AMỐT – NGƯỜI RAO GIẢNG SỰ THÁNH KHIẾT
Ngoài Ápđia, các tiên tri chúng ta đã học ở phần 1 đều có niên đại không chắc chắn, họ đều đã sống, rao giảng, và viết sách trong thời Asyri bành trướng đế quốc trong vùng Trung Đông. Cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ để cho Asyri chinh phục ngay cả dân Ysơraên của Ngài và đưa mười chi phái phía bắc vào cuộc lưu đày như một sự trừng phạt đối với tội lỗi của họ. Trong lúc đó Ngài sai phái hết tiên tri nầy đến tiên tri khác để cảnh cáo họ về sự đoán phạt hầu đến. Sứ mạng của Giôna đối với thành Ninive đã chứng tỏ rằng những lời tiên tri như thế là có điều kiện. Nếu dân sự ăn năn thôi, là Đức Chúa Trời sẽ tha thứ họ, như Ngài đã tha thứ và giữ gìn người Asyri trong thành Ninive.
Amốt, Ôsê, Michê và Êsai đã nói tiên tri trong thời kỳ Asyri hùng mạnh nhất. Họ đã rao giảng cách dạn dĩ nghịch cùng sự thờ hình tượng, sự giả hình và sự bại hoại của Ysơraên và Giuđa. Họ khuyên giục dân sự trở về cùng Đức Chúa Trời là Đấng yêu họ và muốn cứu họ khỏi những hậu quả thảm khốc của tội lỗi.
Chúng ta bắt đầu phần hai nầy với bài học về Amốt. Thật là một điều ngạc nhiên về những gì ông hẳn đã có khi Đức Chúa Trời sai ông từ quê nhà ở tại Giuđa để rao một sứ điệp cho dân Ysơraên! Lúc bấy giờ Amốt không phải là nhà tiên tri, ông không được đào luyện đặc biệt cho chức vụ nầy. Ông vốn là một người làm vườn, người trồng cây ăn trái và chăn bầy chiên. Nhưng giống như nhiều Cơ Đốc Nhân đã được biệt riêng ngày nay, ông sẵn sàng làm bất cứ điều gì Đức Chúa Trời bảo ông làm. Vì vậy Amốt đã vâng lời Đức Chúa Trời vẫn sử dụng chức vụ của người tín hữu nầy để khích lệ chúng ta đứng vững để chống lại điều ác và làm điều đúng.
Giới Thiệu Amốt
Tác giả và niên đại
Bối cảnh lịch sử
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp
Công Bố Sự Đoán Phạt
Sự Đoán Phạt Các Nước
Biện luận với Ysơraên
Than vãn và sự Hô Hào
Các Khải Tượng và Hành động
Nước của Đấng Mêsia
Đức Chúa Trời được Mặc Khải Qua Amốt
Khi học xong bài nầy bạn sẽ
• Thảo luận bối cảnh của tác giả và niên đại, tính độc đáo và sứ điệp của sách Amốt.
• Liệt kê được tên các nước được bao gồm trong lời tiên tri của Amốt cùng tội lỗi của mỗi nước khiến cho Đức Chúa Trời đoán xét họ.
• Mô tả các khải tượng của Amốt, ý nghĩa của mỗi khải tượng và đáp ứng của Amốt trước mỗi khải tượng.
• Xin Chúa giúp bạn ứng dụng các lẽ thật của sách Amốt cho đời sống và các thời điểm của chính bạn.
1. Đọc hết sách Amốt từ đầu đến cuối. Đọc Hailey 81-126 theo trình tự được yêu cầu trong phần khai triển bài học.
2. Học tập phần khai triển bài học theo khuôn mẫu được cho ở bài 1 và trả lời tất cả các câu hỏi của bài học. Tra xem định nghĩa của các từ then chốt trong bản từ vựng.
3. Ghi nhận những lẽ thật trong sách Amốt mà bạn có thể dùng để giảng, dạy, hoặc làm chứng cho người dân trong khu vực của mình.
4. Làm bài tập tự trắc nghiệm và kiểm lại các câu trả lời của bạn.
ngăn chận
triều đại
sự than vãn
thầy giảng tín đồ
tinh thần duy vật chất
bị bóp méo
GIỚI THIỆU SÁCH AMỐT
AmAm 1:1-9:15 Hailey 81-91
MỤC TIÊU 1
Làm tương phản Amốt với tư cách một người với dân sự mà Đức Chúa Trời đã sai ông mang sứ điệp đến cho họ.
Tác Giả và Niên Đại
AmAm 1:1; 7:10-17 Hailey 81-84
Không có thông tin gì về Amốt trong các sách khác của Kinh Thánh nhưng ông cho chúng ta biết ông đã nói tiên tri khi Ôxia làm vua nước Giuđa và Giêrôbôam làm vua nước Ysơraên (1:1). Điều đó ấn định niên đại của sách là vào khoảng năm 750 TC.
Amốt đã sống trong hoặc gần làng Thêcôa, cách Bếtlêhem chừng mười cây số, ông vốn là một người chăn chiên và người chuyên trồng vả. Ông biết rõ công việc vất vả và đời sống khó khăn trong xứ. Chúng ta thấy điều đó được phản ảnh qua những minh họa ông đã dùng, cũng như qua sự độc lập khắc khổ và sự can đảm của ông khi đối diện với bắt bớ. Vì cớ bối cảnh sống của mình, Amốt khinh bỉ sự biếng nhác và tình trạng bất công mà ông nhìn thấy trong các thành phố lớn, nhất là trong tầng lớp thượng lưu của nước Ysơraên phồn vinh.
Amốt không phải là một thầy tế lễ, một nhà tiên tri, cũng không phải “con trai nhà tiên tri” khi Đức Chúa Trời sai ông đến nước láng giềng Ysơraên. Ông chỉ là một người kính sợ Đức Chúa Trời từ một xứ sở được Chúa sai đi với sứ điệp của Ngài trong một sứ mạng đặc biệt. Ngày nay chúng ta có thể gọi ông là nhà truyền giảng chân đất. Ông rất ghét tính cách nghề nghiệp của các tiên tri giả trong nước Ysơraên, là kẻ dùng tôn giáo như một phương cách để kiếm tiền và gây ảnh hưởng, vì họ giảng dạy bất cứ điều gì vừa ý dân chúng và nhà vua.
Amốt có một sự hiểu biết tuyệt vời về sự thánh khiết và công bằng, ông cũng nhìn thấy được bàn tay của Đức Chúa Trời trong lịch sử, ban phước hoặc đoán phạt các dân tộc tùy theo đường lối hành động của họ. Vào lúc nầy, vua Ôxia nhân từ và những người lãnh đạo tôn giáo đang hầu việc Đức Chúa Trời và dạy dỗ Lời Ngài. Vì vậy Đức Chúa Trời ban phước cho họ bằng những chiến thắng lớn và sự phát triển (IISu 2Sb 26:1-23) và bối cảnh đó, Amốt có thể nhìn thấy rõ ràng hơn sự bại hoại đáng kinh ngạc của nhà Ysơraên. Ông nói cách dạn dĩ nghịch cùng sự giả hình và sự bất công trong xã hội tại đó.
1. Hailey mô tả cách Amốt được lịch sử ghi nhớ như thế nào? (trang 81)?
2. Điều nào sau đây mô tả Ysơraên trong thời của Amốt?
a) Tin kính Chúa.
b) Bại hoại.
c) Lãnh đạm.
d) Không điều nào cả.
3. Tư cách lãnh đạo của Giuđa được mô tả thế nào vào lúc nầy?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
4. Dựa trên những điều Hailey nói về Amốt, quê hương ông, và nghề nghiệp của ông, bạn nhìn thấy sự tương phản gì giữa ông ta và người dân Ysơraên, là dân mà sứ điệp của ông phải được gửi đến?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
5. Hailey mô tả Amốt là thiếu yêu thương và cảm thông vì ông ta đưa ra một sứ điệp nghiêm khắt, và bày tỏ một suy nghĩ lạnh lùng về công bình và lẽ phải (trang 83). Dựa trên thái độ của ông trong AmAm 7:1-6, bạn có đồng ý với nhận định trên không? Giải thích. ………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bối Cảnh Lịch Sử
Hailey 84-85
Toàn bộ lịch sử của nước Ysơraên phía bắc cho thấy thế nào sự bại hoại về mặt tôn giáo đã dẫn đến sự suy đồi về đạo đức và chính trị cũng như sự diệt vong sau cùng của một dân tộc. Đây là một bài học hết sức cần thiết cho thế giới chúng ta ngày nay. Vua Giêrôbôam I, vua đầu tiên của mười chi phái phía bắc, đã khởi sự như một người cải cách. Ông phản đối sự áp bức trong những năm sau cùng của triều đại Salômôn, trước khi nước bị chia thành hai là Ysơraên và Giuđa, nhưng ông đã làm đồi bại tôn giáo của vương quốc mới, và đã dựng các bò con vàng làm biểu tượng của Giêhôva tại các trung tâm thờ phượng ở Đan và Bêtên. Ông vẫn giữ nhiều hình thức tôn giáo của Đức Chúa Trời, nhưng lại tiếp nhận thêm một số các tập tục ngoại giáo và bổ nhiệm các thầy tế lễ theo ý mình (IVua 1V 12:26-33). Suốt bốn thế kỷ, các triều đại thường xuyên thay đổi, hoặc bởi một cuộc cách mạng, hoặc có một vua mới chiếm quyền sau khi giết hết thảy hoàng tộc. Có lẽ các vua mới nghĩ rằng họ sẽ chữa ngay lại những sai trật của chế độ trước. Song, những nhà cách mạng và con cháu họ lại rơi vào những cám dỗ của quyền hành và sự bại hoại, dẫn dân chúng ngày một xa rời Đức Chúa Trời.
Aháp và người vợ ngoại đạo của ông là Giêsabên, đã thay đổi tôn giáo nhà nước từ thờ bò vàng (là một hình thức bại hoại của việc thờ Đức Chúa Trời) sang sự thờ phượng thần Baanh ngoại giáo. Giêhu xuất hiện như một nhà cách mạng và đã thi hành một cuộc thanh tẩy giết cả gia đình đang cầm quyền và nhiều kẻ thờ cúng Baanh với nỗ lực dẹp sạch đạo giáo Baanh. Dầu vậy ông vẫn tiếp tục thờ bò vàng.
Trong suốt thời gian nầy, Đức Chúa Trời vẫn yêu dân Ysơraên và sai các tiên tri. Ngài đến để kêu gọi họ trở về với chính Ngài. Đức Chúa Trời cũng dùng hoạn nạn và sự bại trận để đưa họ ăn năn trở lại. Hễ khi nào các vua nghe theo lời khuyên của các tiên tri, thì Đức Chúa Trời ban cho họ sự chiến thắng và hưng thịnh. Mặc dầu tín ngưỡng của họ bại hoại song một số các vua vẫn là những nhà điều hành có năng lực.
Đức Chúa Trời bởi lòng thương xót Ngài đã dùng Giêrôbôam II, chắt của Giêhu, để giải phóng Ysơraên khỏi những kẻ hà hiếp và khôi phục lại các đường biên giới trước kia của họ. Chức vụ của Giôna đã dự phần trong việc khích lệ Giêrôbôam (IIVua 2V 14:23-27). Giêrôbôam II đã cai trị trong bốn mươi mốt năm, có lẽ từ năm 793 đến 753 TC. Sự trị vì của ông được xem là Thời Đại Vàng Son của Ysơraên vì cớ sự hưng thịnh của nó.
Chính vào thời điểm gần cuối giai đoạn nầy mà Đức Chúa Trời đã sai Amốt nói tiên tri cho Ysơraên. Phần lớn những sự giàu có mà ông mô tả đến từ sự cống nạp của các dân mà Chúa đã giúp Giêrôbôam chinh phục, tức là các nước bị Chúa hình phạt vì cớ tội lỗi của họ. Sự hưng thịnh của Ysơraên trông khả quan, nhưng lòng dân sự đã lìa xa Đức Chúa Trời. Họ cho rằng sự thịnh vượng của họ là một dấu hiệu của năng quyền thuộc linh. Các nghi lễ và thể thức tôn giáo đã trở thành một thứ thay thế cho mối tương quan đích thực với Đức Chúa Trời. Sự vô luân và những bất công trong xã hội của họ quá lớn đến nỗi Đức Chúa Trời đã công bố qua Amốt rằng họ sẽ bị làm phu tù.
6. Hailey nói đến những người đàn bà ưa khoái lạc và thích xa xỉ trong Ysơraên là những người cứ đòi cho được các thứ xa xỉ với bất cứ giá nào. Câu nào sau đây là lời buộc tội chủ yếu nghịch cùng họ (trang 84)?
a) Họ sống trong các ngôi nhà trang hoàng lộng lẫy.
b) Họ nhắm mắt làm ngơ trước những đau khổ và thiếu thốn của kẻ nghèo.
c) Họ thỏa thích với các bài hát và điệu nhạc trong lúc dự tiệc rượu và các thức ăn đắt tiền.
d) Họ sử dụng đàn ông trong các vai trò làm hạ thấp phẩm giá.
7. Theo Hailey, điều gì dẫn đến sự bại hoại về mặt tôn giáo (trang 85)?
8. Tham khảo biểu đồ (khung 5.2) và mô tả các bước dẫn đến việc Đức Chúa Trời đoán phạt Ysơraên và sự sụp đổ của dân tộc.
a. Bước1………………………………………………………………………………………………………………..
b. Bước 2. ………………………………………………………………………………………………………….
c.Bước3……………………………………………………………………………………………………….
9. Dựa trên ba bước về sự sụp đổ của Ysơraên, chúng ta có thể học bài học gì cho thời đại này? …………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp
Hailey 85-91
HÀNG LOẠT MINH HỌA và ĐỈNH ĐIỂM
Sự phán xét của Đức Chúa Trời AmAm 1:1-2:16 trên các dân, trên Ysơraên.
Các câu hỏi hợp lý luận 3:1-15 Nguyên nhân – hậu quả.
Sự kỷ luật không được lưu ý 4:1-13 Sự không ăn năn – sự đoán phạt.
Các khải tượng về sự đoán phạt 7:1-9:15 Bị ngăn chận – xảy đến.
Suốt cả sách Amốt, chúng ta bị gây ấn tượng bởi sự mạnh mẽ của sứ điệp ông viết. Ông nhấn mạnh và lập đi lập lại các lẽ thật bằng hàng loạt các minh họa trong đó đỉnh điểm nằm ở sự ứng dụng cho sự đoán phạt của Ysơraên. Cũng hãy để ý sự mạnh mẽ trong việc lập đi lập lại các câu then chốt và những minh họa sống động của ông. Có lẽ điều đáng chú ý nhất là phần nhắc lại của ông như vầy: “Bởi cớ tội ác của…gấp ba gấp bốn lần” và câu “Dầu vậy, các ngươi cũng chẳng trở về cùng ta” trong Amốt đoạn 1,2 và 4. Hãy đối chiếu biểu đồ (Khung 5.3) với các đoạn trong Amốt và lưu ý tính hiệu quả mà với nó mỗi đề tài lên đến đỉnh điểm của nó.
10. Điều nào sau đây là các đặc trưng của sách Amốt khiến nó khác với các sách tiểu tiên tri khác mà chúng ta đã học?
a) Sách ngắn nhất trong Cựu ước.
b) Sử dụng hàng loạt các câu lặp lại.
c) Nhấn mạnh đến ngày của Đức Giêhôva.
d) Sử dụng các khải tượng, các câu hỏi lý luận, và những minh họa.
e) Sử dụng loại văn thuật truyện.
Amốt rao giảng sự thánh khiết, tức là phân rẽ khỏi tội lỗi và dâng mình cho Đức Chúa Trời. Ông dạy rằng Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết tể trị trên mọi nước và phán xét hết thảy các nước tùy theo việc làm của họ. Ysơraên đã kinh nghiệm các ơn phước đặc biệt với tư cách là dân thuộc giao ước của Ngài, nhưng tội lỗi của họ đã phân rẽ dân sự khỏi Đức Chúa Trời. Amốt được Chúa sai đến để chỉ cho dân sự thấy chính tội lỗi của họ đã đem cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời đến trên họ. Là một Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình, Ngài phải trừng phạt sự không công bằng của họ.
Amốt nhấn mạnh sự khác nhau giữa đạo thật và đạo giả. Việc tuân giữ các ngày thánh và nghi lễ tôn giáo hoặc đi đến những nơi thánh không thể làm cho con người nên thánh hoặc được Đức Chúa Trời chấp nhận nếu như đời sống họ đầy tội lỗi. Sự thờ phượng Chúa thật sự bao gồm việc vâng lời Chúa và đối đãi cách công bình, yêu thương với người khác.
Mặc dù Amốt nhấn mạnh sự trừng phạt tội lỗi, nhưng vẫn không loại bỏ hy vọng trong sự dạy dỗ của mình. Nhưng ông nối kết đoán phạt với hy vọng. Sự đoán phạt dọn đường cho niềm hy vọng. Amốt đặt cơ sở sứ điệp hy vọng của ông trên công việc của Đức Chúa Trời làm cho dân sự Ngài trước đây. Sau đó ông truyền rao sự mặc khải của Đức Chúa Trời về một tương lai vinh hiển dành cho họ trong những ngày sau cùng.
11. Điều nào sau đây là những lời tóm tắt đúng về những gì Hailey nói về sứ điệp của Amốt (trang 85-86)?
a. Những việc Đức Chúa Trời đã làm cho họ khiến người dân Ysơraên nhận ra rằng bất kể họ đã làm gì, Đức Chúa Trời vẫn sẽ tiếp tục đổ phước Ngài trên họ.
b. Đoán phạt của cuộc lưu đày đặc biệt nghiêm trọng bởi vì người Giuđa không tin họ có thể thật sự thờ phượng Đức Chúa Trời ở bên ngoài xứ sở của họ.
c. Đức Chúa Trời công bố số phận bất hạnh của cuộc lưu đày trên dân Ysơraên bởi vì họ đã không đáp ứng trước các phước hạnh của Ngài một cách đúng đắn.
d. Dân Ysơraên đã làm sỉ nhục Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình của họ bằng sự bội đạo và các việc làm không công bình của họ.
e. Nước Ysơraên đã chứng tỏ rằng họ có thể mua được sự ưa chuộng của Đức Chúa Trời bằng các hình thức thờ phượng cầu kỳ.
12. Hai phương diện của sự thánh khiết đã bị dân Ysơraên xâm phạm là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
13. Hai phương diện của sự công bình được Đức Chúa Trời bày tỏ qua sứ điệp của Amốt là gì? …………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
CÔNG BỐ SỰ ĐOÁN PHẠT
AmAm 1:1-6:13 Hailey 88-116
Sự Đoán Phạt Các Dân
1:1-2:16 Hailey 88, 91-99
Trong câu 1 của sách Amốt, ông đã nói rõ ông là ai và thời điểm ông thấy điều sẽ xảy đến cho Ysơraên. Và rồi câu 2 xác định giọng văn cho cả sách. Nó mô tả Đức Chúa Trời đang gầm thét và làm vang sứ điệp phán xét của Ngài ra, tiếng Ngài làm hoang vu đất.
Khi Amốt nhắc đến “tội lỗi gấp ba gấp bốn lần” ông dùng từ Hêbơrơ chỉ về tội là pesha, có nghĩa là sự “nổi loạn”. Tội lỗi của các dân nghịch cùng Ysơraên và các dân khác, cũng như tội lỗi của Ysơraên, thảy đều là những tội lỗi nghịch cùng Đức Chúa Trời, tội phản loạn nghịch lại ý muốn đã được bày tỏ của Ngài. Con số ba hàm ý “một số lượng lớn” và bốn hàm ý “vượt quá giới hạn”. Đức Chúa Trời bởi lòng thương xót, đã trì hoãn sự hình phạt tội lỗi họ đáng nhận, mà ban cho họ cơ hội để ăn năn. Nhưng bởi sự thánh khiết và công bình của Ngài, Ngài đã phải bày tỏ cơn giận nghịch cùng tội lỗi và đoán phạt tội lỗi.
14. Lời luận của Hailey về thành ngữ “gấp ba gấp bốn lần” cho ta sự soi sáng thêm. Các nguồn tham khảo dưới đây giải thích thành ngữ ấy như thế nào? (xem trang 92).
a Farrar…………………………………………………………………………………………………………………
b Smith ………………………………………………………………………………………………………………….
c Keil. ………………………………………………………………………………………………………………….
d Hailey………………………………………………………………………………………………………………….
15. Dựa trên Hailey (92-99) và Amốt đoạn 1-2, hãy ghép cặp mỗi dân tộc (phải) với tội lỗi của họ hoặc những tội dẫn đến cơn thạnh nộ và đoán phạt của Đức Chúa Trời (trái).
…a Đốt hài cốt của vua Êđôm.
…b Độc ác với Galaát.
…c Khinh bỏ Luật Pháp, thờ hình tượng.
…d Căm ghét và hung ác với anh em mình.
…e Bán kẻ nghèo, bất công, vô luân, thờ hình tượng, say sưa.
…f Buôn nô lệ.
…g Buôn nô lệ và bỏ giao ước.
Việc tuyên án các dân bắt đầu với dân Syri, được gọi là Đamách theo phong tục lấy tên thủ đô để gọi một đất nước (Ví dụ, các tiên tri nói đến Giuđa là Giêrusalem, và nói đến Ysơraên thì gọi Samari) AmAm 1:3 nói đến việc Galaát bị Syri “đập”. Một số dân thường kéo lê các xà ngang có đinh sắt trên các đống lúa mạch mới cắt để tách hạt lúa khỏi gié lúa. Có lẽ Người Syri đã thực hành hại dân Galaát như vậy; hoặc đây có thể chỉ là một cách ám chỉ đến các cuộc tàn sát kinh khiếp và những sự dã man mà Haxaên, vua Syri đã tiến hành (IIVua 2V 8:12; 13:7).
Sự đoán phạt nghịch cùng Môáp cho thấy Đức Chúa Trời không những quan tâm đến cách các dân đối đãi với dân Ngài mà Ngài còn lưu tâm đến cách họ cư xử với nhau. Ngài lên án thái độ bất kỉnh của Môáp đối với người sống và thậm chí đối với người chết trong việc đào bới hài cốt của vua Êđôm và đốt đi làm vôi. Điều nầy có lẽ hàm ý sự tiêu diệt hoàng tộc Êđôm đến mãi mãi. Hoặc có thể dân Môáp tin rằng linh của người chết gắn chặt vào thân xác, nên thiêu xác sẽ hủy diệt được linh hồn.
16. Đọc lời chú thích của Hailey về 1:3-2:3 và tìm trên bản đồ (Khung 5.5) càng nhiều càng tốt những nơi chốn được kể tên trong Amốt đoạn 1&2. Địa điểm của một số nơi hiện vẫn chưa được biết. Rồi trả lời các câu hỏi sau.
a. Êđôm, Môáp và Ammôn có liên hệ thế nào với Ysơraên.
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Dân tộc nào minh họa cho tội lỗi phát xuất từ việc giữ lòng căm ghét hoặc ác cảm với người làm điều không tốt cho mình.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Theo bạn thì dân Ysơraên có cảm nhận thế nào khi họ nghe Amốt công bố tội lỗi của những kẻ thù của họ và sự hình phạt mà Đức Chúa Trời sắp sửa giáng xuống?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
d. Bạn cho rằng họ có cảm nhận thế nào khi nghe đến các tội lỗi đưa đến cơn giận của Đức Chúa Trời nghịch cùng Giuđa?
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Tất cả những bản án nầy đã dẫn đến những lời cáo tội của Chúa nghịch cùng Ysơraên. Bạn liệt kê tội lỗi của họ dài hơn hết thảy: áp bức kẻ nghèo, thờ hình tượng, chiếm hữu nô lệ, bất công phạm tội tình dục, say sưa, không biết ơn Chúa, bắt bớ các sứ giả của Ngài, và khiến những người Naxirê bội lời thề của họ. Giống như một luật sư được uỷ quyền khởi tố, Amốt chồng chất hết bằng chứng nầy đến bằng chứng khác về các tội lỗi của Ysơraên.
17. Cho biết hai lý do vì sao Amốt liệt kê nhiều tội của Ysơraên hơn các dân tộc khác.
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Sự hình phạt của Ysơraên là họ phải bị đánh bại hoàn toàn trong chiến trận. Những lời tiên tri của người chăn chiên trở thành một nhà tiên tri không bao lâu nữa sẽ phải ứng nghiệm. Những dân tộc gian ác của các nước chung quanh đã bị hủy diệt, nhưng cả Giuđa lẫn Ysơraên cũng phải kinh nghiệm qua lửa hoạn nạn trong sự phu tù.
Biện Luận Với Ysơraên
AmAm 3:1-4:13 Hailey 89-90; 99-100
Trong Amốt đoạn 3, Đức Chúa Trời hướng sứ điệp của Ngài trước hết đến cùng Ysơraên và Giuđa Ngài nhắc nhở họ rằng Ngài đã chọn họ và đưa họ ra khỏi nhà phu tù Aicập để làm một công việc đặc biệt trong nước của Ngài. Tuy nhiên, họ không được yên nghỉ trong sự yên ổn giả tạo vì cho rằng mình sẽ được gìn giữ vì là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Trái lại Ngài đặc biệt có bổn phận phải kỷ luật chính dân của Ngài khi họ không vâng lời (HeDt 12:6-7). Sự ưu ái của Đức Chúa Trời đối với họ tùy thuộc vào sự vâng lời của họ đối với Lời Ngài y như Ngài đã phán dặn họ trong XuXh 19:5; “Vậy bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân các ngươi sẽ thuộc riêng về ta”
Bây giờ Đức Chúa Trời biện luận với Ysơraên bằng cách nhấn mạnh luật nhân quả. Mỗi hậu quả đều có một nguyên nhân (AmAm 3:3-6) và mỗi một nguyên nhân đều sinh ra một hậu quả (3:6-8). Với một loạt các minh họa. Amốt hỏi có thể nào những điều như vậy xảy ra mà không có nguyên nhân hoặc hậu quả tương ứng không. Chúng ta hãy xem những hàm ý của các câu hỏi trong khung 5.6
——————————————————————————
BIỆN LUẬN VỚI CÁC CÂU HỎI – 3:3-8
MỖI HẬU QUẢ ĐỀU CÓ MỘT NGUYÊN NHÂN – 3:3-6
Những kẻ nghe Amốt đã phải đồng ý với các câu trả lời hiển nhiên của các câu hỏi của ông. Sau đó ông đưa loạt minh họa ấy đến một đỉnh điểm bằng cách cho họ biết rằng Đức Chúa Trời đã ban cho ông một sứ điệp dành cho họ: Ông phải rao truyền sứ điệp ấy. Đức Chúa Trời đang phán qua Amốt; ông đang để cho Lời Đức Chúa Trời tuôn chảy qua ông. Điều nầy nhắc nhở chúng ta về những lời của Giêrêmi.
Nếu tôi nói: Tôi sẽ chẳng nói đến Ngài nữa; tôi sẽ chẳng nhơn danh Ngài mà nói nữa, thì trong lòng tôi như lửa đốt cháy, bọc kín trong xương tôi, và tôi mệt mỏi vì nín lặng, không chịu được nữa (Gie Gr 20:9).
Tôi không thể đồng ý với câu nói của Hailey ở trang 100: “Ngày nay Đức Chúa Trời không còn sai phái các tiên tri trực tiếp đến với dân sự” chúng ta có thể không gọi họ là các tiên tri, nhưng Đức Chúa Trời đã dấy lên các sứ giả của Ngài trong mỗi thế hệ và trong một số lượng ngày càng gia tăng đáng kể trong những ngày cuối cùng, đúng như Ngài đã phán hứa cùng tiên tri Giôên (Gio Ge 2:28-29).
18. Qua các câu hỏi của Amốt chúng ta nhìn thấy bằng chứng nào sau đây về lòng thương xót của Đức Chúa Trời?
a) Ngài cảnh cáo dân sự trước khi giáng sự đoán phạt.
b) Ngài không lên án dân sự vì tội lỗi của họ.
c) Ngài phán rằng Ngài không thật sự muốn hình phạt họ.
d) Ngài nhìn thấy Ysơraên bất lực trước quyền lực của Satan.
19. Theo Hailey, ứng dụng gì chúng ta có thể áp dụng cho chính mình ngày nay từ các nguyên tắc của Đức Chúa Trời được mặc khải qua loạt câu hỏi và trả lời của Amốt (trang 101)?
Trong AmAm 3:9, sự đoán phạt của Đức Chúa Trời nhắm vào Samari, thủ đô của Ysơraên, nơi tầng lớp thống trị giàu có sống. Đức Chúa Trời gọi Áchđốt, một thành của Philitin, và Êdíptô kẻ thù truyền thống của Ysơraên hãy xem xét tội lỗi của Ysơraên.
20. Dựa trên 3:9-12 và lời chú thích của Hailey về đoạn Kinh Thánh đó, hãy hoàn tất các câu sau đây.
a. Sứ điệp Đức Chúa Trời truyền cho Áchđốt và Êdíptô trong việc bảo họ nhìn xem tội lỗi của Ysơraên là.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
b. “Kẻ thù” sẽ đánh chiếm và cướp bóc nước phía bắc là………………………………………………
c. Đây là một bản án thích đáng được áp đặt trên Ysơraên vì chính họ cũng đã………………………………………………………………………………………………………………………………..
Kế đó, Đức Chúa Trời đã hướng sự phán xét của Ngài đến Bêtên, trung tâm thờ bò con vàng chủ yếu ở tại Ysơraên. Đây chính là nơi Giacốp đã có được những từng trải thật kỳ diệu với Đức Chúa Trời. Tên chốn nầy có nghĩa là “nhà của Đức Chúa Trời”. Nhưng một nơi Đức Chúa Trời đã ban phước có thể trở thành một nơi của sự bội đạo bởi con người cố ý xây bỏ Chúa và lẽ thật của Ngài.
21. Câu Kinh Thánh trong 3:12 cho thấy điều nào sau đây về sự hủy diệt của Ysơraên.
a) Bị hủy diệt hoàn toàn
b) Nhiều người sẽ được giải cứu khỏi sự hủy diệt.
c) Một số rất ít dân sót hoặc một phần của Samari sẽ được cứu.
Tội lỗi mà Đức Chúa Trời ám chỉ bằng cách đề cập đến các bàn thờ ở Bêtên là sự bội đạo và thờ hình tượng (thờ bò vàng). Sự xa xỉ được nhắc đến trong 3:15 có thể được gọi là chủ nghĩa duy vật chất ngày nay. Trong đoạn 4 Amốt tiếp tục sứ điệp của Đức Chúa Trời nghịch cùng tinh thần duy vật chất. Basan được biết đến vì các đồng cỏ mầu mỡ và bầy súc vật và bầy chiên mập béo, được nuôi đầy đủ (PhuDnl 32:14-15). Amốt gọi những người đàn bà coi mình là trung tâm là “những bò cái của Basan). Họ chỉ lưu tâm đến sự dễ chịu và thoải mái của mình. Họ xúi giục chồng họ làm giàu cho mình mà kẻ nghèo phải tốn kém.
Trong AmAm 4:4 Amốt nhắc đến Ginh Ganh cùng với Bêtên như là nơi Ysơraên đã làm đồi bại. Các chi phái của Ysơraên đã dựng trại và đống đá kỷ niệm tại đó khi họ dời vào xứ Canaan (Gios Gs 4:19-20) Samuên đã đoán xét tại đó (ISa1Sm 7:16). Nhưng bây giờ dân Ysơraên đã làm cho Ginh Ganh và Bêtên trở thành các trung tâm của tôn giáo bị bóp méo. “Các nơi thánh” nầy bây giờ đã là đối tượng của cơn thạnh nộ Đức Chúa Trời thay vì sự ban phước của Ngài. Dân sự rất mộ đạo trong các hình thức thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng hoàn toàn chỉ là theo điều họ ưa thích làm, chứ không cân nhắc xem Chúa muốn họ làm điều gì.
2. Điều nào dưới đây đúng cả về tinh thần duy vật chất của dân sự lẫn tôn giáo bị bóp méo của họ?
a) Cả hai đều là kết quả của sự thịnh vượng và sự chúc phước đặc biệt của Đức Chúa Trời.
b) Cả hai đều cho thấy thái độ của dân sự xem mình là trung tâm một cách quá mấu.
c) Cả hai đều chăm lo cho các nhu cầu của người nghèo.
23. Năm hình thức trừng phạt Chúa sử dụng trên Ysơraên là gì? (Hailey trang 104-105; AmAm 4:6-11).
……………………………………………………………………………………………………………………………………
24. Hailey cho rằng câu 12 hàm ý điều nào sau đây?
a) Một sự hình phạt tồi tệ hơn các lần trước nhiều sẽ giáng xuống bởi Đức Chúa Trời.
b) Năm hình thức trừng phạt sẽ tiếp diễn cho đến khi nào dân sự ăn năn.
c) Dân sự sẽ bị truất khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời đến mãi mãi.
d) Dân sự sẽ vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời đến mãi mãi.
25. Câu 13 nhấn mạnh thuộc tính nào sau đây của Đức Chúa Trời.
a) Thương xót.
b) Nhịn nhục.
c) Toàn năng.
d) Toàn tại.
Than Vãn và Kêu Gọi
AmAm 5:1-6:13 Hailey 106-116
Tất cả các sứ điệp của Amốt và của nhiều tiên tri khác đều là các bài thơ. Có lẽ các tiên tri đều hát các bài thơ đó. Amốt đoạn 5 bắt đầu với một bài ca than vãn, một bài ai ca diễn tả nỗi đau buồn của nhà tiên tri trước tình trạng của dân sự và bản án tử hình vì cớ tội lỗi của họ. Amốt đã làm gương tốt cho dân sự và cho chúng ta ngày nay, khi ông than khóc vì đau buồn trước tình trạng của dân Ysơraên. Hãy nhớ rằng ông xuất thân từ Giuđa, những người có ít cảm tình dành cho các chi phái Ysơraên phía bắc. Ông nghiêm khắc trong việc rao giảng và không được biết đến như một tiên tri hay than khóc như Giêrêmi hay Ôsê. Tuy nhiên, là một tiên tri thật của Đức Chúa Trời, ông đã than khóc trước tình trạng hư mất của Ysơraên.
26. Hãy so sánh thái độ của Amốt và Giôna. Chúng ta nên có thái độ giống người nào, vì sao? ………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4 và 5 nhắc nhở chúng ta về sự dại dột của một số người ngày nay tin cậy vào các cuộc hành hương của giáo hội hoặc việc tham gia vào giáo hội vì tưởng sẽ được sự ưu ái của Chúa. Nhiều người trong thế hệ chúng ta không hiểu rằng đức tin trong Chúa phải được bày tỏ qua một lối sống đẹp lòng Ngài và sự vâng theo các ý muốn Ngài. Họ đi đến nhà thờ, xin tha thứ tội lỗi và rồi cứ tiếp tục phạm lại các tội cũ mà chẳng hề suy nghĩ đến sự ăn năn thật. Đức Chúa Trời ghét loại hình thức rỗng tuếch ấy (5:21-26).
Amốt kinh hãi khi thấy dân sự thoải mái phạm tội đang trong lúc ở trên đường đoán phạt. Họ đang dự yến tiệc, rong chơi trong sự xa xỉ, và chìm đắm trong âm nhạc và rượu chè (6:1-6) thay vì sầu khổ vì sự đoán phạt sắp xảy đến. Đức Chúa Trời muốn họ khóc lóc trong sự ăn năn tội mình mà tìm kiếm sự thương xót của Ngài hầu cho họ không phải khóc vì sự hủy diệt của dân tộc mình (5:11-20). Sự hủy diệt ấy sẽ đến, bản án của dân Ysơraên không ăn năn là bị lưu đày qua bên kia Đamách (câu 27).
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn sự kêu gọi thánh khiết trong Amốt đoạn 5. Hãy đọc lời chú giải của Hailey về đoạn nầy và nghiên cứu thật kỹ khung 5.7
LỜI KÊU GỌI THÁNH KHIẾT
27. Từ các lẽ thật quan trọng của đoạn 5, bạn rút ra được bài học quan trọng nào. Hãy hoàn tất các câu sau đây.
a. Nếu chúng ta trung tín tìm kiếm Chúa và từ bỏ điều ác, chúng ta sẽ……………………
b. Nếu chúng ta ưa tìm điều dữ và giả hình trong sự thờ phượng chúng ta sẽ………………….
c. Đối với kẻ phạm tội, ngày của Đức Giêhôva sẽ là một ngày……………………………..
6:8-14 có thể được so sánh với sứ điệp của Ápđia dành cho Êđôm. Đức Chúa Trời lên án lòng kiêu ngạo và sự tự lực của cả Êđôm lẫn Ysơraên. Hailey luận rằng vì cớ “ý thức sai lầm của họ về sự an toàn mà người dân đã đặt ngày khai trình xa tận trong tương lai (trang 114). Nhưng họ đã phải chịu trách nhiệm trước mặt Đức Giêhôva và sự đoán phạt của Ngài đã giáng trên họ.
CÁC KHẢI TƯỢNG VÀ HÀNH ĐỘNG
7:1-9:6 Hailey 90, 116-124
Đức Chúa Trời ban khải tượng để thúc giục dân sự hành động. Hai khải tượng đầu đã thúc giục Amốt cầu nguyện, và lời cầu nguyện của ông đã cứu Ysơraên khỏi các tai vạ ấy. Nhưng đã đến lúc sự đoán phạt đến và lời cầu nguyện không ngăn chận nó được nữa.
Những người thợ xây thường dùng một sợi dây chuẩn mực (sợi dây có cột vật nặng) để ngắm xem bức tường đã thẳng đứng chưa, thẳng góc với nền nhà chưa. Nếu bức tường bị lệch họ phải sửa lại hoặc kéo sập nó xuống. Đức Chúa Trời xét đoán Ysơraên theo các tiêu chuẩn của Lời Ngài. Nếu Ysơraên không để Đức Chúa Trời sửa chữa, Ngài sẽ phải phá sập nó.
Amaxia minh họa hoàn hảo nguyên tắc dây chuẩn mực nầy và việc dân sự đã chín mùi cho sự đoán phạt (như trong khải tượng kế tiếp về trái chín). Sự chối bỏ sứ điệp Đức Chúa Trời của ông ta và việc sứ giả đã đóng ấn sự hủy diệt của ông. Tôn giáo đồi bại mà ông là một thầy tế lễ ở tại Bêtên phải bị hủy diệt cùng với dân tộc nầy.
28. Ghép cặp mỗi khải tượng (phải) với ý nghĩa của nó và hành động của Amốt để đáp ứng trước khải tượng (trái).
…a Lời công bố và cảnh cáo
…b Dân tộc bội đạo bị hủy diệt
…c Thời điểm dành cho sự đoán phạt của Đức Chúa Trời
…d Kêu gọi sự ăn năn và vâng lời
…e Phương thức đoán phạt khả thi
…f Cầu nguyện
…g Đời sống được đo theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời
NƯỚC CỦA ĐẤNG MÊSIA
AmAm 9:7-15 Hailey 90-91, 124-126
Tám câu cuối của Amốt là lời ghi nhận về sự chiến thắng. Đấng phán xét các dân sàng sảy Ysơraên qua sự lưu đày và thiêu hủy trấu, vỏ, nhưng Ngài không làm mất đi một hạt lúa mì nào. Ngài giữ lại một dân sót để đưa họ trở về từ cuộc lưu đày. Ngài khôi phục quyền cai trị của Đavít dưới thời Đấng Christ, con cháu của Đavít. Các thành được xây lại, và Đức Chúa Trời ban phước cho đất bằng sự màu mỡ và thịnh vượng vô cùng.
Các lời tiên tri nầy, giống như nhiều lời tiên tri khác, có một sự ứng nghiệm gần (một dân sót trở về từ cuộc lưu đày), một sự ứng nghiệm xa hơn (trong nước của Đấng Christ, Cong Cv 15:14-18), và một phần nữa vẫn còn trong tương lai theo nghĩa đen thuộc sự trị vì một ngàn năm của Đấng Christ. Theo cách nhìn nầy tôi không đồng ý với Hailey, ông cảm thấy các lời tiên tri chỉ mang tính thuộc linh. Tuy nhiên, chúng ta chứng kiến sự khôi phục của Ysơraên với tư cách một quốc gia sau nhiều thế kỷ bị tản lạc giữa các dân. Đây há không phải một sự báo trước về thời kỳ vinh hiển khi Đấng Mêsia sẽ trị vì trên đất và Ysơraên sẽ không còn bị nhổ khỏi đất họ nữa sao (câu 15)?
29. Liệt kê năm điều khích lệ mà Amốt đã nhìn thấy về tương lai của Ysơraên.
30. Các sự kiện gì trong AmAm 9:11-15 và Gio Ge 3:21 đòi hỏi phải có một sự ứng nghiệm trong tương lai vượt trên những điều kiện sống trong thời Chúa Jêsus trên đất hoặc sự ứng nghiệm thuộc linh hiện tại?
ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA AMỐT
Tôi mong việc học tập sách Amốt nầy giúp bạn hiểu rõ hơn về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và hiểu được sự đáng sợ của tội lỗi là dường nào. Chúng ta đã hiểu vì sao Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình phải hình phạt tội lỗi. Đồng thời, Amốt đã cho chúng ta sứ điệp về sự ăn năn và lòng thương xót của Đức Chúa Trời là điều phải được rao giảng và dạy dỗ cho thế hệ chúng ta.
31. Ôn lại biểu đồ mẫu trong Bài 2 (Khung 2.7) rồi hoàn tất biểu đồ dưới đây dành cho sách Amốt (Khung 5.8) theo như khuôn mẫu nầy.
Bài Tập Tự Trắc Nghiệm
CÂU LỰA CHỌN . Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi.
1. Điều nào sau đây KHÔNG đúng về Amốt?
a) Quê hương: Thêcôa, ở tại Giuđa.
b) Nghề nghiệp: Thầy tế lễ.
c) Nơi thi hành chức vụ: Ysơraên.
d) Sứ điệp: Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời về những bất công trong xã hội.
e) Vua của ông là Giêrôbôam II.
2. Niên đại nào dưới đây là niên đại gần đúng của sách Amốt.
a) 575 T.C.
b) 655 T.C.
c) 755 T.C.
d) 865 T.C.
3. Amốt được mô tả là một trong những
a) Nhà cải chánh vĩ đại đầu tiên.
b) Nhà tiên tri thật đầu tiên.
c) Nhà tiên tri đầu tiên dự báo về Đấng Mêsia.
d) Tiên tri đầu tiên của Ysơraên.
4. Điều nào sau đây dẫn đến các điều khác?
a) Bại hoại về đạo đức.
b) Bất công trong xã hội.
c) Bại hoại về chính trị.
d) Bại hoại về tôn giáo.
5. Hậu quả của sự bại hoại hoàn toàn của Ysơraên là gì?
a) Một lời cảnh cáo đến từ Đức Chúa Trời.
b) Sự sụp đổ của quốc gia qua sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.
c) Ăn năn và trở lại cùng Đức Chúa Trời.
d) Sự hủy diệt hoàn toàn của quốc gia cùng mọi người dân của nó.
6. Điều nào dưới đây KHÔNG mô tả hoàn cảnh sống của Ysơraên vào lúc Amốt nói tiên tri?
a) Hết sức phồn thịnh.
b) Các nghi lễ tôn giáo.
c) Sự thờ phượng hết lòng.
d) Sự tập trung vào bản ngã.
7. Phân rẽ khỏi tội lỗi và tận hiến cho Chúa mô tả hai phương diện của
a) Sự thánh khiết.
b) Sự công bình.
c) Sự thờ phượng giả hình.
d) Sự tập trung vào bản ngã.
8. Điều nào sau đây mô tả cái cần thiết đối với sự thờ phượng thật và được Chúa chấp nhận?
a) Giữ những ngày thánh.
b) Tuân theo các nghi thức tôn giáo nhất định.
c) Vâng lời Chúa và yêu thương anh em.
d) Đi đến những nơi thánh.
9. Cụm từ “tội lỗi nó gấp ba gấp bốn lần” ám chỉ
a) Sự loại nghịch của ba hoặc bốn quốc gia.
b) Sự gian ác lớn đến nỗi đã vượt quá mọi giới hạn.
c) Ba hoặc bốn tội nặng nhất của các quốc gia.
d) Các mức độ thạnh nộ của Đức Chúa Trời phải giáng xuống qua sự đoán phạt.
10. Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi và ban thưởng cho sự vâng lời. Đó là hai phương diện của thuộc tánh nào sau đây của Ngài.
a) Toàn tri.
b) Thánh khiết.
c) Tha thứ.
d) Công bình.
11. Ysơraên bị đoán phạt bởi bảng liệt kê tội lỗi nào sau đây?
a) Bán kẻ nghèo, vô luân, thờ hình tượng.
b) Đốt các hài cốt của vua Êđôm.
c) Hung ác đối với dân Galaát.
d) Buôn nô lệ và bội giao ước.
12. Đức Chúa Trời biện luận với Ysơraên qua tiên tri Amốt bằng cách nhấn mạnh đến luật nhân quả, minh họa lẽ thật nào sau đây về Đức Chúa Trời?
a) Đức Chúa Trời có một tuyển dân là dân mà Ngài sẽ giải phóng họ khỏi mọi điều ác.
b) Lòng thương xót của Đức Chúa Trời mâu thuẫn với sự công bình của Ngài.
c) Đức Chúa Trời bởi lòng thương xót cảnh cáo dân sự về sự đoán phạt và ban cho họ cơ hội để ăn năn.
d) Sự công bình của Đức Chúa Trời đòi buộc Ngài phải cư xử với dân sự theo cách họ đáng bị đối xử.
13. Sự kêu gọi thánh khiết của Chúa nhấn mạnh rằng những ai tìm kiếm Chúa và ghét bỏ điều ác sẽ
a) Không bị cám dỗ.
b) Được sống.
c) Chết mất.
d) Hưởng sự phồn thịnh.
14. Khải tượng nào sau đây tượng trưng cuộc đời của chúng ta được đo bởi các tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời?
a) Cào cào.
b) Lửa.
c) Trái chín.
d) Dây chuẩn mực
e) Đền thờ đổ nát.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
16 a Êsau là anh của Giacốp. Con cháu của 2 anh em là Êđôm và Ysơraên, là hai dân tộc anh em. Môáp và Ammôn là các con trai của Lót, cháu của Ápraham.
b Êđôm.
c Tôi nghĩ rằng họ cảm thấy Đức Chúa Trời đã làm đúng khi hình phạt các kẻ thù của họ.
d Sợ hãi nếu Đức Chúa Trời đã đoán phạt Giuđa, thì Ngài cũng sẽ đoán phạt họ vì cùng các tội lỗi như nhau.
1. Như là một trong những nhà cách mạng vĩ đại đầu tiên.
17. Có lẽ để chứng tỏ Ysơraên là nhiều tội lỗi hơn hết thảy và vì cớ Amốt đang rao truyền cho Ysơraên để chứng minh tội lỗi của họ và việc Đức Chúa Trời phải trừng phạt họ.
2 b) Bại hoại.
18. a) Ngài cảnh cáo dân sự trước khi giáng sự đoán phạt.
3. Có khuynh hướng hướng về sự tin kính Chúa.
19. Về sự công bình, ngày nay một người có thể trông đợi Đức Chúa Trời hành động như Ngài đã hành động lúc ấy.
4. Amốt là một người lao động vất vả, tin kính Chúa và công bình; còn Ysơraên là dân hoàn toàn bại hoại.
20. a Đó chính là một sự cảnh cáo cho họ về cách Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi.
b Asyri.
c Đối xử với các dân tộc khác như vậy.
5. Trong AmAm 7:1-6 Amốt bày tỏ thái độ thương xót đối với Ysơraên khi ông nài xin Chúa đừng hủy diệt họ.
21. c) Một số rất ít dân sót hoặc một phần của Samari sẽ được cứu.
6 b) Họ nhắm mắt làm ngơ trước những đau khổ và thiếu thốn của kẻ nghèo.
22 b) Cả hai điều trên đều cho thấy thái độ của dân sự coi mình là trung tâm một cách quá mấu.
7. Việc thờ bò vàng và thờ Baanh đã bị đưa vào và trộn lẫn với sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
23. Đói kém, hạn hán, gió nóng và sâu lúa, châu chấu và ôn dịch, sự lật đổ và đốt phá các thành.
8. Bước 1: Sự bại hoại về tôn giáo.
Bước 2: Sự bại hoại về đạo đức, chính trị và sự bất công trong xã hội.
Bước 3: Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời và sự sụp đổ của dân tộc.
24 a) Một hình phạt tồi tệ hơn các lần trước nhiều.
9. Sự bại hoại về tôn giáo luôn dẫn đến sự bại hoại về đạo đức và chính trị cùng những bất công trong xã hội, dẫn đến sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Những điều kiện sống tương tự như thế sẽ dẫn đến các hậu quả tương tự trong bất cứ nền văn minh nào.
25 c) Toàn năng.
10 b) Sử dụng một loạt các câu lặp lại.
d) Sử dụng các khải tượng, các câu hỏi lý luận và những sự minh họa.
26. Amốt đau buồn trước tội lỗi của dân sự và muốn họ ăn năn, trong khi Giôna muốn dân sự nghe ông rao truyền phải bị trừng phạt. Chúng ta hãy như Amốt, có lòng thương xót đối với tội nhân.
11. b, c, d là các kết luận đúng.
27. a Sống.
b Chết.
c Tối tăm, giờ kinh khiếp.
12. Phân rẽ khỏi tội lỗi và tận hiến cho Chúa.
28 a 4) Trái chín 5) đền thờ bị đổ nát.
b 5) Đền thờ bị đổ nát.
c 4) Trái chín.
d 3) Dây chuẩn mực
e 1) Cào cào 2) Lửa.
f 1) Cào cào 2) Lửa.
g 3) Dây dọi.
13. Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi và thưởng cho ai công bình hoặc vâng lời.
29. Bất cứ năm điều nào sau đây: Dân sót được cứu, dân lưu đày trở về, đất màu mỡ, nước của Đavít, các thành được xây; phần của Ysơraên trong nước Đức Chúa Trời, Ysơraên không bao giờ lại bị nhổ nữa.
15
a 6) Môáp.
b 1) Đamách 5) Ammôn
c 7) Giuđa
d 4) Êđôm
e 8) Ysơraên
f 2) Gaxa
g 3) Tyrơ
30. Ysơraên không bao giờ lại bị nhổ nữa. Giêrusalem không bao giờ lại bị dân ngoại xâm lăng nữa.
14 a Sự gian ác mỗi năm lại gia tăng.
b Tội lỗi lặp lại và chất chứa.
c Sự nhân bội các tội lỗi của họ.
d Cái chén của tội ác (tội lỗi) đã đầy đến nỗi tràn.
31. Các câu trả lời của bạn phải giống với những câu trong biểu đồ nầy.

ÔSÊ – NHÀ TIÊN TRI CỦA TÌNH YÊU
Việc học sách Amốt đã cho bạn một nền tảng tốt để hiểu được sứ điệp của sách Ôsê. Amốt và Ôsê là những người đồng thời, và cả hai đều rao giảng ở tại Ysơraên, tìm cách đưa nước phía Bắc trở về với Đức Chúa Trời. Cả hai đều nói về cơn giận của Đức Chúa Trời nghịch cùng tội lỗi và thể nào, bởi sự công bình của Ngài, Ngài phải hình phạt tội lỗi. Song họ nhấn mạnh đến những điểm khác nhau. Amốt đặc biệt nói đến tội lỗi giữa con người với con người. Còn sứ điệp của Ôsê là tội lỗi của con người nghịch cùng Đức Chúa Trời.
Amốt chú trọng đến sự công chính; Ôsê thì nhấn mạnh về tình yêu. Amốt mạnh mẽ tố cáo những bất công trong xã hội; kẻ giàu ức hiếp người nghèo, lừa đảo, hối lộ, bạo hành, thiếu lòng thương xót, chè chén say sưa, và sống trong sự xa xỉ giữa lúc người khác thiếu các thứ cần yếu của cuộc sống. Ôsê cũng nhận biết tình trạng tương tự, nhưng đó không phải là đề tài chính của ông khi ông rao giảng nghịch cùng tội lỗi. Mà ông chỉ ra tội lỗi vốn là nguồn gốc của mọi tội khác, tức là tội xây bỏ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã yêu Ysơraên bất chấp sự bội bạc của họ và trông mong họ trở về cùng Ngài.
Không sách nào trong Cựu ước cho chúng ta cái nhìn sâu xa hơn vào chính tấm lòng của Đức Chúa Trời. Bạn sẽ cảm thấy cuộc vật lộn giữa sự công bằng và tình yêu thương. Bạn sẽ ý thức lòng thương xót và đau buồn của Đức Chúa Trời khi Ngài phải hình phạt tội lỗi của dân sự Ngài, và lòng mong mỏi của Ngài để họ từ bỏ hình tượng mà trở lại cùng Ngài. Mọi điều đó đến với chúng ta cách rõ ràng là nhờ Ôsê đã kinh nghiệm ở một mức độ nào đó sự thất vọng tương tự trong tình yêu. Ông rao giảng với một tấm lòng bị tan vỡ. Nguyện Chúa cho trong khi học tập, chúng ta cũng đầy lòng thương cảm của Chúa đối với một thế giới hư mất!
Giới Thiệu Ôsê
Niên đại và Tác Giả
Bối Cảnh Lịch Sử
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp Trọng Tâm
Tình Yêu của Đức Chúa Trời đối với những Kẻ Tái Phạm
Gia đình của Ôsê và Ysơraên
Sự Kiện Cáo của Đức Chúa Trời nghịch cùng Ysơraên
Cảnh Cáo Giuđa và Ysơraên
Một Mùa Gặt Phải Được Gặt
Đắc Thắng của Tình Yêu Qua Sự Cứu Chuộc
Đức Chúa Trời Được Mặc Khải Qua Ôsê.
Khi học xong bài nầy, bạn sẽ:
• So sánh những điều kiện sống trong thời Ôsê với các điều kiện sống của thế giới ngày nay và ứng dụng giải pháp của Ôsê cho tình trạng hiện nay.
• So sánh tính độc đáo và sứ điệp của sách Ôsê với các sách tiên tri khác mà bạn đã học.
• Chứng tỏ các quy luật của mùa gặt như đã được bày tỏ qua sứ điệp của Ôsê dành cho Ysơraên có thể được áp dụng như thế nào cho họ và cho chúng ta.
• Thảo luận sự cân bằng giữa tình yêu và sự công chính qua cách Đức Chúa Trời liên hệ với các tội nhân và cách chúng ta có thể áp dụng điều nầy vào chức vụ hầu việc Chúa của mình.
1. Đọc hết sách Ôsê, sau đó đọc trở lại và đọc Hailey từ trang 127-185 theo quy trình được yêu cầu trong phần khai triển bài học.
2. Học tập bài học theo khuôn mẫu học tập đã cho trong Bài 1. Trả lời tất cả các câu hỏi của bài học và kiểm lại các câu trả lời của bạn.
3. Bảo đảm phải tìm lời định nghĩa của các từ then chốt, và bất cứ từ nào khác mới lạ đối với bạn. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu điều mình đang học.
4. Làm bài tập tự trắc nghiệm ở cuối bài học, và kiểm tra cẩn thận các câu trả lời của bạn với phần giải đáp cho sẵn trong tập học viên. Ôn lại bất cứ chỗ nào bạn trả lời chưa đúng.
tà dâm
ám sát
ô uế
suy đồi
đáng khinh
bóc lột