Chúng ta nghe một số người nói rằng chẳng có gì khác biệt về cách chúng ta tin hay thờ phượng Đức Chúa Trời, hay chúng ta thuộc hội thánh nào, vì cũng giống trong một chiếc bánh xe ngựa, tất cả các tay quay đều hướng về trục. Các tay quay được ví sánh với nhiều cách sống và tin khác nhau, còn trục được ví với thiên đàng, hay mục đích cuối cùng. Chúng ta hãy tra xét điều nầy bởi lời của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Giê-su cảnh báo về những Christ giả và tiên tri giả sẽ đến và cố lừa dối ngay cả những người đã được chọn (Ma-thi-ơ 24:24). Sứ Đồ Phao-lô đề cập đến những “anh em giả dối” đã có từ thời của người. Sứ Đồ Phi-e-rơ nói đế n những giáo sư giả là những kẻ những khao khát xấu xa của mình, sẽ mang đến những sự dạy dỗ sai trật để kéo những kẻ được chọn đi xa con lẽ thật, để rồi khiến họ trở lại với xiềng xích của tội lỗi (2 Phi-e-rơ, chương hai).
Chúa Giê-su đã không nói có nhiều đàn. Nhưng chỉ có một đàn. “Ta còn những chiên khác không thuộc về đàn nầy, Ta phải đem chúng về nữa, và chúng sẽ nghe theo tiếng Ta. Như vậy sẽ chỉ có một đàn chiên và một người chăn (Giăng:10:16). Ngài chẳng hề tỏ ý muốn lập nên nhiều đàn cho những “chiên khác” mà đem chúng về với một bầy đích thực ở đó chúng có thể được chăm sóc và bảo vệ những kẻ chăn giả dối và cơn gió lạnh và lừa dối của những sự dạy dỗ sai trật.
Kinh Thánh chẳng hề nói rằng sau khi Chúa Giê-su về trời, các Sứ Đồ đã tin theo cách mình muốn hay họ thành lập nhiều tổ chức khác nhau để thờ phượng Đức Chúa Trời và rao giảng Phúc Âm. Nhưng họ đã “bền lòng đồng một ý trong sự cầu nguyện và cầu xin” (Công Vụ 1:14; 2:1, 42-47). Về sau khi có những sự khác biệt về quan điểm nổi lên trong bọn họ, họ đã không quyết định đường ai nấy đi và mỗi người tin theo cách mà mình thấy phải lẽ trong mắt họ, nhưng họ đã gặp nhau tại Giê-ru-sa-lem để cân nhắc vấn đề và đưa ra kết luận rằng, “Điều ấy được cho là tốt đối với Đức Thánh Linh và đối với họ” (Công Vụ 15). Đây là một sự yên ủi lớn và làm vững mạnh nhiều hội chúng hay nhiều nhóm tín hữu khi những quyết định ấy được mang đến cho họ.
Sứ đồ Phao-lô nói rằng chúng ta là một thân thể chứ không phải (nhiều thân thể) với nhiều chi thể cùng nhau làm việc (Rô-ma 12:4). Sự hiệp một của thân thể và của đức tin được nhấn mạnh trong chương thứ tư của sách Ê-phê-sô, câu bốn và câu năm cho chúng ta biết rằng, “Chỉ có một thân thể, một Thánh Linh, như anh em bởi chức phận mình đã được gọi đến một sự trông cậy mà thôi; chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép báp têm.” Trong câu mười bảy ông cảnh báo rằng nên ăn ở như những kẻ Ngoại đạo. Tại sao ông đã nhấn mạnh đến mối quan tâm nầy nếu người ta tin gì thì cũng chẳng có gì khác (miễn sao người ta tin Chúa Giê-su) hay cách người ta sống như thế nào hay chịu phép báp têm nào hay người ta sống bởi đức tin nào nếu như nói rằng tất cả các tay quay đều hướng vào trục của nó? Quả thật tất cả cac tay quay của chiếc bánh xe ngựa đều hướng vào trục của nó, song điều không xứng hợp để đem minh họa cho thân thể của Đấng Christ. Không có nơi nào trong Kinh Thánh nói rằng bất kỳ cách nào (con đường nào) mà là một thể hợp nhất với một mục tiêu, một mục đích, một Đức Thánh Linh, một Chúa (đầu), một đức tin và một phép báp têm dưới một Đức Chúa Trời là Đấng ở trên, qua, và trong mọi sự.
SUU TAM
*** Sau khi đọc bài này, nếu bạn thấy lòng mình cảm động và được thúc giục tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su, thì xin bạn thành tâm cúi đầu cầu nguyện với Chúa như sau:
” Kính lạy Đấng Tạo Hóa, con biết con là người có tội. Con đã xa cách Chúa, sống theo đường lối và ý riêng mình. Hiện con đang đi trên đường dẫn đến sự hình phạt đời đời. Tạ ơn Chúa, vì Ngài đã đến trong thế gian, chịu chết thay cho con để đền tội con trên thập tự giá. Giờ đây, con quyết tin nhận Chúa làm Cứu Chúa của con, xin Chúa tha tội cho con và tiếp nhận con làm con cái yêu dấu của Ngài. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Cứu Giê-su, Amen.”
________________________________________________________________________