PHẦN 23

KINH THÁNH

Thế kỷ thứ sáu, mở đầu thời Trung Cổ, Giáo hoàng Gregory the Great tuyên bố Kinh Thánh là nguồn cốt yếu của mọi kiến thức tôn giáo. Ong tin rằng Kinh Thánh được linh cảm thiên thượng và có ý nghĩa thuộc linh hàm súc. Nhưng ông khuyên người đọc nên tìm hiểu nghĩa lịch sử của Kinh Thánh trước khi đi sâu vào sứ điệp kín dấu trong những trang sách này. Ông nói : ‘Muốn hiểu Kinh Thánh thì phải ưa thích đọc Kinh Thánh và làm theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh’. Ông còn viết ‘Chúng ta sẽ nghe được lời Chúa nếu chúng ta làm theo lời ấy’. ‘Trong suốt cả quyển Kinh Thánh, Đức Chúa Trời chỉ nói với chúng ta nhằm mục đích ấy mà thôi, để đưa chúng ta đến chỗ yêu mến Ngài và yêu thương đồng loại.’
Khi thời hắc ám dã man tàn bạo xảy đến, nền văn minh Tây Phương (Hy Lạp và La Mã) suy sụp và gần như bị dập tắt. Mặc dầu năm thế kỷ trước đó, sự đọc Kinh Thánh đã nuôi dưỡng đời sống các tín đồ Cơ-Đốc và làm cho đời sống họ sâu nhiệm hơn, đồng thời cũng đã phấn hưng tinh thần trí thức của những người lãnh đạo họ trong dân chúng, có nhiều người đến nhà thờ, nghe đọc Kinh Thánh bằng tiếng La Tinh song chẳng hiểu gì cả, vì tiếng La Tinh chẳng còn ai nói nữa. Trẻ con không được dạy đọc và trong các gia đình Cơ-Đốc, cũg như trong số các Thầy Tế Lễ, Linh Mục phần lớn đều mù chữ. Sách thì hiếm và đắt. Mua được một cuốn Kinh Thánh cũng đắt như mua một cái nhà. Trong thời dốt nát và xáo trộn này, các thầy giảng không thể trông mong như John Chrysostom trông mong là hội chúng đã đọc những câu Kinh thánh mà ông đưa ra vào Chúa Nhật trước khi đến nhà thờ dự lễ.
Dầu vậy, trong những giai đoạn hắc ám nhất, vẫn còn có một vài tín đồ yêu mến Kinh Thánh. Ở những tu viện xa xôi, vẫn có những bàn tay kiên nhẫn chép Kinh Thánh. Vẫn có những cặp mắt chăm chú đọc Kinh Thánh. Các tu sĩ nam và nữ vẫn dùng Kinh Thánh trong giờ thờ phượng và họ sống theo những nguyên tắc mà Kinh Thánh nêu ra. Đặc biệt là trong các tu viện Ai Nhĩ Lan, người ta đề cao sự nghiên cứu và truyền giáo. Kinh Thánh được giữ gìn, chép lại ra nhiều bản, học hỏi nghiên cứu, đem đi các nơi làm căn bản cho việc truyền giáo và kim chỉ nam cho đời sống Cơ-Đốc.
Charlemagne, ý thức được giá trị của học vấn cổ điển cùng về Kinh Thánh, có mời một học giả nổi danh ở Anh là Alcuin ở thành York đến lập trường Palace School ở Aachen để dạy những con nhà quý tộc và làm trường đại học cho Hoàng Gia, hàng giáo phẩm cũng như triều đình. Alcuin (735 – 804) trước được theo học ở trường nhà thờ York do một môn đệ của một Linh Mục và cũng là một học giả người Anglo Saxon tên là The Venerable Bede dạy và nhờ vậy đã nhận được một nền giáo dục tốt nhất có thể có được thời đó ở Tây Au. Khi ông nhận lời mời của Charlemagne, ông đã đem về lục địa bao nhiêu kiến thức bấy lâu ẩn dấu và phát triển trên hòn đảo Anh Quốc khi Au Châu bị giặc cướp man rợ xâm lăng. Chính Charlemagne cũng đến học ở Palace School (trường của hoàng cung), đọc được nhưng viết không nổi. Tại Aachen ông Alcuin dạy 7 môn học chính thời trung cổ là : văn phạm, viết văn minh bạch, luân lý, toán số, hình học, thiên văn học và âm nhạc. Ong cũng nhuận chánh lại quyển Vulgate (Kinh thánh La Tinh, xem chương 11) sửa lại những sai lầm về chữ viết, vầ dấu và văn phạm, do những người chép lại không cẩn thận. Khi Charlemagne lên ngôi tại La Mã năm 800, Alcuin có tặng cho ông một cuốn sách Tin Lành. Theo gương Charlemagne người nối ngôi là Alfred the Great (871 – 900) vua của dân Saxon miền Tây cũng khuyến khích sự học, bằng cách mời một nhóm học giả tiếng tăm lập một trường thuộc hoàng cung cho thanh thiếu niên giáo phẩm và quý tộc. Tuy phần lớn của đời ông phải chinh chiến với dân Dane nhưng ông đã củng cố Hội thánh, hồi phục kiến thức cho hàng giáo phẩm và khuyến khích việc đọc Kinh Thánh. Tuy không có chứng cớ chính xác, nhưng có một số học giả cho rằng vua Alfred đã dịch 50 bài Thi Thiên đầu ra tiếng Anglo Saxon.
Sau hiểu biết Kinh thánh tăng dần dần, nên đã gây ảnh hưởng càng ngày càng thêm vào những giá trị căn bản của xã hội. Để giúp những ai biết ít tiếng La Tinh, người ta thường viết những lời giải thích bằng ngôn ngữ địa phương ở giữa những dòng Kinh Thánh. Từ thế kỷ 12 trở đi, Kinh Thánh là đề tài nghiên cứu trong những trường đại học và nhà thờ danh tiếng. Tại đây có những thầy giỏi như là Anselm, Peter Lombard, Abelard và Hugh of St. Victor. Người ta cũng soạn ra những sách bình luận và viết những tập vấn đáp. Ngay cả trước khi sáng chế ra chữ in các tín đồ hành hương và tu sĩ đi dạy đạo đều mang theo trong bao những sách Tin Lành có hình vẽ. Những hình vẽ mẫu in ra bằng những bản khắc gỗ và chữ thì chép tay. Loại Kinh Thánh cho người nghèo này đã giúp sứ điệp Kinh Thánh lan tràn và cũng giúp cho nghệ thuật họa hình Cơ-Đốc phát triển.
Cho đến cuối thời Trung Cổ, dân chúng chỉ hiểu Kinh Thánh qua nghi lễ, phần lớn được sắp xếp và chọn lựa theo những bản Kinh Thánh. Những nghi thức này thiết lập ra những lề lối thờ phượng có ý nghĩa sâu xa và giữ trong tâm hồn. Những bài Thi Thiên được dùng luôn trong lễ thờ phượng, người đương thời ưa thích vì những lời trong các bài thi ca cổ ấy như nói lên chính lời nguyện cầu của họ.
Trong lễ Misa, sách Phúc Am được tin như là biểu hiên cho chính Chúa Christ. Một chấp sự có chấp sự phó đi theo mang bình đốt hương, và 2 người cầm nến, đi lên bàn thờ đem quyển Kinh Thánh về bàn đọc, trong khi mọi người tháo mũ, để gươm và gậy sang một bên để nghe đọc bài học Phúc Am. Có nhiều quyển Phúc Am còn sót lại viết chữ rất đẹp và có hình vẽ về các câu chuyện của Kinh Thánh. Nhìn công phu và nghệ thuật tỉ mỉ trong những sách đó, ta thấy được niềm tin sống động trong lòng những người điều khiển công việc viết sách, những người viết sách và những người sử dụng sách. Vua Chúa, quý tộc tặng nhau hay tặng cho nhà thờ, tu viện, có những quyển có bìa vàng do những thợ kim hoàn Trung Cổ trang trí có những bìa ngà khắc hay chạm bằng châu báu.
Trưóc khi thời kỳ tươi sáng trở lại, Kinh Thánh quả đã trở thành quyển sách căn bản thời Trung Cổ. Sách này huấn luyện cả nam và nữ hiểu về Thánh Linh. Tâm trí họ đầy lời Kinh Thánh, ý Kinh Thánh và chuyện Kinh thánh. Văn La Tinh ngô nghê của Jerome trong quyển Vulgate đã đổi thành ra La Tinh Trung cổ thích hợp với người có học, và nay lại ảnh hưởng đến các ngôn ngữ thông dụng địa phương của dân chúng. Người ta dùng Kinh Thánh để dạy thiếu nhi, cũng như để học hỏi nghiên cứu trong những đại học mới thành lập. Văn chương và kịch nghệ tôn giáo trở thành phong phú. Kinh Thánh thúc đẩy mọi cải cách trong nội bộ Hội thánh, nhà thờ. Tóm lại, Kinh Thánh là một yếu tố chính để tạo nên thời đại mới.
Nhờ Kinh Thánh mà các nghệ sĩ và thợ khéo hồi đó có vô số đề tài để mô tả và chạm vào đá, hay vẽ hình màu trong sách, dệt thảm thêu, khắc vào kim khí, gỗ hay ngà, nem, đồ gốm hay vẽ trên tường. Những tay thợ khéo này tin rằng tài năng của họ là tự Chúa ban cho, như Bết-xa-lê-ên (bezalel) xưa kia (XuXh 35:31-33) mà Môi se nói là ông ‘đầy dẫy thần của Đức Chúa Trời, sự khôn ngoan, sự thông sáng, và sự hiểu biết để làm mọi thứ nghề thợ, đặng bày ra và làm đồ vàng bạc và đồng, đặng khắc và khảm các thứ ngọc, đặng chạm cây làm các đồ khéo léo’. Những mỹ nghệ phẩm của họ dù để trang trí một nhà thờ, hay chữ đầu một trang giấy là để bày tỏ vẻ đẹp cao trọng mà thời Trung Cổ gọi là Splendor Veritatis, sự chói sáng của lẽ thật hay là ‘hào quang chân lý’.
Những ý tưởng và hình ảnh trong Kinh Thánh gây nhiều cảm hứng trong kiến trúc Gothic. Chúng ta ai nấy đều thấy rõ cách bày tỏ đức tin và sinh lực thuộc linh của thời Trung Cổ khi nhìn xem các nhà thờ lớn, các tu viện lưu lại dấu tích nền kiến trúc vẻ vang này. Hồi đó người ta tin rằng các thực tại cuối cùng trong đó họ sống động và hiện hữu tức là cái thế giới thuộc linh, mắt người không nhìn thấy, một nơi toàn vẻ đẹp thiên thượng và hòa điệu. Để biểu dương tính chất hòa điệu vô hình của toàn thể công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời, những người thợ xây và kiến trúc thời đó nỗ lực hoàn thành một thứ tự và kích thước tương quan hoàn hảo trong mọi phần của công trình. Những nhà thờ họ xây có nhiều cái sừng sững giữa miền đất mênh mông, giống như Cơ-Đốc Giáo đã ngự trị trong đời sống của những nam nữ thời đó, khiến người nhìn ngắm xúc động tưởng như đấy chính là nơi Đức Chúa Trời ngự, là trung tâm của nước Ngài trên đất.
Ngày lễ dâng hiến nhà thờ Canterbury năm 1123, trong ánh sáng của màu sắc lộng lẫy vinh quang, ban thánh nhạc vừa thành lập đã cất tiếng ca ‘Kinh hoàng thay nơi này ! quả thật, đây là nhà Đức Chúa Trời, cửa của thiên đàng, nơi sẽ được gọi là hoàng cung của Chúa’. Tập sử ký về tu viện Annales Monastic có tường thuật lại rằng, trong lễ dâng hiến này, vua Henry I đứng cùng những bậc lãnh đạo quý tộc Anh Quốc ‘đã tuyên thệ với lời th ề từ miệng vua rằng quả thật thánh đường này đáng kinh hoàng’.
Năm 1144, tu viện trưởng Suger sửa chữa lại mặt tiền và chỗ của ban nhạc tại nhà thờ tu viện St. Denis gần Paris, đánh dấu ngày một kiểu xây Gothic canh tân xuất hiện. Kiểu này có những cửa cuốn, nhọn phía trên, những cột chống đứng cách xa tường, những mái vòm có đường xây ngạnh, thảy đều hòa hợp nhịp nhàng đưa tầm mắt xuống nền đá nguy nga kiên cố, và dùng đường nét và ánh sáng nói lên sự huy hoàng linh động của thành Thánh trong đó Đức Chúa Trời ngự giữa loài người. Muốn biết người được xem thấy một nhà thờ Gothic, đầy ánh kính màu đã có những cảm xúc mạnh mẽ thế nào, hãy nghe bức thư đọc trong lễ dâng hiến : ‘Tôi cũng thấy thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống (KhKh 21:2-5) sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình tôi nghe một tiếng lớn từ nơi Ngài mà đến, nói rằng: Này đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người ! Ngài sẽ ở với chúng và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mặt chúng, sẽ không có sự chết cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa ; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Này ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn lại rằng: ‘Hãy chép, vì những lời này đều trung tín và chơn thật’
Khi mô tả chỗ ban thánh nhạc chứa chan ánh sáng ở nhà thờ St. Denis có 12 cột chống, ông Suger trích một đoạn thư Eph Ep 2:20-22 để nói lên biểu hiện kiểu kiến trúc này: ‘Anh em đã được dựng lên trên nền của các Sứ Đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê-xu là đá góc nhà. Trong Ngài cả tòa nhà ràng buộc với nhau, để làm nên một nhà thờ thánh trong Chúa’. Với những hình ảnh như trên trong lòng, những người xây cất và trang trí thường khắc một biểu tượng về Chúa Christ vào những viên đá nổi dưới mái vòm Gothic. Trên thực tế, cả tòa nhà và với những hình ảnh và trang trí, ánh sáng, đường nét và màu sắc đã được dùng như một bản tóm lược tư tưởng tôn giáo Trung Cổ và khác nào như một quyển Kinh Thánh cho dân chúng.
Chính quyển Kinh Thánh xưa chỉ những người giàu và học thức mới có, mãi đến thế kỷ 14, 15 mới thấy xuất hiện những bản tóm tắt có hình vẽ gọi là Biblia Pauperiums. Phần lớn những sách này chứa đầy tranh ảnh với lời chú thích bằng ngôn ngữ thông dụng địa phương. Ý kiến đặt trọn bộ Kinh Thánh vào tay mọi người bằng ngôn ngữ Anh vừa xuất hiện, dường như bắt nguồn từ ông John Wycliffe (1320 – 1384) giảng sư ở Đại học Oxford, một chính trị gia, một nhà cải cách tôn giáo và cha đẻ của văn xuôi Anh. Do nghiên cứu và kinh nghiệm chính trị, nên ông tin rằng chỉ có một thẩm quyền duy nhất đáng kể về các vấn đề thuộc linh. Thẩm quyền ấy là quyển Kinh Thánh chứ không phải Giáo Hoàng, hay hàng giáo phẩm, hay truyền thống Hội Thánh. Thời đó, người dân thường hay cả đến các thầy tu cũng rất ít học, rất hiếm người hiểu được ý nghĩa của văn La Tinh nghe đọc vang vang từ quyển Vulgate của Jerome vì chẳng có bản văn nào khác.
Dầu vậy, ông Wycliffe tin rằng bất cứ người nào cũng nên đọc và nghiên cứu Kinh Thánh. Thường dân hay giáo phẩm thì tin rằng nhiều bại hoại đã len lỏi vào các tổ chức tôn giáo, sẽ khiến chấm dứt đời sống Hội Thánh. Nhưng việc đọc Kinh Thánh sẽ thánh hóa Hôi Thánh và Cơ-Đốc Giáo sẽ đổi mới.
Cho nên ông Wycliffe nhóm lại những học giả đã cùng dịch bản Vulgate ra tiếng Anh năm 1382. Vì chưa có máy tin nên bản văn đầu cũng như những bản tiếp theo đều phải chép tay. Đó là những pho sách rất công phu và tốn kém. Để vượt qua sự khó khăn này, Wycliffe tổ chức những ‘thầy tu nghèo’ những tu sĩ Lollard du hành đi chân trần, mặc áo dài, mang gậy cứ hai người một, đi khắp nước Anh giảng chủ thuyết của ông và đem kiến thức Kinh Thánh cho dân chúng. Mặc dầu những kẻ cầm quyền trong Hội Thánh cũng như trong chính quyền đều chống đối mạnh mẽ, vì ai nấy đều nhìn thấy phong trào này là một thách thức đối với uy quyền của họ, những tu sĩ du hành Lollard vẫn tiếp tục công tác cho đén lúc thời cải chánh khởi mào.
Đến Wycliffe, thì thời kỳ Trung Cổ bắt đầu hạ màn. Vì sự chống đối ý tưởng của ông quá mạnh nên việc ông chủ trương không thay đổi Anh Quốc bao nhiêu. Nhưng những sinh viên Bohemian ở Oxford trong số này có vị tử đạo Jerome ở thành Prague vì cảm phục chủ thuyết của Wycliffe, về nước phổ biến thuyết đó tại Đại học Prague. Sứ điệp của họ thúc giục nhà cải cách tôn giáo John Huss tiếp tục chống lại sự hư hoại của các Hội Thánh và nêu cao Kinh Thánh là ‘luật pháp của Đức Chúa Trời’. Kết cuộc là chính ông bị tử đạo.