CHƯƠNG 8
KẾT QUẢ: Ngài muốn họ có kết quả
Hãy đi và kết qủa (Giang 15:16)
Chúa Giê-xu muốn cho các môn đệ Ngài tạo nên giống như Ngài trong và qua Hội Thánh đang được tập họp cho khỏi thế gian. Như thế, chức vụ của Ngài trong Đức Thánh Linh sẽ được gia tăng bội phần nhờ chức vụ của Ngài trong đời sống các môn đệ Ngài. Nhờ họ và những người giống như họ, chức vụ ấy sẽ mãi mãi lan tràn ra cho đến chừng nào đám quần chúng được biết đến y như cơ hội đã đến với đám quần chúng trong thời của Chúa Giê-xu. Theo chiến lược ấy sự chinh phục cả thế gian chỉ là một vấn đề thời gian và lòng trung thành của họ đối với kế hoạch của Ngài.
Chúa Giê-xu đã xây dựng trên các môn đệ Ngài cả cơ cấu của một Hội Thánh sẽ thách thức vàchiến thắng mọi quyền lực của sự chết và hỏa ngục. Cơ cấu ấy đã bắt đầu như một hội cải nhỏ, phải lớn lên phần hình thức và năng lực, cho đến khi trở thành một cội cây “lớn hơn mọi thứ rau” (Mathio 13:32 cũng xem Mac 4:32; Luca 13:18, 19). Chúa Giê-xu đã không hy vọng rằng mọi sự người đều sẽ được cứu (Ngài vẫn nhìn nhận rằng thật ra là người vốn thích sự phản loạn mặc dầu Ngài đã ban ân điển cho) nhưng Ngài đã thấy trước Ngài mà Tin Lành cứu rỗi trong Danh Ngài sẽ được truyền ra để thuyết phục mọi người. Nhờ sự làm chứng đó Hội Thánh đang chiến đấu của Ngài một ngày kia sẽ trở thnàh Hội Thánh phổ biến và là Hội Thánh chiến thắng.
Sự chinh phục Ngài không phải là dễ dàng. Nhiều người sẽ bị ngược đãi, bị tuân đạo trong khi chiến đấu. Dầu vậy, nhiều thử thách lớn lao mà dân Ngài sẽ trải qua không có gì quan trọng lắm, nhửng trận đụng độ nhỏ bị thất bại tạm thời trong khi chiến dấu vẫn còn nhiều nhưng sự chiến thắng cuối cùng là chắc chắn. Hội Thánh Ngài sẽ thắng trận sau cùng. Không có gì chống lại Hội Thánh ấy mãi được, cũng như không có gì “đủ sức làm tổn hại hoặc chống nỗi hội đó” (theo ý Mathio 16:18).
ĐẮC THẮNG NHỜ SỰ LÀM CHỨNG
Niềm tin cậy rất khó tin vào tương lai đó đã được căn cứ trên sự hiểu biết của Ngài về những kẻ đang thờ phượng Ngài trong hiện tại. Ngài đã biết rằng ít ra mộn đệ Ngài cũng học được yếu tính của sự vinh hiển Ngài. Phi-e-rơ là một người phát ngôn cho cả nhóm đã tóm tắt sự hiểu biết đó khi ông khẵngđịnh với Chúa Giê-xu rằng: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Mathio 16:16; Mac 8:29; Luca 9:20). Đây là một lẽ thật chẳng bao giờ bị tiêu diệt, Chúa Giê-xu đã căn cứ vào nền tảng đó để hình dung ra sự chiến thắng của Ngài sẽ diễn tiến ra sao, như lời Ngài đã đáp lại Phi-e-rơ. “ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội Thánh ta trên đá này” (Mathio 16:18).
Sức mạnh của mấy lời này cho chúng biết ý nghĩa sáng kiến của loài người trong việc đem thực hiện điều đó. Họ không cần để ý đến những bàn cãi sôi nổi của các thần đạo về đoạn sách đó, ít ra chúng ta phải đồng ý rằng những lời trên đây của Chúa Giê-xu đã được ngỏ cùng một người vừa đích thân và chấp nhận đức tin của mình đối với Chúa. Lẽ dĩ nhiên là nhận thức của ông về thời mình chính là con Đức Chúa Trời vốn không do Phi-e-rơ tự mình quan niệm lấy, như Chúa Giê-xu đã nói rất rõ ràng (16:17). Tuy nhiên, từng trải của sự mặc khải đó trong đời sống ông đã hoàn toàn định cư dứt khoát trong “thịt và huyết” của ông, và do diễn tả trung thực, sự kiện do đó cho nhiều người khác, Hội Thánh của Đấng Christ đã được định trước là sẽ chiến thắng. Làm thế nào Hội Thánh đó lại có thể bị tiêu diệt được? Đức tin của các sứ đồ vào Đấng Christ đã gắn chặt với đời sống ông đến nỗi nó đã kết tính vào một vầng đá mà Phi-e-rơ nhìn nhận Chúa mình là vầng “đá đầu góc nhà”, và trên vầng đá ấy, tất cả những tín hữu và những “viên đá sống” để xây nên Hội Thánh Ngài (IPhiero 2:4-8; Epheso 2:20-22).
Nhưng chúng ta phải nhận thấy mối tương quan trực tiếp giữa việc Ngài làm chứng cho Đấng Christ với sự đắc thắng thế gian lần sau cùng, phần này không thể nào xảy ra mà không có phần kia đi kèm, nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh để kết chặt hai sự kiện sinh động này lại với nhau chính là nét thần tình để thích nghi hóa với hoàn cảnh trong chiến lược phổ biến Tin Lành của Chúa Giê-xu.
NGUYÊN TẮC PHẢI GIỮ
Mọi việc vừa kể được giao phó cho các môn đệ Ngài. họ là đội tiền phong của phong trào bủa lưới khắp chốn của Ngài. Ngài mong rằng nhiều người khác sẽ “nhờ lời họ” mà tin nhận Ngài (Giang 17:20), và đến lượt họ lại chuyển lời ấy cho những người khác nữa, cho đến khi cả thế gian có thể biết được Ngài là ai và đến để làm gì ( 17:21, 23). Cả chiến lược phổ biến Tin Lành của Ngài là sự hoàn tất chương trình chính thức của Ngài khi đến thế gian, chịu chết trên Thập tự giá và sống lại khỏi mồ mả tùy thuộc vào lòng trung thành của các môn đệ đã được Ngài tuyển trạch đối với công tác ấy.Dầu nhóm người bắt đầu có ít ỏi, dầu họ phải mất bao nhiêu thì giờ để kết quả và để dạy đồ đệ của họ kết qủa cho Chúa, thì không có gì quan trọng. Đó là đường lối để Hội Thánh chiến thắng, chiến thắng nhờ sự dâng mình của những người đã biết rất rõ Cứu Chúa của họ đến nỗi Thánh Linh và đường lối Ngài bắt buộc họ sẽ nói lại cho người khác. Dầu thoạt nhìn, phương pháp ấy trông có vẻ đơn giản, nhưng đó là phương pháp mà nhờ đó Tin Lành sẽ chinh phục cả thế gian. Chúa Giê-xu đã không có một phương pháp nào khác.
MỘT THỬ THÁCH CHO CHỨC VỤ NGÀI
Đây là một thử thách gay go. Sau khi Ngài đã đi rồi, các môn đệ Ngài sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác của Ngài chăng? Hoặc có thể đúng hơn là khi không có Ngài đích thân kiểm soát, họ sẽ làm việc ấy đúng đắn như khi Ngài vẫn còn ở với họ chăng? Chất vấn như trên có thể là quá đáng, nhưng sự kiện là việc giáo dục của Đấng Christ đối với các môn đệ đãđặt cả đến điểm đó. Đứng trên quan điểm hoàn toàn nhân loại, Chúa Giê-xu chẳng bao giờ dám chắc rằng những gì Ngài đạt đến vào đời sống họ sẽ được họ dùng làm lợi ích cho Nước Trời. Nếu họ bị thất bại trong việc nhận phần về Thánh Linh Ngài cũng như không lãnh hội được phương pháp để chia lại cho những người khác hầu tiến hành công tác thì chức vụ của Ngài suốt mấy năm trường giữa vòng họ sẽ trở thành công dã tràng.
Cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi thấy Chúa Giê-xu đã ghi khắc vào tâm não các môn đệ Ngài đến nỗi không thể nào tẩy xóa đi được rằng điều cần thiết và không thể tránh được của đời sống Ngài và phải kết quả, phải tạo ra nhũng người giống như Ngài. Một thí dụ minh chứng cho điểm này là thí dụ về gốc nho và các nhánh (Giang 15:1-17). Ở đây trong một lối so sánh gĩan dị nhất nhưng sâu sắc, Chúa Giê-xu đã giải thích rằng mục đích của gốc nho (chính Ngài), và nhánh nho (những người tin Ngài ), đều là phải kết quả. Cho nên nhánh nào không kết qủa thì bị người làm vườn chặt đi vì không có ích lợi gì. Điều quan trọng hơn nữa là những kết quả cũng bị người làm vướn tỉa sửa để càng được kết nhiều trái hơn (15:2). Rõ ràng là khả năng duy trì của gốc nho chẳng bao giờ được dẩn truyền bất tận cho những nhánh nho không có sự sống. Bất cứ nhánh nào còn sống nhờ gốc nho đều phải kết quả tồn tại, vì đó là bản chất đã được định của nó. Rồi Chúa Giê-xu ứng dụng cho các môn đệ Ngài bởi vì họ đã chắc chắn tham dự vào sự sống của Ngài, cho nên họ sẽ mang lấy quả của Ngài (15:5, 8), và hơn nữa, quả của họ phải có luôn (15:16). Một Cơ Đốc Nhân không kết quả là điều mâu thuẫn. Người ta nhờ xem trái mà biết cây.
Nguyên tắc này đã được nhấn mạnh suốt thờ gian mà Ngài thi hành chức vụ nó được xem là phần thưởng phải có cho sự hy sinh của chính mình Ngài vì cớ thế gian (12:24; 17:19). Nó được dùng để phân biệt công tác của những người làm theo ý chỉ của Cha Ngài ở trên trời (Mathio 7:16-23; Luca 6:43-45). Nó được giải thích là tiền công trả cho các môn đệ Ngài trong công tác gặt lúa của họ (Giang 4:36-38). Nó được dùng để nhận ra nhữngkẻ không chịu từ bỏ “sự lo lắng về đời Ngài, sự mê đắm về giàu sang, và các sự tham muốn khác” đã làm ngặt ngòi lời Đức Chúa Trời gieo vào lòng họ (Mac 4:18-20; Mathio 13:22, 23; Luca 8:14-15). Nó được cho biết vào vật không thấy có trong đời sống của bọn Sa-đu-sê và Pha-ri-si là những người bị kể là khốn nạn trước mặt Ngài (Mathio 3:7, 8; 12:33, 34; Luca 13:6-9). Bằng nhiều cách thức khác nhau và đối với đủ hạng người, Chúa Giê-xu đã kêu gọi người ta thẩm định những kết qủa của đời sống họ. Nó sẽ phô bày cho thấy họ là những người như thế nào. Tóm lại, trong bất cứ đoạn sách nào ta thấy sự kiện kết quả được đề cập đến liên hệ với một vấn đề quan trọng hơn là việc phản ảnh sự sống của Đấng Christ trong cá tính của một người, trước hết là trong chính chúng ta và sau đó nơi người khác, thì trên thực tế, tấ cả những gì Chuas Giê-xu đã nói và làm đều dẫn đến nguyên tắc này.
CÔNG CUỘC ỦY NHIỆM TRỌNG ĐẠI
Uy nhiện trọng đại mà Đấng Christ đã giao cho Hội Thánh Ngài được tóm tắt trong mệnh lệnh “khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta” (Mathio 28:19). Từ tư liệu ở đây cho biết là các môn đệ sẽ đi khắp thế gian và chinh phục nhiều kẻ khác nữa, để những kẻ ấy sẽ trở thành những người giống như họ tức là trở nên môn đệ của Đấng Christ. Sứ mạng này còn được nhấn mạnh hơn nữa nếu chúng ta nghiên cứu trong nguyên bản Hy Lạp để thấy rằng các tư liệu “đi”, “làm Báp-tem” và “dạy dỗ” đều là những phân từ mà sức mạnh đều bắt nguồn từ một động từ bao gồm tất cả, là “khiến trở nên môn đồ”. Đều có nghĩa là ủy nhiệm trọng đại được giao cho không phải chỉ là việc đi khắp thế gian để rao giảng Tin Lành (Mac 16:15), không phải là Báp-tem cho vô số người ăn năn nhơn danh Ba Ngôi hiệp một Đức Chúa Trời, cũng không phải là để dạy dỗ họ các mạng lệnh của Đấng Christ, nhưng là kể “khiến trở nên môn đệ” nghĩa là để gây dựng nhiều người giống như họ, những người bị sự ủy nhiệm của Đấng Christ cảm thúc đến nỗi chẳng những họ chỉ theo Ngài, mà còn dẫn dắt nhiều người khác nữa bước theo đường lối Ngài. chỉ khi nào họ đạo tạo được môn đệ thì các hoạt đọng khác của công cuộc ủy nhiệm mới hoàn tất được mục tiêu của họ.
CẦU NGUYỆN CHO CÁC CON GẶT
Điểm được nhấn mạnh là công tác lãnh đạo. Chúa Giê-xu phải dùng chính chức vụ của Ngài để chứng mính rằng đám quần chúng lạc lòi kia đã chín mùi sẵn sàng trong mùa gặt, nhưng không có những người chăn thuộc linh dẫn dắt họ, thì làm thế nào chinh phục họ được “hãy cầu xin chủ mùa gặt” Chúa Giê-xu nhắc cho các môn đệ Ngài nhớ rằng “Ngài sẽ sai con gặt đến trong mùa mình” (Mathio 9:37, 38; Luca 10:2). Có một giọng hầu như tuyệt vọng trong mấy lời này truyệt vọng trên phương diện là thế gian đang chờ đợi cách tuyệt vọng những người phục vụ họ trong công tác chăm sóc linh hồn họ. Cầu nguyện cho thế gian thì không ích lợi gì cả. Sự cầu nguyện ấy có giúp được gì cho họ đâu? Đức Chúa Trời đã thương yêu họ và ban con Ngài để cứu họ. Cầu nguyện cách tổng quát mơ hồ cho thế gian thật chẳng ích lợi gì. Thế gian đã bị hư mất và đang đui mù trong tội lỗi. Hy vọng duy nhất trong thế gian là có nhiều người đến cùng họ với Tin Lành cứu rỗi, và đưa họ đến với Chúa Cứu Thế, không phải là bỏ mặc họ nhưng là trung tín, kiên nhẫn chịu khó phục vụ họ, cho đến khi nào họ trở thành những Cơ-đốc Nhân có thể kết quả, gieo rắc tình yêu của Đấng Cứu Thế trong những người thế gian ở chung quanh họ.
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG CHO ĐỜI SỐNG CHÚNG TA
Sau cùng, đây là chỗ mọi người chúng ta phải đánh gía phần của chúng ta trong sự đóng góp đời sống và lời làm chứng vào chương trình tối cao của Đấng Christ vốn là Chúa Cứu Thế. Phải chăng những người đã theo chúng ta đến cùng Đấng Christ hiện cùng đang dẫn dắt nhiều người khác nữa đến cùng Ngài và dạy dỗ họ lại đào tạo ra môn đồ như chính chúng ta? Xin chú ý là cứu vớt kẻ hư mất thì chưa đủ, dầu đó là một mạng lệnh có tính cách bắt buộc, gây dựng những trẻ em mới sanh trong đức tin đến Đấng Christ chưa đủ, dầu đó là điều cần thiết nếu muốn duy trì trái đầu mùa. Tóm lại chỉ chinh phục được linh hồn người ta mà thôi thì chưa đủ dầu có lẽ công tác ấy là đáng khen. Điều đáng kể, thực sự để duy trì cho công tác được tồn tại mãi mãi, ấy là sự trung tín ra đi của những người nhờ chúng ta dẫn dắt mà tin Chúa để dẫn dắt những người nhờ họ mà ăn năn, chớ không phải chỉ giản dị là được nhiều người theo mình. Chắc chắn là chúng ta cần chinh phục thế hệ của chúng ta cho Đấng Christ và phải làm việc đó ngay bây giờ, nhưng chỉ việc đó không mà thôi thì chưa đủ. Công tác của chúng ta chẳng bao giờ chấm dứt cho đến khi nó bảo đảm được rằng những người đã được Tin Lành cứu chuộc sẽ dâng đời sống họ để tiếp tục thi hành công tác ấy.
Như thế, sự thử thách đối với bất cứ một công tác truyền đạo nào không phải là điều thấy được trong hiện tại hay là những bản phúc trình trong các đại hội, nhưng ở trong tính cách hữu hiệu mà công tác ấy sẽ được tiếp tục cho thế hệ sau. Cũng vậy, tiêu chuẫn Hội Thánh phải căn cứ vào để đo lường sự thành công của mình không phải là có bao nhiêu tên mới được ghi và danh sách hay là công quỹ gia tăng được bao nhiêu, nhưng là có bao nhiêu tín đồ đang thực sự chinh phục được linh hồn người ta và huấn luyện họ để chinh phục quần chúng. Giá trị của công tác làm chứng là sức bành trướng tối hậu của nó, và vì lý do ấy, nó chỉ có thể được thẩm định trong cõi đời đời.
Há chẳng phải đã đến lúc mỗi người chúng ta cần nhìn lại đời sống và chức vụ mình theo viễn tượng đó ư ? Như Dawson Trotman đã nói: Những người của chúng ta ở đâu ? Họ đang làm gì cho Đức Chúa Trời ? Hãy thử nghĩ xem tương lai của Hội Thánh sẽ thế nào nếu mỗi người chúng ta bây giờ đào tạo môn đệ đích thực để trình ra như là kết quả những lao khổ của mình. Phải chăng việc đó phải lập tức tăng gấp đôi ảnh hưởng của ta ? Giả sử sau đó ta đào tạo được một người khác nữa giống y như ta, và người môn đệ đầu tiên cũng thành công y như vậy thì phải chăng đời sống ta đã được nhân lên gấp bốn lần ? Ít ra là trên lý thuyết, chỉ có cách kết quả như thế, chức vụ chúng ta mới sớm chinh phục được quần chúng cho Tin Lành. Điều đó có nghiax là chỉ cần người được kêu gọi làm đồ đệ chịu thực sự noi theo dấu chân của Thầy.
ĐƯỢC HỘI THÁNH CHỨNG MINH
Chúng ta cám ơn Chúa vì sự việc vừa kể đã được thực hiện đối với các môn đồ đầu tiên. Họ giảng Tin Lành cho quần chúng nhưng đã luôn luôn thiết lập sự thông công giữa số người đã tin Chúa. Trong khi Chúa thêm người được cứu vào Hội Thánh hằng ngày, thì các môn đệ, giống như Thầy mình, đã trưởng dưởng người để duy trì chức vụ của họ cho đến tận cùng trái đất. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ thật ra chính là quyển sách trình bày sinh hoạt của một Hội Thánh đang phát triển theo các nguyên tắc phổ biến Tin Lành đã được phát họa trong đời sống Đấng Christ mà chúng tôi đã vạch ra ở đây .
Thiết trưởng chỉ cần nói rằng Hội Thánh đầu tiên đã chứng minh là kế hoạch chinh phục thế gian của Thầy đã thành công. Lời làm chứng của họ đã tác động mạnh mẽ đến nỗi trước khi thế kỹ đầu tiên qua đi, xã hội ngoại đạo thời ấy đã bị lung lay tận nền móng, và các Hội Thánh đang phát triển đã được thiết lập tại hầu hết các trung tâm đông dân cư . Nếu giai đoạn đặc biệt của phút khởi đầu tiếp tục để việc rao giảng Tin Lành của Hội Thánh cứ theo đã ấy mà lan tràn, thì chỉ trong vài thế kỹ các nước ở thế gian đã được bàn tay của Thầy đụng đến.
ĐI TẮT LÀ THẤT BẠI
Nhưng hoàn cảnh đổi thay, và lần làn phương pháp phổ biến Tin Lành rất giản dị của Chúa Giê-xu đã bị bắt buộc lồng vào một khuôn mới. Lẽ dĩ nhiên là việc phổ biến này phần nguyên tắc cho thích hợp với hoàn cảnh luôn luôn vẫn cần thiết nhưng bằng cách này hay cách khác, dầu sao chính các nguyên tắc cũng trở thành hổn loạn khi có người muốn nhìn Tin Lành với khía cạnh khác. Các nguyên tắc đào tạo cấp lãnh đạo và phát triễn Hội Thánh rất công phu kia đã bị chiến lược kết nạp quần chúng một cách dễ dàng tràn ngập. Mục tiêu thiển cận là muốn được dân chúng thừa nhận một cách tổng quát đã chiếm phần ưu thắng đối với mục tiêu xa xôi hơn: Mục tiêu đem Tin Lành cho cả thế gian. Các phương pháp phổ biến Tin Lành, mà Hội Thánh đã sữ dụng cách tập thể cũng như cá nhân đã phản ảnh cùng một lối nhìn có tính cách giai đoạn đó. Thỉnh thoảng, các nguyên tắc trong phương pháp của Chúa Giê-xu có phần thắng hơn như vào thời kỳ của cơn phục hưng thuộc linh lớn lao – Nhưng đối với người chú ý đến lịch sử Hội Thánh thì những giai đoạn đó rất ngắn ngủi và chẳng bao giờ bắt phục được tâm trí của phần lớn các nhà lãnh đạo Hội Thánh. Kế hoạch của Chúa Giê-xu không bị phủ nhận nó chỉ bị bỏ qua đó thôi. Kế hoạch của Chúa Giê-xu được ghi nhớ như một quá khứ đáng ton trọng, những đã không được lấy làm mẫu mực hành động cho hiện tại.
VẤN ĐỀ NGÀY NAY
Đây là vấn đề phương pháp luận của thời đại. Những buổi lễ, chương trình, những tổ chức, những phái đoàn, những chiến dịch do thiện chí lòng thành thật của loài người đã ra sức cố gắng thực hiện một công tác mà chỉ có những người được năng lực của Đức Thánh Linh mới có thể làm được. Không phải chúng tôi bài kích những nỗ lực cao quí ấy, vì nếu không có Hội Thánh đã không có những hoạt động như hiện có. Tuy nhiên, nếu sứ mệnh Chúa Giê-xu giao phó chưa được chính thức áp dụng, làm chính sách và nồng cốt cho tất cả các kế hoạch ấy, thì Hội Thánh chẳng bao giờ hoạt động được như đáng phải hoạt động.
Bao giờ chúng ta mới chịu hiểu rằng việc phổ biến Tin Lành không phải thực hiện bởi một điều hay một vật gì mà bởi một người nào đó. Tin Lành là sự bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời, mà Đức Chúa Trời là một ngôi vị. Bản tính Ngài với tư cách một cá nhân, chỉ được diễn tả qua một cá tính, trước nhất đã được bày tỏ trọn vẹn trong Đấng Christ, và hiện đang được bày tỏ trong đời sống những kẻ đầu phục Ngài, bởi Dức Thánh Linh. Các ủy ban có thể giúp vào việc rao giảng Tin Lành và lẽ dĩ nhiên là cần thiết cho mục đích ấy, nhưng công tác thì phải do từng cá nhân người này chinh phục người khác cho Đấng Christ .
Vì lý do đó chúng ta có thể đồng ý với E.M. BOUNDS để nói rằng: “Người là phương pháp của Đức Chúa Trời” . Nếu chúng ta chưa có những đầy dẫy Thánh Linh Ngài và dâng mình cho kế hoạch củaNgài, thì không một phương pháp nào chúng ta có thể áp đụng được .
Đó là công tác phổ biến Tin Lành mới mẻ chúng ta đang cần. Đây không là những phương pháp tốt hơn, nhưng là những người tốt hơn, những người đã nhận biết Chúa Cứu Thế của mình một cách siên việt hơn là chỉ nghe bằng tai; những người thấy khải tượng của Ngài và cảm nhận được bằng tình yêu Ngài đối cùng thế gian, những người tự nguyện trở thành số không để cho Ngài trở thành tất cả, những người chỉ muốn Đấng Christ sản sinh sự sống Ngài trong và qua đời sống họ, tùy theo ý tốt của Ngài. Tóm lại, đó là phương pháp mà Chúa Giê-xu đã hoạch định và mục tiêu Ngài sẽ được thực hiện trên đất, và bất cứ nơi nào chiến lược của Ngài được thực thi thì các cửa địa ngục sẽ chẳng bao giờ thắng nổi sự phổ biến Tin Lành cho thế gian.