình bằng cách hoàn tất ba vấn đề: Một cuốn sách có thẩm quyền đối với đức tin và nghi thức Cơ đốc, một lời tuyên xưng niềm tin hay là bài tín điều, và lời hứa nguyện hiệp một với hội thánh qua việc vâng phục vị Giám mục.
    Kinh điển
    Trong bài 4, chúng ta đã thấy rằng. Càng ngày, các nhà lãnh đạo hội thánh càng phải nhờ đến thẩm quyền của Kinh thánh. Clement trưng dẫn Cựu ước để trình bày nhu cầu hiệp một trong hội thánh Côrinhtô. Polycarp đã trích sáu mươi phân đoạn từ các tác phẩm Tân ước trong lá thư gởi cho người Philíp. Irenaeus trích dẫn từng sách trong cả Tân ước lẫn Cựu ước để bác bẻ tà giáo và xác lập giáo lý. Và Tertullian, nhà thần học Latin đầu tiên, đã đưa ra các định nghĩa của các giáo lý dựa theo Kinh thánh. Nhờ những lời trưng dẫn của các sách cụ thể, đặc biệt, được lập lại nhiều lần của những người này và nhiều người khác nữa, hội thánh đã thiết lập được kinh điển của Kinh thánh.
    Những người theo tà giáo đã bác bỏ một số sách trong Kinh thánh vốn đã được chấp nhận một cách rộng rãi và họ chấp nhận nhiều sách khác. Có lẽ Marcion đã lập ra một danh sách đầu tiên của kinh điển chính thức (140.sc), gồn có phần của Lu ca và mười bức thư của Phaolô (không có một bức thư mục vụ nào cả). Phe Montanists giới thiệu lời Tiên tri mới của họ (New Prophecy), nó đã khơi dậy nỗi lo sợ về bản Kinh thánh chính thống. Cũng trong cuối thế kỷ thứ hai, nhiều tác phẩm đã được viết ra, nói về các công việc của các sứ đồ, thờ thơ ấu của Chúa Jesus, và cuộc đời của Philát.
    Tất cả các yếu tố này đã thôi thúc hội thánh xác lập Kinh điển của Kinh thánh. Các thơ tín của Phaolô đã được sưu tập tại Êphêsô vào cuối thế kỷ thứ hai. Irenaeus đã xác định rõ ràng về các sách này. Năm 200.sc. Một danh sách được viết dưới tên Bộ kinh điển Muratori (Muratorian Canon) đã xuất hiện ở Rôma. Bộ kinh điển này gần như đầy đủ, ngoại trừ một số sách còn bị tranh luận về quyền tác giả: Gia cơ, IIPhierơ, II, IIIGiăng và Giuđe. Sách Hêbơrơ bị bỏ qua, mặc dầu đã được Clement ở Rôma sử dụng rồi. Nhưng vào năm 400.sc, toàn bộ hai mươi bảy sách trong Tân ước đều đã được công nhận.
    Có ba vấn đề kiểm tra mang tính chất quan trọng đối với hội thánh khi công nhận là thuộc vào kinh điển Tân ước. Trước tiên, tác phẩm này phải có những dấu hiệu chứng tỏ được viết ra hay được đỡ đầu bởi một vị sứ đồ. Thứ nhì, tác phẩm này phải hợp với qui tắc của đức tin. Thứ ba, tác phẩm này phải được hội thánh chấp nhận một cách rộng rãi. Các hội nghị sau này của hội thánh đã công nhận các tác phẩm đã được chấp nhận rộng rãi rồi là các tác phẩm thích hợp với các tiêu chuẩn này.
    24. Điều gì đã dẫn đến nhu cầu tạo ra bộ kinh điển các tác phẩm Tân ước?
    …………………………………………………………………………………………………………………………
    …………………………………………………………………………………………………………………………
    25. Danh sách kinh điển này đã phát triển như thế nào?
    …………………………………………………………………………………………………………………………
    …………………………………………………………………………………………………………………………
    26 Liệt kê ba vấn đề kiểm tra được áp dụng cho mỗi tác phẩm để tác phẩm đó được chấp nhận là một sách trong Tân ước.
    …………………………………………………………………………………………………………………………
    …………………………………………………………………………………………………………………………
    Các tín điều
    Khi hội thánh đã phát triển và lan ra khắp mọi nơi trong đế quốc, lúc ấy cần phải có sự thống nhất trong hành động và trong niềm tin. Hội thánh cần một bản qui tắc của đức tin. Origen đã định nghĩa một mực thước như thế là “sự dạy dỗ của hội thánh được bảo tồn bất di bất dịch và được các sứ đồ truyền lại liên tiếp trải qua các đời. Bản quy tắc này là một tuyên ngôn về giáo lý, được gọi là bài tín điều, để có thể dễ ghi nhớ và lập lại khi tuyên xưng công khai. Mặc dầu không do các sứ đồ viết ra, nhưng nó đã trở nên bài Tín Điều Các Sứ Đồ.
    Có những dấu hiệu trong Kinh thánh cho biết rằng hội thánh thời Tân ước có thể đã dùng các câu nói trong bài tín điều để trình bày những điểm tóm tắt có giới hạn về chân lý.
    27. Hãy xem từng phân đoạn sau và viết một câu vắn tắt trong bài tín điều đối với từng phân đoạn RoRm 10:9-10, ICo1Cr 15:3-4, ITi1Tm 3:16. Hãy viết vào vở của bạn.
    Trải qua nhiều năm, các giáo hội đã sử dụng được các bản tuyên ngôn đức tin riêng của họ để đương đầu với nhiều tà giáo và chỉ dạy các tân tín hữu. Irenaeus đã viết một bản qui tắc như thế, tập trung vào sự nhập thể, sự chết làm sinh tế chuộc tội cho con người, sự sống lại trong thân thể, và sự tái lâm của Đấng Christ. Bản này chống lại Trí huệ phái một cách rõ ràng.
    Các bài tín điều trong lễ báp tem chẳng bao lâu đã trở nên những lời phù hợp (xem Cong Cv 8:37, Mat Mt 28:19) thoạt tiên, các bài tín điều này gồm có các câu hỏi và câu trả lời: Từ giữa thế kỷ thứ ba, chúng chuyển dần thành hình thức tuyên ngôn, mở đầu bằng câu: “Tôi tin…”. Đây là bài tín điều các sứ đồ, có niên hiệu khoảng từ 400sc.
    Tôi tin Đức Chúa Trời toàn năng là Cha,
    Là Đấng dựng nên trời đất
    Tôi tin Jesus Christ là con độc sanh của Đức Chúa Trời , và Chúa chúng ta ;
    Ngài được dầu thai bởi Thánh linh ,
    Sanh bởi nữa đồng trinh Mari ;
    Chịu thương khó dưới tay Bôn-xơ Phi-lát ,
    Bị đóng đinh trên thậ tự giá , chịu chết và chôn ;
    Ngài xuống âm phủ ;
    đến ngày thứ ba Ngài từ kẻ chết sống lại ;
    Ngài thăng thiên , ngồi bên hữu Đức Chúa Trời toàn năng là Cha .
    Từ đó , Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết .
    Tôi tin Thánh linh . Tôi tin hội thánh phổ thông ;
    Sự cảm thông của thánh đồ ;
    Sự tha tội ;
    Sự sống lại của thân thể ;
    Và sự sống đời đời .
    28. Mục đích của các bài tín điều trong hội thánh đầu tiên là gì?
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    ………………………………………………………………………………………………………………………
    29. Sau khi đọc lại bài tín điều các sứ đồ, hãy xác định xem các chân lý nào trong bài này sẽ được chấp nhận đối với a. Các nhóm theo tà giáo hiện nay. b. Chính bạn. Tại sao? Hãy viết vào vở của bạn.
    Vai trò của Giám mục
    Trong các hội thánh thời Tân ước, không có các vị trong chế độ quân chủ, chỉ có các Trưởng lão và các chấp sự. Nói như vậy có nghĩa là không có vị Trưởng lão nào được nhấc lên cao hơn các Trưởng lão khác. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ thứ hai, chúng ta thấy mẫu mực ba cấp bậc chức vụ đã phát triển. Ignatius đã đặt Giám mục cao hơn các Trưởng lão và chấp sự. Có lẽ chức Giám mục đã xuất hiện để lo giúp việc liên lạc giữa các hội thánh, giải quyết các sự dạy dỗ của tà giáo, và cử hành lễ tiệc thánh. Cuối thế kỷ thứ hai, vị Giám mục là người lãnh đạo hội thánh được chính thức công nhận tại một thành phố hoặc một vùng cụ thể.
    Sự xuất hiện của Trí huệ giáo và mối đe dọa của nó đối với thẩm quyền của giáo hội đã dẫn đến việc đã soạn ra các danh sách kế vị các sứ đồ. Các danh sách này đã chứng minh thẩm quyền của Giám mục bằng cách liên hệ trực tiếp Giám mục với các sứ đồ. Chẳng bao lâu, vị Giám mục tại Rôma được công nhận là lãnh tụ trong số các nhà lãnh đạo vì kế vị trực tiếp từ Phierơ. Mat Mt 16:18 được dùng để giải thích rằng Đấng Christ đã lập hội thánh trên Phierơ. Tuy nhiên, nhiều học giả Hylạp nêu lên rằng, lời nói trong phân đoạn này cho biết Đấng christ đang nói đến những gì hoặc là Đấng mà Phierơ đã xưng nhận là nền tảng của hội thánh và Ngài không nói đến bất cứ một chức vụ nào của con người là nền tảng của hội thánh.
    Nhiều hoàn cảnh khác nữa đã dẫn đến việc gia tăng quyền lực của vị Giám mục tại Rôma. Rôma là thủ đô của đế quốc, đã có một hội thánh vững vàng mạnh mẽ. Hội thánh có thể cung cấp viện trợ cho các hội thánh khác. Các hội thánh ở Rôma đã có danh tiếng tốt là chính thống khi đối diện với tà giáo trên toàn đế quốc Rôma cũng trở thành một trung tâm chính của Cơ đốc giáo khi các trung tâm khác phải chịu khổ bao nhiêu khác nhau. Jêrusalem bị quân Lamã tàn phá năm 135.sc. Hội thánh tại Êphêsô đã bị Donatism giằng xé tơi bời, và bị Giám mục ở đây dứt phép thông công vào gần cuối thế kỷ thứ hai. Carthage đã bị phân rẽ bởi Donatism trong thế kỷ thứ tư. Vì vậy, các đối thủ tranh quyền lãnh đạo tại Rôma đã bị loại dần.
    Cuối cùng, các Giám mục tại Rôma là những nhà lãnh đạo khôn khéo, đã cẩn thận gia thêm quyền lực của riêng họ. Ví dụ như Callistus (217-222sc) là Giám mục đầu tiên nhận lại những tội nhân ăn năn vào hội thánh như là một vấn đề thuộc về chính sách. Trước đây các Cơ đốc nhân phạm những tội như tà dâm, giết người, hay bội đạo đã bị cấm nhận lại vào hội thánh. Dần dần, giáo hội đã đặt ra một hệ thống có cấp độ trong lễ sám hối do Giám mục cử hành, cũng giống như lễ báp tem vậy.
    Cuối thế kỷ thứ ba, sự phân rẽ giữa hàng giáo phẩm và giáo dân đã rõ ràng. Chỉ có hàng giáo phẩm mới có thể cử hành các nghi lễ tiệc thánh và báp tem. Các ngôi giáo đường kiểu Basilica đơn giản đã tách những người học Phước Âm Yếu Chỉ ra một bên tách khỏi vị Giám mục ở bên kia cùng với gian dài ở giữa dành cho giáo dân. Rõ ràng chức Giám mục đang trở thành trung tâm của một tổ chức đồng loạt hơn, cứng rắn hơn trong hội thánh.
    30. Phierơ đã chỉ ra ai là nền tảng của hội thánh (IPhi 1Pr 2:4-8).
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    31. Hãy giải thích các tà giá như là Trí huệ giáo đã tác động như thế nào đến quyền lực của vị Giám mục.
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    ……………………………………………………………………………………………………………………………
    32. Địa vị của vị Giám mục ở Rôma như là nhà lãnh đạo chính đã được ủng hộ bởi.
    a. Các lẽ thật Kinh thánh.
    b. các danh sách người kế vị các sứ đồ
    c. Đế quốc Lamã
    d. tất cả các câu trên.
    33. Hãy soạn một bản liệt kê các nguyên nhân trong việc phát triển thẩm quyền của vị Giám mục tại Rôma. Hãy viết vào vở của bạn.

Năm 312, Cơ đốc giáo đã giải quyết xong một số các nhóm tà giáo. Trong quá trình này, hội thánh đã đạt được một cơ cấu hữu hình trong các lãnh vực: Kinh điển, tín điều và cấp bậc. Bấy giờ, hội thánh đang đứng trước ngưỡng cửa của sự biến đổi nghiêm trọng. Với sắc lệnh Milan năm 312, Hoàng đế Constantine I đã mở ra giai đoạn này cho các Cơ đốc nhân, những người trước đây bị bắt bớ, nay trở thành những kẻ bắt bớ khi quốc gia này nhận Cơ Đốc giáo làm quốc giáo.

Bài tự trắc nghiệm

  1. Hãy ghép các tà giáo (bên phải) phù hợp với các lời dạy dỗ hay các đặc trưng thích hợp (bên trái).
    ……a. Cho rằng Đấng Christ là một con ma.
    ……b. Ly khai khỏi giáo hội ở Bắc phi để phản kháng các nghi thức của giáo hội công giáo.
    ……c. Nhấn mạnh các ân tứ của Thánh linh hơn là nhấn mạnh đến Kinh thánh.
    ……d. Xem Đức Chúa Trời có Một Ngôi, vì vậy phủ nhận giáo lý Ba Ngôi.
    ……e. Bị diệt sạch sau khi người Lamã tàn diệt dân Do thái.
    ……f. Dạy rằng sự cứu rỗi đến bởi tri thức của con người nhờ những tri thức bí ẩn
    ……g. Gieo rắc mầm mống cho nhóm theo tà giáo Unitarianism ngày nay.
    ……h. Xem địa vị công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời là kết quả của việc vâng giữ luật pháp Do thái.
    ……i. Cho rằng không trung tín trong cơn bắt bớ là bội đạo.
    ……j. Phản kháng trước sự bắt chước thế gian, gia tăng sự vâng phục thẩm quyền của con người và chủ nghĩa hình thức trong giáo hội.
  2. Sắp xếp các tà giáo (bên phải) phù hợp với những nhân vật có liên quan đến sự phát triển của tà giáo đó (bên trái)
    ……a. Các Cơ đốc nhân người Do thái.
    ……b. Marcion
    ……c. Montanus
    ……d. Donatus
    ……e. Mani
    ……f. Sabellius
    ……g. Paul ở Samosata

CÂU LỰA CHỌN : Khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng nhất .
3. Các nhóm theo tà giáo ngày nay trình bày
a. Mối đe dọa rất nhỏ đối với Cơ đốc giáo.
b. Các lý thuyết mới mẽ chưa từng được kiểm tra trước đây.
c. Các tà giáo cũ trá hình là các lý thuyết mới.
d. Chỉ là sự chệch hướng không đáng kể so với xu thế chính của Cơ đốc giáo
4. Kinh điển Tân ước gồm 27 sách đã được hoàn tất vào năm:
a. 100.sc
b. 200.sc.
c. 300.sc.
d. 400.sc
5. Các bản tuyên ngôn của đức tin được gọi là các bài Tín Điều được triển khai để.
a. Trình bày giáo lý của hội thánh.
b. Dễ ghi nhớ và lặp lại.
c. Chỉ dạy tân tín hữu.
d. Tất cả các câu trên.
6. Các bản danh sách kế vị các sứ đồ đã ủng hộ cho thẩm quyền của vị Giám mục tại Rôma được bắt đầu từ.
a. Đấng Christ.
b. Phierơ.
c. Phaolô.
d. Gia cơ.

TRẢ LỜI NGẮN . Trả lời các câu sau càng ngắn càng tốt .
7. Một số các đặt trưng của các nhóm theo tà giáo ngày nay là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
8. Có mối liên kết nào giữa các nhóm theo tà giáo ngày nay và các tá giáo trong thời đầu tiên?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 2
Bây giờ bạn hãy ôn lại bài 3-5 để chuẩn bị cho phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn vị 2. bạn sẽ tìm thấy phần này và tờ bài làm trong tập học viên của bạn. Hãy trả lời mọi câu hỏi mà không xem sách giáo khoa hay tài liệu nghiên cứu. Hãy gởi tờ bài làm của bạn cho hướng dẫn viên ICI, kèm theo bất cứ tài liệu nào đã chỉ ra trên bìa của tập học viên. Sau đó, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu bài 6.
Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu .

  1. a. Mạng lệnh truyền giáo.
    b. Sự giáng sinh của Chúa Jesus Christ
    c. Lễ báp tem của Chúa Jesus Christ.
    d. Làm cho bền vững, xức dầu, đóng ấn.
    1. a. Đúng
    b. Sai
    c. Đúng
    d. Sai
    e. đúng
    18. a. Sai
    b. Đúng
    c. Sai
    d. Đúng
    e. Sai
    2. Vâng giữ luật pháp không đem lại địa vị công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời vì điều kiện đó chỉ đến bởi đức tin.
    19. c. Không cho những người trước kia đã từng bội đạo được dự phần trong hội thánh.
    3. Câu trả lời của bạn. Nếu Cơ đốc giáo quá mài miệt vào văn hóa của xã hội, và xã hội đó bị hủy diệt như dân tộc Do thái đã bị, thì lời phát biểu đặc biệt đó nói lên những đau khổ mà Cơ đốc giáo phải chịu
    20. Câu trả lời của bạn. Có lẽ thánh lễ này được cử hành một cách máy móc và tình trạng vô đạo đức được công nhận trong giới lãnh đạo hội thánh.
    4. Đó là nhị nguyên luận, Đấng hóa công và Donatism.
    21. Mọi chủng tộc dân tộc và ngôn ngữ đều hiệp một trong Đấng Christ.
    5. Câu trả lời của bạn. Sự khôn ngoan của con người là sự ngu dại trước mặt Đức Chúa Trời. Đấng Christ là sự khôn ngoan cho Cơ đốc nhân.
    Sự cứu chuộc chúng ta ở trong Đấng Christ.
    22. d. Ebionitism.
    6. Không phải là sự hủy hoại thân thể, cũng không phải là sự ham muốn của thân thể được phép xảy ra cho “đền thờ của Thánh linh” này.
    23. Câu trả lời của bạn. Vấn đề thẩm quyền của giáo hội là trọng tâm trong sự chống đối của phe Donatist đối với các nghi thức của giáo hội công giáo. Trải qua nhiều năm, giáo hội ngày càng nắm lấy nhiều uy quyền hơn tác động vào tình trạng tuân theo một giáo hội công giáo, chánh thống.
    7. a. 2. Marcionism.
    b. 3. Manichaeanism.
    c. 1. Toàn bộ Trí huệ giáo.
    24. Những người theo tà giáo bác bỏ các tác phẩm đã được chấp nhận một cách rộng rãi và việc viết thêm các tác phẩm mới.
    8. Tội lỗi và điều ác đến từ hành động của con người, không phải từ Đức Chúa Trời.
    25. Câu trả lời của bạn. Suốt rất nhiều năm, các tác phẩm nào đó đã có được tình trạng có thẩm quyền nhờ đã chấp nhận rộng rãi giữa các hội thánh, bắt đầu từ các thư của Phaolô, kế đó là các sách Phúc âm, rồi đến các sách khác.
    9. Phaolô nói rằng mọi sự đầy dẫy của Đức Chúa Trời đều ở trong Chúa Jesus Christ khi Ngài thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời trên thế gian này.
    26. Được các sứ đồ soạn ra, phù hợp với bài tín điều, được chấp nhận rộng rãi.
    10. a. 1
    b. 2
    c. 2
    d. 1
    e. 2
    f. 2
    27. Câu trả lời của bạn. Có lẽ là những câu như được cứu rỗi nhờ xưng ra và tin rằng “Chúa Jesus là Chúa”. Đấng Christ đã chết, đã được chôn, và sống lại vào ngày thứ ba. Đấng Christ đã đến trong hình hài thân thể con người, đã thi hành chức vụ, và đã quay về Thiên đàng.
    11. Câu trả lời của bạn. Họ đã phản ứng: Chống lại sự bắt chước thế gian, chủ nghĩa hình thức, và quyền lãnh đạo của con người đã thay thế cho việc vâng phục Đức thánh linh.
    28. Bác bẻ các người theo tà giáo và chỉ dẫn các tân tín hữu
    12. Câu trả lời của bạn. Hội thánh không được quá nhấn mạnh tổ chức và cấp bậc mà đánh mất sự lãnh đạo của Đức thánh linh và mối tương giao thuộc linh cá nhân với Đức Chúa Trời.
    29. a. Các nhóm theo tà giáo được đề cập trong bài này bác bỏ toàn bộ bài tín điều, ý kiến nói rằng Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, ý kiến nói rằng Đấng Christ phục sanh là Đấng cứu chuộc tội nhân bởi sự chết và sự sống lại của Ngài và ban sự sống đời đời.
    b. Câu trả lời của bạn. Bạn có thể xem từ ngữ “hội thánh” là một thân thể vô hình của Đấng Christ hơn là một tổ chức thuộc thể.
    13. b. Đức Chúa Trời
    14. Ba Ngôi
    31. Câu trả lời của bạn, giáo hội Công giáo đã chứng minh thẩm quyền của cấp lãnh đạo giáo hội và vì vậy đã đưa ra danh sách người kế vị cá sứ đồ, qua đó đề cao vai trò của vị Giám mục.
    30. Đức Chúa Jesus Christ.
    15. a. 1. Modal Monarchianism
    b. 3. Cơ đốc giáo theo Kinh thánh.
    c. 1. Modal monarchianism.
    d. 2. Dynamic Monarchianism.
    32. b. Các danh sách người kế vị các sứ đồ.
    16. Câu trả lời của bạn. Đấng Christ là Đức Chúa Trời quyền năng, Emmanuên, con Đức Chúa Trời, và ở cùng Đức Chúa Trời và là Đức Chúa Trời từ lúc ban đầu.
    33. Câu trả lời của bạn. Hãy kiểm tra câu trả lời của bạn với các nguyên nhân đã nêu trong tài liệu hướng dẫn này.