THỨC NGHIÊN CỨU CÓ TÍNH CÁCH GỢI Ý DÀNH CHO CÁC PHÚC ÂM
Các học viên bắt đầu nghiên cứu thường thấy Phúc Âm dường như dễ hiểu nhất. Thể loại thuật chuyện và các câu chuyện sinh động gợi ý của các Phúc Âm là những bài tường thuật không có gì phúc tạp và ý nghĩa của nó có thể thông hiểu một cách đầy đủ.

Dường như dễ nắm vững các Phúc Âm hơn là các thư tín và các câu phức tạp và các cấu trúc tư tưởng gắn kết hoặc sách Khải Huyền với những biểu tượng rắc rối của nó. Các học viên nào quay về với bài thảo luận có tính học thuật đương thời liên quan đến các Phúc Âm chẳng bao lâu sau sẽ thấy rằng những bài này gom lại vô số phức tạp và những nan đề gây tranh cãi. Các nan đề này không thể
liên quan đến việc thông dịch hay hòa hợp nhưng cũng liên hệ đến sự đánh giá, tính xác thực, nguồn gốc và các thời cơ thúc đẩy.

Các học viên mới bắt đầu nghiên cứu đang tìm cách nắm lấy nội dung của Phúc Âm chẳng bao lâu sẽ nhận thức rằng tốt hơn là để các nan đề ấy lại cho các học viên cao cấp hơn. Đối với người mới chúng ta phải tập trung vào bản văn của các Phúc Âm. Đi sâu vào các nan đề rắc rối liên hệ đến nguồn gốc và mối tương quan về văn học phải bỏ lại sau. Khi đã chấp nhận rằng các Phúc Âm được viết ra do sự hà hơi của Thánh Linh, học viên phải biết công tác đầu tiên của mình là tìm cách hiểu Phúc Âm nguyên như thế. Sự thấu triệt bản văn Kinh Thánh là điều cần thiết chính yếu. Anh ta có thể mang phần “giả định là chính các Phúc Âm không phải là nguồn gốc tạo nên lịch sử Cơ Đốc, và tiến hành phần này bằng phương tiện học tập phần trên kia.” phương cách nghiên cứu có tính cách gợi ý này có ý nghĩa giúp các học viên lưu tâm sơ khởi về việc nắm bắt nội dung phong phú của bốn Phúc Âm.

Chính cái sự kiện là chúng ta có bốn bản tường thuật song song về cuộc đời của Chúa Jesus Christ trên đất trong Kinh Thánh đòi hỏi hai phương pháp nghiên cứu khác nhau là:

Phương pháp nghiên cứu tập trung vào một Phúc Âm và phương pháp so sánh bốn Phúc Âm một lúc. Cả hai phương pháp đều quan trọng, nhưng phương pháp thứ nhất là nền móng cho sự theo đuổi phương pháp thứ hai.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA SÁCH

Bốn Phúc Âm được viết ra và được đọc như các tác phẩm độc lập. Đây là lời chứng riêng biệt về Đấng Christ nhục hóa. Tập trung vào một Phúc Âm là điều có lợi nhất cho đến khi nắm vững nội dung của nó. Học viên càng tỉ mỉ với mỗi một Phúc Âm, thì càng có lợi cho việc nghiên cứu bằng phương pháp so sánh sau này.

1. ĐỌC NHIỀU LẦN
Việc nghiên cứu tập trung vào một Phúc Âm đặc biệt bắt đầu bằng cách đọc nhiều lần Phúc Âm đó. Sự thông thạo nội dung của nó không thể xuất phát từ chỗ đọc nhiều lần sách viết về điều đó, dù có thể tác dụng nâng cao đến mức độ nào nhưng qua cách đọc đi đọc lại, thận trọng chính Phúc Âm ấy. Sinh viên văn khoa không phỏng đoán rằng mình đã thấu triệt các kịch bản của Shakespeare nay The Divine Comedy của Dante mà lại không có sự nghiên cứu cá nhân về những tác phẩm ấy. Vì thế sự quán triệt cá nhân mỗi một Phúc Âm đến từ việc đọc đi đọc lại các Phúc Âm ấy.

Trước hết đọc qua Phúc Âm ấy một mạch nếu có thể. Tìm cách theo đuổi các tư tưởng mở ra khi bạn tiếp tục đọc, đừng chú ý đến sự phân chia các chương đoạn câu vì sự phân chia này không chỉ ở các bước ngoặc trong phần nội dung. Đừng dừng lại để suy nghĩ những điểm nhỏ không cần thiết đến nổi lạc mất điểm lớn hơn của bản văn. Khi đọc, hãy nhắm đến việc nắm khái quát nội dung và điểm chính của Phúc Âm đó.

Đọc một mạch toàn bộ Phúc Âm là điều khó, đòi hỏi sự tự kỷ luật, nhưng là một kinh nghiệm bổ ích. Hơn nữa, bạn có thể để nhiều thì giờ hơn để đọc liên tục quyển tiểu thuyết dài hơn cả Phúc Âm dài nhất này. Hãy cố gắng làm cho công việc này trở nên dễ chịu, tự nhiên hơn. Điều quan trọng không phải là đọc nhanh nhưng là bạn có thể hiểu được đầy đủ đến mức nào. Nếu bạn chỉ đọc một phần trong một lần đọc, hãy tiếp tục lại phần bạn đang bỏ dỡ nhưng phải ôn lại vắn tắt điều bạn đã học trước đó.

Đọc và đọc lại toàn bộ Phúc Âm. Mỗi lần đọc sẽ thêm vào hiểu biết cho của bạn về bản chất và nghĩa nội dung của nó. Cố gắng nhận ra và diễn tả trong một cụm từ các phần phân chia chính. Sau đó phác họa phần đại cương chuỗi các sự kiện phát triển trong mỗi phần. Ghi lại trên giấy điều bạn hiểu những phần chính tả của Phúc Âm với lời giới thiệu cho mỗi phần. Sau đó phân tích các phần tiếp theo, hãy chú ý đến nội dung và các phần chia nhỏ ra. Nghiên cứu tập trung vào các lời giải thích chi tiết của các phần riêng lẻ sẽ rất có ý nghĩa để hiểu được sự sắp xếp tổng quát của toàn thể tài liệu. Để hiểu rõ các phần riêng lẻ này cần có ánh sáng của toàn thể.

Để đọc đi đọc lại toàn bộ Phúc Âm nếu chúng ta có thể sử dụng các bản dịch khác nhau là điều rất ích lợi. Các bản dịch mới này đem lại sự tươi mới cho sứ điệp và giúp ta chú ý đến các phương diện chưa được lưu ý đến trước đó. Đối với vấn đề nghiên cứu chi tiết, cần có một bản dịch tiêu chuẩn có thể tin cậy được hơn các bản diễn ý phổ thông. 3 Để nghiên cứu, chúng tôi khuyên bạn phải chọn hai bản sau: Bản American Standard Version (1901) và bản New American Standard Bible (1971). Các bản dịch này đã cố gắng đi sát nguyên văn Hy Lạp. Học viên nghiên cứu Phúc Âm cẩn thận sẽ ghi nhớ rằng nguyên văn được viết bằng Hi văn, chứ không phải Anh ngữ. Chúng ta yêu cầu phải có bản dịch Anh ngữ vì nó có thể truyền đạt một cách hiệu quả đối với các đọc giả ngày nay, nhưng chúng ta phải quan tâm đến việc trở lại sát với nguyên văn chừng nào càng tốt chừng đó.

2. THÔNG TIN MỞ ĐẦU
Sự đọc đi đọc lại giúp bạn biết rằng các Phúc Âm này phát sinh từ một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Nội dung của bất cứ tài liệu nào được hiểu đầy đủ hơn nếu được nhìn thấy trong ánh sáng của bối cảnh lịch sử, từ đó phát sinh ra tài liệu ấy. Lời giới thiệu của mỗi Phúc Âm sẽ cung cấp thông tin chính liên quan đến bối cảnh của nó, các vấn đề thông thường của lời giới thiệu đề cập đến tác giả, nơi chốn, niên hiệu, mục đích cùng các đặc điểm. Mỗi lời giới thiệu cũng giúp bạn hiểu một vài vấn đề phê phán liên quan đến các Phúc Âm trong ánh sáng của phần giới thiệu này.

3. ĐẠI CƯƠNG TỔNG QUÁT
Việc đọc Phúc Âm sẽ cho bạn biết nội dung chung và sự khai triển rộng. Trước nhất, hãy nghiên cứu phần đại cương thêm vào và so sánh nó với sự phân chia mà bạn đã thực hiện. Sự phân chia tổng quát không phải lúc nào cũng rõ ràng và sự phân chia của bạn có thể tốt hơn phần đã đề nghị trong phần đại cương. Trở lại với Phúc Âm ấy để xác định hoặc thay đổi cảm tưởng của bạn về phần phân chia chính. Khi đã thỏa lòng với sự phân chia của mình, ghi nó vào biên của Kinh Thánh nghiên cứu của bạn. Xem lại nội dung tổng quát của mỗi phần giúp bạn nêu lên tiêu đề thích hợp. Với phần phân chia chính trước mặt bạn, hãy chú ý phần chia nhỏ khác nhau cho mỗi phần và quan sát cách họ trình bày các tiết mục.

Phần đề cương đã đề nghị ở đây dựa trên phần phân tích nội dung. Nó phù hợp với lời giải thích trong bản American Standard Version, và được trình bày như một bản đồ chỉ dẫn cho sự nghiên cứu của bạn. Hy vọng nó sẽ giúp bạn theo dõi đường đi khi bạn đi qua chính Phúc Âm này.

4. NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
Bây giờ bạn sẽ khởi sự nghiên cứu tập trung một Phúc Âm. Đơn vị hợp lý cho sự nghiên cứu này là một phân đoạn. Trước hết phải hiểu cả phân đoạn ấy và sau đó nghiên cứu chi tiết nội dung của nó. Điều thiết yếu đối với sự nghiên cứu độc lập của bạn là quan sát một cách cẩn thận ở phân đoạn ấy nói gì. quyết định ý nghĩa chính xác của mỗi câu, phân tích các cụm từ riêng lẻ theo văn mạch và cấu trúc văn phạm. Hãy gắng hết sức hiểu câu nói ấy cho chính bạn. Bạn sẽ đạt được nhờ sự kỷ luật và kiên trì ứng dụng. Điều bạn tự khám phá sẽ có lợi ích lâu dài hơn là đọc suông điều người khác đã nghĩ ra, dù vậy việc đọc này tự nhiên sẽ mở rộng và thay đổi kiến thức bạn có.
Sự nghiên cứu Kinh Thánh độc lập phải đi đôi với sự dạy dỗ mà người khác nhận được. Điều này được minh họa sáng tỏ trong sách Công vụ qua gương mẫu của người Bêrê như sau: “(họ) đều sẵn lòng tiếp lấy lời (phát biểu của Phao-lô), ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật không” (Cong Vu 17:11)

Để bổ sung thêm bản văn bạn đang nghiên cứu hãy đọc một bài chú giải tốt. Sẵn sàng chấp nhận và học hỏi những kiến thức mà các học viên khác nhận được. Sự cân nhắc cẩn thận và rộng rãi của bạn đối với những quan điểm của người khác mở rộng sự hiểu biết của bạn và cho phép bạn chia xẻ những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho những người trung tín lao khổ trong việc nghiên cứu này. Các giáo sư Cơ Đốc là một ân tứ của Đấng Christ hằng sống trong hội thánh của Ngài. Chúng ta nhận được nhiều lợi ích từ sự dạy dỗ và lao khổ của họ không xem như một sự thay thế nhưng có tính cách bổ sung cho sự nghiên cứu riêng của chúng ta. Bản danh sách các bộ chú giải bổ sung đưa ra một đôi điều gì phong phú trong tài liệu có sẵn để các học viên nghiên cứu sâu hơn. Cần sự suy xét và nhận xét đúng đắn khi sử dụng các sách này.

5. ỨNG DỤNG TRONG TINH THẦN SỐT SẮNG CẦU NGUYỆN

Để đạt được những lợi ích thuộc linh lâu dài qua sự nghiên cứu của bạn, phải trung tín tiêu hóa và áp dụng cho cá nhân của bạn điều đã khám phá. Sự nghiên cứu Kinh Thánh ít sinh ra các kết quả thuộc linh dài lâu nếu học viên không hấp thu các lẽ thật này vào sinh hoạt hằng ngày của mình. Giê-rê-mi đã làm chứng lại kết quả khi một người “ăn nuốt” lời: “Tôi vừa nghe những lời Ngài thì đã ăn lấy rồi, Lời Ngài là sự vui mừng hớn hở của lòng tôi vậy, hỡi Giê hô va Đức Chúa Trời vạn quân, vì tôi được xưng bằng danh Ngài!” (Gie Gr 15:16). Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu Kinh Thánh là một cá tính biến đổi cũng như một trí tuệ thông thái.

NGHIÊN CỨU CÁC SÁCH PHÚC ÂM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

Chúng ta có bốn bản ghi chép Phúc Âm và để chúng vào sự so sánh có hệ thống là điều tự nhiên và hợp lý. Các học giả đã tham gia vào sự nghiên cứu này từ thời đầu tiên. Hội thánh đầu tiên đã thừa nhận tất cả bốn Phúc Âm như là một được Đức Chúa Trời trao cho, dù có những dị biệt nhưng đều phô bày sự hợp nhất thuộc linh trong sứ điệp của nó. Quan niệm này có được sau khi bản Diatessaron của Tatian ra đời, tức là sự hòa lẫn bốn Phúc Âm này thành một bản tường thuật duy nhất về cuộc đời và công tác của Chúa Jesus. Những nổ lực tương tự trong việc trộn lẫn các Phúc Âm thành một câu chuyện liên tục và không bỏ sót hoặc lập lại nội dung của nó vẫn còn được thực hiện hôm nay. Sự thống nhất này có điều lợi tạm thời là trình bày nội dung của cả bốn trong một văn kiện tiện lợi không lập lại hay bỏ sót. Nhưng một sự thống nhất như vậy chịu mất mác nhiều hơn là thu lợi. Nó bỏ mất những đặc điểm và sự nhấn mạnh cá nhân diễn tả trong mỗi Phúc Âm. Bốn Phúc Âm này không bao giờ có chủ đích kết hợp với nhau theo cách này và một sự kết hợp như vậy không thể nào thay thế các bản ghi chép này một cách thắng lợi.

Sự kết hợp hiện đại của các Phúc Âm được tiến hành trên nguyên tắc duy trì mỗi một Phúc Âm theo đúng nguyên văn. Người ta tìm cách hòa trộn các chương này bằng cách đặt nó thành các cột song song, như thể bày tỏ sự tán đồng cùng những biến đổi của chúng. Nó cũng trình bày các đề mục về thời gian, niên hạn, nơi chốn và thứ tự tổng quát của các biến cố. Một vài bản thí dụ như Harmony of the Gospels của Robertson, cũng có chứa đựng phần chú thích và phần phụ lục có giá trị.

Các bản kết hợp này rất có giá trị cho việc nghiên cứu các sách Phúc Âm theo phương pháp so sánh. Các bản này giúp cho các học viên thấy được lúc nào các Phúc Âm chạy song song và chỗ nào nó đứng một mình. Khi nào hai hay nhiều Phúc Âm kể lại cùng một sự việc, bản ký thuật của bất cứ Phúc Âm nào cũng được bổ túc và phong phú hơn nhờ vào bản ghi chép song song này. Một bức tranh đầy đủ hơn về tình huống đó có được khi những đụng chạm của cá nhân khác nhau trong mỗi Phúc Âm được kết hợp lại với nhau. Chỗ trống trên trang giấy cho biết các biến cố ấy không được ghi lại trong Phúc Âm này.

Việc quan sát các bản kết hợp với nhau này cho thấy rằng chúng không hoàn toàn thống nhất trong cách sắp xếp riêng biệt trong các bản ghi chép có tính cách so sách này. Bản chất của các tài liệu Phúc Âm này cho phép chúng ta sắp xếp hợp lý khác nhau. Một bản kết hợp của bốn Phúc Âm theo một trật tự thời gian chặt chẽ không thể có được vì lý do đơn giản là các tác giả trong khi quan sát thứ tự thời gian liên quan đến việc bắt đầu và kết thúc câu chuyện của họ, đã không giữ đúng thứ tự thời gian một cách nghiêm nhặt trong khi sắp xếp bản ký thuật của họ về chức vụ của Chúa Jesus. Mỗi người sắp xếp tài liệu của mình theo cách tốt nhất phù hợp với kế hoạch và mục đích riêng của mình. Có sự nhận xét về việc nổ lực gom bốn Phúc Âm thành một bản kết hợp chặt chẽ và trọn vẹn với nhau ví như nổ lực bắt bốn người đàn ông đồng ý rằng sẽ không bao giờ cãi nhau.

Có một vài đề nghị được nêu lên giúp bạn rút ra được lợi ích cao nhất qua sự nghiên cứu các Phúc Âm bằng phương pháp so sánh. Khi đọc một bản kết hợp, luôn luôn quan sát xem Phúc Âm hoặc các Phúc Âm nào kể lại một biến cố trong sự cân nhắc. Lưu ý đến đặc tính của văn bản này bày tỏ các đặc tính và mục đích của Phúc Âm. Thông thường sự kết hợp vừa ý được chấp nhận qua việc xem xét các dị biệt trong ánh sáng của tình hình lịch sử và cách dịch đúng văn phạm. Nhưng có vài trường hợp được chấp nhận qua đó một sự kết hợp đầy đủ trên căn bản thông tin có sẵn thì lại không rõ ràng lắm. Bí quyết để có sự kết hợp đầy đủ đến nay vẫn chưa có được. Nhưng chỉ có ai nắm giữ quan niệm là các tác giả Phúc Âm ở trong tình trạng chiến tranh với nhau mới cho rằng những trường hợp ấy là những mâu thuẫn chắc chắn.

Phương pháp này rất bổ ích khi có được các nét đặc trưng của từng Phúc Âm trong tâm trí của mình. Hãy tránh khuynh hướng làm mờ đi những dị biệt trong các bản văn song song qua việc cố gắng gộp tất cả lại với nhau. Những gì một Phúc Âm nói đến cũng như không nhắc đến có ý nghĩa khi hiểu được mục tiêu và sự nhấn mạnh của người viết.

Hãy ghi nhớ trong trí khi bạn nghiên cứu là những sự cố gắng được hai Phúc Âm kể lại không cần phải ám chỉ đến cùng một biến cố lịch sử. Đây là sự phỏng đoán sai lầm của một vài bản kết hợp. Những điểm tương đồng không chứng minh tính đồng nhất về lịch sử, ngay cả những dị biệt cũng không minh định rằng một trong các người viết ra đã nhầm lẫn. Phải nhận thức rằng các biến cố giống nhau trong chức vụ của Chúa Jesus xảy ra nhiều lần và tại các địa điểm khác nhau. Các dấu hiệu về thời gian và nơi chốn nêu lên trong từng Phúc Âm cần được chú trọng.

Sự so sánh với những tiêu biểu lớn về những con người nổi tiếng khác nhau trên thế giới, Bốn Phúc Âm kể lại câu chuyện của Chúa Jesus Christ là những tài liệu có nhận xét là ít oi, nghèo nàn. Có thể đọc một cách thận trọng toàn bộ về các tài liệu này chỉ trong vòng tám hoặc chín đồng hồ, tuy nhiên đối với các bản văn lớn của thế giới không thể nào so sánh được với giá trị lâu dài của nó. Các tác phẩm này đáng để chúng ta siêng năng nghiên cứu lâu dài. Nhiều nhà truyền đạo dùng tác phẩm đó trước nhất cho các mục tiêu thờ phượng và sự giàu có thuộc linh. Hãy đến các Phúc Âm bằng đức tin và sự lệ thuộc vào công tác soi sáng của Thánh Linh. Nhưng không có gì bất kỉnh cho rằng thái độ nghi vấn khi đến với các Phúc Âm, nổ lực hiểu nhiều hơn bằng sự hỗ trợ của các nguồn có sẵn dù là lịch sử hay văn học. Trong khi nghiên cứu, các học viên Cơ Đốc phải luôn luôn nổ lực đem tất cả các tri thức của mình, “Và bắt hết các tư tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ” (IICor 10:5). Hãy đến nghiên cứu trong tinh thần của bài thơ sau:

Lạy Chúa, trước ngôi thi ân của Ngài,
Hãy xem, tôi tớ Ngài đứng đây,
cầu xin tri thức của lời Ngài,
Cùng sự dẫn dắt của tay Chúa nay.

William H. Bathrust

LỜI GIỚI THIỆU VỀ MA-THI-Ơ

Hội thánh Cơ Đốc đầu tiên đã đặt Mathơ đứng đầu tiên trong kinh điển Tân ước. Nó taọ thành một chiếc cầu tự nhiên từ Cựu ước Tân ước. Các độc giả quen thuộc với Cựu ước thấy rằng Phúc Âm này với sứ điệp đặc biệt của nó đã cung ứng một lối đi êm dịu nhất vào Tân ước. Nó “liên quan Tân ước với Cựu ước và cùng lúc đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus Christ mở ra một thời đại mới.”

Ma-thi-ơ là một trong những Phúc Âm người ta đọc nhiều nhất trong hội thánh đầu tiên. Nó tác động rất nhiều trên sự suy nghĩ của các Cơ Đốc nhân đầu tiên. Bản ký thuật bao quát về các bài giảng của Chúa Jesus, đặc biệt là bài giảng trên núi rất thích hợp trong việc đọc chung trong hội thánh. Cách nói của bản văn có thể trích dẫn rất dễ dàng.

Qua nhiều thế kỷ nó vẫn giữ được sự hấp dẫn. Đến ngày hôm nay bài cầu nguyện của Chúa và bài giảng trên núi vẫn được sử dụng một cách phổ thông.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÚC ÂM

1. SỰ NHẤN MẠNH VỀ ĐẤNG MÊ-SI

ĐẶC ĐIỂM của Phúc Âm này là nhấn mạnh đến Chúa Jesus Christ là Vua, là Đấng Mê-si đã được các nhà tiên tri trong Cựu ước dự ngôn. Ý chính của Phúc Âm này có thể được tóm tắt như sau: Chúa Jesus là Đấng Mê-si đã được dự đoán từ trước và mọi lời hứa trong Cựu ước đã ứng nghiệm. Phúc Âm này trực tiếp lôi cuốn sự mong đợi của người Do Thái. Không có Phúc Âm nào khác có sự liên kết liên kết mật thiết với Cựu ước như Ma-thi-ơ. Harrison tóm tắt sự nhấn mạnh này như sau:

Ma-thi-ơ bỏ công sức của mình ra để cung cấp một bối cảnh Cựu ước cho các biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Jesus, đặc biệt là trong những giai đoạn đầu tiên: Sự giáng sinh Mat 1:23), nơi sanh (2:6), sự trở về từ Ai Cập (2:15), các em bé ở Bết-lê-hem bị giết (2:18), cư ngụ tại Na-xa-rét (2:23) công việc của người tiền hô (3:3) địa điểm mà Chúa lao tác (4:15-16), chức vụ chữa lành của Ngài (8:17) thái độ như một tôi tớ của Đức Chúa Trời (12:18-21). Sự dạy dỗ bằng ngụ ngôn của Chúa (13:35), Dâng mình cho người Y-sơ-ra-ên (21:5), và Chúa bị bắt (26:56) với sự trưng dẫn ngoại lệ 2:6 ám chỉ các văn sĩ. Mỗi một câu này được giới thiệu như công thức cho thấy sự ứng nghiệm của Kinh Thánh.

Như thế Ma-thi-ơ nhấn mạnh đến các biến cố lịch sử được ghi lại trong bản văn của mình, ý nghĩa về một thời đại mới như là sự ứng nghiệm của các hứa ngôn xưa kia của Đức Chúa Trời. Phúc Âm của ông không phải là một văn kiện gồm các biến cố bị cô lập, dị biệt. Nói đúng hơn, đây là sự ứng nghiệm mục đích thiên thượng về Christ đã hứa. Nhiều câu trích dẫn được lấy ra từ bản bảy mươi, còn những câu khác trích thì từ Kinh Thánh Hê-bơ-rơ.

2. PHÚC ÂM HOÀNG GIA

Trong Phúc Âm này, “nước”, Cùng với Chúa Jesus Christ là vua đã hứa thuộc dòng vua Đa-vít đươc đề cập đến rất nhiều. chữ “nước” có khoảng năm mươi sáu lần, nhiều hơn bất cứ Phúc Âm nào khác. Lời diễn tả quen thuộc là “nước trời” được dùng ba mươi hai lần trong Ma-thi-ơ, nhưng lại không xuất hiện bất cứ nơi nào khác trong Tân ước; Từ ngữ “nước Đức Chúa Trời” có bốn lần. Chúa Jesus được gọi là con của “Đa-vít” chín lần trong Ma-thi-ơ, sách Mác và Lu-ca mỗi sách ba lần nhưng Giăng lại không đề cập đến. Chỉ có Phúc Âm này ghi lại lời dẫn chứng của Chúa Jesus về “ngôi vinh hiển của Ngài” (19:28 25-31). Chỉ có Ma-thi-ơ mới gọi Giê-ru-sa-lem là “Thành thánh” (4:5) và của Vua lớn “(5:35). Chúa Jesus lần đầu tiên tuyên bố nước trời đã “đến gần” (4:17), chỉ tỏ rằng nước này có bản chất thuộc linh (12:28), nhưng cuối cùng nó sẽ hiện ra trong phương diện vất chất (8:11, 13:40-43. Những hình ảnh của Ma-thi-ơ về Đấng Mê-si vượt xa hình ảnh chính trị mà người Do Thái mong đợi. Ngài không chỉ được giới thiệu như một vị vua nhưng cũng là Đấng xét đoán sẽ đến (19:28 24:29-31 25:31-46 26:64) cũng như người đầy tớ chịu khổ của Chúa (16:21 17:22-23 20:18-19 26:54-56).

3. BỐI CẢNH DO THÁI GIÁO

Phúc Âm này cũng cho thấy rất rõ câu chuyện về Chúa Jesus có một khung cảnh Do Thái giáo. Gia phổ của Chúa Jesus được đặt ngay đầu sách, phong tục Do Thái giáo, phép rửa theo nghi thức được đề cập đến nhưng không có lời giải thích nào (so sánh 15:2 với Mac 7:2-4). Phúc Âm này hình dung sự nhấn mạnh của người Do Thái trên những hành động thương xót bề ngoài và nhấn mạnh đến những phô trương của các nhà lãnh đạo Do Thái khi tiến hành những hoạt động ấy (Mat 6:1-18), Phúc Âm này cho thấy những hành động quen thuộc với những hoạt động thu phục tín đồ của người Do Thái (23:15), và nói bóng đến sự hiện diện của hai trường phái Do Thái giáo liên quan đến sự ly dị (19:3). Nó cũng ghi chép lại vô số những xung đột giữa Đấng Christ và những người lãnh đạo Do Thái, đặc điểm là người Pha-ri-si trên các quan điểm và thực hành của người Do Thái. Qua suốt các Phúc Âm này, có một sự mâu thuẫn hoàn toàn giữa các sự dạy dỗ không đầy đủ, không đúng cũng như những mong đợi một Đấng Mê-si của người Pha-ri-si với các sự giáo huấn cùng với những việc lành của Đấng Mê-si thật. Schodde nhận xét như sau:

Chúng ta không tìm thấy một nơi nào khác những lời vạch mặt người Pha-ri-si quyết liệt như vậy cùng hệ thống này qua môi miệng của Chúa Jesus (so sánh 9:11 12:1 15:1 16:1 và trên những điểm đặc biệt 3:20 9:13 23:23). Chính từ quan điểm này, tiêu biểu cho sự tương phản giữa quan niệm hẹp hòi của người Pha-ri-si, chúng ta mới hiểu được sự nhấn mạnh của tác giả về tính phổ quát của nước Chúa Jesus Christ (so sánh 3:1-12 8:10-12 21:33-34 28:18-20).

4. SỰ QUAN TÂM CỦA NGƯỜI NGOẠI BANG

Rõ ràng Ma-thi-ơ là quyển sách dành cho các đọc giả Do Thái, nhưng cũng là một quyển sách dành cho toàn cả thế giới. Nó công bố Phúc Âm ân điển của Đức Chúa Trời cho cả người Do Thái lẫn người ngoại bang.

Ma-thi-ơ nhận thức được địa vị của người Do Thái là dân tộc được hưởng đặc ân riêng (xem 10:5-6 qua lời nhận định của Chúa Jesus là chức vụ của Ngài dành cho “các con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên”). Nhưng ông cũng nhận biết một phạm vi rộng lớn hơn về câu chuyện của Đấng Mê-si như đã nêu rõ qua việc thăm viếng của các bác sĩ (2:1-12) mà chỉ Phúc Âm này nhắc đến. Sự quan tâm của Ma-thi-ơ đối với người ngoại bang được nêu ra bởi ông đã gộp lại những điều sau: Tên của hai phụ nữ không phải là người Do Thái sẽ không được vào nước vì sự vô tín của họ trong khi đó những người khác từ khắp nơi trên thế giới sẽ vào được (8:10-12). Lời tiên tri nói đến Đấng Mê-si sẽ tuyên bố sự xét đoán các dân ngoại bang và dân ngoại sẽ ngưỡng vọng danh Ngài (12:18-21) chỉ có Ma-thi-ơ kể lại một dự ngôn do Chúa Jesus nói trong tuần lễ thụ hình rõ ràng ám chỉ người Do Thái, vì cớ sự vô tín, họ sẽ bị những người trung tín khác thế chỗ 21:33-43). Nhất quán với chủ nghĩa phổ quát này là sự kiện mà chỉ có Ma-thi-ơ đề cập đến là hội thánh (16:18 18:17).

5. TẬP HỢP CÁC CHỦ ĐỀ

Phúc Âm Ma-thi-ơ có một nội dung được sắp xếp một cách có hệ thống. Tài liệu trong bốn chương đầu và câu chuyện về tuần lễ thụ hình được sắp xếp theo trật tự thời gian, nhưng phần còn lại được xếp theo chủ đề. Các câu chuyện và những lời nói giống nhau của Chúa Jesus được gộp lại với nhau.

Các biến cố của câu chuyện không được ghi chép lại theo thứ tự thời gian chặt chẽ và trật tự các biến cố khác với sự trình bày của Mác một cách đáng kể. Các câu chuyện của Ma-thi-ơ thường chính xác hơn các biến cố song song trong Mác. Trong khi Ma-thi-ơ thuật các chuyện kể của mình rất ngắn gọn và ông dành nhiều chỗ cho các lời nói của Chúa Jesus như đề cập đến sáu bài giảng lớn, bài giảng trên núi (chương 10), bảy ví dụ về vương quốc (chương13), sự vạch tội các văn sĩ và người Pha-ri-si (chương 23) và bài giảng trên núi Ô-li-ve (chương 24-25). Phúc Âm chứa mười lăm dụ ngôn của Chúa Jesus. Ma-thi-ơ trình bày Chúa Jesus là vua của dân Do Thái và là vị giáo sư vĩ đại của luật mới và như vậy ông đã nhấn mạnh đến phương diện đạo đức.

Sự sắp xếp của Phúc Âm này có những khác nhau rất lớn về chuyện kể, bài giảng diễn đạt đầy đủ về hình ảnh con người đã vẽ ra. Đọc giả cần biết cả những giáo huấn cùng với lời dạy dỗ của Chúa Jesus để có được sự hiểu biết đúng đắn về thân vị hoàng gia của Ngài.

6. SỰ HIỆP NHẤT

Sự phân nhóm của Ma-thi-ơ trong tài liệu của ông không đem lại kết quả cuối cùng là “một miếng vải chắp nhiều mảnh”. Các tài liệu của nó đan với nhau thành một tổng thể hòa hợp. Nó có sự hiệp nhất, liên tục, gia tăng và đỉnh cao”. Guthrie nhận xét như sau: “Nó biểu lộ một tác giả có một tâm trí sắp xếp đáng kinh ngạc”. Phúc Âm Ma-thi-ơ có thể được ví như một dòng sông uy nghiêm gia tăng cường độ, khi nó quét tới trong dòng chảy không thể cưỡng lại được.

NGUỒN GỐC TÁC GIẢ CỦA PHÚC ÂM

Vô số những lời trích dẫn và ám chỉ của Phúc Âm Ma-thi-ơ,, được kiến lập vững chắc trong những văn sĩ thời các giáo phu, điều này cho thấy người ta biết rất sớm và không ngần ngại chấp nhận đây là bản hoàn toàn xác thực và có thẩm quyền. Phúc Âm đầu tiên là một tài liệu vô danh, tuy nhiên, hội thánh đầu tiên có một truyền thống đặc biệt và không thay đổi đối với nguồn gốc Phúc Âm này.

1. TỰA ĐỀ:

Tựa đề được chỉ định của Phúc Âm này là “Tin Lành hay Phúc Âm theo Ma-thi-ơ”, cũng là lời làm chứng được biết là xưa nhất của tựa đề này đơn giản là “theo Ma-thi-ơ” (Kata Matthaion *(. Đối với tựa đề tóm tắt này, lời thuyết minh tỉnh lược thì chỉ có chữ duy nhất có thể thêm vào là “Tin Lành”.

Điều đó ám chỉ rằng có những bản ghi chép Phúc Âm khác nữa. Tựa đề này không phải là một phần của tài liệu gốc nhưng được một văn sĩ thêm vào nhằm mục đích để nhận dạng. Tựa đề này được tìm thấy trong bản thảo nổi tiếng của Phúc Âm này và hợp với lời giáo phụ. Tựa đề này được xác định trễ nhất là lúc các Phúc Âm được gom lại chung với nhau. Niên đại không hoàn toàn chính xác vì nó bị trói buộc với những nan đề lớn hơn liên quan đến bản văn và kinh điển Tân ước. Ropes, Guthrie, cùng nhiều người khác chấp nhận rằng các tựa đề này có thể được xác định niên đại của nó vào khoảng năm 125 sau Chúa. Nhưng rõ ràng là không phải ngẫu nhiên mà nó được thêm vào. Nó biểu hiện các quan điểm hội thánh có được trước năm 125 sau Chúa. Stone nhận định như sau:

Vì một nửa danh hiệu không đến từ các Sứ đồ, việc xác lập quan điểm này trong hội thánh có một thời gian đáng kể. Trước năm 125 sau Chúa, và có lẽ vào lần xuất bản riêng lẻ, những người này có liên hệ với các tác giả Phúc Âm cũng như tác giả của chúng?

Plummer nêu rõ ràng chữ “theo” không xác nhận cũng không từ chối nguồn gốc của tác giả; nó hàm ý việc tuân theo một thể loại. Lời diễn tả này đơn giản biểu thị một quy tắc, và không ý nghĩa gì khác hơn là “theo sự giáo huấn”, như vậy “Tin Lành theo người Hê-bơ-rơ” hoặc Tin Lành theo người Ai Cập chấp nhận. Nhưng Plummer nhận xét như sau:

Chắc chắn các Cơ Đốc nhân của bốn thế kỷ đầu tiên đã đưa ra các tựa đề cho các Phúc Âm có nhiều ý nghĩa hơn: họ tin và muốn diễn tả để mỗi Phúc Âm được viết người mà Phúc Âm ấy mang tên.

Nếu chữ “theo” chỉ có khuynh hướng biểu thị quy tắc hay nguồn gốc từ đó tác giả thảo ra, thì Phúc Âm thứ hai phải được gọi là “Phúc Âm theo Phi-e-rơ”.

Theo truyền thống không thay đổi được thì Mác đã thảo ra các tư liệu để ghi lại Phúc Âm của mình là Phi-e-rơ, nhưng nó luôn luôn được gọi là “theo Mác” để chỉ rõ nguồn gốc của tác giả được chấp nhận đằng sau “Phúc Âm theo Lu-ca” là Phao-lô và các nguồn được đề cập đến trong Luca 1:1-3, tuy nhiên Phúc Âm thứ ba luôn luôn mang tên này “theo Lu-ca” khi biểu thị nguồn gốc của tác giả. Tất cả lời chú thích về Phúc Âm phải có một ý nghĩa đồng nhất. chữ “theo Ma-thi-ơ” chỉ có ý nghĩa đây là bản ghi chép Phúc Âm được Ma-thi-ơ thảo ra.

2. CÁC NHÂN CHỨNG LỜI CÁC GIÁO PHỤ:

Lời chứng thuyết minh về Phúc Âm đầu tiên liên quan đến nguồn gốc tác giả nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hội thánh đầu tiên. Lời chứng xưa nhất của Papias, giám mục thành Hierapolis vào đầu thế kỷ thứ hai. người ta cho rằng niên hiệu của nó vào khoảng năm 150 sau Chúa, nhưng Robert và Feuillet nghĩ rằng công tác của Papias phải trễ nhất là năm 120. Albright và Mann đưa ra niên hiệu củaPapias khoảng năm 130 sau Chúa. Chỉ còn có một phần nhỏ của toàn bộ lời chứng ấy do Eusebius giữ lại:

Vì vậy Ma-thi-ơ viết lời tiên tri (ta Logia) bằng thổ ngữ Hê-bơ-rơ và ai có khả năng thì dịch ra.

Nhân chứng kế đó là Irenaeus viết tác phẩm nổi tiếng của ông là Against Heresies khoảng năm 185 sau Chúa:

Thật ra Ma-thi-ơ viết Phúc Âm của mình giữa vòng những người Hê-bơ-rơ theo ngôn ngữ riêng của họ, trong khi Phi-e-rơ và Phao-lô đang rao giảng ở Rô-ma và sáng lập hội thánh.

Một nhân chứng nữa là Origen (185-254) như đã trích bởi Eusebius từ quyển sách đầu tiên của Origen hiện nay không có đầy đủ là quyển Commentary on the Gospel of Matthew:

Giữa vòng bốn Phúc Âm, bản duy nhất không thể tranh cải hay phủ nhận được trong hội thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới, qua truyền thống tôi đã học được là quyển sách thứ nhất được Ma-thi-ơ viết ra, ông đã từng là người thâu thế, sau đó đã trở thành một Sứ đồ của Chúa Jesus Christ, bản này đã được sửa soạn cho người mới tin từ Do Thái giáo và được xuất bản bằng ngôn ngữ Hê-bơ-rơ.

Chính Eusebius trong quyển Ecclesiastical History xuất bản năm 324-325 bàn đến các Phúc Âm như sau:

Trong tất cả các môn đệ của Chúa chỉ có Ma-thi-ơ và Giăng đã để lại cho chúng ta các kỷ niệm bằng chữ viết. Tập truyền cho rằng họ được dẫn dắt để viết ra Phúc Âm dưới sự đè nén của nhu cầu. Vì Ma-thi-ơ trước hết đã rao giảng cho người Hê-bơ-rơ, khi ông sắp đi đến dân tộc khác, đã ủy thác Phúc Âm cho người khác ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ của mình để bù đắp cho sự vắng mặt của ông.

Lời chứng này có vào giữa thế kỷ thứ hai, trình bày một truyền thống không thay đổi cho rằng Phúc Âm thứ nhất là Ma-thi-ơ. Không có một lời chứng hoặc sự nghi ngờ nào về sự mâu thuẫn liên quan đến căn cứ vững chắc của nó. Gundry nhận xét: “Việc đổ lỗi cho một Sứ đồ tương đối ít người biết đến như Ma-thi-ơ không chắc xảy ra cho đến ngày sau khi tất cả các Sứ đồ trở nên kinh điển hóa trong sự tưởng tượng của Cơ Đốc nhân.”

Nhưng giá trị pháp lý của toàn bộ chuỗi tập truyền đã được đặt lại vấn đề dường như mọi người đều lập lại quan điểm của Papias. Filson nhận xét; “không một truyền thống nào phụ thuộc vào Papias mà còn hiện hữu. ” Nhưng Albright và Mann khẳng định:

Không cần phải giả định rằng Irenaeus lệ thuộc Papias về thông tin – Theo sự bày tỏ của riêng ông Irenaeus cũng gần gũi với những người có thẩm quyền được chính Papias sử dụng.

Những nhân chứng sau này có thể dựa trên Papias không thể chứng minh rằng toàn thể truyền thống là đáng nghi ngờ. Hơn thế nữa, có thể tin rằng các văn sĩ sau này có được các căn cứ vững chắc của các truyền thống. Eusebius ghi chép lại và đồng ý với lời tuyên bố có tính cách truyền thống của Papias. Dĩ nhiên là ông không bước đi một cách quá đơn sơ như vậy chỉ vì thời đại hay nguồn gốc của nó, vì chính ông đã từ chối quan niệm về thời kỳ ngàn năm của Papias với lời nhận xét có tính cách chê bai là Papias là một người “có sự hiểu biết rất giới hạn”. Eusebius chấp nhận lời làm chứng có tính cách truyền thống vì đối với ông đây là điều đáng tin.

3. Ý NGHĨA CỦA TRUYỀN THỐNG

Một số lượng lớn làm chứng của Papias được Eusebius giữ lại không sáng tỏ lắm. Khi xem xét kỷ lưỡng những lời ông trưng dẫn cho thấy rằng những lời đó được dịch một cách khác nhau. Sự khác biệt này tập trung vào ý nghĩa xác định “ta Logia” và động từ “thông dịch” (hèrmèneuse) đề cập đến ngôn ngữ Ma-thi-ơ sử dụng để ghi chép.

Quan điểm thắng thế ngày nay cho rằng chữ Logia ám chỉ đến sự tập hợp các câu nói cùng những lời giáo huấn của Chúa Jesus mà Ma-thi-ơ đã biên soạn. Quan điểm này được xúc tiến bởi giải pháp thông dụng đối với vấn đề khái lược là sự công nhận sự hiện hữu của công việc này, thường được gọi là Q (tiếng Đức: Quelle có nghĩa là “nguồn”). Là một trong những nguồn được sử dụng để biên soạn Phúc Âm này. Nhưng không có một bằng chứng nào trong lịch sử một tài liệu gọi là Q từng hiện hữu. Nếu ý nghĩa của Logia này được thông qua và sự hiện hữu của giả thuyết Q được chấp nhận, sự đồng nhất của giả thuyết này là hợp lý.

Một quan điểm khác là Logia gồm có một tập hợp các đoạn trích về Đấng Mê-si từ Cựu ước được Ma-thi-ơ rút ra để hội thánh sử dụng trong việc kiến lập các lời tuyên bố của Chúa Jesus Christ như là Đấng Mê-si. Nhưng Eusebius quen thuộc với các tác phẩm của Papias, ông hiểu rõ Papias ám chỉ đến một tác phẩm của Ma-thi-ơ so sánh với Phúc Âm Mác, không chỉ là một loại câu trích dẫn từ Cựu ước.

Guthrie nhận xét thêm:

Không có một bằng chứng xác định về sự hiện hữu các sách testimonia sớm như quyển này, ngay cả quá trình nhận diện này được công nhận, thật khó mà tưởng tượng ra làm thể nào tên của Ma-thi-ơ được chuyển dịch từ tài liệu này qua một sách Phúc Âm mà Phúc Âm ấy đóng góp một phần rất nhỏ trong các nguồn của tác giả.

Các tài liệu như Tân ước dùng một số Testimonia trong Cựu ước, nhưng phần lớn đều không có trong Phúc Âm Ma-thi-ơ.

Quan điểm sáng sủa nhất là Logia có nghĩa là một bản Phúc Âm. Kittel nhận xét rằng Logia có thể được sử dụng để nói đến các câu nói cá nhân. Tuy nhiên, ông kết luận rằng theo cách dùng trong bản bảy mươi, Tân ước và hội thánh đầu tiên không có một lời biện minh nào để giới hạn ý nghĩa của Logia trong các câu nói cá nhân. Nó cũng có thể biểu thị hành động thiên thượng giúp con người hiểu được sự mặc khải về giao ước mới. Ông cho rằng tựa đề mà Papias đã nêu là Interpretations of the Lord’s Logia, bây giờ đã lạc mất, chắc chắn không có nghĩa là sự giới hạn công việc của nó là tập hợp các câu phương ngôn “Nó cũng có thể bao gồm những câu nói và việc làm của Chúa Jesus. điều này rất rõ ràng trong cách sử dụng của Papias từ ngữ liên quan đến Phúc Âm Mác. Eusebius trích phần này khi nói rằng Phúc Âm Mác đề cập đến “những điều Chúa chúng ta nói và làm” và trong một vài dòng sau nhắc đến một tư liệu là “Logia của Chúa chúng ta”. Như vậy dường như đây là điều tự nhiên cho rằng Papias cho rằng Logia có nghĩa là bản ghi chép Phúc Âm khi ông nói Logia của Ma-thi-ơ. Robert và Feuillet cho thấy “bản dịch Sy-riac của Eusebius dịch Logia là “các Phúc Âm.” Sự thông giải từ này phù hợp với tựa đề cũ dành cho Phúc Âm thứ nhất. Quan điểm này được xác minh nếu cho rằng lời chứng của Irenaeus được xác minh nếu cho rằng lời chứng của Irenaeus đồng nhất với Papias, vì Irenaeus đặc biệt nói đến sự soạn thảo của Ma-thi-ơ là “Phúc Âm”.Vì Irenaeus quen thuộc với các tác phẩm Papias, dường như ông hiểu rõ Papias đề cập đến một bản ký thuật Phúc Âm hơn là chỉ tập trung vào những câu nói của Chúa Jesus. Trong khi đó các quan điểm có tính học thuật liên quan đến ý nghĩa của Logia trong các văn phẩm của Papias chắc chắn sẽ tiếp tục thay đổi, quan điểm mà ông nêu lên trong bản ký thuật dường như đúng nhất.

Một sự khó khăn lớn trong quan điểm truyền thống liên quan đến nguyên văn của Phúc Âm thứ nhất là lời chứng vững chắc rằng Ma-thi-ơ viết bằng “thổ ngữ Hê-bơ-rơ”. Papias cho rằng “Hê-bơ-rơ” cũng có nghĩa là ngôn ngữ Aram, một ngôn ngữ có quan hệ với tiếng Hê-bơ-rơ. Lời dẫn chứng này không thể áp dụng cho Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp là điều hiển nhiên. Như vậy sự khó khăn thứ hai trong câu nói của Papias về Logia trong lời nhận xét của ông là “ai có khả năng thì cứ dịch”.

Thật ra có giả thuyết cho rằng lời dẫn chứng trên của Papias ám chỉ đến sách Ma-thi-ơ bằng tiếng Hy Lạp, lời viện dẫn này ám chỉ văn thể, chứ không nói đến ngôn ngữ mà Ma-thi-ơ dùng. Như thế quyển sách của ông là “thông dịch” hay “giải thích”cuộc đời của Chúa Jesus phù hợp với tâm trí của người Hê-bơ-rơ, trong khi đó ý nghĩa của chữ “thông dịch” có thể thuộc về ngôn ngữ, các văn sĩ sau này cũng không hiểu được.

Người ta thường cho rằng chữ “thông dịch” nói đến bản dịch nguyên thủy của Ma-thi-ơ bằng ngôn ngữ Aram. Điều này nêu lên một câu hỏi khác: Papias đã có dự kiến về những bản dịch viết tay hay truyền miệng không? Về một mặt có thể ông nhắc đến một loại sách trích dịch hoặc các bản diễn ý do đọc giả ghi lại có ích lợi cho người nghe. Nhưng động từ “thông dịch” này ở thì quá khứ chưa hoàn thành, chứ không phải thì quá khứ hoàn thành nên chữ này càng phù hợp hơn. Hoặc có thể ông ta ám chỉ đến những người đọc bản ghi chép Phúc Âm một cách riêng tư.

Họ đã không am tường ngôn ngữ Aram và đã không nổ lực tìm kiếm ý mà Ma-thi-ơ muốn nói. Một trường hợp khác, ông có thể nhắc đến nhân sự Cơ Đốc nổ lực làm chứng về Chúa của họ đã dùng sách Ma-thi-ơ ngôn ngữ Aram để có thể thông dịch sứ điệp của ông.
Nếu Papias có được các bản dịch viết tay này thì lời dẫn chứng này nhắm vào sự kiện là phải có những nổ lực thực tâm dù có ít nhiều thành công để chuyển tác phẩm ra Ma-thi-ơ ra Hi văn. Nhưng các lời của Papias sau đó cho thấy các bản dịch này không chứa đựng bất cứ giá trị nào. Chúng cũng không trình bày một cách rõ ràng rằng sách Ma-thi-ơ bằng Hi văn là một bản dịch có thẩm quyền từ bản gốc Aram. Trong khi những nhân chứng thời các giáo phụ khẳng định có bản gốc các sách Phúc Âm bằng ngôn ngữ Aram, họ đã chấp nhận Phúc Âm Ma-thi-ơ bằng Hi văn như là bản có thẩm quyền không thể chối cải được. Tuy nhiên, họ không đưa ra lời giải thích nào liên quan đến việc thay đổi ngôn ngữ. Dường như họ xem sách Ma-thi-ơ bằng Hi văn mà họ đang sử dụng như một bản dịch có thẩm quyền, đại diện thỏa đáng cho nguyên bản Hê-bơ-rơ trước thời Jerome (354-430) người ta vẫn cho rằng: “Ai đã dịch ra tiếng Hy Lạp vẫn còn chưa ai biết chắc chắn.” Khe hở truyền thống này liên quan đến sự chuyển tiếp từ Hê-bơ-rơ đến Hi văn đã tạo ra một yếu tố khó xử.

4. GIẢI PHÁP ĐỀ BẠT

Lời giải thích của Jerome về bản kinh văn sách Ma-thi-ơ gặp nhiều khó khăn. đặc điểm về ngôn ngữ của sách Ma-thi-ơ cho thấy rằng nguyên văn của nó được viết bằng tiếng Hy Lạp. Hadjiantoniou nhận xét rằng:

Cách sử dụng thành ngữ Hy Lạp (6:16 21:41 24:30…), thói quen của tác giả khi dịch những chữ Hê-bơ-rơ, đặc biệt là khi so sánh với Mác và Lu-ca khi đề cập đến cùng một biến cố, tất cả đều chứng minh rằng đây là một tác phẩm gốc chứ không phải là một bài dịch. Một bằng chứng nữa về ngôn ngữ mà Harrison nêu lên cách dùng thông thường của cấu trúc men…de là hình thái sỡ hữu và đây không phải là một đặc tính của bản dịch ra Hi văn. Trong một vài trường hợp không có từ ngữ tương đương Hi văn đối lại với các chữ trong ngôn ngữ Aram (5:22 10:25 27:6). Tuy nhiên, những từ ngữ này rất dễ hiểu đối với các đọc giả Hy Lạp, đặc biệt là người Do Thái nói tiếng Hy Lạp. Westcott lưu ý đến mười một từ ngữ và một cụm từ mà ông cảm thấy nó nói lên một bối cảnh Hê-bơ-rơ. Ông nhận xét: “Thể loại không quá Hê-bơ-rơ hóa như của Thánh Giăng, ngôn ngữ cũng không phong phú như Thánh Mác, nhưng có những từ ngữ và những cụm từ cho thấy là truyền đạo Hê-bơ-rơ.” Phải ghi nhớ rằng bản bảy mươi đã ảnh hưởng đến các ngôn ngữ của các Cơ Đốc nhân nói tiếng Hy Lạp. Ảnh hưởng này càng làm cho công việc thêm khó khăn trong việc quyết định bằng chứng nào để chứng minh tài liệu này là một bản dịch. Cho đến đầu thế kỷ thứ mười chín người ta mới chấp nhận bản Hi văn sách Ma-thi-ơ là một bản dịch từ nguyên bản Aram. Tuy nhiên, quan niệm phổ thông ngày nay vẫn cho thấy rằng sách Ma-thi-ơ được biên soạn bằng ngôn ngữ Hy Lạp.

Một nguyên bản Hy Lạp của sách Phúc Âm này mới giải thích được các đặc điểm ngôn ngữ của nó được.

Vậy thì truyền thuyết cố chấp về việc Ma-thi-ơ viết bằng tiếng Aram này làm sao hiểu được? Một sự tuyển chọn nữa là Papias đã nhầm lẫn về phương diện ngôn ngữ. Kummel đã khẳng định: “chúng ta phải nhận rằng lời tuyên cáo về việc Ma-thi-ơ viết sách của ông bằng tiếng Hê-bơ-rơ là sai lạc.” Để giải thích cho truyền thuyết cố chấp này liên quan đến nguyên bản Hê-bơ-rơ, có lời đề nghị là dựa vào sự kiện nó được gởi trực tiếp cho các Cơ Đốc nhân ở xứ Palestine và kết luận rút ra tính chất của Phúc Âm. Papias cho rằng Phúc Âm được viết cho các tín hữu Do Thái xứ Palestine phải là tiếng Aram là điều dễ hiểu. Đã không có bằng cớ nào để chứng tỏ rằng Papias thực thấy hoặc đọc một sách Ma-thi-ơ tiếng Hê-bơ-rơ. Một lời đề nghị khác là truyền thuyết này xuất phát từ quá trình nhận biết lầm lẫn sách Ma-thi-ơ với một sách khác như Phúc Âm theo người Hê-bơ-rơ. Đây là lỗi lầm của Jerôme, nhưng sau đó ông đã nhận lầm lỗi của mình.

Stonehouse đề nghị là có khả năng Papias lầm lẫn bản dịch semitic từ sách Ma-thi-ơ bằng Hi văn là nguyên văn.

Nhưng chính sự kiện các nhân chứng sau đó nhắc đến nguyên bản Aram là bằng chứng đoán chừng Papias không lầm lẫn. Vì cớ sự hiểu biết về bản Ma-thi-ơ bằng Hi văn, báo cáo về ngôn ngữ này phải dấy lên các câu hỏi trong tâm trí của Irenaeus và Origen, tuy nhiên họ không đơn giản kết luận rằng Papias sai thật đâu,. Chắc chắn Eusebius không phải là không phê phán các nguồn của mình đâu, tuy thế ông đã chấp nhận lời chứng của Papias trong điểm này.

Sự lựa chọn khác là Papias có quan niệm đúng khi bày tỏ ngôn ngữ nguyên thủy của sách Ma-thi-ơ, Tuy nhiên ông vẫn chấp nhận bằng chứng là sách Ma-thi-ơ bằng Hi văn nguyên thủy được biên soạn bằng tiếng Hy Lạp. Sự dung hòa nằm ở chỗ sự phỏng đoán không diễn đạt được của các nhân chứng thời giáo phụ rằng Ma-thi-ơ viết một Phúc Âm bằng tiếng Hê-bơ-rơ cho đọc giả Do Thái và sau đó viết một Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp là một tiêu biểu thỏa đáng hoặc thay thế cho tác phẩm nguyên thủy dành cho một nhóm đọc giả lớn hơn. Quan điểm này thích hợp với truyền thuyết liên quan đến nguồn gốc của tác giả và ngôn ngữ giải thích đặc điểm của sách Ma-thi-ơ bằng Hi văn. Khi chức vụ của Ma-thi-ơ lan rộng ra bên ngoài miền Palestine, ông thấy cần phải có một bản thảo với một hình thức và ngôn ngữ mới cùng lúc ấy vẫn giữ được bản chất của sứ điệp. Điều này thích hợp với nhận xét của Eusebius là Ma-thi-ơ viết ra “dưới sức ép của nhu cầu”.

Quan điểm chính của giáo hội Công Giáo La mã cho rằng Ma-thi-ơ viết Phúc Âm nguyên thủy của mình bằng ngôn ngữ Aram và Phúc Âm được công nhận này “có phần tương đồng đáng kể” với bản Aram nguyên thủy. Theo sự hướng dẫn của Jerome người ta vẫn cho rằng sách Ma-thi-ơ bằng Hi văn là bản dịch của nguyên bản Aram. Nhưng gần đây các học giả Công Giáo nhận biết rằng thật khó mà duy trì quan điểm sách Ma-thi-ơ chỉ là một bản dịch. Robert và Feuillet kết luận rằng: “Chúng tôi có hướng bỏ đi quan niệm rằng đây chỉ là bản dịch. Trong khi duy trì quan niệm “tương đồng đáng kể” giữa sách Ma-thi-ơ và nguyên bản Aram; sự giống nhau như vậy hiện hữu giữa bản văn Hê-bơ-rơ của sách Giê-rê-mi và bản dịch bảy mươi, mặc dù có những thứ tự thay đổi trong bản văn, sự tóm tắt của một vài đoạn…” cũng vậy, Wikenhauser nhận xét:

Có thể đoán chắc rằng một nguyên bản Aram của Phúc Âm Ma-thi-ơ có thể bảo vệ chỉ khi nào chúng ta không xem sách Ma-thi-ơ bằng Hi văn là một bản dịch theo nguyên văn Aram, nhưng như một sự xét duyệt qua như đã ứng dụng Phúc Âm của Mác… Vì không còn sách Ma-thi-ơ bằng tiếng Aram và không ai biết nó như thế nào, chúng ta không thể có một báo cáo chính xác hơn về mối quan hệ giữa hai hình thức của Phúc Âm Ma-thi-ơ, quan điểm của Ma-thi-ơ viết ra hai hình thức Phúc Âm của mình đã tự giới thiệu với học giả Tin Lành như một vị trí có thể thực hành được.

Quan điểm này nhìn nhận Ma-thi-ơ là tác giả trực tiếp của Phúc Âm và tránh giới thiệu một dịch giả vô danh hoặc một soạn giả sau đó đã rút ra tài liệu từ sách Ma-thi-ơ bằng tiếng Aram và các nguồn khác. Quan niệm này thích hợp với vị trí và sự đào tạo mà Ma-thi-ơ nhận được là một cựu thâu thế. Goodspeed nhận định như sau: “Giữa vòng các môn đồ sự hiện diện của một người đầy kinh nghiệm viết lách, cả ngôn ngữ Aram lẫn Hy Lạp (ông có thể phỏng vấn những người bị thâu thuế và viết lại bản ký thuật của mình bằng tiếng Hy Lạp) là một sự kiện vô cùng quan trọng.” Khả năng (song ngữ) nói viết hai thứ tiếng đã trang bị cho ông ghi lại một Phúc Âm bằng hai ngôn ngữ. Có thể cho rằng khi Ma-thi-ơ viết Phúc Âm bằng Hi văn của ông cho các đọc giả rộng rãi hơn, ông vẫn giữ được bản văn chính trước kia và cảm thấy tự do thay đổi và mở rộng như điều ước ao. Được biết Josephus biết nói hai ngôn ngữ đã viết ra quyển wars of the Jews bằng ngôn ngữ Aram và sau đó nhờ sự giúp đỡ của các văn sĩ Hy Lạp để hoàn thiện các tác phẩm này trong ngôn ngữ Hy Lạp.

5. NHỮNG Ý KIẾN PHẢN ĐỐI MA-THI-Ơ LÀ TÁC GIẢ

Các học giả hiện đại không chống đối việc chấp truyền thuyết của Papias là Ma-thi-ơ viết bản Logia bằng ngôn ngữ Aram, dù bản chất của nó như thế nào đi nữa. Nhưng đa số thấy khó chấp nhận ông là tác giả chính của sách Ma-thi-ơ được công nhận. Họ sẵn sàng chấp nhận mối liên hệ của ông với sách Phúc Âm này đến mức độ bản Logia của ông là một trong những nguồn cung cấp cho sách Ma-thi-ơ bằng ngôn ngữ Hy Lạp. Như vậy trong khi từ chối quyền tác giả của Ma-thi-ơ đối với sách Phúc Âm này, Allen đề nghị việc cho rằng Ma-thi-ơ là tác giả, lý do là người ta sử dụng bản Logia của ông vì “có một khuynh hướng không thể chống cải được là các Sứ đồ đã thừa nhận điều này.” Nhưng Goodspeed phản đối nói rằng lời tuyên bố này không có ý nghĩa gì vì không có một sự phê chuẩn nào cho các Phúc Âm khác (Mác, Lu-ca, Giăng) được tìm thấy.” Ông nêu lên rằng theo “lý thuyết tên gọi đặc biệt, Mác phải được gọi là Phi-e-rơ, để có khuynh hướng không thể chống cải được cần tìm cho nó một sự phê chuẩn của các Sứ đồ, nhưng không có dấu vết gì về Mác cả! xu hướng rút ra kết luận tổng quát về nguồn gốc tác giả Phúc Âm cho thấy nó không có nền tảng nào cả theo cách sử dụng của các Cơ Đốc nhân Hy Lạp.”

Địa vị của tác giả Ma-thi-ơ bị chối bỏ vì đặc điểm của Phúc Âm phát ngôn lại nghịch với nguồn gốc tác giả là thuộc về các Sứ đồ. quan điểm không thuộc về các Sứ đồ này được hậu thuẫn qua việc nhận xét rằng Phúc Âm này thiếu sinh động và thực tế đụng chạm điều mà chúng ta mong đợi từ một người chứng kiến các biến cố kể lại. Bất cứ khi nào kể lại cùng một biến cố trong cả hai Phúc Âm Ma-thi-ơ và Mác, Ma-thi-ơ thường cô đọng và thiếu chi tiết đòi hỏi phải có sự quan sát cá nhân. Phải thừa nhận rằng những đụng chạm sống động của người chứng kiến bắt gặp trong sách Mác như đã rút tỉa từ Phi-e-rơ, không phải là đặc tính của Ma-thi-ơ. Nhưng không phải là hoàn toàn thiếu. Lenski đề nghị rằng điều này là do tính cách của con người đó.

Mắt và tai của người ấy không nắm bắt được những chi tiết nhỏ mà chúng ta thích giữ lại. Ngày nay các nhân chứng đã khác biệt, họ rất sâu sắc trong phương diện này.” Vì kế hoạch của Ma-thi-ơ dành cho Phúc Âm của ông là gộp lại nhiều lời giáo huấn của Chúa Jesus, vì phải tính toán chỗ nên ông phải cô đọng lại tài liệu của mình bằng cách đưa ra những ý chính và bỏ ra các chi tiết.

Kummel đưa ra ý kiến của mình như một sự tranh luận chống lại nguồn gốc của tác giả theo truyền thuyết: “Đặc điểm có hệ thống (có nghĩa là không có tiểu sử). của phần đại cương sách Ma-thi-ơ”. Nhưng cũng khó thấy cách xếp đặt có hệ thống của tài liệu, bác bỏ địa vị tác giả của Ma-thi-ơ. Cùng lắm chứng minh rằng ông không tìm cách viết ra tiểu sử của Chúa Jesus và sự sắp xếp có hệ thống này vạch rõ Ma-thi-ơ là một cựu nhân viên thuế vụ; nghề nghiệp giúp ông dần dần có được thói quen sắp xếp có hệ thống và thứ tự.

Sự tuyên bố của Kummel về địa vị tác giả của Ma-thi-ơ bị mất uy tín qua “quan điểm thần học sau các Sứ đồ” phản ánh trong Phúc Âm là một sự đánh giá chủ quan chịu ảnh hưởng bởi những giả định. Quan điểm mà “các xu hướng biên tập”của Phúc Âm vạch ra cho các thế hệ sau dựa trên giả định là các hội thánh sau này khai triển truyền thuyết được gán cho Chúa Jesus trong Phúc Âm này. Guthrie trả lời: “cũng có thể cho rằng các khuynh hướng biên tập của Ma-thi-ơ phản ảnh được truyền thống đích thực, là bảo tồn hình ảnh khái quát về lời dạy của Chúa Jesus.”

Sự phản đối mạnh nhất đối với địa vị tác giả thuộc về một Sứ đồ là Phúc Âm này được sáp nhập phần lớn công trình của Mác, một tác giả không phải là các Sứ đồ. Như vậy Taylor nhận xét: Không thể nào một Sứ đồ sử dụng một nguồn cung cấp cho mình công trình của một người không chứng kiến chức vụ của Chúa Jesus.” (sự phản đối này thiếu sức mạnh đối với ai chối bỏ quyền ưu tiên hiện hành của Mác khi cung cấp căn bản để giải quyết vấn đề kết hợp các Phúc Âm).

Nhưng có phải nhận lấy quyền ưu tiên của sách Mác là điều cần có để bác bỏ địa vị tác giả của một Sứ đồ không? Guthrie vạch rằng sự tranh luận này dựa trên một đặc điểm đặc biệt về các Sứ đồ đã xem chân giá trị của Ma-thi-ơ bị giảm thiểu nếu ông trích dẫn từ một tác giả không phải là Sứ đồ.” Tại sao phải hạ thấp chân giá trị của một Sứ đồ đã sử dụng một nguồn không thuộc về các Sứ đồ khi mà kinh nghiệm ấy có thể giúp ông nhìn nhận tính xác thực của tài liệu được sử dụng cho mục đích riêng của ông? Goodspeed chứng minh:

Tôi đã từng thấy các văn sĩ đã từng chứng kiến một bi kịch giáo dục, ngay cả tham gia tích cực vào vở kịch ấy, tìm ra bằng chứng phụ thêm để có được một bức tranh rộng lớn hơn, qua đó có thể được gọi là “những chuyên gia thứ yếu” mà các kỷ niệm và ấn tượng của họ không đáng để kham khảo hay thông qua hầu làm cho công trình của họ được đầy đủ. Nếu những con người khiêm cung và có lương tâm trong thế kỷ hai mươi còn có thể thực hiện được, thì tại sao thế kỷ thứ nhất lại không được phép như thế?”

Harrison đề nghị thêm là trong khi sử dụng tài liệu của Mác, Ma-thi-ơ “không được học tập của Mác nhiều như Phi-e-rơ, người lãnh đạo của các Sứ đồ được nhiều người thừa nhận là người chịu trách nhiệm tài liệu của Mác theo truyền thuyết.” Việc kiểm tra tài liệu cho là Mác đã sao chép lại cho thấy rằng Ma-thi-ơ không chỉ sáp nhập nguyên văn sách Mác vào công trình của mình. Ông sử dụng phần lớn tài liệu của Mác cho mục đích riêng của mình. Goodspeed nhận xét:

Ông sử dụng hầu hết Phúc Âm Mác, ông đã đổi chỗ đến một mức độ được gọi là người tạo ra sự hòa hợp tuyệt điểm! Ma-thi-ơ không “dựa” đúng theo công trình của Mác; ông đã thay đổi các phần chia nhỏ của Mác không chút khoan dung, sử dụng chúng theo chỗ nào thích hợp với mục đích của ông về Chúa Jesus không phải là Con Người hành động như Mác đã hình dung là một giáo sư, vì các bài giảng lớn ông đã dùng các câu chuyện sống động của Mác để làm cái khung sườn! 46 chúng ta kết luận những sự chống đối với địa vị tác giả của một Sứ đồ đối với Phúc Âm đầu tiên đã không thành công trong việc chối bỏ lời chứng theo truyền thuyết cho rằng Ma-thi-ơ là tác giả.

6. BẰNG CHỨNG HẬU THUẪN
Địa vị tác giả của Ma-thi-ơ theo truyền thuyết tìm được một số hậu thuẫn trong chính Phúc Âm. Phải thừa nhận rằng bằng chứng này rất ít oi nhưng phù hợp với truyền thuyết. Trong bốn bản liệt kê về mười hai Sứ đồ trong Tân ước (Mat 10:2-4; Mac 3:16-19, Luca 6:14-16, Cong Cv 1:13) Ma-thi-ơ luôn được nêu lên thứ bảy (Mác và Lu-ca) hoặc thứ tám (Mat và Công) nhưng chỉ có Ma-thi-ơ được mô tả là “người thâu thuế” (Mathio 10:3). Điều này là một sự đụng chạm cá nhân của tác giả để làm chứng lại ân điển của Đấng Christ dành cho chính mình. Một vài bình luận gia xen vào điều gì ó của mình như một bút hiệu, nhưng chắc chắn trong bản Phúc Âm này một cá nhân rất khiêm nhường làm chứng về ân điển hơn là một nổ lực kinh tế để thiết lập một cái gì giả dối là điều rất tự nhiên.

Mat Mt 9:9 vắn tắt ghi lại sự kêu gọi của Chúa Jesus đối với một người tên là Ma-thi-ơ từ chốn hư mất trở nên một môn đệ Mac 2:14 và LuLc 5:27-28 đồng một ngôn ngữ tường trình lại việc kêu gọi một người tên là Lê-vi, nhưng họ không đề cập đến một người được kêu gọi tên là Ma-thi-ơ. Tuy nhiên, tên Lê-vi không được đề cập đến danh sách của mười hai Sứ đồ, nhưng nó ám chỉ đến Ma-thi-ơ là điều hiển nhiên dù một vài văn sĩ cổ điển đã phân biệt giữa Lê-vi và Ma-thi-ơ. Đây cũng là điều bị phản đối vì một người Do Thái không bao giờ có hai tên. Phải thừa nhận rằng đây cũng là điều bất thường, vì tên thứ hai của một người Do Thái thường là tiếng Hy Lạp hay La Tinh. Nhưng có trường hợp có tên thứ hai như: Si-môn được gọi là Sê-pha (Giang 1:42) Giô-sép gọi là Ba-na-ba (Cong vu 4:36) Giô-sép gọi là Cai-phe. Giả thuyết đơn giản nhất thì tên chính là Lê-vi, tên thứ hai là Ma-thi-ơ, có nghĩa là “sự ban cho của Đức Chúa Trời” có thể là ông tự đặt hay Chúa Jesus đã gọi ông như vậy sau khi được lựa chọn. Tên thứ hai thế chỗ cho tên chính cũng là một kỷ niệm về ân điển ông nhận được qua sự kêu gọi của Chúa. Sau khi được kêu gọi, môn đồ này đã đãi Chúa Jesus bữa tiệc mà Mác (Mac 2:15) lẫn Lu-ca (LuLc 5:29) đều nói rằng Lê-vi tiếp đãi chúa Jesus “trong nhà mình” không có trong sách Ma-thi-ơ (Mat 9:10).

Một hậu thuẫn khác mà Guthrie đã vạch ra là “Sự phù hợp đến việc chú ý đến các điểm chi tiết then chốt trong nghề thâu thuế và sự sắp xếp có phương pháp của Phúc Âm này.” Một vài chi tiết phản ảnh được thuật ngữ chính xác của một nhân viên thâu thuế. Tất cả Phúc Âm khác kể lại việc tranh luận về việc nộp thuế cho Sê-sa (Mat 22:15-22; Mac 12:13-17; Luca 20:20-26) nhưng chỉ có một mình Ma-thi-ơ sử dụng từ ngữ “đồng tiền nộp thuế” (nomisma) chứ không phải từ ngữ thường dùng là denarius mà Mác và Lu-ca áp dụng. Chỉ có Phúc Âm đầu tiên tường trình lại việc những người thâu thuế đến đặt vấn đề với Phi-e-rơ về việc nộp thuế của đền thờ hàng năm (to didrachmon) liên quan đến việc Chúa Jesus nộp thuế như thế nào (Mat 17:24-27). Goodspeed cảm thấy có nhiều con số trong câu chuyện người mắc nợ được tha chỉ đề cập đến trong Ma-thi-ơ (18:23-25) tiết lộ cho thấy rằng “ở đây chúng ta thấy rõ các từ ngữ của một người thâu thuế. Đây là vấn đề tài phiệt trong văn sĩ. Ông rất được khâm phục qua sự lưu tâm đến con số phản ảnh trong Phúc Âm của ông, đây cũng là một chứng cứ cho biết người viết là một người thâu thuế và vạch rõ tác giả của Phúc Âm này “là một con người của những con số, toán học là một nhân tố quyết định của một người thâu thuế.” Albright và Mann cũng thấy Ma-thi-ơ là tác giả đáng tin cậy nhất, và cho rằng quan điểm này chiếm ưu thế “trong việc nhận Papias và những người trích dẫn về lời ông nói rất nghiêm túc, và về việc chấp nhận bằng chứng là một lịch sử và khảo cổ học nói lên tình trạng hỗn độn ở Palestine giữa năm 60 và 75 sau Chúa.

Nan đề về nguồn gốc tác giả của Phúc Âm thứ nhất phải thừa nhận là một vấn đề gai gốc. các học giả văn học thường an nghỉ trên kết luận tiêu cực là sự nhận diện ai là tác giả thật vẫn còn một ẩn số. Ngay cả những học giả bảo thủ vẫn còn do dự khi tuyên bố điều này. Nhưng Guthrie tóm tắt sự bàn thảo về nguồn gốc tác giả với nhận xét sau: “Có thể nói rằng không có lý do xác định nào để chối từ bằng chứng chắc chắn về địa vị tác giả của Ma-thi-ơ.” Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng các giả thuyết nguồn của bản Phúc Âm tóm tắt hiện tại đã tạo ra nhiều khó khăn. Chúng ta chấp nhận địa vị tác giả của Ma-thi-ơ là giải pháp chắc chắn nhất đối với vấn đề nan giải này. Cả bằng chứng bên ngoài lẫn bên trong đều thống nhất với điều này.

TÁC GIẢ CỦA PHÚC ÂM ĐẦU TIÊN

Các Phúc Âm tường trình rất ít các chi tiết lịch sử về Sứ đồ Ma-thi-ơ. Ông là con của A-phê (Mac 2:14). Một môn đệ khác tên là Gia-cơ cũng được cho biết là con của A-phê (3:18; Luca 6:15) nhưng không có lời nào cho biết họ là anh em với nhau. Ma-thi-ơ là người giúp việc cho phòng thâu thuế ở Ca-bê-na-um. Ông được Hê-rốt Antipa trực tiếp thuê mướn hoặc làm việc dưới quyền của người giữ tiền thuế của khu vực ấy. Sự đáp ứng tích cực của Ma-thi-ơ với sự kêu gọi của Chúa Jesus cho thấy rằng ông là một trong những người ở giữa quần chúng cùng nghe lời dạy của Chúa Jesus và có ấn tượng sâu xa. Sau khi Chúa Jesus kêu gọi, Lê-vi Ma-thi-ơ đã đãi “một bữa tiệc lớn trong nhà” (Luca 5:29) để tôn kính người chủ mới của mình, qua đó ông mời rất nhiều người thâu thuế khác. Điều này ám chỉ là ông có rất nhiều phương tiện đáng kể và một ngôi nhà lớn.

Ông được kể vào hàng “mười hai Sứ đồ” mà Chúa đã tuyển chọn (Mac 3:13-19; Luca 6:12-16). Danh sách mười hai Sứ đồ chia làm ba nhóm, tên của Ma-thi-ơ luôn luôn đứng thứ ba hay thứ tư trong nhóm thứ hai. Tên của ông không liên kết với một biến cố nào khác hơn là sự kêu gọi của Chúa. Lần cuối cùng tên của ông được xuất hiện trong Tân ước là bản danh sách mười hai Sứ đồ trên phòng cao sau khi Chúa Jesus thăng thiên (Cong vu 1:13).

Những thông tin ít ỏi đáng tin này liên quan đến cuộc đời của Ma-thi-ơ có sẵn trong Phúc Âm. Một truyền thuyết cho rằng ông cùng các Sứ đồ khác vẫn lưu ngụ tại Giê-ru-sa-lem mưòi hai năm trước khi đi ra ngoài rao giảng ở các miền đất khác. Các nguồn đáng tin liên quan đến các sự sự lao khổ của ông trong lãnh vực truyền giáo không có đầy đủ nhưng có các vùng đất ngoại bang được đề cập đến. Truyền thuyết liên quan đến Ma-thi-ơ lẫn lộn giữa hai Sứ đồ Ma-thi-ơ và Ma-thia (so sánh 1:26). Barclay nhận xét rằng các câu chuyện thần thoại về Ma-thi-ơ “rất là kỳ quái đến nỗi thực tế không có một căn bản vững chắc.” Apocryphal tuyên bố rằng ông bị tử đạo nhưng có lẽ Ma-thi-ơ có cái chết cách bình thường.

CÁC ĐỘC GIẢ PHÚC ÂM NHẮC ĐẾN

Theo lời chứng của Irenaeus, Origen và Eusebius (phần các chứng nhân thời các giáo phụ) Ma-thi-ơ đã viết Phúc Âm của mình cho những tín hữu Do Thái ở Palestine. Đây là bằng chứng hiển nhiên của bản Logia bằng ngôn ngữ Aram của ông, bất kể nội dung chính xác của nó ở mức độ nào. Nếu có sự đồng nhất đáng kể giữa bản Logia và Phúc Âm Ma-thi-ơ theo Hi văn, lời chứng này cũng áp dụng cho Phúc Âm được công nhận là đúng tiêu chuẩn của chúng ta. Màu sắc Do Thái giáo trong Phúc Âm và quan điểm Hê-bơ-rơ của nó đều nhất quán với quan điểm này. Trong khi đó yêu cầu của nó đặc biệt phù hợp với tâm trí của người Do Thái, sứ điệp về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus Christ là Đấng Mê-si đã hứa rất phù hợp với mọi người, ở khắp mọi nơi. Rất có thể tiếng Ma-thi-ơ bằng tiếng Hy Lạp và đa số các thành viên trong cộng đồng này có nguồn gốc là người Do Thái. nhưng các tín hữu Do Thái này đã có một sự tiếp xúc thường xuyên với những người Do Thái giữa vòng những người họ đang sống chung và những người họ tìm cách chinh phục đem họ đến đức tin nơi Chúa Jesus là Đấng hoàn tất các hứa ngôn có tính cách tiên tri.