Bốn sách Phúc Âm và sách Công vụ là nền tảng của đức tin Cơ Đốc. Không thể có được một sự hiểu biết đầy đủ về nguồn gốc, nếp sống và sứ điệp của hội thánh Chúa Jesus Christ nếu bỏ qua câu chuyện được ghi lại trong năm quyển sách lịch sử Tân Ước này.
Các sách này là sự phân chia chính, đầu tiên, cũng là lời giải thích năm mươi tám phần trăm của toàn thể nội dung. Kinh điển Tân Ước, vị trí đầu nhất và tài liệu tương đối của các tài liệu vô giá này cho thấy tầm quan trọng cơ bản đối với Cơ Đốc giáo. Đòi hỏi người nghiên cứu Kinh Thánh phải kiên trì, cẩn trọng và nổ lực mới có được kết quả phong phú.

Quyển sách này được viết ra với chủ tâm hướng dẫn việc nghiên cứu có hệ thống các sách Phúc Âm và Công vụ. Đây không phải là quyển sách chú giải, cũng không định thay thế bất cứ chú giải nào. Mục tiêu của quyển sách là đưa ra các thông tin đầy đủ về các tác phẩm này, xúc tiến việc nghiên cứu có hiệu quả, hướng dẫn các học viên quán triệt nội dung của quyển sách này qua phương thức nghiên cứu đã được đề ra cùng những đề cương khá chi tiết. Việc nghiên cứu nguyên văn Kinh Thánh là điều không thể miễn trừ được và quyển sách này không thể thay thế chi cho sự nghiên cứu ấy.

Nhận xét đầu tiên nói lên khái quát toàn thể Tân Ước và nhắm đến việc đặt ra một chương trình nghiên cứu có bối cảnh rộng rãi hơn. Phần một dành cho bốn sách Phúc Âm, trong khi phần hai đề cập đến sách Công vụ.

Mỗi Phúc Âm được chia làm ba phần để nghiên cứu: Lời giới thiệu, đại cương và phần danh mục các sách để nghiên cứu chi tiết. Nội dung phần giới thiệu tổng quát là các tác giả, mục tiêu, nơi chốn, ngày viết, và đặc điểm của Phúc Âm đó. Sự nghiên cứu tỉ mỉ các sách Phúc Âm cho thấy vô số vấn đề khó khăn và phức tạp. Học viên mới khởi sự nghiên cứu mong muốn nhận biết tường tận nội dung của sách Phúc Âm trước đi sâu vào vấn đề khúc mắc.

Phần đại cương nhắm vào việc dẫn dắt các học viên đến chỗ phát hiện những nội dung khác nhau của sách này. Đây là phần gợi ý chứ không trình bày bất cứ ý tưởng chung kết nào. Các sách Phúc Âm rất khó đưa ra một đề cương ổn định, cho nên các học viên nghiên cứu độc lập có những sự phân chia khác nhau. Phần đại cương này được nêu ra để phát họa lại nội dung của các sách Phúc Âm. Học viên được quyền tự do sửa đổi theo sự khám phá riêng của mình khi điểm qua các sách này.

Mỗi Phúc Âm đều có phần tư liệu chú giải phong phú trong sách đã nêu ở cuối mỗi phần. Những quyển sách được liệt kê này tiêu biểu cho một phạm vi rộng lớn liên quan đến mức độ xử lý, sự cẩn thận và những viễn ảnh Thần học. Hy vọng rằng tính đa dạng của những sách vở đã liệt kê sẽ đáp ứng một số nhu cầu của các học viên tự nghiên cứu. Một lời bình tốt không ngụ ý rằng có sự tán đồng với toàn thể nội dung của quyển sách. Các sách chú giải tiêu biểu cho các sự giúp đỡ hầu có một sự thể hiện đầy đủ hơn sự giàu có của sách Phúc Âm.
Phần khảo sát về nan đề khái quát sau phần tư liệu của ba Phúc Âm đầu. Sự khảo sát này nhằm mục đích trình bày các thông tin liên quan đến các vấn đề đã bàn cãi nhiều lần và không có kỳ vọng giải quyết những vấn đề khó hiểu này.

Phần hai đề cập đến sách Công vụ các Sứ đồ. Sự sắp xếp giống với phần một. Sách Công vụ đứng một mình lý do là bản chất và nội dung riêng của nó. Nhưng đây cũng là phần kết của Phúc Âm thứ ba và liên hệ mật thiết với câu chuyện được trình bày trong các sách Phúc Âm. Sau khi nghiên cứu các sách Phúc Âm. Người ta tiếp tục với sách Công vụ các Sứ đồ là điều rất hợp lý.

Học viên nào nổ lực giải quyết năm quyển sách Tân Ước này không thể nào không nhận thức rằng vô số nan đề cùng với những khó khăn rắc rối đáng ngại. Người ấy sẽ nhìn nhận sự thiếu nợ của mình đối với những người đã lao khổ trong lãnh vực này. Phần ghi chú và thư mục cho thấy nghĩa vụ lớn lao với những người khác nhau mà tôi đã sắp xếp theo thứ tự. Các nguồn này có ảnh hưởng đến các quan điểm liên hệ đến các sách Phúc Âm và sách Công vụ mà tôi kết nối trong quyển sách này.

CÁI NHÌN TỔNG QUÁT TÂN ƯỚC

Nhờ vào kỹ thuật in ấn hiện đại, chúng ta có được toàn bộ Tân Ước loại bỏ túi. Tuy nhiên, sự thuận lợi này đã làm cho lương tâm của chúng ta không còn thấy đây là quyển sách duy nhất. Vì có ấn tượng về sự thống nhất sâu xa về mọi mặt thuộc linh, các Cơ Đốc nhân tiếp lấy bộ sách như một quyển sách; tuy nhiên nội dung của nó cho biết đây là quyển sách gồm hai mươi bảy sách khác nhau. Mỗi sách đóng góp phần riêng của mình vào trong sứ điệp Tân Ước.

DANH HIỆU

Tên thông thường cho toàn bộ này là Tân Ước. Tên này xuất xứ từ chữ La tinh là Novum Testamentum được dịch từ chữ Hy Lạp là Hè Kainè Diathèkè, mà bản dịch Anh ngữ gọi là “Tân Ước” hay “Giao ước mới”. Chữ diathèkè trong hy văn có nghĩa thông thường là “một ý muốn cuối cùng và chúc thư”. Trong thời Hy Lạp hóa, người viết chúc thư có quyền đặt điều kiện thỏa thuận trong di chúc. Còn phía bên kia không được đòi hỏi các điều kiện nào nhưng cần có sự chấp thuận của người ấy mới có thể thông qua. Một khi đã có sự thông qua của hai phía, các điều khoản của chúc thư ràng buộc cả hai.

Các dịch giả bảy mươi thường dùng chữ diathèkè dịch từ chữ Hê-bơ-rơ là berith, thường dịch là “Giao ước”. cách sử dụng thông thường trong “Tân Ước”. Chữ diathèkè hậu thuẫn cho sự chuyển ngữ này là “Giao ước”. Chữ “Tân Ước” hay “Giao ước mới” lần đầu tiên được ghi lại trong Tân Ước nhắc đến Chúa Jesus thành lập bữa ăn tối của Ngài trong đêm trước khi chịu đóng đinh (Luca 22:20 Colose 11:25Mathio 26:28, Mac 14:24). Tác giả thơ Hê-bơ-rơ (Heboro 8:7-13) liên kết Giao ước mới là Chúa Jesus thiết lập và thông qua Giao ước.

Giao ước mới mà Giê-rê-mi đã công bố là kế hoạch của Đức Chúa Trời trong tương lai (Gieremi 31:31-34). Trong lời tuyên bố của Giê-rê-mi có sự khác biệt giữa giao ước Môi-se “cũ” và giao ước “mới” sắp đến. Sự việc mà bản bảy mươi sử dụng chữ diathèkè trong Hi văn cho cả hai giao ước Môi-se và giao ước mới (38:31-34) xác nhận rằng cả hai giao ước có cùng một bản chất căn bản. Giao ước thiết lập ở núi Si-nai không đạt đến sự thỏa thuận qua ý kiến hỗ tương. Đấng tối cao đã đề xuất cho người Y-sơ-ra-ên vào giao ước họ tự nguyện chấp nhận, xem đây là một biểu hiện của ý chỉ và mục đích của Ngài dành cho họ. Qua việc chấp nhận các quy định của qui ước, Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên đi đến chỗ ràng buộc với nhau.

Vì cớ tương quan giao ước của họ với Đức Giê-hô-va, người Y-sơ-ra-ên tự nghĩ rằng họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Qua giao ước này, Đức Chúa Trời đã tuyên hứa với họ về những phước hạnh cùng các sản nghiệp trong tương lai nếu họ đáp ứng các điều kiện của giao ước. Nhưng sự thất bại liên tục của Dân Y-sơ-ra-ên trong các phận sự của họ khiến Đức Chúa Trời công bố một “Giao ước mới” qua đó Ngài sẽ thiết lập phương cách mới trong việc xử lý các tội nhân qua Chúa Jesus Christ. Trên phòng cao Chúa Jesus nói đến giao ước mới trên nền tảng huyết mà Ngài đã đổ ra (Luca 22:20). Tác giả của sách Hê-bơ-rơ nhấn mạnh rằng Đấng Christ là Đấng trung bảo của Giao ước mới và tốt hơn dựa trên căn bản là các công tác chuộc tội của Ngài (Heboro 8:6-13, 9:15, 12:24). Được ấn chứng bởi dòng huyết quí giá của Đấng Christ, giao ước mới xác nhận “những lời hứa quí báu” và bảo đảm các di sản thừa kế của các thánh đồ. Tenny đã phát họa sự tương phản sau đây giữa hai giao ước.

Giao ước cũ bao gồm một sự khải thị về sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời trong một tiêu chuẩn công nghĩa của luật pháp mà những ai tiếp nhận nó bị buộc phải noi theo. Giao ước mới bao gồm một sự khải thị về sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời trong đứa con hoàn toàn công nghĩa,là Đấng ban quyền bính cho những ai tiếp nhận khải thị này để trở nên các con của Đức Chúa Trời bằng cách khiến họ trở nên công nghĩa (Giang 1:12).

Kể từ khi các tài liệu được ghi chép sự thiết lập và đặc tính đường lối mới của Đức Chúa Trời xử lý với con người, chữ “Giao ước mới” được áp dụng một cách thích hợp cho các tài liệu này. Các tác phẩm này được gọi là “Giao ước mới” phân biệt với kinh văn Hê-bơ-rơ, chỉ ghi lại nội dung và lịch sử của giao ước cũ. Chủ đề về việc xử lý của Đức Chúa Trời đối với con người tội lỗi trên căn bản của giao ước mới này là cơ bản cho toàn bộ Tân Ước. Qua sự nhấn mạnh thiêng liêng thống nhất này bào chữa cho việc gọi “các sách của Tân Ước” này là Tân Ước.

NGUỒN GỐC, HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG

Trong khi tất cả các sách Tân ước bắt nguồn từ nền tảng quen thuộc là sự khải thị về sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong Chúa Jesus Christ, nhưng các sách này lại biểu lộ tính đa dạng khác thường về nguồn gốc, hình thức lẫn nội dung. Mỗi một sách bắt nguồn tưởng như một tài liệu độc lập. Mỗi sách xuất xứ từ một bối cảnh lịch sử xác định và được viết ra để đáp ứng một nhu cầu đặc biệt.

Về chiều dài cũng có sự khác nhau, từ một tờ giấy papyrus đến cuộn giấy dài hơn chín mét. về tác giả, bảy trong các số các tài liệu này là các thư tín nặc danh, mười ba thư tín mang tên của Phao-lô, hai thư được gán cho Phi-e-rơ và “trưởng lão”. Gia-cơ, Giu-đe và Giăng, mỗi người được xem như là tác giả của một sách. Quan điểm về các tác giả của những sách nặc danh được thể hiện trong hội thánh thời ban đầu. Những nhà học giả bình phẩm hiện đại đã không đồng ý với quan điểm này. Các học giả bảo thủ thường cho rằng toàn thể Tân Ước được ghi chép lại bởi chín tác giả khác nhau, nhưng các học giả hào phóng hơn đếm được mười hai tác giả khác nhau ghi chép lại toàn bộ Tân Ước. ngoại trừ Lu-ca, hình như các tác giả điều ở trong bối cảnh Do Thái giáo. Nhưng các tác giả khác nhau biểu lộ về những dị biệt rõ rệt cá tính, phạm vi hoạt động và thành tựu văn học.

Người ta chấp nhận rằng hai mươi bảy sách tân ước được viết trong thời kỳ khoảng năm mươi năm. Sách viết sớm nhất khoảng năm 45 sau Chúa, và sách cuối cùng khoảng năm 95 sau Chúa. Nhưng có vài học giả bình phẩm hiện đại cho rằng có một số sách được viết vào khoảng thế kỷ thứ hai.

NGÔN NGỮ

Toàn thể tân ước nguyên thủy viết bằng tiếng Hy Lạp. Thời bấy giờ Hi văn là ngôn ngữ quốc tế. Người ta vẫn tiếp tục nói các thứ tiếng địa phương, nhưng đa số dùng hai thứ tiếng (so sánh với Cong Cv 14:8-28).

Toàn bộ Cựu Ước được viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ, ngoại trừ một vài phần viết bằng tiếng Aram, một ngôn ngữ liên quan đến tiếng Hê-bơ-rơ. Nhưng khoảng thời gian bốn trăm năm trôi qua giữa sự ghi chép các sách cuối cùng của Cựu Ước và thời đại Tân Ước có những thay đổi lớn. Khi người Do Thái từ Babilôn trở về họ đem theo ngôn ngữ Aram là tiếng mẹ đẻ của người Do Thái-Palestine trong suốt thời Tân Ước. Các văn sĩ vẫn giữ ngôn ngữ Hê-bơ-rơ là ngôn ngữ tôn giáo và thờ phượng, nhưng đa số thường dân không hiểu được ngôn ngữ này. Kết quả nổ lực Hy Lạp hóa của Alexandria Đại đế cùng những người kế vị ông. Hi văn trở nên một ngôn ngữ giao dịch phổ thông. Đây là sự ràng buộc của thế giới văn minh. Ngay cả tại La mã cũng được sử dụng mặc dù ngôn ngữ chính của Đế quốc La mã là tiếng La tinh. Ở Palestine, nơi mà ngôn ngữ Aram vẫn còn giữ được tính chất phổ thông của nó, nhưng sự hiểu biết Hi văn cũng là điều cần thiết trong các dịch vụ kinh tế. Người Do Thái lưu lạc bên ngoài bờ cõi xứ Palestine quen thuộc với ngôn ngữ Hy Lạp và tiếp nhận ngôn ngữ ấy làm tiếng mẹ đẻ của mình. Cựu Ước được dịch sang Hi văn vào khoảng năm 250-150 trước Chúa tại Alexandria Ai cập, đây là trung tâm văn hóa Hy Lạp và kiến thức về luật pháp của người Do Thái. Chắc chắn là các tác giả Tân Ước là những người biết ngôn ngữ Hy Lạp từ lúc còn thơ ấu.

Bối cảnh về sự khải thị mới của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là dân tộc Do Thái, Đức Chúa Trời đã chọn họ làm công việc của Ngài trong việc truyền thông sứ điệp của Ngài cho cả thế giới. Các tác giả Tân Ước có thể có các mối liên hệ khắng khít với Do Thái giáo đã ghi lại các tin tức tốt đẹp về Chúa Jesus bằng ngôn ngữ Aram. Nhưng sách Tân Ước bằng ngôn ngữ Aram tương đối có rất ít đọc giả bên ngoài xứ Palestine. Tự nhiên Hi văn là trung gian tốt nhất để truyền bá sứ điệp của họ rộng khắp thế giới. Đây là sự quan phòng của Đức Chúa Trời, Ngài đã “ban cho những tấm lòng mộ đạo Hê-bơ-rơ một ngôn ngữ giúp cho thế giới có thể hiểu được “chính mình, là ngôn ngữ Hy Lạp”. Tân Ước được mô tả như sau: “Có một thân thể Hy Lạp, một tinh thần Hê-bơ-rơ và một tâm linh Cơ Đốc làm cho sinh động cả hai”. là điều rất hợp lý.

Ngôn ngữ Hy Lạp trở nên ngôn ngữ trung gian để truyền thông sự khải thị của Đức Chúa Trời cho toàn thế giới là điều rất phù hợp. Đây là điều chân xác vì đó là một ngôn ngữ quốc tế có những đặc tính như rõ ràng, chính xác, linh động và phong phú hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác.

Ngôn ngữ Hy Lạp trong bản Tân Ước không phải là ngôn ngữ của các văn sĩ cổ điển mà là ngôn ngữ địa phương trong sinh hoạt thường nhật. Điều này xác nhận nhờ các tài liệu theo Hi văn đương thời lấy từ vùng đất các Ai cập. Người ta thường đặt cho nó cái tên là “koine” có nghĩa là tiếng Hy Lạp “phổ thông”, là ngôn ngữ giao dịch hằng ngày trong thế giới La Hi. Các tác giả ngôn ngữ sử dụng ngôn ngữ bình dân để tuyên bố cho mọi người sứ điệp của họ. Tuy nhiên, các sách Tân Ước, thường trổi hơn các bản thảo viết trên giấy papyrus thông thường. Harrison nhận xét hơn tình trạng tốt hơn này “do một phần là khả năng của người viết tạo ra kết quả trau chuốt hơn, một phần là do bản chất được nâng cao của những đề tài hấp dẫn và một phần do di sản văn hóa và tôn giáo của họ.

CÁC NHÓM VĂN HÓA

Gộp các sách Tân Ước lại phản ánh một thứ tự hợp lý hơn là một sự sắp xếp theo trật tự. Sự sắp xếp các sách theo một thứ tự hợp lý chương trình hoạt động của Đức Chúa Trời về sự khải thị trong Tân Ước. Căn bản của chương trình này là Phúc Âm bốn phần ghi chép lại cuộc đời, sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Những ai chú tâm đến lời miêu tả Phúc Âm không thể hiểu cách đúng đắn được nếu không có sách này. Sách Công vụ liên hệ đến các biến cố sau khi Chúa Jesus thăng thiên. Sách Công vụ thuật lại nguồn gốc và sự tăng trưởng của hội thánh đầu tiên cùng với những lao khổ trong việc truyền giáo của một vài người lãnh đạo. Theo sau phần lịch sử này là các thư tín xảy ra đồng thời với câu chuyện trong sách Công vụ. Dù được gửi cho các hội thánh hay cho các cá nhân, các thư tín này xử lý với những tình trạng và các nhu cầu khác nhau của các tín hữu trong Đấng Christ. Các thư tín bàn đến các chủ đề tôn giáo lớn nhất liên hệ đến các đức tin Cơ Đốc, bẻ bác các học thuyết và những xuyên tạc thực tiễn của đức tin, nhấn mạnh đến các bổn phận của các tín đồ, và có nhiều biểu hiện về sự yêu thương lẫn nhau và sự thông công trong Đấng Christ. Sách cuối cùng là Khải Huyền, tiết lộ sự hoàn tất và tiên tri về toàn thể chương trình cứu chuộc.

Trên căn bản văn học, các sách Tân Ước rơi vào ba nhóm chính là: Lịch sử, thư tín, và lời tiên tri. Nhóm thứ nhất gồm năm sách đầu tiên Đây là những sách có tính cách lịch sử và trong hình thức kể chuyện cũng là căn bản cho toàn thể Tân Ước. Bốn sách đầu tiên dành để nói về cuộc đời của Chúa Jesus Christ, trong khi sách thứ năm cho ta biết sự hình thành và lịch sử ban đầu của hội thánh Cơ Đốc. Câu chuyện được kể lại trong bốn sách Phúc Âm tạo nên điểm mấu chốt của đức tin Cơ Đốc. Bốn phần lịch sử nói về chức vụ của Chúa Jesus trên đất được xếp đặt đầu Tân Ước minh chứng một cách hùng hồn rằng Cơ Đốc giáo không phải là một hệ thống Thần học trừu tượng nhưng là một đức tin châm rễ vững chắc trong lịch sử, là trung tâm của sự tự khải thị mà Đức Chúa Trời dành cho con người trong sự nhập thể. Tất cả bốn Phúc Âm đều nặc danh, tác giả núp sau bức tranh đầy đủ hấp dẫn của Đấng Christ vô song.

Quyển sách thứ năm trong nhóm này là sách Công vụ cũng giấu tên. Sách này nghi chép lại sự khởi đầu công trình xây dựng trên nền tảng đã xây dựng trên Phúc Âm. Nó mô tả sự lan truyền đức tin Cơ Đốc suốt ba mươi năm sau khi Chúa Jesus chết và phục sinh. Các kết quả này do lời chứng nhờ linh quyền của các Cơ Đốc nhân.

Hai mươi mốt sách tiếp theo hình thức thành phần thư tín. Các thư tín này giải thích các đức tin Cơ Đốc và áp dụng vào nếp sống của các tín hữu. Phần thư tín này chỉ liên quan đến Tân Ước. Không một tác phẩm thánh nào của các tôn giáo Đông phương sử dụng hình thức thư từ để làm trung gian cho sự mặc khải. 7 Theo thứ tự trong Tân Ước, hai mươi mốt sách này có thể chia làm hai nhóm là các thư tín của Phao-lô và các thư tín không phải của Phao-lô.

Trong mười ba thư tín của Phao-lô, chín bức thư gởi cho các hội thánh, còn bốn bức thư gởi cho các cá nhân ít nhiều liên hệ đến hoạt động truyền giáo của Phao-lô. Những thư tín được viết cho các hội thánh trước nhất là theo thứ tự, và được xếp theo độ dài.

Tám sách khác trong phần thư tín thường được xem như “Hê-bơ-rơ và các thư tín tổng quát”. Để thuận lợi, nhóm nhiều thành phần này có đặc điểm là “các thư tín không phải của Phao-lô viết” (the non-Pauline epistees). Hai trong những sách này là Hê-bơ-rơ và IGiăng giấu tên tác giả và phần đầu thiếu mất đặc tính của một bức thư. Trong nhóm này chỉ có hai tin tức vắn tắt từ “trưởng lão” (II, và IIIGiăng), theo truyền thuyết được gán cho Sứ đồ Giăng và gởi cho các cá nhân. Còn các thơ tín khác là của Gia-cơ, Phi-e-rơ và Giu-đe được gởi cho các hội thánh hoặc các nhóm trong các hội thánh ở những nơi khác nhau. Sự tranh luận xung quanh việc chấp nhận những sách này vào kinh điển và nan đề này vẫn lưu tồn đến hôm nay.

Nhóm thứ ba có tính chất tiên tri bao gồm trong một sách duy nhất là Khải Huyền, cũng là lời kết của toàn bộ Tân Ước. Dù Tân Ước chứa đựng nhiều lời tiên tri, nhưng chỉ có một sách tiên tri duy nhất. Sách này đem toàn bộ chương trình cứu chuộc tập trung vào thân vị của Chúa Jesus Christ đến đỉnh cao tuyệt vời của nó.

Sự phân loại các sách Tân Ước theo hình thức văn chương trên đây không được xem là tuyệt đối. Dĩ nhiên, có phần dạy dỗ giáo lý trong cách sách lịch sử, trong đó các thư tín cắm chặt vào lịch sử và chứa đựng tư liệu lịch sử lẫn chứa đựng các lời tiên tri quan trọng. Sự phân chia này nhấn mạnh đến khuôn mẫu văn học các sách Tân Ước và không hàm ý các nhóm này có hay ít uy quyền với nhóm kia. 
Mỗi sách Tân Ước có các đặc điểm và sứ điệp riêng của nó. Nhưng giữa tính đa dạng này vang ra một sứ điệp cơ bản tóm tắt trong những lời mở đầu uy nghiêm của sách Hê-bơ-rơ:

“Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các Đấng tiên tri phán dạy chúng ta nhiều lần, nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt này, Ngài phán dạy chúng ta bởi con Ngài” (Heboro 11:2a).

PHẦN DẪN LUẬN TỔNG QUÁT VỀ BỐN PHÚC ÂM

Đối với các Cơ Đốc nhân trung bình có lẽ bốn Phúc Âm là quen thuộc nhất trong toàn bộ Tân Ước. Hình thức thuật chuyện cũng như chủ đề sống động của các sách này tạo nên sự lôi cuốn cho độc giả. Dường như tự nó nói lên và có một năng lực dài lâu để nhen nhóm và làm cho đức tin sống lại. Là nguồn tri thức liên quan đến cuộc sống của Chúa Jesus trên đất. Các Phúc Âm luôn luôn nắm giữ một vị trí đặc biệt đối với các Cơ Đốc nhân. Tầm quan trọng của nó đối với đức tin Cơ Đốc và ảnh hưởng của nó trên lịch sử loài người cho biết ý nghĩa lâu dài của nó.

Ý NGHĨA CỦA CHỮ “PHÚC ÂM”

Chữ “Phúc Âm” (Gospel) trong Anh ngữ hiện đại xuất xứ từ chữ Godspels trong tiếng Anglô Saxon chữ God (Đức Chúa Trời) hoặc Gòd (tốt) và spell (một câu chuyện). Như thế nó có hai ý nghĩa “câu chuyện của Đức Chúa Trời” (God-story) hoặc “tốt lành” (good-story). Mặc dù quan điểm này chia hai nhưng ý nghĩa của chữ “câu chuyện tốt lành” hòa hợp với ý nghĩa chữ euanggelion trong Hy văn và đây là cách dịch thông thường. Từ ngữ euanggelos, có nghĩa là “người đem Tin Lành”, tức là một sứ giả. Từ quan điểm của một sứ giả cũng có nghĩa là phần thưởng dành cho việc đem Tin Lành. Tuy nhiên, qua quan điểm trên nó cũng có nghĩa là Tin Lành.1 Theo cách dùng chuyên môn nó có nghĩa là các tin tức chiến thắng hoặc nói ra sấm ngôn. Trong Tân Ước, chữ này luôn luôn có nghĩa là Tin Lành của Đức Chúa Trời dành cho con người trong Đấng Christ. Đây là sứ điệp cứu rỗi mà Cơ Đốc giáo rao truyền cho các tội nhân. Trong bản bảy mươi từ ngữ này đôi khi được dùng ở số nhiều. Nhưng trong Tân Ước được dùng ở số ít. “Tin Lành” của Cơ Đốc giáo là độc nhất vô nhị.

Trong Tân Ước, chữ “Phúc Âm” luôn luôn vạch rõ nó là một sứ điệp, chứ không phải là một quyển sách. Sứ điệp Phúc Âm luôn luôn được bày tỏ qua sự công bố bằng miệng, nhưng nó cũng có thể được trình bày bằng chữ viết. Khi sứ điệp Phúc Âm, tức là lời làm chứng về lời nói cùng các việc làm của Đấng Christ, được thể hiện bằng chữ viết, từ ngữ này thường được áp dụng cho các sự miêu tả bằng chữ viết này.

Các bản bằng chữ viết riêng lẻ này chưa được gọi là Phúc Âm. Vào giữa thế kỷ thứ hai Justin Martyr trong lời tạ lỗi của mình, được viết tại Rô-ma và gửi cho viện nguyên lão Rô-ma, ông nhắc đến “những ký tự mà các Sứ đồ được ghi lại được gọi là Phúc Âm”. lời nói này ám chỉ rằng việc gọi tên các sách “Phúc Âm” riêng lẻ thời ấy là điều thịnh hành. Vì bốn bài viết này là các bản dịch của cùng một Phúc Âm, tên của người viết đi kèm với giới từ “theo” (Hi văn là Kata) được thêm vào để phân biệt bài viết của mỗi người: “Phúc Âm theo Ma-thi-ơ”… Một vài nhà phê bình cho rằng từ Rata không có chủ ý cho thấy nguồn gốc của tác giả nhưng là uy quyền bảo đảm nội dung của nó. Nhưng chữ Cata đơn giản có chủ tâm nhắc đến nguồn uy quyền, vậy thì Phúc Âm thứ hai theo quan điểm truyền thống phải gọi là “Phúc Âm theo Phi-e-rơ”. Đây là sự diễn đạt có thể biểu thị nguồn gốc của tác giả chắc chắn từ quyển sách có tựa đề là “lịch sử của Herodotus” (Hè kath Hèrodoton historia).

VỊ TRÍ TRUNG TÂM CỦA CÁC SÁCH PHÚC ÂM

1. Chiều dài của các sách Phúc Âm

Lời ký thuật của bốn sách Phúc Âm gần một nửa (bốn mươi tám phần trăm) của toàn bộ Tân Ước. Các sách Phúc Âm là những quyển sách dài nhất trong toàn bộ Tân Ước. Nếu sắp xếp theo chiều dài ta có thứ tự như sau: Lu-ca, Ma-thi-ơ, Giăng và Mác. Phúc Âm ngắn nhất là Mác dài hơn sách Khải Huyền, là sách dài nhất trong các sách Tân Ước khác.

Bốn sách Phúc Âm này rất khúc chiết. Chiều dài vừa phải không vì cớ các chủ đề giới hạn (so sánh với Giang 20:30, 21:25). Đây là vật liệu được chế tạo để ghi chép. Có lẽ các sách này được viết trên giấy papyrus. Cuộn giấy này gồm những tờ giấy Papyrus, khoảng chừng 30 cm2, dán dính lại với nhau. Hai con lăn thường được kết vào hai đầu cuối của cuộn giấy để có thể cuộn lại với nhau. Để thuận tiện cho việc cầm trong tay, các cuộn giấy này có chiều dài giới hạn khoảng chín mét. Nhờ đó các tác giả Phúc Âm có thể gói gọn tư liệu của họ thích hợp với giới hạn của cuộn giấy. Điều này được minh chứng qua câu chuyện của Lu-ca. Lẽ ra Phúc Âm Lu-ca cộng với câu chuyện trong sách Công vụ hình thành một câu chuyện liên tục nhưng đã chia làm hai.

2. Vị trí của các sách Phúc Âm.

Các sách Phúc Âm được sắp xếp vào vị trí đầu tiên của Tân Ước không phải vì hội thánh đầu tiên nghĩ rằng các sách này được viết ra trước nhất, nhưng người ta cũng nhận thức rằng các sách Phúc Âm này chính là nền tảng của đức tin Cơ Đốc. Nó là toàn bộ rễ của Cơ Đốc giáo và mọi sách là bông trái của bộ rễ này. Các sách khác không thể được hiểu một cách đúng đắn nếu thiếu đi những dữ kiện lịch sử được ghi chép lại trong các Phúc Âm liên hệ đến thân vị và công tác của Chúa Jesus Christ. Vì cớ các sách Phúc Âm là nguồn thông tin chính liên quan đến Chúa và cứu Chúa, hội thánh Cơ Đốc luôn quí trọng các Phúc Âm này như là một kho tàng vô giá. Wikenhauser nhận xét như sau: “Đây là bản được sao ra nhiều nhất của mỗi phần Kinh Thánh và các bản sao này phô bày một nghệ thuật đặc sắc”.

Các Phúc Âm đứng vào vị trí trung tâm của sự khải thị về công tác cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Cựu Ước đề cập đến lời hứa và sự chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa Jesus, các Phúc Âm miêu tả sự hiện ra của Đấng Mê-si đã hứa trong lịch sử. Bất cứ ai chăm chú đọc Phúc Âm đều nhận biết câu chuyện thuật lại có khởi điểm trong Cựu Ước. Mối liên hệ này sáng tỏ trong mỗi Phúc Âm. Câu thứ nhất của Phúc Âm tuyên bố sự liên kết của nó đến Cựu Ước, “Gia phổ Đức Chúa Jesus Christ, con cháu Đa-vít, và con cháu Áp-ra-ham” (Mat Mt 1:1). Câu này cho thấy nối kết với các sách lịch sử Cựu Ước, cụ thể là phần ngũ kinh. Phúc Âm thứ hai xác lập câu chuyện của nó trong Cựu Ước với câu Kinh Thánh trưng dẫn từ hai sách tiên tri (Mac Mc 1:2-3). Sự nối kết câu chuyện của Lu-ca với hệ thống Cựu Ước bằng cách nêu lên “ban abia” và A-rôn (LuLc 1:1-5). cũng vậy, Phúc Âm thứ tư trong lời mở đầu đáng lưu ý của nó (Giang 1:1-18) có nhắc đến Môi-se (câu 17) và khi bắt đầu lịch sử của sách có đề cập đến Ê-li và tiên tri sẽ đến, cũng có phần Giăng Báptít tự giới thiệu mình bằng lời trưng dẫn thời Cựu Ước (1:19-23).

Con số câu trưng dẫn chính xác thời Cựu Ước trong các sách Phúc Âm khó có ai mà đoán định được. có những câu trích dẫn đặc biệt khác nhau, còn các câu trưng dẫn không trực tiếp. Nhiều đoạn Cựu Ước được trộn với nhau hay tóm tắt lại. Cũng có nhiều phần ám chỉ không rõ ràng. Có nhiều phần trích dẫn cùng với lời ám chỉ nói về Đấng Mê-si đã hứa và được sử dụng để xác định những lời tiên tri Cựu Ước được ứng nghiệm cho Chúa Jesus người Na-xa-rét. Các câu trưng dẫn này liên kết với tất cả các giai đoạn chính.

Bốn Phúc Âm cũng có mối liên hệ xác định với các sách khác của Tân Ước. Các Phúc Âm “liên hệ đến phần còn lại của Tân Ước trong sự cung ứng các tư liệu để có cái nhìn rộng hơn”. Sách Công vụ là sự nối tiếp hợp lý của câu chuyện bắt đầu trong các Phúc Âm. Câu mở đầu của sách Công vụ liên quan đến “mọi điều Chúa Jesus khởi làm và dạy” (Cong Cv 1:1) ám chỉ Phúc Âm Lu-ca cũng có ý nói rằng các câu chuyện trong sách Công vụ chuyển sang chuyện kể nối tiếp với lời công bố của Đấng Christ phục sinh và được vinh hiển.

Các thư tín nói về sự thể hiện của Thánh Linh và Ngài đã ứng dụng sự sống mới.

Trong hội thánh là nơi nhìn nhận Đấng Christ hằng sống làm đầu. Đề tài thần học lớn bàn đến trong các thư tín không thể được hiểu một cách đầy đủ và không có một nền tảng đúng đắn nếu thiếu đi sự mặc khải về thân vị của Chúa Jesus được công bố trong các Phúc Âm. Các sách này bộc lộ bản chất và mục đích về công tác cứu chuộc của Đấng Christ được miêu tả một cách sinh động trong các sách Phúc Âm. Nó cũng phác họa sự hoàn thiện của sự sống mới được Thánh Linh truyền đạt cho các tín hữu, ứng nghiệm hứa ngôn của Đấng Christ được trình bày trong các sách Phúc Âm.

Sách Khải Huyền thừa nhận kiến thức của câu chuyện Phúc Âm.

Có những câu trưng dẫn về Đấng “đã chết” và “nay sống đời đời” (KhKh 1:18) “Chiên con dường như đã chịu giết” (19:11-16) đến trong vinh quang để thi hành sự xét đoán trên toàn thế giới. Những lời trưng dẫn này không có nhiều ý nghĩa rung động nếu không có các sách Phúc Âm. Sách Khải Huyền đem câu chuyện về sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ khởi đầu trong các sách Phúc Âm đến tột đỉnh vinh dự của nó.

SỐ LƯỢNG CÁC SÁCH PHÚC ÂM

Từ thời ban đầu hội thánh đã chấp nhận duy nhất bốn sách là các bản độc lập và riêng lẻ. “Các Phúc Âm” khác được ghi chép và lưu hành 6, nhưng không một sách nào khác được nhận là các bản được hà hơi. Các tác phẩm của các giáo phụ cũng như các danh mục liệt kê các sách Tân Ước chỉ đề cập đến bốn sách Phúc Âm đáng tin cậy mà thôi. Trong khoảng năm 160 sau Chúa, Tatian đã sử dụng bốn sách Phúc Âm để viết lại quyển Diatessaron tức là bản hợp nhất các Phúc Âm riêng lẻ này thành một câu chuyện kể liên tục. Năm 180 sau Chúa, Irenaeus, Giám mục của thành Lyons, đặt tên cho bốn Phúc Âm và đưa ra lời nhận xét sau: “Đấng đã đến với loài người đã ban cho chúng ta bốn Phúc Âm dưới bốn khía cạnh nhưng lại được buộc chặt với nhau bởi một Thánh Linh.”

Lời bình luận của ông bày tỏ rằng hội thánh chỉ chấp nhận bốn Phúc Âm đáng tin cậy mà thôi. Ý kiến của Marcion (c.100-165) đã trình bày một trường hợp ngoại lệ đồng nhất. Ông chối bỏ Ma-thi-ơ, Mác và Giăng và chấp nhận Euanggclion đáng tin cậy duy nhất là bản dịch sách Lu-ca. Nhưng hội thánh đã chối từ lập luận của ông và cho đây là tà giáo. Bruce nhận thấy như sau: “Các tài liệu nói về phản ứng chống lại Marcion (ví dụ như phần giới thiệu chống lại Marcion về các Phúc Âm và sau đó là kinh điển Muratorian) không giới thiệu Phúc Âm bốn phần là một cái gì mới nhưng tái xác nhận uy quyền của nó để giải đáp các lời phê bình của Marcion”

Nan đề được đặt ra là tại sao có đến bốn Phúc Âm cũng không thoát khỏi sự xem xét của các giáo phụ. Irenaeus giải thích là chỉ có thể bốn Phúc Âm cũng tương tự như bốn phần tư của thế giới, bốn hướng gió, và bốn trụ cột chống đỡ cái nhà”. Chúng ta có thể cảm thấy lời biện luận của ông có vẻ tưởng tượng hơn là dùng lý trí, nhưng điều này thật quan trọng vì nó xác minh sự chấp nhận độc nhất bốn Phúc Âm trong hội thánh. Cũng như các nhà Cơ Đốc chính thống khác. Irenaeus bị quấy rầy qua việc các giáo phái tà giáo chống lại Phúc Âm này hay Phúc Âm kia để ủng hộ quan điểm của họ; lời giải đáp của ông không phải là bác bỏ các Phúc Âm nhưng phản đối cách mà những người bội đạo sử dụng nó và kiên quyết cho rằng lẽ thật sẽ được sáng tỏ khi họ đọc một cách cẩn trọng, mặc dù các hội thánh được sử dụng một cách rộng rãi quyển Diatessaron của Tatian, các nhà lãnh đạo của các hội thánh chống lại việc sử dụng này vì nó có khuynh hướng phế bỏ truyền thống của các Sứ đồ về bốn bản ghi chép riêng lẻ.

Sự kiện chúng ta có bốn bản tường thuật thuộc về kinh điển, về thân vị và công tác của Đấng Christ không thể không có ý nghĩa. Đã có nhiều sự bàn thảo về điều này. Câu chuyện nói về Chúa Jesus là đề tài duy nhất trong Tân Ước được bốn tác giả ghi chép lại.
Harrison nhận xét rằng nhiều bản tường thuật Phúc Âm phô bày: “sự hấp dẫn trọn vẹn của chủ đề”. Điều này được bày tỏ một cách rõ ràng qua lời dẫn nhập của Lu-ca trong Phúc Âm của mình (LuLc 1:1-3). Cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Jesus rất thu hút đến nỗi nhiều người cảm thấy thách thức để ghi lại điều họ đã thấy và nghe. Các Phúc Âm phản ảnh rõ nét sự hấp dẫn này.

Gộp lại bốn bản tường thuật riêng biệt về cuộc đời của Chúa Jesus trên đất nhấn mạnh đến tầm quan trọng của câu chuyện. Không ai đọc suốt Kinh Thánh lại không có ấn tượng với sự kiện là các sách này đề cập đến các kết luận cơ bản nhất trong toàn bộ Kinh Thánh. Nếu loại bỏ bốn sách này khỏi Kinh Thánh, chúng ta chỉ có những nét đại cương vắn tắt nhất về cuộc đời và công việc của Chúa chúng ta. Những câu trưng dẫn ít ỏi này trong các thư tín sẽ làm cho vấn đề ở trong tình trạng mập mờ và khó hiểu.

Với sự tách biệt và không hoàn toàn hỗ tương này cùng với sự nhấn mạnh riêng của bốn Phúc Âm theo một lối đơn nhất “là vây bọc thế giới và ôm lấy các chủng tộc” các Phúc Âm hoàn toàn đáp ứng những nhu cầu của những loại người khác nhau. Mặc dù cùng trình bày Chúa và cứu Chúa, các tác giả đều mô tả Ngài trong một cung cách thích hợp trong sự lôi cuốn các độc giả đặc biệt.

Phúc Âm Ma-thi-ơ rất hấp dẫn đối với người Do Thái. Nó nêu lên một cách sống động về bằng chứng của Chúa Jesus người Na-xa-rét, thuộc dòng Đa-vít là Đấng Mê-si đã hứa trong Cựu Ước, là vị Vua mà người Do Thái đang mong đợi. Phúc Âm đầu tiên này giúp củng cố đức tin của Cơ Đốc nhân Do Thái và đưa đến một sứ điệp thuyết phục mạnh mẽ cho dân Do Thái.

Phúc Âm Mác và Lu-ca rất thích hợp với khán thính giả không phải là người Do Thái. Phúc Âm Mác mô tả Chúa Jesus là một tôi tớ đầy năng quyền và không mệt mỏi đáp ứng mọi nhu cầu của con người và trung tín công bố lẽ thật của Đức Chúa Trời. Theo truyền thống, Phúc Âm này được viết ở La Mã và trước nhất dành cho thính giả ở Rô-ma. Phúc Âm này vẽ lại bức tranh sống động đời sống của Chúa Jesus Christ, có sức lôi cuốn đặc biết với tâm trí thực tế và năng nổ của người La Mã.

Phúc Âm Lu-ca đã trình bày Chúa Jesus như một con người hoàn hảo, một lời giải đáp đầy đủ cho các nhu cầu và nguyện vọng của loài người. Phúc Âm này rất thích hợp với tâm trí của người Hy Lạp vì do một bác sĩ của người Hy Lạp viết ra. Hình ảnh của Lu-ca về con người hoàn hảo là thách thức rất lớn đối với người Hy Lạp, là những người tự cho mình có nhiệm vụ để trở nên người tốt đẹp. Như vậy hình ảnh của Chúa Jesus trong sách Lu-ca được xem là câu trả lời cho người Hy Lạp theo chủ nghĩa lý tưởng đang tìm kiếm lẽ thật. Trong Chúa Jesus Christ, Đức Chúa Trời đã cung cấp một cứu Chúa vô tội giữa một dòng dõi tội lỗi luôn luôn thiếu hụt sự trọn vẹn.

Phúc Âm thứ tư là Phúc Âm dành cho tấm lòng có đức tin. Nó đưa ra hình ảnh rõ nét về Chúa Jesus là con của Đức Chúa Trời nhập thể. Đây là hình ảnh quí giá của mọi người có đức tin, dù là Do Thái hay ngoại bang. Đây là Phúc Âm dành cho cả loài người vì nó giới thiệu ân sủng của Đức Chúa Trời dành cho mọi người được mặc khải trong lời nhục hóa. Nó lôi cuốn mọi người khắp mọi nơi tiếp nhận món quà sự sống đời đời trong Chúa Jesus Christ.

Sự kiện mà mỗi Phúc Âm trước nhất hướng về một nhóm độc giả không có ý nghĩa là sứ điệp của nó chỉ dành cho những người ấy thôi đâu. Đấng Christ đã đến và đáp ứng còn vượt hơn các lý tưởng cao quý nhất của mỗi một giai cấp. Mọi điều tốt đẹp nhất và cao cả nhất của họ đều tìm thấy trong Ngài; Ngài là giải đáp cho mọi nhu cầu, mọi lòng đói khát. Các hệ tư tưởng của người Do Thái, người La Mã, và Hy Lạp tiêu biểu cho các dòng tư tưởng đang hoạt động trong thế giới của chúng ta ngày nay và mọi tầng lớp đó đều cần đến ân điển của Chúa Jesus Christ. Bốn Phúc Âm này cung ứng một sứ điệp thích ứng cho mọi người.

Bốn bức tranh của Chúa Jesus được trình bày trong bốn Phúc Âm được đưa ra đầy đủ về thân vị và chức vụ độc nhất của Ngài. Mỗi một Phúc Âm đã nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau khi giới thiệu về Chúa Jesus. Chúa lần lược được chứng minh là Đấng Mê-si làm vua, tôi tớ của Chúa, con người và con của Đức Chúa Trời. Bốn sự nhấn mạnh này đã đem lại sự mô tả đầy đủ về một thân vị tuyệt vời là bản chất của Cơ Đốc giáo: “cao cả và khiêm nhường; thuộc về con người và thuộc về trời. Baxter đã tóm tắt “đặc điểm bốn phần” này như sau:

Ma-thi-ơ
Mác
Lu-ca 
Giăng

Những sự mô tả khác nhau về những trọng yếu của mỗi Phúc Âm đã được trình bày. Nhưng hiển nhiên mỗi một Phúc Âm đóng góp phần riêng của nó để hướng về một bức tranh đầy đủ mô tả thân vị của Đấng Christ. “Là những bức tranh về Chúa Jesus, Mác có thể được gọi là một tập hợp các bức ảnh về Chúa Jesus đang làm việc, Ma-thi-ơ là bức ảnh quan trọng về phim trường Kinh Thánh; Lu-ca là bức ảnh di động của Chúa Jesus khi đi lại giữa loài người còn Giăng là bức hình chụp quang tuyến X cá tính của Ngài.” Bức tranh hỗn hợp cho thấy “một khuôn mặt và sự tưởng tưởng của con người không thể tạo nên được”. Và khi thấy khuôn mặt ấy, cách sách phác họa điều này được xem như một sự mặc khải thần tượng.

BẢN CHẤT CỦA PHÚC ÂM

Bốn Phúc Âm chúng ta có trong một thể thức văn chương riêng biệt. Klijn quả quyết rằng: ” Các sách ấy không thể nào so sánh với bất cứ thể loại văn chương nào trong thế giới Hy Lạp” Mặc dù các Phúc Âm thuật lại câu chuyện của một người trong người trong lịch sử, nhưng không có tiểu sử theo một ý nghĩa hiện đại của từ ngữ này. Các Phúc Âm đã không đã không có một sự ghi chép quân bình về đời sống của Chúa Jesus người Na-xa-rét nhưng lại tập trung đến những biến cố liên quan đến sư chết và sự sống lại của Ngài (Mat Mt 1:18, 2:23; LuLc 1:5, 2:39) và chỉ có một Phúc Âm ghi chép lại một biến cố đặc biệt trong những ngày thơ ấu của Ngài (2:41-45). Họ đã bỏ qua ba mươi năm của đời sống Chúa Jesus trong bóng tối. Người ta cho rằng chức vụ của Chúa Jesus kéo dài ba năm rưỡi nhưng các biến cố đặc biệt đã được ghi chép lại một cách cụ thể xảy ra khoảng năm mươi ngày khác nhau. Chỉ có tuần lễ cuối cùng cuộc đời của Ngài được kể lại tương đối đầy đủ. Rõ ràng là những người viết Phúc Âm không có ý định kể lại tất cả các sự kiện lịch sử có thể biết được về Chúa Jesus (so sánh GiGa 20:30, 21:25). Không có lý do nào xác đáng để cho rằng tác giả không biết được một biến cố nào đó vì ông ta không đưa vào bản tường thuật của mình. Bản tường thuật các Phúc Âm tương đối ít chú tâm đến các bối cảnh lịch sử đồng thời bên ngoài hoàn cảnh chung quanh của Chúa Jesus. Họ không mô tả hình thức bên ngoài của Ngài thí dụ như quần áo của Ngài. Họ cũng nổ lực mô tả các tư tưởng bề trong của Ngài, những tranh chiến hoặc sự phát huy tư cách của Ngài. Họ cũng không đề cập đến những ảnh hưởng khác nhau tác động trên những năm hình thành tính cách của Ngài lúc còn nhỏ hoặc phản ứng của Ngài đối với những ảnh hưởng đó. Dĩ nhiên các sách Phúc Âm không được liệt kê vào các tiểu sử theo một ý nghĩa hiện đại của từ ngữ này.

Tuy nhiên, Neill phản đối với những khẳng định thông thường cho rằng các Phúc Âm không phải là phần tiểu sử. Ông nhận thức rằng đây không phải là phần tiểu sử có tính cách tâm lý, nhưng vẫn khăng khăng rằng chúng có tính cách tiểu sử trong bản chất. Ông nhận xét một cách thẳng thắn rằng: “Nếu mục đích của bài tiểu sử là đưa ra một ấn tượng sống, cô đọng về người nào đó đã thực tế sống thì khó có thể xếp các Phúc Âm về thể loại nào khác. Đây là điều cần sửa chữa trong các nổ lực gần đây để thu hẹp lại phương diện tiểu sử của các sách Phúc Âm. Trong khi qua các sách Phúc Âm này không thể xây dựng một tiểu sử đầy đủ, nó trình bày thông tin có tính cách lược sử về Chúa Jesus trong lịch sử.

Kummel nhận xét rằng các Phúc Âm của chúng ta không thuộc vào “loại chuyện kể đầy phép lạ trong văn hóa chuyện cổ Hy Lạp, những việc lớn làm phép lạ ngày xưa được tôn cao. Các phép lạ của Chúa Jesus là một phần chủ yếu của câu chuyện liên quan đến Ngài nhưng phép lạ này không phải là mối lưu tâm chính của người viết. Các Phúc Âm không có chủ đích ghi nhớ một người làm phép lạ. Các phép lạ được đưa vào đề cho ta hình ảnh thực về con người của Chúa Jesus Christ.

Justin Martyr nhắc đến các Phúc Âm như là “các hồi ký” của các Sứ đồ. Nhưng những hồi ký này không có chủ tâm đơn giản là lưu trữ các kỷ niệm về sự dạy dỗ của Chúa Jesus. Những người viết Phúc Âm đã nhớ và ghi lại các lời dạy dỗ của Chúa Jesus, vì họ hiểu được tầm quan trọng lâu dài cho hội thánh trong việc giúp thêm sự hiểu biết bản chất của Chúa hằng sống.

Các Phúc Âm là kết quả công tác truyền giáo của hội thánh Cơ Đốc. Chúng được viết ra để công bố tin mừng của sự cứu chuộc trong Chúa Jesus Christ. Sự quan tâm chủ yếu của những người viết Phúc Âm là thức tỉnh và tăng cường thêm đức tin trong Đấng Christ hằng sống mà họ đã biết một cách cá nhân qua một kinh nghiệm biến đổi. Họ ao ước giới thiệu thực tế về cứu Chúa của họ để người khác cũng đi đến chỗ nhận biết Ngài.

Các bản tường thuật về những lời dạy dỗ sâu sắc của Ngài và những công tác đầy quyền năng là điều cần thiết để đưa ra một bức tranh thực mô tả tư cách của Ngài.

Tuy nhiên, điều quan trọng chính không phải là những việc lành, nhưng trong tính đồng nhất của Ngài như con của Đức Chúa Trời nhập thể. Sự hiểu biết về công tác cứu chuộc của Ngài đòi hỏi rằng các sự việc nói lên sự thương khó và sự phục sinh của Ngài phải được nêu lên một cách rất chi tiết vì nó minh chứng Ngài có tư cách như thế nào và tại sao Ngài phải chết. Nó nêu lên tầm quan trọng trong lời công bố về Ngài là Chúa và Cứu Chúa phục sinh. Điểm mấu chốt của Cơ Đốc giáo nằm ở mối quan hệ cá nhân với thân vị hằng sống này.
Những người viết Phúc Âm không cố tạo ra một hình thức văn chương riêng biệt. Trong nổ lực nêu lên câu chuyện thực tế liên quan đến Chúa đã được vinh hiển họ đã dùng các sự kiện lịch sử và tiểu sử nhưng không quan tâm gì đến các thể loại văn học truyền thống. Họ là những người được Đấng Christ chiếm hữu kiên quyết dẫn dắt người khác vào trong một kinh nghiệm như mình.

Các Phúc Âm được viết với chức năng tạo ra sự nhận biết mình là tội lỗi trong công tác của hội thánh đối với thế giới phi Cơ Đốc. Các câu hỏi liên quan đến thân vị và công tác của Chúa Jesus dấy lên trong tâm trí của những người nghe công bố Phúc Âm bằng miệng. Những câu hỏi ấy được giải đáp trong các bản tường thuật đầy uy quyền này. Những ai đọc Phúc Âm khám phá ra những giải đáp cho các câu hỏi của họ và cũng kinh nghiệm được sự thức tỉnh của đức tin trong Đấng được nêu trong các Phúc Âm ấy. Chức năng giải thích Tin mừng này của bốn Phúc Âm được nêu rõ trong Giang 20:30-31.

Hiển nhiên các Phúc Âm cũng được dùng để dạy dỗ bằng cách hỏi đáp trong hội thánh. Mặc dù không thể loại bỏ hẳn sự dạy dỗ các người tân tòng bằng miệng, hội thánh đã sớm biết sử dụng các Phúc Âm như tài liệu có thẩm quyền. Các Phúc Âm được dùng để mở rộng sự hiểu biết của những người tân tòng liên quan đến cứu Chúa của họ và giúp cho họ biết chắc cách cá nhân đức tin mà họ đã nhận lãnh. Nhiệm vụ này được đề cập đến trong Luca 1:4

NGÔN NGỮ GỐC CỦA CÁC PHÚC ÂM

Trong nhiều thế kỷ qua, có một quan niệm phổ thông là nguyên thủy các Phúc Âm được viết bằng Hi văn. Quan niệm này ngày nay đã bị phủ nhận. Ngày nay nhiều người cho rằng các Phúc Âm được viết bằng tiếng Aram và sau đó được phiên dịch ra tiếng Hy lạp. C. C. Torrey là người ủng hộ quan trọng nhất trong quan điểm này. Torrey nêu lên các thành ngữ Xê-mít (Semitic) và câu nói được tìm thấy trong các Phúc Âm, là một thành ngữ quen thuộc và một vài đoạn trong các Phúc Âm (khoảng 250 thành ngữ) mà ông cho là dịch sai và đề nghị điều chỉnh theo nguyên bản Aram. Quan điểm của Torrey nhận được sự ủng hộ của nhiều độc giả nhưng cũng có nhiều người hết sức đối kháng.

Quan điểm này có giá trị như một sự nhắc nhở rằng Phúc Âm tức là bản tường thuật về sự dạy dỗ của Chúa bắt nguồn từ bối cảnh Aram. Sự sử dụng một vài chữ hay cụm từ Aram trong phần tường thuật những lời dạy dỗ của Chúa Jesus nhắc chúng ta rằng Ngài có thói quen rao giảng bằng tiếng Aram cho quần chúng Do Thái. Chắc hẳn Chúa Jesus cũng hiểu tiếng Hy Lạp và đôi khi dùng nó làm phương tiện truyền đạt sự dạy dỗ của Ngài. Những khám phá gần đây về những lời nhắc trên cái bình của Giu-đê minh chứng rằng các cư dân ở Palestine vào thế kỷ đầu tiên đã sử dụng ba thứ tiếng là Hê-bơ-rơ, Aram và Hy Lạp. Qua bằng chứng này, Gundry cho rằng: “Chúa Jesus người Ga-li-lê cùng các Sứ đồ rất dễ nhận thấy họ không phải là người Ga-li-lê thuần nhưng thường sử dụng ngôn ngữ Hy Lạp với tiếng Xê-mít.

Với sự rao giảng Phúc Âm đầu tiên bằng ngôn ngữ Aram, người ta mong nhìn thấy những màu sắc và những hương vị của Aram. Nhưng Gundry vẫn giữ ý kiến của mình là không có lý do nào xác đáng để cho rằng nhiều phần Phúc Âm truyền thống không trình bày bối cảnh Aram này là không xác thực. Sự phỏng đoán này không được chứng minh trong quan điểm của môi trường ngôn ngữ ở Palestine vào thế kỷ thứ nhất. Thay vì để lại dấu ấn là không xác thực vì nó có vẻ rất Hy Lạp, “nhiều câu nói tôn cao Chúa trong bản văn Hy Lạp ngày nay. Các Phúc Âm có thể gần với ipsissima verba của Chúa Jesus hơn là điều đã được phỏng đoán.”
Nghiên cứu bối cảnh Aram trong sứ điệp của Chúa Jesus giúp cho chúng ta có một sự hiểu biết đầy đủ hơn về sự dạy dỗ của Ngài. Nhưng để nhận ra các bối cảnh Aram không phải là chứng minh các Phúc Âm nguyên thủy được viết bằng tiếng Aram. Quan điểm của Torrey đã không được chấp nhận một cách rộng rãi. Những biện hộ này đã không làm sáng tỏ quan điểm của nó và ngày nay các học giả thường cảm thấy rằng các quan điểm này hoàn toàn bị bác bỏ.

Không có một bằng chứng khách quan nào về sự hiện diện của các Phúc Âm bằng ngôn ngữ Aram. Lời tuyên bố rằng các Phúc Âm đã một lần hiện hữu nhưng sau đó đã bị thất lạc hay thiêu hủy chỉ là giả thuyết xuất phát từ lập luận Aram. Người ta không biết đến bất cứ bản thảo nào như thế. Sau đó nếu có nhu cầu người ta dịch ra ngôn ngữ Aram hay Siry từ bản Hi văn. Vào năm 1933 George M. Lamsa xuất bản bốn Phúc Âm qua đó ông khẳng định đây là bản dịch từ các Phúc Âm bằng ngôn ngữ gốc Aram. Lamsa đã đứng một mình giữa các nhà nghiên cứu Tân Ước khi tuyên bố điều này. Fieson đã diễn đạt phản ứng rất phổ biến là “sự khẳng định ấy hoàn toàn vô căn cứ”. Ông đã cho biết Lamsa “đã chuyển ngữ bản Peshitta, một bản duyệt lại của bản dịch Phúc Âm bằng ngôn ngữ Sy-ri vào thế kỷ thứ 5.” Bản dịch này trước đó đã được dịch từ tiếng Hy Lạp và kết luận rằng: “nổ lực của Lamsa trong việc đào ngược mối quan hệ giữa hai bảng này là điều đáng tiếc vì đây là công tác thật vô ích.” Đối trường hợp học thuyết Aram dựa trên “bản dịch sai” trong các Phúc Âm bằng ngôn ngữ Hy Lạp chưa thuyết phục được ai cả. Học thuyết này đã trở nên mờ nhạt qua sự kiện là các học giả chấp nhận nó không thể hòa hợp với các phân đoạn mà “các bản dịch sai” này đề cập đến. Các phân đoạn này có khuynh hướng xác nhận các bản dịch sai, không giải quyết bất cứ khó khăn nào hoặc các khó khăn này có thể được giải thích tốt hơn theo nhiều cách khác. Sự việc mà bản Hy Lạp có thể đặt ra một khó khăn không chứng minh rằng sự khó khăn này không phải vì dịch sai với nguyên bản Aram. Và như Harrison nhận xét rằng: “Ngay cả việc chấp nhận khả năng dịch sai đi nữa, cũng thật khó để phỏng đoán rằng nó đã không được xem xét lại và điều chỉnh để trở nên Phúc Âm bằng ngôn ngữ Hy Lạp truyền thống.” Học thuyết này quá chủ quan trong nổ lực của nó để xác nhận nguyên bản Aram. Vì chưa có tài liệu Aram đương thời nào nên không có một căn bản khách quan để chứng minh rằng nguyên bản Aram đến sau các bản Hy Lạp. Việc ủng hộ cho quan điểm này phải có thời gian chuyên sâu vào các ngôn ngữ Xê-mít khác để xây dựng một bằng chứng cho các bản dịch sai đã được khẳng định ấy.

Thật khó để hiểu được tại sao bốn Phúc Âm có nguồn gốc là tiếng Aram. Có những tín hữu người Do Thái nói tiếng Hy Lạp tại hội thánh Giê-ru-sa-lem (Cong Cv 6:1,9:29). Những tín hữu Hy Lạp hóa gia nhập các hội thánh bên ngoài vùng Palestine. (8:5, 11:19-20) và họ cần các bản tường thuật Phúc Âm bằng tiếng Hy Lạp hơn là bằng ngôn ngữ Aram. Vào lúc các Phúc Âm được ghi chép có nhiều tín hữu Hy Lạp và đối với họ tiếng Aram rất khó hiểu. Công tác ra đi truyền giáo ở các nơi xa xôi của hội thánh không thể dùng các Phúc Âm bằng ngôn ngữ Aram được.

Quan điểm cho rằng các tài liệu ngắn bằng ngôn ngữ Aram được đi vào sau phần Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp hoặc ít nhất là một vài phần nào đó thì hoàn toàn chính xác. Eusebius cho rằng Ma-thi-ơ đã viết lại bản Logia của mình bằng ngôn ngữ Hebơrơ (tiếng Aram). Nhưng giữa bản Logia với Phúc Âm đầu tiên chúng không có sự đồng nhất nào. Dù gì đi nữa Phúc Âm của chúng ta có các dấu vết gốc Aram trong sứ điệp của nó nhưng đây không phải là điều đáng để nghi vấn. Khi chấp nhận một nguồn Aram nào sau các Phúc Âm của chúng ta, Black nhận xét như sau: “Dù cho nguồn ấy được truyền khẩu hay ghi chép thì vẫn không có bằng chứng nào để quyết định cả.” Nhưng quan điểm của Torrey cho rằng bản gốc của Phúc Âm có được viết bằng ngôn ngữ Aram và sau đó được dịch ra ngôn ngữ Hy Lạp là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

THỨ TỰ CỦA CÁC PHÚC ÂM

Các Phúc Âm xuất hiện một cách độc lập là các bản ghi chép lại sứ điệp Phúc Âm. Khi chúng được tập hợp lại hầu hình thành một nhóm riêng biệt giữa vòng các tác phẩm được hội thánh xem là những bản có thẩm quyền và được hà hơi. Không có một truyền thống giống nhau liên quan đến một thứ tự mà chúng được sắp xếp. Trật tự sắp xếp trong Kinh Thánh Anh ngữ xuất xứ từ bản Kinh điển Muratorian, một bản danh sách các sách Tân Ước hình như đại diện cho các quan điểm của hội thánh Rô-ma trong khoảng 200 năm sau Chúa. Thứ tự này xuất hiện trong Irenaeus, Origen, và Eusebius. Thứ tự này cũng được chứng thực qua bản thảo Vaticamus và Si-naiticus cũng như đa số các bản thảo và bản dịch bằng tiếng Hy Lạp sau này. Trật tự này được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Về một mặt bản thảo chữ viết hoa bằng tiếng Hy Lạp D và W và một vài bản thảo La Tinh cổ có thứ tự Ma-thi-ơ, Giăng, Lu-ca và Mác. Trật tự này hình như có khuynh hướng đặt các Phúc Âm được viết bởi các Sứ đồ lên trước và sau đó là các Phúc Âm được viết bởi những người gần gũi với các Sứ đồ. Hiếm có sự thay đổi khác với cả hai trật tự này xảy ra.

VIỆC PHÂN NHÓM CỦA CÁC PHÚC ÂM

Mỗi một Phúc Âm có đặc tính riêng biệt của nó. Tuy nhiên, dù có những khác biệt rõ nét, Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca có nhiều điểm chung và hợp lại thành một nhóm để phân biệt với Phúc Âm thứ tư. Nội dung của ba Phúc Âm đầu tiên chạy song song với nhau.

Cả ba đều dùng cùng một đại cương lịch sử khi kể lại câu chuyện của Chúa Jesus Christ. Họ tiết lộ về những tương đồng rõ nét về nội dung, sự sắp xếp và cách nói, cách viết. Vì lý do này chúng thường được gọi là “các Phúc Âm đồng quan” có nghĩa là họ “cùng thấy” hoặc trình bày một quan điểm chung. họ được như những người cùng hội cùng thuyền.

Về mặt khác, Phúc Âm thứ tư được ví như con chim ưng bay một mình. Sau khi đọc bản toát yếu, một đọc giả có tinh thần kỷ luật không thể nào không có ấn tượng tốt qua sự tiếp xúc đặc biệt và nội dung của Phúc Âm thứ tư. Đây là một Phúc Âm chạm đến lòng người.
Môt vài khác biệt khác rõ rệt có thể được tóm tắt:

1. Các khu vực mà Chúa đã thi hành chức vụ trong bản toát yếu, cho đến tuần lễ thụ hình, chức vụ Chúa thi hành trong và xung quanh miền Ga-li-lê, trong Phúc Âm Giăng chủ yếu là ở tại Giu-đe. Bản Phúc Âm đồng quan bắt đầu ghi chép về chức vụ của Chúa Jesus ở tại Ga-li-lê sau khi Giăng Báptít bị bỏ tù; Giăng đã tường thuật chức vụ đó của Chúa Jesus ở tại Giu-đê và Sa-ma-ri. Giăng nói rất ít (chương 6) về chức vụ vĩ đại của Ngài đối người Ga-li-lê được trình bày rất rõ trong bản Phúc Âm đồng quan, nhưng trong Phúc Âm đồng quan không đề cập đến chức vụ của Chúa tại Giu-đê.

2. Thời gian thi hành chức vụ: các Phúc Âm đồng quan không đề cập rõ ràng về lễ vượt qua, hoặc các kỳ lễ hàng năm khác của người Do Thái trừ ra tuần lễ thụ hành (tuần lễ trước lễ phục sinh); Dường như người ta gom toàn thể chức vụ của Ngài vào một khoảng thời gian chưa đến một năm.* Mặt khác Phúc Âm thứ tư đề cập đến hai, có lẽ ba lễ vượt qua (nếu kỳ lễ trang chương Giang 5:1 là lễ vượt qua) Trước lễ vượt qua cuối cùng, điều này giúp chúng ta sáng tỏ rằng chức vụ của Chúa kéo dài nhiều năm.

3. Các biến cố đã được thuật lại: Phúc Âm thứ tư chỉ nêu hai biến cố xảy ra trước tuần lễ thụ hình liên quan đến các sách Phúc Âm đồng quan (là nuôi dưỡng năm ngàn người và đi bộ trên mặt biển) Phúc Âm thứ tư chỉ có hai biến cố bắt đầu tuần lễ thụ hình hợp với các sách Phúc Âm đồng quan (mang dầu xức cho Chúa ở làng Bê-tha-ni và đi vào thành Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn) trước khung cảnh trên phòng cao vào tối thứ năm. Phần còn lại của Phúc Âm thứ tư đã khai triển rộng ra. Giăng có đặc điểm là bỏ qua các biến cố đã nêu một cách rõ ràng trong các Phúc Âm đồng quan, thế vào đó ông trình bày các biến cố khác mà các Phúc Âm đồng quan đã bỏ qua.

4. Các sứ điệp của Chúa Jesus: lời dạy dỗ của Chúa Jesus đề cập trong Phúc Âm khác có những dị biệt khác thường với những sự dạy dỗ trong các Phúc Âm đồng quan.

Trong các Phúc Âm đồng quan có rất nhiều ẩn dụ nêu lên đặc điểm lời dạy dỗ của Chúa Jesus Phúc Âm thứ tư không chứa đựng một ẩn dụ nào có thể so sánh được nhưng có các dụ ngôn mở rộng như: người chăn hiền lành, cây nho và nhánh nho (chữ “ví dụ” trong 106 có nghĩa là châm ngôn hay những lời nói hoa mỹ, chứ không phải chữ ví dụ được dịch trong các Phúc Âm tóm tắt). Sự nhận biết phổ thông là các câu chuyện của Giăng có một ý nghĩa tượng trưng nhưng không có một lý do xác đáng để xem chúng như các ẩn dụ giống với các Phúc Âm đồng quan. Giăng đã trình bày các câu chuyện của mình như các biến cố lịch sử thực tế.

Trong Phúc Âm Giăng, lời của Chúa Jesus thường kèm theo các dấu lạ để giải thích và áp dụng ý nghĩa của nó. Có những lúc lời trình bày của Ngài là sự tranh cãi đối với các lãnh tụ Do Thái giáo. Trong các Phúc Âm đồng quan, lời dạy của Chúa Jesus có tính cách tâm lý và thực tế; đây là những sứ điệp công khai hướng về người Ga-li-lê tầm thường. Trong Phúc Âm Giăng thường hay có những lời biện luận với các lãnh tụ thông thái ở Giê-ru-sa-lem. Trong Phúc Âm thứ tư các sứ điệp có tính cách mô phạm là những lời mặc khải về thân vị của Christ; câu nói nổi tiếng “Ta là” chỉ xuất hiện trong Phúc Âm này.

Một mặt có sự dị biệt giữa các Phúc Âm đồng quan, còn mặt kia là giữa các Phúc Âm đồng quan với Phúc Âm Giăng được hiểu như là sự bổ túc cho nhau hơn là mâu thuẫn nhau. Trong khi mỗi một sứ điệp chuyển đạt sứ điệp riêng biệt của nó, thì không một Phúc Âm nào đứng riêng lẻ lại có thể thể hiện được đầy đủ nếp sống nhiều khía cạnh và tư cách của Chúa Jesus Christ. Trong khi trình bày bức tranh riêng của mình về Đấng Chist, mỗi một tác giả lựa chọn điều gì thích hợp và hữu dụng nhất cho mục tiêu đặc biệt của mình. Hình ảnh được trình bày trong mỗi một Phúc Âm cho một ấn tượng về sự đầy đủ và hoàn thiện, tuy nhiên các hình ảnh khác nhau này quyện lại với nhau đưa ra một toàn thể bao quát hơn và tuyệt diệu hơn. F. W. Farrar nhận xét như sau:

“Ba nhà truyền đạt đầu tiên cho chúng ta các phương tiện khác nhau của một phong cảnh diệu kỳ. Thánh Giăng đổ trên phong cảnh ấy một cơn lũ ánh nắng thiên thượng dường như biến đổi đặc điểm của nó, mặc dù nổi bật một nét của phong cảnh ấy vẫn y nguyên.

Unknown

” Nhờ ơn lành của Chúa những cuốn sách này cho phép bạn tải về miễn phí trong phạm vi sử dụng cá nhân. Nếu bạn sao chép, tái xuất chuyển giao, ghi âm, dịch thuật hoặc sử dụng cách khác trong bất cứ cách nào thì phải được sự cho phép bằng văn bản của tác giả. Rất mong sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn để Thư viện có thêm nhiều sách. “