BÀI HỌC 4: Các Nhà Lãnh Đạo Hội Thánh
Thomas Carlyle, một sử gia người Anh (1795-1881) nói rằng : “Lịch sử là thực chất của những bản tiểu sử không thể đếm nổi”. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy những bản tiểu sử tóm tắt của nhiều vị lãnh tụ của Hội Thánh từ cuối thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ ba. Chúng ta sẽ ôn lại các hành động của họ để thiết lập một Hội Thánh tăng trưởng đang bị đế quốc thù địch chống đối. Họ đã đối diện với các tình huống khó có thể tin được, tuy vậy, Đức Chúa Trời đã giúp họ trong cơn đau đớn của họ. Khi nghiên cứu về những người này, những người xuất thân từ nhiều địa danh và nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ hiểu được những đóng góp của họ. Đức Chúa Trời đã ban phước cho họ bằng sự phong phú của các ân tứ Ngài, để trợ giúp cho sự phát triển của Hội Thánh trẻ trung này. Sự hiểu biết đôi chút về những gì các bậc tiền bối đã làm sẽ giúp bạn hiểu nhiều phương diện trong lịch sử Hội Thánh. Nó cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Hội Thánh của chính bạn.
Bạn có thể vui mừng vì Đức Chúa Trời đã luôn luôn sử dụng những ai tận tâm trong sự hầu việc Ngài để có ích cho Vương quốc Ngài. Khi nghiên cứu bài này, có thể bạn cần phải phản ánh cương vị của bạn trong việc xây dựng vương quốc Ngài.

Các Giáo Phụ.
. Clement ở Rô ma : Người Chăm bầy tận tụy
. Ignatius : Người vui lòng tuận đạo
. Polycarp : Mối liên kết với các Sứ đồ
Các Nhà Thân Oan.
. Justin Martyr : Người biện hộ tài năng
. Aristides, Athenagoras, Tatian : các nhà Thân oan.
Các Thiên Tài Lãnh Đạo.
. Irenaeus : Nhà bút chiến công hiệu
. Tertullian : Cha đẻ của nền thần học La tin
. Cyprian : Cha đẻ của thể chế giám mục
. Origen : Học giả và Giáo sư

Khi học xong bài này bạn sẽ có thể :
Ù Tìm ra và đánh giá các đóng góp của các nhà lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên vào việc phát triển Hội Thánh.
Ù Sử dụng bất cứ sự sáng suốt nào có thể áp dụng được cho Hội Thánh tại địa phương bạn.

  1. Nghiên cứu bài theo các chỉ dẫn trong Bài 1.
    2. Ghi chú trên các bản đồ sự phân chia tự nhiên giữa các Hội Thánh phía Đông và phía Tây đã xảy ra rất sớm trong lịch sử Hội Thánh.
    3. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra câu trả lời của bạn. Các từ then chốt.

Tỷ dụ hóa
Cấm dục (khổ tu)
người đang học Phước âm yếu chỉ
Sống độc thân
Đấng – Christ – Học – bán – thần
Đấng Hóa Công của giáo hội
thể chế giám mục
Giám mục đoàn
chú giải

CÁC GIÁO PHỤ THỜI SAU CÁC SỨ ĐỒ
Các sứ đồ như Giăng, Phao lô, Phi e rơ chỉ viết cho Cơ Đốc nhân và vì Cơ Đốc nhân. Chúng ta có những lá thư của họ trong Tân Ước. Các bài viết này đề cập đến nhiều phương diện khác nhau trong đời sống Cơ Đốc nhân. Quãng thời gian kéo dài từ cuối thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ hai, có nhiều nhà lãnh đạo Hội Thánh mà chúng ta có thể gọi là các giáo phụ sau thời các sứ đồ. Họ cũng chỉ viết cho các Cơ Đốc nhân. Chúng tôi sẽ giới thiệu ba vị trong số các giáo phụ ấy.
Clement ở Rô ma : Một người chăn bầy tận tụy.
Chúng ta biết rất ít về cuộc đời của Clement ở Rô ma. Nhiều học giả nói rằng ông là người được đề cập đến trong Phi líp 4:3;. Ông là vị lãnh đạo của Hội Thánh tại Rô ma lúc ông viết một bức thư dài gởi cho Hội Thánh Cô rinh tô, khoảng năm 97 S.C. Lá thư này rất quan trọng, vì nó cho biết nhiều nan đề, tương tự như những nan đề đã thôi thúc Phao lô viết thư cho Hội Thánh này, vẫn không được giải quyết nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, giá trị của bức thư ấy còn lớn lao hơn thế, vì nó là một gương mẫu cổ nhất của văn chương sau thời các sứ đồ.
Trong thư Clement không cố gắng củng cố bất cứ thẩm quyền nào. Đúng hơn, xuất phát từ mối quan tâm đơn thuần của người chăn đối với bầy chiên của Đức Chúa Trời, ông cố giải quyết nan đề. Ông viết thư này vì cớ nhiều người dấy lên nghịch cùng các trưởng lão. Clement mở đầu thư bằng cách yêu cầu các tín hữu Cô rinh tô phải khiêm nhường và vâng lời. Ông đi ngay vào căn nguyên của nan đề : sự kiêu ngạo. Ông trích dẫn nhiều ví dụ từ Cựu ước (hầu như 150 ví dụ) để cho thấy hậu quả của sự ương ngạnh.
Trong lời nài xin Hội Thánh, Clement đã trình bày một nền tảng vững chắc cho sự thánh khiết của chức giám mục. Chính các sứ đồ đã bổ nhiệm các giám mục và các chấp sự để phục vụ trong địa vị lãnh đạo Hội Thánh. Ông nói rằng: Sẽ là phạm tội nếu giáng chức một người mà người đó vẫn trung tín hầu việc trong chức vụ đó. Cuối cùng, Clement đã khẩn khoản kêu gọi sự hiệp một và dâng lời cầu xin Đức Chúa Trời giúp đỡ họ.
1. Nền tảng của lời nài xin hiệp một do Clement viết cho Hội Thánh Côrinhtô là
a. Các tác phẩm của Phaolô trong Tân ước.
b. Thẩm quyền của chính ông là giám mục ở Rôma.
c. Các ví dụ trong Cựu ước nói về sự ương ngạnh.
d. Tất cả các câu trên.
2. Bạn nghĩ vì sao Clement đã trích dẫn rất nhiều câu Kinh Thánh Cựu ước trong lời nài khuyên người Côrinhtô.
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
3. Hãy đọc ICo1Cr 1:10-13, 3:3-6; 6:1IICo 2Cr 12:20. Theo các phân đoạn này một trong những nan đề thường được Phaolô nhắc đến là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
4. Hãy liệt kê một vài điều trong phương pháp giải quyết của Clement đối với Hội Thánh Côrinhtô mà nó có thể giúp bạn giải quyết nan đề của Hội Thánh. Hãy viết vào vở của bạn.
Ignatius: Người Vui Lòng Chịu Tuận Đạo
Ignatius (khoảng 50-115 S.C), giám mục của Hội Thánh Antiốt xứ Syri đã bị bắt giữ vì ông là một Cơ Đốc nhân. Việc này xảy ra trong thời Pliny bắt bớ các Cơ Đốc nhân ở xứ Bithini ngay phía Tây Bắc . Ignatius bị các lính gác có vũ trang giải đến Rôma và bị xử tử tại đó. Dù là một tù nhân, ông vẫn được phép viết thơ cho nhiều Hội Thánh và nhiều người trên đường đi đến Rôma. Nhờ các bức thơ này, chúng ta có một cái nhìn mới về các nan đề và các cơ hội mà Hội Thánh có được trong những năm đầu sau khi các sứ đồ qua đời.
Ignatius quan tâm đến đời sống thánh thiện và qua đời thánh thiện. Ông đã vui lòng, thậm chí hăm hở chịu chết vì Đấng Christ. Trong bức thư gởi cho Hội Thánh Rôma yêu cầu họ đừng làm điều gì để ngăn trở ông chịu tuận đạo, ông nói rằng: “Tôi thích chịu chết vì Đấng Christ hơn là cai trị toàn thế giới này. Hãy để mặc tôi cho những con thú để nhờ chúng, tôi có thể thành người ngồi đồng bàn với Đức Chúa Trời”. Sự can đảm của ông đã và còn đang là sự cảm động cho nhiều tín đồ đang đối diện với sự bắt bớ.
Qua các bức thư, Ignatius đã đóng góp một số ý kiến mới về sự tổ chức cho cộng đồng Hội Thánh. Ví dụ như ông là người đầu tiên nói đến Hội Thánh “Công giáo” (“Catholic” Church), nghĩa là một Hội Thánh phổ thông.
Bị xáo trộn do mối nguy hiểm của sự chia rẽ và giáo lý giả ngụy trang Hội Thánh, nên Ignatius đã kêu gọi một sự hiệp một Cơ Đốc, tập trung vào giáo phận. Ông đã phân biệt giữa ban “giám mục” và “trưởng lão” để có được ba cấp bậc chức vụ: Giám mục trưởng lão và chấp sự. Ông coi vai trò của giám mục ngang với vai trò của Đức Chúa Trời, vai trò các trưởng lão ngang với vai trò hội các sứ đồ, và các chấp sự ngang với vai trò chức vụ của Chúa Jesus Christ.
Mẫu mực “chức vụ bộ ba” đã trở thành mẫu mực phổ thông trước thế kỷ thứ ba. Giám mục trở thành vị lãnh đạo không phải bàn cãi gì nữa trong cộng đồng Cơ Đốc. Dầu sự phân biệt này đã khuyến khích sự gia tăng quyền bính của giám mục, Ignatius đã không đề cao vị giám mục tại Rôma. Đối với ông, vị lãnh đạo Hội Thánh tại Rôma cũng chỉ là một trong những vị lãnh đạo Hội Thánh địa phương.
Ignatius cũng đã đề cập đến hai tà thuyếT: Chủ nghĩa duy luật pháp của người Dothái (thuyết Ebionitism) và Hình như thuyết Docetism), (chúng ta sẽ học hai thuyết này trong bài 5). Người Do thái khăng khăng cho rằng giữ luật pháp là việc cần yếu để được sự cứu rỗi, nhưng Ignatius đáp rằng các Đấng tiên tri trong Cựu ước đã mong đợi Đấng Christ, là Đấng bày tỏ Đức Chúa Trời hằng sống. Chống lại với các giáo sư của Hình như thuyết, là những người cho rằng Đấng Christ chỉ là ma hay là bóng ma, ông đã tranh luận rằng Đấng Christ thực sự sinh ra bởi bà Mari, đã thực sự ăn và uống, đã thực sự bị bắt bớ dưới tay Bônxơ Philát, đã thực sự bị đóng đinh trên cây thập tự và bị chết, và đã thực sự sống lại từ trong kẻ chết.
Cả người Dothái lẫn người theo thuyết Docetism thực sự không hiểu các lẽ thật của Kinh Thánh. Ignatius đã nêu lên rằng, vì Đức Chúa Trời đã trở thành con người, đã làm ứng nghiệm Cựu ước, thực sự đã sống và đã chết, Ngài trổi hơn là việc tuân giữ luật pháp hay chỉ là bóng ma. Mọi lá thư của ông đều mang tính thần học lấy Đấng Christ làm trung tâm.
5. Sắp xếp các đóng góp (trái) phù hợp với các vị lãnh đạo Hội Thánh (phải).
…..a Xác định ba cấp bậc chức vụ
…..b Viết tác phẩm cổ nhất thời các giáo phụ.
…..c Giải quyết nan đề chia rẽ Hội Thánh
…..d Xem vị Giám mục tại Rôma là vị lãnh đạo của Hội Thánh phổ thông.
6. Quan điểm của Ignatius về “Giám mục” và “Trưởng lão” khác nhau như thế nào so với quan điểm của Thánh Kinh đã được trình bày trong phần “Hình Thức Tổ Chức” ở bài 2
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
7. Hãy kể ba sự đóng góp của Ignatius cho Hội Thánh đầu tiên.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Polycarp: Mối Liên Kết với Các Sứ Đồ
Một người đã nhận bức thư của Ignatius là Polycarp, vị giám mục tại Simiệcnơ (khoảng 70-156). Bạn còn nhớ đến phần nói về phiên xử Polycarp trong Bài 3 không? Polycarp không chỉ là bạn của Ignatius mà ông còn là một môn đồ của sứ đồ Giăng. ông đã trò chuyện với nhiều người đã từng biết Chúa Jesus khi Ngài sống tại Galilê. Vì vậy, Polycarp là mối liên kết quan trọng giữa Hội Thánh thời các sứ đồ và Hội Thánh về sau này.
Polycarp đã viết một bức thư cho Hội Thánh Philíp. Ông khích lệ họ hãy cứ vững vàng trong đức tin và làm các việc lành. Ông nhấn mạnh điều răn của sự công bình được làm trong đời sống ấy là “được dẫn dắt bởi lòng yêu mến Đức Chúa Trời, Đấng Christ và người lân cận”. Ông cũng đề cập đến vai trò của người vợ, các quả phụ, các chấp sự, các trưởng lão. Về phần các trưởng lão, ông nói rằng:
Các trưởng lão cũng phải có lòng thương xót, nhân từ đối với mọi người, đem những ai đã lầm lạc quay trở lại, chăm sóc người đau ốm, không bỏ lơ các góa phụ, trẻ mồ côi hoặc người nghèo khổ; nhưng phải luôn nghĩ đến những điều đáng kính trọng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời và của con người, cố nhịn mọi cơn giận giữ, sự thiên vị, đoán xét không công bằng, tránh xa mọi sự ham tiền, không hấp tấp nghĩ điều xấu cho bất cứ ai, cũng không đoán xét nghiêm khắc, biết rằng hết thảy chúng ta đều mắc một món nợ tội lỗi. (Petry; trang 11)
Bức thư này có tầm quan trọng vì Polycarp đề cập đến lá thư Phaolô đã viết cho Hội Thánh này. Thực ra Polycarp trích dẫn từ các sách Tân ước khoảng 60 lần, trong đó hơn 30 lần là từ các bức thư của Phaolô.
Dù Polycarp có thể đã đến Rôma để tìm kiếm một giải pháp cho một số các nghi vấn về thần học, mối quan tâm chính của ông không phải là giáo thể của Hội Thánh, nhưng là nhu cầu cho việc sống đạo mỗi ngày, sống như một Cơ Đốc nhân. Tác phẩm của ông chứng tỏ sự tận hiến riêng tư, sâu sắc cho Đấng Christ hằng sống.
8. Hãy chú ý cẩn thận đến định nghĩa của Polycarp về vai trò của vị lãnh đạo Hội Thánh. Suốt lịch sử Hội Thánh, vai trò này đang thay đổi. Theo Polycarp, điều gì dường như là toàn bộ đặc tính của người lãnh đạo Hội Thánh?
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
9. Trong thơ gởi Hội Thánh Philíp, nguồn thẩm quyền mà Polycarp dựa vào ấy là:
a) Địa vị làm giám mục tại Simiệcnơ
b) Chức vụ giám mục tại Rôma
c) Ignatius, bạn ông.
d) Các sách trong Tân ước
10. Ý nghĩa trong chức vụ và đời sống của Polycarp là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
CÁC NHÀ THÂN OAN
Không giống như các sứ đồ và các giáo phụ sau thời các sứ đồ, là người viết cho Cơ Đốc nhân, các nhà Thân Oan đã viết cho người ngoại. Họ đã viết như là triết gia hơn là như nhà thần học. Họ cố binh vực cho đức tin Cơ Đốc bằng những lời giải thích và biện minh hợp lý để chống lại những lời buộc tội vô lý từ sự chống đối của dân chúng.
Justin Martyr Người Biện Hộ Tài Năng
Justin Martyr (khoảng 100-165 S.C) là nhà Thân oan hàng đầu và là người phát ngôn trong giới văn học vào giữa thế kỷ thứ hai ở miền Đông Đế Quốc. Hãy chú ý sự phân chia của Hội Thánh phía Đông (Đông Giáo hội) và các Hội Thánh phía Tây (Tây Giáo hội) trên bản đồ. Sinh ra trong gia đình ngoại giáo, ông đã được huấn luyện như một triết gia chuyên nghiệp. ông đã kể lại thể nào ông đã đi từ tôn giáo này sang tôn giáo khác để cố tìm ý nghĩa thỏa đáng của cuộc sống. Chính phẩm chất của cuộc sống Cơ Đốc và cách thức họ đối diện với sự chết đã gây ấn tượng tốt trên ông.
Sau khi qui đạo, Justin Martyr cố gắng áp dụng quá trình huấn luyện chuyên môn của mình để hầu việc Đức Chúa Trời. Trong các tác phẩm của mình, ông cố bày tỏ rằng Cơ Đốc nhân không phải là bọn vô đạo, cũng không phải là kẻ thờ thần tượng. Ông trình bày sự tranh luận tương tự như cuộc tranh luận của Phaolô tại Athên (Cong Cv 7:16-31). Ông nói rằng: “Thần tượng là những đồ vật dễ hư hỏng. Các của lễ chỉ hủy hoại những gì mà Đức Chúa Trời đã sáng tạo. Nước Đức Chúa Trời không phải là một vương quốc trên đất này. Vì vậy niềm tin cậy của Cơ Đốc nhân không nằm trong các lễ nghi hiện tại”.
Cũng giống như các nhà Thân oan ở phía Đông, Justin Martyr nhấn mạnh các lời tiên tri trong Cựu ước, bày tỏ sự ứng nghiệm các lời tiên tri đó trong Tân ước qua Đấng Christ. Ông thường xuyên nói đến sự cứu rỗi cho dân ngoại bang cũng như dân Do thái nhờ sự chết và sự phục sinh của Chúa Jesus Christ. Theo phong tục của các nhà Thân Oan Đông phương, ông cũng so sánh Cơ Đốc với triết lý của ngoại giáo, trình bày Cơ Đốc giáo như là một triết lý cổ xưa nhất, đúng nhất và triết lý thiên thượng nhất.
Bằng nổ lực giải thích cho những người đương thời của ông biết vể những gì Cơ Đốc nhân đã làm trong bí mật, ông đã để lại cho chúng ta một bức tranh bằng lời về sự thờ phượng buổi ban đầu. Sự nhóm lại ngày Chúa nhật được đánh dấu bằng sự cầu nguyện, đọc các sách thánh, cử hành nghi lễ Báp têm và Tiệc thánh, thâu góp sự dâng hiến, các của dân và sự thông công.
Những người mới hoán cải, những người được gọi là người đang học Phước Âm Yếu Chỉ đã phải để nhiều thời gian (lên đến ba năm) cho việc cầu nguyện và kiêng ăn để được xá tội trong quá khứ của họ. Suốt thời gian này, họ được chỉ dạy, sau đó họ được làm phép Báptêm bằng nước nhơn danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Jesus Christ và Đức Thánh Linh. Trong buổi nhóm với các anh em sau lễ Báp têm, họ đã đồng dự bánh và rượu nho pha với nước đã được biệt riêng ra. Justin tuyên bố rằng bánh và nước nho nầy là thịt và huyết thật của Chúa Jesus nhập thể. Lý thuyết nầy về sau đã được triển khai thành một giáo lý chính thức.
Justin Martyr không ở lâu dài tại một ngôi nhà hay Hội Thánh nào. Là một nhà truyền giáo không chuyên, ông cảm thấy được Thánh Linh thúc giục nói về Đức Chúa Trời bằng những ngôn từ tri thức của những nhà tư tưởng thời đó. Các nổ lực để minh chứng sự siêu việt của Cơ Đốc giáo đối với mọi triết lý và tôn giáo khác đã chiếm hết thời gian trong đời sống của ông. Ông đã tuận đạo trong cơn bắt bớ tàn khốc của Hoàng Đế Marcus Aurelius (161-180 S.C), là Hoàng Đế có tử thù với các Cơ Đốc nhân.
11. Justin Martyr đã binh vực cho Cơ Đốc giáo bằng lời tranh luận hợp lý nói rằng
a. Con người không thể hạ thấp Đấng tạo hóa (Đức Chúa Trời) thành ra một hình tượng dễ hư hoại.
b. Sự cứu rỗi đến bởi đức tin, đức tin đến bởi nghe Lời Đức Chúa Trời.
c. Đời sống Cơ Đốc là cao quí hơn và dâng chính mình làm của lễ nhiều hơn lối sống của người ngoại giáo.
12. Từ quan điểm lịch sử, thật khó mà xác định sự tranh luận trí thức của Justin Martyr đã thành công như thế nào. Chúng ta không biết cuối cùng các nổ lực của ông có làm giảm bớt áp lực của cơn bắt bớ trên Hội Thánh hay không. Dầu vậy, phương pháp của ông đã có thuận lợi gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
13. Hãy giải thích sự đóng góp của Justin Martyr cho sự phát triển Hội Thánh khác nhau như thế với sự đóng góp của các giáo phụ sau thời các sứ đồ?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
Aristides, Athenagoras, Tartian: Các Nhà Thân Oan
Aristides là một triết gia Cơ Đốc tại thành phố Athên. Khoảng 140 S.C, ông đã gởi một bức thơ thân oan lên Hoàng đế Antonius Plus. Trong thơ, ông so sánh sự thờ phượng của Cơ Đốc nhân với sự thờ phượng của người Canh đê, người Hylạp, và của người Do thái để minh chứng tính Ưu việt của nghi thức Cơ Đốc. ông cũng miêu tả các phong tục và đạo đức của Cơ Đốc nhân:
Vì họ biết và tin cậy nơi Đức Chúa Trời…họ không phạm tội tà dâm…không làm chứng dối, cũng không cũng không thèm muốn những vật gì được đem cầm cố…Họ hiếu kính cha mẹ, tỏ lòng nhân với những kẻ ở gần; …họ đoán xét cách công bình…với kẻ áp bức họ, họ nhượng bộ….Và khi thấy khách lạ, họ tiếp rước vào nhà (Petry, trang 48)
Ông tiếp tục miêu tả sự chăm sóc của họ dành cho kẻ nghèo, kẻ bị tù trong chính dân sự mình.
Athenagoras là một giáo sự tại Athên, ông đã bị cáo trách về tội lỗi đang khi đọc Kinh Thánh. ông đã bẻ bác lại lời thuyết vô thần buộc tội Cơ Đốc giáo, ông dựa trên lý do các thần ngoại giáo chỉ là các tạo vật của con người. ông cũng chứng tỏ rằng các Cơ Đốc nhân không phạm tội loạn luân hay ăn thịt trẻ con, vì vậy họ không nên bị trừng phạt vì cớ các lời buộc tội sai lầm.
Trong tác phẩm, Thơ gởi người Hylạp, Tatian vốn là một môn đệ của Justin Martyr, đã viết cho toàn thể dân chúng. Ông nêu lên tính ưu việt của Cơ Đốc giáo vượt trên triết học và thần bí học của người Hy lạp, ông tranh luận rằng Cơ Đốc giáo (bắt đầu với Môise) đã có từ trước dòng tư tưởng của người Hylạp.
14. Bạn nghĩ điều gì là những nguy hiểm của phương pháp giảng Tin lành dựa vào tri thức?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
15. Hãy đọc ICo1Cr 1:8-16. Bạn nghĩ gì về điều Phaolô đã nói về phương pháp của nhà Thân Oan?
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

CÁC THIÊN TÀI LÃNH ĐẠO
Irenaeus: Nhà Bút Chiến Công Hiệu
Irenaeus (khoảng 140-202 S.C) được sinh ra và huấn luyện tại Simiệcnơ, ông đã trở thành nhà bút chiến cũng như một giám mục tại Lyon trong xứ Gaul. ông được học tập dưới sự dạy dỗ của Polycarp và nhiều người đáng kính khác. Có thể là ông được sai đến xứ Gaul làm một nhà truyền giáo. Irenaeus rất tích cực trong việc giảng Tin lành. Chinh phục nhiều linh hồn tại Lyon cho Đấng Christ. Sau khi trở thành giám mục năm 177 S.C, ông đã sai phái nhiều nhà truyền giáo sang nhiều vùng tại Âu châu theo ngoại giáo. Khắp lãnh thổ này, nhiều ân tứ của Thánh Linh đã được bày tỏ ra trong Hội Thánh thời Tân ước.
Đối diện với cảnh các tà thuyết đang gia tăng, Irenaeus đã viết 5 tác phẩm bất hủ được gọi là Chống Lại Tà Thuyết (Against Heresies). Dường như là nhà Thân oan binh vực Hội Thánh khỏi sự tấn công từ những người ở ngoài Hội Thánh, còn nhà bút chiến binh vực Hội Thánh thoát khỏi tà giáo ở bên trong Hội Thánh.
Trí huệ thuyết là tà thuyết chính mà Irenaeus đề cập đến. Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết vấn đề này trong Bài 5. Nói vắn tắt thuyết này nhấn mạnh đến tri thức thuộc linh bí ẩn và dạy rằng Đấng Christ là một bán thần. Irenaeus đã dùng nguồn tài liệu từ Kinh Thánh để bác bẻ lại ý kiến của Trí huệ phái cho rằng vật chất xấu và cho rằng Đấng Hóa Công là vị thần tạo dựng thế gian. Ông đã nhấn mạnh các giáo lý Cơ Đốc căn bản: Thế gian được sáng tạo bởi một Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jesus là con Đức Chúa Trời đã chết để cứu nhân loại, và sẽ có sự sống lại của thân thể này.
Là một nhà thần học, Irenaeus đã dựa hoàn toàn vào Kinh Thánh, như chúng ta thấy trong tác phẩm Chứng Cớ trong Sự Giảng Dạy của các sứ đồ (Proof of the Apostolic Preaching). Trong các tác phẩm của ông, ông đã trưng dẫn cả Cựu ước lẫn Tân ước và nêu lên sự hiệp nhất của hai phần này. ông là người đầu tiên đã trưng dẫn mỗi sách trong Tân ước.
Ông nhấn mạnh sự hiệp một của Hội Thánh như một thân thể nhờ các vị lãnh đạo của Hội Thánh. Thực ra, ông đã soạn một danh sách kế vị cho Hội Thánh tại Rôma. Bắt đầu từ Phierơ và Phaolô từ những năm 60. Ông nhấn mạnh sự hiệp một của Ba ngôi trong công cuộc sáng tạo và cứu chuộc. Ông đã viết về ảnh hưởng của Đấng Christ và chương trình của Đức Chúa Trời trong lịch sử. Vì vậy, ông đã dọn đường cho việc giải thích về sau này của Cơ Đốc nhân đối với lịch sử.
16. Để bác bỏ lại tà thuyết, Irenaeus đã dùng thẩm quyền của:
a. Truyền thống.
b. Sự kế vị các Sứ đồ
c. Chức giám mục của ông.
d. Kinh thánh
17. Tại sao nhất thiết phải đứng trên lập trường sống thực tiễn của chúng ta để đối phó và bẻ bác lại tà giáo?
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
18. Hãy kể một vài đóng góp của Irenaeus vào sự phát triển hội thánh.
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..

Terrullian: “Cha đẻ của nền thần học Latin”
Suốt bốn thế kỷ đầu trong lịch sử Cơ đốc nhiều hội thánh nổi bật đầu nằm ở Bắc phi. Các hội thánh này tập trung quanh Carthage về phía Tây, và phía Đông, tập trung quanh Alexandria. Tertullian (khoảng 160-220.sc) được sinh trưởng tại Carthage và hấp thụ nền học vấn của Hylạp lẫn của Latin. Sau cuộc sống đồi trụy khi làm trạng sư tại Rôma, ông đã quay về với Cơ đốc giáo. Sau đó, ông đã dùng trình độ chuyên môn của mình để hầu việc Chúa bằng cách bận rộn với việc biên soạn các tác phẩm thân oan, tranh biện và thần học.
Tertullian đã trở thành nhà thân oan nổi danh nhất của Tây giáo hội (hay giáo hội Latin) cũng như Justin Martyr là nhà thân oan nổi danh nhất của Đông giáo hội. Trong tác phẩm Apology, ông đã chứng minh sự lố bịch về mặt luân lý và mặt lý của việc bắt bớ các Cơ đốc nhân, là người có giáo lý và luân lý tốt lành hơn giáo lý và luân lý của những láng giềng ngoại giáo của họ. Ông cố gắng chứng tỏ tính ưu việt của Cơ đốc giáo với giáo thuyết của người ngoại, với tà thuyết, và đối với Do thái giáo. Cũng như các nhà thân oan khác, là những người sử dụng phương pháp trí thức để giảng Tin lành Tertullian đã sa vào nan đề của Hỗn thành thuyết, kết hợp nhiều yếu tố của nhiều niềm tin khác nhau.
Là một nhà bút chiến, ông đã viết tranh biện với người Trí huệ phái và người theo Hình như thuyết. Cả hai nhóm này đã dạy rằng Đấng Christ kém hơn về thần tính. Tertullian tranh biện rằng:
Vì Đức Chúa Trời cũng là thần linh. Khi một tia sáng được chiếu ra từ mặt trời, nó là một phần của tổng thể, nhưng mặt trời sẽ có ở trong tia sáng, vì vậy, nó là tia sáng của mặt trời, cũng không phải là sự phân chia về bản thể, nhưng là một sự khuếch trương. Thánh linh ra từ Thánh linh, Đức Chúa Trời ra từ Đức Chúa Trời, cũng như tia sáng được chiếu ra từ sự sáng. Thuộc tính của cha mẹ vẫn còn nguyên và không bị suy suyển dầu cho bạn có sử dụng nhiều phẩm chất trong đó đi nữa. Vì vậy, đều đã đến từ Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời và con Đức Chúa Trời, và cả hai là một…(Stevenson, trang 171-172)
19. Tóm lược vắn tắt những điều bạn nghĩ Tertullian muốn nói qua các câu trên.
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
Tertullian đã sáng lập nền thần học Latin. Trong nhiều tác phẩm tiếng Latin của ông, chỉ còn sót lại ba mươi mốt tác phẩm. Tầm quan trọng của chúng đối với sự phát triển của thần học ấy là các định nghĩa thuộc về Đấng Christ học và giáo lý Ba Ngôi.
Xuất hiện trong tác phẩm Against Praxeas (215.sc). Ông là người đầu tiên dùng từ ngữ “Ba ngôi” và “bản thể” để diễn tả bản tánh của Đức Chúa Trời và Đấng christ ông binh vực thần tánh của Đấng christ khi khai triển giáo lý Ba Ngôi.
Ngoài những điểm nhấn mạnh khác Tertullian còn nói thẳng như một đấng Tiên tri nghịch lại tình trạng hội thánh càng gia tăng việc bắt chước thế gian. Khi hội thánh đã được thêm nhiều người và được chấp nhận, hội thánh đã hấp dẫn nhiều người vốn đang sống theo thế gian. Ông kêu gọi một cuộc sống có đạo đức nghiêm khắc, không đi đến các kịch trường. Ông quở trách phụ nữ về y phục của họ và quở trách nam giới về sự liên can đến chính trị. Dù ông đã lập gia đình và xem hôn nhân là điều đáng kính trọng, nhưng ông nói rằng ở đọc thân là tốt hơn ông đã vượt qua các đòi hỏi của Kinh thánh bởi các đạo lý nghiêm khắc của mình.
Cũng giống Justin Martyr, Tertullian cũng là một người không chuyên nhưng đã hoạt động do nhiệt tâm thánh thiện để hầu việc Đấng Christ. Ông cố gắng kêu gọi hội thánh từ bỏ sự lệ thuộc vào guồng máy của giáo hội đang phát triển trong hội thánh do phủ nhận sự dẫn dắt của Đức thánh linh. Như chúng ta sẽ thấy trong bài 5, đây là mối quan tâm chính của giáo thuyết Montanism. Chính Tertullian đã trở thành người theo Montanism vào năm 207.sc.
20. Nếu bạn đang giải thích quan điểm của Kinh thánh cho một bè phái trong hội thánh, bạn đang hành động như một.
a. Nhà thân oan.
b. Nhà bút chiến
c. Nhà thần học
d. Nhà truyền đạo.
21. Tertullian đã làm náo động nhiều người vì ông giảng về các vấn đề cụ thể trong cách cư xử, như là lối ăn mặc. Những mối nguy hiểm nào đôi khi đi kèm với sự giảng dạy như thế sẽ xảy đến cho đời sống thuộc linh chân chính?
……………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
22. Đóng góp chính của Tertullian cho nền thần học là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

Cyprian: Cha đẻ của Thể Chế Giám Mục.
Cũng giống như Tertullian (khoảng 200-258.sc) sinh tại Carthage. Ông là con trai của một quan chức giàu có, người đã cho ông tiếp thu nền giáo dục Hylạp. Ông quy đạo khi đã thành niên, phần lớn do các tác phẩm của Tertullian. Do ông hiểu rằng độc thân và nghèo nàn là thiêng liêng, nên ông không hề lập gia đình và từ bỏ sự giàu sang mình có. Ông bác bỏ mọi thứ văn chương ngoại trừ Kinh thánh và các tác phẩm Cơ đốc. Chỉ hai năm sau khi trở nên Cơ đốc nhân, ông đã trở thành Giám mục tại Carthage (248-258.sc). Sự thăng chức của ông đã làm nhiều người tức giận.
Cơn bắt bớ dưới thời Hoàng đế Decius lan ra khắp đế quốc vào năm 250.sc. Nhiều Cơ đốc nhân chịu từ bỏ đức tin và chịu dâng hương cho Hoàng đế. Nhiều người khác chịu hối lộ để có được một giấy chứng nhận họ đã dâng hương mặc dù trên thực tế họ đã không làm như vậy. Nhiều Cơ đốc nhân đã từ chối việc lùi bước và còn làm người “tuyên xưng” đức tin nữa, một số người này đã chết vì cớ Đấng Christ. Tất cả những ai đã lui bước trước sự bắt bớ đều bị gọi là Lapsi, nghĩa là họ đã sa ngã trong đức tin.
Sau đó, Cyprian và các nhà lãnh đạo khác đã phải giải quyết nan đề này, có nhận lại những người “lapsi” vào hội thánh không. Cornelius, vị giáo mục mới Rôma ủng hộ việc nhận họ lại ông trích các bức thư của Phao lô và ẩn dụ con chiên và người con trai hoang đàng để chứng minh rằng không tội lỗi nào là không thể tha thứ được nếu tội nhân thật lòng ăn năn tội lỗi của mình. Novatian, một Trưởng lão tại Rôma (ông muốn được lên làm Giám mục) đã chống đối việc nhận lại này. Ông xem người sa ngã này như là người “phạm tội nghịch cùng Thánh linh” và tội này không được tha thứ. Ông và những người theo ông đã tách ra khỏi hội thánh. Họ vẫn còn là một nhóm nhỏ, cứng nhắc về mặt đạo đức mãi cho đến đầu thế kỷ thứ VII, lan truyền từ Rôma đến Phi châu, Tiểu á và mọi nơi khác.
Cyprian đã lên án sự ly khai hội thánh của Novatian. Trước hết Novatian chỉ là một Trưởng lão. Ông đã chống đối thẩm quyền của người Giám mục. Cyprian đã viết tác phẩm sự hiệp một của giáo hội (The unity of the church) để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiệp một và vị trí của Giám mục trong sự hiệp một ấy.
Vị Giám mục xứng đáng được sự kính trọng đặc biệt vì người ấy là người đại diện trực tiếp của các sứ đồ qua việc kế nghiệp các sứ đồ. Sự hiệp một của giáo hội tùy thuộc vào sự hòa thuận và bình đẳng của các Giám mục, là những người ở trong Giám mục đoàn. Ông nói rằng không có sự sống thuộc linh, không có chức vụ, không có giáo nghi, không có sự cứu rỗi nào ở bên ngoài giáo hội. Không thể nào Đức Chúa Trời là Cha mà không có giáo hội như là Mẹ.
Trong những thế kỷ đầu tiên của hội thánh, các nhà lãnh đạo Cơ đốc thường không phân biệt giữa các nhóm ngoại giáo và các nhóm ly khai (tách ra khỏi nhánh chính). Sự nhấn mạnh này nhằm vào một hội thánh có một Giám mục đoàn không bị chia rẽ. Vào năm 255.sc, khi Stephan, người trở thành Giám mục tại Rôma, ủng hộ việc làm báp tem cho Cơ đốc nhân ở ngoài giáo hội công giáo (Catholic church) (nhánh chính), từ Cyprian đã chống đối Stephen. Cyprian tin rằng các sự ban cho của Thánh linh về sự sống và sự cứu rỗi được giới hạn trong giáo hội Công giáo. Trong cuộc tranh luận này, Stephen tuyên bố rằng thẩm quyền đặc biệt này bắt nguồn từ Phierơ. Đến lúc ấy, Cyprian đã xem ngai vị của “Giám mục là” ngai vị thẩm quyền (chức quyền Giám mục) của Phierơ”. Nhưng hạt giống này đã gieo cho Rôma để trở thành trung tâm của sự hiệp một trong giáo hội.
Năm 258.sc. Cơn bắt bớ lại ập đến trên hội thánh ở Bắc phi. Cyprian đã tuận đạo vì Cớ Đấng Christ.
23. Hãy ôn lại định nghĩa “hội thánh” trong bài 1. Hãy giải thích sai lầm mà Cyprian đã mắc phải khi tuyên bố rằng không có sự cứu rỗi ở ngoài giáo hội.
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Để nhấn mạnh vai trò của Giám mục Cyprian đã đánh giá chức quyền của vị Giám mục cao hơn các đánh giá đã từng có trước đây.
    a. Lời yêu cầu của Cyprian về thẩm quyền khác với các lời yêu cầu của những người được viện dẫn trong các bài này như thế nào?
    …………………………………………………………………………………………………………………………..
    …………………………………………………………………………………………………………………………..
    b. Bạn nghĩ khuynh hướng nào đã được thiết lập cho sự đánh giá trên?
    …………………………………………………………………………………………………………………………..
    …………………………………………………………………………………………………………………………..
    25. Ngay cả ngày nay, việc nhận lại những người đã từ bỏ Đấng Christ có thể cũng là vấn đề khó khăn. Đôi khi việc ấy có thể gây ra thương tổn do chính cơn bắt bớ đem lại. Bạn sẽ làm gì nếu bạn phải đối diện với việc nhận lại những người đã chối Đấng Christ khi bị chống đối? Hãy viết vào vở bạn.

Orien: Học giả và giáo sư
Khi 18 tuổi, Origen (khoảng 185-254.sc) đã được bổ nhiệm lãnh đạo trường giáo lý đại cương ở tại Alexandria. (Trường này được thành lập từ 185.sc) ông phục vụ như là người lãnh đạo cho đến năm 231.sc. Khi ông phải bỏ Sêsarê trong xứ Palestine để tránh cơn thạnh nộ của Giám mục Demetrius. Origen được tưởng nhớ đến như là một học giả thiên tài nhất và là văn sĩ sáng tác nhiều nhất của hội thánh đầu tiên. Nhưng dường như đời sống ông đầy sự tranh cãi, các tác phẩm của ông đã là nguồn gốc cho sự tranh cãi ngay từ khi ông viết ra.
Sinh trưởng trong một gia đình Cơ đốc ở Alexandria (cha ông đã tuận đạo), ông trở thành người có lòng tin nhiệt thành. Ông đã từ bỏ nghề nghiệp của mình là giáo sư ngoài đời và bán hết các tác phẩm cổ điển của mình và hiến thân. Cho sự nghiệp tôn giáo. Ông sống một đời sống thật khổ tu không chút xa hoa, tiếp nhận Thánh kinh theo nghĩa đen trong vấn đề chỉ có một chiếc áo khoác và không mang giày.
Do được huấn luyện làm một học giả văn chương và làm giáo sư Origen đã bắt đầu nghiên cứu Cơ đốc giáo từ những nguồn nguyên thủy. Ông học tiếng Hêbơrơ để nghiên cứu Cựu ước. Sau đó ông đã đặt chung vào cuốn Hexapla, một tác phẩm có sáu cột song song chép Cựu ước bằng tiếng Hêbơrơ, bản chuyển tự sang mẫu tự Hylạp, bản dịch tiếng Hylạp của Aquila, Symmachus, và của Theodotion, và bản Septuagint.
Với kiến thức uyên thâm về triết học và văn hóa Hylạp, Origen cố gắng trình bày sách Phúc âm bằng một thể loại của giới trí thức để dân chúng quen thuộc thể loại cao nhất trong văn hóa Hylạp. Vì vậy, ông đã trình bày đức tin Cơ đốc bằng những ngôn từ của triết học Platon. Điều này dẫn đến việc tổng hợp Cơ đốc giáo với tri thức Hylạp. Trong tác phẩm De Principus (230.sc), ông dạy rằng Đấng Christ được sinh ra đời đời” nhưng thấp kém hơn Đức Chúa Cha. Sau đó, ông bị hội thánh lên án vì một số lời dạy dỗ của ông.
Các bài giảng và các bộ giải nghĩa Kinh thánh đồ sộ của Origen cho thấy khuynh hướng của ông là tỷ dụ hóa phần lớn Kinh thánh. Ông tin rằng có ba mức độ ý nghĩa trong bản văn Kinh thánh. Đó là nghĩa đen mà ông so sánh với phần thuộc thể, ứng dụng về đạo đức cho tâm hồn, và nghĩa bóng hay là ý nghĩa thuộc linh. Mặc dầu công việc tỷ dụ hóa của ông đã gây ra nan đề về sau này, nhưng ông đã mở ra môn chú giải Kinh thánh. Ông qua đời vì bị tổn thương trong cơn bắt bớ thời Hoàng đế Decius
26. Origen đã khởi xướng công việc nào có giá trị trong các tác phẩm đồ sộ của ông?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
27. Sự uyên bác cao thâm của Origen đã gây ra tác hại nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

Các nhà lãnh đạo đầu tiên của hội thánh xuất thân từ Châu phi, Châu âu và vùng Trung đông. Họ đã hy sinh rất nhiều. Nhiều người đã dâng đời sống của mình để bước theo Đấng Christ. Nhiều người là Giám mục nhưng cũng có nhiều người là những người không chuyên đầy nhiệt huyết. Họ binh vực bầy chiên, đánh bại kẻ thù, chinh phục nhiều người mới hoán cải, và khuyến khích thúc đẩy sự hiệp một. Sự tận hiến của họ cho đức tin Cơ đốc trong các thời đại và tiếp tục thách thức và khích lệ chúng ta trong hiện tại.
Bài tự trắc nghiệm

CÂU LỰA CHỌN . Mỗi câu hỏi có một câu trả lời đúng nhất . Hãy khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời bạn chọn.
1. Clement ở Rôma là vị lãnh đạo hội thánh đã viết bức thư cho hội thánh Côrinhtô để cố gắng giải quyết nan đề.
a. Sự ương ngạnh và kiêu ngạo.
b. Sự chia rẽ, thiếu hiệp một.
c. Không vâng phục các nhà lãnh đạo.
d. Tất cả các câu trên.
2. Phương pháp của Clement trong việc giải quyết nan đề của hội thánh côrinhtô của mọi điều sau NGOẠI TRỪ việc.
a. Nhấn mạnh thẩm quyền của ông là một nhà lãnh đạo hội thánh.
b. Tỏ lòng quan tâm về đời sống thuộc linh của tín đồ.
c. Chứng minh kiêu ngạo là căn nguyên của nan đề.
d. Sử dụng Kinh thánh để hỗ trợ lời giải nghĩa của mình.
3. Ignatius, vị Giám mục tại Antiốt đã góp phần vào hội thánh đầu tiên bằng mọi phương cách sau NGOẠI TRỪ việc tạo ra.
a. Sự cảm động bởi sự vui lòng tha thiết chịu chết vì cớ Đấng Christ.
b. Cơ cấu hội thánh vững vàng hơn bằng mọi việc định nghĩa ba cấp bậc của chức vụ.
c. Lời binh vực chống lại các tà giáo theo chủ nghĩa luật pháp và Hình như thuyết.
d. Sự tranh luận đầu tiên cho rằng vị Giám mục ở Rôma là vị lãnh đạo của giáo hội.
4. Polycarp, vị Giám mục ở Simiệcnơ, đã tạo ra mối liên kết giữa hội thánh thời các sứ đồ và hội thánh sau này bởi:
a. Sự giao thiệp của ông đối với Chúa Jesus.
b. Ông là môn đồ của sứ đồ Giăng.
c. Những lần trò chuyện với sứ đồ Phaolô.
d. Tất cả các câu trên.
5. Justin Martyr khác với các giáo phụ sau thời các sứ đồ. Vì cớ ông
a. Không có trụ sở hội thánh.
b. Là một triết gia đã được huấn luyện
c. Đã dùng lối tranh luận hợp lý để binh vực Cơ đốc giáo.
d. Tất cả câu trên.
6. Irenaeus, người đã trở thành Giám mục tại Lyons, đã phục vụ hội thánh qua việc.
a. Truyền giảng phần lớn ở vùng ngoại giáo tại Âu châu.
b. Bẻ bác Hình như thuyết qua các tác phẩm tranh biện.
c. Công nhận thẩm quyền và sự hiệp nhất của Kinh thánh.
d. Tất cả các câu trên.
7. Tertullian không những đã sáng lập nền thần học Latin mà ông còn góp phần định nghĩa về.
a. Sự nên thánh.
b. Ba ngôi
c. Thần học
d. Trí huệ phái.
8. Cyprian nhấn mạnh cơ cấu của hội thánh bằng cách
a. Đề bạt một trung tâm điểm của Giám mục đoàn cho sự hiệp một của giáo hội.
b. Soạn ra dự án khu vực kiểu mẫu cho các hội thánh trong suốt nhiều thế kỷ.
c. Trích dẫn rất nhiều câu Kinh thánh kham khảo về vấn đề này.
d. Nhận lại tất cả những người Lapsi và hội thánh.
9. Dù có những giáo lý sai lầm, Origen cũng đã góp công quý giá vào lãnh vực
a. Tỷ dụ hóa Kinh thánh.
b. Tổng hợp Cơ đốc giáo với học thuyết Platon.
c. Khoa chú giải Kinh thánh
d. Dạy dỗ về thời sau rốt
10. Ghép cặp những nhà lãnh đạo hội thánh (bên phải) phù hợp với đóng góp của vị ấy (bên trái).
……a. Giảng Tin lành cho xứ Gaul và chống Trí huệ phái.
……b. Sáng lập nền thần học Latin và định nghĩa về Ba ngôi.
……c. Cung cấp sự miêu tả về việc thờ phượng của hội thánh đầu tiên qua các tác phẩm thâm oan của mình.
……d. Củng cố cơ cấu của hội thánh bằng cách đánh giá Giám mục đoàn.
……e. Mở ra khoa chú giải Kinh thánh.
……f. Phục vụ như là mối liên kết giữa hội thánh thời các sứ đồ với hội thánh về sau này.
……g. Thể hiện lòng quan tâm yêu thương khi giải quyết tình trạng thiếu hiệp một của hội thánh Côrinhtô.
……h. Giới thiệu “chức vụ bộ ba” của Giám mục trưởng lão và chấp sự

TRẢ LỜI NGẮN . Trả lời câu hỏi sau càng ngắn càng tốt .
11. Hãy giải thích trở ngại trong phương pháp giảng Tin lành dựa vào tri thức?
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….

Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu .

  1. Câu trả lời của bạn. Trong khi Ignatius có sự phân biệt rõ ràng, thì Kinh thánh không có.
    1. c. Các ví dụ trong Cựu ước nói về sự ương ngạnh
    15. Câu trả lời của bạn. Sự khôn ngoan của thế gian. Không có khả năng để giải thích đường lối của Đức Chúa Trời cho con người. Đức tin chứ không phải là tư tưởng trí thức là nền tảng của Cơ đốc giáo chân lý thuộc linh được bày tỏ không phải bằng sự khôn ngoan của con người, mà bởi Thánh linh của Đức Chúa Trời.
    2. Câu trả lời của bạn. Ông muốn các tín đồ nhận ra rằng Đức Chúa Trời không vui lòng với sự ương ngạnh.
    16. d. Kinh thánh.
    3. Nan đề này là sự chia rẽ hay thiếu hiệp một trong hội thánh.
    17. Câu trả lời của bạn. Điều gì mà một người tin sẽ tác động đến các người ấy sống.
    4. Câu trả lời của bạn. Clement đã được thúc đẩy với lòng quan tâm đầy yêu thương; ông đề cập đến căn nguyên của nan đề (sự kiêu ngạo); ông đã sử dụng Kinh thánh, ông nài xin sự hiệp một, ông dựa vào Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện.
    18. Câu trả lời của bạn. Chúng phải bao gồm việc truyền giảng trong xứ Gaul, đối phó là thuyết (Gnosticism) điểm nhấn mạnh về Kinh thánh gồm có Ba Ngôi, và chương trình của Đức Chúa Trời trong lịch sử.
    5. a. 2. Ignatius
    b. 1. Clement.
    c. 3. Cả hai người
    d. 4. Không ai cả.
    19. Câu trả lời của bạn. Giống như tia sáng hay mặt trời có thể phát ra phần của chính nó nhưng vẫn còn giống y như nhau, thì Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Đức Thánh linh cũng giống y như vậỵ.
    6. Câu trả lời của bạn. Ignatius phân biệt rõ ràng, còn Kinh thánh thì không.
    20. Nhà bút chiến.
    7. Ông đã để lại một gương can đảm khi đối diện với sự chết; ông định nghĩa ba cấp bậc của chức vụ trong cộng đồng hội thánh để có được một tổ chức chặt chẽ hơn, ông đề cập đến các tà thuyết chủ nghĩa luật pháp của người Do thái và Hình như huyết.
    21. Câu trả lời của bạn. Nó có thể bao gồm
    1. Nghiêm khắc hơn cả những lời khuyên như của Kinh thánh
    2. Đoán xét theo bề ngoài.
    3. Thiếu sót nhiều lẽ thật quan trọng trong Kinh thánh.
    8. Câu trả lời của bạn. Tinh thần tôi tớ như điều Chúa Jesus đã dạy dường như đặc trưng cho vị Trưởng lão, là người chịu trách nhiệm đối với những người nằm trong sự chăm sóc của mình.
    22. Ông đã nêu ra các giáo lý bền vững trong các định nghĩa về Ba Ngôi và thần tính của Đấng Christ.
    9. d. Các sách trong Tân ước
    23. Câu trả lời của bạn. Ông đã lẫn lỗn hội thánh theo phương diện bề ngoài (hữu hình) với hội thánh theo phương diện bên trong (vô hình).
    10. Câu trả lời của bạn. Ông đã biết Giăng một cách cá nhân và đã xác minh chân lý trong Kinh thánh. Là mối liên kết với các sứ đồ, ông đã bày tỏ về đời sống thuộc linh trong hội thánh thời sơ khai.
    24. a. Hầu hết các người khác cầu cứu đến Kinh thánh hơn là đến cơ cấu hội thánh, tổ chức hội thánh.
    b. Câu trả lời của bạn. Sẽ có việc hình thức hóa sinh hoạt tôn giáo, nhấn mạnh tình trạng chính thống và thẩm quyền bằng việc tập trung quyền lực. Điều này sẽ phủ nhận quyền trực tiếp đến gần Đức Chúa Trời của mỗi cá nhân.
    11. a. Con người không thể hạ thấp Đấng tạo hóa thành ra một hình tượng dễ hư hoại
    25. Mặc dầu câu hỏi này kêu gọi bạn trả lời, nhưng câu trả lời cần phải tỏ ra tinh thần tha thứ nếu đó là sự ăn năn thật lòng.
    12. Câu trả lời của bạn. Ông đã giải quyết sự chống đối này trên lập trường của chính họ, ông đã làm chứng về Đấng Christ cho giới trí thức.
    26. Câu trả lời của bạn. Ông đã học tiếng Hêbơrơ, ông đã nghiên cứu các nguồn nguyên thủy, ông đã mở đường cho khoa chú giả Kinh thánh, ông đã tận hiến cả đời sống để nghiên cứu đức tin Cơ đốc.
    13. Thay vì gởi cho các Cơ đốc nhân, ông đã gởi cho những người ngoại, binh vực cho đức tin Cơ đốc bằng những lời tranh luận của người trí thức được gọi là những lời thân oan.
    27. Câu trả lời của bạn. Nó đã lập ra lối giải nghĩa Kinh thánh theo nghĩa bóng, nó đã tổng hợp Cơ đốc giáo với triết học Platon, nó giới thiệu giáo lý sai lầm về đời sau rốt.