LỜI GIỚI THIỆU VỀ MÁC
Hội thánh trước kia ít quan tâm đến Phúc Âm nầy. Đây là Phúc Âm ngắn và đơn giản nhất so với Ma-thi-ơ và Lu-ca.
Việc thiếu quan tâm nầy là vì người ta cho rằng Phúc Âm Mác là bản rút ngắn lại của sách Ma-thi-ơ. Các văn sĩ thời các Giáo phụ ít khi trích dẫn sách Mác, vì Ma-thi-ơ và Lu-ca chứa đựng phần lớn các tư liệu được tìm thấy trong Phúc Âm nầy và họ thích chọn lời trích dẫn của mình ở các Phúc Âm bao quát hơn. Giai đoạn trước thế kỷ 19 tương đối ít có sách chú giải Phúc Âm nầy.
Tuy nhiên, quan điểm của các học giả phê bình hiện đại đã đem sách Mác này đến chỗ được quan tâm nghiên cứu. Ngày nay nó đã trở nên mục tiêu nghiên cứu sâu rộng và lâu dài. Người ta không còn cho đây là bản tóm tắt của các sách ký thuật đầy đủ hơn nhưng chấp nhận đây là một công trình độc lập, được viết ra với một mục tiêu xác định và rất thích hợp cho việc nghiên cứu sơ khởi các câu chuyện Phúc Âm.
NGUỒN GỐC TÁC GIẢ CỦA PHÚC ÂM THỨ HAI
Cũng như các Phúc Âm kia, Phúc Âm thứ hai này không ghi lại ai là tác giả. Nhưng theo truyền thuyết không thay đổi của hội thánh đầu tiên cho là của Mác với Sứ đồ Phi-e-rơ là người phụ giúp. Sự chính xác của quan điểm truyền thuyết nầy liên quan đến địa vị tác giả ngày hôm nay ít khi đặt nghi vấn.
1. BẰNG CHỨNG BÊN NGOÀI
Nhân chứng trực tiếp sớm nhất và nguồn gốc của nó là Papias (70.150). Ông là giám mục thành Hierapolis, có từ nửa đầu thế kỷ thứ hai. Trong tác phẩm nổi tiếng của Eusebius là Ecclesiastical History, ông đã trích lời chứng của Papias như sau:
Và trưởng lão (ấy là trưởng lão Giăng) thường nói điều nầy: Mác đã trở nên người thông dịch cho Phi-e-rơ, đã viết lại chính xác những điều mà ông nhớ được dù không theo thứ thự về việc mà Chúa Jesus đã nói và hành động. Vì ông không nghe Chúa nói cũng không theo Ngài. Nhưng sau đó ông đã theo Phi-e-rơ như tôi đã nói, đã thường giảng dạy theo nhu cầu (tức là của các thính giả), nhưng không phải là lời ký thuật nối tiếp nhau về các lời tiên tri của Chúa. Vì thế Mác không lầm lẫn trong bản ký thuật này khi nhớ lại chúng, vì ông lưu tâm hết lòng là không bỏ sót bất cứ điều gì ông nghe cũng không xuyên tạc bất cứ điều gì!
Nhiều lời khẳng định quan trọng liên quan đến Phúc Âm thứ hai và tác giả của nó trong lời chứng cổ xưa này, đến từ một tỉnh ở Á Châu thuộc về Đế quốc La Mã.
1. Mác không phải là một môn đồ trực tiếp của Chúa Jesus.
2. Mác là một người bạn của Phi-e-rơ và rất chú tâm vào lời giảng của Phi-e-rơ.
3. Mác tường trình lại một cách chính xác những điều mà ông đã nghe từ Phi-e-rơ, nhưng lại không theo thứ tự.
4. Mác đã phục vụ như “một người thông ngôn” lại các lời giảng của Phi-e-rơ. Ý nghĩa của chữ “thông ngôn” (thông giải) (hermèneutes) không rõ ràng. Nó có nghĩa là “người dịch (viết)” và một vài học giả cũng ủng hộ ý nghĩa nầy. Như vậy Sloan suy nghĩ rằng “Phi-e-rơ không thể nói tiếng Hy lạp nhiều và “Mác cùng đi với Phi-e-rơ và dịch ra những bài diễn thuyết và bài giảng của ông ra tiếng Hy Lạp”. Nhưng quan điểm cho rằng Phi-e-rơ xuất xứ từ miền Ga-li-lê nói hai ngôn ngữ và ông không thể nói trôi chảy, dù không trau chuốt lắm là điều không thể có. Zahn nhận xét:
Ý tưởng cho rằng Mác đảm nhận việc thông ngôn, dịch các bài giảng bằng ngôn ngữ Aram của Phi-e-rơ ra Hi văn hoặc càng không thể dịch các bài giảng bằng Hi văn ra tiếng La Tinh không thể do một người không có sự am hiểu nào về tình trạng ngôn gnữ trong thời các Sứ đồ đề ra được.
Baxter cũng đồng ý như vậy nhưng lại có quan điểm hoàn toàn khác:
Ý kiến của riêng tôi Mác là người dịch và biên soạn bản ký thuật mà Phi-e-rơ đã viết bằng ngôn ngữ Aram, ngay lúc đó hay sau một thời gian qua nhiều lần và hình thành ra một quyển nhật ký.
Để ủng hộ cho quan điểm của mình, ông nêu lên sự kiện Justin Martyr trích Mac 3:17 từ “ký sự của Phi-e-rơ”. Nhưng quan điểm cho rằng Phi-e-rơ, một ngư phủ trước kia đã trở nên một môn đệ thông công với Chúa Jesus đã giữ một quyển nhật ký như vậy là điều không chắc chắn.
Những người khác thì lại nghĩ rằng Mác là một “người thông ngôn” và ông đã bảo tồn và viết lại những gì ông đã nghe Phi-e-rơ nói. Qua đó Lenski cho rằng “Mác đã trở nên một người thông ngôn của Phi-e-rơ cho hội thánh và đã đem lời giảng của Phi-e-rơ ghi lại trong Phúc Âm của mình một cách chi tiết”
Có nhiều người đã nghe Phi-e-rơ giảng và biết những gì ông đã rao ra nhưng lại không ghi chép lại thành sách. Trong khi ghi chép lại bài giảng của Phi-e-rơ, Mác đã giải thích thêm. Như vậy khi Phi-e-rơ tích trữ và công bố các lời nói của Chúa Jesus, thì “ngược lại Mác cũng đã trân trọng giữ gìn lời của người thầy đáng kính của mình là Phi-e-rơ”
Ý nghĩa của chữ “giải thích” đúng hơn là “thông dịch”.
Dường như lời chứng trực tiếp của Giăng “người trưởng lão” được hạn chế trong một câu đầu qua sự trích dẫn của Eusebius. Phần còn lại của lời trích dẫn ghi lại những lời nhận xét riêng của Papias tự cho mình đã truyền đạt truyền thống Johan. Marxen chứng minh lời tuyên bố nầy là “điều không có giá trị theo lịch sử” vì ông nhấn mạnh rằng quan điểm nầy không nhất quán với các tài liệu phát hiện. Nhưng từ chốt truyền thuyết này thì chúng ta không còn ánh sáng nào nữa vì không có một truyền thuyết nào sớm hơn cũng không có quan điểm thay đổi nào sau nầy. Nhưng Papias phải có một vài kết nối nào đó với truyền thuyết Johan; nếu không các câu chuyện của ông không có ý nghĩa gì cả. Điều mà Eusebius đã viết vào năm 326 sau Chúa có phần trích dẫn lời giải thích của Papias về nguồn gốc của sách Mác cho thấy rằng nó đã được hội thánh tiến cử. Hình như Eusebius không có lời giải thích nào khác, ông cũng cảm thấy không cần phải giải thích thêm.
Tuy nhiên, Eusebius không phải là một người dễ dàng chấp nhận truyền thuyết vì sự cổ đại của nó. (Ông đã xem thường và từ chối quan điểm về thời kỳ ngàn năm của Papias). Ông chấp nhận lời giải thích theo truyền thuyết khi nào nó xác thực. Lời chứng trở về thời kỳ các Sứ đồ.
Hiển nhiên là lời chứng của “trưởng lão” khi bảo vệ Phúc Âm Mác được đưa ra để trả lời cho những người gièm pha, nói xấu. Các nghi vấn dấy lên là sự bỏ sót nhiều vấn đề, sự không “thứ tự” khi tường trình các sự việc, cũng như tính đáng tin cậy trong phần nội dung. Điều nầy ám chỉ rằng vào lúc các ý kiến phê phán nầy xướng lên còn có các Phúc Âm khác để được so sánh.
Câu giải đáp của trưởng lão Giăng và của Papias, đối với các ý kiến phê phán nầy là đặc điểm của Phúc Âm Mác. Thực ra, đây là sự ghi chép về lời chứng công khai của Phi-e-rơ lão làng. Chính Phi-e-rơ không phải lúc nào cũng trình bày tài liệu của mình theo thứ tự thời gian nhưng đã sắp xếp theo sự đòi hỏi của các thính giả. Điều này giải thích sự bỏ sót và trật tự sắp xếp của nó. Mác đã trung tín ghi lại lời chứng của Phi-e-rơ.
Trong khi Papias khẳng định nguồn cung cấp chính của Phúc Âm thứ hai là Sứ đồ Phi-e-rơ, truyền thuyết ấy cho rằng tác giả thực thụ của Phúc Âm ấy là một người thuộc giai cấp loại hai. Việc xác định địa vị tác giả “không hẳn là tìm cách làm giảm đi uy quyền của Phúc Âm nầy”. Lời giải thích duy nhất là phải dựa trên những sự kiện đã biết.
Những nhân chứng khác cũng ủng hộ lời của Papias trong quyển Dialogue with Trypho của Justin Martyr cũng cho biết rằng “Ký sự của Phi-e-rơ” Kể lại rằng Chúa Jesus đã đặt cho các con của Xê-bê-đê tước hiệu là “Bô-a-nẹt”. Vì chỉ có Mác đề cập đến thông tin này (3:17). Lời trích dẫn phải xuất phát từ Phúc Âm thứ hai, phần mở đầu chắp vá bằng tiếng La Tinh giới thiệu Phúc Âm Mác được biết là Anti Marcionite Prologue viết vào khoảng năm 160-180 cho biết “Mác…là người thông dịch cho Phi-e-rơ. Sau cái chết của Phi-e-rơ, ông đã viết lại cùng Phúc Âm nầy tại Ý”. Lời mô tả nầy đồng nhất với lời chứng của Papias cũng có lời khẳng định thêm là Phúc Âm Mác được soạn ở Ý sau khi Phi-e-rơ qua đời.
Irenaeus (140-203), Giám mục thành Lyons ở xứ Gane. Ông đã viết quyển Against Herestes khoảng năm 185 sau Chúa, có một chương nêu tên các tác giả của bốn sách Phúc Âm như sau:
“Đến bây giờ sau sự qua đời (Hi văn, “Exodus”) của những người nầy có ý nói đến Phi-e-rơ và Phao-lô). Mác là môn đệ và người thông dịch cho Phi-e-rơ cũng viết lại điều Phi-e-rơ đã giảng luận cho chúng ta”
Văn mạch nầy nói đến công tác của Phi-e-rơ và Phao-lô ở La Mã. Lời chứng nầy xác nhận rằng Mác viết sách nầy ở La Mã sau khi Phi-e-rơ và Phao-lô “exodus”. Bối cảnh nầy ủng hộ quan điểm cho rằng qua chữ “Exodus”, Irenaeus cho là “sự ra đi” vào sự chết, nhưng các học giả như Manson là người ủng hộ việc viết sách Phúc Âm này xảy ra trước khi Phi-e-rơ qua đời. Ông cho rằng chữ “Exodus” ám chỉ đến việc ra đi khỏi La Mã. Cả hai ý nghĩa này đều có lý và cần có các bằng chứng khác để kết luận.
Clement ở Alexandria (195 sau Chúa) đưa ra một vài điểm khác biệt trong hai câu được Eusebius giữ lại. Trong quyển Hypotyposes Clement đã trưng dẫn những lời nầy:
Khi Phi-e-rơ rao lời cách công khai tại La Mã và nhờ Thánh Linh mà tuyên bố Phúc Âm, có rất nhiều người hiện diện đã khẩn khoản Mác là người đã theo ông một thời gian dài và nhớ được điều đã nói ghi lại những lời nầy. Sau khi hoàn tất ông đã giao lại cho những người đã yêu cầu trước đó. Khi Phi-e-rơ nghe được vấn đề này, ông không ngăn cấm cũng không khuyến khích.
Trong một chỗ khác Clement đã nói rằng qua sự mặc khải của Thánh Linh, Phi-e-rơ biết được điều Mác đã thực hiện, “Ông rất vui mừng và đã phê chuẩn tác phẩm ấy để sử dụng rộng rãi trong hội thánh”. Rất có thể Mác hiểu được công việc mà những người khác giục giã, nhưng việc ông hoàn tất nhiệm vụ ấy trong lúc Phi-e-rơ còn sống thì không chắc chắn lắm. Quan điểm nầy đi ngược lại lời chứng của Irenaeus và quyển Anti Marcionite Prologue cũng như lời chứng trước kia của Papias. Nếu ông nói là “khi ông nhớ lại những lần ấy” ám chỉ đến Mác thay vì Phi-e-rơ thì đúng hơn.
Eusebius cũng trích lại lời của Origen (230 sau Chúa) là Mác viết Phúc Âm thứ hai “khi Phi-e-rơ hướng dẫn ông” Điều nầy khiến cho Phi-e-rơ là một người tham gia tích cực vào việc tạo dựng Phúc Âm này. Lời khẳng định nầy dường như tô điểm cho truyền thuyết trước kia có xu hướng nhấn mạnh đến sự phê chuẩn của các Sứ đồ Phúc Âm này.
Như vậy bằng chứng bên ngoài liên quan đến địa vị tác giả của Phúc Âm thứ hai được viết bởi Mác “người thông ngôn” của Phi-e-rơ phải trở về với thế kỷ thứ hai. Nó xuất phát từ ba trung tâm Cơ Đốc giáo đầu tiên là Á Châu, La Mã (với Gaul) và Alexandria. Truyền thống được củng cố qua việc không cần phải tìm hiểu lý do tại sao Phúc Âm này được giao cho một nhân vật nhỏ bé như Mác nếu ông không viết lại. Tựa đề đầu tiên cho Phúc Âm này là Kata Markon tức là “theo Mác”, cũng vậy sự ủng hộ cho truyền thống không thay đổi này xem lại trang (…). Có lẽ đây là bằng chứng cho biết tác giả của Phúc Âm thứ hai.
Phúc Âm thứ hai không chứa đựng lời chứng rõ ràng nào liên quan đến việc nhận diện ra tác giả của nó. Tuy nhiên, người ta vẫn chấp nhận rằng nội dung của nó không có gì trái ngược với bằng chứng bên ngoài. Một vài đặc trưng rất phù hợp với sự liên kết truyền thống của nó với Phi-e-rơ. Sự kết nối của Phi-e-rơ với việc viết Phúc Âm này không cần có sự giải thích , nhưng qua một vài đặc trưng trong sách, càng có nhiều ích lợi nếu nhìn nhận sự liên kết này. Ví dụ chúng ta chỉ thấy trong Phúc Âm Mác hai chữ thêm vào là “và Phi-e-rơ” (Mac 16:7) liên kết này đã giải thích một cách tự nhiên “sự sinh động của nhân chứng” trong nhiều đoạn văn của Mác. Đúng là Mác đã xử dụng chữ “Họ” khi giới thiệu câu chuyện liên quan đến Chúa Jesus thay vì dùng chữ “chúng tôi” của Phi-e-rơ khi kể lại một biến cố như là kinh nghiệm của người từng là môn đệ của Chúa Jesus.
Gộp lại các thành ngữ bằng ngôn ngữ Aram của Chúa Jesus (5:41 7:11, 34 14:36), không được tìm thấy trong Phúc Âm khác, có thể vì Mác nhớ lại “giọng nói sinh động của vị Sứ đồ khi thuật lại những lời nói nghiêm nghị của thầy”. cũng cần lưu ý là Phúc Âm này bỏ sót các biến cố tôn cao Phi-e-rơ như bước đi trên mặt biển (Mat 14:28-31), lời hứa về các chìa khóa (16:17-17:27), trả thuế đền thờ (17:24-27). Nhưng nghiên cứu kỹ các biến cố mất tiếng tốt của ông (8:33 9:5-6 14-29, 31, 66-72. Sự nối kết theo truyền thống của Phi-e-rơ với Phúc Âm này được hổ trợ nhờ sự nhất quán với đại cương của câu chuyện Phúc Âm như đã được Phi-e-rơ nêu lên trong Cong vu 10:34-43.
Tuy nhiên, không cần phải phỏng đoán rằng khi bắt đầu viết Phúc Âm này ông phải hạn chế mình vào công tác sao chép lại các bài giảng của Phi-e-rơ. Khi còn trẻ Mác đã từng nghe các Sứ đồ giảng dạy ở Giê-ru-sa-lem. Ông cũng quen thuộc các lời chia xẻ của Phao-lô và Ba-na-ba (13:5-12, 15:39 Col 4:10-11).
Thật ra bài giảng của Phi-e-rơ là nguồn chính mà ông đã rút ra. Ông đã có nhiều thông tin về Chúa Jesus trước khi trở nên người giúp đỡ Phi-e-rơ.
Chúng ta không ngần ngại chấp nhận địa vị tác giả của Mác. Quan điểm này biện minh cho bằng chứng vững chắc bên ngoài liên quan đến nguồn gốc tác giả và nhất quán với các đặc trưng bên trong của Phúc Âm.
TÁC GIẢ CỦA PHÚC ÂM THỨ HAI.
Sự nhận diện ra Mác của Papias với Giăng Mác trong Tân ước thường được thừa nhận. Taylor nhận xét: “Ngày hôm nay quan niệm này phần nhiều không được đồng lòng”. Nhưng đã có nhiều sự phản đối về việc nhận diện này. Người ta cho rằng danh hiệu “Marcus” vì quá quen thuộc nên cho phép sự nhận diện này. Người ta sẵn sàng chấp nhận chính danh hiệu không kiên lập sự hợp lý của sự nhận diện này. Sự nhận diện này càng bị nghi vấn vì nó không được nêu lên một cách rõ ràng cho đến thời Jerome. Câu trả lời là các văn sĩ trước kia cho sự nhận diện này là đúng và cảm thấy không cần phải nhấn mạnh đến. Người ta cũng khẳng định rằng người viết không thể đến từ Giê-ru-sa-lem, vì hình như ông không quen thuộc với địa lý của vùng Palestine. Lời tuyên bố này chưa được thiết lập và ít được chấp nhận. Phúc Âm không chứa đựng điều gì minh chứng tác giả là một người định cư ở Giê-ru-sa-lem lúc còn thơ ấu.
Không có một bằng chứng nào về một người tên Mác nào khác ở hội thánh La Mã và Tân ước. Cũng không có bằng chứng tại sao ở hội thánh La Mã phải sẵn sàng thừa nhận một công trình như thế của một Cơ Đốc Nhân mà mình hoàn toàn không biết tên là Mác vào lúc mà Mác cũng nổi tiếng là anh em chú bác với Ba-na-ba (4:10), có mối quan hệ gần gũi với Phi-e-rơ để viết ra Phúc Âm này. Hình ảnh trong Tân ước về Mác rất phù hợp với truyền thuyết của Papias.
Sự khẳng định của Papias cho rằng Mác không phải là một môn đệ của Chúa Jesus phù hợp với sự kiện là danh hiệu Mác không bao giờ được đề cập đến trong các Phúc Âm, mặc dù qua sách Công vụ, Giăng Mác là một người định cư tại Giê-ru-sa-lem và cá nhân ông đã không liên kết với chức vụ công khai của Chúa Jesus có thể vì cớ tuổi tác hoặc ông không dâng mình cho Đấng Christ.
Mọi người đều cho rằng “người trai trẻ” trong vườn Ghết-sê-ma-nê (Mac 14:51-52) chính là Mác. Đây là lời giải thích hợp lý nhất khi gom lại biến cố ít giá trị này là điều không ăn nhập gì với câu chuyện. Có thể Mác đã không học tập biến cố này từ Phi-e-rơ hoặc các Sứ đồ khác. Đây là sự kiện hiển nhiên nối kết với câu chép trước đó là “họ đều bỏ Ngài và chạy trốn” (14:50). Rõ ràng người viết biến cố này vì ông đã kinh nghiệm điều đó. Thật dễ hiểu khi người viết lồng một ít lời tự thuật vào trong Phúc Âm của mình, để nói lên sự liên kết vắn tắt của mình với các biến cố khuấy động trong đêm khuya ấy. Giả thuyết này đúng từng chi tiết. Bickersteth nhận xét: “Hành động tương xứng với những gì chúng ta biết về tư cách của Mác là nhiệt tâm, nồng cháy nhưng lại e thẹn và nhất thời”. Biến cố nhỏ bé này dường như đưa ra một hình ảnh chính xác của nếp sống và tư cách lúc còn trẻ của Mác. Sự sốt sắng nhất thời cũng có ích nhưng lại chạy trốn bất chợt và thối lui hoàn toàn khi sự nguy hiểm xuất hiện.
Sự nhận diện này được xem như “một sự phỏng đoán hoàn toàn không thể xảy ra”. Nhưng sự chối từ này không thể chỉ căn cứ vào sự nhận xét của Papias là Mác “không nghe cũng không theo” Chúa Jesus, đơn giản có nghĩa là chính Mác không phải là một trong những môn đệ được Chúa biết đến. Sự tiếp xúc ngắn ngủi này với các biến cố kinh khủng của những giờ cuối cùng trong cuộc đời Chúa Jesus tự nhiên tạo ra một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn tuổi trẻ này. Thật ra Morison nghĩ rằng biến cố này đánh dấu “bước ngoặc sống động trong sự nghiệp thuộc linh của ông”.
Tác giả của Phúc Âm thứ hai được giới thiệu trong sách Công vụ là “Giăng, họ là Mác” (12:12). “Giăng” là tên Hê-bơ-rơ, trong khi “Mark” hay “Marcus” là tiếng La Tinh. Cách xử dụng từ La Tinh rất thông thường giữa vòng người Do Thái nói tiếng Hy Lạp. Việc gọi tên “Giăng Mác” là điều không chính xác. Một sự kết hợp mà Tân ước không bao giờ xử dụng.
Trong sách Công vụ có ba lần được gọi bằng tên kép này (Cong 12:12, 25 15:37), hai lần gọi là Giăng (13:5, 13) và một lần gọi là Mác. Mác trong thư tín hình như là “Giăng Mác” của sách Công vụ, vì đây là lời dẫn chứng trong các thư tín (Col 4:20 Phil Plm 1:24 IITim 4:11 IPhiero 5:13). Ông luôn luôn nối kết với cùng một người (Phao-lô, Ba-na-ba, Phi-e-rơ) như trong sách Công vụ. Cả hai tên có thể được xử dụng theo hoàn cảnh. Trong vòng những người Do Thái, Giăng là tên thích hợp, nhưng giữa vòng người ngoại bang, ông được gọi bằng tên La Tinh của mình. Tên Hê-bơ-rơ của ông không bao giờ được đề cập trong thư tín cho thấy rằng thế giới ngoại bang là phạm vi hoạt động chính của ông.
Mác là con của một góa phụ có một căn nhà rộng rãi ở Giê-ru-sa-lem là nơi nhóm họp của các tín hữu suốt những ngày đầu của hội thánh. Mác được dẫn dắt đến chỗ đặt đức tin mình nơi Chúa Jesus Christ lúc nào và khi nào không ai rõ.
Ảnh hưởng của người mẹ đạo đức và sự tiếp xúc của ông với các Cơ Đốc nhân đầu tiên trong tư gia của mình là phương tiện chắc chắn dẫn ông đến sự đầu phục cá nhân mình với Chúa. Sự tiếp xúc của ông với người anh em nổi tiếng là Ba-na-ba (Col 4:10) đã có một sự sâu đậm trên thanh niên này. Sự liên lạc giữa Phi-e-rơ và Mác trong IPhiero 5:13, cho thấy Phi-e-rơ đã gọi Mác là “con ta”. người ta thường suy diễn Mác đã trở lại tin nhận Chúa qua sự ảnh hưởng của ông. Phi-e-rơ là người khách thường xuyên viếng thăm nhà của Mác qua sự phản ứng của người tớ gái khi nghe tiếng của ông cho biết (Cong 12:12-17). Dứt khoát Mác đã quen thuộc với sự dạy dỗ của Phi-e-rơ từ những ngày đầu tiên.
Khi Ba-na-ba và Phao-lô từ Giê-ru-sa-lem trở về An-ti-ốt, họ đã đem Mác theo (12:25). Hình như ông ở đó cho đến hành trình truyền giáo thứ nhất khi Mác cùng đi với Ba-na-ba và Sau Lơ như một người giúp việc (13:5). Vì một lý do nào đó ông đã lìa bỏ công tác ở Ba-phô và trở về Giê-ru-sa-lem (13:13). Phao-lô cảm thấy hành động của Mác không có lý lẽ gì để bào chữa cả và ông đã cương quyết bác bỏ lời đề nghị của Ba-na-ba để cho Mác tiếp tục đi với họ trong hành trình thứ hai. Sự bất đồng lớn lao này đã dẫn đến sự phân rẽ giữa Ba-na-ba và Phao-lô. Ba-na-ba và người anh em bà con trẻ tuổi này đã đi thuyền đến Chíp rơ. trong khi đó Phao-lô và Si-la đi đến Sy-ri và Silici (15:36-41)
Không có tin tức gì về Mác cho đến khi lần ở tù đầu tiên ở La Mã. Phao-lô kèm theo lời chào thăm Mác trong thư gởi cho người Cô-lô-se (Col 4:10), cũng như trong lá thư vắn tắt gởi cho Phi-lê-môn (Philemon 1:24). Trong thư Phi-lê-môn, Phao-lô đã bao gồm Mác là một giữa vòng nhân sự mình. Mác đã nhận lại được sự tin tưởng đầy đủ của Phao-lô và đã hợp tác tích cực với ông. Ông đã lưu lại với Ba-na-ba bao lâu và đã cộng tác với Phao-lô ở địa điểm nào thì không ai biết cả.
Sau khi được tha, Phao-lô đã ra đi khỏi La Mã, hình như Mác vẫn còn ở lại trong thành phố này. Khi Phi-e-rơ đến La Mã, Mác đã kết hợp với ông. Trong IPhi 1Pr 5:13, Phi-e-rơ gởi lời chào thăm đến các hội thánh ở Ba-by-lôn, hình như đây là tên gọi khó hiểu dành cho thành phố Rô-ma và kèm theo lời chào thăm từ “Marcus con của ta”. Dù Phi-e-rơ có ý nói đến Mác là người con thuộc linh của ông hay không thì điều này cũng cho thấy mối quan hệ thắm thiết và gần gũi giữa họ với nhau. Có lẽ bức thư được viết từ La Mã không lâu trước khi Phi-e-rơ chịu tử đạo suốt thời gian bách hại dưới thời Neron.
Theo thứ tự thời gian thì lần đề cập cuối cùng về Mác là IITim 4:11. Phao-lô yêu cầu Ti-mô-thê đến với mình kèm theo một mệnh lệnh: “Hãy đem Mác đến với con vì người thật có ích cho ta về sự hầu việc lắm”. Cái nhìn về Mác cho thấy ông là một tôi tớ cao quý sẵn sàng hiến thân trong việc phục vụ người khác. Ông luôn luôn xuất hiện như một người phụ tá. Ông biết cách làm cho mình trở nên quý giá trước các nhà lãnh đạo hàng đầu của hội thánh và sự chứng minh là một tôi tớ thật giữa vòng các tôi tớ của Đức Chúa Trời.
NIÊN HẠN VÀ ĐỊA ĐIỂM CỦA PHÚC ÂM THỨ HAI
1. ĐỊA ĐIỂM
Lời chúng không thay đổi của các nhân chứng đầu tiên là Phúc Âm Mác được viết tại La Mã. Sự hiện diện của Mác với Phi-e-rơ ở La Mã được xác định ở IPhiero 5:13, nếu “Ba-by-lôn” ám chỉ La Mã. Một lời chứng lưu truyền lại của Chrysostom là một ngoại lệ vì ông cho rằng sách này được biên soạn tại Ai Cập. Không ai chấp nhận quan điểm của Chrysostom được (347-407 sau Chúa) vì các nhân chứng trước ông đáng tin hơn. Dường như quan điểm của ông dựa trên sự hiểu lầm về một câu nói mơ hồ của Eusebius liên hệ đến sự rao giảng của Mác ở Alexandria, thì Phúc Âm này được viết ở La Mã theo lời yêu cầu của các Cơ Đốc nhân tại thành phố này và đã được giao lại cho họ. Phần nội dung của sách này hậu thuẫn cho quan điểm cho rằng Mác đã viết cho các độc giả ngoaị bang nhưng đặc biệt là các đọc giả ở La Mã. Điều hiển nhiên là Phúc Âm này được viết cho các đọc giả không phải là người Do Thái vì trái ngược với Ma-thi-ơ, ông không “đề cập gì đến luật pháp hoặc sự kết nối của nó với Giao ước mới (so sánh Mat Mt 5:17-19 10:5 19:9) ít khi nhắc đến sự ứng nghiệm của các lời tiên tri (qua sự trích dẫn của Chúa Jesus: Mac Mc 7:6 9:12 10:4 11:17 12:10, 24 14:21, 27 của Mác: 1:2tt 14:49 15:28. Hoặc sự đối đáp của Chúa Jesus chống lại các văn sĩ (12:38-40)”. Mác cẩn thận giải thích các phong tục và từ ngữ của người Do Thái (so sánh 7:3-4 12:42 1412) và dịch những chữ và câu Aram bất cứ khi nào nó được nêu ra (so sánh 3:17 25:41 7:11, 34 14:36 5:22, 34). Nhận xét là núi Ô-li-ve “đối ngang đền thờ” (13:3) đối với các độc giả Do Thái là điều hòan toàn không cần thiết. Mác xử dụng một số từ La Tinh hơn là một số từ Hi văn tương đương, dường như vì đọc giả quen thuộc hơn (so sánh 6:27 7:14 12:14, 42 15:15, 16, 39). Lời nhận xét này rất đúng với cách mà độc giả La Mã dùng. Nguồn gốc ở La Mã đã được minh chứng một cách cụ thể vì chỉ có Mác mới nhận ra Si-môn người Sy-ren là cha của Alecxanđơ và Ruphu (15:21). Sự đụng chạm mà mọi người quan tâm này cho thấy nó rất quen thuộc với độc giả. Rô-ma đoạn Rom 16:13 cho thấy Ruphu là một thành viên của hội thánh ở La Mã. Sự nhận diện chung về Ruphu này với người trong sách Mac 15:21 phù hợp với nguồn gốc theo truyền thuyết của sách Mác.
Nơi sở định của Mác là La Mã cũng được Scroggie hậu thuẫn như sau:
Chúng ta phải thêm vào tinh thần chung của Phúc Âm này là tác giả đã cân đo viết ra những lời lôi cuốn đặc biệt với tâm trí của người La Mã, như Ma-thi-ơ đã viết cho người Hê-bơ-rơ, Lu-ca viết cho người Hy Lạp. Bất cứ giá nào tại La Mã cũng có một ngoại cảnh chiếm ưu thế để bới lục.”
Dường như chẳng có gì trong Phúc Âm này đặc biệt nếu bỏ qua quan điểm cho rằng nó được viết ra ở La Mã. Đây là quan điểm hợp lý mà ngày nay ai cũng chấp nhận.
2. NIÊN HIỆU
Lời chứng được lưu truyền lại liên quan đến niên hiệu của sách Mác không có sự thống nhất. Theo lời chứng của Irenaeus thì Phúc Âm này được viết ra sau cái chết của Phi-e-rơ và Phao-lô. Niên hiệu này được bản Anti Marcionite Rologue hậu thuẫn. Lời chứng của Papias trong vấn đề này không rõ ràng, nhưng cũng có phần hậu thuẫn cho Irenaeus, vì Irenaeus đã rút tỉa lời chứng của mình từ Papias. Nhưng ngược lại Clement ở Alecxanđria và Origen đã cho rằng sự biên soạn Phúc Âm này trong khoảng thời gian Phi-e-rơ còn sống. Quan điểm này có nhiều khả năng xác định ngày tháng hoàn tất Phúc Âm này.
Robertson cảm thấy là “qua các truyền thuyết mâu thuẫn này cho chúng ta tự do định ra niên hạn của Phúc Âm Mác nhưng không dựa trên quan điểm của Irenaeus và Clement ở Alecxandria”.
Vì thế niên hạn của Phúc Âm Mác đã đề xuất có một hạn định rất lớn từ năm 44 đến 130 sau Chúa. 30 A.B Bruce nhận xét rằng: “Sự dị biệt ý kiến không cùng này có nghĩa là toàn thể vấn đề phụ thuộc vào lãnh vực phỏng định này”.
Các học giả cho rằng Phúc Âm này ra đời lúc Phi-e-rơ còn sống và viết vào “những năm năm mươi hay cuối những năm bốn muơi” Quan điểm này cho rằng sự trích dẫn của Irenaeus đối với việc “Exodus” của Phi-e-rơ không có nghĩa là Phi-e-rơ qua đời nhưng có nghĩa là đi khỏi nơi Mác sống. Điều này sẽ đem lời chứng của Irenaeus phù hợp với Clement. Nhưng sự việc này là chối bỏ lời tuyên bố của bản Anti Marcionite Prologue. Định niên hạn sớm như thế là điều đặc biệt lôi cuốn những ai xác định quyền ưu tiên của Phúc Âm Mác trong bản kết hợp ba Phúc Âm. Qua đó có khả năng Phúc Âm Lu-ca được viết ra sớm hơn nữa. Nhưng nếu vậy chúng ta thấy rằng không thể có được một bản gốc ở La Mã của Phúc Âm Mác được, vì Phi-e-rơ hình như chưa đến La Mã cho đến khoảng năm 63 sau Chúa. Bất cứ ngày tháng năm nào trước năm 63 sau Chúa như vậy là sự nhầm lẫn và phá hủy truyền thuyết không thay đổi được xuất xứ của Phúc Âm Mác tại La Mã.
Nếu chấp nhận quan điểm của Irenaeus là Mác viết lại Phúc Âm Mác sau khi Phi-e-rơ qua đời thì niên hiệu sớm nhất đối với Phúc Âm này là cuối năm 64 sau Chúa. Ngày Phi-e-rơ tuận đạo trong thời Neron bách hại. Như thế Phúc Âm này được biên soạn vào năm 65-68 sau Chúa. Taylor cho rằng: “Nhiều người cho rằng nó được ghi lại vào khoảng năm 65-67”. Cramfield cũng vậy.
Một vài học giả ủng hộ một niên hiệu là sau năm 70 sau Chúa. Người ta cho rằng niên hạn này là điều rất cần để hội thánh có thì giờ khai triển các truyền thống Phúc Âm được thể hiện trong Phúc Âm này.
Sự tranh luận này chỉ có tác dụng đối với những người cho rằng người viết Phúc Âm này chỉ đơn giản góp nhặt các truyền thống đã được khai triển liên quan đến Chúa Jesus của hội thánh thời ban đầu. Để hậu thuẫn cho niên hiệu vào sau năm 70 này, người ta xác quyết là “lời giáo huấn có tính cách mặc khải trong chương 13 theo hình thức hiện tại của nó ám chỉ sự pha trộn trong giáo huấn của Chúa Jesus vượt trổi hơn điều mà Phi-e-rơ mong đợi”. Nhưng đây chỉ là sự đánh giá chủ quan dựa trên sự suy nghĩ về những gì Chúa Jesus nói hay không nói. Không một sự tranh luận nào liên quan đến niên hạn của Phúc Âm này có thể rút ra từ bài giảng về sự xét đoán trong tương lai của Đấng Christ, được nêu lên trong chương 13 này trừ phi chúng ta chối bỏ khả năng của Chúa trong sự tiên đoán tương lai.
Guthrie vạch rõ rằng sự xung đột liên quan đến niên hiệu trong các lời chứng theo truyền thuyết có thể hòa hợp với sự phỏng đoán rằng: “Mác đã khởi sự viết Phúc Âm này trước đó và đã hoàn tất sau khi Phi-e-rơ qua đời; một lời đề nghị đáng được xem xét đến hơn là tiếp nhận bình thường”. Thật ra Lange khẳng định rằng không có sự mâu thuẫn nào giữa các lời mô tả của Irenaeus và Clement “vì Irenaeus không có ý nói đến sự khởi đầu nhưng là lúc kết thúc sự soạn thảo này”. Martindale chấp nhận sự hòa hợp này và nghĩ rằng Phúc Âm được hoàn tất trước khi Phi-e-rơ qua đời nhưng không được chính thức lưu hành sau khi ông mất tức là vào năm 64 sau Chúa. Nếu chúng ta chấp nhận sự hòa hợp về bằng chứng đã được lưu truyền này, chúng ta đạt đến một niên hiệu khá xác định cho Phúc Âm Mác. Vì Phi-e-rơ đã chịu tuận đạo trong sự bách hại của Neron, thời điểm có khả năng nhất là cuối năm 64 sau Chúa, hoặc năm sau đó. Chúng tôi đề nghị niên hạn của nó nằm ở giữa năm 64 và 65 là thời điểm xuất bản Phúc Âm Mác.
MỤC TIÊU CỦA PHÚC ÂM THỨ HAI
Cũng như Phúc Âm Ma-thi-ơ, Phúc Âm này không chứa đựng một câu nào nói lên mục tiêu của sách. Các kết luận liên quan đến mục đích của nó phải dựa theo sự đánh giá nội dung và khung cảnh lịch sử đã phỏng định. Những nghiên cứu gần đây đem lại kết quả với sự đánh giá rất khác nhau.
Phúc Âm Mác không phải là một bản tiểu sử theo ý nghĩa hiện đại. Đây là một câu chuyện kể có tính cách lịch sử liên quan đến thân vị và công tác của Chúa Jesus như là “Tin Lành” cứu rỗi. Câu chuyện này cấu thành sứ điệp độc nhất của Cơ Đốc Giáo. Mác giới thiệu Chúa Jesus Christ trong sự nghiệp chính thức và công khai là một Đầy Tớ siêng năng của Chúa và thật sự là Con Đức Chúa Trời. Điều mà Ngài đã thực hiện minh chứng Ngài là ai. Điều mà Ngài hành động xác tín điều Ngài đã dạy dỗ. Phúc Âm Mác “trình bày lịch sử của Đấng Christ, qua sự làm việc, sự biểu hiện và ảnh hưởng của Đấng Thần nhân”.
Là Con của Đức Chúa Trời, người Đầy Tớ của Chúa này bày tỏ quyền năng của Ngài trên thế giới thấy được cũng như thế giới vô hình. Mác đã đưa ra một vài nhận xét cá nhân khi thuật lại những việc kỳ diệu và lời giáo huấn rất thu hút của Chúa Jesus. Ông đã để cho lời tường thuật tự minh chứng cá tính vô song và oai vệ của Ngài. Chức vụ quyền năng và nhân hậu của Ngài đã tuyên bố rằng trong Ngài, Vương quốc của Đức Chúa Trời đã đến gần (1:15). Mục tiêu của Mác không chỉ kể lại một vị Giáo sư tôn giáo vô địch nhưng tuyên bố Chúa Jesus Christ như là Đấng mà các tiên tri Hê-bơ-rơ đã loan báo. Mục đích của ông cơ bản là để truyền giáo, đem những người mới vào đức tin Cơ Đốc. Chúa Jesus Christ hoàn toàn xứng đáng được chấp nhận và phục vụ như Cứu Chúa và Chúa.
Bản ghi chép Phúc Âm phác họa sự lôi cuốn cũng như ảnh hưởng của Đầy Tớ quyền năng của Chúa. Dù cho dân chúng vây lấy Ngài, bóng vô tín vì sự thù địch công khai bắt đầu bắt lấy chức vụ của Ngài. Ngài đã bị hiểu lầm, bị tấn công, bị chối bỏ bởi chính những người mà Ngài đã đến để phục vụ và giải cứu họ.
Sự thù ghét chống lại Chúa Jesus đã được các nhà lãnh đạo Do Thái giáo hô hào và cổ vũ. Điều này dấy lên khi Ngài đã không làm tròn được những mong đợi của họ liên quan đến Đấng Mê-si; tức là họ chỉ tập trung vào sự cai trị vinh diệu đã được tiên tri trước đó về Ngài. Hy vọng về Đấng Mê-si đã bện chặt vào lòng những người Do Thái có những thèm khát về chính trị. Quan điểm thăng thế thời đó là loại trừ mọi sự hiểu biết thực tế về chức vụ thuộc linh của Đấng Mê-si. Vì vậy, Chúa Jesus ít dùng đến chữ Mê-si liên quan đến Ngài. Ngài thường trình bày rằng, Ngài là con người đến để chịu khổ, và cái chết sắp đến cho họ biết Ngài là một Đầy Tớ thống khổ của Chúa. Ngài đã dùng chữ Con người nửa phô bày nửa giấu kín nhân dạng của Ngài như là Đấng Mê-si. Như thế Ngài tránh được sự tác động trên mọi người buộc họ quyết định Ngài là Đấng Mê-si cho đến lúc Ngài giúp mọi người có sự hiểu biết rõ ràng về công việc của Đấng Mê-si như thế nào. Sứ mạng Cứu chuộc của Ngài liên kết chặt chẽ với sự chết và sự phục sinh. Đây là các biến cố nổi bật trong các Phúc Âm. Hình ảnh Mác đã mô tả Chúa Jesus phù hợp với lời tuyên bố của Ngài là “vì con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (10:45).
Các quan niệm hiện hành của Đấng Mê-si không bao gồm khía cạnh thần tính mà chức vụ của Đấng Christ minh chứng một cách sáng tỏ. Chúa Jesus đã hiểu và xử dụng tước hiệu “Con Người” trong ánh sáng của Đaniên Dan 7:13-14. Bức họa có tính cách tiên tri này truyền đạt lại cho chúng ta các Ý nghĩ siêu nhiên, phác họa một Đấng đến với những đám mây biểu trưng cho thần tính để vận dụng quyền cai trị trên thế giới đến đời đời. Tước hiệu trên đây đã được áp dụng cho Đấng Mê-si, nhưng phương diện thần tính trong câu Kinh Thánh trên đây không được nhìn nhận trong các quan điểm hiện hành liên quan đến Đấng Mê-si. Giang 12:34 cho thấy quần chúng ở Giê-ru-sa-lem hiểu được cách xử dụng của Chúa Jesus về từ ngữ này như là một sự tuyên bố mình là Đấng Mê-si nhưng họ không thể hòa hợp quan niệm của họ về Đấng Mê-si còn tồn tại đời đời với sự chết của Chúa Jesus. Vào lúc xử án, Chúa Jesus đã xử dụng từ này với lời tuyên bố ám chỉ mình ngang hàng với Đức Chúa Trời để trả lời cho thầy tế lễ thượng phẩm, tòa công luận đã chối bỏ lời tuyên bố này và kết án Ngài tội lộng ngôn (Mac 14:61-64). Giá trị thật của con người có thể định được một cách đầy đủ trong ánh sáng của sự kiện Ngài là con của Đức Chúa Trời tự nguyện nhận lấy thập tự giá.
Chìa khóa để Mác phác họa thân vị và công tác của Chúa Jesus là sự tương phản giữa tư cách của Ngài là Con Đức Chúa Trời nhục hóa với sự đau khổ và bị chối bỏ mà Ngài đã tự nguyện chấp nhận. Chân dung này chứa đựng một hỗn hợp ngoại lệ của một sức mạnh vô địch và một sự đầu phục đáng kinh ngạc. Nó mô tả sự chiến thắng vinh diệu qua sự thất bại rõ rệt.
Vào năm 1901 William Wrede trong quyển sách Das Messiasgcheimnis in den Evangrlien đã đưa ra giả thuyết về sự truyền bảo của Chúa Jesus là phải giữ im lặng trong sách Mác (vídụ Mac 5:43 7:36 8:30 9:9) là điều không có và do người xuất bản đưa vào. Chúng là một tác động thuộc về văn chương mà Mác đã tiếp nhận từ các quan điểm của hội thánh đầu tiên. Ông đã xử dụng ngôn từ này để cho là Chúa Jesus dạy các môn đệ trong chỗ riêng tư rằng Ngài là Đấng Mê-si; mặc dầu Ngài không tự cho mình là Đấng Mê-si. Bởi tạo ra “sự bí mật về Đấng Mê-si” Mác đã cất bỏ nguồn gây bối rối cho nền thần học của hội thánh bằng cách giải thích tại sao Chúa Jesus không được nhìn nhận Ngài là Đấng Mê-si một cách rộng rãi hơn trong lúc Ngài còn sinh hoạt trên đất.
Sự đánh giá của Wrede về bản ký thuật của Mác chỉ được xem xét như “một chủ nghĩa hoài nghi sai trật liên quan đến sự ghi chép chính xác trong các sách Phúc Âm”.
Tasker đã chống lại sự tấn công này dựa trên tánh xác thực của Phúc Âm là “một trong những đặc trưng sai lầm của nghệ thuật bình phẩm Phúc Âm hiện đại”. Lời phê phán của Wrede về sách Mác đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiên cứu Phúc Âm, nó tạo cho người ta một ấn tượng cho rằng Chúa Jesus miễn cưỡng tuyên bố công khai chính mình là Đấng Mê-si và Ngài không chấp nhận người khác tung hô rầm rộ nhân dạng của Đấng Mê-si. Nhưng trong sự bàn luận của Stonehouse về chức vụ của Đấng Mê-si trong sách Mác đã cho thấy một vài lời ghi chép có tính cách lịch sử trong các Phúc Âm có một lời giải thích tự nhiên hơn là giả thuyết của Wrede. Xét thấy quan niệm riêng của Chúa về chức vụ của Đấng Mê-si, khác với cách sử dụng công khai từ ngữ này đã được nêu lên cho dân chúng, và lời tuyên bố rõ ràng của Ngài về chức vụ của Đấng Mê-si có tính cách gián tiếp và với một chút dè dặt. Sách Mác rất dễ hiểu khi phản ảnh các thực tế lịch sử.
Hình ảnh của Chúa Jesus trong sách Mác là một Đầy Tớ chịu khổ là một sứ điệp đúng lúc cho hội thánh đang chịu bách hại. Hội thánh rất cần nhìn thấy trong Ngài kiểu mẫu làm môn đệ và sự Cứu rỗi của mình.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÚC ÂM THỨ HAI
1. SỰ VẮN TẮT
Mác là sách ngắn nhất so với bốn Phúc Âm, khoảng hai phần ba chiều dài so với Lu-ca. Chiều dài tương đối này một phần là vì sự bỏ sót phần ký thuật về sự giáng sanh cũng như gia phổ của Chúa Jesus. (khi trình bày câu chuyện về Đầy Tớ của Chúa, ông không cần phải kể lại sự ra đời hoặc gia phổ). Thêm vào đó, Mác loại bỏ tất cả ngoại trừ hai bài giảng dài của Chúa Jesus (4:1-34 13:3-37) và các phần này ngắn hơn so với phần trường hợp của Ma-thi-ơ.
2. HÀNH ĐỘNG
Phúc Âm Mác có đặc điểm của một quyển sách hành động. Nó chuyển động bằng các bước đi không kịp thở, và mô tả sự hoạt động không ngừng nghỉ của Chúa Jesus. Tính chất của công việc Chúa làm là liên tục, đòi hỏi nhiều nghị lực và cần mẫn. Ngài thi hành công tác của mình một cách mau chóng. Trong Hi văn, trạng từ Euthus được dịch là “ngay lập tức”. Chữ này được ghi lại nhiều hơn trong bất cứ Phúc Âm nào khác. Ông thường dùng chữ “và” để buộc chặt biến cố này với biến cố khác. Chỉ có Mác ghi lại rằng Chúa Jesus quá bận rộn không thể ăn được (3:20 6:31). Quần chúng xô đẩy Ngài qua các đòi hỏi của họ một cách liên tục. Có người nhận xét là: “đọc một mạch Phúc Âm này chúng ta có cảm giác như bị đám đông vây bọc và giam hãm, bị mệt mỏi bởi các đòi hỏi của họ, bị bao vây bởi các sự tấn công của quỷ”. Phép lạ của Chúa Jesus chiếm một phần lớn trong bản ký thuật. Mười tám phép lạ được ghi chép lại, hai trong số đó chỉ được trình bày trong Phúc Âm này (7:31-37 8:22, 26). Phúc Âm Mác dành nhiều chỗ ghi lại các phép lạ của Đấng Christ hơn bất cứ Phúc Âm nào khác. Mác đề cập tương đối ít các lời giáo huấn của Chúa Jesus. Ông lập lại nhiều lần là Ngài dạy dỗ nhưng không ghi chép lại Ngài đã dạy điều gì (1:21, 39 2:2,13 6:2, 6, 34 10:1 12:35). Chức vụ dạy dỗ của Ngài là một phần quan trọng trong công việc của Đầy tớ của Chúa. Mác đã đề cập đến vô số các lời giảng ngắn nêu lên các lời đối đáp của Ngài với các nhà lãnh đạo tôn giáo (so sánh 2:8-11, 17, 19-22, 25-28 3:23-30; 7:6-23; 10:2-12; 12:1-11, 38-40). Tuy nhiên những điều này hình thành một phần nguyên vẹn của các biến cố được kể lại.
3. SỰ SINH ĐỘNG
Phúc Âm này cũng có một đặc điểm khác là sự sinh động và đầy đủ của các câu chuyện kể. Nhiều biến cố được kể trong các Phúc Âm tóm tắt, được Mác kể lại rất chi tiết. Bản tường thuật sinh động này đã tạo ra một ấn tượng là các câu chuyện này được thuật lại bởi một người trực tiếp chứng kiến. Nó chứa đựng những sự đụng chạm sâu hơn thêm vào những sự hồi tưởng được thuật lại của người đã quan sát.
Ngôn ngữ diễn tả đơn giản hơn của Ma-thi-ơ và Lu-ca. tính cách điển hình của sách được viết và không chú ý nhiều đến chi tiết “kể lại những điều ấy theo cấu trúc câu văn ngắt ngữ (2:10 11:32), thường hay xử dụng thì hiện tại lịch sử hòa trộn với quá khứ, cũng những nhận xét để trong ngoặt (3:30 7:17), các câu nói dùng trong văn thường đàm được xử dụng cho lời nói phổ thông”. Trong nhiều chỗ ông dùng hai thành ngữ nhưng đúng ra cần dùng chỉ một là đủ (so sánh 1:35 2:4 4:5 9:2 11:1; 13:1, 19, 35 14:61)
4. CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
Mác ghi lại câu chuyện của mình với sự ngay thẳng thành thực và không lý tưởng hóa chúng. Ông không vẽ những hào quang trên đầu các môn đồ nhưng thành thực ghi chép lại sự dại dột đôi lúc được phơi bày ra (4:13; 6:52; 8:17, 21 9:10, 32). Ông cũng không giữ lại ngay cả việc dám phê phán Chúa Jesus (4:38; 5:31). Sự lưu tâm của gia đình Chúa về sức khỏe tinh thần cũng được kể lại với sự ngay thẳng không che giấu (3:21, 31-35).
Phúc Âm này mô tả phản ứng và cảm xúc đặc trưng cho con người của Chúa Jesus. Hunter nhận xét: “Mác phô bày Chúa Jesus cho chúng ta, không như các nhà truyền đạo khác với tất cả nhân tính ân điển của Ngài.” Ông đề cập đến sự thương xót của Chúa Jesus (1:41; 6:34; 8:2), sự than thở của Ngài (7:34; 8:12), sự đói khát và mệt mỏi của Ngài (4:38; 6:31; 11:12), sự buồn rầu của Ngài (14:33-34), Ngài liếc mắt (3:5, 34 5:32; 10:23; 11:11), Ngài giơ tay rờ (1:31, 41 7:33; 9:27), sự quan tâm nồng ấm của Ngài đối với con trẻ (9:36; 10:14-16), Ngài biểu lộ sự giận dữ và không thỏa lòng (1:43; 3:5; 9:16; 10:14)
Trong hành trình cuối cùng của Chúa Jesus đến Giê-ru-sa-lem chỉ có Mác đề cập đến sự cương quyết của Chúa Jesus khi đi trước các môn đồ giữa sự lo âu đang thắng thế (10:32). Nếu Mác chỉ nhấn mạnh đến Chúa Jesus là con của Đức Chúa Trời độc nhất thì ông cũng phác họa Ngài như một con người nhiều tình cảm đã hòa trộn với con người và chia xẻ cảm xúc cùng sự khổ đau của họ. Những con người bình dân đã được Ngài thu hút và vui vẻ nghe Ngài. họ đã biểu lộ sự kinh ngạc (1:27; 2:12), phê phán (2:7), sợ hãi (4:41), ngạc nhiên (1:22; 6:2: 7:37) cũng như sự căm ghét (14:1).
Chỉ Mác đã ghi chép lại cho chúng ta được biết rằng Chúa Jesus là một người “thợ mộc” ở Na-xa-rét (6:3), một lời nhận xét bật sáng trong những năm biệt tăm trước khi bước vào chức vụ công khai của Chúa. Trong nhiều đoạn Mác ghi nhận rằng Chúa Jesus đi ẩn mình khỏi chức vụ bận rộn của mình, để trốn thoát kẻ thù và phục hồi tâm linh qua sự cầu nguyện (1:35, 45 3:7; 6:30-32; 7:24 8:27; 9:2 11:11, 19).
5. CÁC QUAN NIỆM THẦN HỌC
Các quan niệm thần học cơ bản trong Phúc Âm này là những điều mô tả đặc điểm của đức tin trong cộng đồng Cơ Đốc từ lúc ban đầu. Cơ Đốc luận trong sách này buộc độc giả nhìn thấy nhân dạng đầu tiên của Chúa Jesus Christ là “Con của Đức Chúa Trời” (1:1). Sự khẳng định liên quan tới bản chất độc nhất vô nhị của Ngài được trình bày trong Phúc Âm để xác nhận điều này qua lời chứng của Cha (1:11; 9:7) qua các quỷ (3:11; 5:7), qua chính Chúa Jesus (13:32; 14:61-62), qua người đội trưởng chứng kiến sự đóng đinh Chúa (15:39). Yếu tố siêu nhiên này tự biểu lộ trong sự giáo huấn đầy uy quyền của Ngài cũng như các công tác lạ lùng của Ngài để đáp ứng một vài nhu cầu đặc biệt của Ngài. Nhưng Mác nhấn mạnh đến việc Chúa Jesus buộc các quỷ không được tiết lộ nhân dạng của Ngài (1:25, 34 3:12) và sự bí mật mà Ngài áp đặt trên những người được chữa lành (1:44; 5:43; 7:36; 8:26). Sau khi Phi-e-rơ thừa nhận Ngài (8:29), Chúa Jesus nghiêm cấm các môn đồ không được tiết lộ cho ai khác (8:29-30).
Sự nhấn mạnh của Chúa Jesus về việc giữ bí mật và phải im lặng có lẽ vì các quan điểm không đầy đủ và sai lạc liên quan đến Đấng Mê-si trong vòng những người Do Thái. Ngài không thích xử dụng tước hiệu “Đấng Mê-si” cho chính Ngài vì trong sự suy nghĩ của quần chúng từ ngữ này hàm ý ngược lại với sứ mạng Cứu rỗi của Ngài. Trong các địa điểm không thuộc người Do Thái (5:19), Ngài không buộc họ giữ bí mật. Chúa Jesus thích người khác cho Ngài là “Con Người”, một tước hiệu được tìm thấy trong bốn chương của Phúc Âm này. Nó tạo cho người ta một suy nghĩ quân bình hơn. Chúa Jesus đã liên kết điều này với quan niệm về một Đầy Tớ khổ đau trong sách tiên tri Êsai. Vì nhân dạng của Ngài là Con người, Ngài đã tuyên bố mình có quyền tha tội (2:10) và vận dụng uy quyền của Ngài là “Chúa của ngày Sa-bát” (2:28). Ngài tuyên bố rằng qua sự xuất hiện của Ngài, Nước của Đức Chúa Trời đã đến gần (1:15). Trước mặt những lãnh tụ Do Thái chối bỏ Ngài, Chúa tiết lộ rằng cuối cùng Ngài sẽ trở lại trong quyền năng và vinh quang (9:38; 13:26; 14:62). Tuy nhiên sự ứng nghiệm chức vụ Mê-si của Ngài đòi hỏi Ngài phải gánh chịu mọi khổ đau liên quan đến Ngài như các tiên tri đã nói trước (8:31; 9:31; 10:33, 45). Sự thương khó của Chúa rất sáng tỏ trong Phúc Âm này. Hai phần năm nội dung của Phúc Âm này được ghi lại hành trình của Chúa Jesus đến Giê-ru-sa-lem và các biến cố liên quan đến sự chết và sự sống lại của Ngài.
6. SỰ QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGOẠI BANG
Phúc Âm thứ hai này rất thích hợp với các độc giả ngoại bang. Nó không mang nhiều màu sắc Cơ Đốc nhân Do Thái như đặc điểm của sách Ma-thi-ơ. Nó không đòi hỏi một kiến thức bao quát về Cựu ước mà đọc giả cần phải có. Mác chỉ trích dẫn một câu trong Cựu ước (1:2-3 lời trích dẫn trong 15:28 thường bị bỏ qua vì thiếu bản thảo có thẩm quyền). Nhưng Mác lưu ý đến sự trích dẫn Cựu ước thường xuyên của Chúa Jesus.
Sách Mác đề cập đến việc sai phái Mười hai Sứ đồ ra đi nhưng không ngăn cấm họ đến với người Sa-ma-ri hay người ngoại bang (6:7-11 so với Mat Mt 10:5-6). Theo như sự tường thuật của Mác về bài giảng nói đến sự xét đoán trong tương lai, thì Phúc Âm phải được rao giảng ra cho mọi dân tộc (Mac Mc 13:14). Chúa Jesus tẩy sạch đền thờ để bảo tồn nó như là “nhà cầu nguyện cho muôn dân” (11:17). Tác giả Phúc Âm đã am tường lẽ thật là Phúc Âm của Chúa Jesus Christ được dành cho mọi dân tộc. Đây là Phúc Âm thích hợp với tâm trí của người La Mã.
7. THỨ TỰ CỦA TÀI LIỆU
Lời chứng của Papias cho rằng Mác viết “chính xác” nhưng “không theo thứ tự”. Tuy nhiên ngày nay người ta cho rằng tài liệu trong sách Mác có thứ tự theo thời gian hơn là sách Ma-thi-ơ. Sự xem xét Phúc Âm Mác không cho thấy các nhóm như trong Ma-thi-ơ; nó gần như là các hoạt động nối tiếp không dứt. Mác là người điều khiển máy quay phim của bốn tác giả Phúc Âm, cho chúng ta xem cảnh nầy đến cảnh khác và không có cảnh nào bị bỏ quên. Nhưng cũng có phần gộp lại các biến cố trong 2:1-3:6, hình như được Mác gộp lại với nhau vì tất cả những điều này liên hệ đến sự đối chất của Chúa Jesus với các văn sĩ người Pha-ri-si.
Hiển nhiên lời nói của Papias gợi lên sự so sánh thứ tự các biến cố trong sách Mac Mc 10:1-53 với các Phúc Âm khác. Plummer nhận xét như sau:
Ông đã đối chiếu Mác với các Phúc Âm khác mà ông xem là mẫu chính và ít có sự hồ nghi nào đối với Phúc Âm thứ tư…Nếu Phúc Âm thứ tư được ghi lại “theo thứ tự” thì Phúc Âm thứ hai đã không theo như vậy. Theo cách đó chúng ta có được ý nghĩa dễ hiểu đối với nghệ thuật bình phẩm của các trưởng lão.
8. KẾT THÚC
Có một sự lầm lẫn nghiêm trọng trong bản thảo về sự kết thúc của Phúc Âm Mác. Sự lầm lẫn này tập trung vào 16:19-20 của Phúc Âm đã được công nhận này. Đây là một trong những vấn nạn chính theo nguyên bản Tân ước.
Các bản thảo cho thấy có ba kết thúc đối với Phúc Âm này. Đa số các bản thảo Hi văn cũng như các bản dịch cổ khác nhau cho rằng 16:19-20 được xem như là “lời kết thúc dài”. Tatian xử dụng những câu này để biên soạn quyển Diatessaron (175 sau Chúa) và Irenaeus (180) trích dẫn câu 19 là cách kết thúc sách Mác. Dù được chấp nhận là phần kết thúc nguyên thủy của sách Mác hay không, những câu này cũng hình thành một bản ký thuật đáng tin của thời kỳ sau giai đọan phục sinh.
So với nhiều bằng chứng ủng hộ lời kết dài thì cũng có nhiều bằng chứng nghịch lại điều ấy. Bản thảo chữ lớn Aleph và B được biên soạn vào thế kỷ thứ tư kết thúc với câu 8. Văn sĩ chép bản B đã chừa lại một cột trống ở phần kết với chữ “theo Mác”. Điều này có nghĩa là ông biết có lời kết dài hơn nhưng chỉ sao lại đến câu 8. Chữ thảo 2386 vào thế kỷ thứ 12 cũng kết thúc với câu 8. Lời kết dài cũng không được tìm thấy trong bản Si-naitic Old Sy-riac và trong đa số các bản sao American cũng như bản Ethiopic. Một số bản khác bao gồm câu 9-20 nhưng thêm một lời ghi chú cho biết rằng những lời này không chắc chắn lắm. Bốn bản thảo chữ lớn có từ thế kỷ thứ sáu, tám hoặc chín, một bản chữ thảo từ thế kỷ mười ba cũng như bản thảo Sahidic, Ethiopic, Harklean Sy-riac và bản sao Bohairic có hai phần kết ngắn hơn sau câu 8 như sau:
Nhưng họ trình bày vắn tắt cho Phi-e-rơ và những kẻ cùng ở với ông mọi điều họ được nghe kể lại. Và sau đó chính Chúa Jesus tuyên bố ra lời công bố thánh và bền vững về sự Cứu rỗi đời đời nhờ những người đã chứng kiến từ đông sang tây. (RSV)
Lời kết ngắn ngủi nầy theo sau câu 9-20, chắc chắn là không có nguyên văn nhưng được một vài văn sĩ thêm vào vì lời kết đột ngột ở câu 8, không được trọn vẹn cho lắm.
Văn sĩ Cơ Đốc nổi tiếng đầu tiên bày tỏ sự nghi ngờ của mình về lời kết dài này là Eusebius ở Sê-sa-rê (265-340). Trong tác phẩm Question and Solutions Conurning the Passion and Resurrection of the Savior, ông nhận xét là gần như mọi bản sao của Phúc Âm theo Mác kết thúc ở câu 8. Jerime viết một quyển sách ở Bết-lê-hem vào năm 406-407 sau Chúa cũng phát biểu như vậy. Victor ở An-ti-ốt (thế kỷ thứ 5) là người chú giải nổi tiếng đầu tiên sách Mác cũng lập lại lời của Eusebius và thêm sự nhận xét về lời kết này vì ông tìm thấy trong rất nhiều bản sao khác. Bản thảo Armerican của các Phúc Âm được viết vào năm 986 sau Chúa có một lời ghi chú là 16:9-20 do trưởng lão Ariston ghi lại. Câu này xác định nguồn gốc của tác giả nhưng không có thẩm quyền gì vì quá trễ và các câu này không do tay Mác viết ra.
Như vậy chứng cớ bên ngoài phần kết thúc của sách Mác đã có sự phân hai rất rõ. Những đánh giá bằng chứng bên trong cũng đem lại kết quả như vậy.
Ngày nay người ta thường chấp nhận các hiện tượng phô bày qua các câu này không phải là nguyên bản của Mác. Hort tóm tắt bằng chứng bất lợi này như sau:
Phần này không thể liên kết sau câu 8, đã có sự thay đổi chủ đề rất đột ngột. Văn thể hoàn toàn không giống với Mác, chúng không còn là một câu chuyện kể nữa nhưng là một lời tóm tắt các biến cố sau sự phục sinh, gồm một vài dòng nói lên một giai đoạn đáng lưu ý:
Tác giả bày tỏ một ước vọng mạnh mẽ khi nêu lên một bài học mà đây không phải là đặc điểm của Mác.
Còn các Sinh viên khác, khi biết được các khó khăn thì lại cho rằng 16:9-20 là một phần của nguyên bản. Họ chấp nhận có một sự dị biệt đáng kể về văn thể, và cách trình bày giữa các câu này và phần còn lại của sách Mác. Tuy nhiên, họ cho rằng các câu này phù hợp với mục đích đặc biệt của tác giả hầu đưa ra các bước kế tiếp bởi vì các Sứ đồ không sẵn sàng tiếp nhận sự phục sinh mà họ cần phải tiếp nhận và thi hành sự ủy nhiệm lớn. Những người đề xướng tính xác thực của nó đã vạch ra rằng các câu này chứa đựng một vài tư liệu mà các Phúc Âm khác không có. Sự kiện có một vài mâu thuẫn rõ ràng về địa vị tác giả của Mác thì có một soạn giả sau đó đã giúp đáng tan được những dị biệt này. Như vậy, các sinh viên có tính cẩn thận không còn một ý kiến trong việc đánh giá các hiện tượng thực này. Đa số các học giả hiện đại cảm thấy rằng sự nổ lực kết hợp bằng chứng bên ngoài và bên trong lại đã không kết luận được rằng “lời kết dài” không phải là phần kết luận nguyên thủy của Phúc Âm Mác. “Lời kết ngắn” thì lại chắc chắn không xác thực.
Việc chấp nhận kết luận lời kết dài không được Mác viết ra đưa đến hai tình huống khác nhau:
1. Là Phúc Âm Mác kết thúc bằng câu 8 thì không đầy đủ
2. Là Mác có ý kết thúc Phúc Âm này với câu 8.
Những ai chấp nhận quan điểm thứ nhất đã đưa ra nhiều sự phỏng đoán khác nhau để giải thích sự không đầy đủ của nó nhưng các sự phỏng đoán này không thể nào khẳng quyết được.
Một số học giả hiện đại có xu hướng cho rằng Mác có ý định kết thúc Phúc Âm của mình bằng câu 8. Họ cho rằng sự kết thúc đột ngột này phù hợp với văn thể ngắt ngữ của Mác và quan điểm này giải thích được nguồn gốc của cả lời kết dài lẫn lời kết ngắn là nổ lực của các văn sĩ trong việc cung cấp một kết luận có thể chấp nhận được theo sự suy nghĩ của họ là bản ký thuật này không đầy đủ. Cho nên sự kết thúc đột ngột ở câu 8 này liên quan đến văn thể.
Có một sự phản đối chống lại quan niệm này cho rằng Mác kết thúc câu chuyện của mình mà không đề cập gì đến sự hiện ra trong thân thể nào của của Đấng Christ phục sinh. Điều này đã bỏ dở lời hứa về sự hiện ra của Ngài với các môn đệ được đề cập đến trong câu 7. sự hiện hữu của hai lời kết khác nhau trong bản thảo, minh chứng một cách rõ ràng rằng qua suốt diễn trình lịch sử Cơ Đốc sự kết thúc ở câu 8 là không đầy đủ.
Không có quan điểm nào đã được nêu lên có thể giải thích được hiện tượng phức tạp liên quan đến phần kết thúc của Phúc Âm Mác mà không có sự khó khăn của nó. Không một giải pháp nào thoả đáng có tính cách hổ tương nào cho vấn đề này cả.
ĐẠI CƯƠNG SÁCH MÁC
Mặc dù sách Mác gồm phần lớn các biến cố nối tiếp nhau. Cách sắp xếp tốt nhất là dựa vào các vùng địa lý mà Chúa Jesus đã thi hành chức vụ của Ngài. Sau phần giới thiệu, tài liệu này được phân theo vùng tức là Ga-li-lê, và các vùng phụ cận, hành trình đến Giê-ru-sa-lem và Giê-ru-sa-lem.
Chủ đề của Phúc Âm là “TÔI TỚ CỦA ĐỨC GIÊ-HÔ-VA.” (phần đại cương này được sao lại từ quyển Mark: A Portrait of the Servant, trang 20-23)
I. Sự đến của người Tôi tớ, 1:1-13
A. Tựa sách, 1:1
B. Chức vụ của Giăng Báp-tít 1:2-8.
C. Phép báp têm của Chúa Jesus 1:9-11.
D. Sa tan cám dỗ 1:12-13
II. Chức vụ của người Tôi tớ, 1:14-13:37
A. Chức vụ ở Ga-li-lê 1:14-4:34
1. Tóm tắt các sự giảng dạy 1:14-15
2. Sự kêu gọi của bốn ngư phủ 1:16-20
3. Chức vụ tại Ca-bê-na-um 1:21-34
a. Sự kinh ngạc trong nhà hội 1:21-28
b. Sự chữa lành bà gia của Phi-e-rơ 1:29-31
c. Chức vụ chưa lành vào lúc chiều tà 1:32-34
4. Hành trình vòng quanh Ga-li-lê 1:34-35
a. Lìa bỏ Ca-bê-na-um 1:35-39
b. Tẩy sạch người phung 1:40-45
5. Sự xung đột với các văn sĩ 2:1-3:6
a. Người bại được tha thứ và được chữa lành 2:1-12
b. Sự kêu gọi Lê-vi và bữa tiệc của ông 2:13-17
c. Câu hỏi về sự kiêng ăn 2:18-22
d. Sự tranh luận về việc giữ ngày Sa-bát 2:23-3:6
(1) Bứt bông lúa mì trong ngày Sa-bát 2:23-28
(2) Người teo tay 3:1-6
6. Chức vụ dành cho đám đông 3:7-12
7. Sự chỉ định mười hai sứ dồ 3:13-19a
8. Tổ chức chống đối Chúa Jesus 3:19b-35;
a. Nỗi ưu tư của các bạn hữu 3;
b. Bị buộc tội thông đồng với Bê-ên-xê-bun 3:22-30
c. Nhận biết những người có quan hệ thân thích với Ngài 3:31-35
9. Lời dạy có tính ẩn dụ cho đám đông 4:1-34
a. Khung cảnh giảng dạy 4:1-2
b. Nội dung của sự giảng dạy 4:3-32
(1) Thí dụ về người gieo giống 4:3-20
(2) Trách nhiệm của người nghe 4:21-25
(3) Thí dụ về hạt giống lớn lên 4:26-29
(4) Thí dụ về hạt cải 4:30-32
c. Tóm tắt phần thí dụ 4:33-34
B. Sự rút lui khỏi Ga-li-lê 4:35-9:50
1. Sự rút lui lần thứ nhất và sự trở lại 4:35-6:29
a. Khiến cho bão yên lặng 4:35-41
b. Sự chữa lành người Giê-ra-sê bị quỷ ám 5:1-20
c. Hai phép lạ lúc quay trở lại 5:21-43
(1) Sự nài xin của Giai-ru 5:21-24
(2) Người đàn bà bị mất huyết 5:25-34
(3) Sự cứu sống con gái của Giai-ru 5:35-43
d. Sự chối bỏ Chúa Jesus người Na-xa-rét 6:1-6
e. Sứ mạng của Mười hai môn đệ 6:1-6
f. Phản ứng của Antipa đối với những lời tường trình về Chúa Jesus 6:14-29
(1) Phản ứng hồi hộp của Hê-rốt 6:14-16
(2) Lời giải thích về cái chết của Giăng 6:17-29
2. Lần rút lui thứ hai và sự trở lại 6:30-7:23
a. Nuôi dưỡng năm ngàn người 6:30-44
b. Bước đi trên mặt nước 6:45-52
c. Chức vụ chữa lành giữa vòng quần chúng 6:53-56
d. Lời tranh biện về sự ô uế, 7:1-23
(1) Sự lên án truyền thống của con người 7:1-13
(2) Nguồn gốc của sự ô uế thật 7:14-23
3. Lần rút lui thứ ba và sự trở lại 7:24-8:13
a. Sự thúc giục của người đàn bà Sy-rê Phê-ni-xi 7:24-30
b. Chữa lành người nói cà lăm và điếc 7:31-37
c. Nuôi dưỡng bốn ngàn người 8:1-10
d. Yêu cầu được xem một dấu lạ từ trời 8:11-13
4. Lần rút lui thứ tư và sự trở lại 8:14-9:50
a. Lời cảnh cáo về men 8:14-21
b. Người mù ở Bết-sai-đa 8:22-26
c. Sự xưng nhận của Phi-e-rơ 8:27-30
d. Lời công bố liên quan đên thập tự 8:31-9:1
(1) Nói trước về sự thương khó sắp đến 8:31-32a
(2) Lời quở trách Phi-e-rơ 8:22b-33
(3) Lời giáo huấn về sự vác thập tự 8:34-9:1;
e. Sự biến hóa trên núi 9:2-8
f. Sự bàn cãi về Ê-li 9:9-13
g. Sự chữa lành đứa con trai bị quỷ ám 9:14-29
h. Nhắc lại sự dạy dỗ về thập tự 9:30-32
i. Sự dạy dỗ các môn đồ ở Ca-bê-na-um 9:33-50
(1) Câu hỏi ai là người lớn hơn hết 9:33-37
(2) Sự nhiệt tâm lầm lẫn của Giăng 9:38-41
(3) Tính chất nghiêm trọng của tội lỗi 9:42-50
C. Hành trình đến Giê-ru-sa-lem 10:1-52
1. Lìa bỏ Ga-li-lê 10:1
2. Sự dạy dỗ về sự ly dị 10:2-12
3. Chúc phước cho con trẻ 10:13-16;
4. Câu hỏi liên quan đến sự sống đời đời 10:17-22
5. Thảo luận về sự giàu có và phần thưởng 10:23-31
6. Công bố về sự thương khó, lần thứ ba 10:32-34
7. Vấn đề địa vị giữa vòng các Sứ đồ 10:35-45
a. Yêu cầu của Gia-cơ và Giăng 10:35-40
b. Lời dạy dỗ Mười hai Sứ đồ 10:41-45
8. Chữa lành người ăn mày ở Giê-ri-cô 10:46-52
D. Chức vụ tại Giê-ru-sa-lem 11:1-13:37
1. Các biến cố dự bị 11:1-25
a. Vào thành Giê-ru-sa-lem như là Đấng Mê-si 11:1-11
b. Sự rủa sả cây vả 11:12-14
c. Sự tẩy sạch đền thờ 11:15-19
d. Bài học qua cây vả khô 11:20-25
2. Sự dạy dỗ công khai ở Giê-ru-sa-lem 11:27-12:44
a. Các câu hỏi của kẻ thù 11:27-12:44
(1) Câu hỏi về quyền bính 11:27-12:12
(a) Những người đặt câu hỏi nín lặng 11:27-33
(b) Những người đặt câu hỏi bị vạch mặt 12:1-12
(2) Câu hỏi về việc nộp thuế 12:13-17
(3) Câu hỏi về việc Phục sinh 12:18-27
(4) Câu hỏi về điều răn lớn nhất 12:28-34
b. Sự phản công của Chúa Jesus 12:35-40
(1) Câu hỏi về danh phận làm con của Đấng Mê-si 12:35-37
(2) Sự lên án các văn sĩ 12:38-40
c. Sự tán tụng về việc dâng hiến của người đàn bà góa 12:41-44.
3. Bài giảng về sự phán xét của Chúa dành cho các môn đồ 13:1-37
a. Sự tiên đoán về đền thờ 13:1-2
b. Câu hỏi của bốn môn đồ 13:3-4
c. Câu hỏi có tính cách tiên tri cho các môn đồ 13:5-37
(1) Lời cảnh cáo các môn đệ 13:5-13
(a) Hiểm họa đặc tính của thời đại 13:5-8
(b) Sự nguy hiểm giữa sự bách hại 13:9-13
(2) Dấu hiệu kết thúc và sự tái lâm 13:14-27
(a) Các khủng hoảng thời kỳ cuối cùng 13:14-23
(b) Sự trở lại của Con người 13:24-27
(3) Những giáo huấn kết thúc 13:28-37
(a) Bài học từ cây vả 13:28-29
(b) Sự hoàn tất thời đại 13:30-32
(c) Nhu cầu thức canh 13:33-37
III. Sự hy sinh quên mình của người Tôi tớ 14:1-15:47
A. Bạn và thù của Chúa Jesus 14:1-11
1. Âm mưu của tòa công luận 14:1-2
2. Sự xức dầu ở Bê-tha-ni 14:3-9
3. Sự phản bội của Giu-đa 14:10-11
B. Nghi lễ vượt qua 14:12-25
1. Chuẩn bị cho lễ vượt qua 14:12-16
2. Công bố sự phản bội 14:17-21
3. Sự thành lập Lễ tiệc thánh 14:22-25
C. Vười Ghết-sê-ma-nê
1. Sự mặc khải trên đường đi 14:26-31
2. Sự đau đớn trong vườn 14:32-42
3. Sự phản bội và bị bắt giữ 14:43-50
4. Người trai trẻ chạy trốn 14:51-52
D. Sự xử án Chúa Jesus 14:53-15:20a
1. “Xử án” trước tòa công luận 14:53-65
2. Phi-e-rơ chối Chúa ba lần 14:66-72
3. Xử án trước mặt Phi-lát 15:1-15
4. Bị quân lính chế giễu 15:16-20a
E. Bản án xử đóng đinh 15:20b-41
1. Đường đến Gô-gô-tha 15:20b-22
2. Sự đóng đnh và ba giờ đầu 15:23-32
3. Ba giờ cuối và sự qua đời 15:33-39
4. Những người đàn bà nhìn từ xa 15:40-41
F. Sự chôn thân thể 15:42-47
IV. Sự phục sinh của người tôi tớ 16:1-20
A. Những người đàn bà đến phần một trống 16:1-8
B. Phần kết dài của sách Mác 16:9-20
1. Những sự hiện ra của Chúa Jesus 16:9-14
2. Sự ủy nhiệm cho các môn đồ 16:15-18
3. Sự thăng thiên của Chúa Jesus 16:19-20
THƯ MỤC SÁCH MÁC
Alexander, J.A. Commentary on the Gospel of Mark 1858. Tái bản Grand Raptds: Zondervan, n.d.
Sách giải nghĩa tổng quát Phúc Âm Mác do học giả Tân ước là một người nổi tiếng nhất trong thời của mình. Dựa trên cơ sở học thức uyên bác, sách này giải thích cẩn thận ý nghĩa của bản văn. Dù là thời đại đã qua nhưng có một sự tươi mới đáng ngạc nhiên.
Barnes, Albert. Notes on the New Testament, Explanatory and Practical: Matthew and Mark. Robert Frew xuất bản 1868. Tái bản Grand Rapids: Barker, 1962
Blunt, A.W.F. “The Gospel According to St. Mark” trong quyển The Clarendon Bible. Oxford: Clarendon 1929.
Có in thêm bản The English Revised Version. Có một chương dài nói đến các vấn đề mở đầu. Có phần giải nghĩa hoàn toàn không thành kiến.
Branscomb, B.Harvie “The Gospel of Mark” trong quyển The Moffatt New Testament Commentary London, Hodder and Stoughton. 1937
Có bản dịch Moffatt, lời chú giải uyên bác, rộng rãi, dễ đọc, hình thành quan điểm và sự sắp xếp theo Moffatt.
Bruce, Alexander Balmain. “The Synoptic Gospel.” trong quyển The Expositor Greek Testament, quyển 1. Grand Rapids: Eerdmans, n.d.
Clarke.W.N. “Commentary on the Gospel of Mark” trong quyển An American Commentary. 1881. Tái bản Philadelphia: Amer. Bapt. Pubn. Soc.,n.d.
Sách giải thích có tính cách bảo thủ, dù xuất bản đã lâu nhưng vẫn còn có giá trị nghiên cứu bản văn của Phúc Âm. Giải thích đầy đủ nhưng không chấp nhận lời kết là sự biên soạn của Mác.
Cole, R.A. “The Gospel According to St. Mark” trong quyển The Tyndale New Testament Commentaries. Grand Rapids: Esrdmans,1961.
Sách giải nghĩa ôn hòa, rất thích hợp với độc giả không chuyên. Tiết lộ ý nghĩa của Phúc Âm không dùng nhiều từ kỹ thuật. Tài liệu mở đầu có giá trị.
Cranfield, C.E.B. “The Gospel According to Saint Mark” trong quyển Cambridge Greek Testament Commentary. In lần thứ ba. Cambridge: Cambridge U., 1966.
Có bản Hi văn. Sách bình phẩm hiện đại theo bản Hi văn do một học giả nổi tiếng người Anh. Lời diễn đạt ôn hòa và phủ nhận các quan điểm cực đoan của các học giả hiện đại.
Earle, Ralph. “The Gospel According to Mark” trong quyển Evangelical Commentary on the Bible. Grand Rapids: Zondervan, 1957.
Bao gồm bản dịch của tác giả. Có một tiểu sử rất đầy đủ. Phần bình phẩm tiết lộ tác giả rất quen thuộc với văn chương của Phúc Âm thứ hai. không viết cho các sinh viên cao cấp nhưng dành cho các học viên Kinh Thánh không chuyên. Phần giải nghĩa chính xác, ôn hòa và rất đầy đủ.
English, E. Schuyler. Studies in the Gospel According to Mark. New York: Pubn. Office “Our Hope,” 1943.
Cách xử lý bao quát, nhiệt thành của một giáo sư Kinh Thánh đương thời, rất nổi tiếng. Bảo vệ nguyên bản của Mác với lời kết của Phúc Âm đã được công nhận.
Erdman, Charles R. &The Gospel of Mark. Philadenphia. Westminster, 1917.
Sách giải nghĩa từng phân đoạn rất có giá trị thích hợp với độc giả không chuyên. Không có thuật ngữ chuyên môn, có sự xử lý ôn hòa và tôn kính với bản văn Kinh Thánh.
Gould, Ezra P, “A Critical and Exegetical Commentary on the Gospel According to St Mark.” trong quyển The International Critical Commentary. Edinburgh: T. và T. Clark. 1896.
Có bản Hi văn, lời chú giải uyên thâm, thích hợp với những học viên biết tiếng Hy Lạp. Có nhiều tư liệu giá trị. Mặc dù không phải là một trong những quyển sách nổi bật trong loạt sách này, nói chung nó có quan điểm rất ôn hòa.
Grant, Frederich C., và Luccock, Halford E. “The Gospel According to St. Mark” trong quyển The Interpreter’s Bible. Quyển 7. New York Abingdon Cokesbury, 1971.
Tư liệu về Mác của hai học giả nổi tiếng chia làm hai phần. Phần luận bình của Grant đơn sơ và ít có giá trị. Phần giải thích bằng cách đưa ra chi tiết của Luccock là một tư liệu rất phong phú cho sự rao giảng.
Hiebert, D. Edmond. Mark, a Portrait of the Servant. Chicago: Moody, 1974.
Nghiên cứu từng cụm từ trong quan điểm ôn hòa. Sự phát biểu có hệ thống ý nghĩa của sách Mác qua việc chuyên sâu vào cấu trúc văn phạm, lịch sử và thần học để chiếu sáng cho văn bản.
Hunter, A.M. The Gospel According to St. Mark. Torch Bible Commentaries. London: SCM, 1949.
Sách chú giải vắn tắt, nhiều ý nghĩa nhấn mạnh đến vấn đề thần học và tôn giáo hơn là một sự phân tích, phê phán bản văn Mác. Có quan điểm rất ôn hòa.
Johnson, Sherman E. A Commentary on the Gospel According to St. Mark. Black’s New Testament Commentaries. London: Adam & Charles Black, 1960.
Có in bản dịch riêng của tác giả. Lời chú giải mới nhất về sách Mác dựa trên các ý kiến phê phán hiện đại. Nó nghi ngờ về tính xác thực của nhiều câu nói cũng như các biến cố của Phúc Âm.
Jones, Alexander. The Gospel According to St. Mark: A Text and Commentary for Students. New York: Sheed and Sheed, 1963.
In lại bản Revised Standard Version cùng các lời chú giải của tác giả, có ý giữ bản văn Kinh Thánh ở trước mặt khi học viên nghiên cưú. Đây là công trình của một học giả Công Giáo La Mã nổi tiếng. Lời chú giải vắn tắt dành cho các học viên nghiên cưú Kinh Thánh không chuyên và có ít điểm dị biệt trong sự liên lạc với hội thánh của tác giả. Lời giới thiệu có một họa đồ thông tin duy nhất về nội dung của Phúc Âm.
Lane, William L. “The Gospel According to Mark.” trong bản New International Commentary. Grand Rapids Eerdmans, 1974.
Phần giải thích dài 650 trang, do một học giả có nhiều tri thức ôn hòa. tìm cách trình bày ý nghĩa của Phúc Âm Mác như một công trình có tính chất văn học sáng tạo. Tác giả đã cô đọng sự phong phú giàu có của Phúc Âm này qua sách báo.
Lange, John Peter “The Gospel According to Mark” trong quyển Lange’s Commentary on the Holy Scripture: Critical, Doctrinal and Homiletical dịch từ Đức ngữ, với phần bổ sung của Philip Schaff. Tái bản Grans Rapids: Zondervan, n.d.
Theo kiểu mẫu chú giải sách Ma-thi-ơ của tác giả
Lenski,R.C.H The Interpretation of St Mark’s and St. Luke’s Gospels. Columbus, Ohio: Lutheran Book Concern, 1934.
Một trong các lời chú giải ôn hòa tỉ mỉ nhất Phúc Âm Mác được xuất bản trong thế kỷ này. Công trình của một học giả hội Trưởng lão. In các bản dịch theo nguyên văn của tác giả. Dựa trên công trình nghiên cứu theo nguyên văn Hy Lạp nhưng các học sinh không biết Hi văn có thể xử dụng dễ dàng. Đã được nhiều khen thưởng qua việc giải thích cẩn thận bản văn Mác.
Lindsay, Thomas . The Gospel According to St. Mark. Sách chỉ dẫn cho các lớp học Kinh Thánh và học riêng. Edinburgh: T&T. Clark, 1883.
Luận bàn sách Mác theo quan điểm ôn hòa. Rất thích hợp với các đọc giả không chuyên dù đã cũ nhưng vẫn có giá trị với các nhận xét tỉ mỉ và tài liệu lịch sử.
Morgan, G.Campbell. The Gospel According to Mark. New York: Revell, 1927
Một loạt ba mươi bài giảng dựa trên sách Mác, đã giải thích điểm chính dài hơn. Các sứ điệp liên hệ đến phần Phúc Âm, các bài giải nghĩa có giá trị do kiến thức của người rao giảng nhưng không đạt tiêu chuẩn cao như loạt bài luận về sách Ma-thi-ơ.
Morison, James A Pratical Commentary on the Gospel According to St. Mark. Xuất bản lần thứ 8. London: Hodder & Stoughton, 1896
Có một sự thảo luận thông suốt các vấn đề mở đầu trong lời giới thiệu dài 80 trang. Lời chú giải tỉ mỉ, ôn hòa và uyên bác vẫn còn có giá trị rất lớn. Nó tiết lộ tác giả rất quen thuộc với văn chương sách Mác trong thời của mình. Có sự nghiên cứu tỉ mỉ các vấn nạn liên quan đến lời kết được công nhận của Phúc Âm và mạnh mẽ bảo vệ nguyên văn của Mác.
Nineham, D. E. The Gospel of St. Mark. The Pelican Gospel Commentaries. Tái bản 1963 Baltimore, Md.: Penguim, 1967.
Một công trình thông thái đã tỉ mỉ ứng dụng các quan điểm phê phán. Có in bản Revised Standard Version. Tác giả hồ nghi nhiều dữ kiện lịch sử trong nội dung sách Mác.
Plummer, A. “The Gospel According to St.Mark” Trong quyển Cambridge Greek Testament for Schools And Colleges. 1914. Tái bản . Cambridge: Cambridge U., 1938.
Có bản Hi văn. Quyển sách có ích cho các học viên biết Hi văn do một học giả nổi tiếng người Anh của thế hệ trước, có quan điểm ôn hòa.
Rawlinson, A.E.J. St. Mark Westminster Commentaries. In lần thứ 2. London: Methuen, 1927.
Có in bản English Revised Version (1881). Phần giới thiệu rất tốt, phần chú giải rất có ích cho các học viên cao cấp. Có tài liệu luật pháp Do Thái có giá trị.
Riddle, Matthew B. “The Gospel According to Mark”. Trong bản The International Revision Commentary on the New Testament. New York: Scribner, 1881.
Lời chú giải dựa trên bản Revised Version (1881).
Khi bản dịch này vừa ra đời. Phần chú giải chính xác rõ ràng, ôn hòa theo bản văn Kinh Thánh.
Salmond, S.D.F. St. Mark. The Century Bible. Edinburgh: T.C & E.C. Jack, n.d.
Có in bản English Revised Version. Lời giải thích khá đầy đủ, súc tích Phúc Âm do một học giả ôn hòa của thế hệ trước.
Schweizer, Eduard. The Gospel News According to Mark. Do Donald H. Madvig. Richmond, Va.: Knox, 1970.
Bản văn trích từ Good News for Modern’s Man. Do The American Bible Society xuất bản. Đây là công trình của một học giả Đức không thành kiến, xử dụng hình thức cơ bản và phương pháp bình phẩm theo thứ tự khi khảo sát nội dung Phúc Âm Mác. Quan điểm của ông không căn bản bằng Bultman. Tác giả có một văn phong phức tạp của tiếng Đức.
Swete, Henry Barclay. The Gospel According to St. Mark. In lần thứ hai. Tái bản. London: Macmillan, 1905.
Có bản Hi văn. Một trong các bản chú giải tốt nhất trước đây dành cho các học viên biết Hi văn. Có lời giới thiệu và phần giải thích bản văn quân bình và đầy đủ. Dẫn chứng từ các nguồn cổ điển. Một tác phẩm có giá trị lâu dài, rất có giá trị dù đã được viết lâu.
Taylor, Vincent. The Gospel According to St. Mark. In lần thứ hai. New York: St. Martin’s, 1966.
Có bản Hi văn. Quyển sách rất có giá trị gồm 700 trang, theo kịp kiến thức bình phẩm ngày nay. Taylor xử dụng phương pháp bình phẩm, bảo vệ tính chất lịch sử trong tài liệu của Mác. Lời giới thiệu quan trọng 149 trang. Không có giá trị đối với các sinh viên cao cấp.
Wuest, Kenneth S. Mark in the Greek New Testament for the English Reader. Grand Rapids: Eerdmans, 1950.
Có xu hướng giúp đỡ các đọc giả Anh ngữ vạch ra các sự phong phú của nguyên văn Hy Lạp nhờ bản dịch diễn ý và các ý kiến phê phán bản Hi văn. Không đề cập đến các vấn đề bình phẩm.