Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời dựa trên sự tha thứ . Sự tha thứ lại dựa trên việc sẵn sàng xem hành vi chướng đời của người phối ngẫu theo quan điểm của Kinh thánh.
Mary gây cho Bill khó chịu. Bill cảm thấy bất bình, nhưng khẳng định quyết định của anh là chăm sóc cho vợ, mặc kệ cái chướng đời của cô ta.

Hình 4
Sự kiện (Hành vi gây hấn của người bạn đời ) Bực tức tha thứ Quyết định Tiếp tục chăm sóc Không có hình phạt
Giả dụ như Bill, người chồng bị gây hấn vẫn cứ cố nỗ lực tha thứ cho Mary, tìm cách đưa quan niệm về tha thứ này vào thực hành. Liệu anh ta có thể đến gần hơn với sự chấp nhận nhiệt tình và sâu sắc của vợ mình không? Sau nhiều nỗ lực chân thành đi theo việc chọn lựa tha thứ và chăm sóc, tôi thoáng nghĩ không biết anh có cảm nhận một sự bất toàn trong việc tha thứ của mình không, thái độ hết sức sắc bén khiến ngăn chận sự chấp nhận đầy trọn, phong phú của người vợ. Có lẽ anh ta muốn thuật lại cảm giác bị bắt buộc khó chịu trong việc chăm sóc. Lần gặp sau đó, Bill thuật cho nhà tư vấn: “Tôi có thể tha thứ cho vợ tôi về những điều cô ấy làm, nhưng tôi không quên được. Tôi vẫn sẵn lòng đối xử đẹp với cô ấy dù tôi không cảm thấy thiện cảm lắm. Vâng, tôi biết rằng quyết định tha thứ và chăm sóc không đòi hỏi phải có nhiều thiện cảm, nhưng tôi không thể quên điều Mary đã làm” Anh nói tiếp: “Và mỗi lần nghĩ đến điều ấy, tôi lại thấy giận và thất vọng. Nếu tôi tiếp tục cư xử tốt với cô ấy, liệu những giận hờn có phôi pha không? Tôi không cảm thấy thật sự chấp nhận cô ấy khi nào tôi còn điên tiết lên. Nhưng tôi không biết làm thế nào với sự cay đắng cả. Nỗ lực tha thứ cô ấy bằng quyết định tha và chọn phương án chăm sóc cô ấy không giúp được gì cho tôi trong vấn đề này”. Nếu chúng ta muốn giúp người chồng cáu kỉnh này thật sự chấp nhận vợ anh ta, chúng ta phải làm cho anh hiểu rõ thêm về sự tha thứ. Có phải tha thứ được định nghĩa hoàn toàn trong quyết định tha thứ và chọn chăm sóc không? Chúng ta phải làm gì với nỗi giận và áp lực cứ đè nặng dù đã cố hết sức gạt bỏ việc gây hấn ra khỏi tâm trí? Có phải cứ mỗi lần nó xuất hiện, chúng ta lại chôn nó xuống, mong rằng dần dà chúng ta sẽ quên chăng? Có dễ quên không? Nhiều người bị xúc phạm khi hỏi những câu hỏi trên đã gặp phải một trong hai câu trả lời. Câu trả lời đầu hoàn toàn không thỏa mãn, còn câu thứ hai không đầy đủ. Trả lời 1: “Đức Chúa Trời quên tội lỗi chúng ta khi Ngài tha thứ cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể và phải quên những vi phạm của người khác khi tha cho họ”. Trả lời 2: “Việc tiếp tục thực hành sự tha thứ (chẳng hạn như: quyết định tha và tiếp tục chăm sóc, không đòi phải có hình phạt cho người gây sự) dần dần sẽ khiến người bị gây sự xem việc gây rắc rối như một khoảng khắc không quan trọng của lịch sử vì không gây ra cảm giác gì cả; dần dà tâm trí sẽ loại bỏ nó khỏi ý thức, giống như một chuyện tầm phào”. Trong Gieremi 31:34, Giê Hô Va phán: “Ta sẽ tha thứ sự gian ác chúng nó và chẳng nhớ tội chúng nó nữa”. Có người tìm được sự trợ lực từ câu này cho Trả lời 1, đó là tha thứ thật sự bao gồm việc quên. Nhưng vấn đề đâu có dễ giải quyết như thế. Hoàn toàn có khả năng câu đó không hàm ý rằng Đức Chúa Trời quên tội lỗi chúng ta như cách một người mắc bệnh quên, không nhớ được tên mình. Việc mất trí nhớ như thế không có phẩm chất gì, mà chính là không có khả năng nhận thức được một sự kiện, một thiểu năng trong vận hành tâm trí. Nhưng tâm trí của Đấng toàn tri thì không có điểm mù nào. Khúc Kinh thánh ấy có thể liên hệ đến lẽ thật là Đức Chúa Trời nhân từ của chúng ta chọn cách không nhớ đến những tội lỗi nghịch cùng chúng ta nữa, nghĩa là, Ngài sẽ không đề cập đến vấn đề ấy nữa. Vì công lao cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ nên Đức Chúa Trời đã xóa nợ cho chúng ta và không còn đòi hỏi chúng ta phải trả nữa. Vì món nợ đã được trả rồi. Việc “quên” tội lỗi của chúng ta đã được tôi xác nhận từ trước: tha thứ bao hàm ý muốn tha cho phe bị cáo khỏi phải nếm trải hậu quả xứng đáng với việc quấy của họ. Lời khuyên nên quên một việc quấy người ta đối với mình, theo như cách Đức Chúa Trời “quên” tội lỗi chúng ta, không đề cập đến vấn đề thấy tức giận khi nhớ lại việc quấy. Nó cũng chỉ đề cập đến lời khuyên nên quyết định tha thứ và chọn việc chăm sóc. Vấn đề cay đắng vẫn còn nguyên. Lời khuyên nên quên một việc quấy không giúp chúng ta hiểu về sự tha thứ và lời khuyên này cũng dễ gây nản lòng. Nếu hiểu theo nghĩa đen, lời khuyên như thế bảo rằng chúng ta hoặc làm hỏng phần chứa đựng trí nhớ trong não chúng ta, hoặc đưa vào chứng quên có chọn lựa trong suốt quá trình ức chế bệnh lý. Lẽ tất nhiên, không ai lại ra những phương thuốc như vậy cả. Nhưng một số người trong cộng đồng Cơ Đốc dường như ngụ ý rằng ém kỹ cái nắp núi lửa của sự giận dữ bằng sự tập trung chọn lựa (chọn nghĩ đến những sự kiện vui vẻ mà thôi) sẽ giải quyết vấn đề. Không, làm như vậy sẽ không giải quyết được gì. Nỗ lực đè nén cảm xúc chỉ đem lại sự cay đắng trầm trọng thêm và khiến sự bày tỏ càng to tát trong những tội lỗi tinh tế hơn là thù nghịch công khai. Kết quả thường là một tập hợp sự đau nhức thân thể, đau đớn, khó chịu gia tăng, ăn hấp tấp hoặc vô vàn sự bày tỏ khác về việc muốn từ bỏ cơn giận. Thế còn phần Trả lời 2 thì sao? Sự gây hấn có dễ dàng bị quên lãng như mình ăn gì cách đây ba ngày không? Lời khuyên này nhắm đúng vào việc xóa bỏ khỏi trí nhớ sức mạnh của đau buồn nhằm cố tìm ra sự khơi dậy tiêu cực. Tuy nhiên, theo ý tôi, nó đã không đạt được mục đích. Có phải liên tục thực hiện những hành vi tử tế đối với người gây hấn sẽ dần dần đưa đến những cảm giác ấm áp không? Một sự chấp nhận không cay đắng có triển khai qua những hành động yêu thương đối với người bạn đời gây hấn không? Để nhận ra giới hạn của kiểu “những cảm xúc tuôn trào từ hành động”. Xin xem lại sơ đồ trong hình 2. Hình 2 bắt đầu bằng sự kiện có ý n ghĩa đối với nhau, chuyển sang Đáp ứng Tình cảm Cơ bản rồi đi qua phần Đánh giá Sự kiện và rồi đi đến Đáp ứng Tình cảm Phái sinh. Có 5 điểm chính được phác họa trong hình này: Con người đáp ứng lại những sự kiện có ý nghĩa với nhau bằng cả quyết định lẫn cảm tính . Quyết định có thể là chăm sóc phục vụ dù có bị chống đối hoặc vận dụng do bị gây hấn và tổn thương; vì quyết định có được từ sự chọn lựa tự do, chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Đáp ứng tình cảm cơ bản (hay tức thời) đối với một sự kiện sẽ hoặc là thích thú hay bất mãn . Cảm thấy thế nào còn tùy vào bản chất của sự kiện. Và vì chúng ta không kiểm soát được cảm tính nào sẽ bộc phát nên chúng ta không phải chịu trách nhiệm (khen ngợi hay chê trách) về cảm tính của mình. Đáp ứng tình cảm cơ bản đối với một sự kiện sẽ nhanh chóng biến thành đáp ứng tình cảm Phái sinh (hoặc trung gian), một cảm xúc có thể có tội mà cũng có thể không: a) Thích thú có thể biến thành phụ thuộc (có tội) hoặc thỏa lòng (không có tội) b) Bất mãn có thể biến thành cay đắng (có tội) hoặc thất vọng (không có tội) Nếu một tình cảm cơ bản phát triển thành tình cảm Phái sinh có tội hay vô tội không tùy thuộc vào bản chất sự kiện mà tùy nơi sự đánh giá . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện thích thú là có liên quan đến nhu cầu của mình, thì tình cảm Phái sinh sẽ là phụ thuộc . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện thích thú là có liên quan đến nguyện vọng của mình, tình cảm Phái sinh sẽ là thỏa lòng . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện bất mãn là có liên quan đến nhu cầu của mình, tình cảm Phái sinh sẽ là cay đắng . Nếu chúng ta đánh giá một sự kiện bất mãn là có liên quan đến nguyện vọng của mình, tình cảm Phái sinh của chúng ta sẽ là thất vọng . Chúng ta cùng xem lại điều xảy ra khi một người bị gây sự. Sự kiện đòi phải có quyết định (giống như một phản ánh) và sự kiện tạo nên một cảm xúc. Giả định rằng Bill, người chồng bị gây hấn, thật lòng muốn chấp nhận cô vợ gây sự Mary của mình. Cứ cho rằng anh ta quyết định tha thứ và cố gắng để quên. Nếu quyết định tha thứ của anh cho thấy một chọn lựa chân thành hơn là do bổn phận, Bill sẽ không quấy nhiễu vợ mình bằng những trả đũa cố tình. Nhưng chọn lựa như thế không phải dễ. Giả sử sự gây hấn của Mary xuất phát từ sự ngoại tình tái đi tái lại. Vì cô thật lòng ăn năn, Bill quyết định tha thứ cho vợ và tìm cách khôi phục lại cuộc hôn nhân. Trong khi tư vấn, Bill kể rằng anh thường “chia sẻ” với vợ nỗi bàng hoàng của mình mỗi khi nhớ lại việc cô ngoại tình. Anh hỏi: “Chia sẻ cảm xúc với Mary là không đúng sao?” Tôi trả lời: “Còn tùy mục đích của anh khi chia sẻ cảm xúc. Tất cả mọi việc anh làm đều phải nằm trong khuôn khổ mục đích, đó là chăm sóc phục vụ. Kể cho Mary nghe rằng anh phải tranh chiến với ký ức về tội lỗi của cô sẽ càng chồng chất mặc cảm và bực mình lên cô ấy. Tôi nghi rằng anh có ý định dùng sự “chia sẻ” của mình để trừng phạt cô ấy về những điều cô ta đã làm. Nhưng quyết định tha thứ và chăm sóc của anh đòi hỏi anh không được nhắc đến tình cảm bị tổn thương của anh”. Yếu tố đầu tiên trong sự tha thứ là một quyết định chặt chẽ, là không áp đặt một hình phạt nào trên người gây sự. Điều này bao hàm một sự nhạy bén tinh tế đến những phương cách tinh vi có thể mâu thuẫn với quyết định đó. Sau khi Bill hiểu và thực hiện quyết định tha thứ, anh vẫn còn có thể gặp phải nan đề kiềm chế cảm xúc và khả năng quên. “Tôi phải làm gì với tất cả những cảm xúc giận dữ, tổn thương trong tâm tôi? Tôi có thể bắt mình yêu đương với vợ, nhưng không thể không nghĩ đến lúc cô ta ăn nằm với người đàn ông khác. Tôi không thể chịu được! Nó làm tôi chẳng còn hứng thú ái ân gì. Nhiều lúc tôi mất đi khả năng cương cứng và không yêu đương gì được. Cho dù tôi có thể tiếp tục ái ân đi nữa, thì Mary vẫn nhận ra – rất nhạy để nhận ra – rằng có gì đó trục trặc. Làm sao tôi tẩy cho sạch những tư tưởng ấy khỏi đầu óc tôi đây? Cho đến khi nào tôi không còn nghĩ đến vụ ngoại tình của cô ấy, hoặc ít nhất không nản chí khi nghĩ đến điều đó, thì tôi mới có thể thật sự chấp nhận Mary. Đến đây tôi thắc mắc không biết một thái độ tha thứ thích hợp có đủ để trung hòa hồi ức về sự xúc phạm hay không. Chúng ta thử xét xem việc gì sẽ xảy ra nếu Bill cố gắng lao động trong sự tin quyết rằng hồi ức của anh ta sẽ phai nhạt dần. Nếu Bill thấy cay đắng, thất vọng, khó khăn của anh ta có liên quan đến việc đánh giá sai lầm sự kiện vợ anh thiếu chung thủy. Tình cảm cơ bản là bất mãn đã trở thành cay đắng, thì Bill hiểu sai rằng sự cố đó xảy ra cho thấy anh không đủ khả năng làm trọn chức năng đàn ông của mình. Thế thì để chữa khỏi cay đắng, cần đổi mới tư duy chứ không phải tái tận tâm nỗ lực . Sự cay đắng của anh vẫn còn đó, trừ phi anh học cách xem tội lỗi của vợ như một trở ngại đối với điều anh muốn, hơn là một đe doạ đến điều anh cần. Không có một số lượng “hành vi tha thứ” nào có thể biến đổi cay đắng thành thất vọng, vì nguyên nhân trực tiếp của sự cay đắng là do đánh giá sai lầm sự kiện, chứ không phải những hành vi đáp ứng sai lầm đối với sự kiện. Tuy nhiên,giả sử Bill cứ giữ quyết định tha thứ mà không sửa chữa sự đánh giá lầm lẫn của mình, thì điều gì xảy ra cho sự cay đắng? Nhiều người sẽ cho rằng những tình cảm phẫn uất nầy dần dà có thể bị dồn nén và họ cảnh báo nguy cơ những tình cảm ác hiểm nầy có thể bung ra bằng những phương cách khác. Nhưng theo như tôi hiểu về chức năng tâm lý, sẽ chính xác hơn nếu nói rằng ký ức về sự kiện bị đè nén, chứ không phải cảm xúc về sự kiện . Điều nầy rất quan trọng, dù có tính cách kỹ thuật. Cảm tính không thể bị đè nén. Chúng ta có thể thất bại trong việc xả ra những căng thẳng của cơ thể được gọi là cảm tính, và điều nầy có thể được mệnh danh là”ức chế cảm xúc”; nhưng những cảm xúc- trạng thái mơ hồ của ý thức chủ quan- tự chúng không thể bị đè nén. Mặc dù cảm xúc không thể bị đè nén, nhưng tư tưởng lại có thể bị. Ký ức về sự kiện tạo nên cảm xúc có thể không được chú ý. Chúng ta chỉ việc loại nó ra ngoài tâm trí mình. Chúng ta có thể chọn không để ý đến sự kiện rắc rối, được thôi thúc bởi một nguyện vọng không muốn nếm trải nỗi đau do hồi ức gây ra. Càng thực hành, chúng ta càng thành thạo trong việc chọn lựa hướng đến những tư tưởng vui vẻ hơn ( hoặc ít nhất cũng đỡ đau khổ hơn). Nhưng việc ức chế làm được gì? Bao lâu Bill còn xem sự ngoại tình của Mary như là hủy hoại ý nghĩa của anh trong vai trò một người đàn ông, thì anh không nắm được ý nghĩa của việc tin cậy vào Đức Chúa Trời trong tình huống như thế này. Điều anh tin quyết rằng sự tôn trọng của Mary là chủ yếu đối với việc anh tự chấp nhận chưa bị thách thức, do vậy, mục tiêu đáp ứng nhu cầu qua một ai đó, không phải Chúa Giê-xu Christ sẽ vẫn ám ảnh anh. Nhà tư vấn, khi chỉ hướng dẫn cho khách hàng cay đắng của mình nên quyết định tha thứ cho người bạn đời có lỗi, đã không thành công trong việc đẩy mạnh sự trưởng thành chỉ qua sự nương cậy vào Chúa mà thôi. Ong ta chỉ thành công trong việc cổ vũ cho một sự tiếp cận miễn cưỡng trong sự chăm sóc khiến đôi vợ chồng không đạt nổi mục tiêu hiệp một trong Christ. Tiềm ẩn bên dưới nỗ lực của Bill trong việc đối xử tử tế với Mary là ý thức trống rỗng rằng có gì đó không ổn. Càng cương quyết hơn thì chỉ là chiến lược bất toàn nhằm thúc đẩy sự hiệp nhất bao gồm sự chấp nhận thật sự. Cần có một sự đổi mới tâm trí – thay đổi việc đánh giá sự kiện gây hấn. Nếu nghiêm túc tôn trọng quyết định tha thứ mà không thành công trong việc nêu lên những vấn đề về đè nén ký ức (những ký ức ngăn cản sức mạnh tạo nên những cảm xúc cay đắng) thì giải pháp là gì? Yếu tố thiếu mất chính là việc tái đánh giá sự kiện để xem Đ.C.T. nhìn nhận vấn đề ấy như thế nào – như là bất hạnh nhưng không liên quan đến sự an toàn và ý nghĩa của một người. Chuyển từ viễn cảnh sai lạc sang đúng đắn là trọng tâm của việc tha thứ.
VIỆC THA THỨ — ĐIỀU KIỆN –
Tha thứ thật sự thì khác với tha thứ không trọn vẹn trong sự đánh giá sự kiện xúc phạm là có liên quan đến nguyện vọng có người đồng tịch đồng sàng yêu thương nhau hơn là nhu cầu an toàn và ý nghĩa của mình.Mấu chốt để “quên ” một sự kiện xúc phạm là đánh giá sự kiện cho đến khi mình thấy nó không quan trọng so với mục đích của mình. Cay đắng sẽ phải nhường chỗ cho thất vọng( có thể chấp nhận) nếu quyết định cứ tha thứ được đính kèm bởi sự suy gẫm được Thánh Linh hướng dẫn về lẽ thật rằng nhu cầu của chúng ta được đáp ứng đầy trọn trong Đấng Christ.
KHÔNG THA THỨ
Hình 5 Sự kiện xúc phạm Chọn lựa Hành động trừng phạt Đáp ứng Tình cảm Cơ bản Quyết định 2 Vận dụng có ngụy trang Đánh giá Sự kiện Quyết định 1 Không tha thứ Đáp ứng Tình cảm Thứ yếu

THA THỨ KHÔNG TRỌN VẸN
Hình 6. Sự kiện xúc phạm Chọn lựa Hành động Tử tế Đáp ứng Tình cảm Cơ bản Bất mãn Quyết định 2 Chăm sóc Đánh giá Sự kiện có liên quan đến nhu cầu Quyết định 1 Tha thứ Đáp ứng Tình cảm Thứ yếu Cay đắng
THA THỨ THẬT
Hình 7. Sự kiện xúc phạm Chọn lựa Hành động Tử tế Quyết định 2 Chăm sóc Đánh giá Sự kiện có liên quan đến nguyện vọng Đáp ứng Tình cảm Cơ bản Bất mãn Quyết định 1 Tha thứ Đáp ứng Tình cảm Thứ yếu Cay đắng dần dần thay bằng thất vọng
Chúng ta cần xem xét quá trình đánh giá lại sự kiện xúc phạm để thấy rằng chúng có gây tổn thương nhưng không nguy hại. Tôi xin lập lại điều khởi đầu của phần này: Kinh nghiệm chấp nhận người bạn đời dựa trên sự tha thứ . Sự tha thứ lại dựa trên việc sẵn sàng xem hành vi chướng đời của người phối ngẫu theo ngữ cảnh của Kinh Thánh . Tuy hãy còn tranh chiến với sự cay đắng, Bill la to “Tôi sẵn sàng! Tôi muốn đánh giá lại sự xúc phạm của Mary để tôi có sự tha thứ trọn vẹn. Tôi phải làm thế nào đây? “ Câu hỏi của Bill nhằm muốn biết làm thế nào chúng ta có thể tạo ra một ý nghĩa mới cho 1 sự kiện. Câu trả lời nằm trong một nguyên tắc nghe có vẻ phức tạp nhưng thật ra khá đơn giản: Ý nghĩa của một sự kiện được định đoạt tùy theo bối cảnh được hiểu như thế nào . Nói cách khác, tôi sẽ đánh giá ý nghĩa của một sự kiện bằng những thuật ngữ thích hợp với bối cảnh diễn ra sự kiện. Giả sử vợ tôi nói những lời như: “ Làm ơn đi đi! “ ý nghĩa câu này đối với tôi sẽ tùy thuộc vào bối cảnh lúc nói. Nếu tôi về đột ngột trong lúc vợ tôi đang gói quà tặng tôi trong phòng khách, câu đó có nghĩa khác. Tuy nhiên, nếu sau một cuộc bất đồng tưng bừng mà cô ấy yêu cầu tôi đi thì câu này lại mang ý nghĩa khác. Với nguyên tắc này trong đầu, bạn thử nghĩ xem việc đặt một sự kiện gây rối vào ngữ cảnh của Kinh Thánh thì sẽ biến đổi ý nghĩa của sự kiện ấy ra sao. Ai xem một sự kiện xúc phạm là có liên quan đến nhu cầu cá nhân thường phạm phải 3 sai lầm khi cố bao bọc bối cảnh xung quanh sự kiện: Họ không nhận thức được ( cách sâu sắc) rằng tình yêu của Chúa Jêsus khiến họ an toàn và nằm trong mục đích của Chúa, họ sẽ có ý nghĩa thật sự. Họ có khuynh hướng cho rằng mình xứng đáng được đối xử tốt hơn những gì người ta đối với họ, rõ ràng họ không nhận thức được điều mà sự công bình đòi hỏi nơi con người tội lỗi. Họ quá chú tâm đến nhu cầu của riêng mình đến độ họ gần như không còn thấy nhu cầu của người khác. Để học đượcrằng sự xúc phạm chỉ liên quan đến nguyện vọng của chúng ta, sự kiện này phải được xem xét trong bối cảnh có thể sữa chữa từng sai lầm này. 1. Chúng ta phải nắm vững lẽ thật rằng nhu cầu của chúng ta được đáp ứng trong Đấng Christ bằng cách suy tưởng đến sự thịnh vượng của chúng ta trong Ngài,tương tự như cách tự tin rằng chúng ta vẫn có giá trị dù ngay lúc chúng ta thấy mình bị hắt hủi và vô dụng, và chọn cách sống phản ánh địa vị của chúng ta. Tra xem Kinh Thánh và suy nghĩ về những điều chúng ta tra cứu được là cần thiết. Khi tâm trí chúng ta hình dung lại những điều người bạn đời đối xử với chúng ta,chúng ta phải mạnh mẽ tự nhủ rằng dù có việc gì xảy ra đi nữa cũng không thay đổi sự thật là tôi được an toàn trong Đấng Christ và có ý nghĩa trong chương trình của Ngài. Điều mấu chốt là đừng bao giờ để cho hồi úc về sự kiện xúc phạm cứ ám ảnh tâm trí chúng ta mà không lập tức tự nhắc nhở rằng “ nhu cầu của chúng ta được đáp ứng trong Đấng Christ “ 2. Chúng ta phải phản ánh lại mức độ chúng ta được tha thứ trong Mat Mt 18:21-35, Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải thật lòng tha thứ cho nhau. Chủ đề của đoạn Kinh Thánh là: Sự tha thứ cho người khác phải tự nhiên xuất phát từ ý thức và lòng cảm tạ vì Chúa đã tha thứ cho chúng ta. Chúng ta không bao giờ đòi hỏi được đối xử tốt hơn vì cho rằng mình xứng đáng được như thế; vì cuộc đời chúng ta đáng bị hình phạt đời đời. Tuy nhiên Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta và ban cho chúng ta niềm vui vĩnh cữu. Khi nhớ lại tội lỗi của mình được Đức Chúa Trời tha thứ, chúng ta phải ngẫm lại việc xúc phạm mà người bạn đời gây ra cho mình. Chỉ có người nào cảm nhận và tri ân sự tha thứ của Đức Chúa Trời dành cho mình mới có thể chân thành tha thứ cho người khác. 3. Phaolô dạy chúng ta phải quan tâm đến ích lợi của tha nhân, xem người khác quan trọng hơn mình( Philíp 2: 3-4 ). Mỗi khi Bill nhớ đến sự phản bội của Mary, anh cũng phải nhớ đến nhu cầu của cô ấy. Thay vì cứ tập chú vào điều cô làm tác động đến anh như thế nào ( tìm kiếm cho chính mình ) , anh phải chọn phản ánh tâm trạng tranh chiến , bất ổn cô có thể đang đương đầu (tìm kiếm cho cô ấy ). Điều này rất khó. Người ta thường thông thạo trong việc nhận ra những tổn thương của chính mình và giữ một khỏang cách an toàn khỏi nỗi đau của kẻ khác. “ Tôi biết là cô ấy đau, còn tôi thì sao? Tôi cũng bị tổn thương vậy! “ Trạng thái của bạn sẽ thay đỗi khi người phối ngẫu, mới chọc tức bạn sáng nay, được đưa cấp tốc vào bệnh viện vì bảy cơn đau thắt ngực. Khi chúng ta xem người bạn đời của mình không chỉ là những người thỉnh thoảng gây tổn thương cho chúng ta, nhưng như những người cũng có tổn thương, khi đó thái độ của chúng a sẽ từ từ chuyển từ chỗ xem sự xúc phạm của họ là to tát sang nhìn nhận rằng những điều đó chỉ là nhỏ nhặt tầm thường, so với dịp tiện chúng ta có thể chăm lo cho nhu cầu của họ. Sự nhận thức ấy sẽ không bao giờ triển khai trừ phi có 1 quyết định vững vàng để tha thứ và chăm sóc. Việc tha thứ khởi đầu với một quyết định nhưng tiếp tục do sự đánh giá lại. Hai sơ đồ cuối sẽ tóm tắt phần thảo luận này:
Hình 8.
Cũng cố bối cảnh không đúng theo Kinh Thánh . Đánh giá sai lầm sự kiên xúc phạm . Sự kiện xúc phạm “ Điều ấy xúc phạm tôi “ “ Tôi xứng đáng được hơn thế “ “ Tôi cần bạn trăm năm của tôi khiến tôi cảm thấy an toàn và ý nghĩa.
Hình 9.
Cũng cố bối cảnh theo Kinh Thánh – Đánh giá đúng sự kiện xúc phạm . Sự kiện xúc phạm “ Vợ( chồng ) tôi bị tổn thương như thế nào ? “ “ Tôi đã tha thứ rồi “ “ Nhu cầu của tôi được đáp ứng trong Đấng Christ “
Kết Luận
Viên gạch xây dựng 3 là chấp nhận. Chấp nhận người bạn đời của mình không có nghĩa là thích thú tất cả mọi điều họ làm. Chấp nhận người bạn đời không chỉ là trung tín với lời hứa nguyện dấn thân chăm sóc. Chấp nhận người bạn đời bao gồm công việc sâu sắc hơn là quyết định tha thứ khi bị xúc phạm, gây hấn. Sự chấp nhận đích thực đòi hỏi một sự sẵn lòng chịu tổn thương, cơ hội thuận tiện cho sự hắt hủi đau lòng đễ đạt đến mức độ chấp nhận này, chúng ta phải liên tục tha thứ cho người bạn đời mỗi khi họ gây tổn thương cho chúng ta. Và việc tha thứ đòi hỏi chúng ta xem việc tệ hại nhất mà người bạn đời đối với chúng ta như hoàn toàn chẳng có liên can gì đến nhu cầu cá nhân cơ bản của chúng ta cả. Với chân lý ấy trong tâm trí chúng ta, chúng ta sẽ chăm sóc người bạn đời cách thoải mái, không sợ áp lực ngay cả khi họ làm chúng ta đau lòng. Đó chính là sự chấp nhận người bạn đời. Khi định nghĩa Sự hiệp nhất toàn vẹn như là bí quyết của hôn nhân và mô tả ba viên gạch xây dựng dựa trên nền tảng, chúng ta đã bỏ ngỏ nhiều câu hỏi mà chưa có lời giài đáp. Những thắc mắc này dính líu đến trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình nhằm đat đến sự hiệp nhất: Vâng phục chồng có ý nghĩa gì? Với cương vị làm đầu, người chồng có quyền quyết định thay vợ không? Một số những phương cách tạo nên truyền thông cởi mở hơn để người vợ cảm thấy mình được yêu và người chồng thấy mình quan trọng là gì? Khi có một bức tường ngăn cách 2 người bạn đời, làm sao để phá đổ? Họ có nên nói thẳng đến vấn đề không? Ai sẽ nói trước? Giả sử có một trong hai người không cởi mở thì sao? Những thắc mắc này và thắc mắc khác sẽ được giải quyết trong một quyển sách khác lúc chúng ta đi tìm sự hiệp nhất toàn vẹn trong hôn nhân.