Lời nói, cách nói với nhau tạo hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu hay gây thương tổn và giết chết tình yêu.
Ngôn ngữ là con dao hai lưỡi, hoặc đưa tới cảm thông, hoặc đưa tới ngộ nhận.
Lời đáp dịu dàng làm nguôi cơn giận, nhưng lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm (Châm ngôn 15:1)

III. CÁCH ĐỐI THỌAI:
Lời nói, cách nói với nhau tạo hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu hay gây thương tổn và giết chết tình yêu (Giacơ 3)
Communication is the key of marriage.
Ngôn ngữ là con dao hai lưỡi, hoặc đưa tới cảm thông, hoặc đưa tới ngộ nhận.
“Lời đáp dịu dàng làm nguôi cơn giận, nhưng lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm.” (Châm ngôn 15:1)
Những lời có giá trị:
1. Lời khen
2. Lời cảm ơn
3. Lời khích lệ
4. Lời ân hậu
5. Lời khiêm nhường
3 cách giúp trong đối thọai:
1. Hãy học biểu lộ những cảm giác của bạn qua 3 thái độ đằm thắm: nhiệt tình, đồng cảm và thành thật.
2. Hãy học để chia xẻ những cảm giác của bạn khi giận dữ hay bực bội mà không dùng “you”, nhưng là “I feel”.
3. Hãy học để chờ đợi cho đến khi cơn giận hay cơn bực bội giảm trước khi thảo luận với nhau một vấn đề nhạy cảm.
Lời Chúa dạy: ”Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa.” (Philíp 2:3-4)
Thánh Kinh dạy: “Lời nói anh chị em phải có ân hậu theo luôn và nêm thêm muối, hầu cho anh chị em biết nên đối đáp với mỗi người là thế nào.” (Colose 4:6).
Lời Chúa trong Kinh Thánh cho chúng ta nguyên tắc đối thoại như sau.
Sứ đồ Gia-cơ viết:” Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm noi, chậm giận.” (Gia-cơ 1:19).
Đây là nguyên tắc muôn đời về cách đối thoại giữa chúng ta với người chung quanh, đặc biệt là với những người ta thương yêu hơn hết:
“Trả lời trước khi nghe, ấy là sự điên dại và hổ thẹn cho ai làm vậy.” (Châm Ngôn 18:13)
“Con có thấy kẻ hấp tấp trong lời nói mình chăng? Một kẻ ngu muội còn có sự trông cậy hơn hắn.”
Theo các nhà tâm lý, chàng và nàng có nhiều điểm rất khác biệt trong lời nói và cách nói:
– Chàng không có nhu cầu biểu lộ suy nghĩ của mình; trong khi nàng lại thích bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc qua lời nói.
– Chàng ít nói; nàng nói nhiều (nói chung là như thế, trừ số ít trường hợp ngược lại là ngoại lệ).
– Chàng nói ngắn gọn; nàng nói dài dòng.
– Chàng dùng ngôn từ ghi nhận sự kiện; trong khi nàng lại chú ý và diễn đạt cảm xúc nhiều hơn.
– Chàng chú ý nguyên tắc chung cách tổng quát; còn nàng để ý những chi tiết nhỏ nhặt
– Chàng nghiêng về lý thuyết, nàng nói cụ thể hơn.
– Chàng suy nghĩ trước khi nói, nên khi nói rồi chàng không muốn thay đổi; nàng thì vừa nói vừa suy nghĩ, nên nàng thay đổi ý kiến dễ dàng.
– Chàng ít tự ái nên không nghĩ người ta nói mình; nàng thường tự ái và dễ động lòng nên ai nói gì nàng cũng nghĩ là nói mình.
– Chàng hay đổ lỗi; nàng hay tự nhận lỗi.
– Chàng hay quên những gì đã nói và đã nghe; nàng thì nhớ lâu.
– Chàng thích làm người bàng quang , không thích nói chuyện người khác; nàng thì thích can dự vào việc người khác như họ hàng, hàng xóm, cộng đồng, nhà thờ, trường học.
– Tâm trí chàng như cái tủ có nhiều ngăn, khi có nan đề, chàng cất vào đó, lúc thuận tiện hay có thì giờ mới đem ra giải quyết; nàng thì khi có nan đề, nàng không an nghĩ cho đến khi nan để giải quyết xong. Đừng thắc mắc khi chàng vẫn có thể ngủ thật ngon dù nan đề còn đó, còn nàng thì thao thức mãi.
Những điều quan trọng trong cách đối thoại
Có hai điều quan trọng trong lời nói với nhau:
– Nói đúng lúc, đúng chỗ
– Nói đúng cách
– Nói đúng lúc, đúng chỗ
Biết bao lần chỉ vì nói không đúng lúc, đúng chỗ mà gây ra những phiền giận lớn. Sau đây là những điều xem ra rất nhỏ nhặt, thông thường nhưng gây tác hại rất lớn cho hạnh phúc gia đình, chỉ vì lời nói không đúng lúc, đúng chỗ.
– Đừng nói cho chàng nghe những chuyện bực mình về việc làm,con cái, nhà cửa, hàng xóm… ngay khi chàng vừa bước chân vào nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng. (lời nói đúng lúc nầy phải là: “Oh, anh mới về. Có mệt lắm không anh? Em có làm sẵn ly cam tươi cho anh đây!”).
– Đừng quên kèm theo một ánh mắt yêu thương và nụ cười tươi thắm. Đón chàng về với thái độ như thế thì sẽ làm cho chàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu sau một ngày làm việc mệt nhọc và căng thẳng.
– Đừng nói cho chàng nghe những chuyện bực mình về việc làm, con cái, nhà cửa, hàng xóm… ngay trên bàn ăn buổi cơm chiều. Một bửa cơm ngon không chỉ vì thức ăn hợp khẩu mà quan trọng hơn chính là không khí vui tươi, thoải mái. (lời nói đúng lúc nầy phải la ønhững câu chuyện vui tươi, những lời nói đùa dí dỏm, chọc ghẹo nhau cách âu yếm để tạo những tiếng cười đầy thú vị giữa vợ chồng con cái với nhau) Tuyệt đối tránh những tiếng la rầy con cái hay trách phiền nhau, và cũng tránh nói những câu chuyện nghiêm trọng trong bữa cơm. Đây là điều hầu như ai cũng biết, thế mà lại vi phạm thường xuyên.
– Đừng nói những nhược điểm của chàng, phê bình chàng, diễu cợt chàng trước mặt gia đình hai bên, con cái, bạn bè hay người lạ. Chẳng hạn như :
“Thôi đừng có nói tới ông đức lang quân nhà tôi, lười số một là ổng!”
Lời nói đúng lúc nầy phải là những ưu điểm, những lời biết ơn và hãnh diện về chàng; còn những nhược điểm muốn góp ý xây dựng chàng thì phải nói lúc riêng tư, trong không khí thật thích hợp.
– Đừng nói những lời chỉ dẫn, khuyên bảo hay những phương cách giải quyết vấn đề ngay lúc chàng vừa kể cho chúng ta nghe những nan đề chàng đang gặp phải trong sở làm, hay với một người nào trong bà con, hàng xóm, hoặc trong hội thánh. Chỉ nói những điều đó khi nào chàng yêu cầu mà thôi. (Lời nói đúng lúc nầy phải là: “Hèn nào anh bực mình; em rất cảm thông với anh. Cám ơn anh đã chia xẻ với em. Bây giờ anh định thế nào?”)
-Đừng nói những lời ca ngợi về những người đàn ông khác trước mặt chàng như một cách gián tiếp so sánh chàng với họ. Như thế chàng sẽ bị tổn thương vì nghĩ rằng vợ mình chê bai mình. Nhiều chị em phạm sai lầm khi không những khen ngợi những người đàn ông khác cách không tiếc lời mà còn trực tiếp so sánh chồng mình là dở thế nầy tệ thế kia. Các chị không ngờ hết được lời so sánh nầy của mình vô tình đã trở thành một trong những nguyên nhân xô đẩy chồng mình rơi vào sự cám dỗ khi gặp một người phụ nữ khác nói những lời khen ngợi và khích lệ chàng. Và một điều tuyệt đối tránh mà không có trường hợp ngoại lệ là đừng bao giờ so sánh chồng với những người đàn ông khác trước mặt người thứ ba. Đó là một sự sĩ nhục chồng. Kinh Thánh nhắc nhở người làm vợ:
“Người đờn bà nhơn đức là mão triều thiên cho chồng nàng; còn vợ làm xấu hổ khác nào sự mục trong xương cốt người”. ( Châm Ngôn 12:4)
Không có cách diễn tả nào sống động hơn khi ví sánh niềm đau của người chồng bị vợ làm sĩ nhục bằng hình ảnh “sự mục trong xương cốt người”.
– Đừng nói trong lúc giận. Kinh Thánh nói rất nhiều về sự tai hại của lời nói trong lúc giận:
“Hãy mau nghe, chậm nói, chậm giận.” (Giacơ 1:19)
“Anh em đương cơn giận thì chớ phạm tội, đừng căm giận cho đến khi mặt trời lặn và đừng cho ma quỉ nhơn dịp.” (Êphêsô 4:26-27)
“Hễ lắm lời, vi phạm nào có thiếu. Nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan.” (Châm Ngôn 10:19)
“Người hay giận gây điều đánh lộn, nhưng người chậm nóng giận làm nguôi cơn tranh cãi.” (Châm Ngôn 15:18)
“Chớ làm bạn với người hay giận.” (Châm Ngôn 22:24a)
“Kẻ ngu muội tỏ ra sự nóng giận mình, nhưng người khôn ngoan nguôi lấp nó và cầm giữ nó lại.” (Châm Ngôn 29:11)
Thường khi giận, cả nam lẫn nữ đều có khuynh hướng nói nhiều, nói lớn tiếng, nói như muốn tuôn ra hết cơn sóng giận dữ đang trào dâng trong lòng. Khi giận, ta không kiểm soát được những gì mình nói, giọng nói, cách nói. Thường khi giận, ta cũng thường có khuynh hướng nói quá hơn sự thật, những lời nặng nề mà thật lòng lúc bình thường, chúng ta không nghĩ như thế, hay chỉ nghĩ thoáng qua trong giây phút nóng giận thôi, thế nhưng lời nói ấy đã gây tổn thương biết bao nhiêu người và làm tan vỡ biết bao mối liên hệ. Như ly nước đã đổ, làm sao hốt lại được, cũng vậy, lời đã nói ra, đã đi vào tim vào óc người, làm sao lấy lại đây?
Kinh Thánh dạy:
“Kẻ nào chậm nóng giận có thông sáng lớn, nhưng ai hay nóng nảy tôn lên sự điên cuồng.” (Châm Ngôn 14:29)
“Người chậm nóng giận thắng hơn người dũng sĩ, và ai kềm chế lòng mình thắng hơn kẻ chiếm lấy thành.” (Châm Ngôn 16:32)
“Đá thì nặng, cát cũng nặng, nhưng cơn tức giận của kẻ ngu dại còn nặng hơn cả hai.” (Châm Ngôn 27:3)
Nói chung, đàn ông thường nóng tính hơn đàn bà. Phụ nữ thường dịu dàng, nhẫn nhục hơn đàn ông.