Đừng lẫn lộn Caesarea Maritima (Caesarea trên biển) với Caesarea Philippi ở phía Bắc hồ Ga-li-lê.
Thành phố này là một trong các địa danh nổi tiếng của xứ Thánh. Thành phố trầm lặng này có nhiều bãi biển đẹp, nhiều phố cổ gần bờ biển với khách sạn nổi tiếng và gần golf.
Thành phố cách Tel Aviv 40 cây so về phía Bắc và 49 cây số phía Nam của Haifa trên bờ Địa Trung Hải.

Vua Herod Đại Đế (Herod the Great) xây thành này và đặt tên là Caesarea để ghi công ơn Hoàng Đế La Mã (Ceasar Augustus). Trước khi Herod xây Caesarea đã có một thành phố của người Phi-ni-xi (Phoeniciean).
Vua Herod xây thành phố Caesarea vào khoảng 22-9 TC. Không những ông xây thành phố mà còn xây hải cảng. Đây là một công trình kiến trúc vĩ đại và đầy đủ mọi tiện nghi cho một xã hội văn minh. Thành phố có lâu đài, đền thờ, nhà hát, chợ, trường đua ngựa (Hippodrome) và hệ thống dẫn nước. Dưới đời Herod thành phố có một dân số độ 100,000 người đông hơn cả Jerusalem, và thành phố trải rộng hơn 164 mẫu tây (acres).
Khi xứ Giu-đê (Judeas) bị người La Mã cai trị, các thống đốc của Giu-đê đều ở Caesarea. Trong số các thống đốc có Bôn-xơ Phi-lát (Bontius Pilate) một nhân vật nổi tiếng trong đời sống Chúa Giê-su. Vùng đất Giu-đê là một tỉnh của Đế Quốc La Mã sau này còn được gọi là Pha-lét-ti-na (Palestina).
Caesarea là một thành phố quan trọng trong thời Chúa Giê-su và các môn đồ của Ngài. Đây là quê hương của Cọt-nây (Cornelius), người ngoại đầu tiên tin Chúa (Công Vụ 10:1) và nhà truyền giáo Phi-líp (Công Vụ 8:40) Herod Agrippa bị một thiên sứ đánh tại Caesarea (Công Vụ 12:21-23).
Trong thành phố này dân Do Thái và dân ngoại sống chung với nhau song họ luôn luôn tranh chấp cho đến khi người Do Thái nổi loạn vào năm 66 AD và bị người ngoại giết gần hết. Cuộc nổi dậy của người Do Thái bị Hoàng Đế Vespasian dập tắt và đoàn quân La Mã tại Caesarea tôn Vespasian lên làm Hoàng Đế cho toàn Đế Quốc La Mã vào năm 69 SC. Một năm sau đó con của ông là Titus chiếm và phá hủy thành Jerusalem. Sau năm 70, Caesarea trở thành thuộc địa của Đế Quốc La Mã và là thủ đô của tỉnh Palestine. Trong 600 năm Caesarea tiếp tục là một hải cảng và một thành phố quan trọng cho đến thơi kỳ Thập Tự Chinh (Crusaders). Cũng chính tại đây mà Marco Polo bắt đầu hành trình viếng thăm Á Châu và đến gặp Thành Cát Tư Hãn tại Bắc Kinh vao thế kỷ thứ 13.
Các nhà khảo cổ đã bắt đầu đào bới Caesarea từ năm 1873 song họ chưa đào được nhiều nơi, chỉ vào thoảng 5 acres.
Khó tưởng tượng được vẻ đẹp của thánh phố này vì đây quả thật là một thành phố lộng lay với nhiều hàng trụ cột dài bắt đầu từ đầu thành phố dẫn đến nhà hát. Mảnh vụn của hơn 1300 trụ cột đã được tìm thấy dưới biển. Các trụ này được xây bằng đá cẩm thạch chở từ Ý (Italy) và Ai Cập đến, các tảng đá cẩm thạch mầu hồng được chở từ Aswan. Nhiều kho chứa hàng hóa được xây dựng dọc theo hải cảng để chứa hàng hóa đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong các di tích đổ nát (ruins) là một nhà hát La Mã (Roman Theater) có chỗ chứa 4,500 khán giả. Nhà hát này đã được xây lại nhiều lần. Vào năm 1962 “Tảng đá Bôn-xơ Phi-lát (Pontius Pilate Stone) đã được tìm thấy. Đây là bằng cớ cho biết là Bôn-xơ Phi-lát thật đã sống tại đây và cũng làm sáng tỏ địa vị của ông (Xem Mat 27:2, 24, Mác 15:1, 5, 15, 44; Lu-ca 3:1; 13:1, 23:12, 52; Giăng 18:29, 33; 19:8-19, 38; Công Vụ 3:13; 4:22; 13:28). Bảng đó có ghi bằng tiếng La Tinh “Bôn-xơ Phi-lát, tổng trấn (prefect) của Judea, đã xây và khánh thành Tiberium (Có lẽ là đền thờ Hoàng Đế Tiberius) cho Hoàng Đế Augustus”.
Một số thắng cảnh quan trọng nữa của Caesarea là
1. Hải cảng Herod (Herodian Harbor, Sebastos)
2. Thành phố Thập Tự Chinh (Crusader City)
3. Nhà hát La Mã (Roman Theater)
4. Trường đua ngựa (Hippodrome)
5. Đường dẫn nước (Aquaduct) và khu Do Thái (Jewish Quarter)
6. Con đường Bazantine (The Byzatine Street)

Tân Ước nhắc đến Caesarea qua các nhân vật quan trọng của thời bấy giờ
1. Phi-líp nhà truyền giáo sống và giảng tại Caesarea (Công Vụ 8:40)
2. Phi-e-rơ được phái đến đây để làm báp-tem cho Cọt-nây (Công Vụ 10)
3. Phao-lô đến Caesarea sau khi được ra khỏi ngục (Công Vụ 12:19)
4. Vua Herod Ac-ríp-ba (Herod Agrippa) của xứ Giu-đê (Judea) chết tại Caesarea ông bị trùng đục mà chết (Công Vụ 12:19-23).
5. Phao-lô thăm viếng thành phố khi ông đi tàu từ đây đến các thành phố trong hành trình truyền giáo (Công Vụ 9:30; 18:22; 21:8-16).
6. Phao-lô bị cầm tù tại Caesarea 2 năm rồi sau đó ông được đưa về La Mã bằng tàu (Công Vụ 27:1-2) và cũng tại đây Phao-lô giảng cho vua Ac-ríp-ba (Agrippa) và cũng tại đây Pha-tu nói một câu nổi tiếng: “Hỡi Phao-lô người học biết nhiều quá đến nỗi ra “điên cuồng” (Công Vụ 26:24) và cũng tại đây Vua Ac-ríp-ba cũng nói “Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Christ” vì vậy thành phố Caesarea có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử của Cơ Đốc Giáo.
7. Vào thế kỷ thứ 2 và 3, Caesarea trở thành trung tâm học thuật và văn hóa Cơ Đốc. Nhà thần học Origen thăm Caesarea vào năm 231 SC và biến Caesarea thành trung tâm văn hóa Cơ Đốc với một thư viện lớn lôi kéo nhiều học giả đến. Khi Hoàng Đế Diocletian bắt bớ Hội Thánh qua cuộc bách hại vĩ đại (Great Persecution 303-313) nhiều tín hữu tại Caesarea tử vì đạo.
Vào năm 638 thành phố La Mã này bị người Hồi Giáo chiếm và nhiều người bị giet. Thư viện Cơ Đốc cũng bị đốt.
Vào năm 1101/02 vua Baldwin I chiếm được lại thành phố này trong cuộc Thập Tự Chính thứ nhất. Tuc truyền rằng các chén thánh (Holy Grail) Chúa Giê-su dùng trong bữa tiệc cuối cùng được tìm thấy tại đây, và ông thành lập thành phố Thập Tự Chinh (Crusader City). Nhưng tướng Hồi Giáo Saladin chiếm lại thành vào năm 1187, và sau đó thành lại rơi vào tạy các thập tự quân vào năm 1191 và cuối cùng quân Hồi Giao Mamluks tái chiếm lại thành cho Hồi Giáo.
Caesarea hiện đại được phục hồi do các người Hồi Giáo từ vùng núi Cancasus và Bosnia về định cư vào cuối thế kỷ thứ 19. Họ xây một làng Hồi Giáo nhỏ cho đến năm 1948 khi chiến tranh xẩy ra, họ bỏ làng đi nơi khác cho đến khi Kibbutz Sedor Yam được thành lập gần đó. Các người sống ở đây khám phá ra giá trị của Caesarea và bắt đầu chương trình tái thiết. Ngày nay Caesarea là một vùng khảo cổ rất quan trọng của nước Israel, một thành phố du lịch nổi tiếng.
NÚI CÁT MÊN (Mt Carmel)
Mục sư Nguyễn Xuân Đức
Núi Carmel là vùng núi quan trọng trong thời kỳ cổ đại vì nó là núi chặn con đường dọc theo bờ biển (via maris). Dãy núi đá vôi cao gần 500 mét chận đứng các đạo quân và là con đường cho các con buôn đem sản phẩm đến thung lũng Jezreel.
Vùng núi Carmel được xem như là một biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên. Ê-sai 35:2 cho biết : “Sự vinh hiển của Liban, và sự tốt đẹp của Cát Mên và Sa-rôn sẽ được ban cho nó.” Vua Sa-lô-môn ca ngợi người yêu của mình với câu: “Dầu trên mình nàng khác nào vúi Cát-mên.” (Nhã Ca 7:5) nhưng khi Cát -mên bị tàn rụi đó là dấu hiệu của sự đoán phạt (Na-hum 1:4).
Núi Cát-mên như một vùng đất nhô ra biển Địa Trung Hải. Phía Tây Bắc của núi chỉ cách thành phố Acre độ 15 cây số và từ đó dãy núi chạy dài về phía Đông Nam. Cũng giống như phía Bắc, phía Nam của núi lộ ra các bờ cao, phía trên Wady El-milh. Đây là vùng núi thường được gọi là núi Cát-mên. Hình dáng của vùng núi Cát-mên là hình tam giác với điểm cao nhất là 1810 thước Anh nằm về Phía Nam của làng Esfiyeh của người Druze.
Vùng núi Cát-mên là vùng đất phì nhiêu cây xanh vì vậy nó được gọi là “vườn” hoặc “đất vườn.”
Núi Cát-mên không được nhắc đến trong Tân Ước, song trong Cựu Ước nó được nhắc đến nhiều lần. Vùng này được Giô-suê chinh phục (Giô-suê 12:6), vùng đất này được chia cho chi phái A-se và là biên giới phía Nam của chi phái (Giô-suê 19:26).
Song núi Cát-mên trở nên quen thuộc với các người đọc Kinh Thánh qua câu chuyện của tiên tri Ê-li và Ê-li-sê (II Các Vua 2:25; 4:25-27) và các hang mà Ê-li dùng làm trường cho các tiên tri vẫn còn cho đến ngày nay.
Biến cố trong II Các Vua 1:9-15 có lẽ cũng xảy ra tại núi Cát-mên. Song câu chuyện được nhiều người biết đến là câu chuyện về sự thắng lợi của Ê-li đối với các tiên tri của Ba-anh, một vị thần xứ Phi-ni-xi (Phoenician) được ghi lại trong I Các Vua 18.
Ê-li tiên đoán sẽ không có mưa trong 2 năm cho ca xứ Israel. Dầu vậy ông cũng không chinh phục được lòng dân tin rằng Chúa là Đức Chúa Trời chứ không phải là Thần Ba-anh. Vào năm thứ ba, khi cơn hạn hán sắp chấm dứt, Ê-li đến gap A-háp và xin ông cho phép dân sự họp lại trên núi Cát-mên với các tiên tri của Ba-anh. Trước sự hiện diện của mọi người, Ê-li thách thức là thàn nao thiêu hủy của lễ thiêu con bò bằng lửa từ trời tức là Đức Chúa Trời chân thật. Các tiên tri của Ba-anh chấp nhận. Họ kêu cầu cùng Ba-anh từ sáng cho đến tối song không được trả lời. Khi chieu đến, Ê-li sửa soạn một bàn thờ với 12 cục đá, ông sắm sửa củi, đặt con bò trên củi, và đổ nước chung quanh cái mương đã được xây. Ông cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời nhậm lời và “lửa của Đức Chúa Trời bèn giáng xuống, thiêu đốt của lễ thiêu, củi, đá, bụi và rút nước trong mương.”
Cũng tại núi Cát-mên mà Ê-li nói một câu bất hủ: “Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào” (I Các Vua 18:21) và cũng tại đây ông dâng lên lời cầu nguyện “Đức Giê-hô-va ơi xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi hầu cho dân sự này nhìn biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời và Ngài khiến cho lòng họ trở lại” (I Các Vua 18:37).
Sau đó Ê-li truyền giết hết tiên tri Ba-anh và bỏ xác họ tại khe Ki-sôn. Ê-li cầu xin Chúa cho mưa và mưa lớn đổ xuống làm đầy khe nước. Xác của các tiên tri Ba-anh bị đưa ra biển.