HAI BẢNG GIA PHẢ MÂU THUẪN NHAU CỦA CHÚA CỨU THẾ GIÊ-XU
Một điểm trong Thánh Kinh mà những người phủ nhận nguồn gốc từ Đức Chúa Trời và tính vô ngộ của nó thích công kích là hai bảng gia phả khác nhau của Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Chẳng những đây là một điểm mà người không tin Chúa thích tấn công vào, mà còn là một điểm vẫn thường gây lúng túng cho những người nghiên cứu Thánh Kinh nhiệt thành nhất nữa. Đã rõ ràng là hai bảng gia phả ấy khác nhau rất nhiều, thế nhưng, mỗi bảng đều được đưa ra như là gia phả của Chúa Cứu Thế. Làm thế nào để cả hai đều có thể cùng đúng được?
Mới đây, có một người đã viết thư cho tôi về vấn đề đó với lời lẽ như sau đây: “Có hai bảng gia phả của Chúa Giê-xu đã được đưa ra, một trong sách Ma-thi-ơ và một trong sách Lu-ca, mà cái này lại khác hẳn cái kia. Làm thế nào để cho cả hai cùng đúng được?” Có một câu trả lời hết sức đơn giản cho vấn đề có vẻ như khó khăn này.
ĐƯỢC VIẾT CHO HAI ĐÁM CỬ TOẠ KHÁC NHAU
Bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ là bảng gia phả của ông Giô-sép, người cha lừng danh của Chúa Giê-xu, và là cha Ngài về mặt pháp lý. Bảng gia phả trong sách Lu-ca là bảng gia phả của bà Ma-ri, mẹ của Chúa Giê-xu, và là bảng gia phả của Chúa Giê-xu về phương diện của loài người, là một sự kiện có thật. Bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ được viết cho người Do-thái. Trong cả bảng gia phả đó, Giô-sép là nhân vật nổi bật, còn bà Ma-ri rất ít được đề cập. Mặt khác, trong sách Lu-ca, bà Ma-ri là nhân vật chính trong cả phần ký thuật về việc thụ thai và ra đời của Cứu Chúa. Ông Giô-sép chỉ được đưa vào một cách ngẫu nhiên và vì ông là chồng bà Ma-ri mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, trong mọi việc đó, đã có một ý nghĩa sâu sắc.
ĐẤNG CỨU CHUỘC NGƯỜI ANH EM CỦA CHÚNG TA
Trong sách Ma-thi-ơ, Chúa Giê-xu xuất hiện với cương vị Đấng Mê-si-a. Trong sách Lu-ca, Ngài xuất hiện với tư cách “Con Người”, Người Anh Em và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, thuộc về cả nhân loại và tự xưng là có bà con với mọi chủng loại và mọi hoàn cảnh của con người. Cho nên bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ bắt đầu từ Áp-ra-ham kể xuống đến Giô-sép rồi Chúa Giê-xu, vì mọi lời hứa liên quan đến Đấng Mê-si đều ứng nghiệm vào Ngài. Tuy nhiên, trong sách Lu-ca bảng gia phả được tính ngược từ Chúa Giê-xu trở về đến A-đam, vì bảng gia phả ấy được phăng lui trở lại cho đến tận nhân vật đứng đầu của cả nhân loại, để chứng minh mối liên hệ từ A-đam thứ hai với A-đam thứ nhất.
MỘT VƯƠNG TRIỀU
Dòng sõi của Giô-sép đúng ra là một vương triều tính từ Đa-vít cho đến Giô-sép. Trong sách Lu-ca, tuy dòng dõi ấy cũng từ Đa-vít được tính trở xuống, nhưng lại không phải là một vương triều. Trong bảng gia phả này, Chúa Giê-xu là hậu duệ của Đa-vít thông qua Na-than, dĩ nhiên cũng là con trai Đa-vít nhưng không nềm trong vương triều, và bảng liệt kê noi theo một dòng họ khác với vương triều.
HẬU DUỆ THEO DÒNG DÕI
Theo lời tiên tri, thì Đấng Mê-si-a phải thật sự là con cháu Đa-vít theo xác thịt (IISam 7:12-19; Thi Tv 89:3-4, 34-37; 132:11; Cong Vu 2:30; 13:22-23; Rom 1:3; IITim 2:8). Những lời tiên tri ấy đã được Chúa Giê-xu Con Trai bà Ma-ri làm ứng nghiệm; Ngài vốn là một hậu duệ của Đa-vít tuy không phải là thuộc về vương triều của Giô-sép, vốn thuộc về vương triều, nhưng lại không phải là cha Ngài về phần xác, mà chỉ là cha Ngài theo phương diện pháp lý mà thôi.
GIÔ-SÉP, CON (TRAI) HÊ-LI
Bà Ma-ri là một hậu duệ của Đa-vít qua cha bà là Hê-li. Quả thật là Luca 3:23 chép rằng Giô-sép là con Hê-li. Cách giải thích đơn giản cho việc này, là vì bà Ma-ri là một phụ nữ, mà theo tập tục Do-thái thì tên phụ nữ không được ghi vào gia phả. Chỉ có giới nam mới được dự phần nối dõi, cho nên tên của Giô-sép đã được đưa vào thay cho tên của Ma-ri. Ông là chồng của bà Ma-ri, mà Hê-li là cha vợ ông; cho nên Giô-sép mới được gọi là con (rể) Hê-li, do đó bảng gia phả được hoàn tất. Trong khi Giô-sép là con rể của Hê-li, thì thật ra theo phần xác, ông là con trai Gia-cốp (Mathio 1:16)
MẶT PHÁP LÝ VÀ MẶT TỰ NHIÊN
Hai bảng gia phả là cần thiết tuyệt đối để vạch rõ dòng dõi của Chúa và Cứu Chúa chúng ta, Đấng vừa là nhà vua hợp pháp, đồng thời cũng là một con người theo lẽ tự nhiên và nghĩa đen. Trong các sách Phúc âm, chúng ta thấy cả hai bảng gia phả ấy: mộ là vê mặt pháp lý và hoàng gia trong sách Ma-thi-ơ, là sách Phúc âm về luật pháp và vương quyền, và một là về mặt tự nhiên và theo nghĩa đen trong sách Lu-ca, là sách Phúc âm về nhơn tánh của Chúa.
HẬU DUỆ CỦA GIÊ-CÔ-NIA
Trong Gieremi 22:30 chúng ta được cho biết là hậu duệ của Giê-cô-nia không được nối ngôi Đa-vít, mà Giô-sép lại thuộc vê dòng dõi này. Thế nhưng, nếu phổ hệ của Giô-sép khiến Chúa Giê-xu được kể là dòng dõi hoàng gia vì là con cháu hợp pháp của ông, thì lời tiên của Giê-rê-mi đã ứng nghiệm đến từng chữ từng tiếng vì nói theo nghĩa hẹp thì Chúa Giê-xu vốn không phải là hậu duệ của Giô-sép, do đó, cũng không phải là hậu duệ của Giê-cô-nia. Nếu Chúa Giê-xu là con trai thật của Giô-sép, Ngài đã không thể được nối ngôi. Nhưng vì Ngài là con trai của bà Ma-ri, nên có thể nối ngôi về mặt pháp lý, thông qua Na-than bằng việc lấy chồng là Giô-sép, nên do đó đã mở đường cho mặt pháp lý để Ngài có thể nối ngôi.
Khi chúng ta nghiên cứu thật cẩn thận hai bảng gia phả này của Chúa Giê-xu và đọc chúng dưới làn ánh sáng của lời tiên tri trong Cựu ước kinh, chúng ta nhận thấy, thay vì cung cấp một lý do để nghi ngờ tính chính xác của Thánh Kinh, chúng lại là một xác nhận cho tính chính xác từng ly từng tí cho bộ sách ấy. Thật là tuyệt vời khi một phần này của Thánh Kinh lại khớp đúng với một phần khác nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu kỹ. Chúng ta không còn bị va vấp vì sự kiện có đến hai bảng gia phả nữa, nhưng lại phát giác được để mà vui mừng về ý nghĩa sâu nhiệm của sự kiện đã có đến hai bảng gia phả.
CÓ QUẢ THẬT CHÚA GIÊ-XU ĐÃ Ở TRONG LÒNG ĐẤT BA NGÀY BA ĐÊM KHÔNG?
Trong chương mười hai của sách Phúc âm Ma-thi-ơ có chép là Chúa Giê-xu từng phán: “Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Mathio 12:40). Theo truyền thống chung đã được Hội thánh thừa nhận, thì chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào thập tự giá ngày thứ sáu, đã chết vào lúc 3 giờ chiều hoặc vào lúc nào đó giữa ba giờ chiều và lúc mặt trời lặn, rồi từ chết sống lại rất sớm vào sáng của ngày Chúa nhật tiếp theo đó. hiều độc giả Thánh Kinh hoang mang muốn biết làm thế nào khoảng cách giữa chiều thứ Sáu và sáng sớm Chúa nhật lại có thể được bảo là ba ngày, ba đêm. Dường như đúng hơn thì đó là hai đêm, một ngày, và một phần rất nhỏ của một ngày khác nữa.
Giải pháp mà nhiều nhà giải kinh đề xuất cho điểm dường như khó hiểu này là “một ngày một đêm” chỉ là một cách nói khác để chỉ “một ngày”, và dân Do-thái đời xưa kể một phần của một ngày như một ngày. Cho nên họ tính có một phần (rất nhỏ) của ngày thứ sáu là một ngày đêm; cả ngày thứ Bảy là một ngày khác nữa (một ngày đêm) và một phần (rất nhỏ) của Chúa nhật là một ngày (một ngày đêm) khác nữa. Đối với một số đông người thì giải pháp này là không thoả đáng, và tôi cũng xin thú nhận là bản thân tôi cũng không hài lòng nữa. Theo tôi thì nó có vẻ là một việc cực chẳng đã, và là một luận cứ cực chẳng đã rất yếu. Còn có giải pháp nào thật thoả đáng không? Có đấy. Sự kiện đầu tiên cần lưu ý trong giải pháp đúng, là đã chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh chép hay nói bóng gió rằng Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào thập tự giá và chết vào ngày thứ sáu cả. Chỉ có lời chép rằng Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào thập tự giá “hôm trước ngày Sa-bát” (Mac 15:42). Vì ngày Sa-bát của người Do-thái là ngày thứ Bảy (bắt đầu vào lúc mặt trời lặn chiều hôm trước) cho nên câu kết luận tự nhiên được rút ra, là vì Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào hôm trước ngày Sa-bát, cho nên Ngài đã phải chịu đóng đinh vào ngày thứ Sáu.
Tuy nhiên, có một sự kiện phổ biến mà Thánh Kinh có nhiều bằng chứng, là người Do-thái vốn có nhiều ngày Sa-bát khác bên cạnh ngày Sa-bát hằng tuần, rơi nhằm ngày thứ Bảy. Ngày đầu tên của tuần lễ có lễ Vượt qua, cho dù có nhằm ngày nào trong tuần lễ, bao giờ cũng là một ngày Sa-bát (Xuat 12:16; Leviky23:7; Dan So Ky 28:16-18). Do đó, vấn đề được đặt ra là chẳng hay ngày Sa-bát tiếp sau ngày Chúa Giê-xu bị đóng đinh vào thập tự giá có phải là ngày Sa-bát hằng tuần (thứ bảy) hay đó là ngày Sa-bát của Lễ Vượt qua, rơi nhằm ngày rằm tháng Ni-san, mà năm đó, đã nói nhằm ngày thứ Năm?
Nhưng Thánh Kinh đã không bỏ mặc cho chúng ta suy luận xem trong trường hợp này thì ngày Sa-bát nào đã được đề cập, vì Giăng, trong Giang 19:14 đã dùng khá nhiều lời lẽ để bảo cho chúng ta biết rằng ngày mà Chúa Giê-xu đã bị xét xử và đóng đinh vào thập tự giá là ngày sắm sửa về lễ Vượt qua”. Nói khác đi, đó không phải là ngày trước ngày Sa-bát hằng tuần (nghĩa là ngày thứ Sáu), nhưng là ngày trước ngày Sa-bát của lễ Vượt qua, mà năm đó, đã rơi nhằm thứ Năm – nghĩa là ngày mà Chúa Cứu Thế Giê-xu đã bị đóng đinh vào thập tự giá, là ngày thứ tư. Giăng đã khiến cho việc này sáng tỏ như ban ngày vậy.
Sách Phúc âm Giăng đã được viết sau các sách phúc âm khác, và từ lâu các học giả đã lưu ý rằng ở nhiều chỗ, đã có ý hướng rõ ràng nữa. Sửa lại nhiều ấn tượng sai lầm mà người ta có thể có khi đọc các sách Phúc âm khác. Một trong những ấn tượng sai lầm đó là Chúa Giê-xu đã ăn lễ Vượt qua với cac môn đệ Ngài vào thì giờ thường lệ của lễ Vượt qua. Để sửa lại cái ấn tượng sai lầm ấy, Giăng nhấn mạnh rõ ràng rằng Ngài đã ăn lễ vào chiều tối hôm trước, và Ngài đã chết trên thập tự giá đúng vào lúc các chiên con của lễ Vượt qua bị giết “giữa hai buổi chiều” ngày mười bốn tháng Ni-san (xem Xuat 12:6 trong bản Hy-bá-lai văn và phần ghi chú bên lề bản Revised Version).
Do đó, Chiên Con của lễ Vượt qua đích thực của Đức Chúa Trời là Chúa Giê-xu mà tất cả các chiên con lễ Vượt qua khác đã được dâng lên qua nhiều thế kỷ chỉ là cái bóng, đã bị giết đúng vào thì giờ đã được Đức Chúa Trời chỉ định. Mọi sự về Chiên Con lễ Vượt qua đều đã ứng nghiệm vào Chúa Giê-xu. Thứ nhất, Ngài là một Chiên Con không tì không vết (XuXh 12:5). Thứ hai, Ngài đã được chọn từ ngày mồng mười tháng Ni-san (12:3); vì chính là vào ngày mồng mười tháng ấy, tức là thứ Bảy tuần trước đó, cuộc diễn hành khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem đã diễn ra.
Sở dĩ chúng ta biết như thế vì Ngài đã từ Giê-ri-cô đến Bê-tha-ni sáu ngày trước lễ Vượt qua (Giang12:1). Đó phải là sáu ngày trước ngày thứ Năm, tức là thứ sáu. Hơn nữa, cuộc vào thành Giê-ru-sa-lem đã diễn ra vào sau ngày hôm ấy (12:12 và tiếp theo), nghĩa là nhằm thứ Bảy, ngày mồng mười tháng Ni-san. Cùng chính vào ngày đó, Giu-đa đã đến với các thầy tế lễ cả và đề xuất việc phản nộp Chúa Giê-xu với ba mươi miếng bạc (Mac 14:3-11). Vì bấy giờ là sau bữa ăn tối trong nhà Si-môn là người phung, mà bữa ăn tối ấy đã xảy ra rất muộn vào ngày thứ sáu hay là vào sớm ngày thứ bảy sai khi mặt trời lặn, sau bữa ăn tối nhất định phải là ngày mồng mười tháng Ni-san.
Đây là cái giá mà các thầy tế lễ cả đã trả để mua Ngài, dĩ nhiên là bằng giá để người ta đem đến cho họ một chiên con, mà theo luật pháp thì phải xảy ra vào ngày mồng mười tháng Ni-san. Hơn nữa, họ đã trả đúng cái giá của Chiên Con mà lời tiên tri trong Cựu ước kinh đã báo trước (Xachari 11:12; Mathio 26:15).
Thứ ba, đã chẳng có chiếc xương nào của Ngài bị gãy khi Ngài bị giết (Giang 19:36; Xuat 12:46; Dan Ds 9:12; Thi Thien 34:20). Và thứ tư, Ngài đã bị giết vào ngày mười bốn tháng Ni-san, giữa hai buổi chiều ngay trước lúc ngày rằm bắt đầu, khi mặt trời lặn (Xuat 12:6). Nếu chúng ta căn cứ đúng vào những gì Thánh kinh nói, rằng Chúa Giê-xu phải bị giết trước ngày Sa-bát của lễ Vượt qua thì cách nói hình bóng đã ứng nghiệm lạ lùng đến từng chi tiết; nhưng nếu chúng ta chấp nhận thuyết truyền thống rằng Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào thập tự giá nhằm ngày thứ sáu, thì nghĩa hình bóng đó bị sai về mọi phương diện.
Hơn nữa, nếu chúng ta chấp nhận thuyết truyên thống rằng Chúa Giê-xu đã bị đóng đinh vào thập tự giá nhằm ngày thứ sáu và ăn lễ Vượt qua vào gnày theo thường lệ của lễ Vượt qua, thì chuyến đi từ Giê-ri-cô đến Bê-tha-ni, vốn đã xảy ra sáu ngày trước lễ Vượt qua (Giang 12:1), sẽ rơi nhằm ngày thứ Bảy, nghĩa là ngày Sa-bát của Do-thái giáo. Một chuyến đi như thế nhằm ngày Sa-bát là trái với luật pháp của dân Do-thái.
Lẽ dĩ nhiên, Chúa Giê-xu đã không thể thực hiện một chuyến đi như thế nằm ngày Sa-bát của người Do-thái, vì cuộc vào thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn của Ngài sẽ nhằm ngày Sa-bát của Do-thái giáo, tức là ngày thứ Bảy. Điều này hoàn toàn không thể có được vì ở nhiều chỗ khác trong Thánh Kinh cho chúng ta biết Bê-tha-ni cách xa Giê-ru-sa-lem khoảng một ngày đường được phép đi trong ngày Sa-bát Cong Vu 1:12; Luca24:50).
Các nhà thiên văn học cũng đã phỏng tính rằng vào năm 30 SC, là năm được chấp nhận phổ biến là năm Chúa ch1ng ta đã bị đóng đinh vào thập tự giá, thì lễ Vượt qua đã được cử hành nhằm ngày thứ Năm 6 tháng Tư d.l. là ngày trăng tròn. Các nhà niên đại học từng cho rằng biến cố Chúa chịu đóng đinh vào thập tự giá đã xảy ra nhằm ngày thứ sáu đã rất lúng túng vì sự kiện là vào năm 30 SC, lễ Vượt qua đã xảy ra nhằm ngày thứ Năm.
Có một tác giả, khi đi tìm một giải pháp cho điểm khó khăn này, đã gợi ý rằng ngài Chúa bị đóng đinh vào thập tự giá có lẽ là vào năm 33 SC. Tuy vào năm ấy, trăng cũng tròn nhằm ngày thứ Năm, về thì giờ thì chỉ còn hai tiếng rưỡi đồng hồ nữa là đến thứ sáu. Hệ quả là ông ta, nghĩ rằng có thể dân Do-thái cũng đã lấy ngày thứ sáu để giữ lễ Vượt qua, do đó, Ngày Chúa bị đóng đinh là ngày thứ Năm. Tuy nhiên, khi chúng ta thừa nhận điều mà đúng ra Thánh Kinh đã dạy – tức là Chúa Giê-xu đã không bị đóng đinh vào ngày lễ Vượt qua nhưng nhằm “ngày sắm sửa về lễ Vượt qua” (GiGang19:14) và rằng Ngài đã phải nằm trong mồ mả ba ngày ba đêm – thì sự kiện “ngày sắm sửa về lễ Vượt qua” năm ấy là ngày thứ Tư, và Ngài đã phục sinh vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lễ, cho phép việc Ngài đã phải nằm trong mộ đúng ba ngày ba đêm.
Để tóm tắt tất cả lại, Chúa Giê-xu đã chết ngay trước lúc mặt trời lặn ngày thứ Tư. Bảy mươi hai giờ sau đó, nghĩa là đúng ba ngày và ba đêm, lúc bắt đầu ngày thứ nhất trong tuần lễ; là lúc mặt trời lặn ngày thứ Bảy, Ngài đã từ phần mộ sống lại. Lúc các phụ nữ đến thăm mộ ngay trước lúc rạng đông, thì họ đã thấy ngôi mộ trống không rồi.
Căn cứ vào đây, chúng ta không bị bó buộc phải cực chẳng đã giải thích rằng bất kỳ một phần nhỏ nào của một ngày cũng được tính là một ngày và một đêm trọn, nhưng nhận thấy rằng câu nói về Chúa Giê-xu quả đã ứng nghiệm theo đúng nghĩa đen thi hài đã chết của Ngài đã nằm trong mộ ba ngày và ba đêm. Lúc thân xác Ngài nằm chết thì chính Ngài, nhờ được Thần Linh “làm cho sống (IPhiero 3:18) đã đi vào tận trung tâm của trái đất để giảng đạo cho các tâm linh bị tù (IPhiero 3:19).
Hai người đàn ông trên đường về Em-ma-út vào lúc sáng sớm của ngày thứ nhất trung tuần lễ nghĩa là Chúa nhật, đã nói với Chúa Giê-xu khi đề cập biến cố Chúa bị đóng đinh vào thập tự giá và các biến cố tiếp theo đó rằng “Dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngàyrồi” (Luca 24:21). Một số người đã phản đối và bảo rằng, nếu Chúa bị đóng đinh vào ngày thứ Tư, thì Chúa nhật sẽ là ngày thứ tư kể từ khi mọi việc đã xảy ra, nhưng câu trả lời sẽ rất dễ dàng.
Mọi việc ấy đã xảy ra lúc mặt trời lặn ngay khi ngày thứ năm bắt đầu. Do đó chúng đã hoàn tất trong ngày thứ Năm, và ngày thứ nhất kể từ thứ Năm sẽ là thứ Sáu, ngày thứ hai kể từ thứ Năm sẽ là thứ Bảy, và “ngày thứ ba” kể từ thứ Năm sẽ là Chúa Nhật, là ngày thứ nhất trong tuần lễ. Thế là điều đã được cho là phản bác thật ra lại hẫu thuẫn cho thuyết này. Mặt khác, nếu biến cố Chúa chịu đóng đinh xảy ra nhằm ngày thứ sáu, thì chẳng có cách tính nào có thể thực hiện được để khiến Chúa nhật trở thành “đã ba ngày rồi” kể từ khi mọiviệc kia đã xảy ra.
Có rất nhiều khúc sách trong Kinh điển hậu thuẫn cho thuyết vừa được đề xuất trên đây khiến chúng ta nhất thiết phải tin rằng Chúa Giê-xu đã chết vào lúc ngày thứ Tư sắp tàn. Một số các khúc sách ấy là như sau đây:
“Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm” (Mathio 12:40)
“Người đã nói: Ta có thể phá đền thờ của Đức Chúa Trời, rồi dựng lại trong ba ngày” (26:61)
“Ngươi là kẻ phá đền thờ và dựng lại trong ba ngày, hãy cứu lấy mình đi! Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây thập tự!” (27:40)
“Thưa chúa, chúng tôi nhớ người gian dối này, khi còn sống, có nói rằng: khỏi ba ngày ta sẽ sống lại” (27:63)
“Bấy giờ, Ngài khởi sự dạy môn đồ rằng Con người phải chịu khổ nhiều, phải bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, và các thầy thông giáo loại ra, phải chịu chết, sau ba ngày phải sống lại” (Mac 8:31)
9:31 Họ sẽ giết (Ngài) đi, Ngài bị giết đã ba ngày rồi, thì sẽ sống lại.
10:34 Người ta sẽ…. đánh đập Ngài và giết đi; sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại
14:58 Ta sẽ phá đền thờ này bởi tay người ta cất lên, khỏi ba ngày, ta sẽ cất một đền thờ khác, khôngphải bởi tay người ta cất.
15:29-30 Ê, ngươi là kẻ phá đền thờ, và cất lại trong ba ngày, hãy cứu lấy mình đi.
Luca 24:21 Dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngày rồi
Giang 2:19-22 “………sẽ dựng lại trong ba ngày…….”
Đã hoàn toàn không có gì bênh vực cho biến cố Chúa bị đóng đinh nhằm ngày thứ sáu, mà mọi sự trong Kinh điển đều hoàn toàn hài hoà với một biến cố Chúa bị đóng đinh nhằm ngày thứ Tư. Có điều cần ghi nhận là rất nhiều khúc sách tiên tri và theo nghĩa hình bóng trong Cựu ước kinh đã ứng nghiệm, và nhiều điểm có vẻ như khác nhau trong các phần thuật sự của các sách Phúc âm đều đã được làm sáng tỏ một khi ta hiểu được rằng Chúa Giê-xu đã chết nhằm ngày thứ Tư, chứ không phải là thứ Sáu.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚA GIÊ-XU LẠI CÓ THỂ KHEN NGƯỜI QUẢN GIA BẤT TRUNG?
Một khúc sách trong Thánh Kinh từng gây lúng túng cho nhiều người, là câu chuyện về người quản gia bất trung chép trong LuLc 16:1-14. Có lần, khi bài học này được Hội Trường Chúa nhật Quốc tế chọn, một bà nọ đã bảo với tôi rằng bà nhất định sẽ không dạy bài học ấy. Bà nói: “Ba điểm khó hiểu là: thứ nhất, Chúa Giê-xu lại nêu tên vô lại bất lương ấy lên cho chúng ta bắt chước; thứ hai, Chúa lại đi khen ngợi tên quản gia bất trung; và thứ ba, Chúa Giê-xu dạy các môn đệ Ngài hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn.
Xin chúng ta nên ba điểm trên đây theo thứ tự. Bằng cách chú ý xem đúng ra Thánh Kinh thứ tự. Bằng cách chú ý xem đúng ra Thánh kinh đã dạy gì, chúng ta sẽ thấy ngay rằng nếu chúng ta bám thật sát vào những lời lẽ mà chính Chúa Giê-xu đã nói ở từng điểm một, thì khó khăn sẽ biến mất, và biến cố này, thay vì gây hoang mang cho chúng ta sẽ được nhận thấy là có sự dạy dỗ sâu nhiệm thuộc loại nhữn glời chỉ giáo rất cần cho chúng ta hiện nay.
Thứ nhất, tại sao Chúa Giê-xu lại nêu tên vô lại bất lương này lên cho chúng ta bắt chước. Câu trả lời được tìm thấy ngay trong văn bản. Chúa Giê-xu đã không nêu anh ta lên cho chúng ta bắt chước. Sở dĩ Ngài nêu anh ta ra, trước hết, là như một lời cảnh cáo về nững gì sẽ xảy đến cho những tên quản gia bất trung, thế nào chúng sẽ bị đòi hỏi phải khai trình công tác quản lý của chúng, và thế nào chúng sẽ bị cất đi cái quyền quản lý ấy.
Sau khi dạy bài học vừa nghiêm khắc vừa lành mạnh ấy – một bài học rất cần cho chúng ta ngày – Chúa Giê-xu tiếp tục chứng minh thế nào “con đời này trong việc thông công với người đồng thời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng (Luca 16:8). Chúng khôn khéo hơn ở chỗ chúng biết tận dụng sự xảo quyệt và cố gắng hết sức mình biến các cơ hội hiện tại trở thành có giá trị cho nhu cầu tương lai.
“Con sáng láng” thường không làm như thế. Thật vậy, hiện có bao nhiêu người tự xưng là con sáng láng, tin rằng cõi vĩnh hằng mới là tất cả còn thì giờ là quí báu không có gì sánh kịp, lại biết sử dụng tối đa sự khôn khéo của họ và đặt các nỗ lực tối đa của họ nhằm biến các cơ hội của đời sống hiện tại trở thành có giá trị nhiều nhất cho các nhu cầu của cái tương lai vĩ đại sau này? Người tự xưng là Cơ-đốc nhân trung bình hiện nay đang sử dụng tối đa sự khôn khéo và đầu tư tối đa các nỗ lực của họ để kinh doanh những điều rồi đây sẽ qua đi, những công việc làm ăn buôn bán của sai thế gian hiện hữu nhưng rất ngắn ngủi này; nhưng khi bàn đến những vấn đề liên quan đến cõi vĩnh hằng, thì người ấy chỉ hài lòng với việc lợi dụng tối thiểu số khôn khéo mà họ có cũng như chỉ đầu tư số nỗ lực tối thiểu vừa đủ khiến cho lương tâm họ thoả mãn mà thôi.
Chúa Giê-xu đã không chỉ vào thói bất lương của tên quản gia bất trung để thúc giục chúng ta phải bắt chước anh ta. Ngài đã quở trách thói bất lương đó thật rõ ràng. Nhưng Ngài chỉ vào cái lương tri lương thức biết lợi dụng cơ hội hiện tại để tích luỹ, dành cho những điều cần thiết trong tương lai. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải học tập để biết tận dụng các cơ hội hiện nay, để tích luỹ hầu cung ứng cho những gì là cần thiết cho tương lai – là tương lai đời đời. Cả khi chỉ vào phần lương tri lương tthức của tên quả gia nọ, Chúa Giê-xu cũng cẩn thận bảo vệ cho lời phát biểu của Ngài bằng cách bảo rằng tên quản gia bất trung ấy “khôn khéo hơn người cùng thế hệ với mình” (LuLc 16:6). Anh ta chỉ biết có cuộc đời hiện tại mà thôi; và theo quan điểm hẹp hòi và bất toàn đó, anh ta “khôn khéo hơn con sáng láng”, vốn không đủ khôn ngoan khéo léo để sống trọn vẹn cho cõi vĩnh hằng.
Còn có nhiều câu nói khác nữa của Chúa và Cứu Chúa chúng ta, trong đó những kẻ gian ác, ích kỷ được đề cao nhằm tạo nét tương phản để chứng minh thế nào những người thánh thiện hoặc thậm chí là chính Ngài nữa, đều được trông mong phải làm theo như cách đã gợi ý càng nhiều hơn (xem Luca 11:5-8; 18:6-7; Mathio 12:11-12). vậy, điểm đầu tiên trong khúc sách ấy sẽ tan biến sau khi xét kỹ xem đúng ra thì nó ngụ ý dạy gì. Xin chúng ta chuyển sang điểm khó khăn thứ hai.
Tại sao Chúa lại “khen người quản gia bất trung”? Câu trả lời cho thắc mắc này cũng rất đơn giản, nghĩa là Chúa Giê-xu đã chẳng có khen ngợi người quản gia bất trung. Chỉ cần nhìn qua câu thứ tám là đủ thấy ngay. “Chủ bèn khen quản gia bất nghĩa ấy”. Đây không phải là Chúa Giê-xu khen anh ta, nhưng là chính ông chủ của anh ta, và ông ta chỉ khen thói tinh ranh của anh ta mà thôi. Cách lý giải này là đúng, chẳng cãi vào đâu được, vì Chúa Giê-xu chính là người kể chuyện, và Ngài gọi người đã có lời khen là “ông chủ”. Rõ ràng là Ngài đã không tự nói về mình, mà nói về ông chủ của người quản gia bất trung. Chỉ vì quá bất cẩn, cho nên ai đó, khi đọc khúc sách này, mới hiểu chữ “chủ” trong khúc sách này là Chúa Giê-xu.
Chúa Giê-xu chẳng những không khen anh ta, mà còn thẳng thắn gọi anh ta là “người quản gia bất trung” và hơn nữa, còn cảnh cáo thói bất trung trong công tá quản lý ngay sau đó (Luca 16:10-11). vậy điểm khó hiểu thứ hai hoàn toàn tan biến khi chúng ta cẩn thận chú ý xem thật ra chỗ ấy nói gì. Trong trường hợp ở đây, chúng ta đã có thể chuyển sang điểm khó khăn thứ ba.
CÁCH SỬ DỤNG TIỀN BẠC THẬT KHÔN NGOAN
Thứ ba, tại sao Chúa Giê-xu lại dạy các môn đệ Ngài hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn? Chỗ khó khăn này tan biến ngay khi chúng ta đưa ra được câu định nghĩa đúng và chính xác của Thánh kinh về các từ ngữ đã được dùng. Trước hết “của bất nghĩa” là gì? Nó chẳng có ý nghĩa gì khác hơn là “tiền bạc”. Tiền bạc sở dĩ bị gọi là “của bất nghĩa” vì chính tiền bạc luôn luôn là một tác nhân đưa người ta đến chỗ phạm tội và ích kỷ (thí dụ như trong trường hợp kẻ vô lại vừa kể trên), và vì “sự tham tiền bạc là cội rể mọi điều ác” (ITim 6:10). Chúa Giê-xu đã nhân cơ hội ở đây để đưa ra một lời cảnh cáo chống lại các nguy cơ do tiền bạc gây ra bằng cách bảo rằng nó là “của bất nghĩa” (Luca 16:9). Ngài vẫn thường tóm gọn cả một bài giảng trong chỉ một câu duy nhất mà thôi.
Thứ hai “dùng của bất nghĩa” (c.9), có nghĩa gì? Chúa Giê-xu đã dạy các môn đệ Ngài (và cả chúng ta nữa) là hãy lợi dụng tiền bạc mà Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta trong đời này để kết bạn với những người thuộc về Ngài mà đang nghèo thiếu bằng cách sử dụng tiền bạc để giúp đỡ họ. Như văn cảnh cho thấy, chúng ta nên kết bạn với những người sẽ được” vào nhà đời đời” (c.9) là những người sẽ sặn sàng dành cho chúng ta là những người đã làm ơn cho họ, đã biết dùng tiền bạc của mình để đem phước hạnh đến cho họ – một sự tiếp rước dành cho bậc đế vương khi đời sống của chúng ta trên thế gian này kết thúc và tiền bạc của chúng ta cũng chẳng còn.
Nói khác đi, Chúa Giê-xu chỉ đặt lời truyền dạy mà Ngài vẫn thường hay nhắc đi nhắc lại luôn vào trong một phần hình thức mới mẻ, hấp dẫn hơn là đừng có bo bo giữ của (Mathio 6:19-21) đừng tự mình phung phí nó, mà phải dùng nó để làm điều thiện (ITim 6:17-19), nhất là đối với những người thuộc về Đức Chúa Trời đang nghèo thiếu (Mathio 25:40; Cham Ngon 19:17). Làm như thế, tức là chúng ta đầu tư nó trong thiên đàng và cất giữ nó vào nơi an toàn sẽ tồn tại mãi mãi (Mathio 19:21,29). Lời truyền dạy này của Chúa Giê-xu đã được những người nghe Ngài hiểu rõ, và câu mười bốn sau đó đã chứng minh. trong câu này, chúng ta được bảo cho biết là người Pha-ri-si, vốn là những kẻ tham tiền, nghe mọi điều đó, bèn chê cười Ngài.
Thế là điểm khó khăn thứ ba và cuối cùng đã tan biến, và khúc sách này nổi bật hẳn lên dưới làn ánh sáng quang vinh, truyền dạy thật mạnh mẽ một bài học mà thời đại của chúng ta rất cần phải học hỏi, rằng sử dụng tiền bạc là một công tác quản lý, rằng kẻ nào dùng nó để hưởng thụ cho hiện tại ngắn ngủi này mà không sử dụng nó thế nào để nó có thể đem đến lợi ích cho mình suốt cõi vĩnh hằng, là một kẻ vô cùng dại dột; và ngay đến “con cái đời này” chỉ có một chút khôn khéo mà thôi, cũng quở trách kẻ ấy.
PHẢI CHĂNG CẢ CHÚA GIÊ-XU LẪN PHAO-LÔ ĐIỀU SAI LẦM VỀ THÌ GIỜ TÁI LÂM CỦA CHÚA CHÚNG TA?
Chẳng những giữa người không tin Chúa, mà cả trên nhiều toà giảng của Cơ-đốc giáo và một số chủng viện thần học của chúng ta, người ta vẫn thường truyền dạy rằng cả Chúa Giê-xu lẫn Phao-lô đều đã sai lầm về thì giờ tái lâm của Chúa chúng ta. Trong một sách khảo luận nhỏ khác lý thú do Giáo hội Thống nhất Hoa-kỳ Boston (the Boston American Unitarian Association) phát hành trong đó có năm vị mục sư kể lại thế nào họ đã trở thành tín đồ của Giáo hội Thống nhất sau khi từng giảng đạo trong các nhà thờ chính thống, một tác giả đã viết như sau:
Nhưng ngày nọ, trong một bài thuyết giảng về sách Tê-sa-lo-ni-ca, vị giáo sư của chúng tôi nhận xét rằng rõ ràng là Phao-lô đã sai lầm về thì giờ tái lâm của Chúa Cứu Thế. Tôi như bị sét đánh trúng, và đạ nhìn trân trối vào diễn giả, trong khi cây bút chì đã rơi khỏi các ngón tay mình. Lúc ấy, quả thật là sau một tố giác của các nhà truyền đạo, Trường phái Phê bình cao hơn (Higher Criticism) đã không phải là một điều giả dối, nông nổi như người ta đã cho là như thế. Sau nhiều năm, mãi cho đến lúc ấy, tôi mới được nghe cái tiếng vang của quyển sách ấy dội lên trong cái thư viện trống trải ấy, khiến cây bút chì bằng gỗ bá hương phải gây tiếng động dưới sàn nhà.
Rõ ràng là chàng thanh niên này rất dễ bị lung lạc. Nếu một vị giáo sư trong một chủng viện thần học có phát biểu một điều gì, thì đối với anh ta, mọi việc đã được ấn định rồi. Chắc chắn là vị giáo sư ấy phải nói đúng, còn tất cả các vị giáo sư khác dạy khác hơn, và toàn thể những ai tự học hỏi nghiên cứu Thánh Kinh cho riêng mình, đều phải là sai lầm cả. Sự kiện vị giáo sư ấy đưa ra một nhận định như thế đã là một chứng cứ tích cực khẳng định rằng Trường phái Phê bình Cao hơn không phải là “một điều giả dối, nông nổi như thiên hạ đã cho là như thế”.
Tôi không hề ngạc nhiên khi một thanh niên như thế đã “trở cờ” để trở thành một nhà truyền đạo của Giáo hội Thống nhất. Thế nhưng, ngay đến các giáo sư thần học thỉnh thoảng cũng sai lầm, và vị giáo sư này đã sai lầm. Sự sai lầm hoàn toàn là của vị giáo sư ấy chứ không hề của Phao-lô, như chúng ta sẽ thấy trong chương này.
LÝ GIẢI ĐIỀU CHÚA GIÊ-XU NGỤ Ý MUỐN NÓI
Xin chúng ta bắt đầu với Chúa Giê-xu, chứ không phải là với Phao-lô. Chúa Giê-xu có nhầm lẫn về thì giờ tái lâm của chính Ngài không? Để chứng minh rằng Ngài đã nhầm lẫn, Mathio 24:34 và những khúc sách song hành trong các sách Phúc âm khác (Mac 13:30; Luca 21:32), vẫn thường được trích dẫn. Ở đây, Chúa chúng ta đã được tường thuật là có phán rằng: “Quả thật ta nói cùng các ngươi, dòng dõi này chẳng qua trước khi mọi điều kia chưa xảy đến” (Mathio 24:34). Và người ta bảo rằng ở đây, Chúa Giê-xu dạy rõ ràng rằng thế hệ (generation mà bản Việt văn đã dịch ra là dòng dõi) đang sống trên đất lúc Ngài phán mấy lời này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi việc đã được ghi chép lại trong mấy câu trước đó xảy đến; cho nên, lẽ tất nhiên, đây phải là một nhầm lẫn.
Tuy nhiên, nếu bất cứ người nào đọc kỹ cả khúc sách ấy, thì sẽ thấy là ở đây, Chúa Giê-xu không hề dạy gì thuộc loại như thế cả. trong văn cảnh, Ngài đang dạy rằng mọi sự sẽ xảy ra nhanh chóng để cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh điểm rằng một số dấu hiệu bắt đầu xuất hiện, các biến cố sẽ chín muồi nhanh chóng đến mức thế hệ đang sống lúc các dấu hiệu ấy xuất hiện sẽ chẳng qua đi trước khi mọi việc thuộc về các giai đoạn cá biệt ấy xảy ra.
Các dấu hiệu này được đề cập để chỉ cho mọi người thấy sự kết thúc nhanh chóng của thời đại này như đã được chép trong Mathio 24:29 “mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao từ trên trời sa xuống, và thế lực của các từng trời rúng động. Các dấu hiệu ấy đã chưa xảy ra lúc Chúa chúng ta còn tại thế, cũng đã chưa xảy ra trong thế hệ ấy; nhưng khi chúng xảy ra, thì mọi sự sẽ chín muồi nhanh chóng đến mức dấu hiệu (điềm) về Con Người sẽ được nhìn thấy (hiện ra) ở trên trời, và Con Người sẽ lấy đại quyền đại vinh ngự trên mây trời mà xuống trước khi thế hệ hiện sống lúc ấy qua đi. Đây là cách lý giải đúng khúc sách ấy là điềm rõ ràng vì Chúa Giê-xu đã phán thật phân minh: “Khi các ngươi thấy mọi đều ấy, khá biết rằng Con Người gần đến, Ngài đương ở trước cửa” (Mat Mt 24:33).
Chúa Giê-xu dạy rằng như việc cây vả ra nhành non, mọc lá non là dấu hiệu chỉ mùa hạ gần tới thế nào, thì việc các dấu hiệu kia xuất hiện sẽ là dấu chỉ Chúa đã gần đến y như thế – gần đến nỗi thế hệ ấy sẽ chưa qua đi, thì Ngài đã thật sự tái lâm rồi. Và nếu hiểu trong văn cảnh (toàn văn) của nó, thì “thế hệ này” của câu ba mươi bốn rõ ràng chỉ vào cái thế hệ đang có (hiện hữu, tồn tại) lúc các dấu hiệu kia xuất hiện.
Mối liên hệ cũng đúng y như thế trong Mac 13:1-37 nơi mà cùng các từ ngữ giống y như thế được tìm thấy. Có thể nói là sự việc thậm chí còn rõ ràng hơn nữa trong Luca 21:25-32 nơi cũng các từ ngữ ấy lại được tìm thấy một lần nữa. Cho nên toàn thể chỗ khó khăn không phải là do những gì Chúa Giê-xu đã thật sự phán dạy, mà là do các nhà giảng giải đã không chú ý xem thật cẩn thận là đúng ra Chúa Giê-xu đã nghĩ gì trong tâm trí lúc Ngài phán ra những lời bị thiên hạ phản bác này.
Đã có một đề xuất khác đầy gợi ý nhằm lý giải câu này, tức là bảo rằng từ ngữ đã được dịch ra là thế hệ trong khúc sách này (trường hợp bản dịch Anh văn) thường có nghĩa là “dòng giống”, “dòng họ” hay “những người sinh ra từ một ông tổ” (trường hợp bản dịch Việt văn : dòng dõi), và chẳng có gì để nghi ngờ đây là một ý nghĩa mà từ ngữ ấy đã được dùng. Thật vậy, nghĩa ấy đã được nêu ra như là nghĩa thứ hai cho từ ngữ ấy trong quyển Thayer’s Greek- English Lexicon of the New Testament, còn “thế hệ” (age) thì đã được nêu ra như là nghĩa thứ tư. Nếu cho đó là ý nghĩa của từ ngữ ấy, thì khúc sách này được lý giải là có nghĩa rằng “dòng dõi (giống)” này, nghĩa là chủng tộc Do-thái, sẽ chẳng qua đi, nghĩa là vẫn còn duy trì được lý lịch của mình cho đến lúc Chúa tái lâm.
Thật là một sự kiện phi thường – dĩ nhiên là một trong nhiều sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử – là tuy dân Do-thái đã bị đuổi khỏi đất tổ của họ và bị tan lạc giữa tất cả các dân các nước từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng họ vẫn luôn luôn giữ lại được lai lịch của dòng giống, chủng tộc của họ. Ý nghĩ này có lẽ cũng đã có trong tâm trí Chúa Giê-xu, do đó, câu nói kia có hể vốn có ý nghĩa hết sức hàm súc đến độ chẳng có một cách lý giải nào có thể vét cạn, vắt kiệt được. Tuy nhiên, căn cứ theo văn cảnh, thì ý nghĩa thứ nhất dường như phải được dành cho cách lý giải thứ nhất trên đây.
Một khúc sách khác nữa cũng đã được viện dẫn để chứng minh rằng Chúa Giê-xu đã nhầm lẫn về thì giờ tái lâm của Ngài, là Mathio 16:28 tuy nhiên khúc sách song hành, trong đó có Mac 9:1 và Luca 9:27 cũng có thể được dùng ở đây.
“Quả thật, ta nói cùng các ngươi, có một vài kẻ sẽ không chết trước khi thấy Con người ngự đến trong nước Ngài” (Mathio 16:28)
Người ta bảo rằng trong khúc sách này Chúa Giê-xu dạy là Ngài sẽ tái lâm trước khi một số người đang đứng đó chết đi. Nhưng ở đây, một lần nữa toàn thể lời giải đáp cho chỗ khó khăn được tìm thấy ngay trong văn cảnh.
Theo thiển ý thì không thể có điểm phân chương tại chỗ mà chương 17 bắt đầu (lẽ dĩ nhiên, nhưng điểm phân chương vốn không có trong nguyên tắc Kinh điển, và không nên có điểm phân chương ở đây). Chúng ta phải tiếp tục đọc luôn như vẫn làm trong những khúc sách song hành trong sách Mác và Lu-ca vì nếu chúng ta cứ đọc tiếp và chú ý đến những gì đã được nói, thì ý nghĩa của câu nói của Chúa Giê-xu sẽ trở thành rõ ràng như giữa ban ngày vậy. Mấy lời này đã được tuyên phán như một lời tiên tri về cảnh Hoá hình mà phần ký thuật được tiếp ngay sau liên từ và (theo bản Anh văn)
Có ba trong số những người đang đứng với Chúa Giê-xu lúc Ngài phán mấy lời này, đã phải cùng đi với Ngài lên núi, và tại đó, các vị đã được thấy vinh quang của Ngài thật sự sáng rực trên mặt Ngài, trên con người Ngài và ngay trên chiếc áo Ngài đang mặc nữa (Mathio 17:2). Thật vậy, các vị đã được nghe Đức Chúa Cha tuyên bố: “Này là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường” (17:5). Trong cả khung cảnh ấy, các vị đã được thấy “Con Người ngự đến trong nước Ngài” (16:28).
Nếu các biến cố được phép xảy ra theo tiến trình tự nhiên của chúng, Chúa Giê-xu đã có thể tự biểu hiện (bày tỏ mình ra) cho thế gian được nhìn thấy y như Ngài đã tự biểu hiện cho các môn đệ Ngài được thấy vậy, nghĩa là với tư cách một Nhà Vua. Nhưng thay vì làm như thế, và để cho loài người có thể được cứu, Ngài đã chọn xuống khỏi Núi Hoá Hình – nơi Ngài đã tự biểu hiện trong vinh quang như Ngài đang đến trong nước Ngài, cũng là nơi mà nước Đức Chúa Trời “lấy quyền phép mà đến” (Mac Mc 91;), mà các sứ đồ Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng đã được thấy nước Đức Chúa Trời (Luca 9:27) – để rồi sẽ chịu chết như một sinh tế chuộc tội trên thập tự giá tại Gô-gô-tha. Có một sự kiện đầy ý nghĩa trong mối liên hệ này, ấy là đề tài mà Môi-se và Ê-li đã cùng xuất hiện để trò chuyện với Chúa Giê-xu trên núi, bàn về “sự Ngài qua đời sẽ phải ứng nghiệm tại thành Giê-ru-sa-lem” (9:31).
Thế thì ở đây, một lần nữa, chúng ta lại thấy rằng sự nhầm lẫn không phải là của Chúa Giê-xu nhưng là ở phía người lý giải, vốn bất cẩn nên bỏ qua văn cảnh trong đó có ghi lại các lời phán của Chúa Giê-xu. Điểm khó khăn cũng nảy sinh từ cách lý giải mà chính các tác giả tự áp đặt trên các từ ngữ ngay sau khi họ chép lại chúng. Cho nên tất cả các luận cứ mà các nhà phê bình phá đám xây dựng trên việc cho rằng Chúa chúng ta đã nhầm lẫn về thì giờ tái lâm của chính Ngài, đều bị đổ cả xuống đất.
LÝ GIẢI ĐIỀU PHAO-LÔ NGỤ Ý MUỐN NÓI
Nhưng Phao-lô có nhầm lẫn không? Thiên hạ vẫn luôn nói rằng có, vì họ chống lại tính chính xác trong lời lẽ của các văn phẩm trong Tân ước kinh. Người ta đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng “rõ ràng là Phao-lô đã lầm trong các văn phẩm đầu tiên của ông về thì giờ tái lâm của Chúa Cứu Thế.
Để bênh vực cho luận cứ của họ, các lời lẽ của Phao-lô trong ITesalonica 4:15-18 đã được nêu lên. Phao-lô bắt đầu nói rằng:
“Này là điều chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi”.
Người ta bảo rằng mấy lời ở đây rõ ràng dạy rằng Phao-lô trông mong ông vẫn còn sống lúc Chúa đến. Điều mà có lẽ là Phao-lô đã trông mong là gì, thì tôi không biết. Rất có thể là ông hi vọng mình vẫn còn sống khi Chúa đến, nhưng chắc chắn là ông không hề dạy rằng ông sẽ còn sống. Và bất cứ người chủ trương thuyết linh cảm cũng đều không chủ trương rằng các trước giả viết Thánh Kinh không thể có những hi vọng sai lầm.
Lý thuyết về sự linh cảm và tính tuyệt đối chân thực và chính xác của Thánh Kinh chỉ đơn giản là lý thuyết dạy rằng các trước giả viết Thánh Kinh không hề truyền dạy điều sai lầm ở bất cứ chỗ nào. Chẳng có ai thắc mắc về vấn đề các vị ấy có thể có những khái niệm sai lầm về một số quá nhiều điều như thế. Tuy nhiên, nếu các vị ấy có những khái niệm sai lầm như thế, thì Đức Thánh Linh giữ cho họ không truyền dạy chúng, và đây là điều đã được chủ trương. Chắc chắn rằng ở đây, Phao-lô đã không có dạy rằng ông sẽ còn sống khi Chúa tái lâm.
Mặt khác, ông dạy rằng một số người chắc đã ngủ rồi, nhưng một số khác thì hãy còn sống. Vì ông hãy còn sống cho nên ông tự nhiên tự đặt mình vào hạng người mà mình thuộc về lúc ông viêt bức thư này, tức là “những kẻ sống mà còn ở lại” (ITesalonica 4:15). Chắc chắn là ông vẫn còn sống lúc viết bức thư này. Chắc chắn ông vẫn là một người “còn ở lại” lúc ấy. Tuy nhiên ông không nói rằng ông sẽ cứ tiếp tục còn sống mãi. Rất có thể là ông rất mong được như thế. Tất cả các tín hữu hiểu rõ giáo lý về Chúa tái lâm đều tự nhiên ấp ủ niềm hi vọng rằng mình có thể vẫn còn sống khi Chúa đến.
Tôi hi vọng mình vẫn còn sống lúc Ngài đến, nhưng không dám liều lĩnh một chút nào để dạy rằng sự việc sẽ là như thế. Tôi không biết mình có còn sống cho đến lúc ấy hay không, tôi biết mình không phải là một torng những người đã ngủ rồi, và nếu phải phân biệt mình giữa hai hạng người ấy – những người hãy còn sống và những kẻ đã ngủ – thì chắc chắn tôi sẽ tự xếp mình vào hạng người hãy còn sống mà không hề nhầm lẫn khi làm như thế.
Phao-lô đã tự xếp mình vào hạng người vẫn còn sống lúc ấy. Ông vẫn chưa ngủ. Ông biết rất rõ ràng rằng chính Chúa từng truyền dạy, từ rất lâu trước khi ông viết mấy lời này cho người Tê-sa-lô-ni-ca, rằng “biết kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy” thì không phải là việc của chúng ta (Cong Vu 1:7). Ông đã không tìm cách để biết về kỳ hạn và ngày giờ mà Chúa đã dạy thật phân minh rằng đó không phải là việc dành cho ông cũng như cả cho chúng ta biết nữa nhưng ông dạy:
“Tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo……sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn” (Tesalonica 4:15-17)
Trong văn cảnh, tức là trong hai câu 13 và 14, Phao-lô răn bảo số người hãy còn sống lúc ấy chớ buồn rầu vì cớ những người đã ngủ rồi. Vì Phao-lô thuộc về hạng người hãy còn sống lúc ấy, cho nên ông tự đặt mình vào cùng hạng với họ chứ không phải với những người mà họ đang vì đó mà đau buồn, tức là những kẻ đã chết rồi, thì thật là tự nhiên, phải lẽ và là đúng. Cho nên, trong khúc sách này, thay vì vạch lá tìm sâu để cho rằng Đức Thánh Linh đã để cho Phao-lô phạm sai lầm, thì thật ra, chúng ta lại nhận thấy là Đức Thánh Linh để giữ cho ông khỏi phạm sai lầm, cả trong một vấn đề mà theo sự mong mỏi của riêng ông, rất có thể rằng ông đã có hi vọng sai lầm.
Vậy thì cả khúc sách này, thay vì là một luận cứ nhằm chống lại tính chính xác trong lời lẽ của Kinh điển, lại là một luận cứ để chống lại nó. Khúc sách này chứng minh cho chúng ta thấy rằng những người đã được Đức Thánh Linh chọn để chuyển tải lời mặc khải của Ngài cho chúng ta đều được bảo vệ tuyệt đối để khỏi đưa vào trong lời truyền dạy của mình bất luận một hi vọng sai lầm nào mà các vị có thể có. Những người bạn thích phê bình của chúng ta đang kiên trì săn tìm một vài nhầm lẫn nào đó trong lời truyền dạy của Phao-lô, sẽ còn phải đẩy mạnh công cuộc truy tầm tra cứu của họ đi xa hơn nữa.
Có lẽ chàng sinh viên thần học trẻ tuổi đã như bịsét đánh vì câu nói của vị giáo sư của anh ta rằng Phao-lô đã nhầm lẫn về thì giờ tái lâm của Chúa Cứu Thế, và do đó đã lao theo Giáo hội Thống nhất, có thể là một bài học cho các nhà phê bình là nên cẩn trọng, kẻo e lời truyền dạy của họ cũng trở thành tai hại giống như thế đối với một số thanh niên yếu bóng vía khác nữa.
CHÚA GIÊ-XU CÓ VÀO CHỖ Ở CỦA KẺ CHẾT KHÔNG?
Tôi nghĩ là chưa bao giờ trong “hộp thư thắc mắc” tôi đặt trong một thành phố nào mà lại không có một ai đó đặt câu hỏi. IPhiero 3:18-20 ngụ ý dạy gì khi viết rằngChúa Giê-xu đã đi giảng cho các linh hồn bị tù? Một giải đáp rất đơn giản cho thắc mắc này, là câu ấy ngụ ý dạy chính điều câu ấy dạy, nhưng có điều là chúng ta phải cẩn thận lưu ý xem đúng ra thì câu ấy dạy gì.
“Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta vào đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống. Ấy bởi đồng một linh hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù, tức là kẻ bội nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi, chiếc tàu đóng nên, trong đó có ít người đuợc cứu bởi nước, là chỉ có tám người” (3:18-20)
Với nhiều người điểm khó hăn của khúc sách này là dường như nó gợi ý rằng Chúa Giê-xu đã thật sự vào tận chỗ ở của những người chết, và truyền giảng cho các (tâm) linh bị tù ở đó. Với số người này, ý niệm ấy dường như hàm ý là vẫn còn có một cơ hội cho người ta ăn năn sau khi đã chêt rồi. Nhiều người đã cố tìm cách giải thích mấy câu này để né tránh cách kết luận ấy, bằng cách bảo rằng phần (tâm) linh được (làm cho) sống của Ngài ở đây, là Đức Thánh Linh. Họ bảor ằng trong Đức Thánh Linh, Chúa Cứu Thế Giê-xu đã truyền giảng qua trung gian Nô-ê (lúc ông đóng chiếc tàu) cho các (tâm) linh bấy giờ đã không chịu vâng lời nên hậu quả là giờ đây, đang bị cầm tù.
Một tác giả là ông William Kelly đã lý luận bênh vực cho cách lý giải này bằng nhiều tài năng và sự khôn khéo đồng thời với một phần phô trương kiên thức rộng rãi về văn phạm Hi-văn của mình. Về sự hiểu biết Hi-văn hiếm có của ông Kelly thì chẳng có gì để thắc mắc, tuy nhiên, tôi nghĩ là ông đã thất bại trong việc giữ cho luận cứ của ông có thể đứng vững. Sau tất cả những gì đã được nói, theo tôi thì dường như cách lý giả này là cượng giải.
Từ ngữ linh hồn (tâm linh, spirit) trong câu 18 không thể có nghĩa là Đức Thánh Linh. Một nét tương phản đã được vạch ra giữa hai phần của bản tính của Chúa Cứu Thế: phần xác thịt trong đó Ngài đã bị xử tử, và phần linh hồn (tâm linh) trong đó Ngài đã được (làm cho) sống lúc xác thịt của Ngài bị xử tử. Trong khi thân xác Ngài nằm bất đồng vì đã chết, thì phần tâm linh được (làm cho) sống của Ngài đã đi truyền giảng cho các tâm linh bị tù. Theo tôi thì dường như đây là cách lý giải thích đáng duy nhất cho các từ ngữ ấy; và nếu cần hiểu đúng Kinh điển ngụ ý ấy; và nếu cần hiểu đúng Kinh điển gnụ ý nói gì, thì chúng ta phải hiểu là Kinh điển đã ngụ ý muốn nói như thế.
Cho ù có là như thế, thì phải chăng việc này dẫn đến một “giai đoạn học tập” thứ hai cho những người đã chết torng sự không vâng lời Đức Chúa Trời, mà hậu quả là đã phải đến nơi chịu trùng phạt và đau đớn? Cho dù nếu có là như thế đi chăng nữa, chúng ta không nên gán ép điều đó cho phần ký thuật này. Trái lại, chúng ta phải công minh với Kinh điển cho dù sách ấy có khớp đúng với các lý thuyết của chúng ta hay không.
Nhưng sự thật là cách hiểu này không hề dẫn đến một giai đoạn học tập thứ hai nào cho những người đã chết trong sự không vâng lời, mà hậu quả là phải vào nơi chịu trừngphạt và đau đớn cả. Điều này sẽ được làm sáng tỏ nêú chúng ta lưu ý đến ba việc: một là nếu chúng ta chú ý xem Chúa Giê-xu đã đi truyền giảng cho ai; hai là nếu chúng ta chú ý xem Ngài đã truyền giảng gì cho họ; và ba là nếu chúng ta chú ý xem các kết quả của công tác truyền giảng đó của Ngài.
CHÚA GIÊ-XU ĐÃ TRUYỀN GIẢNG CHO AI?
Trước hết, Chúa Giê-xu đã truyền giảng cho ai? Bạn sẽ trả lời: “Cho các tâm linh (linh hồn) bị tù”. Những những người bị tù đó là ai? Phải chăng đó là linh hồn (tâm linh) của những người đã chết rồi, những kẻ gian ác? Đã chẳng có gì cho thấy họ là những người như thế cả. Từ ngữ tâm linh (spirits) đa chẳng bao giờ được dùng theo cách bất định tính để chỉ các linh hồn (tâm linh) của những người đã chết, mà nó luôn luôn được dùng để chỉ các thiên sứ hay các hữu thểsiêu nhiên (xem Heboro 1:7,14; Mathio 10:1; Mac 3:11; Luca 6:18; 7:21; Cong Vu 19:12; IGiang 4:1 và nhiều chỗ khác nữa). Chỗ duy nhất trong Kinh điển mà các tâm linh đã được dùng để chỉ loài người không gống như thế là HeDt 12:23., Chắc chắn rằng nó thường được sử dung suy nhất hơn để chỉ các thiên sứ hoặc các hữu thể siêu nhiên khác.
Nếu ở đây, chúng ta lý giải là nó ám chỉ các hữu thể siêu nhiên, thì lẽ dĩ nhiên việc truyền giảng kia không hề dùng cho loài người vốn là những kẻ gian ác vào thời Nô-ê, nhưng là dành cho các hữu thể siêu nhiên đã không vâng lời vào thời ấy và hiện đang bị tù do hậu quả của sự không vâng lời đó. Có những khúc sách nào trong Kinh điển nói bóng gió rất có những hữu thể siêu nhiên không vâng lời vào thời cả Nô-ê mà hậu quả là hiện đang bỏ tù không? Có đấy?
Trong SaSt 6:2 chúng ta được bảo cho biết là “các con trai của Đức Chúa Trời thấy con gái loài người tốt đẹp, bèn cưới người nào vừa lòng mình mà làm vợ” . Nhiều nhà giải kinh hiểu “các con trai của Đức Chúa Trời” trong khúc sách này là con cháu của Sết, một nhân vật tin kính; nhưng nếu cần phải lý giải Kinh điển bằng Kinh điển, thì dường như đó phải là các thiên sứ. Dường như điều này vốn được Giu Gd 1:6 đề cập rõ ràng, khi chúng ta được bảo cho biết về “các thiên sứ không giữ thứ bậc và bỏ chỗ riêng mình” thì hậu quả là đã bị cầm giữ bằng “dây xích họ trong nơi tối tăm đời đời…..để chờ ngày phán xét”. Và trong câu tiếp theo đó, chúng ta được bảo cho biết cũng như những kẻ (nghĩa là các thiên sứ) ở trong các thành phố Sô-đôm và Gô-mô-rơ cũng buông theo sự dâm dục và sắc lạ (bản Anh văn là Strange flesh: xác thịt lạ)
Vậy, căn cứ vào đây thì dường như đã rõ ràng tội của các thiên sứ là tội buông theo xác thịt lạ, cũng chính là tội đã được đề cập ở Sang The Ky 6:1-3. Hơn nữa, chúng ta còn đọc thấy “Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu, tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét” (IIPhiero 2:4). Điều hàm ý trong tất cả những chỗ vừa kể trên đây rõ ràng là các tâm linh mà Chúa Giê-xu giảng đạo cho lúc Ngài đến chỗ ở của kẻ chết, là các thiên sứ đã phạm tội vào thời Nô-ê, và hiện đang bị cầm tù do hậu quả của tội ấy.
NGÀI ĐÃ GIẢNG GÌ?
Điều tiếp theo chúng ta cần lưu ý, là động từ được dịch ra là “giảng” trong IPhiero 3:18-20 có nghĩa gì. Có hai từ ngữ thường được dùng trong Tân ước kinh và đều được dịch ra là “giảng”. Một có nghĩalà “giảng Phúc âm”. Chữ kia có nghĩa “thông báo” (to herald: rao loa để thông báo một nhà vua sắp giáng lâm, hay về vương quốc của vua ấy). Chữ đã được dùng trong khúc sách này là chữ thứ hai.
Trong khúc sách này, đã không có sự gợi ý nào là Phúc âm ban sự cứu rỗi đã được truyền giảng cho bất kỳ một người nào. Nhà vua và vương quốc của nhà vua ấy đã được thông báo. Thế thì, cho dù chúng ta có hiểu “các tâm linh bị tù” có nghĩa là linh hồn của những ngưtời đã chết trong tội lỗi, thì cũng chẳng có chút ám chỉ bóng gió nào về một giai đoạn học tập khác cả. Chúng ta chỉ đơn giản được bảo cho biết rằng Nhà Vua và vương quốc của nhà vua ấy đã được thông báo cho họ đều biết mà thôi. Chúa Cứu Thế đã từng được thông báo là Vua trên trời, trên đất, và cả trong hoả ngục nữa.
CÁC KẾT QUẢ CỦA CỘNG TÁC RAO GIẢNG CỦA NGÀI
Thứ ba, xin lưu ý các kết quả của công tác rao giảng này. Đã chẳng có một chữ nào gợi ý rằng có bất kỳ một linh hồn (tâm linh) nào bị tù đã nhờ đó mà ăn năn quy đạo. Nếu có, chắc chúng ta phải được cho biết từ nhiều nguồn khác hơn là khúc sách này; nhưng đã chẳng có một khúc sách nào ở bất cứ chỗ nào khác trong Kinh điển gợi ý rằng đã có một người nào ăn năn quy đạo hay được cứu rỗi và kết quả của lần truyền giảng này. Rõ ràng chủ đích của cuộc truyền giảng này vốn không phải là nhằm cứu rỗi những kẻ đã bị diệt vong rồi nhưng chỉ là thông báo về Nước Trời và Nhà Vua cho toàn thể vũ trụ.
Rồi đây sẽ có lúc “mọi đầu gối trên trời dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Giê-xu Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha” (Phiero 2:10-11)
Thế nhưng việc những con người và các thiên sứ không vâng lời này bị bắt buộc phải tôn xưng Chúa Cứu Thế, sẽ chẳng đem được sự cứu rỗi đến cho họ. Toàn thể chúng ta phải chọn hoặc là tôn xưng và tiếp nhận Chúa Cứu Thế bằng chính ý chí tự do của mình ngay bây giờ để nhờ đó mà được cứu rỗi, hoặc là sẽ phải tôn xưng và công nhận Ngài trái với ý của chúng ta trong đời hầu đến.
Sẽ có một lúc nào đó, chúng ta phải tôn xưng Ngài. Sẽ có một ngày chúng ta phải quì gối xuống trước mặt Ngài. Phước thay cho người nào chịu vui vẻ quì gối xuống trước Chúa Giê-xu ngay bây giờ, đúng lúc còn có thể học tập để biết ton xưng rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là Chúa Tể để tôn vinh Đức Chúa Trời là Cha. Phước thay cho người nào chẳng đợi cho đến lúc bị bắt buộc rồi mới chịu làm việc ấy, và khi sự tôn xưng ấy sẽ chẳng đem được sự cứu rỗi đến cho mình.