CHƯƠNG 6

SỰ ỦY QUYỀN: Ngài giao việc cho họ

Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người ( Mathio 4:19)
Trong chức vụ của Ngài, Chúa Giê-xu luôn luôn xây dựng cho đến khi các môn đệ Ngài cóthể nhận lấy công tác và đem Tin Lành cứu chuộc ra cho thế gian. Kế hoạch này càng ngày càng được vạch rõ trong bước đường họ theo Ngài.
Sự kiên nhẫn mà Chúa Giê-xu phải tỏ ra để trình bày kế hoạch ấy cho các môn đệ Ngài đã được phản ánh qua việc Ngài chú trọng đến khả năng học hỏi của họ. Ngài chắng bao giờ quá vội vàng nhấn mạnh về hành động. Trước hết, Ngài chỉ mời gọi các đồ đệ theo Ngài mà không nói gì hết về việc phổ biến Tin Lành cho cả thế gian, dầu vốn kế hoạch của Ngài từ lúc ban đầu. Phương pháp của Ngài là đưa các môn đệ vào những từng trải sống động với Đức Chúa Trời, và trình bày cho họ biết cách thức làm việc của Ngài trước khi bảo cho họ biết là chính họ sẽ phải làm công việc đó.
Mặt khác, Chúa Giê-xu vẫn không làm cho họ thất vọng trong những phản ứng hồn nhiên của họ là làm chứng về đức tin của họ, cho nên lẽ dĩ nhiên Ngài cũng tỏ ra vui mừng khi họ muốn cho những người khác biết được hnững điều họ đã muốn cho những người khác biết được những điều họ vừa khám phá ra. Anh-rê đã rủ Phi-e-rơ, Phi-líp đã đi tìm Na-tha-na-ên, Ma-thi-ơ đã mời bạn bè đến dự tiệc tai nhà mình và Chúa Giê-xu đã vui vẻ đáp lại những lời giới thiệu mới mẻ đó của họ. Cũng cần ghi nhận rằng lắm lúc Chúa Giê-xu đã đặt biệt bảo những người được Ngài giúp đỡ trong chức vụ của Ngài, nói lại một vài điều cho những người khác biết. Tuy nhiên, không có lần nào trong những trường hợp đầu tiên đó, Chúa Giê-xu đã công khai truyền lịnh cho họ phải thi hành mục đích thực sự của đời sống họ làm chứng về Ngài. và sẽ luôn chứng minh những điều đó cho Ngài.
Ngài đã dùng các môn đệ trong những cách khác để họ giúp đỡ Ngài trong công tác, như gánh lấy phận sự phân phát thực hpẩm và thu xếp mọi việc cho cả nhám người đang theo Ngài. Cũng để họ làm Báp-tem cho cả một số người đã được phấn khởi nhờ sứ điệp Ngài rao ra (Giang 4:2). Ngoài những việc đó ra, chắc chúng ta phải lấy làm ngạc nhiên khi nhận thấy rằng trong các sách Tin Lành, các môn đệ đầu tiên ấy thật ra đã chẳng làmgì khác hơn là xem Chúa Giê-xu làm việc suốt một năm trời, hay lâu hơn nữa, hành động của Ngài đoọc phô diễn trước mắt họ, và trong lời kêu gọi bốn ngư phủ lần thứ hai, Ngài đã nhắc lại cho họ rằng nếu họ theo Ngài, họ sẽ trở thánh những tay phủ đánh lưới người(Mac  1:17; Mathio 4:19; Luca 5:10). Tuy nhiên, dường như họ đã không làm được gì bao nhiêu trong việc ấy cả. Đối với công tác ấy, ngay sau khi họ được chính thức chỉ định vào chức vụ mấy tháng sau đó (Mac 3:14-19; Luca 6:13-16), họ vẫn không tỏ rabằng chứng nào là họ đã làm lấy công tác phổ biến Tin Lành. Có lẽ nhận định này sẽ khiến chúng ta kiên nhẫn hơn đối với những người mới tin Chúa đang theo chúng ta, và chúng ta sẽ chúc phước cho họ.
SỨ MẠNG RAO TRUYỀN TIN LÀNH ĐẦU TIÊN CỦA MƯỜI HAI SỨ ĐỒ
Nhưng rõ ràng là khi Đức Chúa Giê-xu bắt đầu vòng truyền đạo tổng quát thứ ba của Ngài cho xứ Ga-li-lê (Mac 6:6; Mathio 9:35), Ngài đã nhận thấy rằng bây giờ là lúc các môn đệ có thể hợp tác trực tiếp hơn với Ngài trong chức vụ. Họ đã mục kích nhiều việc ít ra cũng đủ để bắt đầu. Bây giờ họ cần htực hành những điều họ đã thấy Thầy mình làm. Cho nên “Ngài ben kêu mười hai sứ đồ bắt đầu sai đi từng đôi” (Mac 6:7; Mathio 15:10; Luca 9:1, 2). Cũng như chim phụng hoàng mẹ muốn tập cho con bay bằng cách tung chúng ra ngoài tổ. Chúa Giê-xu cũng đã đẩy các môn đồ Ngài ra ngoài đời để thử đôi cánh của họ, và nhìn xem họ chứng minh về họ.
TÓM TẮT NHỮNG LỜI DẶN BẢO
Tuy nhiên, trước khi họ ra đi, Chúa Giê-xu đã tóm tắt những lời dặn bảo về sứ mạng của họ. Những điều Ngài đã nói với họ nhân cơ hội rất quan hệ đến phần nghiên cứu của chuúgn ta trong sách nầy bởi vì theo một phương diện Ngài đã công nhiên tóm tắt rõ ràng cho họ những điều mà Ngài vẫn ngạc nhiên dạy dỗ họ trong suốt thời gian qua.
Trước hết, Ngài tái quyết định của Ngài đối với đời sống họ. Họ phải đi “rao giảng về Nước Đức Chúa Trời cùng chữa lành kẻ có bệnh” (Luca 9:1, 2; Mathio 10:1; Mac 6:7). Không có gì mới lạ trong lời dặn dò này, nhưng nó đã được dùng để làm sáng tỏ công tác họ phải làm. Tuy nhiên, những lời dặn bảo mới này đã nhấn mạnh hơn cho họ về tính cách cấp bách của công tác bằng một câu tuyên bố rằng: “Nước Thiên Đàng gần rồi” (Mathio 10:7). Chúa cũng xác định đầy đủ hơn quyền hạn của họ bằng cách truyền cho họ là không phải chỉ chữa lành mà là “làm sách kẻ phung, trừ các quỉ, khiến kẻ chết sống lại” (Mathio 10:8).
Nhưng Chúa Giê-xu chưa chấm dứt ở đó. Ngài tiếp tục nói cho họ biết phải đến với ai trước. “Đừng đi đến dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Sa-ma-ri cả, song thà đi đến cùng các con chiên lạc mất của dân Y-sơ-ra-ên” (Mathio 10:5, 6). Điều đó, dường như có nghĩa là Chúa Giê-xu bảo các môn đệ Ngài đến nơi nào đó có người đang sẵn sàng nghe sứ điệp của họ. Đó là cách thức Chúa Giê-xu đã làm trong chức vụ Ngài, dầu càng lâu về sau, Ngài đã không trói buộc mình vào phương pháp ấy, bởi vì bà con của họ mời là những người có đồng bối cảnh văn hóa và tôn giáo với họ, cho nên bắt đầu với họ là Lẽ đương nhiên và hợp lý. Thật là ý nhị khi 70 môn đồ được sai đi sau vài tháng sau đó, mạng lịnh về sự phân biệt này đã không được nhắc lại Có lẽ điều đó đã chứng tỏ rằng đã đến lúc phải vượt qua ngoài giới hạn thiên nhiên ấy để gấp rút ra những lời phán dạt của Đấng Christ.
Về phương diện hậu thuẫn, họ phải tin cậy nơi Đức Chúa Trời để Ngài cung ứng mọi nhu cầu cho. Họ được dạy là phả iphục vụ vô điều kiện, vì nhờ rằng chnhs họ cũng từng nhận lãnh vô điều kiện nơi Chúa (Mathio10:8). Để kết luận Chúa Giê-xu dạy họ đừng mang theo mình đủ thứ các hành lý và thực phẩm kềnh càng, vô ích (10:9, 10; Mac 6:8, 9: Luca 9:3). Bởi sự trung tín với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ đảm nhiệm việc cung ứng mọi nhu càu cho họ “vì người làm việc đáng được đồ ăn” (Mathio 10:10).
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỦA NGÀI
Kế hoạch của Chúa Giê-xu lại càng đặc biệt hơn đối với các môn đệ khi Ngài dạy họ tìm một vài người có thiện cảm với mình trong mỗi thành phố mình thắm viếng, và cứ ở luôn nhà họ suốt thời gian mình làm công tác phổ biến Tin Lành trong địa phương ấy. “Các người vào thành nào hay lang nào, hãy hỏi thăm ai là người đáng tiếp rước mình, rồi ở nhà họ cho đến lúc đi” (Mathio 10:11 cũng xem Mac 6:10; Luca 9:4). Điều đó có nghĩa là các môn đệ được dặn bảo phải dành nhiều thì giờ cho những cá nhân có nhiều hứa hẹn hơn hết trong mỗi thành phố, là những người có triển vọng sau đó sẽ tiếp tục công tác của họ, khi họ đã lìa khỏi đó. Đây là điểm ưu tiên, chiếm phần quan trọng hơn mọi việc khác. Tuy nhiên, nếu họ không tìm được một người nào chịu rước mình, họ được lời dạy bảo đặc biệt là hãy phủi bụi dưới chân như một bằng cớ của sự chống đối. “Đến ngày phán xét, thì sứ Sô-đôm và Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy” (Mathio 10:14, 15; Luca 9:5; Mac 6:11). Nguyên tắc về việc thiết lập một đầu cầu tại một địa điểm hoạt động mới bằng cách tìm được một nhân vật then chốt để làm nhà lãnh đạo tiếp tục gây dựng thật không nên xem thường. Chúa Giê-xu đã từng sống theo nguyên tắc đó với các môn đệ của Ngài. và Ngài cũng muốn họ làm y như mình đã làm với họ. Cả kế hoạch phổ biến Tin Lành của Ngài đều thuộc vào đó, và những địa điểm nào từ chôi không cho các môn đệ Ngài cơ hội áp dụng nguyên tắc ấy, đã thực sự tự chuốc lấy sự đoán sét tối tăm trong những ngày sau rốt…
PHẢI GẶP KHÓ KHĂN
Sự kiện có một số người từ chối chức vụ môn đồ chỉ thúc đẩy Chúa Giê-xu càng nhấn mạnh hơn trên những lời cảnh cáo về cách đối sử mà họ phải gặp. “Hãy coi chừng người ta, vì họ sẽ nộp các người trước tòa án, đánh đòn các ngươi trong Nhà Hội, lại vì cớ Ta mà các người sẽ bị giải đến trước mặt các quan tổng đốc và các vua, để làm chứng trước mặt họ và các dân ngoại” (Mathio 10:17, 18). Đó Có lẽ là tự nhiên, bởi vì “môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ” (10:24). Các bậc cầm quyền đã từng gọi Chúa Giê-xu là Bê-ên-xê-bun, cho nên những người nhà của Ngài không thể mong đợi được đói sử tốt hơn (10:25). Điều đó có nghĩa là phương pháp của Ngài trái ngược với những mẫu mực mà những người khôn ngoan của thế gian nầy thừa nhận. Cho nên họ sẽ bị mọi người ghen ghét (10:22, 23). Dầu vậy Chúa Giê-xu đã bảo với họ “Đừng sợ” . Đức Chúa Trời sẽ chẳng bao giờ lìa bỏ họ. Và dầu việc làm chứng của họ được thực hiện giữa cơn nguy hiểm thầm trọng hăm dọa cướp lấy mạng sống họ, Đức Thánh Linh sẽ khiến họ thóat khỏi mọi hoàn cảnh khó khăn (10:20, 21). Dầu bất cứ việc gì xảy đến, Chúa Giê-xu bảo đảm với họ rằng người nào xưng nhận Ngài trước mặt loài người, sẽ được Ngài xưng nhận trước mặt Cha Ngài ở trên trời( 10:32).
Mọi người đều phải chú ý đến phương pháp rất thực tế của Chúa Giê-xu, ấy là Ngài chắng bao giờ để cho các đồ đệ Ngài đánh giá thấp sức mạnh của kẻ thù cũng như sức chống đối tự nhiên của loài người đối với Tin Lành cứu chuộc của Ngài. các đồ đệ Ngài khong tìm sự khó khăn, bối rối . thật vậy, lơig khuyến cáo Ngài là họ phải “khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu” (10:16) đã nhấn mạnh trên sự cần thiết phải tùy nghi, lịch duyệt, nhưng dầu cẩn thận như vậy, sự kiện vẫn là thế gian sẽ chẳng bao giờ tiếp đãi tử tế các môn đệ, nếu họ tận tụy rao giảng Tin Lành. Họ đã được sai đi “như chiên vào giữa bầy muôn sói” (10:16).
MỘT TIN LÀNH CHIA RẼ
Một điểm cũng có nhiều ý nghĩa khác nữa, ấy là Chúa Giê-xu nhắc họ nhớ về bản chất dứt khoát của tiếng gọi Tin Lành. Tin Lành không thể nào lẫn lộn với tội lỗi được, và vì lý do, người nào đó dânh mình cho Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ bị phiến nhiễu vì cớ sự giảng dạy của mình. Họ không phải là các sứ giả chuyên bắt tay để duy trì cái tình trạng thõa mãn dễ dàng. Trái lại, Chúa Giê-xu đã nói: “Chớ tưởng rằng Ta đến để đem sự bình an cho thế gian ; Ta đến không phải để đém sự bình an, mà là đem gươm giáo . ta đến để phân rẻ con trai với cha, con gái với mẹ, và người ta sẽ có kẽ thù nghịch là người nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn T thì không đáng cho Ta, ai không vác Thập tự giá theo Ta thi cũng chẳng đáng cho Ta” (10:34-38). Nếu trước lúc đó các môn đệ đã có một vài ý niệm về công tác của họ sẽ dễ dàng, chắc mấy lời này đã đánh tan ý nghĩa ấy. Họ sắp ra đi với một Tin Lành cách mạng, và một khi họ vâng theo Tin Lành ấy, nó sẽ thực hiện một cuộc cách mạng để biến mọi người và xã hội trong đó họ đang sống. Qua đó sẽ giúp họ thay đổi nhiều điều hơn.
HIỆP MỘT VỚI ĐẤNG CHRIST
Với tất cả những lời giáo huấn này, Chúa Giê-xu chỉ muốn nhấn mạnh một điểm, ấy là nguyên tắc hay theo phương pháp, sứ mạng của các môn đệ Ngài chẳng có gì khác hơn sứ mạng của chính mình Ngài. Ngài đã bắt đầu bằng cách ban cho họ quyền và năng lực của chính Ngài để thi hành các công tác của Ngài (Mac  6:7; Mathio 10:1; Luca 9:1). Rồi Ngài kết thúc bằng cách bảo đảm với họ rằng điều họ làm đều chính mình Ngài làm: “Ai rước các ngươi, tức là rước Ta, ai rước Ta, tức là rước Đấng sai Ta” (Mathio 10:40; Giang 13:20). Hãy suy nghĩ về sự đồng nhất hóa này! Khi ra đi, các môn đệ vốn là những đại diện chính thức của Đấng Christ. Điểm này lại càng rõ ràng hơn trong trường hợp nếu có người nào cho một em nhỏ chỉ một cốc nước lạnh với danh nghĩa là môn đệ Ngài, hành động thương xót đó cũng sẽ được thưởng (Mathio 10:42).
ĐI TỪNG ĐÔI
Đó là lời Chúa Giê-xu dặn dò các môn đệ Ngài. nhưng trước khi họ ra đi, Ngài đã chia họ thành từng đôi (Mac 6:7). Chắc chắn rằng kế hoạch này có dụng ý cung ứng cho các môn đệ người bạn đồng hành cần thiết khi đi đường. Đi với nhau, họ có thể gíup đỡ lẫn nhau; và khi gặp những hoàn cảnh ngang trái mà chắc chắn họ sẽ gặp thất thường, họ có thể tìm được sự an ủi của nhau. Điều đó cũng phản ảnh mối quan tâm đặc biệt của Đấng Christ để họ hiệp một với nhau.
“Vậy các sứ đồ ra đi, từ làng này tới làng kia, rao giảng Tin Lành khắp nơi và chữa lành người có bệnh” (Luca 9:6 cũng xem Mac  6:12). Sau cùng những nhóm nhỏ môn đệ đó đã bắt đầu tự lực thi hành chức vụ tích cực của Đấng Christ.
Nhưng thật ra, điều đó không phải là một lý do để Chúa Giê-xu bỏ bê công việc của chính Ngài. Ngài chắng bao giờ đòi hỏi người nào phải làm một việc mà chính Ngài không sẵn lòng làm. Cho nên khi các môn đệ đã ra đi, chính Ngài cũng “lìa khỏi chỗ này đặng đi giảng dạy cho các thành ở xứ đó” ( Mathio 11:1).
SỨ MỆNH CỦA BẢY MƯƠI MÔN ĐỒ
Mấy tháng sau đó, “bảy mươi môn đồ khác” lại được sai đi từng đôi để làm chứng nhân cho Chúa mình (Luca 10:1). Chúng ta không thể biết được chắc chắn các môn đồ khác nầy là những người nào, nhưng rõ ràng là số nầy gồm cả mười hai sứ đồ. Con số càng đông hơn của họ cũng chứng tỏ mười hai sứ đồ đã gia tăng mức hoạt động trong việc làm chứng nhân cho Đấng Christ.
Một lần nữa, đại ý những lời dặn bảo nhóm người đông hơn này cũng giống như những lời giáo huấn ban ra cho mười hai sứ đồ trước đó (Luca 10:2-16). Một lời dặn dò được thêm vào lần sai phái nầy là Ngài nhắc họ hãy đi “đến các thành các chỗ mà chính Ngài sẽ đi” (10:1). Điều đó có nghĩa là các môn đệ là những sứ giả đi báo tin trước rằng Chúa sẽ đến, và sắp sếp mọi việc cho chức vụ Ngài. Chi tiết này đã được nhấn mạnh cho họ mấy tuần lễ trước đó, trong lúc họ đang du hành tại Sa-ma-ri (9:52), cho nên đó không phải là một điều họ không được biết trước. Điều này chỉ chứng tỏ một lần nữa là tất cả những gì họ đã học biết về kế hoạch phổ biến Tin Lành của Thầy thì đều phải đem ra thực hành.
NHỮNG MỆNH LỆNH SAU NGÀY PHỤC SINH
Nguyên tắc của việc ủy thác công tác phổ biến Tin Lành cho các môn đệ đã được chứng minh dứt khoát ngay trước khi Chúa Giê-xu trở về trời, sau khi Ngài đã bị đóng đinh và đã sống lại. Ít ra là trong bốn cơ hội gặp gỡ các đồ đệ, Ngài đã phán bảo họ ra đi để làm công tác của Ngài. Trước hết, Ngài dặn dò các môn đệ trừ Thô-ma trong buổi chiều của lễ Phục Sinh đầu tiên, khi họ đang hội họp tại phòng cao. Sau khi Chúa Giê-xu đã đưa cho các môn đệ đang kinh ngạc của Ngài xem các dấu đinh trên tay và chơn Ngài (24:38-40), đã dùng bữa với họ (24:41-43), Ngài bèn phán: “Bình an cho các ngươi! Cha đã sai Ta thể nào, Ta cũng sai các người thể ấy!” (GiGa 20:21). Rồi Ngài cũng hứa chắc với họ một lần nữa là sẽ ban Đức Thánh Linh và uy quyền của Ngài cho họ để làm công tác ấy.
Sau đó, khi Chúa Giê-xu dùng điểm tâm với các môn đệ Ngài trên bờ biển Ti-bê-ri-át, Ngài đã bảo với Phi-e-rơ ba lần là hãy nuôi chiên của Ngài (21:5, 16, 17). Lời dặn dò này đã được giải thích cho người dân chài vạm vỡ kia rằng việc làm đó sẽ chứng minh là ông thật lòng yêu Chúa.
Trên một ngọn núi trong xứ Ga-li-lê, Ngài đã ban sự uỷ nhiệm quan trọng của Ngài, chẳng những cho mười môt môn đồ (Mathio 28:16) mà cũngcho cả Hội Thánh, lúc ấy có độ 500 anh em (IICor 15:6). Đó là lời công bố rõ ràng về chiến lược chinh phục cả thế gian của Ngài. “Hết cả quyền phép ở trên trời và dười đất đã giao cho ta . vậy hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhơn danh Đức Chúa Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp-tem cho họ và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và này, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tấn thế.” (Mathio  28:18-20; Mac Mc 16:15-18).

Sau cùng, trước khi Ngài trở lên cùng Cha, Chúa Giê-xu đã duyệt lại mọi sự lần cuối cùng với các môn đệ Ngài, cho họ thấy thể nào mọi việc đã được ứng nghiệm khi Ngài ở với họ (Luca 12:44, 45). Sự thương khó và chịu chết của Ngài cũng như sự sống lại từ kẻ chết của Ngài vào ngày thứ ba, tất cả đều phù hợp với kế hoạch đã được vạch sẵn (24:46). Chúa Giê-xu tiếp tục chứng minh cho các môn đệ thấy rằng “người ta sẽ nhơn danh Ngài mà rao giảng cho các dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành phố Giê-ru-sa-lem” (24:47). Và muốn cho chương trình đó của Đức Chúa Trời được hoàn tất, phần của các môn đệ cũng không kém gì Thầy họ. Họ phải là những người làm công cụ sống để rao giảng Tin Lành, và Đức Thánh Linh sẽ là chính Đức Chúa Trời đích thân ban quyền năng cho họ làm tròn sứ mạng. “Khi Đức Thánh Linh gáing trên các ngươi, các ngươi sẽ nhận lấy quyền năng và làmchứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, và cho đến cùng trái đất” (Cong vu 1:8 cũng xem Luca 24:48, 49).
NGUYÊN TẮC THẬT RÕ RÀNG
Rõ ràng Chúa Giê-xu đã không phó mặc tác phổ biến Tin Lành, để nó chịu tùy thuộc vào sự tùy hứng, tùy nghi của loài người. Đối với các môn đệ Ngài, đó là một mệnh lệnh truyền dứt khoát, đã được ban cho họ bằng sự thôi thúc ngay khi họ bắt đầu làm đồ đệ của Ngài, rồi càng theo Ngài, tâm trí họ lại càng được sáng tỏ, để cuối cùng được công bố bằng những lời lẽ đinh thép. Chẳng có một ai đã theo Chúa trên một quãng đường khá xa, lại có thể tránh được phần kết thúc đó. Ngày xưa là như vậy thì ngày nay cũng vậy.
Tín đồ Đấng Christ là những sứ giả, những người được sai đi làm cùng một công việc phổ biến Tin Lành cho thế gian. Chính Chúa Giê-xu đã được sai đi để làm công tác ấy, Ngài đã dâng sự sống mình cho họ. Công tác phổ biến Tin Lành không phải là một việc làm thứ yếu mà đời sống chúng ta tự ý chọn lấy. Nó là trọng tâm của mọi lời kêu gọi đối với chúng ta, là điểm quan yếu mà chúng ta phải làm. Nó là lời ủy nhiệm của Hội Thánh sẽ khiến cho mọi công tác khác được giao phó và được thực hiện nhơn danh Đấng Christ có ý nghĩa. Nếu nhìn chăm vào mục tiêu đó, mọi lời nói, mọi việc làm khác sẽ hoàn tất rực rỡ chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Bất cứ công tác nào được thực hiện nhơn danh Đấng Christ, như định chế giáo dục, các chương trình xã hội, những bệnh viện, những tổ chức nhóm họp đủ loại trong Hội Thánh tất cả đều sẽ được biện minh nếu chúng ta nhằm mục đích làm tròn sứ mạng nầy.
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG NGÀY NAY
Nhưng xem đó là một lý tưởng chưa đủ, những người bước theo Cứu Chúa còn phải cụ thể hóa nó. Phương pháp tốt nhất để có thể chắc chắn rằng lý tưởng đó đã được thể hiện, ấy là phải thực sự giao công tác ấy cho một số người và theo dõi xem công việc đó được tiến hành chăng. Nó sẽ thúc đẩy mọi người bắt tay vào việc, và bất cứ nơi nào người ta trông thấy giáo sư của mình chứng minh bằng việc làm trong sinh hoạt của mình, thì không có lý do gì để công tác giao phó không được hoàn tất. Khi Hội Thánh đã thuộc lòng bài học này bắt đầu hoạt động phổ biến Tin Lành, thì chẳng chóng thì chầy, những người ngồi trên ghế nhà thờ sẽ đứng dậy để hoạt động cho Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, sự kiện có người bắt đầu công tác không có gì bảo đảm là người ấy sẽ duy trì công tác ấy. Một khi đã khắc phục được sự bất động, điều cần thiết vẫn phải giữ cho người ấy, hoạt động mãi, và tiến bước đúng chiều hướng. Chắc chắn rằng ít ra là ngay từ đầu, những điều Chúa Giê-xu đã giao phó cho các môn đệ Ngài làm đã không có nghĩa là Ngài bế mạc lớp huấn luyện của mình. Họ còn phải học hỏi nhiều trước khi được xem là sẵn sàng được tốt nghiệp. Và cho đến khi việc đó được thực hiện., Ngài chẳng bao giờ có ý bỏ mặc họ mà không còn tự đứng ra hướng dẫn họ. Sự kiện Ngài đã chú tâm đến điểm đó thật rõ rệt và Phương pháp Ngài áp dụng đã được nhấn mạnh đến nỗi điều đó phải được xem là một bước khác nữa trong chién lược của Ngài để tiến tới chiến thắng tối hậu.