BÀI HỌC 2: Thời Đại các Sứ Đồ

Luca, một thầy thuốc đã viết sách Công vụ trong Tân ước và vì vậy, ông trở thành sử gia đầu tiên của Hội thánh. Nếu không có bản ký thuật của ông, chúng ta sẽ biết rất ít thông tin trong những năm đầu tiên của Hội thánh. Sách Công vụ bắt đầu với sự thăng thiên của Đấng Christ và kết thúc với việc Phao Lô bị giam giữ tại Rôma mà vẫn bận rộn truyền bá Tin lành của Phúc âm.
Giữa hai biến cố đó, Luca lần theo sự bành trướng của Hội thánh. Sách Công vụ cho thấy mạng lịnh Chúa truyền phải làm những chứng nhân tại Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất (Cong Cv 1:8) đã được ứng nghiệm như thế nào bởi các môn đồ đã được ủy nhiệm trong thế kỷ đầu tiên, cũng như mạng lịnh ấy tiếp tục được ứng nghiệm trong ngày nay vậy.
Khi học bài này, bạn hãy tạ ơn Đức Chúa Trời vì các ân tứ khác nhau Ngài đã ban cho Hội thánh. Hãy chúc tụng Ngài vì Ngài đã chuẩn bị các sự kiện trong lịch sử. Hãy thờ phượng Ngài vì ngày nay, Ngài vẫn không hề thay đổi.
Nền Tảng của Hội thánh
Bản Chất Của Ân Tứ
Hình Thức Tổ Chức
Kỳ Đã Trọn
Sự Tăng Trưởng của Hội thánh
Việc Truyền Bá Cơ Đốc Giáo
Chức Vụ của Sứ Đồ Phao Lô

Khi học xong bài này, bạn sẽ có thể:
Ù Mô tả các phương diện về ân tứ và tổ chức của Hội thánh thời các sứ đồ.
Ù Mô tả các yếu tố của “kỳ đã trọn” đối với việc hình thành Hội thánh.
Ù Tóm tắt những sự đóng góp của các sứ đồ và sự phát triển lúc ban đầu của Hội thánh.
Ù Lần theo sự bành trướng của Hội thánh qua chức vụ của Phao lô.

  1. Đọc cẩn thận đoạn mở đầu bài học, dàn bài, và mục tiêu bài học.
    2. Kiểm tra trong phần từ vựng ở cuối tài liệu về định nghĩa của các từ then chốt nào mới lạ được liệt kê ra bên dưới.
    3. Nghiên cứu tuần tự từng đoạn trong phần khai triển bài học, trả lời các câu hỏi nghiên cứu rồi kiểm tra chúng với các câu giải đáp đã cho.
    4. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài học, kiểm tra câu trả lời của bạn với câu giải đáp trong tập học viên, và ôn lại bất cứ điều nào bạn trả lời sai.
    5. Làm theo chỉ dẫn đã cho sau phần bài tự trắc nghiệm để ôn Đơn vị 1 và làm phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1.

Các Sứ đồ
Giám mục
Có ân tứ
Cộng đồng Cơ Đốc giáo
Tín điều
Phân tán
Dân ngoại bang
“Những kẻ kính sợ Đức Chúa Trời”

NỀN TẢNG CỦA HỘI THÁNH
Vào ngày lễ Ngũ tuần, khoảng 120 môn đồ của Chúa Jesus đã nhóm lại tại Giêrusalem để chờ đợi và cầu nguyện. Thình lình, họ nghe một âm thanh giống như tiếng gió ào ào. Có cái gì giống như lưỡi bằng lửa xuất hiện trên đầu của mỗi người. Họ bắt đầu nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Những người này đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Bạn có thể đọc toàn bộ câu chuyện Luca viết về việc Thánh Linh khởi tuôn đổ trên các môn đồ của Chúa Jesus chép trong Công vụ đoạn 1 và đoạn 2.
Viên đá móng của Hội thánh là Đức Chúa Jesus Christ. Như Phierơ đã nói trong bài giảng cho đám đông trong ngày Lễ Ngũ tuần, (2:22-36) các lời Tiên tri trong Cựu ước về Đấng Mêsi đã được ứng nghiệm qua đời sống, chức vụ, sự chết và sự phục sinh của Chúa Jesus Christ.
Nếu không có Chúa Jesus thì cũng không có Hội thánh. Công tác của Chúa Jesus là phải chịu đau đớn, chịu chết và sống lại để đem sự cứu rỗi đến cho những ai tiếp nhận sự cứu rỗi. Sứ điệp của Ngài khi còn ở trên đất này là nói về vương quốc của Đức Chúa Trời. Ngài cũng làm nhiều phép lạ để chứng tỏ Ngài là Con Đức Chúa Trời.
Qua suốt chức vụ của Ngài, chúng ta thấy Chúa Jesus đã được mặc lấy quyền phép của Đức Thánh Linh. Ngài “cậy Đức Thánh Linh” mà răn dạy các môn đồ (1:1-2:47). Trước khi về trời, Ngài truyền họ phải chờ đợi trong thành Giêrusalem cho đến khi họ được báp tem bằng Đức Thánh Linh (1:4). Sau khi chờ đợi, và chỉ khi đó, họ mới mặc lấy quyền phép để tiếp tục chia xẻ Tin lành về Christ phục sinh cho đến đầu cùng đất. Một sử gia Hội thánh mô tả rằng một Hội thánh thật là Hội thánh có Đấng Christ làm nền tảng và Đức Thánh Linh là Đấng sáng lập (Cairns, trang 58).
Chúa Jesus đã chỉ dạy cho các môn đồ Ngài biết về công tác của Đức Thánh Linh. Hãy đọc GiGa 14:16-18, 26; 15:26-2716:7-15. Đức Thánh Linh sẽ cư trú vĩnh viễn trong những ai thực lòng tin cậy nơi Chúa Jesus. Hội thánh là thân thể của Chúa Jesus phải được mặc lấy quyền năng bởi Đức Thánh Linh. Vì vậy, các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã tiến đến chỗ công nhận Đức Thánh Linh là một thân vị hằng sống.
Nhiều người đã nhận định rằng, trong Tân ước, tên hay hơn dành cho sách “Công vụ các sứ đồ” ấy là “Công vụ của Đức Thánh Linh làm qua các sứ đồ”. Trong suốt sách Công vụ, chúng ta đã đọc bản ký thuật về công tác của Đức Thánh Linh.
1. Hãy đọc bài giảng của Phierơ trong Cong Cv 2:14-39. ý tưởng chính của ông là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
2. Hãy đọc mỗi câu sau và ghi ra thật vắn tắt những gì Chúa Jesus nói Đức Thánh Linh sẽ thực hiện trên thế gian
a. GiGa 14:26
b. Cong Cv 1:8
c. GiGa 16:8
d. 16:13
3. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. Vào ngày lễ Ngũ tuần, công tác của Thánh Linh (Cong Cv 2:41) ấy là khoảng
a. 100 người được cứu
b. 1000 người được cứu.
c. 300 người được cứu
d. 3000 người được cứu.
4. Các Cơ Đốc nhân mới tin Chúa đó, họ đã làm gì (2:41-42)?
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
5. Hãy liên hệ giữa công tác của Thánh Linh với công tác của Đấng Christ trong việc sáng lập Hội thánh.
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………..
Hình thức tổ chức
Chúng ta thấy cả bản chất của ân tứ (công tác của Đức Thánh Linh) và bản chất của tổ chức Hội thánh thật rất quan trọng. Trong suốt lịch sử Hội thánh, nhiều lần chúng ta thấy một trong những phương diện này bị quá nhấn mạnh và xao lãng phương diện kia. Kết quả của sự mất quân bình đó luôn luôn là kết quả đáng buồn. Giống như một Cơ Đốc nhân phải được quân bình giữa đầu, tim, tay thì Hội thánh cũng phải được quân bình giữa những phương diện vô hình (ân tứ) và hữu hình (tổ chức). Chúng ta thấy sự quân bình đó được thiết lập trong Hội thánh đầu tiên.
Trong khi chờ đợi Đức Thánh Linh trong thành Giêrusalem, các môn đồ đã tổ chức một số công tác để củng cố cơ cấu nhóm của họ. Họ chọn một sứ đồ khác, Mathia để điền vào chỗ trống của Giuđa (1:15-26). Họ đã nhận ra nhu cầu trong một số tổ chức để đem lại tình trạng ổn định và liên tục cho Hội thánh.
Tiếp sau ngày lễ Ngũ tuần, các thành viên của Hội thánh non trẻ này bắt đầu chia xẻ của cải cho nhau, cùng nhóm nhau lại để dạy dỗ, thông công, bẻ bánh và cầu nguyện chung với nhau. Các sứ đồ tiếp tục được Đức Chúa Trời dùng để làm nhiều phép lạ. Mỗi ngày Đức Thánh Linh đã cáo trách nhiều người để họ ăn năn và tiếp nhận Jesus làm Cứu Chúa của mình. Hãy đọc câu chuyện nói về công tác của Thánh Linh và các loại tổ chức đặc trưng cho một Hội thánh tăng trưởng nhanh chóng được chép trong Công vụ 2-6.
Công tác của Hội thánh đã gặp phải sự chống đối từ bên ngoài. Phierơ và Giăng đã bị nhốt vào ngục và bị đánh đập. Tuy nhiên, như 4:31 cho biết sự tin cậy đúng đắn vào sự hướng dẫn và sự ban cho quyền phép của Đức Thánh Linh đã khiến cho Hội thánh đầu tiên có năng lực để bắt đầu làm trọn mục đích làm chứng nhân cho toàn thế giới.
Ngoài sự chống đối từ bên ngoài, Hội thánh trẻ thời các sứ đồ đã bắt đầu đối diện với các nan đề từ bên trong. Những người mới qui đạo tại Giêrusalem đã được Thánh Linh nhắc nhở phải chia xẻ của cải của mình (4:32-37). Khi số người tăng lên, điều này đã trở nên khó khăn hơn trong khi phân phát vật dụng để chăm sóc những nhu cầu của mọi người. Một số người cảm thấy bị bỏ bê. Các sứ đồ thấy rằng họ không còn có thể vừa trông nom việc cấp phát quan trọng này mà vẫn không xao nhãng việc giảng đạo được. Các sứ đồ đã lập ra một ban chấp sự để trông nom nhu cầu vật chất cho các tín đồ. (6:1-7).
Sau này, sứ đồ Phao lô đã liệt kê các tư cách, phẩm chất của các chấp sự trong một số thư tín của ông (ITi1Tm 3:8-15). Trong các thư tín Mục vụ (I, IITimôthê và Tít), ông đã chỉ dạy cho toàn thể Hội thánh về trật tự cũng như tư cách, phẩm chất của các ban trong Hội thánh. Ông đã nhấn mạnh nhu cầu thờ phượng có trật tự, ngay cả khi các ân tứ của Đức Thánh Linh đang được thể hiện (ICo1Cr 14:26-40)
Một ban thứ nhì trong Hội thánh đầu tiên đó là các trưởng lão (presbuteros) hay là giám mục (episkopos). Ban này được đề cập đến nhiều lần trong Tân ước (như trong 20:17, 28; Phi Pl 1:1; Tit Tt 1:5-9). Dường như từ ngữ “trưởng lão” hay “giám mục” có thể được sử dụng thay thế lẫn nhau để nói đến một người trông nom cai quản. Người trông nom cai quản là người chăn của bầy chiên. Người ấy chịu trách nhiệm về phần nhu cầu thuộc linh của tín hữu. Theo dòng thời gian, khuynh hướng phát triển này đã đánh giá người làm giám mục là cao hơn các thành viên trưởng lão của mình. Chúng ta sẽ thấy trong lịch sử Hội thánh về sau, phẩm trật của các ban này trở nên rất tỉ mỉ. Cuối cùng, chúng ta nên lưu ý rằng phụ nữ đã đóng vai trò lãnh đạo trong Hội thánh đầu tiên (ITi1Tm 3:10-11; Cong Cv 21:9; RoRm 16:1).
Tóm lại, Hội thánh đầu tiên đã từng trải cả các phép lạ lẫn sự chống đối. Các tín hữu đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Đi đến đâu, họ cũng nói về những điều Chúa Jesus đã làm. Ngọn lửa của một “đạo mới” đã lan ra. Khi đó, Hội thánh đang phát triển này đã tổ chức để giải quyết các nhu cầu của Hội thánh.
6. Hình thức tổ chức của Hội thánh thời Tân ước được:
a. Chúa Jesus nêu ra trong các lời Ngài răn dạy các môn đồ.
b. Sứ đồ Phao lô lập ra trước tiên trong các sách Thơ tín Mục vụ.
c. Các sứ đồ khởi xướng khi nhu cầu vấn đề này xuất hiện.
d. Đức Thánh Linh phác thảo.
7. Một số người tranh luận rằng sự thanh khiết của Hội thánh đầu tiên đã bị sự tổ chức làm cho hư hoại. Một số khác tranh luận rằng một tổ chức vững mạnh, cụ thể đã được Tân ước dạy dỗ cho chúng ta. Hãy giải thích xem Hội thánh đầu tiên đã tránh mối nguy hiểm của việc tổ chức quá nhiều hoặc quá kém như thế nào.
Hãy viết vào vở của bạn.
8. So sánh các phẩm chất và các chức năng của các trưởng lão và các chấp sự. (hãy tham khảo các câu Kinh thánh được đề cập trong đoạn trên đây)
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
KỲ ĐÃ TRỌN
Phao Lô viết cho các Hội thánh tại Galati rằng: “Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài…” (GaGl 4:4). Nhiều sử gia Hội thánh nhìn thấy kỳ đã trọn trong thế gian này khi Chúa Jesus giáng sinh. Họ cảm thấy rằng thế giới đã được chuẩn bị sẵn cho sự kiện trọng đại này. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiều nhân tố ở thời điểm đó trong lịch sử đã góp phần vào sự bành trướng mau lẹ sau này của Hội thánh.
Trước hết, toàn bộ vùng Địa Trung Hải, kể cả những vùng của Châu phi, Châu á, Châu âu (tiếp giáp với Palestine) đều thuộc về Đế quốc Lamã, dưới sự cai trị thống nhất, có nghĩa là sự thống nhất trong nhân loại chưa từng có trước đây. Có sự hòa bình. Người Rôma mở rộng quyền công dân cho người không phải là dân Lamã. Họ làm những con đường rất tốt nối liền các thành phố có vị trí chiến lược trong Đế quốc. Đường giao thông trên biển không bị nạn hải tặc. Việc đi lại rất dễ dàng và khá nhanh chóng. Không giống như ngày nay, họ không cần dấu thị thực hay hộ chiếu gì cả. Các Cơ Đốc nhân đầu tiên đã có thể tận dụng các điều kiện đi lại thuận tiện đó mà đi bất cứ nơi nào để công bố về Đấng Christ phục sinh.
Thứ hai, ảnh hưởng của nền văn minh Hylạp, lan ra từ A-thên, đã đánh dấu khắp toàn lãnh thổ. Tiếng Hylạp đã là ngôn ngữ thứ hai cho dân chúng trong toàn đế quốc. Nó là ngôn ngữ giao tiếp mang tính quốc tế. Ngôn ngữ phổ thông này cho phép Phao lô giảng khắp các miền Tiểu-Á và ở Châu Âu chỉ bằng một ngôn ngữ thôi. Ông viết các lá thơ cho các Hội thánh bằng tiếng Hylạp, kể cả Hội thánh ở Rôma, nơi tiếng Latinh là ngôn ngữ trước nhất. Thực ra, hầu hết các sách trong Tân ước trước hết đã được viết bằng tiếng Hylạp. Những người Giuđa định cư ở Alexandria, Aicập đã làm cho Cựu ước trở nên hữu dụng cho mọi người bằng cách viết lại bằng tiếng Hylạp.
Chủ nghĩa duy trí thức Hylạp đã tạo ra một ảnh hưởng được truyền bá rộng rãi trong triết lý hoặc trong việc theo đuổi sự khôn ngoan. Con người luôn tìm câu giải đáp cho thắc mắc cơ bản: Tôi là ai? Tôi hiện hữu để làm gì? Có sự sống bên kia phần mộ hay không? Chủ nghĩa duy trí thức Hylạp đã hủy hoại nhiều sự ủng hộ cổ hủ của các tôn giáo thuộc về đa thần giáo. Tuy nhiên, với lý luận của nhân loại không thôi thì không thể làm thỏa mãn sự khao khát trong tâm linh. Dân chúng đã sẵn sàng tìm kiếm Đức Chúa Trời và để có được mối tương giao riêng tư. Nói chung, họ đã mất lòng tin nơi triết lý và đã sẵn sàng cho Ngôi lời đến từ Thiên đàng.
Thứ ba, và là điều quan trọng nhất, Do thái giáo đã dọn đường cho Đấng Christ đến. Cựu ước đã nói trước về sự xuất hiện của Đấng Mêsi – Đấng chịu xức dầu của Đức Chúa Trời. Tôn giáo của người Do thái đã thiết lập một chủ nghĩa độc thần hoàn chỉnh. Nó đưa ra các tiêu chuẩn đạo đức cao mà sau này đã hấp dẫn một đế quốc được đặc trưng bằng một tình trạng cực kỳ đồi bại. Chủ nghĩa luật pháp của luật pháp Môise đã không làm thỏa mãn các nhu cầu thuộc linh. Nhiều người như Xachari, Elisabét, Simêôn và Anna (LuLc 12:25-28) đang khao khát mãnh liệt một Đấng Cứu thế. Đời sống, chức vụ, sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ đã ứng nghiệm đến từng chi tiết các lời tiên tri trong Cựu ước.
Cuối cùng, người Do thái đã bị tản lạc trong khắp đế quốc Lamã thành những vùng định cư lớn trong các thành phố trọng yếu như Alecxanđơ, Antiốt, Tạtsơ, Êphêsô và Rôma. Đi đến đâu họ cũng xây dựng nhà hội để thờ phượng và răn dạy. Họ thuyết phục những người không phải dân Dothái theo Do thái giáo; những người được gọi là “người kính sợ Đức Chúa Trời”. Các nhà hội này, các người Do thái và những người kính sợ Đức Chúa Trời là các mục tiêu trước tiên cho việc truyền bá Phúc âm trong toàn đế quốc. Các môn đồ của Chúa Jesus tự nhiên vào trong nhà hội để công bố các điều đã xảy ra. Họ giải thích rằng những niềm hy vọng của dân Do thái về Đấng Mêsi đã được ứng nghiệm trong sự xuất hiện của Đấng Christ.
Như chúng ta sẽ thấy, trong khi nhiều người Do thái tiếp nhận sứ điệp này, vẫn có nhiều người khác không chịu tiếp nhận. Trong khi đó, nhiều dân ngoại bang đã tiếp nhận sứ điệp này. Công tác của Đức Chúa Trời hay những việc tiếp xúc với những cá nhân đã mang tính phổ thông.
9. Nếu Đức Chúa Trời đã sai Chúa Jesus đến thế gian vào một thời điểm chính xác trong lịch sử (GaGl 4:4), việc này gợi lên điều gì về mối tương quan của Đức Chúa Trời đối với các vấn đề của nhân loại?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………
10. Hãy sắp xếp các nhân tố trong lịch sử (bên trái) phù hợp với những loại ảnh hưởng (bên phải)
…a. Mối quan tâm mãnh liệt trong triết lý.
…b. Sự cai trị thống nhất của người Rôma.
…c. Ngôn ngữ Hylạp phổ thông.
…d. Lòng khao khát mãnh liệt trông chờ Đấng Mêsi xuất hiện.
…e. Thờ phượng trong các nhà hội ở địa phương.
11. Dùng từ “Kỳ đã trọn”, các sử gia Hội thánh muốn nói đến.
a) Khoảng thời gian giữa sự xuất hiện lần thứ nhất và sự hiện đến lần thứ hai (tái lâm) của Đấng Christ.
b) Việc chuẩn bị trong lịch sử cho Đấng Christ xuất hiện.
c) Thời gian thuận tiện để một người nhận sự cứu rỗi.
d) Việc chung kết những vấn đề của con người.
12. Theo những gì chúng ta đã hiểu về thời Tân ước, hãy cho biết tại sao khi đến một thành phố mới, trước hết, Phao lô vào nhà hội?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
13. Có bao nhiêu ngôn ngữ được sử dụng trong vòng 1000 Km quanh thành phố bạn đang ở? Một số nơi trên thế giới ngôn ngữ ít thống nhất hơn những nơi khác (trong một khu vực rộng rãi như trên). Không có một ngôn ngữ phổ thông trong một khu vực sẽ gây trở ngại thế nào cho việc truyền bá phúc âm?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
GIÊRUSALEM – Thế kỷ thứ nhất sau công nguyên

SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA HỘI THÁNH
Việc Truyền Bá Cơ Đốc Giáo
Hội thánh thời Tân ước tại Giêrusalem được ràng buộc với đền thờ của người Do thái. Mỗi ngày, nhiều người đã gia nhập Hội thánh. Những người này bao gồm nhiều người Hêlênít hay người Do thái nói tiếng Hylạp, cũng như là người Do thái nói tiếng Hybálai. Trong số những người Hêlênít, bảy người nam đã được đề cử trông nom các nhu cầu hằng ngày của Cơ Đốc nhân. Êtiên là một trong số bảy người này. Ngày nay chúng ta vẫn nhớ đến ông trong những lời biện hộ cho đức tin chân chính. Không muốn thỏa hiệp Cơ Đốc giáo với Do thái giáo. Ông đã tuyên bố rằng Cơ Đốc giáo mang tính phổ thông. Cơ Đốc giáo phải bị đối xử khắt khe từ phía luật lệ. Đền thờ người Do thái là luật lệ ban các đặc quyền tôn giáo cho dân tộc này cao hơn các dân tộc khác (Cong Cv 6:8-8:3).
Sự bắt bớ Êtiên và sự chết của ông dẫn đến việc các Cơ Đốc nhân người Hêlênít phân tán ra từ Hội thánh Giêrusalem. Khi chạy khỏi thành phố này, họ đã đem theo sứ điệp Tin lành đi khắp mọi nơi trong miền Giu đê và Samari: Đây là một yếu tố trọng yếu trong việc ứng nghiệm 1:8. Các sứ đồ vẫn lưu lại tại Giêrusalem vì trách nhiệm, nơi không bị nghi ngờ gì về người Hêbơrơ thuần chủng còn lưu lại trong suốt thời đại các sứ đồ.
Philíp, cũng là một trong bảy chấp sự đầu tiên đã trở thành người giảng Tin lành đầu tiên (8:4-40). Ông đã giảng đạo trong xứ Samari, nơi dân chúng không phải là dân Do thái thuần chủng. Nhiều người đã tiếp nhận Đấng Christ. Khi các sứ đồ ở Giêrusalem nghe tin này, họ đã sai Phierơ và Giăng đến thăm viếng Hội thánh mới này. Các sứ đồ đã cầu nguyện cho các tân tín hữu này để họ có thể nhận được báp têm bằng Đức Thánh Linh, và họ đã nhận được.
Sau đó, Đức Thánh Linh đã hướng dẫn Philíp đến chăm sóc cho người Êthiôbi đang trên đường từ Giêrusalem về đến Gaxa. Đây là một trường hợp người ngoại bang tiếp nhận Đấng Christ. Người Êthiôbi này chắc chắn đã đem Tin lành đến đất nước của ông. Trong khi đó, Philíp tiếp tục rao giảng tại các thành phố ven biển, từ Axốt đến Sêsarê.
Phierơ bắt đầu đi khắp vùng Palestine thăm viếng các Hội thánh mới. Nhiều Hội thánh đã được nhen nhóm do các Cơ Đốc nhân người Hêlênít bị tản lạc (9:32-11:8). Trong khi ở Giốp bê, ông thấy một khải tượng để chuẩn bị ông cho việc chăm sóc cho một sĩ quan Lamã tên là Cọtnây. Vì vậy, Phierơ đã được Đức Thánh Linh dẵn dắt đến chia xẻ Tin lành cho một người ngoại bang và toàn gia đình đó. Điều này đã chính thức mở đường cho việc truyền bá Tin lành vượt khỏi ranh giới người Do thái.
Trong 11:19-21, chúng ta thấy các Cơ Đốc nhân bị phân tán trước tiên đã chia xẻ Tin lành cho người Do thái tại Phênixi, đảo Chíp rơ, và thành Antiốt xứ Syri. Sau đó, họ cũng đã giảng Tin lành cho người Hylạp. Hội thánh Giêrusalem vẫn đóng vai trò người trông nom cộng đồng Cơ Đốc giáo, đã sai Banaba đến Aitiốt để xem những gì đã diễn ra tại đó. Banaba quyết định để Phaolô giúp đỡ mình trong việc xây dựng công tác này ở những nơi đó.
Cũng trong khoảng thời gian này, Giacơ bị Hêrốt giết (khoảng 44. A.D.). Phierơ đã bị tống giam và đã được cứu thoát. “Bấy giờ đạo Đức Chúa Trời tấn tới rất nhiều, càng ngày càng tràn thêm ra” (12:24). Vì vậy, một nhân tố trọng yếu khác nữa để truyền bá Tin lành ấy là do ảnh hưởng tích cực mà cuộc bắt bớ đem lại. Sự sốt sắng mạnh mẽ của các tín đồ đã thu hút những người chưa tin Chúa đến với Đấng Christ.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thấy Phao lô đem Tin lành đi khắp đế quốc Lamã như thế nào, càng làm ứng nghiệm thêm 1:8 như thế nào. Lúc này, Tin lành cũng đang truyền bá trong những vùng khác trên thế giới, dù chúng ta không được biết chi tiết. Theo lời truyền khẩu, hầu hết các sứ đồ đều tuận đạo vì cớ Tin lành đang khi họ rao giảng ở nhiều vùng khác.
Hội Thánh The Mar Thomas tại Đn độ tuyên bố được sứ đồ Thôma khai sáng. Hội thánh này được sáng lập từ rất sớm. Các tín hữu ở đây đã duy trì lời chứng cho Cơ Đốc giáo suốt nhiều thế kỷ. Hội thánh Cốp (The Coptic Chuch) ở Aicập và Êthiôbi cũng có từ rất xưa, cũng có lẽ được khai sáng từ thời các sứ đồ. Người ta cũng nghĩ rằng cả Mathia và Mathiơ đã làm việc tại Êthiôbi. Nhiều người nói rằng Giăng Mác đã khai sáng Hội thánh Alexandria ở Aicập. Các Hội thánh này rất mạnh mẽ. Nhiều vị lãnh đạo của Hội thánh đầu tiên là người Châu phi. Sau này, chúng ta sẽ gặp một số vị lãnh đạo ấy.
14. Hãy mô tả 1:8 đang bắt đầu ứng nghiệm như thế nào vào thời gian này trong lịch sử Hội thánh
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
15. Hãy đọc lại 11:1-18 và giải thích ý nghĩa của sự kiện này đối với sự ứng nghiệm 1:8 trong tương lai.
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
16. Hãy xem xét sự tuận đạo của Êtiên và Giacơ, việc bắt giam Phierơ cũng như các câu chuyện khác kể về sự bắt bớ. Điều gì dường như là mẫu mực cho sự tăng trưởng của Hội thánh?
……………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………….
Chức Vụ Của Sứ Đồ Phao Lô
Trong Công vụ 9, chúng ta gặp Saulơ (Phaolô), một người Do thái nhiệt thành có quyền công dân Lamã, là người đã tận tâm dập tắt Cơ Đốc giáo. Mỉa mai thay, ông lại trở thành một trong những nhà truyền giáo đầu tiên và những nhà thần học vĩ đại nhất của Hội thánh. Hãy đọc câu chuyện này trong 9:1-31 kể về việc hoán cải của ông và sự tiếp nhận lúc đầu của các Hội thánh.
Phao lô là nhân vật chính trong 12:1-28:31. Ảnh hưởng của ông trên Hội thánh không thể lường được. Ông đã giảng cho những người Dothái và người ngoại bang, các hoàng thân và các tù nhân trong toàn vùng Tiểu á và trong Âu châu. Gần như ông đã viết nữa quyển Tân ước. Ông đã minh giải các nguyên tắc của đức tin. Ông đã vạch trần tà giáo trong Hội thánh đầu tiên. Một sử gia Hội thánh nói rằng: Phao lô là người đầu tiên là một Cơ Đốc nhân hoàn toàn: Người đầu tiên hoàn toàn hiểu đầy đủ hệ thống thần học của Chúa Jesus, hiểu thấu tầm quan trọng của những sự biến đổi mà hệ thống này đã thể hiện, và việc hoàn toàn chấm dứt luật pháp của Do thái giáo. (Johnson, trang 35)
Sau khi để nhiều thời gian rao giảng tại Đamách, Phaolô đi lên thành Giêrusalem trước tiên, sau đó đến Tạt sơ, ở lại đó nhiều năm (cho đến khoảng 45 S.C.). Sau đó ông và Banaba cùng thi hành chức vụ tại Antiốt trong một năm. Tại đó, lần đầu tiên thành viên của Hội thánh được gọi là Cơ Đốc nhân.
Công vụ 13 bắt đầu với pháo đoàn của Phao lô và Banaba đi từ Hội thánh tại Antiốt là những nhà truyền giáo. Đáp lại sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, họ bắt đầu chuyến hành trình truyền giáo đầu tiên. Họ đến các thành phố lớn. Họ ghé thăm Salamin và Baphô, trên đảo Chíprơ; Antiốt xứ Bisiđi; Icôni; Líttrơ, Đẹtbơ trong xứ Licaoni; và Bẹtgiê và Áttali trong xứ Bamphily khi họ quay về Antiốt xứ Syri (13:1-14:28).
Bất cứ nơi nào có dịp là họ giảng trong nhà hội ở địa phương đó. Nơi đó là chốn lý tưởng để tìm những người muốn hiểu biết thêm về Đức Chúa Trời. Những người Do thái hiểu biết Cựu ước và nhiều người Ngoại bang hay những người kính sợ Đức Chúa Trời đã bị lôi cuốn đến đó vì nền đạo đức của tôn giáo người Do thái. Và Phao lô cũng đang giữ theo sự quả quyết rằng Tin lành cần được chia xẻ cho người Giuđa trước nhất, sau đó cho người Ngoại bang (RoRm 1:16)
Phao lô luôn luôn bày tỏ sự giảng đạo là sự công bố của các sứ đồ về sự cứu rỗi nhờ Chúa Jesus Christ. Điều đó bao gồm chức vụ của Giăng Báptít, sự chết của Đấng mêsi, sự phục sinh của Ngài, Tinlành của Chúa Jesus trong chức vụ Đấng Mêsi và việc kêu gọi đến sự ăn năn.
Sau khi giảng Tin lành ở một vùng mới, các nhà truyền giáo tiếp tục đi. Thường là họ bị bắt buộc rời khỏi vùng vì cơn bắt bớ. Sau đó, họ trở lại thăm viếng các vùng này để củng cố đức tin của các tín hữu và tổ chức họ vào một Hội thánh địa phương.
Chẳng bao lâu, sự rắc rối đã xảy đến cho Hội thánh non trẻ này. Những người Do thái quả quyết rằng mọi Cơ Đốc nhân phải phục theo luật pháp Do thái. Các Cơ Đốc nhân người Ngoại bang phải chịu phép cắt bì. Tuy nhiên, các Hội thánh đã được Phao lô và Banaba dạy dỗ rằng con đường cứu rỗi là giống nhau đối với mọi người. Hai ông nói rằng đức tin đến Đức Chúa Jesus Christ là con đường dẫn đến sự sống chớ không phải là luật pháp của người Do thái. Sự chia rẽ đã xuất hiện trong Hội thánh.
Một cuộc họp lớn đã tổ chức tại Giêrusalem vào năm 49 S.C để giải quyết vấn đề này. Người ta gọi là Giáo hội nghị Giêrusalem. đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử Hội thánh đầu tiên. Không những chỉ là các sứ đồ và các trưởng lão ở đó tham dự mà thôi, kể cả Phao lô và Banaba đến từ Antiốt, nhưng họ còn đại diện cho toàn thể Hội thánh nữa. Quyết định không bắt người ngoại bang phải chịu phép cắt bì, đã được gởi về Antiốt bằng một lá thơ do Giuđa và Sila cầm đi (Cong Cv 15:1-25).
Phaolô đã đem Sila theo ông trong hành trình truyền giáo lần thứ hai, kéo dài khoảng ba năm. Họ ghé thăm các Hội thánh tại Đẹtbơ, Líttrơ (Timôthê đã gia nhập đoàn truyền giáo tại đây), Icôni, và Antiốt xứ Bisiđi (đều ở trong xứ Galati). Họ chỉ ghé qua cõi Asi trên đường đến Maxêđoan. Họ cũng giảng tại Philíp, nơi có Lyđi là người Châu âu đầu tiên qui đạo. Họ cũng giảng trong các thành Têsalônica, Bêrê, Athên và Êphêsô. Sau đó, họ quay về Sêsarê và Antiốt xứ Syri (Cong Cv 15:36-18:22). Hành trình thứ ba của Phao lô bắt đầu bằng chuyến trở lại ghé thăm các Hội thánh trong xứ Galati và xứ Phirigi. Ông trở lại Êphêsô hai năm và đã thành lập tại đây một Hội thánh mạnh mẽ. Hội thánh này trở thành Hội thánh quan trọng thứ nhì đối với Hội thánh Antiốt xứ Syri đố với công tác của các sứ đồ và công tác truyền giáo của Hội thánh Cơ Đốc. Các thành phố lân cận như Côlôse cũng được nghe giảng Tin lành trong thời điểm này. Phao lô đã ghé lại thăm các Hội thánh xứ Maxêđoan và ở lại Côrinhtô xứ Gờréc trong ba tháng. Ông viết một lá thư cho Hội thánh Rôma, nói rằng ông dự định thăm Rôma trên đường đến Tây ban nha. Thay vào đó ông đã đến Trôách, rồi xuống thuyền đến Giêrusalem để trao món quà của các Hội thánh dân ngoại bang gời cho Hội thánh Giêrusalem vào dịp lễ Ngũ tuần (khoảng năm 57 S.C). Phao lô biết rằng đây là chuyến đi cuối cùng của ông đến vùng bờ biển Aegean (18:23-21:16). Hành trình thứ tư của Phaolô đưa ông đến Rôma, ông đến đó như là một tù nhân. ông bị tù hai năm tại Giêrusalem và Sêsarê trong khi chờ ứng hầu Sêsa tại Rôma. Trong chuyến đi này Phao lô đã khích lệ Hội thánh tại Siđôn. Sau khi bị đắm tàu, ông đã thi hành chức vụ tại Mantơ suốt ba tháng. Suốt hai năm bị giam giữ trong nhà, cuối cùng, Phao lô đã giảng Tin Lành tại Rô ma (21:17-28:31). Có lẽ ông đã được thả và có thể đã tiếp tục công việc truyền giáo cho đến khi ông sang Rô ma lần thứ nhì.
Thời đại của các Sứ đồ chấm dứt với sự tuận đạo của Phao Lô và Phi e rơ tại Rô ma khoảng năm 64 S.C trong cơn bắt bớ các Cơ Đốc nhân vào thời Hoàng đế Nero.
17. Nhận dạng từng dữ kiện sau như là 1) nếu nó thích hợp với mẫu mực chức vụ của Phao Lô, hoặc 2) nếu không thích hợp.
…a. Trước tiên, giảng đạo ở các thành phố nhỏ.
…b. Tránh các nhà hội.
…c. Thăm viếng lại nhiều Hội thánh.
…d. Tổ chức các Hội thánh bằng các chấp sự và các trưởng lão.
…e. Giảng đạo cho người Ngoại bang.
…f. Vâng phục sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh.
18. Phao Lô đã đóng góp rất nhiều cho Hội thánh đầu tiên bằng cách
ông
a) khăng khăng đòi Hội thánh hỗ trợ.
b) binh vực cho đức tin, chống lại Do Thái giáo và tà thuyết.
c) đóng vai trò một vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội La mã.
d) tất cả các câu trên :
19. Tại sao Giáo Hội Nghị Giê ru sa lem là một bước ngoặc cho Hội thánh ?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
20. Phao Lô đã giải quyết việc tổ chức Hội thánh như thế nào ?
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
21. Dùng những đường kẻ lên bản đồ trang trước cho biết các cuộc hành trình truyền giáo của Phao lô. Dùng các kiểu đường kẻ sau cho mỗi cuộc hành trình :
Hành trình thứ nhất
Hành trình thứ nhì
Hành trình thứ ba
Hành trình thứ tư …………………………………..

Một nhóm nhỏ các Cơ Đốc nhân người Do Thái tại Giê ru sa lem đã bành trướng thành một Hội thánh có nhiều chủng tộc, nhiều nền văn hóa. Ngay từ đầu, Hội thánh đã từng trãi sự gây rối, sự tranh luận, thậm chí cả sự chia rẽ nữa. Dù các nan đề này đã luôn tiêu biểu cho Hội thánh trong suốt lịch sử Hội thánh, Đức Thánh Linh không hề thôi hành động trong Hội thánh.

Bài tự trắc nghiệm

CÂU CHỌN LỰA . Mỗi câu hỏi có một câu trả lời đúng nhất . Hãy khoanh tròn mẫu tự trước câu trả lời đúng.
1. Nền tảng của Hội thánh là
a) Phi e rơ
b) Đức Thánh Linh
c) Chúa Jesus Christ
d) ĐCT
2. Công tác của Đức Thánh Linh là
a) ban quyền năng cho các tín đồ để họ chia sẻ Tin Lành.
b) cáo trách tội lỗi của con người để đem họ đến sự cứu rỗi.
c) dạy dỗ các Cơ Đốc nhân về chân lý liên quan đến Đấng Christ và tương lai.
d) tất cả các câu trên.
3. Tổ chức các Hội thánh đầu tiên được sách Công vụ mô tả là
a) gần như không thực hữu.
b) được quân bình nhờ vâng phục Đức Thánh Linh.
c) được xác lập rõ ràng như là một mẫu mực cho mọi Hội thánh mai sau.
d) khá lỏng lẻo và không đạt hiệu quả.
4. Các phẩm chất trong Tân Ước dành cho các giám mục và các trưởng lão là
a) rất giống nhau đối với mỗi chức vụ.
b) khác nhau đối với từng chức vụ.
c) không được phát biểu rõ ràng.
d) được minh định trong sách Công vụ.
5. Đấng Christ xuất hiện khi kỳ đã trọn có ý nói đến
a) sự phát triễn đầy đủ thời hạn của Ngài trong lòng mẹ.
b) sự ứng nghiệm của một ngày tháng xuất hiện đã được báo trước.
c) việc chuẩn bị các sự kiện trong thế giới này.
d) tất cả các câu trên.
6. Việc ứng nghiệm 1:8 là cần yếu cho
a) Tổ chức của Hội thánh.
b) Sự tăng trưởng của Hội thánh.
c) Sự cứu rỗi của Hội thánh.
d) Tất cả các câu trên.
7. Việc truyền bá Cơ Đốc giáo thời Hội thánh đầu tiên được liên kết với
a) cơn bắt bớ các tín đồ.
b) sự cứu rỗi cho người Ngoại bang cũng như cho người Do Thái.
c) các cuộc hành trình truyền giáo của Phao lô trong toàn đế quốc.
d) tất cả các câu trên.
8. Những đóng góp của Sứ đồ Phao lô cho Hội thánh đầu tiên bao gồm
a) ước muốn thỏa hiệp với những người làm theo người Do Thái
b) thực hiện việc tiên phong mở các Hội thánh mới mà về sau này ông đã tránh giao tiếp với các Hội thánh ấy.
c) tập trung tìm kiếm người ngoại bang trước nhất, sau đó là người Do Thái.
d) tuyệt đối tận tâm với phương cách phổ thông của sự cứu rỗi.
9. Hãy sắp xếp các nơi đến chính của Phao lô trong các cuộc hành trình truyền giáo (bên trái) phù hợp với diễn tiến thích hợp (bên phải)
…a. Rô ma
…b. Thăm lại vùng Ê phê sô và Cô rinh tô.
…c. Các thành phố tại Chíp rơ và Ga la ti.
…d. Các thành phố ở xứ Ma xê đoan và xứ A chai.
ĐÁNH GIÁ TIẾN BỘ ĐƠN VỊ 1.
Bây giờ bạn đã học xong Bài 1 và Bài 2, hãy ôn lại để chuẩn bị phần Đánh Giá Tiến Bộ Đơn Vị 1. Bạn sẽ thấy phần này là Tờ Bài làm cho phần này trong Tập Học viên. Hãy trả lời mọi câu hỏi mà không được xem lại sách giáo khoa hay tài liệu hướng dẫn nghiên cứu. Hãy gởi Tờ Bài làm của bạn cho hướng dẫn viên ICI, kèm theo bất cứ các tài liệu nào được chỉ ra trên bìa của Tập Học viên. Sau đó, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu Bài 3.

Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu

11.b) Việc chuẩn bị trong lịch sử cho Đấng Christ xuất hiện.
1. Câu trả lời của bạn cần gồm có : Chúa Jesus là Chúa và là Đấng Mê si như đã được chứng tỏ bởi sự ứng nghiệm các lời tiên tri trong Cựu Ước về việc Thánh Linh tuôn đổ trên mọi xác thịt và bởi các sự kiện trong chức vụ, sự chết và sự phục sinh của Ngài. Sứ điệp kết thúc bằng lời kêu gọi đến sự ăn năn.
12. Đức tin và sứ điệp của người Do Thái được ứng nghiệm trong Chúa Jesus Christ.
2.a. Dạy dỗ, nhắc nhở.
b. Ban quyền năng.
c. Cáo trách.
d. Hướng dẫn.
13. Câu trả lời của bạn. Nếu Tin Lành sẽ được tiếp nhận, nó phải được trình bày một cách thật dễ hiểu; không có ngôn ngữ chung để giới thiệu Tin Lành sẽ khiến cho nhiều người trong một khu vực khó hiểu, hay không thể hiểu được về Tin Lành. 3.d) 3000 người được cứu.
14. Việc làm chứng bắt đầu tại Giê ru sa lem, nơi các sứ đồ đang lãnh đạo Hội thánh. Sau khi Ê tiên qua đời, các Cơ Đốc nhân tản lạc khắp xứ Giu đê và xứ Sa ma ri truyền bá Tin Lành bất cứ nơi nào họ đi đến.
4. Họ được thêm vào trong Hội thánh và tiếp tục giữ lời dạy của các Sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và cầu nguyện.
15. Phi e rơ chính thức đem Tin Lành cho dân Ngoại, đã mở đường cho việc làm chứng vượt ra khỏi ranh giới người Do Thái đến đầu cùng đất.
5. Là viên đá móng cho Hội thánh, Chúa Jêsus đã được mặc lấy quyền phép của Đức Thánh Linh để đi ra thi hành chức vụ.
16. Sự bắt bớ đem lại sự sốt sắng cho các Cơ Đốc nhân, điều này lôi cuốn những người chưa tin Chúa đến với Đấng Christ. Hội thánh đã tăng trưởng nhanh chóng.
6.c) Các Sứ đồ khởi xướng khi nhu cầu về vấn đề này xuất hiện.
17. a 2
b 2
c 1
d 1
e 1
f 1
7. Dù có nhiều sự sáng suốt trong việc tổ chức của Hội thánh đầu tiên, cơ cấu như thế không được bày tỏ ra như là một cơ cấu cứng nhắc. Dù vậy, từ ngày Lễ Ngũ tuần, Hội thánh đã có tổ chức và cơ cấu.
18.b) binh vực cho đức tin, chống lại Do Thái giáo và tà giáo.
8. Sự khác nhau duy nhất về phẩm chất ấy là khả năng dạy dỗ của các trưởng lão. Các chấp sự có trách nhiệm theo dõi trông nom về thuộc thể và các trưởng lão có trách nhiệm theo dõi trông nom về thuộc linh.
19. Câu trả lời của bạn. Giáo Hội nghị này đã giúp tách Cơ Đốc giáo ra khỏi Do Thái giáo bằng việc thiết lập nền tảng của sự cứu rỗi là đức tin nơi Đấng Christ chứ không phải là tuân thủ luật pháp hay là luật lệ của Đền Thờ.
9.Câu trả lời của bạn. ĐCT tể trị trên các biến cố trong lịch sử, tác động đến các vấn đề của nhân loại. Lịch sử không xảy ra ngẫu nhiên. Nó có mẫu mực và chủ đích.
20. Ông đã thăm lại các Hội thánh, bổ nhiệm các trưởng lão và khích lệ hội chúng. Ông viết những là thư để giải quyết các nan đề tại địa phương.
10. a 2) Ảnh hưởng của trí tuệ
b 1) Ảnh hưởng chính trị
c 2) Ảnh hưởng của trí tuệ
d 3) Ảnh hưởng tôn giáo
e 3) Ảnh hưởng tôn giáo
2/ Hãy kiểm tra để thấy rằng các đường kẻ của bạn đi xuyên qua các thành phố đã được đề cập đến trong tài liệu hướng dẫn nghiên cứu.