ĐAVÍT TRỊ VÌ
Kinh Thánh: II. Samuên, I. Sử Ký
Thời Gian: Khoảng 1011-971 TC

1. Đavít là vị vua nổi bật nhất trong cả lịc sử Ysơraên được I. Sử Ký ghi lại như vị vua đầu tiên chứ không phải Saulơ. 2. Về phương diện chính trị và tôn giáo , Đavít là nhà lãnh đạo lỗi lạc: . Về chính trị Đavít thống nhất đất nước và mở rộng bờ cõi nhờ những chiến thắng quân sự và chính sách ngoại giao khôn khéo. . Về Tôn giáo, Đavít tổ chức sự thờ phượng trong đền tạm và chuẩn bị chu đáo cho việc xây đền thờ.

I. VUA GIUĐA 1. Nhà Saulơ : Ysơraên lâm vào mạt vận khi Saulơ và ba con chết. Tổng binh Ápne lập lại trật tự vừa đủ để đưa Íchbôsết làm vua tại Galaát trong 2 năm. 2. Vua Đavít : Đavít từ xứ Philitin trở về Hếprôn được các thủ lãnh Giuđa xức dầu tôn làm vua. Các chi tộc còn lại thấy Đavít không thù hận gì nhà Saulơ nên đàm phán thống nhất (Tuy nhiên Ápne và Íchbôsết đều bị giết mà Đavít không đồng ý). Sau 7 năm rưỡi làm vua Giuđa, Đavít được xức dầu làm vua cả Ysơraên và không có một hành động trả thù nào với nhà Saulơ.

II. GIÊRUSALEM, THỦ ĐÔ CỦA QUỐC GIA 1. Phản ứng của Philitin : Khi Đavít làm vua cả Ysơraên, Philitin mới cảnh giác nhưng hai lần công công họ đã bị thảm bại trước Đavít. 2. Chiếm Giêrusalem : Giêrusalem (trước là Giêbu) là thành trì của dân Giêbusít còn sót. Đavít chiếm Siôn và ra lệnh đánh giết dân Giêbusít. Giôáp xung phong thành công được phong tư lệnh (Tổng Binh). Vị trí Đavít chiếm là Ophel sau được gọi là thành Đavít, hay thành Siôn. 3. Tổ chức quốc gia : Đavít phong vương tước cho những người trung thành theo vua. Ký khế ước với dân Phênixi mua vật liệu xây cung điện tại Giêrusalem. Giêrusalem thành trung tâm tôn giáo: Hòm giao ước được rước về, sự thờ phượng được thiết lập. Đavít muốn xây đền thờ nhưng Chúa hoãn lại và chỉ định cho con ông xây vì mặc dầu được Chúa yêu, Đavít lại là người chuyên chinh chiến. Tuy nhiên lời hứa Chúa cho Đavít thật lớn lao về ngôi nước, hậu tự và sự thương xót của Chúa cho dòng dõi ông. 4. Triều đại Đavít được tồn tại nhờ liên hệ với Chúa Jesus với lời hứa về Đấng Thiên sai trong dòng Vua Đavít.

III. THỊNH VƯỢNG VÀ THANH THẾ 1. Lãnh thổ: Bờ cõi được mở rộng từ sông cái Aicập và vịnh Aqaba đến vùng sông Ơphơrát và đến đầu thế kỷ thứ 10 vương quốc Ysơraên đứng hàng đầu trong Vành đai phì nhiêu. 2. Cách mạng Kinh Tế: Người Philitin không còn độc quyền về sắt. Có lẽ Đavít đã học được cả cách dụng binh lẫn cách sản xuất khí giới lúc ở Philitin. Sa mạc Araba từ biển chết đến vịnh Aqaba rất giàu quặng sắt và đồng và Đavít đã chiếm Êđôm, lập đồn khắp xứ để kiểm soát nguồn tài nguyên nầy. 3. Quân sự: Ngoài Philitin và Êđôm, Đavít còn chinh phục Môáp, Amaléc, bắt triều cống vàng và bạc, đánh bại Ammmôn và Aram, Kiểm soát con đường giao thương qua Đamách và các trục lộ khác. Nhưng với Phênixi thì lập thương ước vì họ có ngành giao thương hàng hải rất thịnh vượng. 4. Đối với nhà Saulơ: Rất độ lượng, không những cấp dưỡng mà còn cấp nhà cho Mêphibôsết ở tại Giêrusalem. Mêphibôsết cũng được biệt đãi trong cơn đói kém trừng phạt Ysơraên vì Saulơ muốn tận diệt Gabaôn. Đavít cũng cho chuyển hài cốt Saulơ và Giônathan về nghĩa trang gia tộc ở Bêngiamin. 5. Đối với Chúa: Đavít không bao giờ quên rằng Chúa đã ban cho vua thắng trận và thịnh vượng. Vua làm nhiều bài thơ cảm tạ ca ngợi Chúa, điển hình là Thi Thiên 18 (II. Sa 22).

IV. TỘI LỖI TRONG HOÀNG GIA Kinh Thánh không che giấu tội lỗi các lãnh tụ nhưng tuyên bố sự phán xét của Chúa và lòng thương xót của Ngài dành cho kẻ thật lòng ăn năn. 1. Đa Thê: Rất thông thường và còn là biểu tượng của quyền quý, ngoài ra cũng bao hàm dụng ý chính trị (Cưới Micanh và Maaca), nhưng Cựu Ước có cảnh cáo. Đavít phải gánh hậu quả của việc nầy. 2. Bátsêba: Việc Đavít thông dâm với Bátsêba và giết Uri trót lọt hoàn hảo đối với con người. Nhưng Chúa biết rõ và vì vua lãnh một sự ủy thác thiêng liêng, Chúa đã sai Nathan đến chỉ tội lỗi vua. Đavít ăn năn thống hối như thi thiên 32 và 51 mô tả. Chúa tha tội chết cho Đavít nhưng hậu quả tội lỗi nầy thật trầm trọng: Đứa con tội lỗi bị Chúa đánh chết , Amnôn vô luân vì Đavít đã làm gương xấu và Ápsalôm giết Amnôn, Ápsalôm dấy binh làm loạn và bị Giôáp giết làm Đavít than khóc khiến Giôáp phải trách và cảnh cáo vua, Sêba dấy loạn và sau nầy Ađônigia bị Salômôn giết, Chúa quả đã tha thứ Đavít nhưng vua phải gánh chịu những hậu quả (IISamuen 12:5-6).

V. HỒI TƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG 1. Chuẩn bị xây đền thờ: Đavít đã vẽ kiểu chi tiết và sắp đặt tỉ mỉ cho việc xây đền thờ, cả việc lao công trong nước và ngoại quốc và chi tiết thờ phượng trong đền thờ mới cũng được hoạch định cẩn thận. Vua cũng nhờ người Phênixi cung cấp vật liệu để xây đền thờ. 2. Kiểm tra quân số: Có lẽ Đavít kiêu hãnh về sức mạnh quân sự và các thành tích nên bị phạt còn dân sự bị phạt vì theo Ápsalôm và Sêba làm loạn. Tiên tri Gát tuyên bố hình phạt và vua chọn “sa vào tay Đức Giêhôva”. Đavít đã mua sân đạp lúa của Arauna người Giêbusít để lập bàn thờ dâng tế lễ và Chúa ngừng tai họa dịch hạch. Địa điểm nầy trên núi Môria là nơi Ápraham dâng Ysác cũng là nơi xây đền thờ (sau nầy Salômôn sát nhập vào thủ đô). Tóm lại, bảy năm rữơi đầu tại Hếprôn là thời gian chuẩn bị và nội chiến. Thập niên kế là mở rộng vương quốc và chọn Giêrusalem làm thủ đô. Thập niên thứ ba là Tội lỗi và hậu quả. Thập niên cuối Đavít tập trung vào sửa soạn xây đền thờ. Trước khi qua đời, Đavít lập Salômôn kế vị, khuyên Salômôn vâng phục luật pháp Chúa và nhận biết trách nhiệm mình trước mặt Ngài. Đavít nói tiên tri về vương quốc sẽ tồn tại mãi mãi qua Đấng Thiên Sai.

VƯƠNG QUỐC SALÔMÔN

Kinh Thánh:I. Vua 1-11, II. Sử 1-9 Thời gian : Khoảng 971-931 TC Thời đại vàng son của Salômôn được mô tả bằng hai chữ Hòa bình và Thịnh vượng. Ông thừa hưởng những kết quả của vua cha để lại. Bốn mươi năm cai trị được ghi lại theo đề mục. Thập niên đầu chú trọng vào việc xây cất và cung hiến đền thờ.

I. SALÔMÔN LÊN NGÔI 1. Đăng quang: Gặp trở ngại vì Ađônigia được Giôáp và Thượng Tế Abiatha xức dầu làm vua nhưng Nathan và Bátsêba tâu với Đavít nên Salômôn được xức dầu làm vua tại phía đông núi Ôphen và tổ chức lễ đăng quang. . Đavít vạch cho dân sự thấy trách nhiệm họ với Salômôn và nhắc nhở Salômôn trách nhiệm vâng giữ luật pháp Môise. . Củng cố ngai vàng, Salômôn xử tử Ađônigia vì xin cưới Abisác, xử tử Giôáp và đày Abia tha đến Anatốt (ứng nghiệm lời tiên tri cho nhà Hêli). 2. Khôn ngoan: Lên ngôi mới hai mươi mấy tuổi, Salômôn cảm thấy cần sự khôn ngoan lãnh đạo quốc gia. Chúa nhậm lời hứa ban khôn ngoan và nếu vua vâng phục Ngài, Ngài còn ban giàu có, tôn trọng và sống lâu. Sự khôn ngoan của Salômôn là một nhân tố gây nhiều thán phục. 3. Tổ chức: . Về tư pháp, Vua là quan án chung thẩm. . Thuế vụ: Cả nước chia làm 12 khu vực để đánh thuế, và mỗi tháng luân phiên nhau cung cấp cho chính phủ trung ương. . Quân đội tăng cường 1400 chiến xa. 12000 kỵ binh. . Tổ chức giỏi, quản trị khéo, đất nước Ysơraên phồn vinh và tiến bộ. II. CHƯƠNG TRÌNH XÂY CẤT 1. Tầm quan trọng: Đền thờ Salômôn xây cất là cao điểm của lịch sử tôn giáo, là thể hiện niềm ước vọng của Đavít. 2. Sửa soạn: Qua hiệp ước với Hiram, vua Tyrơ, Salômôn có nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú. Người Phênixi tiến bộ về kiến trúc, cung cấp cả vật liệu lẫn kỹ thuật được trả công bằng lúa, dầu và rượu. 3. Đền thờ: Rộng gấp đôi đền tạm Môise với nghệ thuật kiến trúc cơ bản là của Phênixi, đền thờ được xây trong bảy năm trên núi Môria phía bắc Siôn tồn tại đến 586 TC bị Nêbucát nếtsa hủy phá. Được xây lại năm 520-515 TC và bị triệt hạ năm 70. SC. Từ thế kỷ thứ bảy, một đền thờ Hồi giáo đã được xây trên địa điểm nầy.

III. CUNG HIẾN ĐỀN THỜ 1. Tầm quan trọng: Là biến cố trọng đại hơn hết từ khi dân sự rời Sinai. Không còn trụ mây lơ lững trên đền tạm nhưng vinh quang Chúa đầy dẫy đền thờ. Lễ Cung hiến đúng vào Lễ Lều Tạm. 2. Tổ chức: Salômôn là nhân vật chính, đại diện toàn dân (là Tôi tớ Chúa, là Nước tư tế của Ngài). 3. Công trình khác: Salômôn còn xây cung điện trong mười ba năm, cung cho công chúa Pharaôn, và xây nhiều thành như Mêghiđô trên khắp nước để duy trì quân đội hùng hậu.

IV. BANG GIAO QUỐC TẾ 1. Thủ đô kỷ nghệ: Duy trì sự kiểm soát Êđôm và lập trung tâm luyện sắt và đồng ở Êxion Ghêbe và với sự trợ giúp của các kỷ sư Phênixi, thành phố nầy trở nên thủ đô kỷ nghệ của Palestine. 2. Thương mại: Nhờ kiểm soát kỷ nghệ kim khí, Ysơraên có lợi thế trong việc buôn bán. Salômôn đóng tàu đem sắt, đồng đến Yemen, Êthiôpi và mua vàng bạc, ngà voi và khỉ. Mậu dịch với Phênixi đem lại nhiều của cải. Salômôn cũng được cung cấp ngựa chiến và chiến xa của người Hêtít qua người Aram. Salômôn còn có những đoàn lạc đà buôn hương liệu. Nhờ sự khôn ngoan được truyền tụng và được lân bang kính nể Salômôn nhận được nhiều phẩm vật.

V. BỘI ĐẠO VÀ QUA ĐỜI 1. Nhận định: Chương cuối thật bi đát và thất vọng (I Cac Vua 11:1-43): Vua kết thúc cuộc đời như dân Dothái trong sa mạc. Vua đã phạm điều răn đầu tiên và tẻ tách khỏi con đường tận hiến cho Chúa. 2. Các bà vợ ngoại bang: Theo phong tục, Salômôn dùng hôn nhân củng cố liên minh với ngoại bang. Các bà vợ khiến ông trở lòng lìa bỏ Chúa, cho phép thờ hình tựơng xung quanh đền thờ Chúa mãi đến đời Giôsia mới bị dỡ bỏ đi. 3. Sự phán xét và thù nghịch: Sự sụp đổ đã mở màn ngay khi Salômôn còn sống nhưng vì cớ Đavít nên sự chia xé hoãn lại đến sau đời Salômôn. Ba kẻ thù là Hađát người Êđôm, Rêxôn ở Đamách và Giêrôbôam, người được Ahigia trao cho 10 mảnh áo tơi để chỉ rằng sẽ cai trị 10 chi tộc. Kết cuộc thật đau buồn vì người khôn ngoan nhất đã trở nên kẻ ngu dại nhất vì không vâng phục, không trung thành phục vụ Thượng Đế.

(PartIII)

VƯƠNG QUỐC MIỀN BẮC

Kinh Thánh: I. Vua 12 – II. Vua 17 Thời gian : Khoảng 931 – 722. TC Sau cái chết của Salômôn, 10 chi phái nổi lên chống nghịch nhà Đavít, thành lập vương quốc phía Bắc với sự lãnh đạo của Giêrôbôam , lấy tên là Vương quốc Ysơraên (dù đó là tên chỉ cả dòng dõi Giacốp). Về phía đông bắc giáp với nước Syri (Aram) vừa tuyên bố độc lập với sự lãnh đạo của Rêxon lấy Đamách làm thủ đô. Về phía nam giáp với Vương quốc Giuđa do Rôbôam lãnh đạo 2 chi phái còn lại là Giuđa và Bêngiamin vẫn tiếp tục lấy Giêrusalem làm thủ đô. Vương quốc Ysơraên kéo dài hai thế kỷ nhưng các gia đình các triều đại thường thay đổi luôn.

I. TRIỀU ĐẠI GIÊRÔBÔAM 1. Lên ngôi: Giêrôbôam là người quản trị có tài được Salômôn giao xây tường thành Giêrusalem với tên là Milô. Tiên tri Ahigia trao cho Giêrôbôam 10 mảnh áo tơi báo cho ông biết sẽ cai trị 10 chi phái. Bị Salômôn nghi ngờ, ông phải tạm lánh qua Aicập. Khi các trưởng lão Ysơraên nổi dậy chống Rôbôam, Giêrôbôam trở về Sichem và được tôn làm vua vương quốc miền Bắc và cai trị trong 22 năm nhưng không có nội chiến đẩm máu với Giuđa. 2. Khuynh hướng tôn giáo: Sợ dân sự xuống Giêrusalem thờ phượng sẽ thay đổi lòng trung thành chính trị nên ông đã thiết lập việc thờ các con bò vàng ở Bêtên và Đan, tự chỉ định các thầy tế lễ, thay đổi các ngày lễ, tự dâng tế lễ. 3. Bị hai tiên tri cảnh cáo: Một tiên tri vô danh từ Giuđa lên đã rủa sả bàn thờ khiến Giêrôbôam chùng bớt lòng sốt sắng phát động thờ hình tượng và đây là một bài học nhắc nhở về sự vâng phục Chúa tuyệt đối dù là sứ giả Chúa. Tiên tri Ahigia thông báo cho vợ Giêrôbôam là không những con vua sẽ chết mà triều đại vua sẽ chấm dứt vì không vâng theo mạng lệnh Chúa. Kết quả, khi Giêrôbôam chết, con ông là Nađáp làm vua 2 năm rồi bị Baêsa ám sát.

II. TRIỀU ĐẠI BAÊSA 1. Baêsa: Thuộc chi phái Ysaca, lên ngôi vua, lấy Tiệcsa làm thủ đô, tận diệt nhà Giêrôbôam và tiến đánh Giuđa, dự định củng cố Rama đe dọa Giuđa. Nhưng Asa, vua Giuđa hối lộ Bênhađát để vua nầy tấn công Baêsa nên Baêsa không gây chiến với Giuđa nữa. Baêsa cai trị 24 năm. . Tiên tri Giêhu: Sốt sắng truyền đứ điệp của Chúa, nhắc nhở Baêsa phải phục vụ Chúa và cảnh cáo vua nhưng vua cứ theo Giêrôbôam thờ hình tượng. 2. Êla: Con trai Baêsa cai trị chưa đầy 2 năm thì bị Ximri ám sát lúc vua đang say. Ximri tận diệt nhà Baêsa như lời Giêhu cảnh cáo. Ximri cai trị 7 ngày.

III. TRIỀU ĐẠI ÔMRI 1. Vua Ômri : a. Lên ngôi: Ômri là Tổng binh, khi Êla bị giết thì dân sự tôn Ômri làm vua trở về đánh Tiệcsa. Ximri tự tử. Nhưng phải 6 năm sau khi Típni chết thì Ômri mới hoàn toàn nắm quyền cai trị Ysơraên. b. Đối nội: 12 năm cai trị tóm tắt trong 8 câu KT (I Cac Vua 16:21-28) nhưng rất có ý nghĩa. Ômri xây thành Samari tây bắc Sichem (cách Sichem 12 km) thành thủ đô bất khả xâm phạm trong hơn một thế kỷ rưỡi. c. Đối ngoại: Ômri khống chế Môáp bắt họ phải đóng thuế, lấy lại đất Syri chiếm thời Baêsa. Liên kết với Phênixi bằng cách cứơi Giêsabên cho con trai vua là Aháp đem lợi ích thương mại lớn nhưng tai hại lớn về tôn giáo ! Ômri tạo tiếng tăm quốc tế khiến người Asyri gọi Ysơraên là Đất của Ômri. 2. Aháp và Giêsabên: a. Đối ngoại: Aháp mở rộng ảnh hưởng chính trị và thương mại trong 22 năm trị vì. Kết thân với Giuđa bằng cách gả Athali cho Giôram con vua Giôsaphát để chống Syri. Đánh thuế gia súc nặng trên Môáp. b. Đối nội: Xây dựng và củng cố nhiều thành lủy như Giêricô và cũng phung phí tiền xây một cung điện bằng ngà (22:39). c. Tôn giáo: Phát động thờ Baanh, xây đền thờ Baanh, đem hàng trăm tiên tri Baanh vào Ysơraên nên Aháp nổi tiếng là vua tội lỗi nhất Ysơraên Tiên tri Êli: Sau ba năm rưỡi hạn hán đã thách thức sự thờ thần Baanh và giám sát việc trừ diệt tiên tri Baanh. Nhưng sau đó bỏ chạy đến đồng vắng Sinai nhận ba mệnh lệnh của Chúa và trở về tuyển mộ Êlisê. Êli đối đầu với Aháp lần cuối tại vườn nho Nabốt: Quở trách nặng nề và tuyên bố trừng phạt. Dù Aháp ăn năn nhưng sự sụp đổ của nhà Ômri chỉ hoãn lại thôi. d. Chiến tranh với Syri: Aháp thường chiến tranh với Syri hơn là hợp tác. Aháp thuyết phục Giôsaphát liên minh đánh Syri, không nghe lời Michê cảnh cáo nên bị tử thương, ứng nghiệm lời tiên tri Êli (21:19). 3. Achaxia: Con Aháp làm vua chỉ 1 năm. Không dẹp được cuộc nổi loạn của Môáp và thất bại trong cuộc thủy chiến chung với Giôsaphát tại vịnh Aqaba. Tiên tri Êli đối đầu lần cuối với nhà Ômri khi tuyên bố Achaxia sẽ chết. 4. Giôram: Con trai Aháp cai trị 12 năm, kết thúc triều đại Ômri. Giôram thường tranh chiến với Syri và sau khi Giôram chết, Syri chế ngự vùng Palestine. Êli và Êlisê: Hai vị tiên tri nầy thiết lập trường huấn luyện tiên tri khắp xứ Ysơraên. Êli được cất lên trời đầu triều vua Giôram. Êlisê rất gần gủi với Giôram. Êlisê được nổi tiếng cả Ysơraên lẫn Giuđa, Êđôm và cả ở Syri (chữa bệnh cho Naaman, đối đầu quân Syri). Ngay tại Đamách, Êlisê cũng được nhìn nhận là “Người của Đức Chúa Trời”( II Cac Vua 8:7). Êlisê qua Đamách báo cho Haxaên biết sẽ làm vua Syri và sai đồ đệ đến xức dầu cho Giêhu làm vua Ysơraên. Vì thế Tổng Binh Giêhu xưng vương và tận diệt nhà Ômri đúng như lời tiên tri Êli đã nói và giết luôn cả Achaxia vua Giuđa.

IV. TRIỀU ĐẠI GIÊHU Cai trị Ysơraên gần một thế kỷ, lâu hơn bất cứ triều đại nào khác. Khiến Ysơraên từ yếu trở nên vương quốc hùng mạnh và uy tín quốc tế đến cao điểm vào thời Giêrôbôam đệ nhị. 1. Giê Hu: Cuộc cách mạng đẩm máu đã đưa Giêhu lên ngôi. Giêhu tiêu diệt nhà Ômri, tiêu diệt sự thờ Baanh làm trong sạch chính trị và tôn giáo nhưng vẫn còn để lại tượng bò vàng tại Bêtên và Đan! 2. Giôacha: Haxaên lợi dụng Giêhu chết nên xâm lấn Ysơraên. Giôacha bất lực, không chống nổi cả Êđôm, Môáp, Philitin. Dù Giôacha tạm thời quay lại cùng Chúa, nhờ Chúa giải cứu khỏi ngoại bang nhưng vẫn còn để hình tượng. 3. Giô Ách: Ysơraên lại hồi sinh và thành công nhờ Haxaên chết, Syri suy yếu. Ysơraên xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh chiếm được nhiều đất khiến Bênhađát II lui về thế thủ. Bị Amaxia thách đố, Giôách đánh chiếm Giuđa, đạp đổ một phần tường thành Giêrusalem, cướp đồ đạc và bắt tù binh. Giôách đã đến thăm Êlisê lúc tiên tri sắp chết và được lời hứa thắng Syri , nhưng Giôách vẫn không từ bỏ thờ hình tượng ! 4. Giêrôbôam II: Vua xuất sắc của dòng họ Giêhu cai trị 41 năm (12 năm chung với Giôách). Khi Syri bị Asyri đe dọa, Giêrôbôam lấy lại tới biên giới đông bắc. Tường thành Samari được làm rộng ra, thành phố được củng cố. Đất Ysơraên thái bình và thịnh vượng nhất của thời kỳ sau Salômôn nhưng tôn giáo lại suy đồi khiến Amốt và Ôsê đã phải cảnh cáo. 5. Xachari: Lên ngôi được 6 tháng thì bị Salum giết, ứng nghiệm lời tiên tri.

V. CÁC VUA CUỐI CÙNG (753-723 TC) Ba thập niên nầy đánh dấu sự suy đồi và sụp đổ trong thời gian rất ngắn của Ysơraên trước sự bành trướng của đê quốc Asyri. 1. Mênahem và Phêcahia: Salum chiếm ngôi một tháng thì bị Mênahem giết. Mênahem và con là Phêcahia phải triều cống Asyri để khỏi bị xâm lăng. 2. Phêca 739-731. TC: Có lẽ là lãnh đạo phong trào chống Asyri và ám sát Phêcahia. Liên minh với Rêxin vua Syri để chống Asyri, xâm lấn Giuđa nhưng thất bại. Tiếclác Philêse thắng Syri, giết Rêxin nên dân Ysơraên giết Phêca và tôn Ôsê làm tay sai cho vua Asyri. 3. Ôsê vị vua cuối cùng Vương quốc miền Bắc: Ôsê dựa vào Aicập chấm dứt triều cống Asyri khi Sanhmanase nối ngôi Tiếclácphilêse. Năm 726 TC, vua Asyri bao vây Samari trong 3 năm. Ôsê đầu hàng và vương quốc miền Bắc chấm dứt: 28000 người Ysơraên bị bắt làm phu tù phân tán khắp Batư và đưa dân Babylôn qua Samari và Samari bị biến thành một tỉnh của Asyri. Sau 2 thế kỷ tồn tại, vương quốc Ysơraên vẫn cứ đi theo đường người sáng lập vương quốc là Giêrôbôam thờ hình tượng, vi phạm điều răn thứ nhất. Các tiên tri cảnh cáo nhưng họ không chịu nghe để trở về phụng sự Chúa nên cuối cùng họ đã mất nước, bị đày đi làm phu tù.