ĐỊA ĐIỂM: Hiển nhiên là các tài liệu trong Phúc Âm này có một điểm xuất phát là xứ Palestine và được viết bởi một người quen với các quan điểm và sự thực hành của người Do Thái. Nhưng nơi biên soạn thì không thể xác định được.

Lenski nhận xét “nơi viết thì không ai biết, và cũng không thể đưa ra lời phỏng đoán nào.” Còn nhiều người khác thì không chút do dự. Hai nơi gốc mà người ta thường đề nghị là Palestine hoặc một nơi nào đó ở Sy-ri hay An-ti-ốt.
Một truyền thuyết nối kết nơi viết với ngôn ngữ Aram. Lời nhận xét của Irenaeus cho rằng Ma-thi-ơ “đã viết Phúc Âm của mình giữa vòng những người Hê-bơ-rơ.” ám chỉ nơi viết là Palestine vì nơi ấy trái ngược với La Mã, nơi mà Phi-e-rơ và Phao-lô đang hoặc động. Sự khẳng định của Eusbius là trước nhất Ma-thi-ơ rao giảng cho người Hê-bơ-rơ và ghi chép bài giảng của mình ra giấy cho họ khi ông sắp đi đến các dân tộc khác cũng nói lên nơi viết là Palestine. Bản Logia được viết ra ở Palestine là điều chắc chắn. Nhưng truyền thuyết không nói gì đến nơi xuất phát của sách Ma-thi-ơ bằng ngôn ngữ Hy Lạp.
Vì tiếng Aram là ngôn ngữ của người Do Thái ở xứ Palestine trong thời Tân ước. Vấn đề Phúc Âm Ma-thi-ơ được viết bằng tiếng Hy Lạp đối nghịch với nguồn gốc của nó ở Palestine, cho nên có lời đề nghị là nơi viết ấy ở bên ngoài xứ Palestine, nơi mà người Do Thái nói tiếng Hy Lạp chiếm ưu thế. Sy-ri dường như là chỗ được lưu ý nhất vì có một số lượng lớn Cơ Đốc nhân Do Thái tại khu vực này (Cong Cv 11:19-27) Hậu thuẫn cho nơi viết là Sy-ri đã được rút ra từ Mat Mt 4:24 là nơi mà các tác giả cho rằng các đọc giả của mình rất quen thuộc với địa lý của xứ Sy-ri. Tuy nhiên Mac Mc 3:8 giải thích rằng những người đến từ Ty-rơ và Si-đôn. William vạch rõ rằng “nhiều lời giải thích bằng tiếng Aram nghịch lại với thuyết cho rằng các đọc giả chỉ là những người Do Thái ở xứ Palestine. Họ biết được ý nghĩa của từ ngữ Aram. Trong khi đó, những người Do Thái ở ngoại quốc đã học tiếng Hy Lạp từ thuở nhỏ, không biết chữ Aram.”
Nhiều học giả khác lại cho rằng nơi biên soạn lại là An-ti-ốt, Gundry cho rằng “mối lưu tâm đáng lưu ý nhất đối với người ngoại bang có thể nghiêng về An-ti-ốt, thành phố có hội thánh sai Phao-lô đi ra truyền giáo cho người ngoại bang.” Harrison nghĩ rằng sự nổi bật của An-ti-ốt là trung tâm Cơ Đốc đã biến nơi này là nơi biên soạn đáng tin cậy “vì các Phúc Âm khác đều có liên hệ với các trung tâm nổi tiếng.” An-ti-ốt đươc nhiều người lưu ý vì Ignatius, giám mục của hội thánh An-ti-ốt trong các tác phẩm của mình vào những năm đầu thế kỷ thứ hai tiết lộ sự hiểu biết về các Phúc Âm. Nhưng sức mạnh của lời đề nghị này phần lớn phụ thuộc vào niên hạn được chấp nhận cho các Phúc Âm này. Nếu chấp nhận rằng Phúc Âm chúng ta có thật sự phản ánh sự quan tâm và phát triển của hội thánh thì có thể chấp nhận rằng nó được viết ra ở An-ti-ốt thuộc Sy-ri.
2. NGÀY THÁNG
Việc ấn định ngày tháng của Phúc Âm này rất phức tạp vì những nan đề dấy lên từ truyền thuyết. Nếu Logia của Ma-thi-ơ đơn giản chỉ là sách tập hợp những câu nói của Chúa Jesus, có tầm quan trọng như một nguồn nhỏ, ngày tháng chính xác của quyển sách này không hoàn toàn thích hợp với những ngày tháng biên soạn sách Ma-thi-ơ bằng ngôn ngữ Hy Lạp. Nhưng những ai cho rằng Ma-thi-ơ viết Phúc Âm của mình bằng ngôn ngữ Aram và sau đó viết lại bằng tiếng Hy Lạp quan tâm đến việc so sánh ngày viết của cả hai.
Theo lời trình bày của Eusebius, Ma-thi-ơ viết Phúc Âm bằng tiếng Aram trước khi rời Palestine để rao giảng cho các dân tộc khác. Ông cũng trưng dẫn một truyền thuyết cho rằng theo mạng lệnh của Đấng Christ mười hai năm sau đó. Theo Thiessen, ngày tháng theo truyền thuyết không sai lệch nhiều lắm. Ông đề nghị là bản Ma-thi-ơ bằng ngôn ngữ Aram có thể xấp xỉ vào năm 45 sau Chúa.
Nhưng Wikenhauser cho rằng ngày hoàn tất vào giữa những năm năm mươi thì đúng hơn. Vì ông chấp nhận “sự tương đồng đáng kể giữa hai sách Ma-thi-ơ bằng ngôn ngữ Aram và Hy Lạp”, ông cảm thấy bằng chứng bên trong nêu lên một thời điểm mà công tác truyền giáo cho dân ngoại có nhiều kết quả. Ông vạch ra rằng Cong Cv 15:1-41 và GaGl 2:1-10 cho thấy rằng các Sứ đồ vẫn ở tại Giêrusa lem vào năm 49. Ông cho rằng theo 2:7-9, mười hai Sứ đồ chưa đảm nhận bất cứ công tác truyền giáo đặc biệt nào bên ngoài lãnh thổ Palestine. Vì vậy, ngày tháng mà ông định cho bản Logia là vào giữa các năm năm mươi.
Ý kiến của Irenaeus cho rằng Ma-thi-ơ viết Phúc Âm của mình trong khi Phao-lô và Phi-e-rơ vào giảng tại Rô-ma và khám phá hội thánh có một lỗi lầm lớn liên quan đến ngày gốc của hội thánh La Mã. Thư của Phao-lô gởi cho người La Mã chứng minh rằng hội thánh đã hiện hữu nhiều năm trước khi ông đến đó. Thời gian thật sự mà Phao-lô và Phi-e-rơ đến rao giảng ở Rô-ma đòi hỏi phải đến năm 60-64 sau Chúa. Điều này dường như hooàn toàn quá trễ so với bản Aram của Ma-thi-ơ. Người ta đoán rằng bản Logia được soạn ra khoảng năm 50 đến 55 sau Chúa.
Phạm vi mà Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp hoàn tất rất dài nên người ta giới hạn từ năm 40 đến năm 140 sau Chúa. Giới hạn rộng lớn trong những năm được đề nghị minh chứng rằng toàn thể vấn đề chủ yếu nằm trong lãnh vực đánh giá chủ quan và lệ thuộc vào cách lý giải có được về các đặc trưng của Phúc Âm cùng môi trường mà nó phản ảnh. Bất cứ sự xác định ngày tháng nào của Phúc Âm này cũng đều bị ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Ma-thi-ơ và Mác khi đã chấp nhận giải pháp đã đề ra cho các vấn đề thích hợp. Giải pháp đang được chấp nhận đối với vấn đề kết hợp đòi hỏi Phúc Âm Ma-thi-ơ phải viết sau sách Mác.
Một vài lời ám chỉ liên quan đến ngày tháng chứa đựng trong Phúc Âm. Có hai trường hợp diễn tả từ ngữ “đến nay” (27:8 28:15) vạch ra một khoảng thời gian đáng kể giữa các biến cố tường trình trong Phúc Âm và thời gian ghi chép lại. Nhưng con số năm chính xác thì không rõ ràng. Tuy nhiên câu Kinh Thánh ở 27:8 “Nhơn đó, ruộng ấy đến nay còn gọi là ruộng huyết” tự nhiên nêu lên một ngày trước năm 70 sau Chúa. Sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị hủy phá, ruộng ấy không còn được nhắc đến hoặc sử dụng làm nơi chôn khách lạ. Cũng có thêm lời diễn đạt khác như “Thành thánh” “Nơi thánh” và “Thành của Vua lớn” cho thấy rằng Giê-ru-sa-lem vẫn còn. William đã có những bằng chứng rất vững chắc là Phúc Âm này không được viết ra trước năm 70 sau Chúa. Qua sự diễn tả cặn kẽ của người viết ở 24:15-17. Ông nói: “Thật là vô lý nếu tác giả xen vào lối cảnh cáo này liên quan đến cách họ sẽ chạy trốn khi thấy đạo quân La Mã ở trong nơi thánh, có lẽ nào ông lại viết sau khi đạo quân La Mã đã chiếm lấy thành rồi.” Người ta cũng được giục giã nếu việc Giê-ru-sa-lem bị thất thủ thì sẽ có sự phân biệt rõ ràng hơn giữa sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem và sự trở lại của Đấng Christ trong chương 24. Dods cho rằng: “Lời cảnh cáo, ai đọc phải chú ý là lời xen vào của người truyền đạo vào bài giảng của Chúa (24:15) minh chứng rằng sự bùng nổ của cuộc chiến dù là sự kiện sắp xảy ra, nhưng vẫn chưa xảy đến.” Có nhiều người lại nêu lên những bằng chứng trong Phúc Âm là nó được viết sau năm 70 sau Chúa. Như Klijn đã chấp nhận điều này như “là một sự kiện rất hợp lý vì trong chương 22:7 thì Phúc Âm nói rằng Vua sẽ “đốt phá thành của họ” và ông cho rằng đây là một cái nhìn lại số phận của thành Giê-ru-sa-lem. 66 Harnak lại cho rằng Phúc Âm này được viết ra vào khoảng những năm 75 sau Chúa vì ông cảm thấy rằng “thảm họa của thành Giê-ru-sa-lem rung chuyển trong các Phúc Âm này hơn trong các Phúc Âm khác. Lời bình này phản ảnh cách đọc chủ quan của Harnak trong hoàn cảnh này. Johnson cho rằng bài giảng nêu lên có tính cách xét đoán của Chúa trong 24:1-51 chắc chắn viết lại Mac Mc 13:1-37 phù hợp với tình trạng sau khi Giê-ru-sa-lem bị hủy phá. 68 Nhưng quan điểm này đặt lại vấn đề về tính xác thực của các tác giả Phúc Âm trong việc trình bày sự dạy dỗ của Chúa Jesus, không biết họ viết trước hay sau biến cố ấy. Những lời tranh luận về sự ghi chép sau biến cố này rút ra từ việc nghi ngờ khả năng tiên đoán tương lai của Chúa Jesus.
Bằng chứng bốn Phúc Âm nêu ra ngày viết trước năm 70 sau Chúa là xác thực nhất.
Nếu Phúc Âm Ma-thi-ơ dựa trên tài liệu của sách Mác thì nó phải được biên soạn sau năm 65 sau Chúa, niên lịch của sách Mác được chấp nhận khoảng thời gian giữa sách Mác và Ma-thi-ơ, người ta chỉ có thể phỏng đoán. Niên lịch mà chúng tôi đề nghị cho Ma-thi-ơ là khoảng năm 66 đến 68 sau Chúa, niên lịch này sớm hơn người ta tưởng
MỤC TIÊU CỦA PHÚC ÂM
Khác với Phúc Âm thứ tư (GiGa 20:30-31), mục đích của sách không được nêu lên rõ ràng qua một câu nào. Nhưng chắc chắn là Phúc Âm này không giống với các Phúc Âm khác, mục đích chung là tuyên bố các sự kiện liên quan đến Chúa Jesus để thức tỉnh và kiến lập đức tin của người khác vào Chúa Jesus và Phúc Âm.
Theo lời chứng của Origen, Phúc Âm của Ma-thi-ơ viết cho “những người mới trở lại từ Do Thái giáo; trong khi đó Eusebius cho rằng Phúc Âm này được viết cho các độc giả biết tiếng Aram là sự thay thế cho các lời giáo huấn cá nhân của Ma-thi-ơ khi ông đi đến xứ xa. Điều này ám chỉ đến mục tiêu dạy dỗ của Phúc Âm. Ma-thi-ơ có xu hướng giúp cho các tín hữu Do Thái đang bị bắt bớ xác định và được khích lệ trong đức tin. Họ cần hiểu rõ bản chất và sứ mạng của Đấng Christ. Một bản ký thuật đáng tin cậy về sự dạy dỗ và các công việc của Ngài phải được bày tỏ rằng Ngài là sự ứng nghiệm cho những ước vọng về Đấng Mê-si của họ. Phúc Âm ấy giúp cho họ có câu trả lời mà những người vô tín vu khống Chúa của họ. Những tín hữu cũng cần được dẫn dắt liên quan đến bản chất của sự sống mong thấy trong họ là những thành viên trong cộng đồng thuộc về Đấng Mê-si. Các lời giáo huấn của Chúa Jesus được trình bày trong Phúc Âm này đem lại một sự dẫn dắt có giá trị. Chức năng có tính chất giáo huấn này phản ảnh trong phần cuối của Phúc Âm, là sự ủy nhiệm lớn (Mat Mt 28:19-20).
Phúc Âm này cung cấp cho những đọc giả Do Thái một công cụ truyền đạo có giá trị. Vì nhờ đó mà đức tin của họ được vững chắc, tự nhiên họ sử dụng những điều này để chinh phục người khác, hầu có được đức tin như họ. Những lời trích dẫn trong Cựu ước đã thách thức và bày tỏ cho họ biết Chúa Jesus ở Na-xa-rét là Đấng Mê-si đã hứa, qua đó họ chấp nhận đây là bản văn có thẩm quyền.
Nội dung của Phúc Âm này chứng minh rằng giá trị của nó không chỉ giới hạn cho các tín hữu Do Thái. Giữa vòng các tín hữu ngoại bang, Phúc Âm này cũng rất phổ thông. Điều này được xác nhận qua sự sử dụng rất phổ biến trong các văn phẩm Cơ Đốc vào thế kỷ thứ hai. Sự phổ thông của sứ điệp Phúc Âm công bố trong sách Ma-thi-ơ đã hấp dẫn tất cả các tấm lòng của các tín hữu. Tasker đã tóm tắt tác giả thực dụng của nó đối với hội thánh.
Phúc Âm này đã cung cấp cho hội thánh một công vụ không thể thiếu được trong một trách nhiệm về ba mặt là bảo vệ niềm tin của mình khỏi sự tấn công của những người chống đối Do Thái giáo, là giáo huấn những người mới tin tránh xa tà giáo trong việc ứng dụng giáo lý của một tôn giáo mình mới nhận và cho các chi thể khác sống một nếp sống kỷ luật dựa trên các bản ký thuật về các việc làm và lời nói của Chúa, là Thầy của họ mà họ đã nghe và đọc mỗi tuần theo thứ tự và truyền thống mà người truyền đạo này đã cung cấp.

ĐẠI CƯƠNG CỦA SÁCH MA-THI-Ơ
Mặc dù nội dung của sách Ma-thi-ơ có sự sắp xếp rất cẩn thận nhưng không được sắp xếp trong một đại cương có hệ thống. Sự sắp xếp của tài liệu theo một chủ đề rộng lớn và phần trung tâm của Phúc Âm xoay xung quanh bài giảng của Chúa Jesus. Điều này được chỉ rõ qua việc dùng năm cụm từ “khi Chúa Jesus vừa phán những lời ấy xong.” (7:28; 11:1; 13:53; 19:1; 26:1). Nhưng nổ lực để phác thảo đại cương của Phúc Âm quanh năm bài giảng này thì không thỏa đáng. Họ có khuynh hướng xem phần mở đầu và kết luận. Để hài lòng hơn họ chia theo thứ tự thời gian qua hai sự cố của cụm từ “từ lúc đó Chúa Jesus bắt đầu” (4:17; 16:21). Lời diễn tả này cho thấy Ma-thi-ơ có ý nghĩa chia câu chuyện về Chúa Jesus thành những thời kỳ riêng biệt. Sự cố đầu tiên trên đây đánh dấu việc Chúa Jesus bắt đầu chức vụ công khai, nhấn mạnh đến thời kỳ chuyển tiếp của đời sống riêng tư của Ngài đến sự khởi đầu chức vụ công khai của Ngài. Sự cố thứ hai đánh dấu đến sự giới thiệu đặc biệt về thập tự giá là sự nhấn mạnh chính cho đến lúc Chúa sống lại trong Khải hoàn.
Chủ đề của Phúc Âm là “Chúa Jesus Christ là Vua, là Đấng cứu thế (Messianic King).
I. Sự đến của Vua Đấng Cứu thế 1:1; 4:16
A. Dòng dõi tổ tiên của Vua 1:1-17
1. Tựa đề của gia phổ 1:1
2. Tên của gia phổ 1:1
3. Tóm tắt gia phổ 1:17
B. Sự ra đời của Vua 1:18-2:23
1. Sự huyền nhiệm của bản chất Ngài 1:18-25
2. Các biến cố suốt thời thơ ấu của Ngài 2:1-23
a) Sự đến của các Bác sĩ 2:1-12
b) Chạy đến Ai Cập để được bảo toàn 2:13-15
c) Sự giết chết các bé sơ sinh ở Bết-lê-hem 2:16-18
d) Sự trở về và định cư ở Na-xa-rét 2:19-23
C. Sự khởi đầu chức vụ của Vua 3:1-17
1. Chức vụ chuẩn bị của Giăng Báptít 3:1-12
2. Giăng làm báp tem cho Chúa Jesus 3:13-17
D. Vua chịu thử nghiệm 4:1-11
E. Bước quá độ trong công tác của Vua 4:12-16
II. Lời tuyên bố của Vương quốc Đấng Mê-si 4:17; 16:20
A. Công tác của Vua bắt đầu 4:17-25
1. Sự loan báo Vương quốc sắp đến 4:17
2. Sự tuyển mộ các thần dân 4:18-22
3. Chiến dịch khắp Ga-li-lê 4:23-25
B. Bản tuyên ngôn của Vương quốc 5:1-7:29
1. Chuẩn bị cho các bản tuyên ngôn 5:1-2
2. Các công dân của Vương quốc 5:3-20
a) Tư cách của công dân 5:31
b) Ảnh hưởng của công dân 5:13-16
c) Duy trì luật pháp trong Vương quốc 5:17-20
3. Luật lệ của Vương quốc 5:21-7:12
a) Yêu cầu xã hội của Vương quốc 5:21-48
(1) Nếp sống thiêng liêng 5:21-26
(2) Hôn nhân Thánh khiết 5:27-32
(3) Đòi hỏi của lẽ thật… 5:33-37
(4) Phản đối điều ác 5:38-42
(5) Thực hành yêu thương 5:43-48
b) Yêu cầu thuộc linh trong Vương quốc 6:1-34
(1) Nguyên tắc hành động căn bản 6:1
(2) Thực hành nếp sống đạo 6:2-18
(a) Thủ tục của bố thí 2:4
(b) Thủ tục trong sự cầu nguyện 6:5-15
(c) Thủ tục kiêng ăn 6:16-18
(3) Thái độ đối với của cải vật chất 6:19:34
a. Thái độ đối với sự giàu có 6:19-24
b. Thái độ đối với đồ dùng cần thiết 6:25-34
c) Tóm tắt các nguyên tắt hoạt động 7:1-12
(1) Quan hệ xã hội của công dân 7:1-6
(a) Loại bỏ việc tìm khuyết điểm của người khác 7:1-5
(b) Thực hành sự chọn lựa đúng đắn 7:6
(2) Sự cung cấp nhu cầu qua sự cầu xin 7:7-11
(3) Luật vàng trong hành động 7:12
4. Những thử nghiệm của Vương quốc 7:13-27
a. Thử nghiệm lối vào cá nhân 7:13-14
b. Thử nghiệm các nhà lãnh đạo tự nhận 7:15-20
c. Thử nghiệm sự vâng phục cá nhân 7:21-27
(1) Thử nghiệm của lời tuyên bố 7:21-23
(2) Thử nghiệm của sự minh họa 7:24-27
5. Phản ứng của bản tuyên ngôn 7:28-29
C. Sự biểu thị quyền bính của Đấng Mê-si 8:1-9:34
1. Loạt biểu thị đầu tiên 8:1-22
a. Chuyện kể về sự biểu thị 8:1-17
(1) Tẩy sạch người phung 8:1-4
(2) Chữa lành đầy tớ bại liệt 8:5-13
(3) Phục hồi bà gia của Phi-e-rơ 8:14-15
(4) Chức vụ giải phóng quần chúng 8:16-17;
b. Phản ứng đối với biểu thị 8:23-9:10
2. Loạt biểu thị thứ hai 8:23-9:27
a. Chuyện kể về sự biểu thị 8:23-9:10
(1) Khiến bão tố yên lặng 8:23-27
(2) Giải cứu hai người bị quỉ ám 8:28-34
(3) Tha thứ và chữa lành người bại 9:1-8
(4) Sự kêu gọi và đáp ứng của Ma-thi-ơ 9:9-10
b. Đáp ứng với sự biểu thị 9:11-17
(1) Phê phán người Pha-ri-si 9:11-13
(2) Các môn đồ của Giăng thẩm vấn về việc kiêng ăn 9:14-17
(3) Loạt biểu thị thêm nữa 9:18-34
a. Chuyện kể về sự biểu thị 9:18-33a
(1) Chữa lành người đàn bà và đứa bé gái chết được cứu sống 9:18-26
(2) Chữa lành hai người mù 9:27-31
(3) Giải cứu người bị quỉ ám 9:32-33a
b. Phản ứng đối với sự biểu thị 9:33b-34
D. Công bố sứ điệp của Đấng Mê-si 9:35-11:1
1. Quần chúng lao động cần sứ điệp 9:35-56
2. Chuẩn bị các sứ giả 9:37-10:4
a. Bài cầu nguyện để có những người lao khổ 9:37-38
b. Sự ban cho quyền năng để phục vụ. 10:1
c. Tên của các sứ giả 10:2-4
3. Sự ủy nhiệm mười hai Sứ đồ 10:5-42
a. Nhiệm vụ giới hạn ở Ga-li-lê 10:5-15
b. Sự phụng sự sắp đến giữa sự bách hại 10:16-23
c. Kinh nghiệm của các Sứ đồ bị bắt bớ 10:24-42
(1) Lời chứng giữa sự chống đối 10:24-33
(2) Đòi hỏi các nhân sự có sự trung thành tuyệt đối 10:34-39
(3) Bảo đảm được thưởng cho những ai trung tín phục sự 10:40-42
4. Hoạt động kế tiếp của Vua 11:1
E. Những khó khăn của Vương quốc 11:2-30
1. Trạng thái bối rối của Giăng Báp-tít 11:2-15
a. Câu trả lời của Vua cho Giăng Báp-tít 11:2-6
b. Lời dạy dỗ dân chúng về Giăng 11:7-15
2. Sự không tiếp thu của quần chúng 11:16-24
a. Một thế hệ quá vô lý 11:16-19
b. Lòng không ăn năn của các thành phố được đặc ân 11:20-24.
3. Thái độ của Vua giữa sự khó khăn 11:25-30
F. Những sự chống đối Vương quốc 12:1-16:12
1. Sự tấn công của người Pha-ri-si liên quan đến ngày Sa-bát 12:1-14
a. Tấn công trong đồng lúa 12:1-8
b. Tấn công trong nhà Hội 12:9-14
2. Hoạt động của Vua dưới sự tấn công 12:15-21
3. Sự tấn công của người Pha-ri-si liên quan đến vấn đề đuổi quỉ 12:22-37
a. Sự đuổi quỉ gây ra sự tấn công 12:22-24
b. Trả lời với những người tấn công 12:25-37
4. Các văn sĩ và người Pha-ri-si đòi hỏi một dấu lạ 12:38-45
5. Gia đình của Vua xen vào 12:46-50
6. Lời dạy dỗ về Vương quốc bằng thí dụ trong sự huyền nhiệm 13:1-52
a. Dạy dỗ đám đông bên bờ biển 13:1-35
(1) Thí dụ về người gieo giống và các loại đất 13:1-23
(a) Thí dụ nói cho đám đông 13:1-9
(b) Giải thích phương pháp mới 13:10-17
(c) Giải thích thí dụ 13:18-23
(2) Thí dụ cỏ lùng và lúa mì 13:24-30
(3) Thí dụ về hột cải 13:31
(4) Thí dụ về men 13:33
(5) Phương pháp ứng nghiệm lời Kinh Thánh 13:34-35
b. Dạy dỗ các môn đệ trong nhà 13:36-52
(1) Thông giải về lúa mì và cỏ lùng 13:36-43
(2) Thí dụ về kho tàng chôn giấu 13:44
(3) Thí dụ về ngọc châu quý giá 13:45-46
(4) Thí dụ về lưới vét 13:47-50
(5) Hiểu được lời dạy có tính chất ẩn dụ 13:51-52
7. Những biểu lộ chống đối Vương quốc 13:53-14:12
a. Sự chống đối Vua ở Na-xa-rét 13:53-58
b. Phản ứng sai lầm của Vua chư hầu 14:1-12
(1) Bản chất phản ứng của Hê-rốt 14:1-2
(2) Lý do phản ứng 14:3-12
(a) Bỏ tù Giăng Báp-tít 14:3-5
(b) Giết Giăng Báp-tít 14:6-12
8. Các hoạt động của Vua đã bị chối từ 14:13-36
a. Nuôi dưỡng 5000 người 14:13-21
b. Chúa Jesus và Phi-e-rơ đi trên mặt nước 14:22-23
c. Chức vụ chữa lành tại Ghê-nê-sa-rết 14:34-36
9. Người Pha-ri-si tấn công liên quan đến lễ tẩy sạch 15:1-2a
a. Phái đoàn đại biểu tấn công 15:1-2
b. Lời giải đáp phô bày sự gian ác trong truyền thống của họ 15:3-9
c. Sự dạy dỗ liên quan đến sự ô uế thực 15:10-20
10. Chức vụ của Vua trong sự rút lui 15:21-39
a. Chữa lành đứa con gái bị quỉ ám 15:21-28
b. Chữa lành ở phía đông biển Ga-li-lê 15:29-31
c. Nuôi dưỡng bốn ngàn người 15:32-39
11. Sự chống đối kết hợp giữa người Pha-ri-si và Sa-đu-sê 16:1-12
a. Sự từ chối dấu lạ được yêu cầu từ trời 16:1-4
b. Cảnh cáo các môn đệ về sự dạy dỗ sai lầm 16:5-12
G. Sự thành công của thần dân Ngài 16:13-20
1. Lời chứng về chức vụ Mê-si của Ngài 16:13-16
2. Sự đắc thắng được khải thị cho các môn đệ của Ngài 16:17-20
III. Thập tự giá của Vua – Đấng Cứu Thế 16:21-27:66
A. Thập tự giá và thần dân của Vua 16:21-20:34
1. Thập tự và vinh quang trong tương lai 16:21-17:20
a. Sự mặc khải liên quan đến thập tự 16:21-28
(1) Thập tự của Vua 16:21-23
(2) Thập tự của các thần dân 16:24-28
b. Sự suy tôn Vua 17:1-13
(1) Lời tường trình về sự biến hóa 17:1-8
(2) Lời gợi ý về thập tự sắp đến 17:9-13
c. Sự chữa lành đứa bé trai bị quỷ ám 17:14-20
(1) Hành động chữa lành trong quyền năng 17:14-18
(2) Lý do thất bại của các môn đệ 17:19-20
2. Thập tự và các yêu cầu của nếp sống hằng ngày 17:22-19:22
a. Lời giáo huấn nhắc lại thập tự sắp đến 17:22-23
b. Trả thuế đền thờ 17:24-27
c. Những lời giáo huấn thực tiễn về nếp sống ở trong Vương quốc 18:1-35
(1) Vấn đề ai là lớn hơn trong Vương quốc 18:16
(2) Lời cảnh cáo liên quan đến sự vấp phạm 18:7-14
(3) Phương pháp ổn định sự vấp phạm 18:15-20
(4) Đánh giá sự tha thứ hổ tương 18:21, 35
d. Chức vụ chữa lành Bêrê 19:1-2
e. Lời tuyên bố liên hệ đến việc cưới hỏi và ly dị 19:3-12
(1) Trả lời cho người Pha-ri-si về sự ly dị 19:3-9
(2) Giải đáp cho các môn đệ về hôn nhân 19:10-12
f. Chúc phước cho con trẻ 19:13-15
g. Sự mặc khải cho người trai trẻ tìm kiếm sự sống đời đời 19:16-22
3. Các vấn đề của vương quốc 19:23-20:34
a. Lối vào vương quốc 19:23-20:34
b. Sự dạy dỗ liên quan đến địa vị trong vương quốc 19:27-20:16
(1) Lời hứa cho các thần dân trung tín được phần thưởng 19:27-30
(2) Thí dụ cảnh cáo chống lại sự tự tư, tự lợi 20:1-16
c. Công bố thập tự sắp đến 20:17-19
d. Yêu cầu ích kỷ để có địa vị, của Gia cơ và Giăng 20:20-23
e. Phương pháp được địa vị cao trọng trong Vương quốc 20:24-28
f. Chữa lành hai người mù ở Giê-ri-cô 20:29-34
B. Sự chối bỏ của các nhà lãnh đạo Do Thái 21:1-23:39
1. Công khai nhận mình là Đấng Mê-si 21:1-11
2. Uy quyền tẩy sạch đền thờ 21:12-17
3. Sự xét đoán có tính cách tượng trưng về cây vả không kết trái 21:18-22
4. Liên tục tấn công bởi những nhóm khác nhau 21:23-22:40
a. Câu hỏi liên quan đến quyền bính của Vua 21:23-22:14
(1) Sự tấn công bởi các quyền lực tối cao 21:23-27
(2) Các thí dụ phơi bày những người lãnh đạo 21:28-22:14
(a) Thí dụ về hai người con 21:28-32
(b) Thí dụ về người trồng nho gian ác 21:33-46
(c) Thí dụ về tiệc cưới hoàng gia 22:1-14
b. Câu hỏi liên quan đến sự nộp thuế cho Sê-sa 22:15-22
c. Câu hỏi liên quan đến sự sống lại 22:23-33
d. Câu hỏi liên quan đến điều răn lớn nhất 22:34-41
5. Sự phản công của Vua trên những nhà lãnh đạo 22:41-23:39
a. Câu hỏi liên quan đến danh phận làm Con của Đấng Mê-si 22:41-46
b. Sự tố giác công khai về các văn sĩ và người Pha-ri-si 23:1-39
(1) Sự dạy dỗ liên quan đến quyền bính tôn giáo 23:1-12
(2) Các tai nạn giáng trên văn sĩ và người Pha-ri-si 23:13-36
(3) Sự thẩm phán đau buồn trên Giê-ru-sa-lem 23:37-39.
C. Sự mặc khải về tương lai cho các môn đồ 24:1-26:2
1. Sự khải thị liên quan đến tương lai gần 24:1-2
2. Sự khải thị liên quan đến tương lai xa 24:3-25:46
a. Sự khải thị liên quan đến dân Do Thái 24:3-44
(1) Sự mô tả tương lai 24:3-31
(a) Hình ảnh tổng quát trong tương lai 24:3-14
(b) Chi tiết của cơn đại nạn 24:3-14
(c) Sự tái lâm vinh quang của Vua 24:29-31
2. Sự dạy dỗ khi nhìn về tương lai 24:32-44
b. Sự mặc khải về ví dụ liên quan đến những Cơ Đốc nhân 24:45-25:30
(1) Thí dụ về trách nhiệm của người trong nhà 24:45-51
(2) Thí dụ về những nữ đồng trinh chờ đợi 25:1-13.
(3) Thí dụ về các ta lâng 25:14-30
c. Sự khải thị liên quan đến các dân tộc 25:31-46
3. Sự khải thị về tương lai gần 26:1-2
D. Sự khổ nạn của Vua 26:3-27:66
1. Các biến cố chuẩn bị 26:3-16
a. Âm mưu của các nhà lãnh đạo Do Thái 26:3-5
b. Sự xức dầu để chôn Ngài ở Bê-tha-ni 26:6-13
c. Giu đa mặc cả để mưu phản Chúa Jesus 26:14-16.
2. Lễ vượt qua với các môn đệ 26:17-29
a. Chuẩn bị lễ vượt qua 26:17-19
b. Các biến cố vào lễ vượt qua 26:20-29
(1) Sự khải thị về người phản 26:20-25
(2) Thiết lập lễ tiệc thánh 26:26-29
3. Lời cảnh cáo trên đường đi đến Ghết-sê-ma-nê 26:30-45
4. Quang cảnh trong vườn Ghết-sê-ma-nê 26:36-56
a. Giờ thích hợp để cầu nguyện ở Ghết-sê-ma-nê 26:36-46
b. Sự phản bội và bị bắt giữ ở vườn Ghết-sê-ma-nê 26:47-56
5. Sự xử án Chúa Jesus 26:57-27:31
a. Xuất hiện trước tòa án Do Thái 26:57-27:2
(1) Xử án trước tòa công luận ban đêm 26:57-68
(2) Phi-e-rơ chối Chúa ba lần 26:69-75
(3) Sự kết án theo nghi thức lúc sáng sớm 27:1-2
b. Sự cắn rứt và tự tử của Giu-đa 27:3-10
c. Sự xuất hiện trước chính quyền La Mã 27:11-26
d. Sự phong vương giả tạo của những tên lính 27:27-31
6. Sự đóng đinh và sự chết của Vua 27:32-56
a. Vác thập tự thay cho Chúa Jesus 27:32
b. Chế giễu Vua bị đóng đinh 27:33-44
c. Các biến cố liên quan đến sự chết của Chúa Jesus 27:45-56
7. Đặt Vua vào mộ 27:57-66
a. Chôn trong mộ mới của Giô-sép 27:27-51
b. Đóng ấn và canh giữ mộ 27:62-66
IV. Sự đắc thắng của Vua 28:1-20
A. Sự chứng thực Ngài sống lại 28:1-10
B. Sự thất bại của kẻ thù 28:11-15
C. Sự ủy nhiệm của Vua được ủy quyền 28:16-20

THƯ MỤC SÁCH MA-THI-Ơ

Ma-thi-ơ (Matthew) tác giả là W.F Albright và C.S. Mann. The Anchor Bible. Garden City, New York: Doubleday, 1971
Phần giới thiệu 198 trang, chiếm một phần ba quyển sách, thảo luận chi tiết các vấn đề căn bản. Ma-thi-ơ là tên tác giả, vì quá trình nhận dạng này thích hợp nhất với bối cảnh của xứ Palestine trước năm 70 sau Chúa. Các tác giả trên đã dựa vào các phát hiện khảo cổ mới nhất cùng các nghiên cứu bình phẩm. In lại bản dịch của tác giả có nhiều phụ chú và dẫn giải. thách thức nhưng không luôn luôn thuyết phục. Thiếu các sự kiện siêu nhiên.
Allen, Willoughby C. “A Critical and Exegetical Commentary on the Gospel According to St. Matthew” trong quyển The International Critical Commentary tái bản lần thứ ba. Edinburgh: T.&T. Clark, 1957.
Một tác phẩm thông thái, rất có giá trị cho các sinh viên cao cấp trong việc nghiên cứu về các nguồn sách Ma-thi-ơ. Có bản dịch từng câu một nhưng phải quen với ngôn ngữ Hy Lạp. Tác phẩm này cũng cho rằng sách Ma-thi-ơ là một sản phẩm phụ của sách Mác.
Argyle, A.W. “The Gospel According to Matthew” trong quyển The Cambridge Bible Commentary on the New English Bible. Cambridge: Cambridge U., 1963.
Bản văn The New English Bible được in thành nhiều phần, có lời chú giải tóm tắt dài hơn nửa quyển. Lời bình khái quát phản ảnh các quan điểm của những học giả gần đây.
Barclay, William. “The Gospel of Matthew” trong quyển The Daily Study Bible, gồm hai quyển. Philadelphia: Wesminster, 1956-57.
Chia Phúc Âm ra nhiều phần để nghiên cứu hằng ngày. Tác giả theo cách dịch riêng của mình; lời bình của ông “nhằm làm cho kết quả mà các học giả đã nghiên cứu trở nên dễ dàng đối với đọc giả không chuyên, không cần có một sự giáo dục thần học mới hiểu được.” Nghiên cứu từ ngữ cùng nhiều kiến thức tươi mới nhằm nhấn mạnh đến sự liên quan giữa Phúc Âm và cuộc sống hiện nay.
Barnes, Albert. Notes on the New Testament, Explanatory and Practical: Matthew and Mark. Robert Frew xuất bản. 1898. Tái bản. Grand Rapids: Baker, 1962.
Tái bản một lời bình bảo thủ phổ thông của thế kỷ trước.
Broadus, John A. “Commentary on the Gospel of Matthew” trong quyển An American Commentary. 1887. Tái bản Philadelphia. Amer. Bapt. Pub. Soc.n.d.
Một trong những lời bình xác đáng nhất về sách Ma-thi-ơ của thế kỷ vừa qua nhưng vẫn còn có giá trị trong việc thông giải một cách có hệ thống Phúc Âm này. Đây là tác phẩm của một học giả bảo thủ.
Bruce, Alexander Balmain. “Các Phúc Âm tóm tắt” trong quyển The Expositor’s Greek Testament quyển 1. Grand Rapids: Eerdmans, n.d.
Bản văn Hy Lạp. Cung cấp tài liệu giới thiệu về bản Phúc Âm tóm tắt gồm các phần liên quan đến các Phúc Âm khác hay đứng riêng lẻ. Phần ghi chú cung cấp nhiều ánh sáng dành cho các học viên biết ngôn ngữ Hy Lạp. Vì ở thế hệ trước, nó không chứa đựng các kiến thức mới nhất liên quan đến ngôn ngữ Hy Lạp.
Carr, A. “The Gospel According to St. Matthew” trong quyển Cambridge Greek Testament for Schools and Colleges. Cambridge U., 1880
Bản văn Hy Lạp. Scrivener xuất bản từ bản Textus Receptus, phần giới thiệu trình bày quan điểm theo truyền thống cổ liên quan đến địa vị tác giả của Ma-thi-ơ. Phần ghi chú trong bản văn Hy Lạp được chọn lọc, nhấn mạnh đến hình thức và ý nghĩa của nguyên văn. Vắn tắt những vấn đề có tính cách lịch sử.
Criswell, W. A Expository Notes on the Gospel of Matthew. Grand Rapids: Zondervan, 1961.
Một lời giải thích chính xác và rõ ràng của một mục sư Báp-tít bảo thủ. Quan điểm cho rằng Ma-thi-ơ là một gạch nối rất thích đáng giữa Cựu ước và Tân ước. Các vấn đề bình phẩm không được đề cập đến. Sự thông giải từng phần rất thích hợp với các đọc giả Kinh Thánh không chuyên.
Dietrich, SuzAn-ne de. The Layman’s Bible Commentary. Quyển 16 Matthew. Donaldg. Miller dịch, Richmond, Va: Knox, 1961
Tác phẩm của một nữ học giả Pháp, trình bày cô đọng phần lớn bản văn và thể hiện tâm linh của một người tận hiến trọn vẹn. Phần giới thiệu tóm gọn, chú trọng đến các đặc trưng và cấu trúc của Phúc Âm.
English, E.Schuyler. Studies in the Gospel According to Matthew. Grand Rapids: Zondervan 1935
Lời giải thích đơn giản và chính xác sách Ma-thi-ơ theo quan điểm của từng giai đoạn nhất định. Nguyên thủy được sắp xếp như một loạt bài học trường Chúa nhật trong Revelation Magazine, quyển sách trình bày một loạt bài nghiên cứu Phúc Âm cho các đọc giả trung bình.
Erdman, Charles R. The Gospel of Matthew. Philadelphia: Westminster, 1948.
Cách lý giải theo từng đoạn nêu lên các điểm chính súc tích của một giáo sư và văn sĩ bảo thủ của hội Trưởng lão, viết cho các độc giả không chuyên. Ông cho rằng các ý niệm của bài giảng trên núi Ô-li-ve xảy ra vào thời kỳ trước một ngàn năm.
Fenton, J.C. The Gospel of Matthew. The Pelican Gospel Commentaries. Baltimore, Md: Penguin, 1963.
Lời giải thích có khuynh hướng làm sáng tỏ ý nghĩa nguyên thủy dành cho các đọc giả hiện đại. Chú trọng đến các quan niệm thần học và phản ảnh các quan điểm phê bình hiện nay.
Fieldhouse, Marvin L. “sách Ma-thi-ơ (trong 84 bài học)” trong quyển The Missionary’s Bible Commentary. Nagano Ken, Nhật bản: Oriental Bible Study Fellowship, n.d.
Một tác phẩm ôn hòa lý thú của một nhà tư tưởng độc lập dành cho các nhóm nghiên cứu Phúc Âm. Tác giả quan tâm một cách sâu xa đến việc để cho Lời được hà hơi tự phát ngôn và tìm cách ứng dụng sứ điệp ấy vào trong cuộc sống hằng ngày. Không đề cập đến các vấn đề bình phẩm. Mỗi bài học bao gồm phần giới thiệu bài phải nghiên cứu, các chú thích và một tư tưởng kết thúc.
Filson, Floyd V. A Commentary on the Gospel According to St. Matthew. Harper’s New Testament Commentaries. New York: Harper, 1960
Tác giả đưa ra một bản dịch mới được in từng phần, sau mỗi phần có lời chú giải riêng. Phần chú giải này thường có lời bình phẩm ôn hòa nhưng thường bỏ lửng một vài câu hỏi nêu ra. Các vấn đề bình phẩm đề cập đến một cách kỹ lưỡng trong phần giới thiệu
Gaebelein, A.C The Gospel of Matthew, hai quển in thành một sách. New York: Pubn. Office, Our Hope, 1910.
Lời giải thích theo từng giai đoạn của sách Ma-thi-ơ. Chứa đựng nhiều kiến thức có giá trị trong sứ điệp của Chúa Jesus, mặc dù quá nhấn mạnh đến các giai đoạn nhất định.
Hendriksen, William “Exposition of the Gospel According to Matthew” trong quyển New Testament Commentary Grand Rapids: Baker, 1973.
Sách giải nghĩa Ma-thi-ơ này có giá trị bất hủ do một học giả chín chắn. Có phần giới thiệu (100 trang) về vấn đề kết hợp ba Phúc Âm và Phúc Âm Ma-thi-ơ. Có một bản dịch riêng của tác giả, lời giải thích chi tiết của bản văn, và sự tóm tắt mỗi phần. Giải quyết các vấn đề bình phẩm, dù vậy tài liệu này giúp cho những người không chuyên có thể hiểu được.
Hobbs, Herschel H. An Exposition of the Gospel of Matthew. Grand Rapids: Baker, 1965
Đây là sách giải nghĩa Ma-thi-ơ phổ thông, có tính cách của những bài giảng do một mục sư Báp-tít có khả năng diễn đạt. Sách này tìm cách khai mở ý nghĩa của bản văn và phù hợp với cuộc sống hiện nay. Tác giả tự do nêu lên các quan điểm của mình.
Howvard, Fred D. The Gospel of Matthew. Shield Bible Study series. Grand rapids: Baker 1961.
Là một sách hướng dẫn nghiên cứu sách Ma-thi-ơ với một đại cương rõ ràng được dùng trong các trường Kinh Thánh và hội thánh. Không có phần bình phẩm các vấn đề. Quan điểm bảo thủ.
Johnson, Sherman E và Buttrich, George A. “The Gospel According to St. Matthew”, trong quyển The Interpreter’s Bible. Quyển 7. New York: Abingdon Cokesbury, 1951.
Một phương pháp nghiên cứu sách Ma-thi-ơ hai phần, phần thứ hai là sách giải nghĩa của Buttrich có phần đầy đủ hơn trong sự bình luận của Johnson và đưa ra nhiều tài liệu cho mục tiêu giảng dạy. Phần bình luận ủng hộ nhiều kết luận của các lời bình phẩm cơ bản.
Johns. Alexader The Gospel According to St. Matthew, A Text and Commentary for Students. New York: Sheed & Ward, 1965.
Bản in Revised Standard Version ở trang phía tay trái và phía phải là các lời bình chính xác của tác giả. Sự sắp xếp này có khuynh hướng giữ bản văn của Kinh Thánh trước mặt học viên. Các lời giải thích ngắn gọn nhưng có giá trị do một học giả Kinh Thánh Công Giáo La Mã đương thời ghi chú lại.
Lange, John Peter. “The Gospel According to Matthew” trong quyển Lange’s Commentary on the Holy Scriptures: Critical, Doctrinal, and Homiletical. Được dịch ra từ tiếng Đức và Philip Schaff ấn hành. Tái bản: Grand Rapids: Zondervan, n.d.
Sau phần giới thiệu 46 trang, mỗi chương chia làm ba phần; phần giải thích và bình phẩm, phần giáo lý và đạo đức, bài thuyết giáo và thực hành. Một thông tin phong phú cho những ai ao ước đào sâu vào sách này. Theo phương pháp ôn hòa
Lenski, R.C.H. The Interpretation of St. Matthew’s Gospel. Columbus, OHio: Wartburg, 1943.
Đây là lời giải thích sâu rộng (1181 trang) do một học giả hội Lutheran bảo thủ soạn thảo. Tác giả đưa ra bản dịch sát nguyên văn của chính ông, in thành những phần nhỏ, và giải thích đoạn đó trên văn bản Hi văn. Tác phẩm này có tầm quan trọng lâu dài và thích hợp cho những học viên không biết tiếng Hy Lạp.
Micklem, Philip A. St. Matthew. Westminster Commentaries. London: Methuen, 1917
Có in bản English Revised Version ở phần đầu mỗi chương và dùng nó làm căn bản bình phẩm. Phần chú giải có khuynh hướng kết nối “chấp nhận các nguyên tắc phê bình trung thành với đức tin của người Công Giáo”. Các nghi vấn về thực tế các quỷ.
Morgan, G.Campbell. The Gospel According to Matthew. New York: Revell, 1929
Tác giả đã gói gọn toàn thể Phúc Âm trong một loạt bài học gồm bảy mươi ba phần. Quyển sách bàn luận về Ma-thi-ơ là sách giải thích hay nhất trong bốn Phúc Âm. Không bàn đến vấn đề bình phẩm. Cần phải đọc cẩn thận và chăm chú nghiên cứu sách này, cũng có nhiều kiến thức thuộc linh phong phú trong Phúc Âm Ma-thi-ơ.
Morison, James A Practical Commentary on the Gospel According to St. Matthew. Tái bản lần thứ 9. London: Hodder & Stoughton, 1895.
Có lời giới thiệu dài gồm các vấn đề bình phẩm và hổ trợ địa vị tác giả là Ma-thi-ơ theo truyền thuyết. Quyển sách dày 650 trang do một học giả bảo thủ trong thế kỷ trước nêu lên các lời giải thích cẩn trọng. Sách này cho thấy sự hiểu biết của các học giả về các Phúc Âm thời đó.
Plummer, Alfred. An Exegetical Commentary on the Gospel According to St. Matthew. Tái bản Grand Rapids: Eerdmans, n.d.
Phần bình giải quan trọng về sách Ma-thi-ơ đã được ghi nhận từ lâu (lần xuất bản đầu tiên vào năm 1909). Sách này cung cấp phần xử lý của các học giả đối với các nan đề bình phẩm và đưa ra lời giải thích quân bình, phần lớn có tư tưởng bảo thủ. Không chấp nhận địa vị tác giả là Sứ đồ.
Robinson, Theodore H. “The Gospel of Matthew”. trong quyển The Moffatt New Testament Commentary. 1927 tái bản. New York: Harper & Row, n.d.
Lời chú giải phóng khoáng có in bản dịch Moffatt và phù hợp với quan điểm phổ thông và sự xử lý có tính cách đề nghị hơn là ánh sáng, đặc biệt là trong các chương song song với sách Mác.
Stagg, Frank. “Matthew” trong quyển The Broadman Bible Commentary, quyển 8 Nashville: Broadman 1969.
In lại bản Revised Standard Version, nhưng lời giải thích dựa trên sự nghiên cứu cẩn thận nguyên văn, tìm cách kết hợp quân bình giữa sự giải thích bằng các chi tiết và lý giải, cùng lúc đó tìm cách phô bày mối liên lạc sống động của Phúc Âm. Tác giả cho rằng Phúc Âm được viết ra để giúp đỡ hội thánh tìm ra đường lối giữa chủ nghĩa phóng khoáng Antinomian và cho rằng câu trả lời nằm ở chỗ vâng phục Đấng Christ là Đấng liên kết người Do Thái lẫn người ngoại bang trở nên một người mới. Đại cương của Phúc Âm xoay quanh “năm bài giảng” của Chúa Jesus.
Stanton, H.U. Weitbrecht. The Gospel According to St. Matthew. The Indian Church Commentaries, 1912 tái bản London: SOC. For Promotiny Christian Knowledge, 1919.
Có lời giải thích từng câu nói với lời dẫn chứng về tư tưởng tôn giáo và nếp sống ở Đn độ khởi đầu vào thế kỷ thứ hai mươi do một nhà truyền giáo dày dạn kinh nghiệm. Sách dày 700 trang, có tư tưởng ôn hòa
Tasker, R.V.G. “The Gospel According to St. Matthew”. trong quyển The Tyndale New Testament Commentaries. Grand Rapids: Eerdmans, 1961.
Sách Ma-thi-ơ được giải thích một cách chính xác, không chuyên trong quan điểm ôn hòa. Sách này nghiêng về sự giải thích và một vài vấn đề theo nguyên văn được xem xét đến, tài liệu giải nghĩa thường rất hiếm hoi. Những đọc giả ao ước hiểu được ý chính của Phúc Âm thì đây là một tài liệu rất thích hợp