Sách Mác
Tác giả: Ông Mác
Thời kỳ hình thành sách: Thập niên 60 SC khi các Cơ Đốc nhân bị bức hại khốc liệt.

 

Mục đích: Để chứng minh Chúa Giê-xu đã chịu khổ theo đúng chương trình của Đức Chúa Trời dành cho Phúc Âm.

Đối tượng: Những người sợ phải chịu khổ vì tin và rao truyền Phúc Âm.

Tản mạn

“Nếu Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đức Chúa Trời và Ngài đã chết vì tôi thì không có điều gì là quá lớn lao đến nỗi tôi không thể hy sinh cho Ngài”. Đây là câu nói của một người đã từ bỏ một sự nghiệp đầy hứa hẹn để trở thành một nhà truyền giảng Phúc Âm. Mặc dù đang là cầu thủ cricket sáng giá nhất nước Anh. Dù cũng tin Chúa sốt sắng, nhưng gia đình của anh đã hết sức can ngăn anh đừng hy sinh cơ hội đạt đến cuộc sống tiện nghi và thành công tại nước Anh để phục vụ Đức Chúa Trời tại một quốc gia khác. Thế nhưng vào năm 1931, lúc ông C.T. Studd qua đời, không những ông đã phục vụ Chúa tại Trung Quốc, Ấn Độ và Phi Châu mà còn thành lập tổ chức WEC quốc tế, một tổ chức truyền giáo đã thúc đẩy việc thành lập ít nhất mười Hội Truyền giáo khác. Có lẽ bạn thấy mình không can đảm, cũng không có các ân tứ thuộc linh lớn lao như ông C.T. Studd. Nếu thế, chúng ta cùng xem xét cuộc đời của một người khác tên là Giăng Mác. Khi cần thiết, ông rất muốn hy sinh để phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng rồi ông lại sợ hãi, lo âu. Trong Phúc Âm Mác. Ông cũng ghi lại những nỗi sợ hãi của các môn đệ (Mac 4:40,10:3216:8). Ông tham gia vòng truyền giáo thứ nhất với ông Phao-lô và ông Ba-na-ba. Nhưng nửa đường đứt gánh, ông bỏ họ trở về nhà mẹ tại Giê-ru-sa-lem (Cong Vu 13:13). Có lẽ ông sợ chết vì bệnh tật trong vùng đang bị bệnh sốt hoành hành nơi ông Phao-lô và ông Ba-na-ba dự định đi đến. Có lẽ ông cảm thấy không chịu nổi cơn bức hại đang chờ đợi họ tại những thành phố mà họ sắp ghé qua. Cho dù vì lý do nào đi nữa, ông vẫn quyết định bỏ ngang cuộc hành trình và làm cho ông Phao-lô thất vọng vô cùng. Câu chuyện về ông Mác không kết thúc tại đó. Lâu năm về sau, ông Phao-lô lại nhận ông Mác làm bạn đồng sự của ông trong Chúa Philip 1:24. Bằng cách nào đó, ông Mác đã khắc phục được nỗi sợ hãi và học biết rằng thật ra vì Chúa Giê-xu và vì Phúc Âm thì không có sự hy sinh nào là quá lớn lao. Ông viết Phúc Âm Mác để khích lệ những người sợ khổ vì tin và rao truyền Phúc Âm.

Thâm nhập

Trong thời kỳ ông Mác viết Phúc Âm, Cơ Đốc nhân đang phải sống dưới sự bức hại tàn khốc của đế quốc La-mã. Nhiều người ngoại đạo không dám tin Chúa vì sợ bị bức hại. Nhiều Cơ Đốc nhân khác không dám rao giảng Phúc Âm vì sợ bị bức hại. Nếu bạn lâm vào hoàn cảnh tương tự thì chắc chắn Phúc Âm Mác là một sự khích lệ đối với bạn. Có thể chia Phúc Âm Mác làm ba phần. Phần thứ nhất khuyến khích bạn tin Phúc Âm. Phần thứ hai khích lệ bạn hy sinh cho Phúc Âm. Và phần thứ ba khích lệ bạn truyền bá Phúc Âm. I. Tin Phúc Âm (1:1-8:26) Ông Mác nêu rõ chủ đề của ông ngay trong câu đầu tiên của chương thứ nhất “Đầu Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu Christ, là Con Đức Chúa Trời” (Mac 1:1), tức là Phúc Âm của Chúa Giê-xu . Từ “Phúc Âm” được nhắc đến mười hai lần trong bốn sách Phúc Âm, nhưng nội trong Mác từ này đã được nhắc đến tám lần. Trong khi ông Lu-ca dùng từ “Phúc Âm” dưới dạng động từ để nhấn mạnh là chúng ta phải truyền đạo (tức là rao truyền Phúc Âm) , phải Mác dùng dạng danh từ để nhấn mạnh tầm quan trọng và tự thân giá trị của Phúc Âm. Phúc Âm Mác cho biết Chúa Cứu Thế Giê-xu đến trần gian với mục đích truyền giảng Phúc Âm (Mac 1:38). Nhưng lạ một điều là ông Mác chỉ ghi lại cách ngắn gọn nội dung giảng dạy của Chúa (so với Phúc Âm Ma-thi-ơ, Lu-ca và Giăng) . Câu Kinh Thánh chủ chốt của phần thứ nhất tóm tắt nội dung đó: “Các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành” (Mac 1:15 thử so sánh với Mathio 4:17). Ngay cả câu Kinh Thánh này không nhắc đến từ “Phúc Âm”. Nhưng ông Mác nhấn mạnh vào công tác và phép lạ của Chúa Cứu Thế Giê-xu cùng những phản ứng tiêu cực của con người đối với Ngài. Trong Chương 3, một số nhà lãnh đạo Do Thái “tuyên chiến” với Chúa Giê-xu bằng cách âm mưu giết Ngài (Mac 3:6). Ông Mác muốn độc giả của ông biết rằng dù người ta chống đối Phúc Âm nhưng không có nghĩa là tự thân Phúc Âm hoặc việc truyền bá Phúc Âm là sai. Cả ba sách Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca đều ghi lại ẩn dụ về Bốn Loại Đất (Mathio 13:3-23Mac 4:3-20Luca 8:4-15). Ẩn dụ này giúp các môn đệ hiểu vì sao có nhiều người phản ứng cách tiêu cực đối với Phúc Âm. Nhưng trong số bốn ông viết Phúc Âm, duy nhất chỉ có ông Mác ghi lại Ẩn dụ về Hạt Giống (Mac  4:26-29). Ẩn dụ này bảo đảm cho chúng ta rằng hạt giống Phúc Âm có năng lực đặc biệt để phát triển và đem lại một vụ mùa vào thời điểm thích hợp. Những người sợ bị bức hại cần phải tin và có đức tin nơi Phúc Âm. Vì vậy, ông Mác kể nhiều chuyện về đức tin, về việc thiếu kém đức tin để minh hoạ cho vấn đề này (Mac  4:405:33-366:650). Đức tin là phương thuốc duy nhất chữa “bệnh” sợ hãi: tin nơi chính Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài. Đặt đức tin nơi Chúa Giê-xu bảo đảm cho chúng ta rằng tội lỗi chúng ta sẽ được tha (Mac  2:5). Tin Phúc Âm bảo đảm sự cứu chuộc. II. Hy sinh cho Phúc Âm (8:27-10:45) Phần thứ nhất kêu gọi chúng ta ăn năn và tin Phúc Âm; còn phần thứ hai mở đầu với một lời hứa: “Ai vì cớ ta và đạo Tin Lành mà mất sự sống, thì sẽ được cứu” (Mac  8:35). Cần chú ý là tất cả các câu Kinh Thánh tương đương trong Mathio 10:39Luca 9:24 và Giang 12:25 đều không có các từ “và vì Phúc Âm” (Xem thêmMathio 16:25). Phần thứ hai kết thúc bằng một lời hứa khác dành cho người hy sinh vì Phúc Âm: “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau” (Mac 10:29-30). Một lần nữa, chúng ta cùng so sánh câu Kinh Thánh này với các câu Kinh Thánh tương đương trong Mat 19:29 và . Cả hai ông Ma-thi-ơ và ông Lu-ca đều không ghi lại nhóm từ “và vì Phúc Âm” và “với sự bức hại”. Ngoài ra, chúng ta cũng chú ý rằng ông Mác là người duy nhất kể ra các phần thưởng dành cho những người hy sinh cho Phúc Âm như “nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, vợ con và đất ruộng”. Nhờ đó chúng ta nhận biết rằng sự hy sinh của chúng ta vì Phúc Âm chẳng phải là vô ích nhưng chúng ta sẽ được ban thưởng. Trong phần thứ nhất, Chúa Giê-xu bày tỏ sự quan tâm, chăm sóc và phục vụ đoàn dân đông. Đến phần thứ hai, Ngài tập trung chú trọng vào các môn đệ. Mục đích của phần thứ hai được xác định rất rõ ràng. Chúa Giê-xu muốn chuẩn bị cho các môn đệ tinh thần sẵn sàng đối diện với sự chết của Ngài (Mac 9:30-31). Trong phần này, nhiều lần Ngài báo trước về khổ nạn và cái chết của chính Ngài (Mac 8:31Mac 9:1231Mac  10:33-34). Các môn đệ bị sốc và sợ hãi trong lúc họ cùng Chúa đi đến thành Giê-ru-sa-lem. Họ sợ sự nguy hiểm và cái chết đang chờ đợi Ngài tại nơi đó (Mac 10:32). Nhưng Chúa Giê-xu vẫn hướng về phía Giê-ru-sa-lem vì Ngài biết rằng Ngài “đến không phải để người ta hầu việc mình, nhưng để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mac 10:45). Đến đây, một số bạn quen thuộc với sách Mác đều biết rằng hầu hết các diễn giả và các nhà bình giải Kinh Thánh đều chọn câu Kinh Thánh này (Mac 10:45) làm câu Kinh Thánh chủ chốt của sách Mác. Đối với họ, chủ đề chính của sách Mác là Chúa Giê-xu trong vai trò một người tôi tớ, kẻ phục vu . Nhưng quan điểm này không có lý lẽ vững mạnh. Thứ nhất, Mac 10:45 là câu sao chép đầy đủ hoàn toàn từ Mathio 20:28. Văn cảnh của câu này trong sách Ma-thi-ơ cũng giống như trong sách Mác. Sao lại chọn câu Kinh Thánh này làm câu chủ chốt cho sách Mác mà lại không chọn câu này là câu chính cho sách Ma-thi-ơ? Thứ hai, Phúc Âm Giăng, chứ không phải Phúc Âm Mác ghi lại chuyện Chúa Giê-xu rửa chân cho các môn đệ, một câu chuyện minh họa phù hợp nhất về sự phục vụ của Chúa Cứu Thế (Giăng 13) . Thứ ba, so sánh với ba Phúc Âm Ma-thi-ơ, Lu-ca và Giăng thì Phúc Âm Mác dùng các từ “phục vụ”, “sự phục vụ” và “đầy tớ” cũng tương đương như ba sách kia vậy thôi. Do đó, “thân phận đầy tớ, kẻ phục vụ” chỉ là một tiểu đề trong sách Mác, cũng như trong ba Phúc Âm kia. Còn chủ đề chính là “Phúc Âm” thì có nhiều lý lẽ vững chải hơn. Ông Ma-thi-ơ trình bày Chúa Giê-xu là Vua; ông Lu-ca trình bày Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế; còn ông Giăng trình bày Ngài là con của Đức Chúa Trời. Nhưng ông Mác trình bày Ngài là Người truyền bá Phúc Âm (chứ không phải là đầy tớ) . Ông Mác không nhấn mạnh nội dung các bài giảng của Chúa Giê-xu, nhưng ông nhấn mạnh sự kiện Chúa Giê-xu là Người giảng đạo (Mac 1:143839). Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các môn đệ là những người truyền bá Phúc Âm (Mac 3:146:1216:15,20). III. Truyền bá Phúc Âm (11:1-16:20) Trong phần thứ nhất, ông Mác tập trung sự chú ý của chúng ta vào thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Con của Đức Chúa Trời. Trong phần thứ hai, ông làm cho chúng ta tập trung chú ý vào việc huấn luyện các môn đệ. Đến phần thứ ba, ông lại làm cho chúng ta tập trung chú trọng vào thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Vua dân Do Thái. Phần thứ nhất kêu gọi chúng ta tin nhận Phúc Âm (Mac 1:15). Phần thứ hai kêu gọi chúng ta sẵn sàng hy sinh cho Phúc Âm (Mac 8:3510:29). Về phần thứ ba kêu gọi chúng ta truyền bá Phúc Âm (Mac 16:15). Phần thứ ba mở đầu với sự kiện Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem cách vinh quang. Tại Giê-ru-sa-lem, Ngài dạy dân chúng phải có đức tin (Mac 11:22-24), Ngài giảng dạy về sự trở lại của Ngài (Mac 13:5-37), thân thể của Ngài được chuẩn bị sẵn cho ngày đem chôn (Mac 14:3-9), Ngài lập lễ Tiệc Thánh (Mac 14:12-26). Câu Kinh Thánh chủ chốt của phần này nằm trong bài giảng cuối cùng của Chúa Giê-xu (đây là bài giảng dài nhất trong Phúc Âm Mác) : “Còn các ngươi, phải giữ mình; họ sẽ nộp các ngươi trước toà án; các ngươi sẽ bị đánh trong các Nhà Hội, và vì cớ ta, sẽ đứng trước mặt các quan tổng đốc và các vua, để làm chứng trước mặt họ. Nhưng trước hết Tin Lành phải được giảng ra cho khắp muôn dân đã” (Mac 13:9-10). Chúng ta cần chú ý đến cách nói của ông Mác: “Phúc Âm phải được rao giảng”, còn ông Ma-thi-ơ chỉ nói cách đơn giản rằng “Phúc Âm sẽ được rao giảng” (Mac 24:14). Chúng ta cũng cần chú ý là trong Phúc Âm Mác, lời tuyên bố này nằm giữa những câu Kinh Thánh nói về sự bắt bớ. Vị trí này làm nổi bật mục đích của ông Mác khi viết Phúc Âm: để chứng minh rằng nếu Chúa chúng ta chịu khổ và chết theo đúng chương trình của Đức Chúa Trời đối với Phúc Âm thì chúng ta cũng phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chịu khổ vì truyền bá Phúc Âm. Trong phần thứ nhất của sách Mác, tác giả khuyên chúng ta tin Phúc Âm và tin như thế là bảo đảm chúng ta được Cứu . Trong phần thứ hai, ông khuyên chúng ta hy sinh cho Phúc Âm vì hy sinh như thế là bảo đảm chúng ta được Phần Thưởng. Sang phần thứ ba, ông nêu lên trách nhiệm của chúng ta là phải truyền bá Phúc Âm vì công tác của chúng ta đã được bảo đảm là có Kết Quả. Phúc Âm Giăng triển khai sâu hơn vấn đề tin Phúc Âm. Phúc Âm Ma-thi-ơ triển khai sâu hơn vấn đề hy sinh cho Phúc Âm. Phúc Âm Lu-ca triển khai sâu hơn vấn đề truyền bá Phúc Âm. Phúc Âm Ma-thi-ơ khắc phục Sự Kiêu Ngạo cản trở người ta tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Phúc Âm Mác khắc phục Nỗi Lo Sợ cản trở người ta tin Chúa Cứu Thế. Phúc Âm Lu-ca khắc phục sự tình trạng Không Biết Rõ là Chúa Cứu Thế sẵn sàng tha thứ tội nhân. Phúc Âm Giăng khắc phục Mối Hoài Nghi đối với thần tánh của Chúa Giê-xu, là Đấng có quyền ban cho sự sống đời đời.

Trọng tâm

Loại bỏ nỗi lo sợ vì chính Đức Chúa Trời bảo đảm cho Phúc Âm.

Thực hành

Khi bạn mua một máy ti-vi, bạn muốn công ty bán ti-vi phải bảo hành cho bạn. Nếu chúng ta chịu khổ vì Phúc Âm thì chúng ta cũng cần có một sự bảo đảm. Phúc Âm không bảo đảm cho bạn một cuộc sống được miễn trừ khỏi bao nỗi khó khăn, gian khổ vì bị bức hại. Phúc Âm này không bảo đảm rằng bạn sẽ không bị mất gia đình, bạn bè, nhà cửa, của cải, hoặc mạng sống của bạn. Nhưng Phúc Âm bảo đảm rằng bạn sẽ được nhận lại gấp bội lần những điều bạn đã từ bỏ vì tin và rao truyền Phúc Âm. Bi kịch thê thảm nhất của mỗi người trong chúng ta không phải là chết bất ngờ trong tuổi thanh xuân. Nhưng bi kịch thê thảm nhất là chúng ta sống thọ mà sống riêng cho bản thân, không sống vì một điều gì hoặc vì một người nào cả. Bi kịch thê thảm nhất là chúng ta sống một cách vô dụng và chết một cách vô ích. Hãy tin Phúc Âm, hãy hy sinh cho Phúc Âm, hãy truyền bá Phúc Âm!

Mác

Từ chính: PHÚC ÂM BẢO ĐẢM

Chủ đề chính: Phúc Âm

Cụm từ chính: ‘vì Ta và Phúc Âm’ (2 lần)

Bài học chính: “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chẳng một người nào vì ta và Tin Lành từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, mà chẳng lãnh được đương bây giờ, trong đời nầy, trăm lần hơn về những nhà cửa, anh em, chị em, mẹ con, đất ruộng, với sự bắt bớ, và sự sống đời đời trong đời sau.” (Mac 10:29-30)

Câu chính: Chính Đức Chúa Trời bảo đảm Phúc Âm.

Lu-ca

Tác giả: Ông Lu-ca.

Thời kỳ hình thành sách: Giữa năm 60 SC và 90 SC

Mục đích: Nhằm khẳng định rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Cứu Chúa của cả nhân loại.

Đối tượng: 1. Những Cơ Đốc nhân cần rao truyền Phúc Âm cho tội nhân đang hư mất. 2. Tội nhân đầy tội lỗi không biết chắc Đức Chúa Trời có tha tội cho họ hay không.