VƯƠNG QUỐC GIU ĐA
Từ Rôbôam đến Giôtham
Kinh Thánh: I Cac Vua 12:1-II Cac Vua 15:38; II Suky 10:1-27:9
Thời gian : Từ 931 đến 735 TC
Chỉ có hai chi phái còn trung thành với nhà Đavít là Giuđa và Bêngiamin tạo thành Vương quốc Giuđa do 20 vua thuộc dòng họ Đavít kế tục nhau cai trị trong 345 năm trừ một ngoại lệ (khi Athali cướp ngôi). 12 vua đầu cai trị đồng thời với vương quốc miền Bắc. Có 4 vị vua tài ba là Giôsaphát – Ôxia – Êxêchia và Giôsia.
I. CÁC VỊ VUA ĐẦU TIÊN 1. Rôbôam và Abigiam: Sau cái chết của Salômôn vào năm 931, Rôbôam lên ngôi phải đương đầu với sự phản loạn và phân chia vương quốc bởi Giêrôbôam ở phía bắc và Rêxôn ở Đamách cùng Hađát ở Êđôm. a. Nguyên nhân chia rẽ: Kinh Thánh đưa ra 2 nguyên nhân: Sự chống đối về thuế quá cao và sự bội đạo, thờ hình tượng của Salômôn khiến Chúa đoán phạt. b. Đối đầu: Rôbôam triệu tập quân đội đàn áp nổi loạn thì chỉ có 2 chi phái hưởng ứng và Chúa sai tiên tri Sêmagia khuyên can Rôbôam. Sêmagia cũng bảo đảm với Rôbôam rằng dân tộc sẽ không bị tiêu diệt dù Sisắc vua Aicập đã lùng xét Giêrusalem, cướp đi một số tài sản trong kho đền thờ c. Tôn giáo: Rôbôam bắt đầu với lòng tin kính Chúa nhưng chẳng bao lâu lại đi thờ hình tượng. 17 năm của Rôbôam và 3 năm của Abigiam đều bội đạo: Thờ hình tượng song song với sự thờ phượng trong đền thờ dù tiên tri Yđô đã cảnh cáo họ.
2. Sự cải cách của Asa: 41 năm cai trị của Asa dọn đường cho phục hưng tôn giáo dưới thời Giôsaphát. a. Về Tôn giáo: Asa kêu gọi dân chúng giữ luật pháp Môise, Dẹp bỏ sự thờ hình tương khắp xứ (theo lời tiên tri Axaria) đập nát, thiêu hủy tượng Asêra cách chức thái hậu Maaca. b. Về Quân sự: Asa nhờ Chúa đẩy lui được quân Êthiôpi nhưng lại hối lộ Bênhađát khi Baêsa xây Rama. Dù Baêsa rút lui nhưng tiên tri Hanani quở trách vua nặng nề. Tiếc thay vua bắt nhốt tiên tri rồi bị bịnh và chết.
II. TRIỀU ĐẠI GIÔSAPHÁT
1. Tôn giáo: Lên ngôi lúc 35 tuổi, chịu ảnh hưởng các lãnh đạo tôn giáo, Giôsaphát tổ chức tôn giáo chặc chẽ, phái người Lêvi đi khắp xứ dạy luật pháp Chúa cho dân sự.
2. Quân sự: Đây là thời thái bình. Dân Philitin và dân Ảrập triều cống cho vua. Vua xây đồn lũy và vựa lẫm khắp xứ với 5 tướng lãnh tại Giêrusalem.
3. Đời sống đức tin: Khi Môáp và Êđôm tấn công thì vua công bố một ngày kiêng ăn cầu nguyện và vua hướng dẫn cầu nguyện tại sân đền thờ. Kết quả Giahaxiên bảo đảm họ sẽ thắng trận mà không cần phải đánh. Chiến thắng lớn đến nổi thu góp chiến lợi phẩm suốt ba ngày khiến các dân đều sợ hãi.
4. Thất bại: Liên hiệp với triều đại Ômri: Cưới Athali con gái Aháp cho Giôram con trai vua. Dù an ninh được bảo đảm nhưng bị ít nhất 4 tiên tri quở trách: a. Michê: Giôsaphát không yên tâm với 400 tiên tri Aháp nên Michê được mời đến nói lời Chúa dặn nói. Giôsaphát thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. b. Giêhu: Thua trận trở về bị Giêhu quở: “Vua nên giúp đở kẻ hung ác và thương mến kẻ ghét Đức Giêhôva sao ?”( IISuky 19:2). c. Êliêse: Liên kết với Achaxia con Aháp đóng tàu buôn ở Êxiôn Ghêbe thì theo lời tiên tri Êliêse những tàu buôn này đều bị đắm (20:35-37). d. Êlisê: Đời Giôram, Êlisê báo tin chiến thắng Môáp nhưng cũng cho Giôsa phát biết là đã liên kết với những vua vô đạo, không kính sợ Chúa.
5. Hậu quả: Suốt một thập niên hậu quả sự liên hiệp với kẻ tội ác thật tai hại: a. Giôram: Lên ngôi giết 6 em ruột và đi theo đường tội ác của Aháp là cha vợ vua, thờ hình tựơng, bị Êli quở trách và bị chết vì bệnh nan y. b. Achaxia con trai Giôram cai trị chưa đầy 1 năm đi theo con đường Aháp, khi đi thăm Giôram, cậu mình thì bị Giêhu giết khi Giêhu tận diệt nhà Omri. c. Athali: Thấy con mình chết, Athali bèn giết dòng họ vua Giuđa và lên nắm chính quyền cai trị trong 6 năm đầy kinh hoàng. III. THỜI ĐẠI ÔXIA ( AXARIA )
1. Giô Ách: Con trai Achaxia được cứu thoát và được đưa lên ngôi lúc 7 tuổi: . Thập niên đầu: Chịu ảnh hưởng Giêhôgiađa, khôi phục thờ phượng Chúa. . Sau khi Giêhôgiađa chết, sự bội đạo lan tràn đến nổi khi Xachari con trai Giêhôgiađa cảnh cáo dân sự thì vua ra lệnh ném đá tại hành lang đền thờ. . Kết quả bị Syri xâm chiếm và GiôÁch bị bầy tôi giết chết và vua đã cho phép bội đạo lan tràn và dung túng việc đổ máu vô tội.
2. Amaxia: Con trai GiôÁch làm vua 29 năm. Khi Haxaên chết, Amaxia phát triển lực lượng quân sự chiến thắng Êđôm và đem các thần Êđôm về thờ ! Amaxia lại còn hăm dọa tiên tri Chúa và thách thức Giôách vua Ysơraên nên bị Giôách đánh, phá tường thành Giêrusalem và bắt tù binh.
3. Ôxia tức Axaria: Khi Amaxia bị phản thần giết, cả dân Giuđa lập Ôxia làm vua lúc 16 tuổi phục hồi vương quốc Giuđa, xây lại tường thành Giêrusalem. a. Đối ngoại: Hợp tác thân thiện với Giêrôbôam vua Ysơraên. Nhưng đánh chiếm Philitin, Êđôm, Ammmôn mở rộng biên giới tận vịnh Aqaba. b. Đối nội: Đào giếng khắp xứ, dựng tháp canh bảo vệ hầm ép nho. Khai thác mỏ đồng, mỏ sắt như thời Salômôn. c. Bí quyết: Hết lòng nương cậy Chúa, được tiên tri Xachari hướng dẫn vua có thái độ khiêm nhường, thiện lành đối với Chúa. Tuy nhiên khi lên tột đỉnh thành công, Ôxia kiêu ngạo tự ý vào đền thờ và dâng hương. Khi chống lại các thầy tế lễ can ngăn vua bị phung và bị đuổi khỏi hoàng cung và Giôtham nắm quyền suốt những năm còn lại của Ôxia.
4. Giôtham: Hoàn toàn nắm quyền khi Ôxia chết. Đây cũng là năm Êsai được gọi làm tiên tri ở Giêrusalem. Giôtham tiếp tục chính sách chống nghịch Asyri. Năm năm sau Giôtham chết, một đảng thân Asyri đưa Acha lên ngôi.
VƯƠNG QUỐC GIU ĐA
( Sau khi Ysơraên tan rã ) Kinh Thánh: II CacVua 16:1-25:30, II Suky 28:1-36:23 Thời gian : Khoảng 735 đến 586. TC
I. VUA ACHA
1. Bối cảnh: Asyri sắp càn quét Ysơraên thì Acha được nhóm thân Asyri đưa lên làm vua Giuđa. Phêca vua Ysơraên liên minh với Rêxin vua Syri chống Asyri. Họ đánh chiếm Giuđa bắt hàng ngàn tù binh nhưng bị Tiên tri Ôđết cảnh cáo nên phải thả các tù binh.
2. Lời cảnh cáo của tiên tri Êsai: a. Lời tiên tri: Êsai khuyên Acha hãy đặt lòng tin nơi Chúa vì hai vua phương Bắc sẽ bị truất phế (Esai 7:1-9:20). b. Đáp ứng: Gạt bỏ lời tiên tri và chống lại Êsai, Acha đã cầu viện vua Asyri là Tiếclác Philêse và vua Asyri đánh tan liên minh miền bắc, bắt họ triều cống và Ôsê, vị vua cuối cùng Ysơraên được đưa lên ngôi. Acha còn đến gặp vua Asyri tại Đamách cùng cúng tế tà thần và hứa trung thành với vua. c. Lời cảnh cáo: Êsai cảnh cáo Acha rằng Asyri sẽ tràn qua Giuđa như dao cạo trong tay Chúa (7:20) như nước sông mạnh (8:7).
3. Tiếp tục con đường bội đạo: a. Thờ hình tượng khả ố nhất: Acha đo kích thước bàn thờ ở Đamách bắt thầy tế lễ Uri làm và đặt trong đền thờ Chúa. Acha còn hướng dẫn thờ tà thần, đưa con mình qua lửa và đem kho báu đền thờ dâng cho vua Asyri. b. Kết quả: Lời cảnh cáo của tiên tri Êsai được ứng nghiệm: Khi Êđôm, Philitin xâm chiếm Giuđa, Acha cầu cứu Asyri, vua Asyri đến hà hiếp thêm chứ không tiếp cứu. Acha chết không được chôn trong lăng tẩm các vua.
II. ÊXÊCHIA, VỤ VUA CÔNG CHÍNH
1. Bối cảnh: Lên ngôi năm 716. TC lúc Samari đã sụp đổ (722. TC). Trong 22 năm cai trị đã đảo ngược mọi đường lối chính trị và tôn giáo của vua cha.
2. Tôn giáo: Nhận thức Ysơraên bị lưu đày là do bội ước và bất tuân mạng lệnh Chúa nên Êxêchia đặt lòng tin nơi Chúa và tiến hành cải cách: a. Dọn sạch: Dọn sạch đền thờ, dẹp bỏ thần tượng, hủy bỏ con rắn đồng Môise thanh tẩy dụng cụ đền thơ. b. Tổ chức: Bắt đầu dâng tế lễ và lập ban hát lễ. Gửi thư mời các chi tộc phía Bắc dự Lễ Vượt qua vui mừng cả thể.
3. Chính trị Quân sự: a. Đối ngoại Êxêchia chịu thuận phục Asyri như thời Acha để tránh sự xâm lấn của Satgôn II khi vua nầy đánh chiếm Áchđốt. b. Đối nội Êxêchia xây cất phòng thủ, tổ chức quân đội, đào đường hầm dẫn nước từ suối Ghihôn đến ao Silôê dài 590m ngừa việc bị vây hãm, mở rộng tường thành Giêrusalem bao luôn ao Silôê. Dù làm hết sức nhưng không ỷ lại sức người mà công khai bày tỏ sự nương cậy Đức Chúa Trời (IISuky 32:8).
4. Chiến sự: a. Lần thứ nhất: Năm 701 Sanchêríp lấy một số tài sản triều cống còn đòi chiếm Giêrusalem, khoe khoang rằng đã chiếm 46 thành kiên cố. Được Êsai khuyến khích, Êxêchia chỉ tin cậy sự giải cứu của Chúa. Kết quả Sanchêríp phải rút quân vì được tin có loạn tại Babylôn. Ý thức quyền năng Chúa, các nước láng giềng dâng lễ vật cho Êxêchia và chúc mừng Êxêchia khỏi bệnh, trong số ấy có sứ giả của Mêrôđa Balađan ở Babylôn được vua chỉ cho kho báu Giêrusalem và Êsai nói tiên tri về đoán phạt tương lai. b. Lần thứ nhì: Sanchêríp gửi tối hậu thư đòi Êxêchia đầu hàng. Nhưng kinh nghiệm sự giải cứu lần trước, hưởng bình an thạnh vượng nên vua yên lặng trình dâng bức thư trước Chúa khi cầu nguyện tại đền thờ. Êsai lại tiên báo sự bảo vệ của Chúa và đạo quân Asyri bị tiêu diệt (1 thiên sứ giết 185000).
III. CÁC VUA TIỀN NHIÊM CỦA GIÔSIA
1. Manase: Cai trị 55 năm, đi ngược lại vua cha tạo sự bội đạo khủng khiếp. a. Tôn giáo: Thờ Baanh tương đương thời Aháp, thờ tinh tú, chiêm tinh, bói khoa, thờ Molóc của Ammôn, tế trẻ con tại trũng Hinôm. Công khai chống đối Chúa bằng cách lập bàn thờ thiên binh trong sân đền thờ, đặt tượng Asêra ngay trong đền thờ. Làm đổ máu nhiều người vô tội (có lẽ có cả Êsai). b. Hình phạt: Asyri bành trướng đến tận Thibê Aicập. Manase bị cùm dẫn đến Babylôn có lẽ vào thập niên cuối của triều đại ông (33:11). c. Ăn năn: Manase hết lòng hạ mình ăn năn kêu xin Chúa. Chúa nhậm lời đem vua trở về Giêrusalem. Nhìn biết Giêhôva là Đức Chúa Trời, Manase đã dẹp bỏ tất cả hình tượng, sửa sang bàn thờ, dâng của lễ và dạy dân sự phục vụ Chúa và qua đời bình an.
2. Amôn: Phát động lan tràn việc thờ hình tượng vì sự huấn luyện trong thời gian đầu đã ảnh hưởng sâu đậm trên Amôn hơn thời gian sửa sai ngắn ngủi. Kết quả Amôn bị tôi tớ giết sau 2 năm trị vì nhưng đã để lại ảnh hưởng bội đạo sâu đậm trên dân sự.
IV. VUA GIÔSIA
1. Bối cảnh: 31 năm trị vì của Giôsia có những thay đổi lớn lao: Đế quốc Asyri tan rã khi Asuabaniban chết và thủ đô Ninive bị tàn phá, nhường chỗ cho đế quốc Mêđi và Babylôn. Trong nước Giôsia đã đem lại cải cách tôn giáo.
2. Cải chánh tôn giáo: a. Lên ngôi:Chỉ mới 8 tuổi, được các thầy giáo và các thầy tế lễ kính sợ Chúa dạy dỗ nên hết lòng tìm kiếm Chúa khi được 16 tuổi. b. Cải cách: Trùng tu đền thờ thì tìm được cuốn sách luật pháp của Chúa. Giô sia dẹp bỏ thần tượng khắp xứ, tổ chức Lễ Vượt qua trọng thể chưa từng có.
3. Các Tiên tri: a. Nữ Tiên tri Hunđa: Xác định lời cảnh cáo về hình phạt nhưng tuyên bố sẽ không xãy đến trong đời Giôsia vì vua hạ mình ăn năn trước mặt Chúa và bà khuyên vua tuân giữ luật pháp Chúa. b. Tiên tri Giêrêmi: Chắc đã cộng tác chặt chẽ với Giôsia trong giai đoạn sau vì Giêrêmi bắt đầu chức vụ năm 627. TC còn cuốn sách tìm ra năm 621. TC.
4. Cái chết bất ngờ: Giôsia phạm lỗi lầm là đem quân chận vua Nêcô của Aicập và không chịu nghe lời Nêcô nhơn danh Chúa mà nói nên bị tử thương lúc 39 tuổi. Giêrêmi đặt bài ai ca than khóc Giôsia (35:25).
V. CÁC VUA CUỐI CÙNG GIUĐA
1. Giôacha: Cai trị ba tháng thì Nêcô thắng trận trở về bắt làm tù binh và đặt Giêhôgiakim lên ngôi. Giôacha chết tại Aicập như lời tiên tri Giêrêmi. 2. Giêhôgiakim: Thần phục Aicập đến 605 TC khi Nêcô bị đánh bại trong trận Cạtkêmít và quân Babylôn chiếm Giuđa bắt nhiều tù binh (có Đaniên). Năm 598. Giêhôgiakim chống Babylôn nên Nêbucátnếtsa đánh Giêrusalem, Giêhôgiakim chết. 3. Giêhôgiakin: Lên ngôi ba tháng thì đầu hàng và bị bắt làm tù binh với nhân viên triều đình trong đó có cả tiên tri Êxêchiên. 4. Sêđêkia: Con út Giôsia được Babylôn đưa lên, thần phục Babylôn trong 11 năm. Sêđêkia liên kết Aicập chống Babylôn nên quân Babylôn bao vây Giêrusalem ba năm, tàn phá thành, đốt đền thờ ra tro, bắt phu tù, giết các con Sêđêkia trước mắt ông rồi móc mắt và đem ông qua Babylôn. Chức vụ Giêrêmi: a. Sứ giả trung tín: Phục vụ Chúa suốt 40 năm cho đến ngày chứng kiến sự tan rã của vương quốc Đavít và sách Ca Thương diễn tả nỗi niềm của ông khi chứng kiến thủ đô yêu quý bị tàn phá. b. Bị Bắt bớ: Thời Giêhôgiakim, sách của Giêrêmi bị vua đốt. Suýt bị dân chúng giết nếu không có Ahicam khi ông tuyên bố sự tàn phá đền thờ. Bị bỏ sống với tầng lớp dân hạ cấp ông phải chịu khổ và bắt bớ thường xuyên. Bị giam cầm, quăng vào hầm bị dân chúng từ bỏ nhưng được Chúa bảo vệ. c. Sứ điệp: Chống lại các tiên tri giả ở Giêrusalem, khuyên vua thần phục Babylôn, tiên tri về tàn phá Giêrusalem và tiên tri về sự hồi hương sau 70 năm lưu đày.
SAU LƯU ĐÀY
Kinh Thánh:Exơra. Êxơtê. Nêhêmi Thời gian: Khoảng 539 – 425 TC Sự lưu đày của dân DoThái đã được các tiên tri Êsai, Michê, Giêrêmi và nhiều tiên tri báo trước về sự đoán phạt của Chúa trên quốc gia tội lỗi. Các tiên tri cũng báo trước ngày khôi phục nhất là Giêrêmi báo thời gian lưu đày là 70 năm và Êsai cho biết Siru sẽ được Chúa dùng cho dân sự trở về.
I. TÁI LẬP GIÊRUSALEM 1. Trở về tổ quốc (Exora 1:1-3:12): Khi Siru của Batư chiến thắng Babylôn, vua ra sắc dụ cho phép người DoThái trở về quê hương (khác với Asyri: phân tán). . Năm 538. TC 11 người lãnh đạo hàng ngàn người DoThái trở về mang những vật dụng mà Nêbucátnếtsa đã lấy từ đền thờ cùng với giấy phép của Siru. . Lãnh tụ nổi bật là Xôrôbabên dòng vua Đavít và Thầy tế lễ Giêhôsua (Giêsua). 2. Ổn định ở Giêrusalem (3:1-4:24): Về đến nơi họ liền: a. Dựng bàn thờ và lập lại sự thờ phượng, dâng tế lễ như Môise đã dạy. b. Giữ Lễ Lều Tạm ngày 15. 7 vui mừng và lập kế hoạch xây đền thờ. c. Bắt đầu xây đền thờ tháng 2 năm 537. TC với buổi lễ đặt nền trong tiếng khóc và niềm vui tràn ngập. Người Samari xin đóng góp bị khước từ nên tức giận chống phá và công việc ngưng lại mãi đến năm 520. 3. Đền thờ Mới (5:1-6:22): a. Về chính quyền: Vua Đariút lên ngôi cho phép dân DoThái tiếp tục xây cất, cấm Táttênai cản trở nhưng phải cung cấp tiền thuế hoàng gia vùng Syri cho dân DoThái xây cất đền thờ. b. Về Giáo quyền: Tiên tri Aghê và Xachari khuyấy động dân sự và Xôrôbabên cùng Giêhôsua phát động công tác xây đền thờ. c. Kết quả: Sau năm năm, đền thờ hoàn tất (515) về lễ cung hiến tổ chức long trọng sau 70 năm lưu đày (586-515 TC)
II. CÂU CHUYỆN ÊXƠTÊ 1. Người DoThái trong triều đình Batư (1-2): Khi Xácxe hay Asuêru (485) phế bỏ Vảthi thì Êxơtê được chọn làm hoàng hậu Batư. Mạcđôchê kháp phá âm mưu giết vua của hai lính thị vệ nên được sử ghi công cứu mạng vua. 2. Hiểm họa cho dân DoThái (3-5): Haman: Được thăng chức tể tướng thấy Mạcđôchê không cúi lạy mình nên tức giận nhờ tay vua diệt dân DoThái. Mạcđôchê: Kêu gọi toàn dân DoThái kiêng ăn cầu nguyện và khuyến cáo Êxơ tê rằng Chúa đưa bà vào cung cho giờ phút lịch sử nầy (Exote 4:14). Êxơtê: Xin dân sự kiêng ăn cầu nguyện cho bà ra mắt vua và bà đã thành công mời vua và Haman dự tiệc và trình bày lời cầu khẩn vào ngày thứ hai. 3. Chiến thắng của dân DoThái (6-10): a. Mạcđôchê được tôn vinh: Sau bữa tiệc đầu tiên vua không ngủ được, truyền đọc sử ký biết Mạcđôchê cứu mạng mà chưa được ban thưởng. Haman vẽ nghi lễ dành cho người được vua tôn trọng không ngờ chính ông phải đi tung hô Mạcđôchê là người ông đã dựng sẵn cây mộc hình cho ngày xử tội! b. DoThái chiến thắng: Khi biết Haman âm mưu hại hoàng hậu, vua tức giận treo Haman lên chính cây mộc hình ông dành cho Mạcđôchê. Người DoThái được quyền tự vệ và đã ăn mừng chiến thắng trong ngày lễ Phurim đầu tiên.
III. EXƠRA NHÀ CẢI CÁCH 1. Từ Babylôn đến Giêrusalem (7-8): Thỉnh cầu: Exơra là một thầy dạy luật đã thỉnh cầu vua Ạttaxétxe và được phép lãnh đạo dân DoThái trở về Giuđa. Chuẩn bị: Thật rầm rộ: Hoàng tộc đóng góp, dâng chúng tự nguyện dâng hiến, vật dụng thánh được trao trả và các tỉnh trưởng bên kia sông Ơphơrát được lệnh cung cấp lương thực tiền bạc vì sợ cơn giận của Chúa trên vua. Trở về: Ngại xin vua cấp lính, Exơra hiệp dân lại cầu nguyện kiêng ăn xin Chúa phò trợ và sau ba tháng rưỡi họ đến Giêrusalem. 2. Cải cách (9-10): Nan đề: Nhiều người DoThái lập gia đình với dân ngoại kể cả người lãnh đạo tôn giáo ! Giải quyết: Exơra kêu gọi một cuộc họp công khai tại đền thờ cảnh cáo về tội lỗi nghiêm trọng nầy, Điều tra thành phần phạm tội trong ba tháng, Dâng tế lễ chuộc tội cho phạm nhân và họ phải hứa từ bỏ hôn nhân dị chủng đi ngược lời Chúa của họ.
IV. TỔNG TRẤN NÊHÊMI 1. Chỉ thị của Ạttaxétxe (Nehemi 1:1-2:8): Dù là quan dâng rượu cho vua BaTư nhưng Nêhêmi rất quan tâm, đau buồn nghĩ đến tình trạng dân sự tại quê nhà. . Sau khi cầu nguyện ăn năn tội của dân sự, ông thỉnh cầu vua khi vua hỏi thăm tình trạng sức khoẻ của ông. 2. Sứ mệnh về Giêrusalem: (2:9-6:19) Về đến nơi Nêhêmi đã: . Khảo sát vào ban đêm để đánh giá tình hình. . Tổ chức xây lại tường thành. Gặp sự chống đối của dân Ảrạp, Ammmôn, Ách đốt do Ghêsem, Tôbigia và Sanbalát lãnh đạo. . Đối đầu chống đối bằng cầu nguyện và khẩn trương tổ chức bảo vệ cùng khẩn trương làm việc từ sáng sớm đến chiều tối để hoàn thành bức tường. . Công bố chính sách kinh tế chấm dứt cho vay nặng lãi. Ông làm gương bằng việc không nhận lương suốt 12 năm phục vụ. . Tổ chức cung hiến tường thành Giêrusalem với hai đoàn người đi về đền thờ tổ chức đại lễ tạ ơn với ca đoàn và ban nhạc. . Mạnh dạn xử lý những vi phạm trong thời gian ông vắng mặt trở về Batư. . Cải tổ việc giữ ngày Sabát, giải quyết hôn nhân với dân ngoại.